intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện trong trường mầm non " được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện trong trường mầm non

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON MINH CHÂU BÀI THUYẾT TRÌNH Đề tài: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện trong trường mầm non Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyên
  2. Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích, thành những con người mới.Một trong ba mục tiêu của cải cách giáo dục nước ta là : Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thể hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, Người lao động làm chủ tập thể, Phát triển toàn diện nhân cách con người. Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là công cụ của sự tư duy. Trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức những sự vật,hiện tượng xung quanh. Chính vì vậy ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn bộ nhân cách cho trẻ mà ngôn ngữ lại phát triển tốt ở hoạt động kể chuyện. Kể chuyện cho trẻ nghe hay dạy trẻ kể chuyện giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn từ phong phú đa dạng. Giúp trẻ nói sõi, nói chuẩn tiếng Việt,khả năng nói sõi giúp trẻ giúp trẻ diễn đạt ngôn ngữ được mạch lạc,rõ ràng hơn. Trẻ mới học nói còn nói ngọng, nói chưa đủ, chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt của trẻ chưa được mạch lạc rõ ràng. Trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý tham gia hoạt động. Do vậy là giáo viên dạy trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tôi nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau đây: 1. Thuận lợi Giáo viên chúng tôi có niềm đam mê với nghề,yêu thương trẻ.Vì vậy chúng tôi luôn tìm tòi,học hỏi để tìm ra những biện phát tốt nhất giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ Nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp chúng tôi hoàn thành tốt công việc
  3. Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng chuyên môn. Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất,các phương tiện dạy học hiện đại Đó là những thuận lợi bên cạnh đó tôi cũng gặp không ít những khó khăn sau đây: 2. Khó khăn Nhận thức của trẻ chưa đồng đều, nhiều trẻ nói chưa sõi, còn rụt rè,nhút nhát Lớp học đông,nhiều trẻ hiếu động không có nề nếp.Vì mới bắt đầu đi học nên nhiều trẻ còn quấy khóc,chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, Trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp thành câu. 3. Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong hoạt động kể chuyện 3.1. Biện pháp 1: Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến. - Việc đổi mới hình thức dạy học là rất cấp thiết, làm thế nào để 1 tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn trẻ. Để trẻ có thể sáng tạo cũng như hòa mình vào nhân vật thì việc đầu tiên là cô phải đổi mới phương pháp dạy học. Không còn việc cô ngồi im kể chuyện cho trẻ nghe xong hỏi trẻ nữa mà có thể kết hợp kể chuyện cùng với trẻ bằng nhiều hình thức lấy trẻ làm trung tâm để trẻ được trải nghiệm cũng như hòa mình vào nhân vật trong câu truyện bằng nhiều hình thức khác nhau như: Kể chuyện sáng tạo, bé kể chuyện cùng cô, đóng kịch,hoạt động nhóm…Đổi mới tư duy đổi mới hình thức để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
  4. 3.2. Biện pháp 2: Gây hứng thú, thu hút trẻ vào hoạt động thông qua đồ dùng, đồ chơi. Qua thực tế và tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của trẻ từ 24-36 tháng tuổi là lối tư duy trực quan hình tượng, nên tôi đã sáng tạo làm nhiều loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng nội dung câu chuyện cần kể, để giới thiệu cho trẻ, giúp cho trẻ có những cảm xúc và những ấn tượng tốt về đồ vật, sự vật đó. Tôi đã tận dụng những đồ dùng phế thải qua đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh thẩm mĩ làm đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động. Ví dụ: Tôi đã dùng bìa cứng, xốp, giấy màu, hộp, chai, lọ, nhựa, vải bông, len vụn, các hột, hạt khéo léo cắt tỉa, khâu tạo thành những nhân vật rối dẹt, rối que, rối tay, dùng xốp gọt tỉa tạo thành các nhân vật để làm đồ dùng trực quan giới thiệu cho trẻ. Làm rối bằng giấy dạ.
  5. Việc sáng tạo nhiều đồ dùng,đồ chơi gây hứng thú cho trẻ từ đó giúp trẻ vui vẻ và phát triển tốt vốn từ của mình.
  6. 3.3. Biện pháp 3: Gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động qua các thủ pháp nghệ thuật. Ngoài biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi, thì việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, giọng kể để trẻ làm quen với các tác phẩm trong câu chuyện là rất cần thiết để trẻ có thể hứng thú tham gia hoạt động từ đó phát triển vốn từ cho trẻ.
  7. 3.4. Biện pháp 4: Gây hứng thú thông qua các trò chơi . Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi nghe cô kể chuyện tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung của các câu chuyện tôi chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “Chơi mà học, học mà chơi”. Ví dụ trong truyện “ Đôi bạn tốt” tôi cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng con Vịt. Các con lắng nghe cô nói tư thế của con Vịt sau đó chúng mình tạo dáng theo yêu cầu của cô.
  8. Thông qua các trò chơi giúp trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp cùng cô và các bạn từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ của mình hơn. 3.5. Biện pháp 5: Gây hứng thú giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua các phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin. Hoà nhập cùng cả nước đưa công nghệ thông tin vào trường học nói chung, bậc học mầm non nói riêng. Nên khi tổ chức hoạt động kể chuyện tôi có kết hợp với công nghệ thông tin như máy tính, tivi, máy chiếu,…Tôi còn sưu tầm lựa chọn các loại hình ảnh phù hợp với nội dung của từng câu chuyện để trẻ có thể hoạt động và hứng thú hơn khi tham gia hoạt động, từ đó trẻ có thể khám phá cũng như phát triển ngôn ngữ của mình.
  9. 4.Kết quả đạt được Nhờ các biện pháp phát triển ngôn ngữ trên tôi đã đạt được kết quả sau một thời gian áp dụng như sau:
  10. Về giáo viên : Chúng tôi phát triển năng lực của mình cũng như phát triển tốt khả năng tổ chức hoạt động cho trẻ + Tôi được phụ huynh tin tưởng hơn vì thấy con của mình tiến bộ hơn + Tôi được nhà trường công nhận là giáo viên dạy giỏi năm học 2022- 2023 Về phía trẻ sau thời gian áp dụng biện pháp tôi nhận thấy trẻ đã đã được thành tích như sau: + Trẻ thích được đi học, không quấy khóc + Nhận thức trẻ được đồng đều hơn + Trẻ nói sõi hơn, nói được nhiều câu hơn, khả năng giao tiếp của trẻ với cô trở nên tốt hơn.
  11. Bài thuyết trình của tôi đến đây là kết thúc xin trân thành cảm ơn ban giám khảo đã chú ý lắng nghe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2