intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm thu hút trẻ tích cực đến lớp ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số biện pháp nhằm thu hút trẻ tích cực đến lớp ở trường mầm non" nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu xây dựng trường, lớp hạnh phúc để thu hút trẻ tích cực tới lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm thu hút trẻ tích cực đến lớp ở trường mầm non

  1. PHẦN THỨ NHẤT:ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài:“Một số biện pháp nhằm thu hút trẻ tích cực đến lớp ở trường mầm non”. 1.Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc, niềm vui của mọi gia đình, cũng là niềm tự hào của toàn xã hội. Trong bất kỳ thời đại nào, trẻ em luôn cần được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đúng đắn để phát triển một cách toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minhcủa chúng ta cũng đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Câu nói của Người từ lâu đã trở thành chân lý và luôn luôn có trong trái tim, trí óc của mỗi chúng ta. Chính vì lẽ đó, đào tạo nên một thế hệ trẻ phát triển thành những con người toàn diện là trách nhiệm của xã hội, của mỗi nhà trường. Trong đóthì giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là những người khởi đầu cho sự nghiệp trồng người. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, trong đó môi trường học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ. Đối với trẻ mầm non vấn đề trẻ hào hứng và tích cực đến trường là một trong những việc làm quan trọng nó ví như là đặt một viên gạch đầu tiên để xây một nền tảng vững chắc.Mặt khác nó còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói trẻ thích thú và tích cực đến trường sẽ tạo cho trẻ một tâm thế tự tin, vững vàng để vượt qua rào cản : Đến trường là phải xa cha mẹ, đến trường là phải tiếp xúc với người lạ, đến trường là phải học bài,...Để trẻ thấy đến lớp hàng ngày là niềm hạnh phúc đối với trẻ, trẻ được yêu thương được đảm bảo an toàn và được tôn trọng. Trẻ luôn thấy thích thú và mong mỏi được đến lớp. Vậy lớp học phải là lớp học hạnh phúc.Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnhphúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dụchoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp, lớp học hạnh phúc lànơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là mộtngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động.Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai tròđịnh hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ đượchọc những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài họcđược thông qua các trò chơi và những trải nghiệm.Để có một lớp học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị
  2. 2 nhânvăn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa côvới phụ huynh. Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết côphải là người hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đềucảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa. Và điều quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ có được những cái đó? Những người đó chính là các cô giáo, phụ huynh và bản thân trẻ. Như chúng ta đã biết với sự phát triển của xã hội, sự đổi mới của đất nước đã kéo theo mặt trái của cơ chế thị trường như: Các tệ nạn xã hội, sự suy giảm về đạo đức, một số giáo viên chưa thực sự yêu thương trẻ và chưa có sự tôn trọng trẻ. Giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu tài liệu để đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc tự làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ. Một bộ phận nhỏ giáo viên có trình độ trên chuẩn nhưng lại chưa đạt trình độ chuẩn về năng lực chuyên môn, tổ chức các hoạt động còn dập khuân máy móc, chưa phát huy được tính tích cực cũng như chưa tạo được các tình huống cho trẻ tham gia hoạt động, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế, nhận thức của phụ huynh và xã hội về bậc học mầm non chưa sâu sắc. Mặt khác, giáo viên chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho trẻ, các trò chơi dân gian dần dần bị mai một, việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Trong giao tiếp hàng ngày của người lớn đôi khi chưa thật sự tế nhị cho nên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ. Một bộ phận phụ huynh quá cưng chiều con, trẻ đòi gì được ấy hoặc đưa đón trẻ ở cổng mà không gặp giáo viên chủ nhiệm nên ảnh hưởng đến việc tuyên truyền hay thông báo về các kế hoạch của trường cũng như củalớp đề ra. Và càng khó khăn hơn nữa là năm học 2021-2022 vì dịch bệnh Covid – 19 báo động mà trẻ phải nghỉ học ở nhà trong suốt thời gian đó trẻ quen với việc ở nhà được chơi tự dovà năm học 2022-2023 trẻ lại bắt đầu quay trở lại trường học và phải thích nghi với môi trường mới. Bắt nguồn từ những tầm quan trọng và những khó khăn trên cho nên là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi để đưa ra những biện phápthu hút trẻ tích cực tới lớp. Qua thời gian các bé nghỉ học ở nhà kéo dài, tôi nhận thấy rằng trẻ chưa có tâm thế sẵn sàng đến lớp, chưa tự tin, vui vẻ và tích cực đến lớp hay đến lớp còn khóc nhè và nghỉ học nhiều... Tất cả những điều đó thôi thúc tôi chọn đề tài: “Một số biện phápnhằm thu hút trẻ tích cực tới lớp ở trường mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu xây dựng trường, lớp hạnh phúc để thu hút trẻ tích cực tới lớp.
  3. 3 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tới lớpở trường mầm non 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớpB2 trongTrường Mầm non Phú Cường, thực nghiệm trên 26 trẻ. 5. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn. - Phương pháp tham khảo tài liệu. - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp thực hành trải nghiệm. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trao đổi, trò chuyện. - Phương pháp toán thống kê. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Đề tài được thực hiện tại Trường Mầm non Phú Cường – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội. - Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề 1.1. Cơ sở lý luận
  4. 4 Trẻ có thực sự được yêu thương, được giáo dục một cách chuẩn mực khi đến trường? Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ, hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp? Làm sao để có môi trường học tập, vui chơi đủ tốt giúp trẻ phát triển toàn diện? Để trẻ thực sự thấy hạnh phúc khi đến lớp? Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là mưu cầu “Khát khao của tất cả chúng sinh”. Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ chính là trường học. Để có một lớp học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực, chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với phụ huynh. Và điều quan trọng nữa muốntrẻ hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc, kể cả các bậc phụ huynh mỗi ngày đưa con đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thật sự ý nghĩa. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc làm cho trẻ được hạnh phúc để trẻ tích cực tới lớp. Phụ huynh chưa dành nhiều thời gian cho con, phụ huynh chủ yếu là quan tâm đến việc ăn ngủ của trẻ, chưa hiểu được việc hình thành thói quen đi học đều, tích cực tới lớp để trẻ được học tập và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ cũng như tạo tiền đề thói quen đi học cho trẻ bước sang bậc tiểu học. 1.2. Cơ sở thực tiễn Qua nhiều năm được phân công chủ nhiệm lớp 4 tuổi,tôi luôn cố gắng phấn đấu, học hỏi trau dồi kiến thức cho bản thân. Đối với trẻ tôi luôn yêu thương và quan tâm đến trẻ. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi và tạo các hoạt động giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động và mong mỏi đến lớp mỗi ngày. Là giáo viên nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày để có biện pháp giáo dục phù hợp. Bản thân tôi nhận thấy một số trẻ rất thích đến lớp nhưng khi đến lớp lại sợ sệt, không tự tin, rụt rè dẫn tới đi học
  5. 5 không đều, nghỉ học nhiều. Như vậy, trẻ sẽ mất đi quyền được đến trường, quyền được học tập của trẻ.Vì vậy tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm tòi nghiên cứu để có những biện pháp làm thế nào cho trẻ cảm thấy luôn vui vẻ, tự tin và thật sự hạnh phúc khi đến lớp. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1. Thuận lợi Có sự quan tâm của ban giám hiệu về công tác chuyên môn, luôn đầu tư tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và bồi dưỡng chuyên môn qua các buổi chuyên đề do Phòng Giáo dục và Nhà trường tổ chức. Hướng dẫn làm các tranh ảnh, mô hình thể hiện được một số góc trải nghiệm cần thiết cho trẻ để trẻ được thực hành, làm quen ở mọi lúc mọi nơi. Giáo viên đứng lớp có trình độ trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và đặc biệt là có kỹ năng mềm khi xử lí các tình huống trong dạy học cũng như trong giao tiếp với phụ huynh. Môi trường rộng rãi, thoáng mát và thân thiện. Một số Phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng. 2.2. Khó khăn Đồ dùng và các nguyên liệu còn thiếu chưa đầy đủ và phong phú.Đa số phụ huynh làm nông, và sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều nên chưa chú trọng vào việc học tập của bậc học mầm non. Một số gia đình cha mẹ quá quan tâm, cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin. Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình chơi, nghịch điện thoại di động, xem ti vi nhiều như vậy các bậc phụ huynh đã vô tình biến con mình thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh dẫn đến một số trẻ bị tự kỉ. Bên cạnh đó hiện nay trẻ thích chơi hơn thích học. Mỗi khi các cháu học tinh thần uể oải, không tập trung, trong khi các cháu lại thích chơi những trò chơi hiện
  6. 6 đại như chơi game trên các phương tiện như: tivi, điện thoại…cho nên trẻ không hứng thú với việc học tập. Hơn nữa, thời gian trẻ nghỉ học ở nhà phòng chống dịch bệnh Covid năm 2021-2022 kéo dài. Trẻ thường ở nhà với ông bà, ông bà không dạy được trẻ học, có dạy cũng không bài bản và thời gian học rất ít mà trẻ chủ yếu chơi tự do là nhiều. 2.3. Khảo sát thực trạng Trước khi vào thực hiện đề tài tôi đã khảo sát và điều tra những khả năng của trẻ cho thấy kết quả như sau: (Minh chứng 1: Bảng khảo sát kết quả của trẻ đầu năm) Nhìn vào kết quả mà tôi khảo sát được tôi nhận thấy trẻ chưa mạnh dạn, tự tin, tự giác chào cô khi đến lớp, trẻ chưa thực sự hòa đồng yêu thương các bạn và cô giáo dẫn đến trẻ chưa tích cực tham gia các hoạt động. Trẻ rụt dè không thích tới lớp. Cho nên bản thân tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau nhằm thu hút trẻ tích cực tới lớp, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn và thấy hạnh phúc khi đến lớp. Từ những thuận lợi, khó khăn cùng những nguyên nhân tình hình thực trạng trên và qua quá trình giảng dạy, tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp nhằm thu hút trẻ tích cực tới lớp ở trường mầm non”nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dụctrẻ bậc học mầm non, từ đó có được niềm tin yêu của trẻ và các bậc phụ huynh. Đồng thời nâng cao năng lực của bản thân trong việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp. 3. Những biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1:Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc. 3.2. Biện pháp 2: Luôn tạo cho trẻ cảm giác yên tâm, tự tin, mạnh dạn khi đến lớp. 3.3. Biện pháp 3:Trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho bản thân để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. 3.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo thu hút trẻ tích cực tham gia. 3.5.Biện pháp 5: Rèn kĩ năng sống cho trẻ.
  7. 7 3.6.Phối kết hợp với phụ huynh. 4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp thực hiện từng phần) 4.1. Biện pháp 1:Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc Môi trường là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nên chúng tôi rất chú trọng việc xây dựng môi trường cơ sở vật chất và môi trường tinh thần nhằm mang lại một lớp học hạnh phúc cho trẻ để thu hút trẻ tích cực tới lớp. Trẻ em hôm nay hạnh phúc, thế giới ngày mai sẽ hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là lớp học mà trẻ luôn cảm thấy ở đó mình vui vẻ, được yêu thương, được tôn trọng và quan tâm dạy dỗ, chăm sóc như gia đình. Với việc tạo ấn tượng cho trẻ ngay từ buổi đầu tiên của năm học, không khí chào đón năm học mới tưng bừng phấn khởi. Các hoạt động nhằm thu hút, tạo ấn tượng cho trẻ: Cô vui vẻ đón trẻ tới trường, các tiết mục văn nghệ chào mừng năm học mới, sự quan tâm của các lãnh đạo địa phương tới các con,... ( Minh chứng 2: Hình ảnh tại buổi lễ khai giảng năm học mới 2022-2023) Với việc xây dựng môi trường cơ sở vật chất ngay từ đầu năm học chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham mưu với nhà trường trang bị bổ sung trang thiết bị, phối hợp với phụ huynh mua sắm đồ dùng đồ chơi, nguyên liệu trang trí lớp. Tuyên truyền huy động phụ huynh ủng hộ cây xanh, sách truyện, nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi,... phục vụ công tác xây dựng môi trường lớp học. Kết quả là chúng tôi đã được phụ huynh ủng hộ10 bộ truyện tranh, một số cây hoa, chậu hoa, nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi... Để tạo không khí vui vẻ khi ăn ở lớp học, các con ăn hết suất ngay từ khâu giao nhận thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ được thực hiện đúng quy trình và đảm bảo ATTP, bàn ăn luôn luôn được vệ sinh sạch sẽ, an toàn. Đến giờ ăn trẻ vui vẻ, phấn khởi, hào hứng ăn ngon miệng, ăn hết suất… (Minh chứng 3: Hình ảnh chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho trẻ) Chúng tôi tiến hành xây dựng môi trường lớp học với tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm, bố trí các góc chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 tuổi. Đồ dùng đồ chơi được sưu tầm từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, sẵn có vừa
  8. 8 gần gũi vừa tiết kiệm kinh phí, tận dụng những sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường trong lớp trẻ cảm thấy rất vui, rất thích được ngắm chính sản phẩm của mình tạo ra đúng nghĩa với việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Với tiêu chí “Lớp học hạnh phúc là lớp học được xây lên đến từ trái tim biết cho đi yêu thương và chúng ta cũng sẽ nhận lại được quả ngọt từ sự yêu thương đó” tôi luôn chú trọng tới môi trường lớp học để thu hút trẻ tích cực tới lớp. Ví dụ:Ngay từ cửa lớp, trẻ đến lớp đã nhìn thấy những hình ảnh, những thông điệp đầy ấn tượng : Hình ảnh bắt tay, ôm hôn thật tình cảm, hình ảnh đập tay đầy năng lượng, hình ảnh đá chân, nhảy múa rất vui vẻ và hào hứng,... (Minh chứng 4: Hình ảnh cô đón trẻ vào lớp) Khi trẻ vào lớp trẻ sẽ choáng ngợp với các góc chơi được cô giáo thiết kế và trang trí thu hút trẻ bước vào ngôi nhà chung đầy thích thú. Ví dụ:Các góc chơi trong lớp học được trang trí và trưng bày hợp lý bắt mắt trẻ, đồ dùng đồ chơi đa dạng phong phú tạo cho trẻ dễ lấy và sử dụng linh hoạt.Thỉnh thỏang tôi đổi chỗ và thay đổi đồ dùng, đồ chơi để trẻ không thấy nhàm chán mỗi khi chơi. (Minh chứng 5 : Hình ảnh các góc chơi được bố trí hợp lý) Các sản phẩm của trẻ được trưng bày đó là một sự khích lệ đối với trẻ, động viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Tạo cho trẻ cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô gắn bó với ngôi nhà chung.
  9. 9 (Minh chứng 6: Hình ảnh trưng bày sản phẩm của trẻ) Như các bậc phụ huynh cũng biết, đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là được chơi và được khám phá qua hình thức trực quan “Học bằng chơi, chơi mà học” tạo cho trẻ dễ hình dung và thích thú hoạt động.Nếu như không có môi trường lớp học và các hình ảnh trực quan trẻ mầm non sẽ khó hình dung ra vấn đề mình muốn truyền tải tới dẫn đến trẻ sẽ chán nản và không thích thú với việc học và trẻ sẽ không thích tới lớp. Để khắc phục tình trạng này tôi luônchú trọng tới việc tạo môi trường lớp học hạnh phúc nhằm thu hút trẻ tích cực tới lớp. Ngoài môi trường trong lớp thì môi trường ngoài lớp cũng rất quan trọng nhằm thu hút trẻ tích cực tới lớp. Những thiết bị chơi ngoài trời giúp trẻ được tự do vui chơi cùng bạn thỏa thích sau những bài học khuân khổ ở trong lớp . Qua đó trẻ cũng được khám phá về môi trường xung quanh. (Mính chứng 7: Trang thiết bị ngoài trời) *Kết luận:Khi cô giáo tạo môi trường lớp học hạnh phúc sẽ kích thích trẻ hứng thú trong việc tới lớp để được học và phám phá, trẻ cảm thấy tự tin hứng thú và mong chờ mỗi ngày đến lớp. 4.2. Biện pháp 2:Tạo cảm giác yên tâm, tự tin, mạnh dạn khi đến lớp Cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, muốn giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện thì cô giáo là người đóng vai trò hết sức quan trọng, cô luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo.
  10. 10 Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi của cô được trẻ lưu tâm nhất. Vì vậy cô luôn luôn chuẩn mực trong giao tiếp với người lớn, với đồng nghiệp. Đối với trẻ, tuyệt đối không la mắng, quát nạt trẻ làm trẻ phải sợ hãi, xưng hô dịu dàng bằng cô và con, tạo cho trẻ cảm giác an toàn , tin tưởng ở cô. Bên cạnh đó tôi luôn đối xử công bằng với trẻ, đặc biệt tôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ, trẻ hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, nói trọn câu để trẻ học tập. Trẻ ở lứa tuổi này luôn tin tưởng ở cô, xem cô như là thần tượng, mọi việc nhất nhất phải theo cô. Chính vì vậy, nên khi hứa điều gì với trẻ là tôi thực hiện đúng lời hứa, không làm cho trẻ mất lòng tin.Ngược lại nếu trẻ có hành vi sai trái hoặc lời nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý, động viên trẻ biết nhận lỗi và sửa sai, tránh sai phạm lần sau. Cô giáo đóng vai trò hết sức quan trọng, theo tôi muốn giáo dục có hiệu quả thì cô phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ chuẩn mực phù hợp với từng đối tượng khi sử dụng lời chào và làm gương cho trẻ noi theo. Để giáo dục lễ giáo đạt hiệu quả thì việc chào hỏi phải thực hiện thường xuyên tạo ra một thói quen trong kỹ năng sống hằng ngày của trẻ. Là người giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi thường xuyên làm gương và vận dụng dạy trẻ thể hiện ngôn ngữ khi chào hỏi trong mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: Giờ đón trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô. Tôi luôn chủ động chào trẻ trước. Lúc đầu trẻ mới đi học tôi phải thường xuyên nhắc nhở các cháu khi tới lớp phải biết khoanh tay chào cô, chào bố mẹ và các bạn... khi bố mẹ đón về nhà thì trẻ cũng biết khoanh tay chào ông bà và mọi người xung quanh. Ngày nào tôi cũng nhắc trẻ như vậy và tôi đã hình thành cho trẻ được thói quen biết chào hỏi và lễ phép đối với mọi người. Không chỉ khi tới lớp và ra về trẻ biết chào hỏi mọi người, mà mỗi khi có BGH tới thăm lớp hay các cô đến chơi với lớp mình thì trẻ cũng biết khoanh tay chào các cô.Khi trẻ đến lớp mỗi ngày được chào đón với niềm ân cần của cô và sự chan hòa vui vẻ của các bạn với nhiều hình thức khác nhau sẽ khiến trẻ cảm thấy thật gần gũi và ấm áp… Trẻ sẽ thấy tự tin, mạnh dạn hơn, sẽ giúp trẻ có một tâm thế vững vàng khi đến lớp. Hàng ngày trẻ đến lớp luôn nhận được những lời động viên tích cực từ cô giáo trẻ sẽ cảm thấy tự tin mạnh dạn khi đến lớp. Cô luôn động viên trẻ bằng những
  11. 11 lời động viên khiến trẻ sẽ hi vọng, quyết tâm và tự tin hơn như: “Cô nghĩ nhất định con sẽ làm được”, “Lần sau con sẽ làm tốt hơn”,...Khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi, trẻ được lựa chọn góc chơi, khu vực chơi, được lựa chọn đồ chơi, trẻ được lựa chọn vai chơi. Trẻ được đưa ra những quyết định trong quá trình chơi đôi khi trẻ được thay đổi luật chơi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế diễn ra trong khi chơi. Ví dụ:Trong hoạt động “Bật qua vật cản” trẻ không tự tin, sợ không dám bật qua vật cản cô động viên trẻ bằng câu nói “Cô tin là con sẽ làm được”. Nếu trẻ bật qua vật cản còn chưa có kỹ năng hay còn làm đổ vật cản cô lại động viên trẻ “Lần sau con sẽ làm tốt hơn”. Bằng những lời động viên như vây nhất định trẻ sẽ cố gắng, tự tin để hoàn thành bài tập. (Minh chứng 8: Trẻ tự tin bật qua vật cản) Ví dụ:Trong giờ hoạt động góc trẻ được lựa chọn góc chơi và vai chơi. Khi trẻ chơi đóng vai cô nhân viên bán hàng, ngoài phát triển ngôn ngữ giao tiếp qua mời khách mua hàng trẻ còn được đưa ra những quyết định trong quá trình chơi: Đưa ra giá bán, được quyết định bán hay không bán mặt hàng với số tiền mà khách trả,...Trẻ được chơi hàng ngày, thường xuyên với nhiều loại mặt hàng(Đồ chơi thay thế) sẽ hình thành kỹ năng bán hàng tốt. Ngoài chơi ở góc bán hàng trẻ được đóng vai cô bán hàng thì ngoài sân hoặc bất kỳ chỗ nào khi có bạn chơi và đồ dùng bán hàng với kỹ năng mà cô giáo đã hình thành cho trẻ trẻ cũng có thể tự tin đóng vai cô bán hàng. (Minh chứng 9: Hình ảnh trẻ tự tin giao tiếp khi bán hàng) *Trẻ được tôn trọng Ngoài những tiêu chí trên thì tôn trọng trẻ là một tiêu chí không thể thiếu trong một lớp học mà trẻ muốn đến hàng ngày. Khi muốn thể hiện sự tôn trọng, bạn cần đặt bản thân vào vị trí của người khác và cư xử sao cho họ thấy được sự quan tâm của bạn. Thể hiện sự quan tâm tức là tôn trọng quan điểm, thời gian và không gian của người khác. Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc.Bởi dù ở lứa tuổi nào, trẻ cũng có những hỉ nộ ái ố như người lớn. Không
  12. 12 nênnghĩ rằng đi học là một ưu đãi và các em phải tự bằng lòng với điều mà mìnhnhận được. Khi lắng nghe người khác bằng sự đồng cảm sẽ tạo cho người bên cạnh cảm thấy được tôn trọng và yêu thương, từ đó trẻ cũng sẽ nhận được những điều tương tự. (Minh chứng10: Cô và trẻ cùng trò chuyện gần gũi và thân mật) *Sẵn sàng nói lời xin lỗi Khi mắc lỗi mà sẵn sàng nói ra lời xin lỗi thì sẽ nhẹ lòng đối với bản thân và tạo cảm giác tôn trọng cho người khác.Cô dạy trẻ biết nói lời xin lỗi khi làm điều sai hoặc có lỗi với người khác, trẻ biết động viên bạn khi bạn buồn. Ngoài ra cô cũng phải nói lời xin lỗi trẻ chứ không phải chỉ có trẻ nói lời xin lỗi cô giáo. (Minh chứng 11:Trẻ nói lời xin lỗi bạn khi làm bạn buồn) *Trẻ được đảm bảo an toàn Tôi thường xuyên kiểm tra đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học xem có an toàn với trẻ không, bày trí đồ dùng lớp học luôn luôn đảm bảo an toàn cho trẻ. Trường học trang bị bình xịt chữa cháy, giáo viên được đi tập huấn lớp kỹ năng phòng cháy chữa cháy, tai nạn thương tích cho trẻ. Đảm bảo an toàn về thể chất đi liền với đảm bảo an toàn về tinh thần cho trẻ,Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân thiện, vui vẻ trong giờ học. Đúng như cha ông ta đã có câu “Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”, lợi ích của nụ cười đối với sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Việc này tưởng đơn giản nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được vì giáo viên chưa biết cách điều tiết cảm xúc của mình, không có tính hài hước, nhưng chúng ta sẽ làm được nếu chúng ta có tâm với nghề, thương yêu học sinh như những đứa con của mình.Trong một buổi họchãy khởi động giờ học bằng một số việc làm đơn giản, có thể không liên quan đến nội dung dạy như một câu đố, một vài động tác thể dục, một bài hát… Có như vậy, học sinh mới được kích thích những cảm xúc
  13. 13 tích cực, và từ đó thu nhận kiến thức dễ dàng hơn. Và càng gắn bó với ngôi nhà chung hơn. *Kết luận:Khi kích thích trẻ có những hành động lời nói tích cực sẽ làm cho trẻ hứng thú hơn khi học và hiệu quả của việc học sẽ tốt hơn, tinh thần trẻ được thoải mái, tự tin tạo cảm giác yên tâm và tích cực tới lớp. 4.3. Biện pháp 3:Trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho bản thân để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ Ngoài việc tạo dựng mối quan hệ thầy trò, mỗi giáo viên cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, có phương pháp dạy học hiệu quả để có nhiều hoạt động tốt hơn, tạo hứng thú, chủ động tiếp thu kiến thức, không còn mệt mỏi và buồn chán. Có như vậy trẻ mới cảm phục và nghe lời thầy cô. Ngoài cách giảng dạy truyền thống, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học sao cho hiệu quả, thu hút được sự chú ý của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, chủ động tìm tòi kiến thức hoặc tích hợp môn học này với môn học khác và đời sống thực tiễn để trẻ cảm thấy ý nghĩa và thiết thực hơn. Với sự phát triểncủa công nghệ thông tin mở ra nhiều hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là yêu cầu thiết yếu trong thời kỳ công nghệ 4.0. Giáo viên tăng cường đưa những bài giảng có công nghệ thông tin vào dạy học nhằm thu hút trẻ hứng thú với giờ học ngoài ra trẻ còn được tiếp cận với công nghệ thông tin qua các trò chơi “Giải ô chữ” hoặc “Đưa con vật vào chuồng”,…để trẻ được tiếp cận với chuột và bàn phím máy tính.Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đòi hỏi người giáo viên mầm non không chỉ có năng lực, kỹ năng sư phạm mà còn cần có những kỹ năng trong việc phối kết hợp giữa giáo án điện tử và phần giảng dạy của cô để việc ứng dụng tin học thực sự đem lại hiệu quả giáo dục cao. (Minh chứng 12:Bồi dưỡng chuyên môn,trao đổi kinh nghệm ở buổi sinh hoạt chuyên môn) Ví dụ:Một số trò chơi tĩnh cô giáo có thể cho trẻ chơi như: “Ô cửa bí mật” Trẻ lên kích chuột vào ô của để mở ra một hình ảnh rồi giải đáp hình ảnh bằng cách hát 1 bài hát hoặc đọc 1 câu thơ. Hoặc trò chơi “Đưa vịt về ao” Lần lượt từng bạn sẽ lên di chuột vào mỗi con vịt để đưa chúng về ao theo yêu cầu của cô giáo. (Minh chứng 13:Trẻ được thao tác trênmáy tính qua bài học) *Kết luận:Khi giáo viên có kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin tốt thiết kế và áp dụng các trò chơi vào việc dạy trẻ học tốt hơn, các trò chơi áp dụng công
  14. 14 nghệ thông tin sẽ lôi cuốn trẻ hứng thú học hơn, có vai trò đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Học bằng chơi, chơi mà học phải đan xen nhau.Ngoài ra, nó còn tạo hứng thú cho trẻ giúp trẻ tập trung hơn, tạo môi trường tiếp xúc cho trẻ vớicông nghệ thông tin trong học tập sớm hơn. 4.4. Biện pháp 4:Tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo thu hút trẻ tham gia Hoạt động học là một trong những hoạt động chủ đạo trong một ngày của trẻ ở trường Mầm non. Để trẻ luôn cảm thấy thoải mái và tự tin, có hứng thú trong mỗi hoạt động học, thì giáo viên tạo điều kiện để trẻ là người chủ động tìm hiểu và giải quyết vấn đề, phát huy động viên trẻ sáng tạo, cô giáo chỉ đóng vai trò là người đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ. *Với hoạt động tạo hình trước kia các cô thường chọn đề tài dễ như “Vẽ ông mặt trời”, “Vẽ con gà”… vừa nhanh vừa sẵn các nguyên vật liệu như bút chì, bút màu mà trẻ đã được thực hành hàng ngày, những hoạt động dập khuôn lặp đi lặp lại nhiều lần trẻ sẽ dễ nhàm chán, vì vậy ngay từ đầu năm học khi lập kế hoạch hoạt động tôi luôn tìm tòi, vận dụng những đề tài đổi mới, sáng tạo, lựa chọn các nguyên vật liệu gần gũi, sẵn có như: lá, que, sỏi, đá, hạt đậu, hạt ngô, các nguyên liệu phế thải…để trẻ thỏa sức sáng tạo như: có bạn dùng hạt đậu xếp thành cánh hoa dùng ống hút hay những cành cây khô làm cành hoa, hay có bạn dùng những chiếc lá tạo những con vật rất ngộ nghĩnh, hay đôi khi chỉ là in màu từ đôi bàn tay để tạo hình các con vật, từ ngững sợi len nhiều màu tạo nên chiếc cầu vồng sắc màu,…hoặc một số bài tôi đã ứng dụng steam vào dạy học. (Minh chứng 12: Hình ảnh trẻ làm bức tranh từ các nguyên vật liệu) Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi, khám phá, nên việc cho trẻ được trải nghiệm, trực tiếp cảm nhận sự vật hiện tượng qua các giác quan: được sờ, cầm, ngửi, cảm nhận,…là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ thấy hứng thú và say mê với việc học hơn so với phương pháp truyền thống “cô nói trẻ nghe”. Ví dụ:Như trong hoạt động làm thí nghiệm về vật chìm vật nổi,đứa trẻ sẽ vô cùng hạnh phúc khi được làm thí nghiệm trực tiếp với cô giáo. Qua thí nghiệm đó sẽ rút ra được bài học: Vật nhẹ, không thấm nước sẽ nổi trên mặt nước, vật nặng thấm nước sẽ chìm xuống dưới. Từ đó liên hệ với thực tiễn khi đi bơi nếu không mặc áo phao bơi thì điều gì sẽ sảy ra?(minh họa bằng một đoạn phim).Trẻ dễ dàng hiểu được vấn đề mà cô muốn cung cấp trong bài học mà trẻ lại rất thích thú khi được tham gia hoạt động. (Minh chứng15: Làm thí nghiệm vật chìm- vật nổi) *Lồng ghép những trò chơi trải nghiệm thú vị
  15. 15 Tôi áp dụng phương pháp “học qua chơi” lồng ghép các trò chơi vào trong các hoạt động, phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân từng trẻ, tôi không quá chú trọng đến kết quả mà chủ yếu tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, thể hiện ở sự vui tươi nhí nhảnh của trẻ thơ. Vì vậy trẻ sẽ không cảm thấy mình bị áp lực, và hạnh phúc thực sự là ở những “nụ cười”. Không chỉ có các trò chơi trong giờ hoạt động học mà các trò chơi ở hoạt động ngoài trời cũng thu hút trẻ tham gia tích cực đặc biệt là các trò chơi dân gian như: “Mèo đuổi chuột”, “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”,… (Minh chứng 16: Hình ảnh trẻ chơi các trò chơi dân gian) *Hoạt động chơi góc Ở hoạt động chơi góc trẻ được tham gia chơi những vai giàu cảm xúc như vai bác sĩ, khám bệnh, cô bán hàng,…trẻ được trải nghiệm những cảm xúc phong phú. Để trẻ thực sự vui sướng và hạnh phúc khi chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề thì theo tôi vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên nhập vai và sử lý tình huống cho trẻ, lựa chọn cách tác động phù hợp trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối không thô bạo, không bắt trẻ chơi theo ý tưởng của mình, mà để trẻ được tự do lựa chọn góc chơi, vai chơi, bạn chơi…như vậy trẻ mới thực sự cảm thấy vui và hạnh phúc. (Minh chứng 17: Trẻ đóng vai bác sĩ, cô bán hàng) * Hoạt động ăn-ngủ Ở bất kì một động nào thì vai trò của giáo viên cũng vô cùng quan trọng. Với giờ ăn – ngủ, có những trẻ rất sợ giờ ăn ở trên lớp, giờ ngủ vẫn còn 1 số bạn khó ngủ hay thậm chí không ngủ. Nhận thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thể lực sự phát triển trí tuệ của trẻ, nên tôi đã chủ động thay đổi phương pháp gây hứng thú tạo không khí vui vẻ trong giờ ăn, trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của việc ăn hết xuất, giúp cơ thể phát triển toàn diện.Trong giờ ngủ đặc biệt tôi hay kể cho trẻ nghe một câu chuyện, hay “vỗ về”cho trẻ từ đó trẻ cảm nhận được sự ấm áp thân thiện cô đem đến cho trẻ như “mẹ hiền”.Hạnh phúc không phải là gì to tát cả, hạnh phúc chỉ đơn giản là cô cho trẻ cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương. (Minh chứng 18:Cô kể truyện cho trẻ nghe trong giờ ngủ) Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Tôi thực hiện từng bước, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận những
  16. 16 phương pháp mới. Đa dạng các hình thức dạy học, sáng tạo. Tham gia vào phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường, tham gia vào hội giảng thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. Kết luận: Tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo thu hút trẻ tham giagiúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, giúp trẻ tích cực trong các hoạt động. 4.5. Biện pháp 5: Rèn kỹ năng sống cho trẻ Hằng ngày cô cho trẻ tham giahoạt động trải nghiệm như: Nhổ cỏ, tưới nước cho luống rau, bồn hoa…Trước tiên cho trẻ quan sát vườn rau,bồn hoa, để vườn rau, bồn hoa luôntốt tươi các con phải làm gì? Vậy con hãy chăm sóc cây bằng cách: các con hãy nhổ cỏ và tưới cho luống rau, bồn hoa. Như vậy trẻ đã quan sát, nhận biết được và rất thích thú khi được thực hiện các tình huống mà cô giáo đưa ra. (Minh chứng 19: Hình ảnh trẻ nhổ cỏ, tưới nước cho bồn hoa của trường) Hoặc vào dịp ngày tết Hàn thực (ngày 3/3 âm lịch) hay ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10/3 âm lịch), cô giáo cho trẻ hoạt động trải nghiệm: “Làm bánh trôi”.Qua hoạt động trải nghiệm làm bánh trôi trẻ được rèn kỹ năng chia bột, kỹ năng lăn tròn,biết được ngày 3/3 âm lịch là Tết Hàn Thực… Vào dịp Tết Trung Thu, cô giáo tổ chức hoạt động trải nghiệm làm mâm ngũ quả, hoạt động này trẻ rất hứng thú tham gia khi tự tay mình cùng cô giáo được làm con vật từ quả hay làm những bông hoa từ quả và cùng bày mâm ngũ quả thật đẹp cho ngày Tết Trung Thu. Trẻ háo hức chờ đợi đến ngày đó các con được cô giáo tổ chức cho múa sư tử, tham gia hoạt động văn nghệ tại trường. Hoạt động trải nghiệm gói bánh trưng nhân dịp tết nguyên đán: trẻ đã được cùng cô chuẩn bị các nguyên liệu và gói bánh trưng, đây là một hoạt động thu hút nhất số lượng trẻ tham gia. Qua hoạt động này trẻ biết chiếc bánh trưng được làm bằng gì và phải trải qua các khâu nào thì mới có chiếc bánh trưng chín để ta ăn. (Minh chứng 20: Trẻ tham gia buổi trải nghệm Tết trung Thu của trường) *Kết luận:Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức và kỹ năng mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, giúp trẻ thấy yêu lao động. 4.6. Biện pháp 6:Phối kết hợp với phụ huynh Trong nhiệm vụ giáo dục trẻ trở thành con người toàn diện, không chỉ giáo viên là người đảm nhận nhiệm vụ đó mà phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Việc phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh là rất cần thiết. Tôi đã xây dựng góc truyên truyền của lớp để phụ huynh
  17. 17 nắm được những thông tin cụ thể của cô và trò qua các hoạt động hàng ngày. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về các thông tin về chăm sóc và giáo dục trẻ: Cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi chơi hoặc đi ra ngoài về, trẻ cần phải ăn đủ các chất và ăn đa dạng các món ăn,…Phụ huynh hãy giành nhiều thời gian để học và chơi cùng con để con được học, trải nghiệm và khám phá ngay cả khi ở nhà, cho con làm những việc con thích nhưng phải đảm bảo an toàn cho con dưới sự giám sát của phụ huynh. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về sự tiến bộ của mỗi trẻ để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Phụ huynh sẽ thấy vui hơn khi con đến lớp mỗi ngày. Với một số nội dung cần nhờ phụ huynh phối hợp, cung cấp cho trẻ kiến thức mà giáo viên yêu cầu để trẻ chuẩn bị chia sẻ trong các hoạt động thì tôi không ngần ngại mời phụ huynh tham gia trực tiếp vào các hoạt động hoặc khuyên góp nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi. Ví dụ: Trong giờ tạo hình cuối tuần có bài làm hoa từ các nguyên vật liệu phế thải như: Nắp chai, vỏ lạc, vỏ sò, lõi giấy vệ sinh, hộp sữa chua uống,… ở lớp chưa có đủ đồ dùng thì tôi nhờ phụ huynh khuyên góp những vật liệu đó để cho trẻ làm. (Minh chứng 21: Hình ảnh phụ huynh góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi) Kết luận: Việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh sẽ tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và phụ huynh. Phụ huynh sẽ nắm bắt được kịp thời những thông tin của trường, lớp, cô giáo. Phụ huynh sẽ quan tâm đến trẻ nhiều hơn và thấy được tầm quan trọng khi cho con tới trường ở bậc học mầm non từ đó sẽ thôi thúc cho con đi học đều. 5. Kết quả đạt được Từ việc áp dụng một số biện pháp nhằm thu hút trẻ tích cực tới lớp, góp phần đưa tỉ lệ chuyên cần của trường, lớp tăng đáng kể một trong những tiêu chí của trường đạt chuẩn. Không những thế nó còn tạo tâm thế cho trẻ là “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, tôi đã thu được kết quả sau: * Đối với giáo viên Giúp giáo viên nâng cao được trình độ chuyên môn, chủ động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt trong giảng dạy. Phát huy đựơc tầm quan trọng trong việc lấy trẻ làm trung tâm. Biết xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Giáo viên cảm thấy hạnh phúc khi các con vui vẻ và tích cực tới lớp. * Đối với phụ huynh
  18. 18 Nâng cao hiểu biết cho phụ huynh về tầm quan trọng của cấp học mầm non. Thấy được tầm quan trọng trong việc giúp trẻ đi học đều tạo tâm thế tốt cho trẻ khi bước vào bậc tiểu học. Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên; giữa cha mẹ và con cái. Phụ huynh quan tâm tới trẻ nhiều hơn, thường xuyên tham gia, ủng hộ vào các phong trào của lớp, của trường nhiều hơn. * Đối với trẻ Trẻ tự tin, mạnh dạn và tích cực đến lớp Trẻtiếp nhận được nhiều kiến thức mới từ cô giáo và những kỹ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm. Sau thời gian tôi áp dụng đề tàithu được kết quảvà đã tổng hợp kết quả trên bảng so sánh từ đầu năm học cho đến cuối năm học. Kết quả thu được ở trẻ về các kỹ năng , tình cảm xã hội,.. tăng vượt trội so với đầu năm. (Minh chứng 22: Bảng khảo sát so sánh kết quả của trẻ đầu năm với cuối năm học) 6. Bài học kinh nghiệm Qua quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: Là một giáo viên mầm non thi phải thật tâm huyết với nghề, thường xuyên tìm tòi và nghiên cứu ra những biện pháp, sưu tầm các trò chơi, học hỏi từ đồng nghiệp đểthu hút trẻ tích cực tới lớp. Trẻ thích được trải nghiệm và thực hành. Trẻ sẽ tiếp thu và học tốt những kiến thức và kỹ năng nhất là khi trẻ được quan tâm, hướng dẫn, trải nghiệm với môi trường xung quanh. Muốn trẻ yêu trường, mến lớp thì cần phải đầu tư cả về vật chất lẫn tinh thần. Trẻ rất cần sự quan tâm thường xuyên, động viên khuyến khích sẽ giúp trẻ vui vẻ khi đến lớp. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
  19. 19 Thông qua việc áp dụng đề tài:“Một số biện pháp nhằm thu hút trẻ tích cực tới lớp ở trường mầm non” tôi thấy trẻ tiến bộ hơn rất nhiều so với đầu năm khảo sát. Trẻ vui vẻ, phấn khởi mỗi khi đến lớp, biết hòa đồng yêu thương với mọi người, có một số kỹ năng sống nhanh nhậy hơn, phụ huynh tin tưởng giao con em mình cho trường, lớp. Với bản thân là một giáo viên tôi cảm thấy rất vui và hài lòng khi mình đã biết sử dụng các biện pháp, áp dụng các biện pháp đó phù hợp với trẻ. 2.Khuyến nghị Qua tìm tòi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy nội dung là rất phù hợp và cần thiết. Vì vậy tôi có một số khuyến nghị sau * Đối với giáo viên Bản thân giáo viên cần phải tích cực tìm tòi học hỏi, trau dồi vốn hiểu biết của bản thân để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Cần sưu tầm, thiết kế các trò chơi thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động. Giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do phòng và trường tổ chức. Ngoài ra, giáo viên phải thường xuyên trao đổi với phụ huynh để cùng nhau phối kết hợp trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. * Đối với Ban giám hiệu nhà trường Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao hiểu biết và kỹ năng cho giáo viên trong công tác giáo dục trẻ. Cung cấp các tài liệu về xây dựng trường học hạnh phúc. *Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc dạy và học của cô và trẻ nhất là theo xu hướng đổi mới hiện nay, đặc biệt là để tăng cường hơn nữa phương tiện, điều kiện cần thiết để xây dựng trường học hạnh phúc. Phòng Giáo dục cần mở thêm các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề phù hợp với môi trường giáo dục hiện nay (Đưa Steam và ứng dụng Montetsory vào dạy học) cho giáo viên tham gia để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. *Đối với phụ huynh Phụ huynh cần quan tâm tới trẻ nhiều hơn, đặc biệt là trong vấn đề nhận thức về cấp học mầm non. Thường xuyên trao đổi với giáo viên để có các biện pháp dạy trẻ đúng và tốt nhất. Không gò ép hay bắt buộc trẻ, hãy để trẻ thấy thật thoải mái khi học. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết về :“Một số biện pháp nhằm thu hút trẻ tích cực tới lớp ở trường mầm non”.Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, nhận xét của hội đồng khoa học các cấp để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
  20. 20 Tôi xin cam đoan đề tài này tôi tự viết, không sao chép của bất kỳ ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Cường, ngày 18 tháng 03 năm 2023 Tác giả Lê Thúy Lan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2