Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triền ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi A3 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo trong giai đoạn dịch bệnh
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp phát triền ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi A3 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo trong giai đoạn dịch bệnh" nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy, trí nhớ, xúc cảm, tình cảm...cho trẻ, đặc biệt giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triền ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi A3 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo trong giai đoạn dịch bệnh
- cxc
- Mục lục
- 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người, là một trong những yếu tố quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non.Vì nhờ có ngôn ngữ, trẻ có thể nói lên những suy nghĩ, mong muốn của mình và mở rộng khả năng giao tiếp trong học tập cũng như vui chơi. [1]Có thể nói ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em, là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 -5 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích, thần thoại rất hấp dẫn đối với trẻ thơ. Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với văn học đặc biệt là hoạt động dạy kể chuyện sáng tạo chính là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Kể chuyện sáng tạo là sự thể hiện bằng ngôn ngữ của bản thân mỗi trẻ về đồ vật, bức tranh hay sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ nghe được, được nhìn thấy và được trải nghiệm, hoạt động này giúp trẻ trãi nghiệm vốn từ một cách chủ động, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, tự trình bày ý kiến ngôn ngữ của mình. Có thể nói kể chuyện sáng tạo tác động đến toàn bộ sự pháttriển tâm lý của trẻ. Để trẻ sáng tạo được chuyện kể rất cần có ý tưởng, ý tưởngcủa trẻ xuất phát từ nội dung bức tranh, có khi từ vật trẻ quan sát hay từ một câuchuyện đã nghe, một chủ đề được gợi ý…từ ý tưởng của chuyện trẻ tự xây dựngmột câu chuyện theo trình tự hợp lý, sao cho người nghe hiểu được. Khi trẻ kể chuyện sáng tạo một câu truyện thì trẻ cần phải biết gợi nhớ những biểutượng quen thuộc, có liên quan đến câu chuyện sẽ kể và liên kết thành một câuchuyện theo trình tự hợp lý, biết chọn lọc từ ngữ thích hợp và sắp xếp chúngthành một câu chuyện liền mạch, thể hiện được ý tưởng. Quá trình trẻ cho thấykể chuyện sáng tạo đòi hỏi sự tham gia của các quá trình tri giác, tưởng tượng,trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ. Vì vậy trẻ mẫu giáo sẽ được phát huy tốt trong hoạtđộng kể chuyện sáng tạo. Thực tế hiện nay ở các trường mầm non nói chung và trường Mầm non Phú Nhuận nói riêng thì hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo còn diễn ra mờ nhạt,chưa được chú trọng, dẫn tới việc trẻ hoàn toàn không có kỹ năng cho hoạt động kể chuyện này. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa hiểu rõ ý nghĩa của hoạt động kể chuyện sáng tạo và còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức, phương pháp tổ chức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. Bên cạnh đó đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của trẻ ở độ tuổi này còn rất nhiều hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện. Trẻ nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt
- ngôn ngữ, câu chưa được rõ ràng, mạch lạc, trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý nghe cô kể chuyện. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp phức tạp trẻ không đến trường thường xuyên, Không được giao tiếp với cô giáo và bạn bè, không được tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động kể chuyện sáng tạo, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý cũng nhận thức của trẻ, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng vốn từ, khả năng phát ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Là một giáo viên dạy lớp 4 – 5 tuổi A3 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận bản thân luôn nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Đặc biệt là phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo, điều này làm tôi luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy logic, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng giao tiếp tốt. Xuất phát từ điều mong mỏi đó tôi đã lựa chon đề tài: “Một số biện pháp phát triền ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi A3 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo trong giai đoạn dịch bệnh covid-19” với mong muốn tìm ra một số biện pháp hữu hiệu góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy, trí nhớ, xúc cảm, tình cảm...cho trẻ, đặc biệt giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ trong giai đoạn dịch bệnh covid-19. - Giúp trẻ giao tiếp diễn đạt mạch lạc từ đó trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp phát triền ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi A3 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo trong giai dịch bệnh covid-19 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Sách lý luận, chương trình giáo dục mầm non, tuyển tập thơ, truyện các chủ đề… - Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin từ trẻ để nắm bắt một số nội dung liên quan đến hoạt động kể chuyện sáng tạo. - Quan sát ghi chép: Quan sát quá trình trẻ sử dụng các đồ dùng trực quan để sáng tạo và kể lại truyện nhằm điều tra, khảo sát khả năng kể chuyện sáng tạo của trẻ tại lớp. Sau khi quan sát xong, thu thập những vấn đề liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với từng trẻ.Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học. - Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học.
- 1.5. Điểm mới của sáng kiến * Lý do chọn đề tài Tên đề tài: Tên đề tài: Một số biện pháp phát triền ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi A3 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo trong giai dịch bệnh covid-19” * Thực trạng của của vấn đề a. Thuận lợi b. Khó khăn c. Kết quả khảo sát: Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của phụ huynh 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm * Kể chuyện sáng tạo là gì? Kể chuyện sáng tạo là hình thức kể chuyện kết hợp với các hoạt động sáng tạo như là đóng vai, tạo mô hình, hình mẫu nhân vật để tương tác với câu chuyện. Khi kể chuyện sáng tạo, người kể sẽ đồng thời có những liên kết về cảm xúc với các nhân vật trong truyện, từ đó hướng đến truyền tải những thông điệp cá nhân. Trẻ em ở độ tuổi mầm non và tiểu học thường yêu thích sáng tạo, chẳng hạn như mô hình 3D, vẽ tranh, tô màu, làm búp bê hay con rối. Với sự phát triển của Internet và việc trẻ em được làm quen với công nghệ thông tin sớm hơn, hình thức kể chuyện sáng tạo còn được thể hiện thông qua sử dụng PowerPoint trình chiếu, hình ảnh hay biểu tượng hoạt hình sinh động. Tất cả những phương pháp này đều là ý tưởng mà cha mẹ có thể cân nhắc để xây dựng kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ. * Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể truyện sáng tạo cho trẻ trong giai đoạn covid-19. Tiếng nói là một phần của ngôn ngữ, nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tiếng nói giúp trẻ diễn tả mọi sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh, giúp trẻ diễn đạt mọi ý nghĩ, tình cảm, yêu cầu, nhu cầu mong muốn của trẻ với người lớn, giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thới giới xung quanh trẻ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao, ở mỗi giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào từng độ tuổi của trẻ. Với trẻ 4 – 5 tuổi sự phát triển của ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ của trẻ trở nên mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng bắt đầu phát triển. bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học. Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với nghệ thuật thông qua cách kể đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết sử dụng ngôn ngữ của mình đề kể chuyện sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic được thể hiện trong hình nói tương ứng (lời kể phù hợp với đồ dùng trực quan). Yêu cầu
- này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩa của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hằng ngày. Dạy cho trẻ kể chuyện sáng tạo trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay có một ý nghĩa dặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ và việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như khám phá khoa học, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình...Trong thời gian nghỉ ở nhà ,thông qua các video cô giáo hướng dẫn cha mẹ hàng ngày. Đặc biệt là thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp. Phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ. Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triền ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi A3 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo trong giai dịch bệnh covid-19”.nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non hiện nay. 2.2. Thực trạng của của vấn đề a. Thuận lợi - Trường mầm non Phú Nhuận là trường đạt chuẩn mức độ 1 nên nhà trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, khuôn viên nhà trường cũng như lớp học thoáng đãng, đầy đủ đồ dùng đồ chơi cũng như trang thiết bị dạy học. Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức các đợt thao giảng chuyên đề giúp tôi học tập, rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. - Bản thân tôi là giáo viên có trình độ chuyện môn vững vàng, có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định hướng cho trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả. - Trẻ có nề nếp, rất hứng thú tham gia vào các hoạt động - Phụ huynh trong lớp tôi đa phần là phụ huynh trẻ đều biết sử dụng công nghệ thông tin (điện thoại, tivi thông minh) nên việc sử dụng công nghệ thông tin với phụ huynh rất thuận lợi, bên cạnh đó hầu hết các gia đình trẻ đều có tivi thông minh, điện thoại, aipat có thể kết nối intenent nên rất thuận lợi cho cô hướng dẫn phụ huynh tổ chức hoạt động qua chơi tại nhà cho trẻ. b. Khó khăn - Ngôn ngữ của trẻ độ tuổi này phát triển còn nhiều hạn chế, một số trẻ đang còn nói ngọng, vốn từ ít, nhiều trẻ còn nói tiếng địa phương. Các kỷ năng nghe, nói, đọc và nhận thức của trẻ còn chưa đồng đều. - Do dịch bệnh phức tạp nên trẻ đến trường không thường xuyên.Thời gian ở nhà phụ huynh cho con xem phim hoạt hình nhiều ít giao tiếp với con nên
- phần nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, và ảnh hưởng đến việc rèn trẻ nói mạch lạc. - Đa số trẻ thuộc gia đình nông dân đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, bố mẹ bận rộn, đi làm ăn xa, trẻ ở nhà với ông bà nên ít khi được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, khiến trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin, thiếu kỹ năng hoạt động nhóm, trẻ rất thụ động trong việc tiếp thu kiến thức thông thường trẻ hay chờ đợi cô giáo hướng dẫn gợi ý. c.Kết quả khảo sát Đầu năm học 2021 – 2022 tôi đã tiến hành khoả sát và kết quả đạt được như sau: Bảng khảo sát đầu năm tháng 9/2021 Tổng số Kết quả Nội dung trẻ Đạt Chưa đạt khảo sát Tỉ lệ Số lượng Số lượng Tỉ lệ % % Khả năng trẻ hứng thú tham gia kể chuyện sáng 37 19 51,4% 18 48,6% tạo. Khả năng phát âm rõ 37 10 27% 27 73% ràng, mạch lạc của trẻ Khả năng trẻ nói được 37 8 21,6% 29 78,4% câu phức Khả năng trẻ biết kể 81,1% 37 7 18,9% 30 chuyện sáng tạo Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của phụ 37 19 51,4% 18 48,6% huynh 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo Tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ là một hoạt động quan trọng trong trường mầm non. Để xây dựng được kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo tôi đã làm như sau: - Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi lớp mình - Căn cứ vào kế hoạch giáo dục năm của nhà trường, thông tư 28/2016 của BGDĐT ra ngày 30/12/2016. - Căn cứ vào tình hình cụ thể của trường, bối cảnh của địa phương để xây
- dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tao cho trẻ phù hợp với từng chủ đề. Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non” Mục tiêu giáo dục ND giáo dục kể chuyện sáng tạo - Bước đầu trẻ biết kể rõ ràng trình - Kể sáng tạo các hành động tự về sự việc để người khác có thể hiểu của nhân vật câu truyện về các bạn được. (53.1) với đồ dùng, đồ chơi: Búp bê, túi - Biết sử dụng các từ: Mời cô. Mời sách … bạn cảm ơn, xin phép, xin lỗi, dạ…phù - Kể chuyện các hành động hợp với tình huồng.(57.1) của nhân vật theo tranh ảnh về: Mẹ * Làm quen với việc đọc – viết đưa trẻ đến trường, cô và các -Trẻ biết cầm sách theo đúng bạn… chiều, biết đọc sách theo tranh minh hoạ. - Kể các hành động của nhân vật (60.1) theo trí tưởng tượng của mình - Bước đầu trẻ có khả năng mô tả - Đọc truyện tranh về trường hành động của các nhân vật trong tranh. mầm non qua tranh (59.1) 2.3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo Một môi trường hoạt động tốt sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào hoạt động đạt kết cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã tạo môi trường hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ bên trong và bên ngoài lớp học như sau: * Môi trường bên trong lớp học Bên trong lớp học với mảng chủ đề, các góc chơi được tôi trang trí rất đẹp và sinh động. Đặc biệt ở góc văn học tôi tận dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt, dán, bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình. Ngoài ra tôi còn làm một số đồ dùng trực quan để giúp trẻ hoạt động như: Rối dẹt có bánh xe, có cử động chân tay, rối tay,những tập truyện tranh chữ to và một số nguyên liệu phế thải như: vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ trứng… tôi làm các con vật quen thuộc như gà cá, chim…. Các hình ảnh đó giúp trẻ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về các hình ảnh nhân vật, câu chuyện đó.Từ đó trẻ tư duy và vận dụng kiến thức đó vào chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. Do đó góc văn học của tôi rất đa dạng về chủng loại, phong phú về hình ảnh. Vì vậy giúp trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động, và trẻ nảy sinh ra rất nhiều ý tưởng khi kể chuyện sáng tạo.
- Hình ảnh minh hoạ *Môi trường bên ngoài lớp học Một điều đặc biệt là trường chúng tôi năm nay tu sữa , trang trí lại toàn bộ môi trường hoạt động cho trẻ, nắm được điều này tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường ngoài việc trang trí vẽ hình ảnh đời sống các con vật, cây hoa, các sinh hoạt của trẻ ở trường tôi còn tham mưu với ban giám hiệu nhà trường vẽ tranh tường hình ảnh của các nhân vật trong truyện, nhân vật ngoài truyện, ngoài ra ở các khu vực hành lang, khu vực cầu thang gắn thêm những bức tranh, tranh vẽ …ở các buổi dạo chơi ngoài chơi cho trẻ tham quan vườn cổ tích từ các mô hình câu truyện được đặt trong vườn cổ tích như thánh gióng cưỡi ngựa, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, các mảng tranh ảnh trên tường.... khuyến khích trẻ kể chuyện sáng tạo về các hình ảnh và quang cảnh đó. Ví dụ: Tranh tường với các hình ảnh là những con vật sống trong rừng, cô cho trẻ quan sát trò chuyện về các con vật vẽ ở tranh sau đó gợi ý cho trẻ sáng tạo thành câu truyện theo ý tưởng của trẻ rồi kể. Trong buổi tham quan hầu hết các trẻ rất vui vẻ tham gia hoạt động, nhất là hoạt động nhóm các trẻ chủ động thảo luận với nhau về ý tưởng của mình rồi thi nhau thể hiện. Hình ảnh minh hoạ Ngoài ra ở chân cầu thang bên cạnh lớp tôi nhà trường có xây dựng một khu vực với tên gọi “Giấc mơ cổ tích” ở đây trẻ được tự do xem những câu truyện
- cổ tích, tranh ảnh về rất nhiều các nhân vật….và điều đặc biệt ở khu vực này là trẻ được tự do thoải mái làm những bức tranh truyện sáng tạo của trẻ, trong các buổi hoạt động ngoài trời tôi thường hay chuẩn bị những hoạ báo, tranh ảnh có liên qua đến chủ đề với các nhân vật đánh yêu nhằm thu hút trẻ tạo ra những bức tranh tạo thành những câu chuyện trẻ kể cho tôi và các bạn cùng nghe. 2.3.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo thông qua các phương tiện dạy học * Đồ vật thật: Đây là hình thức mà trẻ sử dụng cácloại đồ dùng, đồ chơi, vật thật để thiết lập nên một câu chuyện có cốt truyện,trình tự, logic và kể lại một cách mạch lạc. Đồ dùng, đồ chơi, vật thật thôngthường là các con rối, vật thật trong tự nhiên, chiếc lá, tờ giấy, cái bút chì, cốc nước… thậm chí với cácngón tay, bàn tay của trẻ cũng trở thành phương tiện cho trẻ kể chuyện. Ví dụ 1:Với một chiếc bút chì, bé Ngọc Linh đã sáng tạo ra câu chuyện “Hai người bạn thân”: Trong một lớp học có hai người bạn chơi rất thân với nhau, một bạn là tên là Tom và một bạn là Nhím. Một hôm trong giờ tập tô, bạn Tom đã quên không mang bút chì. Bạn Nhím có hai cái nhưng khi bạn Tom hỏi mượn bạn Nhím đã không cho mượn và nói:“Cậu làm gãy bút của tớ thì sao? Tớ không cho cậu mượn đâu!”. Thế là hôm ấy, bạn Tom đã không là xong bài của mình nên không được cô khen. Bạn Tom rất buồn. Trong giờ tập tô hôm sau, bạn Nhím đã quên bút chì ở nhà nên không có bút để viết. Bạn Tom đã vui vẻ cho bạn Nhím mượn. Lúc đó bạn Nhím đã rất xấu hổ và xin lỗi bạn Tom. Nhưng bạn Tom đã không giận bạn Nhím và nói: “Chúng mình là bạn tốt của nhau mà. Phải đoàn kết giúp đỡ nhau chứ!”. Từ đó trở đi, hai bạn chơi với nhau rất đoàn kết! Hay với rất nhiều đồ vật đưa ra như: Cốc nước, chiếc lược, cái nồi, bức tranh.... Bé Nhật Minh đã kể chuyện “Gấu trắng nhỏ”:Ngày xửa ngày xưa, có một chú Gấu, chú ta có bộ lông màu trắng và chú rất thích chải đầu. Một hôm chú ta đói, chú quyết định lấy nồi để nấu món súp. Chú ta ra vườn và hái cà rốt. Nhưng vì chú không chịu tưới nước cho vườn cà rốt nên cà rốt đã bị héo không ăn được. Chú liền nảy ra ý định sẽ trèo lên cây và ăn trộm mật ong vì cả gia đình nhà ong đang đi kiếm mật. Trong lúc đang mải ăn mật ong, cả nhà ong kiếm mật về nhìn thấy liền đốt chú Gấu khiến chú ngã uỵch xuống đất. Từ đó trở đi chú không dám ăn trộm mật ong nữa mà chăm chỉ trồng cà rốt. Hình ảnh bé Ngọc Linh cầm chiếc bút chì kề chuyện
- Ví dụ 2:Hay ở chủ đề “Bản thân” tôi dùng đôi bàn tay để tạo nên một câu truyện nội dung câu truyện “Ai quan trọng nhất” được thực hiện các độngtác trên đôi bàn tay của cô giáo. - Con Hươu cao cổ: Ngón cái và ngón trỏ chạm vào nhau tạo thành hìnhelip, ba ngón còn lại đưa thẳng lên cao. - Con Bướm: Móc hai ngón cái vào nhau, các ngón tay còn lại của bàn tayxòe ra. - Con Rắn: Chụp các ngón tay lại, cổ tay cong. - Con Cua: Hai ngón cái đặt cạnh nhau, song song, bốn ngón còn lại chạmmặt bàn. - Ốc Sên: Nắm một bàn tay và đặt trên hai ngón tay của bàn tay còn lại. Hình ảnh cô đang kể chuyện trẻ nghe Sau khi trẻ kể xong, cô cùng trẻ tìm hiểu về nội dung của câu chuyện bạn vừa kể. Từ đó giáo viên có thể đưa ra những bài học trong câu chuyện của trẻ, giáo dục trẻ những đức tính tốt. *Tranh ảnh Tranh vẽ có sức hấp dẫn đối với trẻ mầm non vì tranh thông qua hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, bắt mắt, đường nét, bố cục hài hòa đã thể hiện được nội dung chính muốn chuyển tải đến đối tượng. Trẻ rất thích xem đặc biệt là các bức tranh có nội dung gần gũi với đời sống của trẻ hoặc những vấn đề trẻ đang quan tâm. Tranh càng sặc sỡ càng thu hút được trẻ mầm non, do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là tư duy trực quan hình ảnh chiếm ưu thế.Có nhiều cách để tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh như: - Kể chuyện sáng tạo dựa theo tranh minh họa của truyện có sẵn. Từ một câu chuyện trước khi cho trẻ làm quen và tìm hiểu, tôi cho trẻ quan sát tranh minh họa, dựa vào nội dung của tranh để tự sáng tác truyện theo những hình ảnh trong tranh. Sau khi chia sẻ những câu chuyện vừa sáng tạo, cô và trẻ lại tiếp tục tìm hiểu truyện gốc để so sánh những truyện đó. Chỉ với bộ tranh gồm 4 tranh của truyện “Anh em gà Nhiếp”, trẻ đã sáng tạo ra nhiều câu chuyện khác nhau với những nội dung vô cùng phong phú. Câu chuyện thứ nhất có tên “Hai anh em gà Mơ” do bé Minh Anh sáng tạo có nội dung như sau (Có thêm lời dẫn rắt của cô cho người đọc dễ hiểu): “Một hôm, hai anh em gà Mơ xin phép mẹ ra vườn chơi. Nhưng mải đi nên hai
- chú đã bị lạc vào rừng. Hai chú sợ quá khóc nức nở. Bỗng cả hai chú nhìn thấy một con giun to đang bò lên. Hai chú quên mất là mình đang bị lạc, liền xông vào tranh cãi nhau để giành lấy con giun. Gà anh tức giận bỏ đi. Gà em ở lại bắt giun lên và ăn một mình. Nhưng đang ăn, gà em thấy buồn quá nên gọi to: “Gà anh ơi!”. Gà em gọi mãi mà chẳng thấy gà anh đâu cả. Lúc đó gà em thấy rất ân hận vì hành động của mình”. Hình ảnh kể truyện theo tranh của bé Minh Anh Cũng câu truyện đó bé Tiến Anh lại sắp xếp theo một trình tự khác để tạo ra câu chuyện có tên “Gà con bắt giun”(Có thêm lời dẫn rắt của cô cho người đọc dễ hiểu): “Ngày xửa ngày xưa, có một chú gà con đi ra vườn bắt giun. Bỗng chú thấy một con giun vừa dài vừa to đang ngoi lên mặt đất. Bạn của chú nhìn thấy xông tới tranh giành con giun với chú. Mải tranh cãi nhau, con giun liền chui tọt xuống đất, chẳng thấy đâu. Hai chú gà bật khóc. Khi hai chú 12 tuổi, hai chú lại rủ nhau ra vườn chơi và nhìn thấy đúng chỗ con giun chui xuống bây giờ mọc lên một cái cây 3 lá. Hai chú cùng nhau mổ những cái lá rơi xuống và không tranh nhau nữa”. - Tranh của chính trẻ vẽ cũng là một phương tiện hiệu quả phục vụ vào hoạt động kể chuyện sáng tạo. Cô có thể sưu tầm những bức tranh đẹp của trẻ, sau đó để trẻ tự lựa chọn để sắp xếp theo trình tự một câu chuyện. Giáo viên có thể đóng quyển để lưu những câu chuyện đó. Ngoài ra, trẻ còn có thể sử dụng những bức ảnh, bức tranh mà trẻ sưu tầm được để sáng tác những câu chuyện dựa theo nội dung của tranh, ảnh ... Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” trẻ sưu tầm được những bức tranh về một bé gái, mẹ, các bạn trẻ đã sáng tạo ra câu truyện “Bé Na vâng lời” *Ứng dụng công nghệ thông tin phần mềm E – leaning Hiện nay công nghệ thông tin trởthành một người bạn thân thiết cũng như hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm nonkhi muốn chuyển tải thông tin đến cho trẻ. Sử dụng phần mềm E-leaning giáo viên mangđến cho trẻ những hình ảnh sống động như thật, những vật mẫu mà trẻ khó tiếpcận cũng như kết hợp chèn clip, âm nhạc, trò chơi… trong một bài giảng từ đótạo cho trẻ có cơ hội thể hiện bản thân khi tham gia trực tiếp vào quá trình kểchuyện bằng phần mềmPowerpoint E-leaning, Ví dụ: Ở chủ đề: “Thế giới thực vật” khi kể chuyện “Ếch con học hát” cô giáo chỉ cần tạo slide với các hìnhảnh: Đầm sen với các nhân vật Ếch mẹ, Ếch con, Bác Ốc sên, cá rô con, Tômnhỏ. Với hình ảnh sinh động hấp dẫn trẻ rất thích tham gia kể chuyện.
- Hình ảnh minh hoạ 2.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo * Phương pháp đàm thoại Đàm thoại là biện pháp giúp trẻ tập trung làm rõ vấn đề cần thảo luậnbằng hệ thống các câu hỏi phù hợp với trẻ mà giáo viên đưa ra, qua đó hìnhthành cho trẻ khả năng trả lời câu hỏi theo ý kiến củamình. Đàm thoại giúp giáo viên biết được trẻ có những biểu tượng gì và từ đó giáo viêncung cấp cho trẻ thêm những biểu tượng mà trẻ chưa nhớ hoặc mới mẻ đốitrẻ. Có thể nói đàm thoại là một bước quan trọng để trẻ tập thể hiện bản thân một cách có chủđịnh, một yếu tố cần thiết trong kể chuyện sáng tạo nên trong qua trình đàm thoại giáoviên cần chú ý thêm về vấn đề như sau: + Đặt câu hỏi, chú ý sắp sếp theo thứ tự từ dễ đến khó, đơn giản đến phứctạp, khái quát đến chi tiết. + Câu hỏi phải rõ ràng mạch lạc, trẻ biết lời câu hỏi của người lớn,không ê a, không ấp úng, nói để người khác có thể hiểu, phát âm cho đúng. * Phương pháp dùng lời (Truyện mẫu của cô) Trẻ học lời nói chủ yếu bằng cách bắt chước. Truyện mẫu của cô được xem là gợi ý giúp trẻ tưởng tượng, sáng tạo ra những câu chuyện khác mà khi vốn từ , sự trải nghiệm của trẻ còn non nớt. Lời cô kể gắn gọn, dễ hiểu, gây hứng thú cho trẻ khi quan sát và tạo ra mẫu mực ngôn ngữ cho trẻ noi theo (Giọng nói, ngữ điệu, điệu bộ) Ví dụ: Chủ đề “Giao thông” Cô kể đưa ra chiếc xe ô tô tô và một em bé cô kể cho trẻ nghe: - Búp bê: Hôm nay trời thật đẹp tớ xin phép mẹ đi chơi, búp bê vừa đi vừa hát. Bỗng ầm…ôi đau quá, chân tôi gẩy mất rồi. - Xe ô tô: Xin lỗi bạn tớ đang vội về nhà, bạn có sao không, bạn đứng dạy đi, để tớ đưa bạn đi bệnh viện. - Búp bê: Không sao đâu tờ ngồi tí sẽ khoẻ, tớ khoẻ rồi. - Xe ô tô: Bạn khoẻ rồi à, để tớ đưa bạn về nhé - Búp bê: Uh, cảm ơn bạn Hai bạn cùng nhau về nhà Búp Bê để chơi. Sau khi cô kể mẫu cô đưa ra câu hỏi để hỏi trẻ câu chuyện cô vừa kể. Trên cơ sở kể mẫu, cô gợi ý khuyến khích trẻ kể về câu chuyện của mình theo sự sáng tạo của trẻ, khi trẻ gặp khó khăn cô đưa ra câu hỏi gợi mở giúp trẻ kể tiếp cũng
- có thể cô sẽ giúp trẻ sáng tác truyện bằng cách cô kể đoạn mở đầu, trẻ kể đoạn tiếp theo cho đến khi kết thúc truyện. Hình ảnh trẻ dùng ôtô búp bê kể chuyện Đây là cách giúp trẻ tích cực hoá vốn từ. Khi trẻ tự kể chuyện, trẻ sẽ gọi tên kể ra các đặc điểm của các con vât, sự vật..đó là điều kiện để từ ngữ ở trạng thái bị động chuyển thành chủ động, tích cực. * Phương pháp đánh giá – nêu gương Đánh giá nhận xét là một biện pháp thực sự khó khăn khi thực hiện với trẻmầm non, nhiệm vụ cô giáo là làm sao vẫn giữ được niềm hứng thú cho trẻ tiếptục tham gia kể chuyện mà vẫn chỉ ra được những hạn chế mà trẻ gặp phải. Đốivới những trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đánh giá nhận xét phù hợp giúp trẻ trởnên ham thích hơn và càng mong muốn thể hiện nhiều hơn. Đối với trẻ chưahoàn thành nhiệm vụ, cô giáo đừng vội cáu ghét và chê bai trẻ mà hãy động viênvà cho trẻ thấy mình sẽ còn cơ hội để khắc phục và thay đổi. Trong hoạt động kể chuyện sáng tạo khi đánh giá trẻ cô giáo tập trung vàocác biểu hiện: Trẻ thể hiện được câu chuyện một cách sáng tạo, câu chuyện cónội dung và bố cục, kết cấu chặt chẽ, khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. Bêncạnh đó giáo viên cần có những hình thức động viên, khích lệ trẻ là chính, điềuđó sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và trí tưởng tượng phát triển mạnh mẽ, hồn nhiênnhất.Kể chuyện sáng tạo là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ mẫugiáo. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ các đặc điểm tâm lý của trẻ, đặc biệt là tưởngtượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo. 2.3.5.Biện pháp 5: Lựa chọn linh hoạt các hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. * Hình thức kể chuyện sáng tạo truyện dựa theo một phần cho sẵn. (hình thức theo mục đích và nội dung giáo dục) Cô có thể đưa ra một phần của truyện (mở đầu, diễn biến hoặc kết thúc), trẻ nghĩ ra các phần còn lại. Đây là một hình thức cũng rất thu hút trẻ. Cô kích thích trẻ bằng việc đưa ra các câu hỏi. Nếu sáng tạo phần thân truyện, cô có thể đưa ra các gợi ý: Các con nghĩ sao? Câu chuyện sẽ tiếp diễn như thế nào?... Nếu sáng tạo phần mở đầu, cô đưa ra câu hỏi: Vì sao lại xảy ra tình huống đấy?... Các câu hỏi sẽ tạo nên “đòn bẩy” thúc đẩy tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Để đảm bảo các tình huống diễn ra như thật, tránh nhắc lại tình huống của bạn, cô đề nghị trẻ nghĩ ra nhiều phương án khác nhau có thể xảy ra. Ví dụ: Cô đưa ra hình ảnh một đoạn kết thúc câu chuyện: “Cậu bé đến khoanh tay xin lỗi bà lão”, và hỏi trẻ: Vì sao bạn nhỏ lại phải vòng tay xin lỗi Bà
- lão và có rất nhiều tình huống được trẻ đưa ra. Bé Hương Giang đã kể câu chuyện có tên “Cậu bé nghịch ngợm”:“Một hôm, bạn Bo đang đá bóng cùng các bạn ở sân chơi. Bạn thấy bà lão hàng xóm đang phơi chiếc chăn vừa mới giặt xong. Chiếc chăn rất đẹp và sạch sẽ. Bạn liền nảy ra một ý định sẽ đá bóng để làm bẩn chăn của bà. Lúc bà lão không để ý, bạn liền đá mạnh vào chiếc chăn làm chiếc chăn có một vết đất cát tròn to. Khi bà lão quay ra, nhìn chiếc chăn bị bẩn, bà lại lầm lũi mang đi giặt rất vất vả. Bo nhìn thấy vậy rất ân hận vì hành động của mình liền đến khoanh tay xin lỗi bà. Bạn ấy còn giúp bà giặt và phơi chiếc chăn ấy nữa”. Bé Hoàng Anh lại có những tưởng tượng khác. Bé đã kể câu chuyện có tên “Cậu bé nói dối”:“Có một bạn nhỏ rất nghịch ngợm. Một hôm mẹ bạn ý vừa cắm một lọ hoa rất đẹp để trên bàn. Bạn ý chạy nhảy đùa nghịch làm rơi vỡ mất lọ hoa, những mảnh vỡ bắn tung tóe. Bạn ý sợ quá vội chạy lên gác trốn. Chẳng may bà bạn đi qua. Vì mắt bà kém nên không để ý đến những mảnh vỡ đã dẫm phải mảnh vỡ và bị chảy máu. Thấy vậy bạn ý rất hoảng sợ nhưng không dám nhận lỗi. Bạn ý đã nói dối bà và mẹ là do con mèo chạy qua làm đổ lọ hoa. Nhưng từ lúc đó bạn ý rất hối hận. Bạn không dám nhìn vào mắt của mọi người.Thế là bạn quyết định nói sự thật cho bà và mẹ nghe. Bạn đã xin lỗi bà vì đã làm bà đau. Bà đã xoa đầu và dặn bạn từ lần sau không nghịch ngợm như thế nữa! Hình thức sáng tạo ra phần mở đầu và thân truyện dựa theo phần kết của truyện đòi hỏi trẻ phải tưởng tượng ra một câu chuyện có các nhân vật, các tình tiết trong một bố cục hợp lý để dẫn đến một cái kết có sẵn. Đôi khi những chi tiết, tình huống trẻ đưa ra còn vụn vặt, vô nghĩa và chưa logic. Giáo viên cần là người hướng dẫn, giúp đỡ trẻ xâu chuỗi các sự kiện sao cho thật hợp tình, hợp lý. * Hình thức kể liên tiếp theo nhóm Hình thức này giáo viên sẽ chia nhóm để trẻ hoạt động. Các nhóm sẽ nối tiếp nhau kể một câu chuyện. Nhóm một kể phần mở đầu. Nhóm hai sẽ dựa vào những tình huống, chi tiết nhóm một đưa ra để sáng tạo phần thân truyện. Nhóm ba kể nốt phần kết của truyện. Với hình thức hoạt động này, đòi hỏi trẻ phải biết lắng nghe, biết hợp tác, bàn bạc để tạo ra một câu chuyện theo đúng cốt truyện các bạn yêu cầu. Hình ảnh trẻ kể chuyện theo nhóm 2.3.6. Biện pháp 6. Lập kê hoạch xây dựng video hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ kể truyện sáng tạo tại nhà trong giai đoạn dịch bệnh covid-19. Trước tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tap, nhiều gia đình lo ngại nên không cho trẻ đến trường, mặc khác trẻ mầm non là F0 nên cả lớp cô
- và các bạn đều là F1 trẻ đều phải nghĩ học ở nhà. Với phương châm không để trẻ quên được kiến thức và các kỹ năng khi trẻ được học ở trường nên ngay từ những ngày đầu khi phòng giáo dục huyện Như Thanh tập huấn chuyên đề “Hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục qua chơi cho trẻ mầm non tại gia đình” Ban giám hiệu trường mầm non Phú Nhuận đã triển khai đến các lớp chuẩn bị mọi điều kiện để hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ qua chơi tại nhà. Để thực hiện tốt việc hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động qua chơi tại nhà tôi đã lập các nhóm: Zalo, facbook, Youtube, zoom, messinger, của lớp. Qua các trang mạng tôi đưa các bài video hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Hình ảnh minh hoạ Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo của trẻ không bị gián đoạn trong thời gian trẻ nghĩ dịch ở nhà, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch xây dựng video hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại nhà nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ theo từng chủ đề như sau: Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” TT Nội dung Thể loại Thời gian 1 Truyện sự tích hoa cúc trắng Video 2 Truyện gia đình nhà gấu Video 3 Tryện gia đình nhà bé Video 4 Truyện cún ơi chị sai rồi Video
- Ngoài ra thông qua việc xây dựng video tôi hướng dân cha mẹ cho trẻ lồng tiếng cho những bộ phim hoạt hình. Những bộ phim hoạt hình về chủ đề truyện cổ tích luôn là thu hút kể chuyện sáng tạo.Để giúp trẻ làm được điều này tôi hướng dẫn phụ huynh sử dụng PowerPoint hoạt hình được thiết kế sẵn từ Twinkl, sau đó để trẻ lồng tiếng cho từng tiết tấu của truyện. Trẻ có thể lựa chọn mình là một nhân vật cũng có thể là người dẫn chuyện. Theo cách này, trẻ có thể trải nghiệm nhiều hình tượng nhân vật khác nhau, đồng thời luyện kỹ năng phát âm và ngữ điệu chuẩn. Hình ảnh minh hoạ trẻ lồng chuyện “cô bé quàng khăn đỏ” Qua biện pháp này tôi thấy phụ huynh rất hứng thú hợp tác cùng cô để dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại nhà, mặt khác cũng thông qua hoạt động này tôi thấy sau thời trẻ nghĩ dịch ở nhà thì khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua kể chuyện rất tốt, ngôn ngữ của trẻ lớp tôi cũng trở nên rõ ràng, mạch lạc, chuẩn ngôn ngữ phổ thông. 2.3.7. Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh đánh giá trẻ theo phương phức 2 chiều nhằm nắm bắt tình hình, khả năng kể chuyện sáng tạo của trẻ khi ở nhà, ở trường và kêu gọi phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu làm đồ dùng , đồ chơi cho trẻ kể chuyện sáng tạo. * Phối hợp với phụ huynh đánh giá trẻ theo phương phức 2 chiều nhằm nắm bắt tình hình, khả năng kể chuyện sáng tạo của trẻ khi ở nhà, ở trường Nhằm giúp cô nắm bắt được tình hình kể chuyện sáng tạo của trẻ ở nhà, đồng thời cũng giúp phụ huynh nắm bắt được khả năng kể chuyện sáng tạo của trẻ. Sau khi quay video bài dạy hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại nhà, tôi đăng tải bài dạy lên các kênh: Zalo, facbook, messinger,... của lớp để phụ huynh dạy trẻ,đồng thời tôi cũng hỗ trợ khi phụ huynh cần thiết qua các trang mạng của lớp và cá nhân. Sau khi phụ hunh dạy trẻ, trẻ thực hiện được tôi nhắc nhở phụ huynh nên quay video cho xem về đoạn truyện trẻ vừa kể, đièu này giúp cô nắm bắt thông tin về tình hình khả năng của trẻ, để hướng dẫn phụ huynh cách phát huy khả năng sáng tạo để trẻ có nhiều vốn từ hơn. Ngoài ra khi trẻ ở trên lớp sau khi dạy trẻ bài kể chuyện sáng tạo, tôi quay video về trẻ gửi cho phụ huynh xem nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về hoạt động kể chuyện sáng tạo giúp trẻ không chỉ phát triển ngôn ngữ mà giúp trí tưởng tượng của trẻ tốt hơn, điều này giúp ích cho sự phát triển của trẻ sau này. Đối với những video
- trẻ kể to, rõ ràng, có nội dung tôi sẽ gửi lên trang của lớp để các phụ huynh khác cùng xem. Qua việc đánh giá trẻ theo phương tức hai chiều sẽ làm sự gắn kết giữa cô với trẻ, giáo viên với phụ huynh, phụ huynh với trẻ ngày càng tốt hơn, cha mẹ sẽ hiểu con hơn, góp phần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 ở nhà. Hình ảnh minh hoạ * Kêu gọi phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu làm đồ dùng , đồ chơi cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Ngoài ra để kho vật liệu của lớp có nhiều nguyên liệu , để cô làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ trong việc dạy và học thêm phong phú. Tôi còn huy động phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo họa mi, vải vun, len vụn, các vỏ hộp, mút xốp…để làm các đồ dùng cho trẻ kể chuyện.Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hình ảnh Cô trao đổi với phụ huynh 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm * Đối với trẻ Sau 1 năm thực hiện những biện pháp trên tôi thấy trẻ trong lớp rất hứng thú tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo. Khả năng ngôn ngữ của trẻ đã thay đổi rất đáng kể. Trẻ càng ngày càng sáng tạo hơn, nghĩ ra nhiều tình huống, lời kể bắt đầu cũng trau chuốt hơn, có ngữ điệu truyền cảm hơn. Những câu chuyện
- của trẻ rất sinh động, bước đầu cũng có bố cục hợp lý, rõ ràng. Đặc biệt, trong mỗi câu chuyện đều có một bài học đạo đức rất nhẹ nhàng. Điều này chứng tỏ trẻ đã có những nhận thức rất rõ về những điều đúng, sai, về cái thiện, cái ác, về cái đẹp, cái xấu, về những điều nên và không nên.... Sau một năm áp dụng tôi thấy kết quả thu được như sau: Bảng khảo sát tháng 4/2022 Tổng số Kết quả Nội dung trẻ Đạt Chưa đạt khảo sát Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Trẻ hứng thú tham gia kể 37 37 100% 0 0% chuyện sáng tạo của trẻ Trẻ phát âm rõ ràng, 37 34 91.9% 3 8,1% mạch lạc của trẻ Trẻ nói được câu phức 37 34 91,9% 3 8,1% Trẻ biết kể chuyện sáng 37 30 81,1% 7 18,9% tạo * Đối với bản thân Bản thân rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, sưu tầm được nhiều tranh ảnh, tận dụng được nhiều nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra nhiều đồ dùng sử dụng có hiệu quả trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. * Đối với các bậc cha mẹ trẻ Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phụ huynh đã góp rất nhiều nguyên vật liệu để cô làm đồ dùng dạy học. 3. Kết luận – kiến nghị 3.1. Kết luận Trẻ 4-5 tuổi đã có sự phát triển về ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. Cùng với đó là sự dần hoàn thiện về các đặc điểm tâm lý: tư duy, trí nhớ, tưởng tượng … Bước đầu trẻ đã có cái nhìn tương đối thấu đáo về cuộc sống xung quanh, đã phân biệt được cái đúng, cái đẹp, cái xấu, cái sai … Như vậy, trẻ hoàn toàn có thể tham gia vào hoạt động kể chuyện sáng tạo. Thông qua hoạt động này, phát triển cho trẻ mọi mặt của nhân cách, đặc biệt là ngôn ngữ, là những bài học đạo đức. Ngoài ra còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với một số trẻ tự kỷ, tăng động, hoạt động này giúp trẻ giải phóng những năng lượng dư thừa thay vì việc chạy nhảy vô nghĩa. Để giúp trẻ biết kể chuyện sáng tạo theo tranh thì người giáo viên cần nắm rõ ý nghĩa của hoạt động để từ đó tự đưa ra những biện pháp hợp lý, linh hoạt trong việc sử dụng, giúp trẻ phát huy tối đa những tiềm lực, hạn chế những khuyết điểm của mình.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động kể chuyện sáng tạo là một việc làm thiết thực nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, đòi hỏi cô giáo phải:
- - Thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động vào các hoạt động ngôn ngữ thông qua việc tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, qua hoạt động góc, trong giờ ngủ trưa ... Đặc biệt là giờ hoạt động góc. Giáo viên cần bổ sung đủ trực quan cho trẻ sử dụng, tạo môi trường hoạt động tích cực, khơi gợi những ý tưởng ở trẻ. - Để bổ sung học liệu cho hoạt động, giáo viên có thể tăng cường cho trẻ vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh và làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Chắc chắn, khi được hoạt động với chính những sản phẩm của mình trẻ rất thích thú, tích cực. - Cần cho trẻ làm quen với nhiều tác phẩm văn học khác nhau để cung cấp trẻ những hình tượng văn học, khơi ngợi cảm hứng, phát triển ngôn ngữ mang tính nghệ thuật. Có như vậy, những tác phẩm trẻ sáng tạo mới thật sự độc đáo và đặc sắc. - Với những tác phẩm của trẻ, giáo viên có thể làm thành một cuốn album, để qua đó thấy được sự phát triển từng ngày của trẻ. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. - Cần đưa trẻ đến gần hơn với cuộc sống để hình thành ở trẻ một góc nhìn. Điều này giúp trẻ có những nhận thức đầy đủ và chân thực với thế giới xung quanh, giúp trẻ dễ dàng vận dụng vào quá trình sáng tạo truyện. 3.2. Kiến nghị * Đối với nhà trường - Cần quan tâm và chú ý hơn nữa đến hoạt động kế chuyện sáng tạo cho trẻ, tạo điều kiện cho giáo viên về đồ dùng trực quan và các tài liệu liên quan (tuyển tập thơ truyện…) - Thường xuyên tổ chức các các buổi trao đổi kinh nghiệm về những biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo dành cho giáo viên trong trường. * Đối với phòng giáo dục Tổ chức những cuộc thi kể chuyện sáng tạo cho trẻ nhằm tạo sân chơi lành mạnh, khơi gợi và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Trên đây là biện pháp“Phát triền ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi A3 khu trung tâm trường mầm non Phú Nhuận thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” mà tôi đã thực hiện rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học để biện pháp đạt hiệu quả cao hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Phú Nhuận nói riêng và bậc học mầm non huyện như thanh nói chung. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU Như Thanh, ngày 09 tháng 04 năm 2022 TRƯỜNG NHÀ TRƯỜNG CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP, COPPY Vũ Thị Hiền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non. (NXB Đại học Sư phạm –2011)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn