Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Cải tạo môi trường lớp học, tạo không gian cho trẻ phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin; Ứng dụng phương pháp giáo dục hiện đại Steam giúp trẻ phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non
- ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta thường nghe đến hai khái niệm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Trong đó, kỹ năng mềm trong tiếng Anh là Soft Skills. Kỹ năng mềm còn được gọi là kỹ năng ứng dụng, kỹ năng chung hay kỹ năng cốt yếu trong thời đại robot hiện nay. Với người lớn có kỹ năng mềm cần thiết đó là: Kỹ năng thuyết phục, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng lập kế hoạch, Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng giải quyết vấn đề. Vậy với trẻ mầm non thì sao kỹ năng mềm là gì, trẻ cần được rèn kỹ năng mềm như thế nào và kỹ năng nào là kỹ năng mềm đối với trẻ.Và chúng ta có thể hiểu kỹ năng mềm với trẻ mầm non cũng vậy đó chính là kỹ năng ứng dụng kỹ năng cốt yếu trong cuộc sống của trẻ. Trong đó kỹ năng chủ động mạnh dạn tự tin là một trong nhóm các kỹ năng mềm cần thiết cho trẻ phát triển. Đó là 1 kỹ năng vô cùng quan trọng với 1 đứa trẻ cũng như bất kỳ ai. Tại sao cần dạy kỹ năng mềm cho trẻ? Dạy kỹ năng mềm cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết để giúp bé biết xử lý và ứng phó tốt hơn với mọi tình huống của cuộc sống. Việc làm thế nào để trẻ có thể hoạt động tích cực chủ động quả thật luôn là một thách thức đối với tất cả các bậc cha mẹ và cô giáo. Và bất cứ cha mẹ nào cũng hy vọng con cái mình có thể chủ động mạnh dạn, tự tin. Thực sự chủ động mạnh dạn tự tin vô cùng cần thiết với trẻ, và là một đức tính quan trọng đặc biệt là trong thời kỳ robot hiện nay. Trẻ chủ động mạnh dạn tự tin mới có thể làm chủ cuộc sống của mình, chủ động trong mọi hoạt động, trải nghiệm, học hỏi lĩnh hội kiến thức hiệu quả hơn những trẻ nhút nhát rất nhiều. Khi trẻ tự tin, trẻ sẽ mạnh dạn hơn trong việc nói lên những suy nghĩ, ý kiến, thể hiện hiểu biết của bản thân, hào hứng tham gia hoạt động một cách tích cức, sôi nổi, giúp cô giáo tổ chức được những giờ học hay, hiệu quả. Nếu trẻ nhút nhát, trẻ sẽ ngại ngùng khi tham gia hoạt động, nói gì cũng ngập ngừng, không tin tưởng vào những gì mình có thể làm được, vì thế đôi khi khiến trẻ mất cơ hội thể hiện bản thân, trẻ không tích cực hoạt động cũng làm giảm cơ hội trải nghiệm để tích lũy tri thức. Nhưng chủ động mạnh dạn tự tin cũng là cả một quá trình rèn luyện đòi hỏi mỗi người giáo viên phải cố gắng, tâm huyết để rèn luyện cho học sinh của mình trở thành người tự tin. Việc rèn luyện tính chủ động mạnh dạn tự tin cho trẻ cần được tiến hành mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các hoạt động để đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy, năm học 2021-2022 do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên trẻ phải nghỉ học ở nhà dẫn đến nhiều trẻ đi học trở lại nhút nhát, không tự tin. Vậy để rèn luyện tính chủ động mạnh dạn tự tin cho trẻ bản thân
- 2 tôi cũng cần đầu tư rất nhiều tâm huyết để thay đổi, sáng tạo nội dung, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu phong phú cho trẻ trải nghiệm, đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động khích lệ động viên trẻ kịp thời và phù hợp. Đó là cả một quá trình dài giúp trẻ vượt qua chính bản thân mình. Việc tổ chức các hoạt động cũng cần phải dựa trên quy tắc lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ. Bởi khi trẻ không hứng thú tham gia thì sẽ rất khó để trẻ tập trung chú ý tham gia, chỉ khi trẻ thật sự thích, hứng thú tham gia hết mình, giáo viên mới có thể khuyến khích để trẻ chủ động mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân, trải nghiệm và học hỏi. Trẻ được khuyến khích để tự mình đưa ra lựa chọn, đưa ra ý kiến của mình, trẻ cũng cần được tôn trọng, được yêu thương, được đối xử công bằng. Đó chính là những nền tảng vững chắc để giúp trẻ hình thành sự tự tin. Chính vì vậy, trong năm học này, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/ 2022 đến tháng 4/2023 * Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non nơi tôi công tác. * Phạm vi nghiên cứu: Công tác áp dụng phương pháp phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Tựu Liệt.
- 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Chủ động mạnh dạn tự tin tức là tin tưởng vào bản thân mình, tin rằng mình có thể làm được. Sự chủ động mạnh dạn tự tin sẽ giúp cho mỗi người có thêm niềm tin vào bản thân mình khi làm bất cứ việc gì, từ đó tạo ra sức mạnh, động lực để hoàn thành công việc đạt kết quả tốt hơn. Đối với trẻ mầm non, chủ động mạnh dạn tự tin giúp trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực và sôi nổi hơn, giúp trẻ vượt qua được các trở ngại về tâm lý, sự ngại ngùng để trải nghiệm, phát biểu ý kiến, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ của mình một cách tự nhiên và chân thật nhất. Tất cả những điều đó sẽ giúp trẻ lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm...tốt hơn. Nếu trẻ nhút nhát khi tham gia hoạt động cùng các bạn thường không dám thể hiện bản thân, ngại nói, ngại bày tỏ vì thế cơ hội trải nghiệm, tiếp thu kiến thức, kỹ năng cho bản thân cũng sẽ hạn chế. Bên cạnh đó với những trẻ chủ động mạnh dạn tự tin, thường có kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ...tốt hơn. Trẻ biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình tốt hơn những trẻ nhút nhát. Nói cách khác trẻ nhút nhát sẽ bị thiệt thòi về nhiều mặt. Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lứa tuổi khủng hoảng trẻ lên 3 cũng cần được chuẩn bị tâm lý vững vàng để bước những bước đi tiếp theo cho những lứa tuổi sau đó. Tạo môi trường vui chơi học tập cho trẻ để trẻ để trẻ tự lập và chủ động hơn trong tất cả mọi việc. Các hoạt động trong trường mầm non giúp thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Trẻ được tham gia vào các trò chơi cùng các bạn với nhiều hoạt động khác nhau theo ý thích của mình. Với trẻ mầm non vui chơi là một hình thức học tập, trẻ học qua chơi. Vì dụ khi hoạt động góc, trẻ không chỉ học qua các phần hướng dẫn, gợi mở, hóa thân cùng chơi với trẻ của giáo viên, mà còn học qua các bạn, học qua quá trình sử dụng đồ dùng, dụng cụ chơi. Trẻ được giao tiếp với các bạn, cùng cô giáo một cách tự do và thỏa mái, được hóa thân trong nhiều vai chơi khác nhau. Vì thế nó rất phù hợp để phát triển đức tính chủ động mạnh dạn tự tin. Tương tự như vậy, mỗi hoạt động với một đặc trưng khác nhau, tuy nhiên qua đó nếu trẻ được hoạt động một cách chủ động, được khích lệ để hoàn thành nhiệm vụ. Cô giáo trở thành người dẫn dắt, tạo không gian...mà còn cần tạo cho trẻ cảm giác thỏa mái như câu nói “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của bé”. Cô giáo cần gần gũi, yêu thương tôn trọng trẻ để trẻ cảm thấy được yêu thương từ đó trẻ trút bỏ mọi cảm giác sợ hãi e dè, thỏa mái chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình với cô giáo. Không những thế giáo viên cũng cần tạo môi trường để trẻ có thể giao tiếp với các bạn, cởi mở và hòa đồng. Chỉ có như vậy mới thỏa mãn được yêu cầu học tập, vui chơi, vận động của trẻ. Qua đó giúp
- 4 trẻ rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện các phẩm chất mạnh dạn, tự tin và tất cả các phẩm chất khác. Vai trò của cô giáo là vô cùng quan trọng, vậy cô giáo cần làm những gì, và làm như thế nào để làm tốt để tổ chức các hoạt động cho trẻ theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát triển tích cực chủ động mạnh dạn tự tin sáng tạo của trẻ. Giáo viên cần tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, nắm vững thực tế việc xây dựng môi trường giáo dục trong lớp, nắm được nhu cầu, hứng thú, tính cách, đặc điểm của từng trẻ, đặt mình vào vị trí của trẻ để phân tích, đưa ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu, hứng thú của từng trẻ tại lớp mình phụ trách. Với những trẻ đã mạnh dạn tự tin cần giúp trẻ phát huy hơn nữa, với những trẻ nhút nhát càng cần chú ý, bồi dưỡng, động viên, khích lệ giúp đỡ trẻ để trẻ dần tiến bộ tránh tình trạng trẻ càng nhút nhát ít nói, càng ít được cô chú ý khiến trẻ càng ngày càng khép mình. Tuy nhiên mức độ can thiệp của giáo viên cần phù hợp, tránh khiến trẻ cảm thấy áp lực, sợ hãi sẽ càng làm trẻ khép mình và ngày càng nhút nhát hơn. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Đặc điểm tình hình: Trường tôi là một trường mầm non thuộc huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2009, trường được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 3 năm 2013. Trường nhiều năm liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, các lớp học rộng rãi, sạch đẹp đã được trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi hiện đại. Trường có 3 lớp mẫu giáo bé (3-4 tuổi), lớp mẫu giáo bé do tôi phụ trách là lớp điểm thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động” của khối mẫu giáo bé cho toàn trường kiến tập. Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp với diện tích 65m2, hệ thống điều hoà hai chiều, bình nóng lạnh, máy sấy tay khô và đầy đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ. Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giáo dục trẻ theo thông tư 01, ti vi kết nối mạng internet, đồ dùng đồ chơi Montessori phong phú, đẹp. 2. Thuận lợi: Ban giám hiệu: Luôn quan tâm chỉ đạo sát sao các lớp trong nhà trường, chỉ đạo giáo viên tăng cường giáo dục kỹ năng sống, ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào giáo dục trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Lớp có 45 học sinh, trong đó có 22 trẻ gái và 23 trẻ trai, có 3 giáo viên phụ trách đạt trình độ Đại học phạm mầm non.
- 5 Đa số trẻ thông minh, nhanh nhẹn tiếp thu tốt những kiến thức Trẻ trong lớp cùng lứa tuổi đã học qua các lớp nhà trẻ từ dưới đi lên tại trường, nhanh thích nghi với môi trường, dễ đi vào nề nếp. Bản thân tôi là một giáo viên công tác nhiều năm đã có rất nhiều kinh nghiệm cũng như các thành tích cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có trách nhiệm với công việc, luôn tìm tòi đổi mới phương pháp hình thức giúp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, tích cực học hỏi, tìm tòi các phương thức đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, với nguyên liệu, đồ dùng đồ chơi phong phú. Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục hình thành đức tính chủ động mạnh dạn tự tin cho trẻ. Tôi luôn tự tin trong tất cả các hoạt động ở lớp, ở trường. Phụ huynh đều quan tâm đến sự phát triển của con em mình và tạo điều kiện cho con tới lớp. 3. Khó khăn: Về cơ sở vật chất: Nguồn nguyên vật liệu cho trẻ trải nghiệm và sáng tạo ở các góc chưa phong phú so với các tiềm năng của địa phương, một số đồ dùng, đồ chơi sáng tạo còn mang tính hình thức. Một số hoạt động chưa phong phú, một số góc chơi chưa đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, chưa thu hút trẻ tham gia hoạt động. Vì vậy chưa phát huy hết tác dụng trong việc giúp trẻ rèn luyện phẩm chất chủ động mạnh dạn, tự tin. Mỗi học sinh có đặc điểm cá nhân khác nhau, trình độ, nhận thức của trẻ không đồng đều, có trẻ nhút nhát, có trẻ tự tin, đòi hỏi cô cần có sự tác động khác nhau, quan tâm khác nhau để hình thành, nuôi dưỡng và phát triển tính chủ động mạnh dạn tự tin cho trẻ. Nhiều phụ huynh chưa biết cách khích lệ sự tự tin của trẻ, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ rèn luyện phẩm chất mạnh dạn, tự tin. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã khảo sát chất lượng của trẻ đầu năm để tìm ra các biện pháp giúp trẻ phát triển kỹ năng mềm chủ động mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi tại trường mầm non cụ thể như sau: Bảng khảo sát kết quả đánh giá trẻ đầu năm Mức độ đánh giá các tiêu chí: Đạt Số trẻ được đánh giá: 45 Kỹ năng Các lĩnh vực phát triển STT mềm Thế chất Nhận Kỹ năng Thẩm mỹ Ngôn ngữ Chủ động
- 6 thức xã hội mạnh dạn tự tin Đầu 39=86.7% 33=73.3% 26=57.8% 25=55.5% 28=56% 26=57.8% năm III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Biện pháp 1: Cải tạo môi trường lớp học, tạo không gian cho trẻ phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin. Môi trường có sự tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của trẻ, một môi trường với nguyên vật liệu phong phú, có nhiều không gian cho trẻ trải nghiệm, hoạt động tích cực chắc chắn sẽ giúp trẻ có cơ hội để hình thành sự mạnh dạn và tự tin. Vì vậy giúp trẻ phát triển hơn nữa sự mạnh dạn tự tin cần phải được bắt đầu từ việc cải tạo lại không gian hoạt động, bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong lớp. Sau khi đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết và quan sát thực tế tôi đã bắt tay vào cải tạo các góc chơi tại lớp mình. * Cách thực hiện: Phối kết hợp với giáo viên cùng lớp sắp xếp lại các góc chơi khoa học, hợp lý hơn. Giảm bớt các mảng tường trang trí vì không có tác dụng cho trẻ hoạt động. Để một số mảng tường trống để học sinh có thể thư giãn thị lực. Một số mảng tường dùng để trưng bày sản phẩm và treo các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ hoạt động, bố trí các trò chơi trẻ có thể chơi được. Không để các mảng tường chết cả năm học, tức là không thay đổi từ đầu năm đến cuối năm mà trang trí thuận tiện theo hình thức có thể tháo ra, thay đổi liên tục qua các khoảng thời gian khác nhau theo chủ đề. Các mảng tường cũng được sử dụng để trẻ có thể chơi hiệu quả, thay đổi để không nhàm chán. VD: Góc văn học thay vì treo các hình ảnh từ đầu năm cuối năm, tôi thiết kế dưới dạng một sân khấu, các nhân vật được thay đổi theo các câu chuyện của từng chủ đề, để trẻ có thể tận dụng kể chuyện sáng tạo. Ngoài các loại sách, tôi treo thêm các loại rối: rối que, rối tay, rối ngón tay để trẻ kể chuyện sáng tạo Góc toán, thay vì chỉ treo hình trang trí minh họa góc chơi, tôi sử dụng các quyển sổ có gắn số các chiếc túi để trẻ có thể tự làm các đồ vật và để vào đủ số lượng theo yêu cầu Góc xây dựng có thêm tranh các công trình mẫu làm gợi ý cho trẻ. Góc âm nhạc, tôi treo thêm các dụng cụ âm nhạc lên tường vừa để trẻ biết đó là góc âm nhạc, vừa tiết kiệm được diện tích lớp không để quá nhiều giá góc cồng kềnh không hiệu quả. - Tận dụng các khoảng hành lang trước và sau lớp học tạo thành không gian cho trẻ hoạt động.
- 7 VD: Khoảng hành lang phía trước lớp học tạo thành góc thiên nhiên, nhưng bố trí trồng cây, có các dụng cụ cho trẻ chăm sóc, trồng cây, có sách, giấy để trẻ có thể vẽ lại những gì trẻ nhìn thấy như các loại cây, quá trình phát triển của hạt thành cây, làm thí nghiệm làm giá đỗ... - Trong mỗi góc chơi, thiết kế thêm các đồ dùng để trẻ có thể hoạt động nhiều hơn. Các đồ dùng không làm quá cầu kỳ, làm đơn giản nhưng chú ý đến hiệu quả sử dụng VD: Góc âm nhạc,thiết kế sân khấu lưu động để trẻ có thể biểu diễn, góc văn học làm khung diễn rối đơn giản để trẻ có thể diễn rối. Khung diễn rối được làm rất đơn giản bằng cách sử dụng bìa trang trí cắt tạo thành hình đuôi cá kết hợp lại thành sân khấu. Góc văn học có thêm các gối tựa giúp trẻ có tâm lý thỏa mái, không bị gò bó khi ngồi đọc sách. - Xây dựng góc thực hành kỹ năng cuộc sống dựa theo phương pháp giáo dục Montessori nhằm giúp trẻ hình thành tính tự lập. Ngay từ đầu năm học tôi phối hợp cùng các đồng chí giáo viên trong lớp xây dựng góc kỹ năng sống phù hợp với không gian trong lớp. Trong góc chơi tôi bố trí sắp xếp rất nhiều các đồ dùng để trẻ có thể thực hành, trải nghiệm: + Các loại quần áo cho trẻ tập gấp, cài và cởi các loại cúc, loại khóa, mặc và cởi, tập gấp... + Bát, thìa, đũa cho trẻ tập xúc thức ăn, tập gắp, sử dụng đũa ăn + Đồ chơi đan tết giúp trẻ học cách tết tóc + Lược cho trẻ tập chải đầu + Khăn cho trẻ tập lau bàn + Hàm răng giả và bàn chải đánh răng cho trẻ thực hành kỹ năng đánh răng + Các loại khăn, chăn cho trẻ tập gấp + Các loại giày, dép cho trẻ tập đi + Bộ dụng cụ chổi, xẻng, cây lau nhà có kích thước phù hợp với trẻ để trẻ tập quét, lau nhà. + Mô hình các loại khóa cửa, chốt cửa cho trẻ tập đóng, mở, khóa + Các loại chai, lọ cho trẻ tập đóng mở nút chai Có thể tận dụng các đồ dùng thật để cho trẻ trải nghiệm cho giống thật. Trẻ có thể học trải nghiệm các kỹ năng này trong cuộc sống hàng ngày. VD: Góc nấu ăn, gia đình có thể chuẩn bị cho trẻ đồ dùng, nguyên vật liệu trẻ làm một số món ăn thật đơn giản như muối vừng, nước cam, nước chanh, salat, hoa quả trộn sữa chua.... - Tôi dựa trên phương pháp Steam để xây dựng góc khám phá cho trẻ. Với trẻ tại lớp mình tôi chuẩn bị một số đồ dùng để trẻ có thể thực hiện một số dự án
- 8 nhỏ làm các thí nghiệm, chế tạo một số sản phẩm phù hợp, các dự án chế tạo các sản phẩm từ nguyên vật liệu phế thải. VD: Tôi chuẩn bị các que kem và dây chun để giúp trẻ chế tạo một máy bán đá nhỏ. Chuẩn bị nilong, giấy, cốc nhựa để trẻ nghiên cứu chế tạo khinh khí cầu...Chuẩn bị các vật liệu cho trẻ khám phá vật chìm, vật nổi, chuẩn bị nam châm, kính lúp, màu thực phẩm... - Tôi bổ sung nguyên vật liệu để trẻ có thể thao tác, trải nghiệm cho tất cả các góc chơi, cố gắng để góc chơi nào cũng có nguyên vật liệu cho trẻ trải nghiệm không riêng các góc như tạo hình. VD: Trước đây góc tạo hình thường chỉ giấy, sáp màu, kéo, hồ dán...thì bây giờ có rất nhiều nguồn nguyên liệu: lá cây, cỏ khô, vải vụn, len vụn, nhũ màu, kim sa, sỏi, đá, hoa khô, các loạt hạt, vỏ các con vật, các chất liệu màu nước, phấn màu, màu dạ, màu chì, tăm bông, các chất liệu giấy khác nhau... VD: Trước đây góc văn học thường chỉ có sách truyện, một hai loại rối, thì bây giờ có bổ sung các nguyên vật liệu tương tự góc tạo hình để khi trẻ chơi tại góc, cô có thể hướng dẫn trẻ tự làm sách truyện, làm các con rối. Trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn rất nhiều so với ngày nào cũng xem sách. VD: Góc nấu ăn thay vì chỉ có các món ăn, đồ dùng nấu ăn tôi bổ sung thêm các nguyên vật liệu để trẻ có thể tự làm các món ăn như: đất nặn vỏ kẹo để làm kẹo, giấy vụn cắt làm nem, xốp màu...Nếu như trước đây ngày nào chơi trẻ cũng chỉ có giả vờ nấu, bày biện bàn ăn, thì giờ trẻ có thể sáng tạo làm rất nhiều món ăn. - Tôi đã tham khảo rất nhiều các trang website nước ngoài, sử dụng các ngôn ngữ tìm kiếm bằng tiếng anh để tìm các bài viết của nước ngoài để làm đồ dùng sáng tạo. Tôi nhận thấy họ có rất nhiều cách làm đồ dùng sáng tạo vô cùng đơn giản, nhưng chơi được, thao tác được, trẻ nói được nhiều. Tôi phối hợp với giáo viên cùng lớp không làm những cái cầu kỳ mà không mang hiệu quả sử dụng, chú trọng càng đơn giản càng tốt và trẻ có thể làm cùng cô các đồ dùng này, sau khi làm xong có thể sử dụng. Chú trọng tận dụng những đồ dùng có sẵn nhưng dùng theo cách sáng tạo. Vừa tiết kiệm công sức, tiền bạc và thời gian, làm đồ dùng đồ chơi của tất cả các góc chơi. VD: Góc văn học trước đây chỉ có sách truyện, tôi đã bổ sung nguyên vật liệu, hướng dẫn học sinh cùng làm thêm các loại rối: rối que, rối ngón tay, rối bao tay, rối bóng, rối bằng túi giấy, rối tay, rối... VD: Góc tạo hình tạo các khuôn in rỗng cho trẻ bằng cách vẽ các loại lá cây, trái cây, các phương tiện giao thông, các đồ dùng, đồ chơi...quen thuộc cho trẻ lên bìa cừng và khoét rỗng để tạo khuôn in cho trẻ. Khi trẻ thực hiện trẻ chỉ việc đặt khuôn in lên giấy và vẽ nét theo hình dáng khuôn in để tạo hình.
- 9 + VD: Tạo khuôn in sáng tạo bằng các nguyên vật liệu đơn giản. Từ chai nhựa, sử dụng phần đáy chai nhựa in màu để tạo hình bông hoa, lấy thân chai, nắp chai nhựa để in hình tròn, in các nắp chai lên giấy tạo thành hình bông hoa + Sử dụng bàn chải, dĩa thức ăn để in tạo hình + Sử dụng len, nilong, quấn vào chai nhựa để trẻ in màu + Sử dụng chai nhựa, quấn quanh nắp chai một miếng mút, khi in trẻ cầm vào thân chai chấm màu để in. + Sử dụng các loại dây len, ống hút, mút xốp...buộc để in tạo hình bông hoa + Sử dụng lõi giấy vệ sinh cắt theo nhiều hình dáng khác nhau để in + Sử dụng trái cây hoặc các loại củ như cà rốt khắc tạo hình để cho trẻ in màu. + Cho nước vào các quả bóng bay, trẻ cầm quả để in màu...Có rất nhiều cách để tạo các khuôn in cho trẻ VD: Ở góc tạo hình, góc học tập dùng cát màu, gạo, đất nặn, đổ vào các khay to. Khi hoạt động trẻ có thể dùng ngón tay, dùng que vẽ các hình trên các nguyên vật liệu này. Rất đơn giản, và trẻ có thể vẽ nhiều lần, nhiều hình, vẽ không được chỉ cần gạt tay và vẽ lại...Rất đơn giản, hiệu quả, không tốn giấy, mực mà trẻ học kỹ năng vẽ rất hiệu quả. Trẻ có thể viết các phép tính... * Kết quả: Với các cách thực hiện như trên, các góc chơi được sắp xếp hợp lý, tạo được không gian cho trẻ hoạt động. Tất cả không gian, môi trường đều tạo điều kiện tối đa cho trẻ hoạt động, trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Các góc chơi đều sắp xếp để trẻ cảm thấy thỏa mái nhất khi hoạt động, có rất nhiều nguyên vật liệu mở, đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Tất cả các nguyên vật liệu, các đồ dùng, các đồ chơi trẻ đều có thể thao tác, có nhiều đồ dùng mang tính thực tế cao. Từ đó giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động, có nhiều cơ hội để trải nghiệm, giao lưu với các bạn, với cô giáo. Thay vì một môi trường tĩnh khiến trẻ không có nhiều cơ hội hoạt động, giao lưu, thì bây giờ là một môi trường hoàn toàn mở, trẻ được nói nhiều hơn, được hoạt động để phát triển tính mạnh dạn tự tin hiệu quả hơn. Trẻ lớp tôi đã mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động tham gia hoạt động. Kinh phí trang trí môi trường lớp học giảm 456.000 đồng so với năm học trước. Hội thi chấm “Xây dựng môi trường lớp học xanh –an toàn – hạnh phúc” lớp tôi đạt giải “Nhất” cấp trường. 2. Biện pháp 2: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động góc, hướng đến mục tiêu giúp trẻ rèn luyện tính chủ động, mạnh dạn tự tin. Sau khi đã thiết kế môi trường, sắp xếp các góc chơi tạo tối đa không gian cho trẻ hoạt động, cũng như bổ sung các nguyên vật liệu phong phú tạo ra môi
- 10 trường cho trẻ hoạt động hiệu quả nhất. Tôi nhận thấy khác với các giờ hoạt động khác, giờ hoạt động góc là một hoạt động vô cùng phù hợp. Tham gia hoạt động góc, giống như trẻ được tham gia vào một xã hội thu nhỏ, nơi trẻ được tham gia hoạt động tập thể theo các nhóm, được trải nghiệm, thao tác với các đồ dùng, đồ chơi trong suốt hoạt động, được giao tiếp với bạn bè, cô giáo, thể hiện các vai chơi, hành động chơi khác nhau. Trẻ được tự do lựa chọn góc chơi, vai chơi mình thích, được tự do trình bày ý kiến, quan điểm của mình với mọi người. Với những tính chất như vậy, giáo viên có thể tận dụng giờ hoạt động góc thành một công cụ đắc lực rèn tính mạnh dạn tự tin cho học sinh của mình. * Cách làm: Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động chủ động trong hoạt động góc Sau khi chuẩn bị xong đồ chơi ở các góc, thay vì cô giới thiệu nội dung các góc chơi tôi cho trẻ tự giới thiệu về các góc chơi và nội dung chơi ở các góc trong lớp, dựa trên những đồ chơi mà trẻ nhìn thấy cô đã chuẩn bị. VD: Tôi hỏi trẻ hôm nay con nhìn thấy lớp mình các cô đã chuẩn bị những góc chơi nào? Bạn nào hôm nay sẽ chơi ở góc tạo hình? Góc tạo hình hôm nay có những đồ chơi gì? Bạn nào sẽ chơi ở góc tạo hình? Với các đồ chơi này các con định sẽ chơi gì hôm nay? Các con sẽ chơi như thế nào? Các con làm cách nào để tạo ra sản phẩm? Bạn nào có ý kiến khác? Bạn nào bổ sung cho ý kiến của bạn? Trong quá trình trẻ nói, tôi sẽ cổ sung, định hướng cho trẻ. Như vậy trẻ được tự lựa chọn nội dung mình thích chơi trong buổi chơi, có nhiều cơ hội để nói, phát biểu ý kiến để rèn luyện tính mạnh dạn tự tin. Hơn nữa trẻ được tự lựa chọn nội dung chơi sẽ giúp trẻ thấy hứng thú và chơi chủ động hơn. - Trong quá trình trẻ chơi, hướng dẫn trẻ liên kết giữa các góc chơi. Nếu trẻ chỉ chơi trong góc của mình như vậy giống như trẻ tham gia vào xã hội mà không biết đến hàng xóm, chỉ biết đến gia đình mình, như vậy không thể có thêm nhiều hiểu biết. Hoạt động góc giống như một xã hội thu nhỏ, trẻ cần có càng nhiều sự giao lưu càng tốt, để có thêm thật nhiều trải nghiệm. Trẻ không chỉ chơi trong phạm vi góc chơi mình mà học cách liên kết với các bạn. Qua qua trình trao đổi, giao tiếp với các bạn ở tất cả các nhóm chơi trẻ học được cách giao tiếp, làm thế nào để liên kết, như vậy trẻ sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều. Vì vậy tôi luôn cố gắng giúp đỡ trẻ có thể có sự liên kết giữa các nhóm chơi nhiều nhất có thể. VD: Tôi sẽ gợi ý cho trẻ làm các sản phẩm ở góc tạo hình. Các bạn ở góc bán hàng sẽ đến mua các sản phẩm của các bạn tạo hình để về bán, các bạn ở góc xây dựng sẽ đến góc tạo hình mượn các sản phẩm để về bày trong công trình xây dựng. VD: Tôi sẽ gợi ý các chú công nhân xây dựng đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ở phòng khám, các chú công nhân đi đến cửa hàng ăn uống của lớp để mua thức
- 11 ăn. Các bạn bán cửa hàng giải khát đến mời các chú công nhân uống nước. VD: Các bạn ở góc học tập sẽ sang góc bán hàng mua các đồ dùng về để chơi. Với những cách liên kết trên, trẻ có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động, nhiều nội dung, nhiều tình huống phong phú trong giờ chơi, trẻ phải giao tiếp nhiều hơn, phải giải quyết các vấn về chơi vì vậy trẻ có cơ hội rèn rũ sự mạnh dạn và tự tin hơn. - Đổi mới nội dung chơi ở các góc chơi. Tôi nhận thấy nội dung chơi trong các năm học trước thường chỉ xoay quanh một số nội dung nhất định. Việc đổi mới nội dung chơi ở các góc, làm nội dung chơi trở lên phong phú, có nhiều trải nghiệm, sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội rèn rũa tính tự tin hơn. Nội dung chơi của cô sẽ tập trung nhiều vào việc hình thành tính chủ động mạnh dạn tự tin cho trẻ. VD: Góc văn học là một góc rất nhàm chán trong các năm học trước, rất ít trẻ muốn chơi vì thường chỉ có xem sách, truyện, chơi với rối. Trong năm học này tôi đã thiết kế một sân khấu rối nhỏ cho trẻ diễn rối. Thay vì chỉ xem sách trẻ có thể tập diễn rối. Đây là một hình thức tuyệt vời để phát triển tính chủ động mạnh dạn tự tin cho trẻ. Các bạn ở góc văn học sẽ tổ chức một buổi diễn rối và mời các bạn ở các góc chơi khác đến xem. Cô sẽ chỉ gợi mở, trẻ sẽ tự lên ý tưởng và tập luyện diễn rối, sau đó cho trẻ tự đi mời các bạn nhóm khác đến xem. Hoặc tôi cho trẻ tổ chức một buổi giới thiệu sách. Khi thư viện có sách mới, tôi sẽ giới thiệu cho trẻ về nội dung, sau đó hướng dẫn trẻ cách giới thiệu cuốn sách. Cho trẻ mời các bạn nhóm khác đến để tham gia buổi giới thiệu sách của góc thư viện. Qua quá trình trẻ lên ý tưởng, tập giới thiệu, tập diễn rối, bàn bạc, thảo luận, đi mời các bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm các tình huống phong phú, các tình huống giao tiếp mới lạ, từ đó rèn rũa sự tự tin. VD: Góc âm nhạc, ngay từ đầu năm tôi đã thiết kế một sân khâu mini, hàng ngày trẻ có thể biểu diễn như những ca sĩ chuyên nghiệp để học kỹ năng đứng trước mọi người biểu diễn. Tôi còn gợi ý cho trẻ tập luyện một số tiết mục tổng hợp có bạn hát, có bạn múa phụ họa....Đặc biệt tôi giúp trẻ tổ chức một số chương trình mà ở lớp chúng tôi gọi là mini show của lớp. Trẻ sẽ làm thiệp mời các bạn đến dự buổi diễn, đi phát thiệp mời, sau đó chuẩn bị cho buổi biểu diễn, bày biện sân khấu, chuẩn bị ghế cho các bạn. Trong quá trình đó, tôi sẽ khéo léo gợi ý để trẻ đi mượn đồ dùng của các bạn góc tạo hình để trang trí, mượn thêm đồ dùng góc xây dựng...Tôi còn hướng dẫn trẻ học cách phân công bạn nào sẽ dẫn chương trình, bàn nào biểu diễn, thứ tự các tiết mục. Thường 1 chương trình như vậy phải mất cả 2 tuần để chuẩn bị, trong thời gian đó các con tham gia vào chương trình sẽ cố định chơi ở góc để cùng nhau chuẩn bị. Sau khi làm xong chương trình trẻ lại có thể chơi ở các góc khác để các bạn khác vào chơi. Trẻ
- 12 được tự mình làm rắt nhiều việc, lúc đầu tưởng là rất khó, trẻ không thể làm được, nhưng trẻ cực kỳ thích thú, trẻ cảm thấy mình giống người lớn, và thái độ của trẻ tham gia chơi cực kỳ chuyên nghiệp bởi trẻ vô cùng hào hứng và thích thú. Qua những nội dung chơi đổi mới như vậy gần như trẻ cực kỳ thích thú, trẻ mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều và đặc biệt là khả năng giải quyết vấn đề, khả năng nói, biểu diễn trước đám đông. Tương tự như vậy vào mỗi ngày hội, ngày lễ lớp tôi sẽ có những mini show chào mừng ngày 20/11, ngày 8/3, ngày tết nguyên đán, ngày trung thu... VD: Ở góc khám phá tôi hướng dẫn trẻ thực hiện 1 số dự án theo mô hình Steam. Như vào tháng 12 có ngày tết noel tôi cho trẻ thảo luận để thực hiện dự án làm một cây thông noel trang trí cho lớp. Sau khi trẻ bàn bạc lên ý tưởng, xem các hình ảnh gợi ý trẻ vẽ các bản thiết kế cây thông, thảo luận xem làm cây thông như thế nào để đứng được, đẹp, có màu xanh, lớp tôi đã quyết định làm một cây thông bằng cách xếp chồng các cốc giấy theo hình tháp, to ở dưới, nhỏ ở trên. Tôi đã hỗ trợ trẻ bằng cách cùng trẻ kêu gọi phụ huynh ủng hộ cốc giấy, trẻ làm thử sau đó chỉnh sửa và cuối cùng tạo ra cây thông hoàn chỉnh. Dự án này được trẻ thực hiện trong 1 tuần. Trong 1 tuần đó, trẻ được bàn bạc, cùng nhau lên ý tưởng, thiết kế, thực hiện, thử nghiệm, đúc rút kinh nghiệm và ngắm nhìn thành quả. Thực sự trẻ vô cùng hứng thú và qua quá trình đó trẻ mạnh dạn, tự tin thu được rất nhiều kinh nghiệm, vốn sống, bản lĩnh hơn rất nhiều. Với cách đổi mới nội dung như trên trẻ được hoạt động vô cùng tích cực, trẻ cảm thấy vô cùng hứng thú và qua các hoạt động như vậy trẻ mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều. - Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được giới thiệu về những sản phẩm do mình hoặc nhóm mình tạo ra, để trẻ được tập nói nhiều hơn, rèn luyện khả năng nói trước đám đông để trẻ chủ động mạnh dạn tư tin hơn trong tất cả các hoạt động khác. Trong giờ hoạt động góc trẻ có thể tạo ra rất nhiều sản phẩm. Và chắc chắn trẻ sẽ rất thích được chia sẻ về ý tưởng của mình. Hơn thế nữa, đây cũng là cơ hội để trẻ tập luyện các chia sẻ về những ý tưởng của mình để người khác hiểu. VD: Các bạn ở góc xây dựng sau khi hoàn thiện công trình sẽ thảo luận để giới thiệu về công trình của mình. Vào cuối buổi chơi, có thể 1 trẻ sẽ lên giới thiệu cho các bạn về công trình xây dựng, hoặc trẻ sẽ kết hợp mỗi bạn giới thiệu 1 phần của công trình. VD: Các bạn chơi ở góc tạo hình sẽ giới thiệu cho các bạn nghe về sản phẩm mà nhóm mình tạo ra, cách tạo ra sản phẩm, nguyên liệu tạo ra sản phẩm. VD: Các bạn ở góc khám phá sẽ giới thiệu về các dự án Steam của nhóm mình. Và để tạo cơ hội cho tất cả các nhóm chơi đều có cơ hội được giới thiệu
- 13 về sản phẩm, tôi đã gợi mở, và sắp xếp các nguyên vật liệu để tất cả các nhóm đều làm ra được sản phẩm. VD: Như trước đây góc gia đình thường chỉ đóng vai các thành viên...thì bây giờ trẻ có thể mời các bạn đến để giới thiệu về bàn tiệc sinh nhật cả nhóm đã chuẩn bị hoặc 1 bữa ăn cả gia đình đã bày biện. Góc gia đình có thể cùng nhau chế biến một món ăn đơn giản như nước cam, muối vừng, nước chanh sau đó mời các bạn thưởng thức và giới thiệu về món ăn của nhóm mình tạo ra. VD: Góc bán hàng có thể giới thiệu về các mặt hàng, các sản phẩm mình có bán, các sản phẩm mới. (Cô chuẩn bị nguyên vật liệu để trẻ tự làm ra các sản phẩm như kẹo, bánh, các món ăn, các sản phẩm trang trí, các ống đựng bút, khung tranh....sau đó bán) - Tăng cường các hoạt động mang tính chất hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Hoạt động góc vốn là một hoạt động mang tính chất tập thể, nhưng ở từng góc chơi cô cần gợi mở để trẻ có thêm nhiều các hoạt động mang tính chất hoạt động nhóm hơn để qua đó trẻ phát triển các kỹ năng hợp tác, chia sẻ là những kỹ năng quan trọng tốt cho sự hình thành sự mạnh dạn, tự tin. VD: Ở góc tạo hình, trẻ có thể làm các bức tranh tập thể, làm các sản phẩm tập thể. Ở góc âm nhạc biểu diễn các tiết mục tập thể, góc văn học phối hợp biểu diễn. Ở góc văn học trẻ cùng nhau làm con rối, làm sách truyện sáng tạo... * Kết quả: Như vậy với các nguồn nguyên liệu phong phú, cách sắp xếp góc chơi sáng tạo, cùng với sự dẫn dắt sáng tạo của cô giáo về nội dung chơi, hình thức tổ chức, trẻ có rất nhiều cơ hội để trải nghiệm, nhiều tình huống, nhiệm vụ chơi phong phú. Trẻ hoạt động tích cực, và hiện thực hóa ước mơ của trẻ là trở thành người lớn. Qua giờ hoạt động góc, trẻ được thật sự tham gia vào xã hội của người lớn thu nhỏ, được biến thành người lớn để giải quyết rất nhiều vấn đề, chơi nhưng như thật. Và quan trọng nhất qua các hoạt động như vậy, trẻ chủ động mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều. 3. Biện pháp 3: Ứng dụng phương pháp giáo dục hiện đại Steam giúp trẻ phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin. Thực tế đã chứng minh rất rõ ràng, muốn trẻ có được sự mạnh dạn tự tin, trẻ phải được hoạt động một cách tích cực, sôi nổi. Nếu trẻ có ngồi im, không hoạt động, không có gì để nói, để trao đổi với các bạn, với cô giáo thì chắc chắn trẻ sẽ không có cơ hội để hình thành và phát triển tính chủ động mạnh dạn và tự tin. Qua nghiên cứu tôi nhận thấy phương pháp giáo dục Steam, với việc thiết kế các dự án với sự có mặt của 5 yếu tố: Nghệ thuật, toán học, kỹ thuật, công nghệ, khoa học, tạo cho trẻ rất nhiều cơ hội trải nghiệm, làm việc nhóm. Trong suốt quá trình thực hiện dự án trẻ phải trình bày ý kiến, kinh nghiệm, hiểu biết
- 14 của mình rất nhiều lần, phối kết hợp cùng các bạn để hoàn thành công việc, trẻ được thử nghiệm các công trình mình chế tạo ra, rút kinh nghiệm để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Tôi nhận thấy đây là một hình thức rất tuyệt vời để hình thành cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin đồng thời cũng là cơ hội để trẻ có thể tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại. Bởi trẻ được được trải nghiệm, được hoạt động, phải nói, phải thể hiện hiểu biết bản thân, dưới sự dẫn dắt của cô giáo. Và các hoạt động chế tạo như vậy khiến trẻ vô cùng thích thú, thỏa mãn nhu cầu được khám phá, được hoạt động của trẻ. Bản thân giáo viên cũng có thể tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp giáo dục hiện đại để theo kịp với các yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới. Dựa trên tình hình thực tế của lớp, khả năng của trẻ, tôi đã suy nghĩ và thiết kế một số dự án Steam để trẻ có thể thực hiện. VD: Dự án làm máy lọc nước. Chuẩn bị: 1 chiếc lọ to đã khoét đáy và khoét 1 lỗ nhỏ ở gần cổ chai, bông gòn, đá, cát vàng, than đá, video về nước bị đục ô nhiễm, viedeo về 1 chiếc máy lọc nước đã hoàn chỉnh, nước đục Mục đích: Trẻ hiểu được nguyên lý của việc lọc nước, biết được các nguyên liệu có thể chế tạo máy lọc nước, biết cách tạo ra một chiếc máy lọc nước đơn giản. Biết về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, tác hại của nước ô nhiễm. Thực hiện: + Trẻ xem video về nguồn nước ô nhiễm. Trẻ chia nhóm thảo luận về nguồn nước bị ô nhiễm, nguyên nhân và tác hại của nước bị ô nhiễm. Trẻ thảo luận về các cách giúp xử lý nước ô nhiễm, nước đục. Cho trẻ xem video về các máy lọc nước. Cô giới thiệu các nguyên vật liệu cô đã chuẩn bị để chế tạo máy lọc nước, trẻ thảo luận bàn về cách chế tạo chiếc máy lọc nước của nhóm mình. Cô hướng dẫn thực hiện trước sau đó cho trẻ thực hành Các nhóm lấy nguyên liệu và tiến thực hành chế tạo chiếc máy lọc nước (trẻ xếp các nguyên liệu vào can nước 5 lít). Sau khi cùng nhau làm. Các nhóm sẽ mang chiếc máy của nhóm mình lên, chia sẻ về cách tạo chiếc máy của nhóm, trẻ sẽ thử nghiệm lọc nước bẩn, tất cả các nhóm cùng quan sát và nhận xét về nước sau khi lọc, xem nước từ máy lọc nước của nhóm nào lọc được trong nhất, xem cách các bạn sắp xếp, chế tạo máy lọc nước của từng nhóm và rút kinh nghiệm về cách thực hiện. Sau đó cho trẻ về thực hiện sửa lại chiếc máy của nhóm mình và thử nghiệm lại lần nữa để rút kinh nghiệm. Nếu các nhóm vẫn
- 15 chưa thực hiện được hoàn chỉnh, cô sẽ cho trẻ tếp tục chỉnh sửa cùng trẻ (Việc này được thực hiện trong nhiều ngày) Qua dự án này trẻ hiểu được các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, tác hại của nguồn nước ô nhiễm đối với cuộc sống con người, động vật, thực vật, công nghệ lọc nước và cách giữ gìn nguồn nước không bị ô nhiễm. Trẻ cũng học được kỹ năng tự bảo vệ bản thân không nghịch nước bẩn, không uống nước bẩn, chỉ uống nước đun sối để nguội, rửa tay với dung dịch sát khuẩn. VD: Dự án làm cây thông từ cốc nhựa (Thiết kế để trang trí lớp) Chuẩn bị: Cốc giấy đã qua sử dụng, video về cây thông, keo dính Mục đích: Trẻ biết cách tạo ra một cây thông bằng cách xếp chồng các cốc giấy lên nhau, trẻ biết về cấu tạo hình tháp, để tạo ra sự chắc chắn, biết các nguyên liệu tái chế có thể sử dụng vào những việc có ích, có ý thức bảo vệ môi trường. Thực hiện: Cô cho trẻ xem video về rác thải nhựa, cách tái chế rác thải nhựa, một số sản phẩm làm ra các loại cốc nhựa, cốc giấy tái chế. Cho trẻ nói hiểu biết của trẻ về rác thải nhựa, các tác hại của rác thải với môi trường. Cho trẻ nói các ý tưởng về cách hạn chế rác thải nhựa, cách tái chế rác thải nhựa. Cô cho trẻ xem video về một số sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa, các loại nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng. Gợi ý cho trẻ một số ý tưởng, cô cũng gợi ý cho trẻ sắp đến noel và cho trẻ xem các loại cốc, băng dính, keo cô đã sử dụng. Cho trẻ thảo luận theo từng nhóm để bàn ý tưởng làm một sản phẩm cây thông noel trang trí cho lớp và tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường từ các cốc nhựa, cốc giấy đã qua sử dụng. Cho trẻ vẽ bản vẽ cây thông và trình bày ý tưởng theo từng cá nhân, sau đó các cá nhân trong nhóm sẽ thảo luận và lựa chọn bản vẽ phù hợp nhất để cả nhóm thực hiện. Cho trẻ bắt tay thực hiện tạo cây thông, mỗi nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình và cùng theo dõi xem cây thông của nhóm nào bền nhất để được lâu nhất, chắc chắn nhất. Sau đó các nhóm họp bàn thảo luận rút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân, điểm mạnh, điểm yếu của từng nhóm, để hiểu về nguyên tắc xếp chồng hình tháp và các nguyên tắc giúp đồ vật xếp chồng lên nhau được chắc chắn Ngoài ra tôi còn thực hiện một số dự án khác như: Làm hộp thả bóng từ bìa cát tông, hộp chơi toán từ giấy bìa, kinh khí cầu mini từ đĩa CD Các sản phẩm thực hiện từ các dự án này tôi đều trưng bày để phụ huynh có thể tham quan qua các giờ đón trả trẻ, các bạn lớp khác cũng đến tham quan. Mỗi lần như vậy trẻ đều có thể giới thiệu về sản phẩm của các bạn, của nhóm
- 16 mình, rèn luyện kỹ năng nói trước mọi người, kỹ năng thuyết trình. Khi bố mẹ trẻ đến, trẻ có thể kể cho bố mẹ nghe. Tôi cũng gợi ý cho bố mẹ trẻ hỏi trẻ về các dự án để trẻ trả lời. Thông qua các hoạt động như vậy, tôi nhận thấy trẻ tự tin hơn rất nhiều, suốt quá trình làm dự án, quá trình thiết kế, trình bày ý tưởng, thảo luận, chế tạo, thử nghiệm..gần như lúc nào trẻ cũng phải chủ động thực hiện, phải nói, vô cùng tiện lợi cho việc phát triển đức tính chủ động mạnh dạn, tự tin. Trẻ cũng học được thêm nhiều kỹ năng sống khác như kỹ năng giữ vệ sinh, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, phát triển tư duy, tình cảm giúp trẻ phát triển toàn diện. * Kết quả: Các hoạt động trải nghiệm làm cho trẻ thêm hứng thứ yêu thích đi học, trẻ thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn, tự tin hơn. Trẻ được tham gia trải nghiệm, làm việc nhóm kích thích trẻ hứng thú, phấn khởi đến lớp. Chính vì vậy tỷ lệ chuyên cần hàng tháng lớp tôi đạt 95%-97%. Tạo ra được nhiều các sản phầm cho lớp tạo môi trường lớp học phong phú hơn. 4. Biện pháp 4: Tăng cường giao tiếp giúp trẻ chủ động, mạnh dạn, tự tin trong tất cả mọi hoạt động. Khi nghiên cứu các tài liệu lý luận về xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ, tôi nhận thấy môi trường giáo dục trẻ không chỉ đơn thuần là các điều kiện cơ sở vật chất mà các yếu tố xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý, tinh thần, tình cảm của trẻ. Trẻ sẽ thực sự cảm thấy thỏa mái khi cảm thấy mình được cô giáo, được các bạn yêu thương, được sống trong một môi trường thân thiện, cởi mở theo đúng quan điểm xây dựng trường học hạnh phúc. Một ngôi trường mà cả người dạy người học đều cảm thấy được tôn trọng, yêu thương, gắn kết. Chỉ có như vậy trẻ mới phát triển một cách hiệu quả nhất, toàn diện nhất và trở lên mạnh dạn tự tin. Nếu lúc nào trẻ cũng sợ cô, lo lắng bị cô trách mắng, trẻ sẽ không thể tự tin thể hiện mình ở lớp được. Vì vậy cô giáo có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường tốt nhất để trẻ thỏa mái nhất. Bên cạnh đó để đạt được hiệu quả cao nhất, giáo viên cũng cần giúp trẻ hoạt động chủ động, tích cực giao tiếp với trẻ, tạo ra môi trường giao tiếp gần gũi nhất trong tất cả các giờ hoạt động, từ hoạt động học đến hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động ăn ngủ chăm sóc vệ sinh. Để làm được điều này tôi thực hiện như sau: Tôi quan niệm một cô giáo hạnh phúc mới làm cho nhứng đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc. Một cô giáo bước đến trường trong trạng thái bực tức, khó chịu chắc chắn không thể tổ chức những giờ hoạt động hay càng không nói đến chuyện
- 17 thân thiện, yêu thương trẻ. Vì vậy khi đến lớp tôi luôn có tâm trạng vui vẻ, bước vào lớp là gạt hết những chuyện không vui ở nhà, trong công việc. Giữ gìn đạo đức nhà giáo, tuyệt đối không xâm phạm thân thể trẻ, bạo hành về tinh thần và thể xác trẻ. * Cách thực hiện: Cùng giáo viên ở lớp xây dựng môi trường giao tiếp mẫu mực, lành mạnh để làm gương cho trẻ. Giáo viên phải giữ gìn đúng đạo đức chuẩn mực sư phạm từ lời nói, cử chỉ, hành động. Tuy nhiên mọi việc làm hành động đều phải xuất phát từ trái tim mới thật sự hiệu quả, yêu thương và tôn trọng trẻ, là người mẹ thực sự thứ 2 của trẻ. Giao tiếp với mỗi trẻ trong lớp ít nhất 1 lần trong 1 ngày. Việc giao tiếp, nói chuyện này có thể thông qua mọi giờ hoạt động có thể là gọi trẻ lên phát biểu, nhắc nhở trẻ trong các hoạt động...Nhưng đảm bảo mỗi trẻ được giao tiếp với cô ít nhất 1 lần/1 ngày. Và thực hiện giao tiếp bằng ánh mắt, nhìn vào mắt trẻ khi nói chuyện để truyền tải tình yêu thương nhiều hơn. Thường ở trường mầm non hay xảy ra tình trạng những bạn nhanh nhẹn sẽ được cô gọi nhiều hơn, hay nhờ trẻ giúp đỡ cô lao động...Nhưng chính vì vậy những trẻ đã nhanh nhẹn rồi sẽ càng nhanh nhẹn hơn. Những trẻ hay ngại ngùng, nhút nhát càng ít khi được chú ý quan tâm hơn vì vậy càng nhút nhát hơn. Vì vậy tôi thống nhất cùng các giáo viên trong lớp sẽ đối xử với trẻ một cách công bằng nhất, trẻ nào cũng được trao cơ hội như nhau để phát triển và trở lên mạnh dạn, tự tin nhất có thể. Từ gọi trẻ phát biểu ý kiến, giao nhiệm vụ cho trẻ, chúng tôi đều tạo ra sự công bằng. Bạn nào cũng được nói, bạn nào cũng được làm, nhiều trẻ nhút nhát lúc đầu làm sẽ rất chậm, nhưng tôi nhận thấy sau một thời gian trẻ tiến bộ hơn rất nhiều. Nhờ thường xuyên trò chuyện tâm sự với trẻ giống như một người bạn, nên trẻ cũng rất gần gũi với tôi, trẻ không còn cảm giác sợ sệt, lo lắng mỗi khi cô gọi mà vui vẻ. Nếu bạn này được gọi trong giờ hoạt động học, hoạt động ngoài trời, bạn kia sẽ được cô trò chuyện trong giờ đón trả trẻ... Ngoài ra, ở các lớp khác thường chỉ 1 một bạn lớp trưởng, mỗi tổ chỉ có 1 bạn tổ trưởng nhưng lớp tôi, mỗi tuần thay lớp trưởng và tổ trưởng 1 lần. Qua đó để trẻ thực hành kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, học cách quản lý. Đây cũng là hình thức giúp trẻ hình thành sự mạnh dạn tự tin, dám chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, mạnh mẽ, và bản lĩnh. Đồng thời tôi cùng các giáo viên cùng lớp cũng thống nhất trong lớp sẽ không có nhận xét theo kiểu đúng hay sai, hay con làm thế không được, mà là luôn động viên, khích lệ trẻ mọi lúc, mọi nơi, phân tích để trẻ tự nhận ra nên làm thế nào là tốt hơn, đưa ra nhiều phương án và cho trẻ lựa chọn. Khi cô giáo
- 18 không ngừng khích lệ và động viên trẻ sẽ giúp trẻ cảm thất có động lực để phấn đấu, thể hiện bản thân, bước qua sự rụt rè e ngại, nhút nhát. Khi ngay cả những trẻ yếu nhất cũng cảm thấy mình được trân trọng và đối xử công bằng, trẻ sẽ phấn đấu và trở thành phiên bản tốt nhất của chính trẻ. Trẻ sẽ trở lên mạnh mẽ và tự tin hơn rất nhiều. Luôn công bằng với trẻ, không đối xử phân biệt giàu nghèo, cảm tính. Tôi cũng đưa ra khẩu hiệu đối với bản thân “Hãy luôn giữ trong mình năng lượng của 1 đứa trẻ thì sẽ hiểu trẻ” * Kết quả: Với việc tạo ra một môi trường nơi tất cả trẻ được yêu thương, tôn trọng chia sẻ đã góp phần đưa lớp tôi trở thành một lớp học đoàn kết, mọi thành viên cũng giúp đỡ nhau để tiến bộ. Cả lớp có thể cùng nhau chia sẻ mọi điều, trẻ được tự tin thể hiện bản thân. Trẻ lớp tôi thật sự tư tin hơn qua từng ngày, mạnh dạn thể hiện bản thân. Qua tất cả các hoạt động trong ngày, trẻ đều được cùng cô trò chuyện, giao tiếp. Có những bạn lúc đầu rất rụt rè, nhút nhát, e dè, không dám lại gần cô, khi cô gọi lên, học sinh rất run sợ, nhút nhát, nhưng nhờ kiến trì ngày nào cũng được nói với cô, được cô gọi, trẻ dần quen thuộc, ít rụt rè và thỏa mái khi giao tiếp với cô hơn. Mỗi khi đến lớp trẻ đã biết tíu tít kể chuyện cùng cô, cười nói thỏai mái, mạnh dạn nói trước các bạn và cô giáo. 5. Biện pháp 5: Rèn luyện kỹ năng năng diễn đạt, kỹ năng nói trước đám đông để giúp trẻ chủ động, mạnh dạn, tự tin. Còn một nội dung quan trọng trong số các kỹ năng cần rèn luyện để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đó chính là việc rèn luyện giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, có thể tự tin nói trước đám đông. Đây là một trong nội dung quan trọng giúp trẻ có thể tham gia học tập, làm việc, trở thành những người thành công trong cuộc sống sau này. Nhưng để làm được việc này thật sự không dễ dàng. Rất nhiều người có vốn từ phong phú, có khả năng diễn đạt, phát âm chuẩn nhưng lại không mạnh dạn tự tin nói trước đám đông. Rất nhiều trẻ thuộc bài thơ, câu chuyện nhưng lại không thể đứng lên kể cho các bạn nghe...Trong khi đó, sau này khi ra cuộc sống, tất cả mọi công việc mọi hoạt động đều cần đến giao tiếp, và đặc biệt là phải nói được cho người khác hiểu, phải đứng trước mọi người để nói. * Cách thực hiện: Tập cho trẻ nói trước đám đông. Vào các giờ hoạt động chiều, tôi thường tận dụng để tập cho trẻ nói trước đám đông. Tôi phân công nhiệm vụ mỗi tuần sẽ có một số các bạn phải đứng lên nói một điều gì đó: có thể là kể một câu chuyện, hay kể một điều gì đó cho các bạn nghe (bất kể là điều gì) . Tôi cũng
- 19 thường gợi ý cho trẻ một số chủ đề như kể về 1 chuyện mà con thấy ấn tượng nhất trong tuần, kể về một việc làm con thấy vui nhất...Tôi cũng dặn trước bố mẹ của các bạn được lên nói trong tuần đề phụ huynh cùng con chuẩn bị. Và đặc biệt tất cả các trẻ đều phải nói. Có những trẻ mới đầu rất rụt rẻ, gần như không nói được gì. Tôi động viên, cho trẻ đứng lên trước cả lớp, trò chuyện cùng trẻ, hỏi trẻ, cho trẻ trả lời trước các bạn. Sau đó động viên khen ngợi trẻ kịp thời, để trẻ cố gắng hơn. Tôi thực hiện phân công lần lượt các trẻ nói theo tuần, cứ hết 1 vòng lại quay lại để trẻ nào cũng được nói. Các bạn còn rụt rè có thể học tập các bạn tự tin, các bạn đều được nói để ai cũng được cải thiện kỹ năng nói mạnh dạn tự tin, làm quen với việc đứng trước đám đông và nói. Không chỉ là tập nói, tôi cũng khuyến khích trẻ lên hát, đọc thơ, kể chuyện, tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ cùng các bạn. Đặc biệt là với những trẻ nhút nhát lúc đầu tôi chưa gọi lên biểu diễn 1 mình, mà để trẻ lên đọc thơ, hát biểu diễn cùng nhóm bạn, giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn dần dần. Khi trẻ đã có sự tiến bộ, tôi mới bắt đầu để trẻ lên biểu diễn các tiết mục hát đơn ca, đọc thơ 1 mình. Như vậy giúp trẻ thích nghi dần dần, không bị sợ hãi. Vì nếu ép trẻ quá có thể khiến trẻ càng sợ hãi và run hơn. Tổ chức tốt các hoạt động ngày hội ngày lễ: Một năm học ở trường có rất nhiều ngày hội, ngày lễ. Trẻ rất hào hứng với các hoạt động này. Vì vậy tôi thường lên kế hoạch phối kết hợp với giáo viên ở lớp và các bậc phụ huynh tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ cho các con như: Biểu diễn các bài hát, bài thơ, đóng kịch, cho trẻ lên kể chuyện. Tổ chức các hoạt động trả nghiệm như: Hội thi làm bánh trôi vào tết hàn thực, hội thi cắm hoa vào ngày 8/3, hội thi vẽ tranh tặng mẹ vào ngày 20/10, hội thi làm hoa giấy vào dịp tết nguyên đán. Qua các hoạt động này trẻ được giao tiếp với nhau nhiều hơn cùng phối hợp để chuẩn bị và tham gia. Đặc biệt là vào ngày 20/10 tôi tổ chức cho trẻ 1 buổi với tên gọi “Gửi lời yêu thương” tôi cho trẻ lên chia sẻ tình cảm của mình dành cho bà, cho mẹ, dành tặng các lời chúc dành cho bà cho mẹ, cho cô giáo của mình. Vào dịp tết nguyên đán, tôi tổ chức cho trẻ hoạt động “Những lời chúc tốt đẹp”, trẻ được lên thể hiện những lời chúc tốt đẹp dành cho bạn bè trong lớp, cô giáo. Với các hoạt động được nhà trường tổ chức, tôi cùng các con tập luyện các tiết mục để biểu diễn trước toàn trường. Qua mỗi giờ hoạt động khác nhau, tôi áp dụng những cách khác nhau để cho trẻ được nói, khuyến khích động viên trẻ kịp thời. * Kết quả: Thông qua các hoạt động như trên, trẻ lớp tôi đã mạnh dạn tự tin hơn. Nếu ở các buổi đầu năm học nhiều trẻ gần như không nói được gì trong các giờ hoạt
- 20 động, thì ở các buổi cuối năm trẻ mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều, những trẻ nói ít nhất đã có thể nói được 1 câu chuyện đơn giản. Các hoạt động văn nghệ ở lớp nhiều trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động tham gia. 6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh rèn luyện tính chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ. Việc phối kết hợp với phụ huynh luôn là một công tác vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục. Dù là giáo dục tính mạnh dạn tự tin hay bất cứ một đức tính nào cho trẻ đều cần phải có sự thống nhất giữa giáo viên và phụ huynh. Bên cạnh đó, hàng ngày ngoài thời gian ở cùng cô giáo, trẻ còn có thời gian ở cùng bố mẹ. Bố mẹ mới là những người gần gũi nhất với trẻ, nếu bố mẹ không dành nhiều thời gian cho trẻ, không khí gia đình luôn ngột ngạt, không thỏa mái, bố mẹ không gần gũi với trẻ thì rất khó để một đứa trẻ có thể trở thành một đứa trẻ tự tin. Để làm tốt công tác tuyên truyền tôi cũng tìm một số bài viết có nội dung liên quan đến việc giáo dục trẻ tính mạnh dạn tự tin như: - Tại sao bố mẹ lên dành thời gian trò chuyện cùng con trẻ - Lợi ích của việc bố mẹ chơi cùng con - Bố mẹ chơi cùng con như thế nào là đúng - Cách bố mẹ cùng bé khôn lớn mỗi ngày - Bố mẹ làm gì để giúp bé tự tin hơn mỗi ngày - Làm gì khi con bạn nhút nhát và không tự tin - Một đứa trẻ tự tin có lợi gì. Các bài viết này, tôi gửi lên nhóm zalo dành cho phụ huynh của lớp để phụ huynh có thể đọc và tham khảo và hiểu thêm về lợi ích của việc dành thời gian cho trẻ, trò chuyện và khuyến khích động viên để trẻ tự tin hơn mỗi ngày. + Tôi gửi phụ huynh chương trình học của con, nội dung các bài hát, bài thơ, câu chuyện để phụ huynh phối hợp dạy cho con + Tôi sử dụng mạng Internet tìm một số video về các bài học có trong chương trình để gửi cho phụ huỵnh cho các con xem và học + Tôi đã tổ chức chương trình “Con là đầu bếp trưởng” cho phụ huynh tham gia. Chương trình nhằm mục đích giúp gia đình trẻ có thêm hoạt động ý nghĩa, bố mẹ và các con gắn kết cùng nhau, các con có thêm trải nghiệm về dinh dưỡng, nấu ăn, bố mẹ cũng hiểu hơn về dinh dưỡng của trẻ mầm non, về sở thích ăn uống của con mình. Nội dung chương trình là: Bố mẹ sẽ cùng con vào bếp, hướng dẫn con làm một món ăn bất kỳ, trang trí thật đẹp sau đó chụp ảnh món ăn và gửi lên nhóm zalo của lớp. Món ăn nào đầy đủ chất dinh dưỡng và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 196 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 111 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn