intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động" được hoàn thành với mục tiêu nhằm thực trạng các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non. Xây dựng một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và các chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay bị giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra những trẻ ít vận động còn có khả năng hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Những nghiên cứu của nhà khoa học N.M Selovano và M.IU.Kixchiacovxkaia đã chứng minh trẻ càng thực hiện đa dạng các vận động bao nhiêu thì lượng thông tin được chuyển về não bộ càng nhiều bấy nhiêu và chính điều đó đã thúc đẩy trí tuệ một cách mạnh mẽ. Chế độ vận động của trẻ được tổ chức một cách đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách quan trọng như tính tích cực, tự lực, lòng dũng cảm, tính cẩn thận, trung thực… Thực tế hiện nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ được tổ chức thông qua nhiều hình thức phong phú như hoạt động thể dục, thể dục sáng, trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời…nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự nắm được nhu cầu vận động của trẻ cả về lượng cũng như cường độ vận động cụ thể như việc tổ chức thực hiện phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lứa tuổi, giới tính, mùa trong năm, thời gian trong ngày. Trẻ mầm non lứa tuổi 24 - 36 tháng, quá trình phát triển của cơ thể trẻ vẫn rất mạnh mẽ, chức năng của các tổ chức cơ đang trong quá trình hoàn chỉnh, trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong vận động. Tuy nhiên chức năng của các cơ quan còn chưa hoàn chỉnh dẫn đến trẻ thực hiện vận động còn vụng về, chưa hoàn thiện. Nhưng hoạt động với đồ vật lại là hoạt động chủ đạo. Trẻ học tập qua việc trải nghiệm và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật, đồ chơi xung quanh trẻ. Đặc biệt, qua việc sử dụng trò chơi để phát triển kĩ năng vận động cho trẻ thông qua trò chơi vận động. Chính vì vậy, khi được phân công chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng trong trường thì phát triển vận động là một trong những con đường hình thành kĩ năng vận động cho trẻ rất tốt. Thông qua vận động, trẻ phát triển được các nhóm cơ lớn, phát triển vận động tinh và các tố chất thể lực cần thiết, các trò chơi kèm theo vận động giúp đẩy mạnh sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu. Việc sử dụng trò chơi vận động vào trong quá trình giáo dục trẻ còn tạo được hứng thú, tình cảm của trẻ trong quá trình chơi, để từ đó trẻ lĩnh hội được kiến thức, kinh nghiệm vận động và thái độ cần thiết.
  2. 2 Tuy nhiên, để giúp trẻ phát triển vận động thông qua các trò chơi vận đông thì người giáo viên phải bền bỉ, ân cần, gần gũi trẻ để trẻ hứng thú, tích cực và đạt hiệu quả cao. Vì trẻ còn non nớt, mới làm quen môi trường lớp học tập thể tại trường lớp mầm non cùng các cô và các bạn. Mặt khác, các kỹ năng vận động còn lúng túng, nhút nhát, chưa hợp tác. Xuất phát từ những trăn trở trên, năm học 2022 - 2023 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động”. II. Mục đích nghiên cứu Thực trạng các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non. Xây dựng một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động. III. Đối tượng nghiên cứu Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi (Lớp Nhà trẻ D2). IV. Phạm vi nghiên cứu Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi học tại trường mầm non A thị trấn Văn Điển. V. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. VI. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp quan sát, đàm thoại.
  3. 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Trò chơi vận động thuộc loại trò chơi có luật. Trò chơi vận động là sự phối hợp giữa các thao tác vận động và một số vận động cơ bản. Trò chơi vận động là trò chơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế. Trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non thường là những trò chơi có chủ đề. Những chủ đề của trò chơi thường được phản ánh về các hiện tượng thiên nhiên, xã hội, các hành động của con vật. Do đó, trò chơi vận động mang tính hiện thực. Đối với trẻ mầm non, kĩ năng vận động là mức độ tiếp thu kĩ thuật vận động thể hiện ở sự tập trung chú ý vào các thao tác của bài tập, các thao tác vận động chưa nhuần nhuyễn, chưa liên tục, chưa đảm bảo độ bền vững, dễ dàng bị mất đi nếu không được ôn tập nhiều lần. Phát triển kĩ năng vận động cho trẻ cần trải qua 3 giai đoạn : Hình thành kĩ năng vận động đầu tiên, ôn luyện kĩ năng vận động và hoàn thiện kĩ năng vận động, ổn định kĩ năng. Theo Chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu giáo dục thể chất của nhà trẻ là: - Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. - Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. - Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi. - Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng). - Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay. - Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ: ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau: Vận động phải phù hợp với từng độ tuổi, làm sao gây được hứng thú cho trẻ. Các vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. Các loại trò chơi vận động với luật lệ đơn giản, được sử dụng với nhiều hoạt động khác nhau mà phần lớn là các động tác tự nhiên, tiến hành ngoài trời hay trong phòng thể chất nên có ảnh hưởng rất tốt đối với cơ thể của trẻ mầm non về sức chịu đựng môi trường, hoàn cảnh. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Mô tả thực trạng: Trường mầm non A Thị Trấn Văn Điển có bề dày đạt được nhiều thành tích cao như: Liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố, cờ thi đua dẫn đầu Thành phố năm 2013 – 2014; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014; Bằng khen của UBND Thành phố năm 2015, 2021; Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018.
  4. 4 Năm học 2022 - 2023 tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp Nhà trẻ D2 cùng với 2 đồng chí giáo viên có trình độ trên chuẩn. Số trẻ tại lớp là: 38 cháu, trong đó 22 cháu nam, 16 cháu nữ. Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định được việc khảo sát kỹ năng vận động cơ bản ở trẻ là việc làm rất cần thiết. Dựa vào mục tiêu vận động của trẻ 24 - 36 tháng, tôi đã phối hợp cùng giáo viên trong lớp tiến hành khảo sát các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ và thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ TT Mục tiêu vận động Tổng Đầu năm tháng 9/2022 cơ bản số trẻ Đạt Tỉ lệ% Chưa đạt Tỉ lệ% Đi trong đường hẹp có 1 38 20 53 % 18 47 % mang vật trên tay 2 Bò để giữ vật trên lưng 38 21 55% 17 45% Biết lăn và bắt bóng với 3 38 11 29% 27 71% người khác 4 Xếp tháp lồng hộp 38 16 42% 24 58% Tung bắt bóng với 5 người khác ở khoảng 38 11 29% 27 71% cách 1m Ném vào đích nằm 6 38 12 32% 26 68% ngang xa 1-1,2m Làm được một số việc 7 38 17 45% 21 55% tự phục vụ đơn giản. Qua khảo sát tôi nhận thấy rằng mục tiêu cân đi trong đường hẹp có mang vật trên tay, bò để giữ vật trên lưng của trẻ tương đối tốt. Còn mục tiêu vận động cơ bản: Làm được một số việc tự phục vụ đơn giản và xếp tháp lồng hộp của trẻ cũng bước đầu thực hiện được. Một số các mục tiêu khó như: Biết lăn và bắt bóng với người khác, tung và bắt bóng với người khác ở khoảng cách 1m, ném vào đích nằm ngang trẻ thực hiện còn yếu. 2. Thuận lợi: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, cũng như sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn, để trẻ có môi trường hoạt động thoáng mát, sạch sẽ, đủ phòng học riêng cho từng nhóm từng độ tuổi. Giáo viên trong lớp đoàn kết, tâm huyết với nghề, biết cùng nhau đưa ra các biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ. Đa số phụ huynh nhiệt tình, chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà để phối hợp phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ.
  5. 5 Trẻ ngoan, đi học đều. Nhờ vậy, tôi có thể dễ dàng khảo sát được tính hiệu quả của trò chơi đó để phát triển kỹ năng vận động cho trẻ. 3. Khó khăn: Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi vận động còn ít, chưa phong phú. Giáo viên tại lớp đôi khi chưa chủ động phát huy sáng tạo trong việc thiết kế các trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ. Các bài tập, trò chơi cũ nội dung chưa phong phú không thu hút được sự tập trung chú ý và hứng thú của trẻ. Sự phát triển của trẻ trong cùng một lớp không đồng đều, khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn chưa cao. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh tự rút ra khỏi trò chơi nếu không còn hứng thú. Trong lớp còn một số trẻ rụt rè nhút nhát và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, ít có cơ hội được rèn luyện nên lười vận động. Đồ chơi phục vụ cho các trò chơi còn ít, chưa phong phú. III: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và đề tài phát triển, tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ. Xác định được mục tiêu giáo dục thể chất cần đạt với trẻ lớp nhà trẻ trong năm học 2022 - 2023. Có kế hoạch cụ thể để thực hiện từng bước nhằm đạt được mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ. Cách làm cũ: Giáo viên phát triển vận động cho trẻ, trọng tâm là hoạt động chơi tập. Cách làm mới: Giáo viên chú trọng sử dụng trò chơi vận động - một phần trong hoạt động giáo dục thể chất để phát triển vận động đã xây dựng được biểu mẫu đánh giá có tiêu chuẩn, tiêu chí, biểu hiện và thang đo cụ thể. - Nghiên cứu kế hoạch giáo dục và mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng năm học 2022 - 2023 của nhà trường và của khối nhà trẻ. - Nghiên cứu đặc điểm phát triển trẻ nhà trẻ về thể chất và các yếu tố liên quan. - Dự kiến các kĩ năng vận động có thể hình thành thông qua việc sử dụng trò chơi vận động. - Xây dựng kế hoạch lựa chọn sắp xếp các trò chơi vận động thông qua các hoạt động (Phụ lục 1). - Sự phát triển vận động của trẻ 24 - 36 tháng được diễn ra trên cơ sở của những vận động đi. Vai trò điều chỉnh vận động của trẻ ở lứa tuổi này ngày 1 tiến bộ và sẽ tốt hơn, các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng
  6. 6 hơn. Trẻ có cảm giác thường xuyên đòi hỏi thay đổi vận động, trẻ không giữ được mình trong tư thế yên tĩnh, cần phải luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi. Vì vậy, các kĩ năng vận động cần hình thành cho trẻ gồm kĩ năng thực hiện vận động đi, chạy, nhảy, thăng bằng, bò, ném, lăn. - Dự kiến môi trường hoạt động và cách thức triển khai hoạt động cho trẻ. - Xây dựng biểu mẫu kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của trẻ sau mỗi hoạt động(Phụ lục 2). 1.1. Công tác chuẩn bị đồ dùng trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động: Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung chơi. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi vận động nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi. Hình ảnh minh họa số 1 (Phụ lục 3) 1.2. Địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi: Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực. Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Chính vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Ô tô và chim sẻ”, “Bóng tròn to”; “Mèo và chim sẻ”. Việc chuẩn bị địa điểm phù hợp để tổ chức các trò chơi vận động và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các cho vận động. Sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn giúp cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động một cách thoải mái, trẻ ghi nhớ trò chơi được lâu hơn và trẻ rất hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động. Hình ảnh minh họa số 2 ( Phụ lục 3) 1.3. Hình thức tổ chức các trò chơi vận động: Bước 1: Hướng dẫn trò chơi
  7. 7 Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến nội dung chơi, giới thiệu các hành động chơi và phổ biến luật chơi cho trẻ. Trò chơi cũ thì cô gợi ý trẻ nhắc lại tên trò chơi, cách chơi. Bước 2: Theo dõi quá trình chơi Nếu là trò chơi mới, sau khi hướng dẫn trò chơi cô tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm, cô theo dõi trẻ chơi. Đối với những trò chơi có hành động chơi, luật chơi phức tạp thì cô có thể chơi cùng trẻ 1 - 2 lần (Nhất là để gây hứng thú cho trẻ). Nếu là trò chơi cũ thì sau khi nhớ lại nội dung, luật chơi cô phân nhóm trẻ để trẻ tiến hành chơi. Cô theo dõi trẻ chơi đúng luật hay không, theo dõi thái độ của trẻ với nhau. Cô kịp thời khen ngợi, động viên trẻ. Nếu trẻ chơi sai luật thì khi chơi xong một lượt cô gợi ý cho các bạn nhận xét, trên cơ sở đó cô giúp trẻ nhớ lại luật chơi để thực hiện cho đúng. Bước 3: Nhận xét sau khi chơi Cô giáo căn cứ vào luật chơi để đánh giá khả năng chơi của trẻ. Thái độ chấp hành luật chơi, thái độ chơi với bạn trong khi chơi, thái độ của trẻ đối với trò chơi. Tùy thuộc vào lứa tuổi cô lựa chọn hình thức nhận xét cho phù hợp. Cô động viên khen ngợi trẻ dưới dạng xác nhận để trẻ nhớ và khẳng định luật chơi, thích tham gia chơi. Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình Giáo dục mầm non mới, giáo viên có thể tổ chức trò chơi cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau: + Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều. + Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời. + Trong các giờ hoạt động học. 1.4. Lồng ghép, tích hợp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ: Nhằm phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động kể trên là một trong những biện pháp vô cùng hiệu quả. Dưới đây, nghiên cứu sẽ trình bày cụ thể cách sử dụng trò chơi vận động trong từng hoạt động cụ thể: * Hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, tôi đã lựa chọn các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi: “Trời nắng trời mưa”, “Bóng tròn to”... Khi tổ chức các trò chơi tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia để tạo sự gắn bó đoàn kết, tạo sự thân thiện giữa các bé với nhau. Hình ảnh minh họa số 3 ( phụ lục 3 ) * Hoạt động góc: Nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp: “Chơi thú nhún, bập bênh”, “Chơi với đất nặn”, “Chơi cài cúc áo, kéo khóa áo”, “Chắp ghép hình”, “Xếp chồng hộp”, “Luồn dây”, “Xâu vòng”…
  8. 8 Hình ảnh minh họa số 4,5 ( phụ lục 3 ) * Hoạt động học (chủ yếu diễn ra trong lớp) Hoạt động phát triển vận động: Thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và ôn một vận động cũ, nên giáo viên cần tổ chức vận động cũ cho trẻ thông qua trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố chất nhanh, khéo, luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. Đồng thời phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. * Hoạt động nhận biết tập nói; làm quen văn học; tạo hình: Khi lựa chọn trò chơi cần đáp ứng tiêu chí sau: + Nhằm phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. + Cung cấp cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi. + Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. * Giờ hoạt động chiều, đón và trả trẻ: Nên lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhẹ nhàng như trò chơi: “Nu na nu nống”, “Tập tầm vông”, “Bắt bướm”, chơi với các hình và màu, các khối xếp chồng, luồn dây, xâu vòng. Hình ảnh minh họa số 6,7 (phụ lục 3 ) * Kết quả:Với cách sắp xếp các trò chơi phù hợp từng tháng theo chủ đề. Tôi đã tiến hành tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đó trong các hoạt động của trẻ trong ngày. Qua đó, tôi nhận thấy trẻ rất thích thú và hăng hái tích cực tham gia vào các hoạt động. 2. Biện pháp 2: Sáng tác, sưu tầm các trò chơi vận động mới và sáng tạo đồ dùng, đồ chơi dạy học, sáng tác lời ca, lời thơ để kích thích hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi vận động 2.1. Sáng tác, sưu tầm các trò chơi vận động mới: Cách làm cũ: Giáo viên thường sử dụng các trò chơi vận động trong tuyển tập các bài tập giáo dục thể chất theo từng độ tuổi để sử dụng cho trẻ kết hợp với trò chơi vận động. Cách làm mới: Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, sưu tầm, sáng tạo các trò chơi vận động như đã trình bày trong các ví dụ. Để trẻ không bị nhàm chán bởi các trò chơi cũ chơi nhiều lần, tôi đã sưu tầm và lựa chọn những trò chơi với những hình thức mới giúp trẻ hứng thú tham gia các trò chơi vận động. Ví dụ trò chơi 1: Tia nắng sắc màu Mục đích: Trò chơi phát triển kĩ năng cử động của bàn tay và các ngón tay. Chuẩn bị: 25 tấm bìa có vẽ hình mặt trời và các tia nắng màu sắc. Trên các đường tia nắng có cắt dán ống hút màu tương ứng, 25 rổ đựng len các loại màu tương ứng, nhạc nhẹ không lời.
  9. 9 Cách chơi: Giáo viên phát cho mỗi trẻ 1 tấm bìa và 01 rổ đựng len mùa. Nhiệm vụ của trẻ là thực hành xâu những sợi len qua các ống hút có màu sắc tương ứng. Luật chơi: Trẻ xâu len đúng màu tương ứng sẽ được thưởng 01 tràng vỗ tay, trẻ xâu chưa đúng sẽ phải xâu lại. Trẻ thực hiện đúng kĩ thuật động tác được thưởng 01 tràng vỗ tay, trẻ thực hiện không đúng sẽ phải thực hiện lại. Ví dụ trò chơi 2:Kiến về tổ Mục đích: Trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bò bằng bàn tay và cẳng chân, khả năng phối hợp theo nhóm khi chơi trò chơi “Kiến về tổ”. Cách chơi: Bạn đóng làm đầu kiến sẽ đội mũ kiến và được bò bằng cả bàn tay cẳng chân, bạn làm thân kiến chỉ được bò bằng cẳng chân, tay còn lại ôm vào bạn đầu kiến. Luật chơi: Sau khi nhạc kết thúc, các chú kiến của đội nào về đích trước sẽ giành chiến thắng. Ví dụ trò chơi 3: Đuổi bắt bóng Mục đích: Trò chơi nhằm phát triển cơ của bàn tay và sự linh hoạt phản xạ khi nhặt bóng. Chuẩn bị:5-6 quả bóng nhựa. Cách chơi: Cho trẻ ở tư thế đang đứng trên sàn nhà. Cô lăn 5 - 6 bóng lăn về các phía trước và hô : “Một- hai- ba”. Hô đến “ba”, tất cả trẻ phải chạy nhanh nhặt bóng cho cô. Cô lại tiếp tục lăn đi theo một hướng khác. Để khiến trẻ thích thú chơi, khi trẻ sắp nhặt được bóng, cô vừa vỗ tay vừa nói: “Nhanh lên! Nhanh lên! Nhanh lên!”. Luật chơi: Bạn nào nhặt bóng nhanh và được nhiều sẽ giành chiến thắng. Ví dụ trò chơi 4: Ai đi nhẹ hơn Mục đích: Trò chơi nhằm phát triểnvận động tinh để trẻ phải điều khiển hoạt động của mình để bước đi thật nhẹ. Cách chơi: Trẻ đi cùng cô, cô nói với trẻ: “Bây giờ chúng mình cùng thi đua xem ai biết đi thật nhẹ nhé!”. Cô làm mẫu đi bằng đầu bàn chân, trẻ cố gắng đi thật nhẹ nhàng trên đầu bàn chân theo cô. Sau đó, cô đi sang một phía và nói: “Bây giờ các con chạy lại với cô nào” bé chạy về đứng xung quanh cô. Lưu ý: Cô cần sửa một số lỗi của bé khi đi như: Bé hay so vai, rụt cổ, cong lưng. Luật chơi: Bạn nào chạy thật nhẹ, không phát ra tiếng chân sẽ chiến thắng. Ví dụ trò chơi 5: Cò bắt cá Mục đích: Củng cố vận động nhảy lò cò, phát triển cơ chân. Chuẩn bị:+1 vòng tròn làm ao to + Cá gấp thả vào ao + 4 vòng tròn nhỏ làm tổ cò, tổ cò có từ 3 đến 5 trẻ
  10. 10 +Bài hát “Thật đáng chê lời 2” Cách chơi: Chơi theo nhóm, khi trời tối trẻ làm cò sẽ về tổ ngủ, khi trời sáng trẻ bay ra khỏi tổ đến cạnh ao lấy tay gắp cá ở trong ao và nhảy lò cò về tổ. Tổ nào bắt được nhiều các hơn sẽ giành chiến thắng. Luật chơi: Khi bắt cá trẻ phải co một chân lên và không dẫm lên vạch ao, trò chơi bắt đầu và kết thúc bằng một bản khạc, tổ nào bắt được nhiều cá hơn tổ đó giành chiến thắng. *Kết quả: Tôi đã sáng tác được 12 trò chơi phát triển vận động, sưu tầm và lựa chọn được 32 trò chơi vận động đưa vào để tổ chức trong các hoạt động cho trẻ. Các trò chơi đã thực sự lôi cuốn hấp dẫn trẻ, để trẻ hứng thú và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động.Trẻ thấy rằng mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. 2.2. Sáng tạo đồ dùng, đồ chơi dạy học, sáng tác lời ca, lời thơ giúp trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi vận động: Cách làm cũ: Trò chơi vận động cho trẻ chủ yếu là các trò chơi tay không hoặc các trò chơi sử dụng tận dụng những đồ dùng, đồ chơi trong lớp Cách làm mới: Giáo viên tận dụng những đồ dùng có sẵn để biến chúng thành một trò chơi mới thú vị hơn. Ngoài ra, giáo viên cũng sáng tạo, tự làm ra các bộ đồ dùng mới phục vụ cho hoạt động chơi vận động ở trẻ. - Chuẩn bị nguyên vật liệu: Vật liệu làm đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, bên cạnh những gì nhà trường đã trang bị, ngay từ đầu năm học tôi đã huy động các phụ huynh học sinh cùng nhau đóng góp cho “Quỹ vật liệu” của lớp. Nguyên vật liệu để làm đồ chơi có thể sưu tầm dễ dàng như: Lốp xe ô tô, ống nước, ống tre (trúc). Khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế cần chú ý lựa chọn vật liệu sạch sẽ, an toàn và phải được rửa sạch, phơi khô. Không dùng các nguyên vật liệu sắc nhọn dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ. - Chuẩn bị dụng cụ: Mỗi giáo viên trước khi làm đồ chơi cần có một bộ đồ dùng để làm như: Kéo, dây thép, cưa, dao, dập gim, dập lỗ, ghim và kẹp, hồ và keo dán, bút lông và màu vẽ, băng keo các loại, ... Sau khi đã có ý tưởng về trò chơi, cách chơi, luật chơi, giáo viên lựa chọn vật liệu, cần tiến hành vẽ hình và nghiên cứu các chi tiết cấu trúc đồ chơi sao cho phù hợp, vẽ các bộ phận hoặc cắt các bộ phận, tiếp đến là điểm màu, ghép hình và thực hiện. - Thực hiện và lắp ráp: Tạo hình các bộ phận chính, tạo hình các chi tiết nhỏ, sau đó lắp ráp đến từng bộ phận chính với các chi tiết nhỏ riêng lẻ. Ví dụ:Con đường ngoằn ngoèo + Nguyên vật liệu: Tấm nhựa, xốp màu, keo.
  11. 11 + Cách làm: Vẽ hình con đường ngoằn ngoèo lên tờ giấy sau đó căn hình vào tấm nhựa và cắt tấm nhựa theo hình vẽ rồi dùng xốp màu dán lên mặt trên con đường vừa cắt để tạo thành con đường màu xanh lá cây và bên trên cắt cỏ, hoa trang trí cho con đường thêm đẹp. - Thử nghiệm đồ dùng và điều chỉnh hoàn thiện: Sau khi làm xong đồ dùng, dụng cụ, tôi tiến hành thử nghiệm để tìm ra điểm hạn chế sau đó lên phương án hoàn thiện để đồ dùng, dụng cụ đạt hiệu quả sử dụng cao nhất trong giờ học. - Đưa vào thực tiễn dạy học cho trẻ: Với những đồ dùng đã chuẩn bị cho hoạt động, tôi tiến hành cho trẻ chơi trò chơi vận động kết hợp với đồ dùng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của giờ học, đáp ứng tối đa mục tiêu giáo dục đề ra. Hình ảnh minh họa 8,9,10 (phụ lục 3) Ngoài ra tôi còn sáng tạo lời ca, lời thơ cho trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề sự kiện theo từng tháng để gây hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động. Ví dụ: Để cho trẻ chơi trò chơi dân gian : “Dung dăng dung dẻ” tôi thay đổi lời ca trò chơi như sau: Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Phố xá đông vui Bé ơi nhớ nhé Đèn xanh được đi Vàng thì chậm lại Đèn đỏ bé nhớ Mau dừng lại ngay! Hay trò chơi “Lộn cầu vồng”, “ Tập tầm vông” tôi đã thay đổi lời của trò chơi: Lộn cầu vồng Tập tầm vông Nước trong, nước chảy Tay đàng phải Các bạn nam giỏi Tay đàng trái Các bạn gái tài Tập tầm vó Cùng nhau thi đua Tay nào có Tham gia học tập Tay nào không Tay nào phồng Tay nào đẹp Sau khi sáng tạo lời ca, lời hát tôi dạy trẻ học thuộc lời ca, lời đồng dao. Các trò chơi vận động nhằm phát triển về các cơ tay, cơ chân, đều có lời ca, lời hát, đồng
  12. 12 dao kèm theo khi trẻ chơi trẻ vừa hát vừa chơi khiến cho không khí của trò chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. * Kết quả: Tôi cùng giáo viên trong lớp đã làm được 30 đồ chơi, đồ dùng sáng tạo phục vụ trò chơi vận động giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào các trò chơi vận động. Với việc sử dụng thơ, đồng dao, ca dao trong khi tổ chức các trò chơi vận động trẻ đã được lôi cuốn một cách tự nhiên vào trò chơi vận động, trẻ hứng thú một cách chủ động không bị gò bó hay ép buộc. Và tôi đã đưa được 11 bài thơ, đồng dao, ca dao vào các trò chơi để dạy trẻ và để tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ. 3. Biện pháp 3: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng rèn luyện, phát triển kỹ năng vận động cho trẻ Cách làm cũ: Chủ yếu thông qua cách trao đổi trực tiếp trong giờ đón - trả trẻ đối tượng là PHHS khác nhau như: ông, bà, cô, dì, chú, bác trong gia đình không trực tiếp là bố mẹ trẻ. Cách làm mới: Giáo viên tận dụng sức mạnh lan tỏa của công nghệ thông tin truyền thông trong dạy học như sử dụng FB, zalo, youtube trong tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ. Cha mẹ trẻ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của trẻ. Sự tham gia của cha mẹ trẻ là vô cùng quan trọng đối với quá trình học tập của trẻ ở trường mầm non, vì cha mẹ trẻ là người hiểu con mình nhất, nên họ có thể cung cấp cho giáo viên những thông tin quí giá về trẻ như: Sở thích, thói quen, khả năng tiếp thu, khả năng vận động… * Cách tiến hành: Hàng ngày, thông qua hoạt động đón trẻ trẻ tôi trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ về kỹ năng vận động của con. Ngoài ra, tôi tuyên truyền với phụ huynh qua bảng tuyên truyền ở phía ngoài lớp học về kế hoạch hoạt động giáo dục của từng tháng, dán một số bức ảnh về các hoạt động của trẻ ra bảng để phụ huynh xem, trao đổi và nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nước sát khuẩn, đeo khẩu trang. Tôi và các giáo viên cùng lớp đã xây dựng 15 video hướng dẫn trẻ các vận động cơ bản và trò chơi vận động để gửi lên zalo nhóm lớp cho phụ huynh hướng dẫn trẻ tại nhà. Hình ảnh minh họa 11,12 ( phụ lục 3 ) Đĩa một số video minh chứng Tuyên truyền qua trang web của nhà trường, qua zalo, nhóm lớp về các hoạt động của trẻ tại trường, lớp.
  13. 13 Đối tượng PHHS trực tiếp là cha mẹ của trẻ có điện thoại thông minh có thể nắm bắt được nội dung mà cô giáo đã tuyên truyền nottj cách kịp thời và đạt được hiệu quả tốt nhất. *Kết quả: Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và cha mẹ trẻ nên tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn và tự tin, nhanh nhẹn và có thể lực tốt, tích cực tham gia các trò chơi, các hoạt động. Phụ huynh rất tích cực tương tác với giáo viên thông qua zalo nhóm lớp.
  14. 14 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau thời gian áp dụng: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua trò chơi vận động” với sự nỗ lực của bản thân, được sự ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh tôi đã thu được những kết quả sau: *Đối với trẻ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, thu hút trẻ vào các trò chơi phát triển vận động. Các kỹ năng vận động của trẻ được nâng cao và tiến bộ rõ rệt cụ thể như sau: Bảng khảo sát các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ TT Mục tiêu vận động Tổng Đầu năm Cuối năm cơ bản số trẻ Đ % CĐ % Đ % CĐ % Đi trong đường hẹp 1 38 20 53 18 47 36 95 2 5 có mang vật trên tay Bò để giữ vật trên 2 38 21 55 17 45 35 92 3 8 lưng Biết lăn và bắt bóng 3 38 11 29 27 71 33 87 5 13 với người khác 4 Xếp tháp lồng hộp 38 16 42 24 58 37 97 1 3 Tung bắt bóng với 5 người khác ở 38 11 29 26 71 36 97 2 3 khoảng cách 1m Ném vào đích nằm 6 ngang xa 38 12 32 26 68 35 92 3 8 1-1,2m Làm được một số 7 việc tự phục vụ đơn 38 17 45 21 55 37 97 1 3 giản. - Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, năng động , tự tin, khéo léo. - Trẻ có sức khỏe và sự dẻo dai khi tham gia các hoạt động. - Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động. - Trẻ biết cách chơi các trò chơi vận động. *Đối với phụ huynh: - Phụ huynh thấy rõ con mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin thích đi học, yêu trường, yêu lớp, yêu cô, yêu bạn bè. Đặc biệt thấy con có nhiều kỹ năng tốt rất cần thiết cho cuộc sống từ đó phụ huynh tin tưởng và yên tâm khi cho con đi học.
  15. 15 - Nhiệt tình ủng hộ lớp những nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc học tập của các con: hộp, giấy, bìa mầu, dạ, bút…. * Đối với giáo viên: - Bản thân tôi được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm dạy trẻ qua môn học và các hoạt động, được nâng cao trình độ chuyên môn qua nghiên cứu các nguồn tài liệu. Tôi có thêm nguồn tư liệu, thêm các bài tập phát triển vận động, các trò chơi trong các hoạt động. - Làm thêm được nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho hoạt động phát triển thể chất, chủ động lựa chọn, bổ sung thêm được các trò chơi phù hợp với độ tuổi mình phụ trách, phù hợp với chủ đề sự kiện trong năm học để dạy trẻ, nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ.
  16. 16 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận: Để phát triển tốt triển kỹ năng vận động cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng ở trường mầm non thông qua các trò chơi vận động chúng ta phải làm tốt các nội dung sau: - Giáo viên cần tích cực học tập trau dồi kiến thức để tích lũy được nhiềukinh nghiệm từ đó đưa ra các biện pháp, phương pháp, đồ dùng giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất. Phải không ngừng sáng tạo và thiết kế để tìm ra những hình thức phù hợp với nội dung hoạt động phát triển vận động. Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu bổ sung các đồ dùng và trang thiết bị đầy đủ để phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và công tác phát triển thể chất cho trẻ nói riêng. Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, thường xuyên trao đổi thông tin của trẻ để phụ huynh nắm bắt, từ đó thống nhất các biện pháp để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ. Luôn gần gũi với trẻ và hiểu trẻ đang cần gì và muốn gì, tạo cho trẻ cơ hội được học và chơi một cách thật sự, và cho trẻ được thỏa sức sáng tạo cùng cô và các bạn. II. Khuyến nghị, đề xuất: Để trẻ 24 - 36 tháng có kỹ năng vận động tốt ở trường mầm non, ngoài việc giáo viên cố gắng và rèn luyện nâng cao trình độ tôi xin có một số khuyến nghị sau: - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì tiếp tục tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn, các giờ kiến tập cho giáo viên để chúng tôi được tham dự học tập về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất. Ban giám hiệu tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho lớp, tài liệu về các phương pháp giáo dục mới. - Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc phát triển kỹ năng vận động trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp bổ sung góp ý để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày tháng 4 năm 2023 Xác nhận của thủ trưởng Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi viết, không copy hay sao chép ý tưởng của cá nhân nào. Nếu có gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người viết Nguyễn Thị Thanh Loan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2