intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi thông qua hoạt động dạy thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi thông qua hoạt động dạy thơ" nhằm giúp trẻ giải đáp được những thắc mắc hàng ngày, cần phải quan tâm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi thông qua hoạt động dạy thơ

  1. 1 Phần I: Đặt vấn đề Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy thơ là một biện pháp mang lại hiệu quả cao. Thơ là thể loại rất gần gũi với trẻ, Thơ có vần, điệu nên trẻ rất thích, dễ thuộc, dễ nhớ vì thế thơ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, thông qua các hoạt động nghe đọc thơ, dạy trẻ đọc thơ giúp trẻ phát huy khả năng nghe hiểu lời nói, phát triển tư duy, mở rộng vốn từ cho trẻ. Trên thực tế giáo dục mầm non đối với trẻ Nhà trẻ để tận dụng những tiết thơ phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn chưa được chú ý. Vì trẻ nhà trẻ mới mới đang tập nói, nhiều trẻ nói chưa đủ câu nên giáo viên ngại dạy thơ hoặc có dạy cũng chỉ cho trẻ đọc theo cho hết bài mà chưa biết tận dụng các câu thơ để rèn ngôn ngữ cho trẻ. Đồ dùng trên hoạt động dạy thơ còn nghèo nàn làm cho trẻ không hứng thú, nhanh chán không đọc thơ, mệt mỏi trong giờ vì hoạt động làm quen với văn học là một tiết học được coi là trẻ không được hoạt động nhiều. Lựa chọn các bài thơ chưa phù hợp với trẻ nhà trẻ, có nhiều câu khó đọc, nhiều bài thơ dài làm cho trẻ nghe không rõ, không nhớ được chỉ đọc bập bẹ theo cô. Xuất phát từ bản thân đã được sáu năm dạy nhà trẻ, hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ đối với trẻ, bản thân tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi thông qua hoạt động dạy thơ” Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là nền móng đầu tiên trong hệ thống quốc dân. Muốn có nền giáo dục toàn diện thì cần phải có nền móng vững chắc. Chính vì thế giáo dục mầm non giữ một vai trò vô cùng quan trọng cần thiết. Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước chúng ta càng cần phải quan tâm đến thế hệ mầm non của đất nước để đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non nên tôi cảm thấy rất tự hào là một trong những người thợ đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng cho tương lai, tự hào được hàng ngày chăm sóc giáo dục trẻ nhằm phát triển toàn diện về các mặt đức - Trí - thẩm mỹ cho trẻ. Nhưng ở lứa tuổi này bộ máy phát âm của trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện. Ở giai đoạn 24-36 tháng ngôn ngữ cũa trẻ đã được mở rộng hơn, có trật tự hơn dù cấu
  2. 2 trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển. Dù trẻ còn nhỏ nhưng trẻ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh. Trẻ thường có nhiều thắc mắc trước những đồ vật, hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Vì vậy trẻ luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đấy? Cái gì? Con gì? Tiếng gì? Màu gì?... Để giúp trẻ giải đáp được những thắc mắc hàng ngày, cần phải quan tâm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhưng qua quá trình dạy học, tôi thấy khi tôi tiến hành biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thể loại thơ, trẻ rất hào hứng, tích cực tham gia. Thơ có vần điệu nên trẻ rất thích, thơ dễ thuộc và dễ nhớ nên có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua các hoạt động nghe đọc thơ, nghe ngâm thơ của cô giáo hay qua các hoạt động dạy trẻ đọc thơ giúp trẻ phát huy khả năng nghe, hiểu và nói, mở rộng vốn từ và phát triển khả năng nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. Để thực hiện báo cáo này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu, phân tích tổng hợp: Đọc sách, văn bản để thu thập tư liệu, thông tin cần thiết cho đề tài. - Phương pháp quan sát: - Phương pháp trao đổi trò chuyện - Phương pháp điều tra số liệu. - Phương pháp dùng lời. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp trải nghiệm. Phần 2: Thực trạng a. Thuận lợi
  3. 3 Nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ đầu tư tranh thơ cho giáo viên phục vụ tiết dạy, tivi được trang bị cho lớp, thường xuyên tham gia các tiết khảo sát chất lượng đầu năm, dự giờ của đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó được sự phối hợp của giáo viên và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi để làm đồ dùng, đồ chơi dạy học và trang trí lớp. Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển vốn từ cho trẻ phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn ( tranh ảnh, vật thật), luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường
  4. 4 Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển vốn từ cho trẻ. Luôn có tinh thần yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp. Cán bộ giáo viên tích cực học tập, tự bồi dưỡng phấn đấu vươn lên nâng cao chất lượng về mọi mặt. b. Khó khăn
  5. 5 Tuy nhiên, tôi nhận thấy kết quả phát triển ngôn ngữ của trẻ lại rất chậm, chưa đạt được điều tôi mong muốn. Đặc biệt trẻ nhóm tôi có tới 100% trẻ mới đi học lần đầu đến trường trẻ còn rụt rè, nhút nhát, phát âm của trẻ chưa chính xác nhiều cháu còn nói ngọng, chưa rõ lời, khi trao đổi trò chuyện cùng cô số lượng trẻ mạnh dạn nói được từ 5- 7 câu theo yêu cầu của độ tuổi 24 - 36 tháng còn rất ít. Ví dụ: Khi học chủ đề “ Những con vật đáng yêu”: cô cho trẻ gọi tên “ Con khỉ”, trẻ thường gọi là “ Con hỉ”, “ Nhé ” thành “ Nhẽ”... Rà soát đánh giá trẻ học trên tiết thơ tôi nhận thấy trẻ chú ý nghe cô đọc nhưng khi cho trẻ đọc chỉ có một vài trẻ đọc tốt còn các trẻ khác chủ yếu đọc theo từ cuối của câu thơ. Một số bài thơ còn có nội dung khó hiểu, nhiều câu thơ làm cho trẻ khó nhớ. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. * Bảng tổng hợp kết quả đánh giá trẻ về khả năng thể hiện ngôn ngữ thông qua tiết dạy thơ của trẻ: Stt Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ 11/22 50% 11 50% và phát âm rõ tiếng 2 Trẻ nói đủ câu rõ ràng mạch 11/22 50% 11 50% lạc 3 Trẻ mạnh dạn tự tin 12/22 55% 10 %4,5 Từ kết quả trên, tôi đã cố gắng tham khảo tài liệu, tìm tòi sách báo tham gia các lớp chuyên đề, dự giờ mẫu, học tập kinh nghiệm hay của các bạn đồng nghiệp để tìm ra một số biện pháp hay bổ xung cho giờ dạy làm quen với văn học thông qua tiết dạy thơ. Phần III: Các giải pháp Để các giải pháp đưa ra thực sự có hiệu quả cần phải có các biện pháp tổ chức thực hiện hợp lý, phù hợp nhằm đạt mục tiêu đề ra:
  6. 6 * Giải pháp 1: Làm và sử dụng đồ dùng trực quan, chuẩn bị các điều kiện cho tiết học. Đây là một việc làm quan trọng giúp cho giáo viên chủ động khi tổ chức hoạt động, đảm bảo các bài thơ có sự phối hợp với từng chủ đề và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ nhóm mình, có sự điều chỉnh phù hợp với từng chủ đề và khả năng tiếp thu và phát triển ngôn ngữ. Để dạy trẻ tốt hoạt động dạy thơ cho trẻ điều cần thiết và quan trọng nhất chính là cần phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ .Các loại đồ dùng đồ chơi cần phải phong phú, đẹp mắt và hấp dẫn trẻ. Đặc biệt phải phù hợp với từng chủ đề. Chính vì vậy ngoài những đồ dùng sẵn có do nhà nước cung cấp cô cần phối hợp với nhà trường và phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi bằng các vật liệu sẵn có của địa phương nhưng phải bền và đẹp. Trong các tiết dạy thơ, đồ chơi cần phải đảm bảo an toàn, đảm bảo vệ sinh, đúng về kích thước, màu sắc và tính thẩm mỹ.
  7. 7 Muốn cho trẻ thực hiện tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở góc văn học, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton, hộp xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuỗi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, … tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi phục vụ cho tiết day thơ cho trẻ.
  8. 8 Ví dụ: Tôi dùng đĩa video cũ cắt hình dẻ quạt, hình thoi, trang trí giấy decan xếp hình con cá hoặc dùng bình nhựa làm ra một số đồ dùng trong gia đình như: Nồi cơm điện, hoặc dùng con ốc gạo xếp hình ngôi nh… * Giải pháp 2: Đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ đoc thơ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ Để tránh sự nhàm chán cho trẻ, tôi luôn thay đổi hình thức giới thệu bài để gây được hứng thú nhiều hơn cho trẻ. - Tạo tình huống trò chuyện về nội dung bài thơ. Đối với hoạt động dạy thơ đây là một tiết học được coi là trẻ không được hoạt động nhiều. Vì vậy làm thế nào để thu hút trẻ vào nội dung bài thơ tôi phải thường xuyên đổi mới trong cách tạo tình huống trò chuyện về nội dung bài thơ: như hát, xem tranh, thăm quan mô hình, dùng rối, đọc câu đố….Xây dựng nhiều hình thức minh họa bài thơ bằng cách sưu tầm tranh ảnh, sử dụng video, sử dụng hình ảnh trên máy chiếu, sử dụng mô hình, sử dụng vật thật. + Sử dụng mô hình
  9. 9 Ví dụ: Bài thơ “ Hoa nở”, tôi cho trẻ đi thăm quan mô hình vườn hoa,trò chuyện về một số loài hoa trong vườn sau đó giới thiệu nội dung bài thơ. + Sử dụng video Ví dụ: trong bài thơ: “ Con cá vàng” Khi trò chuyện tôi tạo tình huống thu hút trẻ vào bài bằng hình thức cho trẻ xem hình ảnh 1 số con vật dưới nước: con cá, tôm, cua, cho trẻ gọi tên của chúng sau đó slide dừng lại ở hình ảnh con cá rồi giới thiệu nội dung bài thơ “ Con cá vàng”… + Sử dụng vật thật.
  10. 10 Ví dụ: khi tôi tổ chức dạy trẻ bài thơ “ Đi dép”, tạo tình huống vào bài cho trẻ bằng cách tôi đưa hộp quà kích thích sự tò mò của trẻ mở quà đó là đôi dép sau đó dẫn dắt vào bài: “ Có một bài thơ nói về đồ dùng của bạn nhỏ nói về đôi dép rất là hay, đó là bài thơ “ Đi dép” đấy ,sau đó cô giời thiệu nội dung bài thơ. + Sử dụng các câu đố: Ví dụ: Trong chủ đề: " Những con vật đáng yêu" tôi có thể sử dụng các câu đố để thay đổi hình thức vào bài đối với bài thơ “ Gà gáy” như: Con gì mào đỏ Sáng gáy ó ò o… Từ sáng tinh mơ Gọi người thức giấc?
  11. 11 - Cô đố các con biết đó là con gì? Trẻ trả lời là con gà trống ( Con gà trống) sau đó giới thiệu vào bài - Đổi mới hình thức đọc thơ và sửa sai cho trẻ: + Để trẻ được khắc sâu bài thơ tôi cho trẻ đọc 2 đến 3 lần mỗi lần thay đổi hình thức khác nhau như lần đầu ngồi đọc thơ, trẻ vẫn chưa nhớ còn lần thứ 2 cho trẻ đứng với mục đích là trẻ không bị nhàm chán dễ thuộc bài thơ hơn.
  12. 12 + Trẻ đọc thơ trên sân khấu để tạo sự hứng thú cho trẻ khi trẻ được đi lại thay đổi vị trí trong hoạt động chơi tập lần 1 chơi tập có chủ đích qua tiết dạy thơ. + Đưa tình huống về một nhân vật, hay một bạn nào đó chưa nghe rõ câu thơ con đọc, tổ đọc… Ví dụ: Trong hoạt động dạy thơ: “ Bạn mới ” khi trẻ đọc sai tôi có thể tạo tình huống bằng cách bạn “ Bạn búp bê vừa chưa nghe rõ câu thơ mà con
  13. 13 vừa đọc đó là câu thơ “ Em dạy bạn hát”, “Rủ bạn cùng chơi”, con hãy đọc lại cho bạn búp bê và tất cả các bạn trong lớp mình cùng nghe nào? Mời trẻ đó đứng lên đọc lại thơ. * Giải pháp 3: Tích hợp thể loại thơ mọi lúc mọi nơi phù hợp. Với việc tích hợp thể loại thơ cho trẻ mọi lúc mọi nơi sẽ giúp cho trẻ củng cố lại các kiến thức đã học, rèn khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ đồng thời củng cố ôn luyện lại bài đã học, thoải mái, nhẹ nhàng sau mỗi tiết học vất vả, giúp khắc sâu kiến thức về một đối tượng nào đó. - Tận dụng mọi điều kiện cơ hội để củng cố các bài thơ đã học như một hoạt động chuyển tiếp hay như một hoạt động giải trí, đi dạo chơi cho bớt căng thẳng, mệt mỏi. Trẻ thường xuyên được đọc thơ sẽ giúp kỹ năng ghi nhớ và khả năng ngôn ngữ của trẻ thường xuyên được củng cố, phát triển tốt hơn. + Đối với hoạt động ngoài trời: Trước khi làm quen với đối tượng quan sát vườn rau bắp cải, tôi sẽ cho trẻ đi dạo chơi xung quanh sân trường một vòng để hít thở không khí trong lành của buổi sáng và cho trẻ đọc thơ về cây bắp cải bài thơ “Bắp cải xanh”, sau đó tôi mới cho trẻ ra vườn rau quan sát rau bắp cải. + Đối với hoạt động nhận biết: Tận dụng những hoạt động có những đối tượng mà có trong các bài thơ nhà trẻ thì tôi củng cố cho trẻ đọc hoặc đọc cho trẻ nghe để chuyển tiếp hoặc chơi trò chơi… Ví dụ: Với hoạt động nhận biết:
  14. 14 “Rau su hào-bắp cải”, sau khi tôi cho trẻ nhận biết rau bắp cải tôi có thể cho trẻ đọc bài thơ nói về cây bắp cải “Bắp cải xanh”, cho trẻ khắc sâu lại đặc điểm của rau bắp cải. + Đối với hoạt động chiều: Tận dụng những hoạt động có thể cho trẻ củng cố ôn luyện các bài thơ đã được học hoặc làm quen với bài thơ mới. Ví dụ : Hoạt động cho trẻ xem hình ảnh 1 số loài hoa trên máy vi tính. Sau khi tôi đưa ra 1 số hình ảnh các loài hoa tôi cho trẻ gọi tên các loài hoa đó. kết thúc tôi có thể cho trẻ đọc 1 bài thơ nói về loài hoa; tôi sẽ gợi ý cho trẻ đọc bài thơ “Hoa nở” * Ngoài ra cô cũng cần tận dụng mọi thời điểm trong ngày : Ví dụ: Trong giờ đón và trả trẻ: Cô có thể hỏi để trẻ trả lời như: “Hôm nay, ai đưa con đi học ?”; con biết bài thơ nào nói về gia đình, con đọc tặng cô nào?.... Vào các buổi chiều cô trò chuyện các hoạt động trong ngày: “ Hôm nay các con được học những gì? con học bài thơ gì?, Ai đọc tặng cô bài thơ “….”nào?... Trong tất cả các hoạt động tôi đều chú ý hơn đến kỹ năng đọc của từng cá nhân trẻ để chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt đối với những trẻ
  15. 15 nói được ít câu hơn, nói chưa rõ tiếng tôi thường xuyên đọc cùng trẻ hay tạo điều kiện cho trẻ đứng gần, đi, tạo nhóm gần những trẻ đọc tốt để học theo. * Giải pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh trong quá trình phát triển ngôn Tôi nghĩ rằng đây là một việc làm rất cần thiết, giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài thơ,từ đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc phối hợp rèn ngôn ngữ cho trẻ. Huy động phụ huynh đóng góp phế liệu để làm đồ dùng phục vụ cho thiết dạy. Thường xuyên trao đổi trò chuyện về khả năng ngôn ngữ của con và định hướng cho phụ huynh cùng phối hợp dạy con ở nhà và cùng theo dõi sự tiến bộ của con để kịp thời điều chỉnh. Giới thiệu các bài thơ đã học và sẽ học theo từng chủ đề qua góc tuyên truyền ngoài cửa lớp để phụ huynh biết và cùng dạy trẻ đọc thơ. Tuyên truyền đến phụ huynh về kỹ năng trò chuyện với trẻ để trẻ phát triển khả năng nghe hiểu và nói.
  16. 16 Phần IV: Kết quả Nhờ có một số biện pháp tối ưu mà tôi đã thu được kết quả sau: Trước khi sử Sau khi sử dụng các STT Nội dung dụng các biện biện pháp pháp Đạt Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ 1 Khả năng nghe hiểu ngôn 11/22 50% 21/22 95% 1 ngữ và phát âm rõ tiếng 2 Trẻ nói đủ câu rõ ràng 11/22 50% 20/22 91% 2 mạch lạc 3 Trẻ mạnh dạn tự tin 11/22 50% 21/22 95% 3 * Đối với bản thân: - Tạo được niềm tin cho phụ huynh, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh hỗ trợ, đóng góp thêm đồ dùng, đồ chơi, phục vụ cho lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. - Biết sử dụng linh hoạt các hình thức khác nhau như: Gây hứng thú cho trẻ ngay ở phần giới thiệu bài; Biết cách lựa chọn chủ đề và lồng ghép chủ đề xuyên suốt tiết học tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động một cách nhẹ nhàng thoải mái.
  17. 17 - Để thay đổi không khí lớp học, sáng tạo nhiều trò chơi mới, làm đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn phù hợp với trẻ. Dùng lời nói hấp dẫn truyền cảm để thu hút và hấp dẫn trẻ. * Đối với trẻ: - Trẻ hoàn toàn thích thú đi học, có nề nếp học tập, tham gia vào các hoạt động đọc thơ. - Vốn từ của trẻ đã tăng lên rõ rệt - Trẻ phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng, mạch lạc - Trẻ biết được các sự vật hiện tượng xung quanh thông qua các bài thơ, câu đố, tư duy của trẻ phát triển. Phần V: Bài học kinh nghiệm 1. Kết luận - Để giúp trẻ 24 -36 tháng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thể loại thơ tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Giáo viên phải tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo hấp dẫn, cuốn hút trẻ, phù hợp với nội dung bài dạy,để có biện pháp giáo dục phù hợp. Vận dụng các biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi nơi. Chú ý đến trẻ cá biệt, luôn tạo ra niềm tin, sự hứng thú cho trẻ. - Cần phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ bằng các thủ thuật, tạo các tình huống trò chuyện về nội dung bài thơ, đổi mới rong hình thức minh họa bài thơ…... - Cần đầu tư thời gian để nghiên cứu kỹ đề tài để có các phương pháp dạy học cụ thể, phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. - Trước khi thực hiện một đề tài phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực quan cũng như gợi mở kiến thức cho trẻ. Thông qua các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
  18. 18 - Thường xuyên phối kết hợp với gia đình cùng quan tậm tạo môi trường cho trẻ được phát triển ngôn ngữ thông qua thể loại thơ cho trẻ nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. 2.Khuyến nghị Qua một thời gian một năm học áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ đã thu được những kết quả như sau: - Đề nghị với BGH quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. - Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lý thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn, đặc biệt là các buổi chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thể loại thơ. - Đề nghị với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học Tranh ảnh, đồ chơi và một số tài liệu theo phương pháp đổi mới để chúng tôi tham khảo và thực hiện tốt chương trình đổi mới. Trên đây là bài thuyết trình của tôi về đề tài “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi thông qua hoạt động dạy thơ” Trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được đóng góp ý kiến của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm cho những sau và quá trình giảng dạy của bản thân sau này Tôi xin chân thành cảm ơn! Nuông Dăm, ngày 18 tháng 11 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Người viết báo cáo Nghiêm Thị Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2