intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở động vui chơi ngoài trời

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở động vui chơi ngoài trời" nhằm giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát huy tính tích cực chủ động ở hoạt động vui chơi ngoài trời trong trường mầm non được tốt hơn, đòi hỏi người giáo viên cần có những biện pháp mang tính khả thi phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở động vui chơi ngoài trời

  1. BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA TRẺ Ở HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Bậc phụ huynh nào cũng muốn con em mình được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng ở mẫu giáo. Thực ra còn nhiều kỹ năng quan trọng khác mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào việc học văn hóa. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng kỹ năng quan trọng nhất của trẻ trong thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Vì vậy cần phải xây dựng một môi trường vui chơi và học tập để nuôi nấng và khơi gợi sự độc lập, sáng tạo trong mỗi đứa trẻ. - Bên cạnh các hoạt động học tập thì hoạt động ngoài trời là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non. Hoạt động ngoài trời nhằm tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, nhằm rèn luyện sức khỏe cho trẻ và thiết lập mối quan hệ với môi trường xung quanh,góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên, xã hội, thỏa mãn nhu cầu hoạt động có chủ đích và theo ý thích của trẻ. - Hoạt động vui chơi ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ.Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình.Qua hoạt động vui chơi ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ.Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. - Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân, phát triển kỹ năng vận động thụ như: Đi, chạy, nhảy, leo trèo, giữ thăng bằng, sự kết hợp các giác quan và tiếp nhận cảm giác … trẻ thể hiện được tính tự do tự nguyện, tính cộng đồng, biết thành lập theo nhóm làm đồ chơi, chơi các trò chơi vận động, dân gian, chơi tự do, cùng nhau làm những thí nghiệm đơn giản … đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. 1
  2. - Trẻ tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời được trải nghiệm kinh nghiệm qua thao tác với đồ chơi, những vật liệu thiên nhiên có sẵn trên sân trường, hình thành ở trẻ năng lực sáng tạo tư duy, trẻ biết chơi cùng bạn, chơi theo nhóm. Đặc biệt là trò chơi dân gian gần gũi với trẻ. Qua đó giúp phát triển tư duy ngôn ngữ ở trẻ tốt hơn. - Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng tại lớp chồi 1 do tôi phụ trách. Bắt đầu từ tháng 9/2022 đến 04/2023. Đây cũng là cơ hội để tôi vận dụng đề tài này cho lứa tuổi dựa trên những kinh nghiệm đã có của những năm trước từ đó tôi sẽ rút ra được những biện pháp phù hợp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời đạt hiệu quả. II. NỘI DUNG: 1. Thực trạng vấn đề: - Hoạt động vui chơi ngoài trời là hoạt động giúp trẻ có cơ hội và điều kiện tốt để phát triển toàn diện một cách tích cực. Tạo cho trẻ một môi trường giúp trẻ có thể tự khám phá và vui chơi. - Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao, làm thế nào … và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đúng, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ.Chính vì thế tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở động vui chơi ngoài trời”. Trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục tôi cũng gặp những thuận lợi cũng như những khó khăn sau : Thuận lợi - Trong quá trình vận dụng các biện pháp giúp trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời tôi luôn được sự chỉ đạo và quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đã tạo môi trường hoạt động vui chơi ngoài trời thân thiện và đầy đủ đồ chơi ngoài trời đa dạng phong phú, đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. 2
  3. - Là trường đạt chuẩn quốc gia nên có sân chơi rộng rãi thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi hoạt động trên sân trường. - Bản thân thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động vui chơi theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ. - Phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu cho các hoạt động và trẻ tích cực tham gia các trò chơi. Khó khăn: + Trẻ chưa có sự sáng tạo nhiều khi sử dụng những nguyên vật liệu mở, vật liệu bỏ để tạo ra sản phẩm. 2. Mô tả nội dung và các biện pháp thực hiện: Để giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát huy tính tích cực chủ động ở hoạt động vui chơi ngoài trời trong trường mầm non được tốt hơn ,đòi hỏi người giáo viên cần có những biện pháp mang tính khả thi phù hợp với sự phát triển của trẻ. Khi mới bắt đầu nhận lớp và làm quen với trẻ tôi đã tìm tòi và vận dụng các biện pháp sau: - Tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động ngoài trời - Đa dạng các trò chơi ngoài trời - Tạo môi trường lớp học phù hợp để tổ chức các hoạt động gây hứng thú cho trẻ, trẻ có thể trải nghiệm thông qua hoạt động được học trong lớp. - Sưu tầm, sáng tạo các bài đồng dao, hò vè, câu đố … ứng dụng vào trò chơi nhằm phát triển 5 mục tiêu giáo dục. - Phối hợp với phụ huynh chuẩn bị tận dụng các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động chơi ngoài trời 3. Các biện pháp cụ thể: Biện pháp 1: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động ngoài trời - Việc tạo không gian vui chơi thân thiện, tiếp xúc gần gũi trực tiếp với thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng. Cảm giác được tắm mình trong môi trường chơi một cách thân thiện sẽ tác động mạnh đến cảm xúc, nhận thức, sau đó là hành vi hằng ngày của trẻ. Chẳng hạn khi trẻ được vui chơi trong một môi 3
  4. trường có không khí trong lành thì sẽ có tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Vì vậy tôi luôn sử dụng tối đa nguyên liệu thiên nhiên trong việc xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, đồ dùng để tạo sự an toàn thoải mái cho trẻ khi chơi. - Tôi luôn chú trọng các yêu cầu về môi trường vui chơi cho trẻ như: Đủ lượng ánh sáng, không khí trong lành, . .duy trì thực hiện chuyên đề vườn cây của bé với một số hướng dẫn cụ thể: Thiết kế phù hợp sinh thái, chọn các loại cây, hoa thích hợp yêu cầu giáo dục như: Đa dạng về chủng loại, môi trường sống, . . . giúp trẻ quan sát, phát hiện, thực hành bảo vệ chăm sóc cây, khám phá thử nghiệm liên quan đến cây xanh và tạo mỹ quan thân thiện trong trường. Trang bị dụng cụ làm vườn, vệ sinh sân vườn để trẻ có thể tham gia chăm sóc. - Quy hoạch khu vực sân chơi theo tôi mục đích chính là phải phục vụ được hết khả năng mặt bằng cho các bé hoạt động theo các nhu cầu như: + Nhu cầu vận động: Trẻ mầm non luôn hoạt động do bản tính hiếu động, không thể ngồi yên vì thế cần thiết phải có sân rộng cho trẻ vận động thường xuyên để phát triển cơ thể. + Nhu cầu khám phá thiên nhiên: Tâm lý lứa tuổi mầm non thích khám phá tìm tòi, quan sát các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, tất cả đều mới lạ đối với trẻ trong hằng ngày ra sân chơi VD: Quan sát bông hoa ,sự thay đổi hình dáng của bông hoa. + Nhu cầu vận động: Trẻ Mầm non luôn hoạt động do bản tính hiếu động, không thể ngồi yên vì thế cần thiết phải có sân rộng cho trẻ vận động thường xuyên để phát triển cơ thể. + Nhu cầu học tập, tìm hiểu trong môi trường thiên nhiên: Dạy trẻ Mầm non bằng phương pháp trực quan, trẻ được học tập, tìm hiểu trong môi trường thiên nhiên sẽ giúp trẻ hứng thú và trẻ được thực tế trong hoạt động học tập hơn là học tại lớp. 4
  5. + Nhu cầu nhận thức các đẹp trong thiên nhiên: Qua cải tạo không gian sân chơi trẻ sẽ nhận thấy được cái đẹp từ từng mảng xanh, từ những cụm hoa, từ những giọt nước …. giúp trẻ cảm thụ và yêu thích cái đẹp nhiều hơn. - Bố trí các khu vực thích hợp hoạt động vui chơi, ngoài mảng xanh cho khuôn viên trường, điều kiện để cho trẻ được vận động, gần gũi, quan sát khám phá thiên nhiên và phục vụ được cho yêu cầu hoạt động cho trẻ dạy như sau: a) Khu vực chơi cát, nước: - Bố trí khu chơi có đá cuội to, nhỏ, màu sắc nhiều dạng khác nhau, cát, nước, dụng cụ cân đo, đong đếm, dụng cụ làm bánh …. khu vực chơi cát, chơi nước bố trí gần nhau vị trí phải râm mát giúp trẻ có thể ngồi chơi lâu, trẻ có thể xây dựng nhà, cung điện, làm bánh, cân đo, đong đếm ….. Qua chơi cát, nước trẻ phát triển kỹ năng tạo hình, thực hành trải nghiệm về toán qua đong đo, dựng nước tưới cây xanh, hoa, lá đồng thời trẻ quan sát sự phát triển của chúng trong từng ngày, chơi nước còn giúp trẻ khám phá, thử nghiệm, phát hiện những hiện tượng khoa học vật lý hứng thú hơn như vật chìm, vật nổi, tại sao thả đá vào nước bị tràn ra, so sánh to nhỏ, mực nước cao thấp khi cho sạn to, sạn nhỏ vào bình, chơi thả thuyền, câu cá ….. Bằng các vật liệu trong thiên nhiên cát, đá, sỏi, sạn, nước … trẻ hứng thú và tự khám phá ra những điều mới lạ khi chơi cùng tập thể, Các cây xanh, hoa kiểng có tên từng loại cây tạo môi trường chữ trong thiên nhiên, trẻ làm quen chữ viết đồng thời biết thêm tên các loại cây trong vườn trường, phát triển hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh. b) Khu Vườn cổ tích: - Nhằm tận dụng tối đa môi trường thiên nhiên nhà trường tạo ra một khu rừng thu nhỏ và đặt vào đó những nhân vật quen thuộc mà trẻ biết từ chuyện cổ tích có trong chương trình trẻ có thể kể lại chuyện khi bất chợt bắt gặp các nhân vật trong chuyện cô đã kể như: Công chúa Bạch Tuyết và 7 chú lùn, Cô bé quàng khăn đỏ, Tấm Cám …… 5
  6. - Sinh hoạt trong môi trường thiên nhiên giáo viên không nhất thiết phải thực hiện tiết dạy trong lớp học mà có thể vận dụng cho trẻ học ngoài trời, giáo viên dễ dàng giảng dạy thực tế hơn một số đề tài tìm hiểu môi trường xung quanh: Tìm hiểu về các loại hoa, các loại cây kiểng, cây bóng mát, sự phát triển của cây, một số con vật như chim, cá … c) Khu chơi vận động: - Chơi vận động là một nhu cầu của trẻ lứa tuổi mầm non, đồng thời cũng là một yêu cầu trong hoạt động ngoài trời giúp cho cô, trẻ có phương tiện vận động tốt, tôi cho cháu tập đi thăng bằng qua cầu khỉ, hố cát tập nhảy, tập tạt lon, các bậc chơi lò cò, bịt mắt bắt dê .v.v. cho trẻ tận dụng vận động tạo kỹ năng khéo léo, ở sân chơi tôi còn cho bố trí khoảng trống giúp cho trẻ có nơi chạy nhảy, đuổi bắt, chuyền banh, đạp xe. - Việc bố trí các đồ chơi vận động phải có khoảng cách nhất định tạo độ an toàn cho trẻ, các cầu tuột, ván dốc, hố cát đều phải có chắn an toàn, đổ cát … Khu chơi vận động không khuất tầm nhìn giúp cô có thể bao quát lớp khi cháu chơi đùa với nhau. - Vận dụng vào ánh sáng mặt trời trẻ chơi vận động với bóng của mình chiếu xuống sân để tạo dáng và tìm dáng các bạn, thích thú hơn khi trẻ khám phá ra qua gợi ý của cô. d) Khu chơi theo ý thích: - Tâm lý các bé gái thường thích chơi bán hàng, mua bán, nấu ăn … Tôi bố trí thêm một góc chơi phân vai dưới bóng cây râm mát, lều vải chơi nhà chòi, các trẻ hứng thú tập làm những công việc của mẹ, của bà, của bố và liên kết các góc chơi khác trong giờ chơi tự do. - Vận dụng vào cây cỏ, lá vàng …. có trong vườn cây cô hướng dẫn cho trẻ chơi bán hàng, nấu ăn, …. Đóng vai các nhân vật bằng những lá cây làm nón, mũ vua, quần áo … - Trẻ còn biết tận dụng những chiếc lá vàng, hoa, cỏ … để tạo ra sản phẩm tạo hình, vật thay thế từ đó xây dựng cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm 6
  7. sóc và bảo quản, gìn giữ môi trường thiên nhiên mà trẻ đang sống, biết vận dụng sáng tạo từ nguyên vật liệu làm thành món đồ chơi lý thú. - Một số trẻ có thể tưới hoa, nhổ cỏ dại, quét sân vườn tập làm công việc lao động của người lớn bằng những dụng cụ lao động do các cô tự chế . . - Tận dụng một khoảng sân cho trẻ có thể vẽ những điều trẻ thích ,tôi cho kẽ những bàn cờ ở nền xi măng cho trẻ cùng chơi với nhau dưới bóng mát. Biện pháp 2: Đa dạng các trò chơi ngoài trời. - Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời phương pháp quan sát gần như là phương pháp chủ đạo. Mối quan hệ của cô và trẻ là mối quan hệ tương tác, cùng hợp tác chia sẻ với nhau. Không mang tính áp đặt từ phía cô, cô là người thường xuyên trao đổi dẫn dắt trẻ quan sát theo chủ đề, phát hiện ra những thay đổi của sự vật hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày trong môi trường thiên nhiên xã hội xung quanh trẻ. - Trong thời gian dạo chơi ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ trò chuyện theo chủ đề, kiến thức đã học, làm quen kiến thức mới với hình thức linh hoạt sáng tạo thể hiện tính logic, tổ chức hướng dẫn trò chơi mới, chơi các trò chơi trong chương trình, chơi tự do với các đồ chơi tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, trong môi trường theo chủ đề … - Để tổ chức tốt buổi hoạt động ngoài trời tôi phải có sự hiểu biết vững vàng về đặc điểm tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ theo từng độ tuổi về những kiến thức liên quan đến chủ đề cần cho trẻ khám phá và phải có khả năng đánh giá trẻ, có khả năng lập kế hoạch giáo dục giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. - Các trò chơi phát triển giác quan: Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, ai thính tai, đoán xem tiếng động gì … - Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ: 7
  8. + Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của chúng. Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tựơng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm …. + Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại chúng nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả …. Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người. - Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ: Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường. Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: Cầu tuột, các vận động bò, trườn, trèo, tung, ném, chuyền, bắt, leo qua các bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm. - Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: Trò chơi đoàn kết, trời nắng trời mưa, bắn súng, đổi chỗ cho bạn, bẫy cá, cá sấu lên bờ … hoặc cũng có thể hát cho trẻ hát theo một số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, qủa bóng tròn, ra đây xem … - Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi cũng đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi. Cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời: Quả cầu làm từ dây nilon và nắp nhựa, bông vụ làm từ giấy và ống hút, hay nhặt những chiếc lá khô cùng đếm, so sánh đoán với nhau lá gì … Phấn vẽ hoặc bất cứ những dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể tận dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. Biện pháp 3: Cách tổ chức trong các hoạt động liên ý để tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể trải nghiệm qua hoạt động trẻ được học trong lớp. Hoạt động quan sát: 8
  9. - Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát. Cho trẻ tham quan vườn hoa, ngoài ra cô cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ … - Đồng thời với phương pháp mới luôn lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình quan sát chính vì thế cô cần có những kiến thức rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ. - Để có thể kết hợp liên ý giữa hoạt động chung và hoạt động ngoài trời tạo hứng thú để trẻ hoạt động. Ví dụ 1: Tiết môi trường xung quanh chủ đề một số loại hoa. Trẻ chuẩn bị một số loại hoa. Cho trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ về một số loại hoa trong trường. Trẻ nêu lên sự hiểu biết của mình về một số loại hoa. Dựa vào hiểu biết của trẻ cô gợi ý để mở rộng sự hiểu biết của trẻ và cung cấp một số đặc điểm mà trẻ hiểu sai. Qua đó trẻ có thể kể sáng tạo theo suy nghĩ của mình về một số loại hoa. Ví dụ 2: Tiết toán với số lượng 5 và chủ đề về các loại hoa. Sau khi kiến thức đã được cung cấp trong giờ hoạt động chung thì ở hoạt động ngoài trời có thể kết hợp trong giờ quan sát vườn hoa và yêu cầu trẻ chọn cho cô hoa có 5 cánh, kể tên 5 loại hoa mà con biết, kể tên 5 loại hoa theo màu sắc và tìm trong sân trường có các đồ vật nào có số lượng là 5… Khi chơi trò chơi bằng các nguyên vật liệu mở trẻ có thể sắp xếp các hạt thành các loại hoa có 5 cánh … Trò chơi vận động cô yêu cầu trẻ chạy theo nhóm, mỗi nhóm có một loại hoa và phân loại về đặc điểm, hình dáng, màu sắc, nơi sống … của loại hoa mà trẻ chuẩn bị. Khi tổ chức cho cháu quan sát cần lưu ý: Tạo điều kiện cho trẻ tự do tìm tòi và khám phá đối tượng, tự trẻ suy luận, cô đặt những câu hỏi mở. 9
  10. - Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực … - Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của trẻ. Biện pháp 4: Sưu tầm, sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố … ứng dụng vào trò chơi nhằm phát triển 5 mục tiêu giáo dục.. Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đó mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. - Nhận thức được vấn đề này, trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại tôi luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ dựa trên những tư liệu giáo dục sẵn có trong kho tàng văn hoá dân tộc. Bài 1: VE VẺ VÈ VE Ve vẻ vè ve, Thấy lá vàng rơi, Cùng nhau thi đua, Nhặt lá vàng rơi, Sân trường thêm sạch, Thêm sạch cái mà thêm sạch. Các bạn ới ời ơi, Cùng nhau thi đua, Tranh tài vẽ đẹp, Xem ai sáng tạo, Được các bạn khen, Được khen cái mà được khen. 10
  11. Bài 2: DUNG DĂNG DUNG DẺ Lời 1: Dung dăng dung dẻ Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến cổng nhà trời Tìm nơi gió mát Cùng hát véo von Mời ông trăng tròn Xuống chơi với bé Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống đây. (Sưu tầm) Lời 2: Dung dăng dung dẻ Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến hỏi ông trời Xin vài cái bánh Gặp xe thì tránh Đội mũ trên đầu Đi chậm đi mau Ta đi cùng nhau Lâu lâu lại ngồi. (Lời mới) Bài 3: CHI CHI CHÀNH CHÀNH Lời 1: Chi chi chành chành Chi chi chành chành Nhớ rút cho nhanh Tay xoè ngón đặt Miệng đặt mắt nhìn Đi trốn đi tìm Ú tim oà ập! (Lời mới) Lời 2: Chi chi chành chành Chim oanh học nói Khỉ già múa rối 11
  12. Chó sói đuổi bò Rùa nhảy khỏi hồ Bắt cò ăn thịt Sáo nằm gốc mít Khóc mẹ hu hu! (Lời mới) Bài 5: RỒNG RẮN LÊN MÂY Rồng rắn đi chơi Vừa hát vừa cười Đến thăm thầy thuốc Đếm chân mà bước Thong thả mà đi Tay chống chân quỳ Hỏi cho thật lớn Thầy thuốc có nhà không? (Lời mới) - Các bài đồng dao được sưu tầm và viết lời mới mang nội dung phù hợp với các chủ đề, chủ điểm giáo dục mà vẫn gần gũi với trẻ, vẫn giữ được nhịp điệu truyền thống của đồng dao cổ. - Các bài đồng dao được sưu tầm, viết lời mới đều có kèm theo các trò chơi dân gian rất hấp dẫn và thu hút trẻ, vì vậy trẻ hứng thú và tham gia các hoạt động tích cực hơn. Biện pháp 5: Chuẩn bị tận dụng các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động chơi thiên nhiên. - Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các hiện tượng sự vật xung quanh mình. Ví dụ 1: Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng thì cô cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cùng trò chuyện với nhau về lá vàng. Đố bạn đó là lá của cây gì? Lá cây có đặc điểm gì? Tại sao lá rụng, quan sát trên cây lúc này như thế nào. Cây cần gì để sống, người ta trồng cây để làm gì? 12
  13. Theo bạn mình bảo vệ cây bằng cách nào? Quan sát xem có bao nhiêu cây cùng giống với loại cây này? - Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đem nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt đã luộc sẵn, cọng rau muống, cỏ … và thay đổi nhiều hình thức cho phong phú. - Cô gợi ý cho trẻ chơi, giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình. Ví dụ 2: Tạo bức tranh bằng lá cây. Đi nhặt nhiều loại lá khác nhau (Lá tròn, dài, răng cưa, to, nhỏ …), phân loại lá theo đặc điểm. Sau đó tô màu một mặt với nhiều màu sắc khác nhau, rồi dán lên tờ giấy A3 hoặc A4 tạo thành bức tranh rất đẹp. Xếp hình các con vật bằng lá cây …. III.KẾT QUẢ: + Với các biện pháp tôi vừa thực hiện ở lớp đã đem lại một kết quả khả quan. - Hoạt động ngoài trời là hoạt động 100% các cháu yêu thích NỘI DUNG SL trẻ đạt Đạt tỉ lệ Trẻ hứng thú vui chơi tích cực, sáng tạo 36/38 95% Trẻ yêu thích thiên nhiên 38/38 100% Trẻ hứng thú trong giờ chơi ngoài trời 38/38 100% Trẻ sáng tạo làm ra đồ chơi bằng nguyên vật liệu 30/38 78.9% Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp 30/38 78.9% Trẻ biết làm việc theo nhóm 36/38 95% Trẻ phát triển ngôn ngữ 36/38 95% Trẻ phát triển thể lực 38/38 100% Trẻ chơi trò chơi dân gian 36/38 95% Qua quá trình thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động của trẻ bản thân tôi nhận thấy có những việc đáng ghi nhận như sau: - Bản thân chủ động tìm tòi, sáng tạo nhiều trò chơi mới lạ và thay đổi nhiều hình thức trò chơi để thu hút sự hứng thú của trẻ. Học hỏi được nhiều kinh nghiệm qua 13
  14. tổ chức các trò chơi, tạo tình huống cho trẻ hứng thú và có sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động.Phụ huynh an tâm khi thấy trẻ ham thích đi học.Tạo được môi trường hoạt động học tập đạt chất lượng tốt. - Phải thường xuyên tuyên truyền phụ huynh, giáo dục trẻ, xây dựng ý thức cho GV - NV biết yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và giữ gìn môi trường, biết trân trọng những thành quả đạt được trong lao động vườn trường. - Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm. Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động. - Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới,tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình. tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm kinh nghiệm mà trẻ có được thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời. - Với đồng nghiệp tôi cùng học hỏi những kinh nghiệm qua những trò chơi dân gian, phương pháp gây hứng thú cho trẻ khi quan sát …Sáng tạo nhiều đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu đơn giản gần gũi xung quanh trẻ. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua các biện pháp thực hiện và kết luận nêu trên tôi đã rút ra cho mình những bài học như sau: Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, người giáo viên phải quan tâm đến khả năng của từng trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Bản thân luôn phải trau dồi học hỏi, tu dưỡng bản thân, không ngừng học hỏi, sáng tạo cái mới để áp dụng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Thường xuyên tiếp nhận thông tin, nghiên cứu tài liệu để tổ chức các vận động phù hợp với khả năng của trẻ. 14
  15. Ngoài trình độ chuyên môn vững vàng, giáo viên cần kiên trì, nhẫn nại, không nóng vội để chăm sóc giáo dục trẻ phát triển tốt hơn. Tôi luôn linh hoạt, sáng tạo trong mọi hoạt động, tâm huyết với nghề, yêu thương, gần gũi, quan tâm giúp đỡ trẻ. V. PHẠM VI ÁP DỤNG: Với những biện pháp trên Tôi đã thực hiện và đạt được những kết quả khả quan tại lớp. Tôi nhận thấy các biện pháp đều dễ thực hiện và phù hợp với trẻ 3 – 4 tuổi, 4 – 5 tuổi và 5 – 6 tuổi nên tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm của mình với các bạn, các chị đồng nghiệp trong trường cũng như các trường mầm non trong huyện. VI. KẾT LUẬN: Qua gần một năm cho trẻ hoạt động ngoài trời theo các phương pháp trên tôi nhận thấy trẻ trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, trẻ tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Trẻ biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời. Bên cạnh đó ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn là niềm vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục Người viết Trương Thị Yến Nhi 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2