intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mần non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mần non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, rèn lời nói mạch lạc và các câu nói đúng ngữ pháp, giúp trẻ hiểu đúng nghĩa của từ và có thể diễn đạt được câu theo ý hiểu của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mần non

  1. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mần non Phần I: ĐẶT VẤN ĐỂ Tên đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mần non”. 1.Lý do chọn đề tài. 1.1.Cơ sở lý luận Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu tượng trưng ở trẻ. Đối với lứa tuổi 3-4 tuổi qua quan sát những giờ hoạt động học và giờ hoạt động vui chơi tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế , các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp… không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi có tham khảo một số đề tài của đồng nghiệp nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Tôi thấy rằng trẻ ở lứa tuổi lên ba là giai đoạn quan trọng nhất. Với cách nghĩ như vậy tôi đã chọn “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non “Thuần Mỹ” để làm đề tài. Đối với lứa tuổi mầm non việc rèn phát âm cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Rèn phát âm cho trẻ nhằm cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, rèn lời nói mạch lạc và các câu nói đúng ngữ pháp, giúp trẻ hiểu đúng nghĩa của từ và có thể diễn đạt được câu theo ý hiểu của mình. Vậy việc rèn phát âm cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách phong phú và chính xác hơn. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đo 1/16
  2. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc. Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đồ dung trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện sáng tạo. văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Tôi đã kết hợp các bài hát,bài vè,câu đố vào trong các giờ học,hoạt động nhằm cho trẻ hứng thú hơn với tiết học Tôi cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc giảng dạy của mình,Nhằm giúp cho trẻ có sự hứng thú và hào hứng đối với tiết học 1.2. Cơ sở thực tiễn Trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi về ngôn ngữ và phát âm của trẻ còn chưa rõ ràng,với trẻ lớp tôi còn rất nhiều cháu nói chưa dõ và còn nhầm lẫn trong lời nói và còn nói ngọng nhiều Đứng trước những vấn đề trên, là một giáo viên lớp 3-4 tuổi, tôi nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm góp phần vào sự nghiệp giáo dục trẻ, phải tìm ra những biện pháp rèn phát âm cho trẻ, để giúp trẻ có thể phát âm đúng câu và rõ ràng mạch lạc hơn.Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: Mỗi chúng ta đều biết rằng lứa tuổi mầm non đặc biệt là mẫu giáo bé, đời sống tình cảm các mối quan hệ của trẻ có một bước chuyển biến rõ rệt và mạnh mẽ, vừa phong phú vừa sâu sắc. Do vậy mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người. Vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục thay đổi và tìm ra những phương pháp mới để đưa vào giảng dạy, trong đó phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất quan trọng, phương pháp này được trẻ lĩnh hội trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ trong trường mầm non. Ngôn ngữ là nhu cầu giao tiếp, là sự định hướng vào thế giới xung quanh không những thế phải khẳng định rằng ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy nhận thức của trẻ. Ngôn ngữ tham gia vào tất cả các nội dung giáo dục để trẻ phát triển một cách toàn diện: giáo dục đạo đức, hành vi văn hóa, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất... Như vậy tôi đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ đối với trẻ. Trường mầm non là trường học đầu tiên, ở đây có điều kiện, cơ hội lớn hơn để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Có thẻ khẳng định rằng “Đó là nơi 2/18
  3. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non đầu tiên để trẻ học tiếng mẹ đẻ, là sự học tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm nhất. Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra những biện pháp thiết thực nhất để rèn ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi tuổi góp phần vào mục tiêu giáo dục và đào tạo của nghành học mầm non nói riêng và công cuộc xây dựng những con người mới trong xã hội mới của toàn dân tộc Việt Nam. Trẻ Sử dụng các từ : “Vâng ạ”; “Dạ”; “Thưa”…trong giao tiếp.Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên được nhân vật trong tranh. Sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật,hoạt động,đặc điểm …Kể lại những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như : Đi thăm ông bà,đi chơi,xem phim.Thực hiện được yêu cầu đơn giản,ví dụ : “ Cháu hãy lấy quả bóng ném vào rổ ”. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ lứa tuổi mầm non, lớp mẫu giáo 3-4 tuổi. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C3 trường mầm non Thuần Mỹ. 5. Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát và đàm thoại. - Cần quan sát và đàm thoại với trẻ để thấy được ngôn ngữ của trẻ như thế nào, qua đó tìm cách rèn phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Phương pháp điều tra. - Thu thập các số liệu, các hiện tượng để phát hiện ra các vấn đề cần giải quyết. Xác định tính phổ biến của nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước tiếp theo, khả năng tiếp thu, hứng thú của trẻ, những khó khăn thuận lợi của cô, kinh nghiệm chuyên môn, phương pháp rèn phát âm cho trẻ. Sau đó thu thập các thông tin so sánh nghiên cứu để rút ra kết luận chung. - Phương pháp thử nghiệm, thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu tình huống. 6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện. - Năm học 2019 - 2020, thời gian thực hiện từ tháng 9/2019 - tháng 6/2020, và những năm tiếp theo. 3/18
  4. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Phần II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận giải quyết vấn đề. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có tác dụng bồi dưỡng ngay từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn với biết bao điếu tốt đẹp trong tương lai.Và ngôn ngữ có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt lao động và học tập của con người. Không có ngôn ngữ thì con ngưòi không thể hoạt đông giao tiếp.Thông qua ngôn ngữ con người hiểu được nhau, thông cảm với nhau và gần gũi với nhau hơn. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp. Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống. Có thể khẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp. 2. Khảo sát thực tế khi chưa thực hiện đề tài. 2.1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư một số phương tiện hiện đại phục vụ cho các hoạt động học, nhà trường còn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn. - Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng họ cùng tôi trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. - Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm học. 2.2. Khó khăn: - Thiếu một số đồ dùng, trang thiết bị dạy học phục vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết số lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. 4/18
  5. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non - Đa số phụ huynh làm nông nghiệp hoặc lí do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. => Trên đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Với những khó khăn như vậy tôi thấy mình cần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và trong các hoạt động học và vui chơi ở trường mầm non. 2. 3. Khảo sát thực tế ở lớp. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Tôi tiến hành khảo sát 22/22 trẻ đang học tại lớp 3tuổi - C3 khu thôn 4. Và thu được kết quả như sau: Kết quả Chưa đạt yêu Khả năng phát Tốt Khá Đạt yêu cầu cầu triển ngôn ngữ của trẻ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Số trẻ Số trẻ (%) Số trẻ Số trẻ (%) (%) (%) Khả năng lắng nghe,hiểu lời nói 6/22 27.3 7/22 31.8 6/22 27.3 3/22 13.6 trong giao tiếp hàng ngày Có khả năng biểu đạt bằng nhiều 4/22 18.2 6/22 27.3 8/22 36.3 4/22 18.2 cách khác nhau Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong 5/22 22.7 5/22 22.7 6/22 27.3 6/22 27.3 cuộcsống hàng ngày Có khả năng nghe và kể lại sự việc, 5/22 22.7 6/22 27.3 7/22 31.8 4/22 18.2 kể lại chuyện Có khả năng cảm nhận vần điệu ,nhịp điệu của bài 5/22 22.7 5/22 22.7 6/22 27.3 6/22 27.3 thơ ,ca dao,đồng dao Qua khảo sát đánh giá tôi thấy mức độ đạt của trẻ ở các tiêu chí trên còn hạn chế. Do vậy là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất băn khoăn, lo lắng, suy 5/18
  6. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non nghĩ để tìm ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, để đáp ứng với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội, hình thành những yếu tố ban đầu về nhân cách và tôi mạnh dạn đưa ra 1 số biện pháp như sau: 3. Các biện pháp thực hiện + Biện pháp cho trẻ xem tranh + Biện pháp sử dụng đồ chơi để phát triển vốn từ + Biện pháp dùng lời + Biện pháp cho trẻ quan sát trực quan kết hợp với lời giải thích + Biện pháp đặt từ vào ngữ cảnh + Biện pháp giáo dục chuẩn mực ngữ âm 4. Các biện pháp thực hiện từng phần. 4.1. Biện pháp 1: Cho trẻ xem tranh Trẻ rất thích xem tranh: những tranh đẹp có nội dung vừa phát triển vốn từ vừa giáo dục nghệ thuật thẩm mỹ cho trẻ. Khi miêu tả bức tranh trẻ tiếp thu thêm từ mới đồng thời huy động cả vốn từ cũ nữa. Khi xem tranh trẻ thường chú ý một cách tản mạn: Chúng tập trung vào những gì mà chúng thích thú nhất. Do vậy tôi đã hướng dẫn sự quan sát cúa trẻ theo trật tự. Đầu tiên là nhìn toàn bộ bức tranh để hiểu tranh vẽ ai, cái gì, sau đó mới đi vào chi tiết. Sau cùng, tôi miêu tả nhắn gọn về toàn bộ búc tranh để làm như vậy trước tiên tôi phải hiểu rõ từng bức tranh trước khi hướng dẫn trẻ. Tôi đã tạo môi trường gây nhiều sự chú ý, hấp dẫn cho trẻ. Trẻ được gài ô tô, xem abum, xem tranh truyện. Khi trẻ hoạt động trẻ được gọi tên, nói đặc điểm đặc trưng của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Tôi sử dụng bức tranh cả gia đình đang sinh hoạt cho trẻ quan sát và đàm thoại. - Trong bức tranh có những ai? ( Ông, bà, bố mẹ, chị và bạn nhỏ) - Chị đang giúp bà làm gì? (Nhặt rau ) - Bạn nhỏ đang làm gì ? (Chơi lắp ghép) Hình ảnh 1: Cả gia đình đang sinh hoạt Để giúp trẻ hiểu các từ khái niệm tôi đưa các tình huống có thật khi đưa trẻ đi dạo chơi, tham quan hay tham gia vào các trò chơi. Tôi phải chuẩn bị trước những câu hỏi gắn từ với các sự, vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ. Ví dụ: - Cho trẻ đi tham quan vườn hoa của nhà trường tôi đặt ra các câu hỏi sau: + Trong vườn có mấy loại hoa? + Hoa gì đây? 6/18
  7. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non + Hoa gì có màu đỏ? + Hoa gì thân có gai? + Hoa gì nở thành chùm?... Hình ảnh 2: Trẻ đi tham quan vườn hoa của nhà trường Bên cạnh đó tôi thường xuyên cho trẻ vẽ những bức tranh theo quy định của cô. 4.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ chơi để phát triển vốn từ. Tôi cho trẻ tham gia chơi cùng bạn bè trong lớp theo từng nhóm nhỏ. Đây là cơ hội cho trẻ được trò chuyện với các bạn và phát triển khả năng giao tiếp của trẻ , trẻ sớm học được cách truyền tải, suy nghĩ, cảm giác thành lời khi chơi với đồ chơi. Thông qua các góc chơi không những trẻ được thao tác, hoạt động với các đồ vật mà trẻ còn được thể hiện ngôn ngữ của mình qua giao tiếp với đồ vật và bạn chơi giúp vốn từ cuả trẻ phát triển, câu nói được chính xác - Cho trẻ Bế em hoặc bác sỹ. Mỗi nhóm ngồi 3-5 trẻ, mỗi trẻ ôm 1 con búp bê, tôi nói trẻ: trẻ bế búp bê, ru em à ơi và lắc lư người cho em ngủ, cho em ăn… “ Em ngủ nào” hay “ Chị cho em ăn nhé”, “ Em ăn ngoan nào”…Từ đó cũng làm cho trẻ gia tăng trí tưởng tượng và nâng cao khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Hình ảnh 3: Trẻ chơi bế em, cho em ăn. - Trong trò chơi “xếp hình”. Tôi cũng tổ chức thường xuyên để trẻ được hoạt động với đồ vật để trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và trẻ có thói quen sử dụng các trò chơi. Qua đó cũng kích hoạt cho trẻ phát triển ngôn ngữ. Phải chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi. Ở lứa tuổi này tôi thường sủ dụng các đồ chơi lắp ghép xếp hình. Sử dụng nhiều đồ chơi khác nhau cùng một lúc ban đầu chúng được dấu kín ở trong túi, sau đưa ra lần lượt cho trẻ xem, sử dụng trao đổi về đồ chơi…. Trẻ phải gọi tên chính xác đồ chơi màu sắc và các bộ phận của đồ chơi. Ví dụ: Tàu hoả màu xanh có đầu tàu, có các toa tàu nối đuôi nhau… - Trò chơi “ bán hàng” trẻ được giao lưu với bạn, trẻ có thể hỏi: “ Bác mua gì ạ? Tôi mua quả cà chua, tôi mua thịt, rau”… Muốn trẻ chơi thành thạo, biết giao tiếp với bạn, tôi luôn phải hòa nhập, đóng vai chơi cùng với trẻ hướng dẫn trẻ chơi, gợi ý trẻ trả lời, tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với bạn chơi, tạo ra những tình huống chơi để trẻ xử lý, phát triển ngôn ngữ thông qua tình huống trò chơi. Hình ảnh 4: Trẻ chơi bán hàng. 4.3. Biện pháp3: Biện pháp dùng lời Năm thứ ba là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. “ Trẻ lên ba cả nhà học nói” tôi nhận thấy điều này thật đúng. Nhiệm vụ phát triển lời nói bao gồm nhiều mặt. Cần dạy trẻ hiểu lời nói của người lớn không 7/18
  8. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non cần mọi sự trợ giúp trực quan, mở rộng vốn từ tích cực, dạy trẻ các mẫu câu, phát triển giao tiếp ngôn ngữ của trẻ với người lớn và những trẻ khác. Trong những giờ hoạt động chung và giờ hoạt động vui chơi, các cháu rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế , các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều. Qua nhiều cuộc thảo luận và cũng qua thực tế, chúng ta phải thừa nhận rằng : Qúa trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là phải để trẻ học nói bằng cách nói qua môi trường sống thực của nó. Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi vốn ngôn ngữ của trẻ phong phú thì khả năng diển đạt câu từ của trẻ mạch lạc và khả năng hiểu người khác khi giao tiếp với mình cũng dễ dàng nên nó ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Trò chuyện với trẻ theo hệ thống các câu hỏi. Đây là biện pháp chính để cho trẻ làm quen với thiên nhiên. Các câu hỏi có tác dụng hướng sự chú ý của trẻ tới đối tượng cần nhận thức, dạy trẻ biện pháp quan sát đối tượng một cách tổng thể cũng như quan sát tỷ mỉ các dặc điểm, tính chất mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. Các câu hỏi sẽ kích thích trẻ nói, gọi tên hoặc mô tả các đối tượng đang quan sát. Qua đó vốn từ của trẻ ngày được mở rộng hơn. Cần chú ý các câu hỏi phái đa dạng, buộc trẻ trả lời bằng các từ loại khác nhau: Hỏi về tên gọi, đặc điểm, tính chất, công dụng, hoạt động… Ví dụ: Câu hỏi về tên gọi các loại hoa quả, cây cối, con vật tôi sẽ chọn các câu hỏi: + Con gì đây? + Cây gì đây? + Quả gì đây? - Khi trò chuyện tôi sử dụng phối hợp một số thủ thuật: Nói mẫu, nhắc lại, giảng giải, khen ngợi. Cho trẻ sử dụng các thao tác sờ mó.Như vậy trong tiết học trẻ phải được nói nhiều, cô đặt câu hỏi phải từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời. Hình ảnh 5: Trẻ được sờ vào đồ dùng trực quan 4.4. Biện pháp 4: Cho trẻ quan sát trực quan kết hợp với lời giải thích. Để giải thích cho trẻ hiểu từ trong tác phẩm văn học bằng biện pháp này thì trước hết tôi đã chọn từ có nghĩa cụ thể. Có như vậy thì việc sử dụng đồ dung trực quan kết hợp với lời giải thích mới có hiệu quả. Việc lựa chọn những từ cần gải thích và đề ra cách giải thích làm rõ mục đích yêu cầu của tiết học là hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ chủ quan và nghệ thuật sử dụng đồ dung trực quan. 8/18
  9. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Vì vậy khi sử dụng biện pháp này tôi đã sử dụng đồ dung trực quan một cách linh hoạt sáng tạo, kết hợp với lời giảng giải diễn tả về nghĩa từ trong văn cảnh đó, giúp trẻ hiểu và cảm nhận từ ngữ nghệ thuật một cách sâu sắc tạo cho trẻ niềm say mê, hứng thú, tích cực suy nghĩ, tìm tòi, khám phá những “bí ẩn” của thế giới xung quanh. Ví dụ: Đề tài: Khám phá khoa học. * Hoạt động 1: Bé đi chợ quả - Cô làm mô hình chợ quả - Cho trẻ đến quan sát, trò chuyện về các loại quả. - Sau đó mua các lạo quả đó về * Hoạt động 2: Chúng mình cùng khám phá. - Cô giới thiệu từng loại quả. + Đây là quả gì?( Quả xoài). + Quả xoài có màu gì?( màu vàng). + Cho trẻ sờ quả xoài và hỏi, vỏ quả xoài như thế nào? - Cô gọt bỏ vỏ và hỏi trẻ. + Bên trong có gì? Có mùi gì? Cho trẻ ngửi và nếm thử, thấy có vị gì? Đây là quả xoài chín có màu vàng, vỏ quả xoài nhẵn, khi ăn phải gọt vỏ, bỏ hạt, trước khi ăn phải rửa quả cho sạch và rửa tay sạch mới được ăn. Như vậy trong tiết học trẻ được nói nhiều, cô dặt câu hỏi phải từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời. Qua đó lồng giáo dục thực tế cho trẻ hiểu các loại quả chứa nhiều viatmin, rất ngon và bổ dưỡng, ăn vào cho cơ thể khỏe manh, và giáo dục trẻ không được ngắt lá, bể cành. 4.5. Biện pháp5: Đặt từ vào ngữ cảnh Giúp trẻ hiểu bằng cách đưa từ đó vào những ngữ cảnh cụ thể quen thuộc đối với trẻ. Ngữ cảnh đó có chứa từ cần giải thích hay là một tình huống giao tiếp cụ thể. Trẻ có thể dựa vào vốn từ đã có của mình, dựa vào những kết hợp ngôn ngũ nhờ hoàn cảnh ngôn ngữ, nhờ mối liên tưởng nhất định và cũng nhờ mối quan hệ với các từ khác trong câu mà trẻ hiểu được nghĩa của từ tôi không phải giải thích dài dòng mà lại có thể mở rộng văn cảnh sử dụng từ cho trẻ. Ví dụ: Từ “dặn dò” trong câu ca dao. “Ai lên xứ lạ cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mãi vui quên hết lời em dặn dò ”. Tôi sử dụng ngữ cảnh quen thuộc với trẻ là những lời dặn dò của người lớn “ông bà, bố mẹ, anh chị…” với bé. 9/18
  10. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non + Tôi: Trước khi đến trường ông bà, bố mẹ nói với các con điều gì? + Trẻ: Bố mẹ con bảo: - Con đi học ngoan nhé. - Đến bữa ăn trưa con nhớ ăn hết xuất nhé + Tôi: Những lời như vậy gọi là dặn dò đấy các con ạ. Biện pháp này có thể sử dụng không nhiều nhưng vì nó lại giúp trẻ hiểu được nghĩa từ một cách tương đối rộng. Trẻ không những hiểu được từ đó trong ngữ cảnh mà trẻ còn biết thêm được từ ấy trong ngữ cảnh tương tự. 4.6 .Biện pháp 6: Giáo dục chuẩn mực ngữ âm Trẻ 3-4 tuổi phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ so với ở độ tuổi 24-36 tháng nhưng trẻ vẫn còn phát âm sai những âm thanh khó, những từ có 2-3 âm tiết như : lựu - lịu, hươu- hiu, mướp-mớp, chim chíp , rắn dắn, không- hông, xanh-tanh, cái-tái, ngôi- nôi, con-ton…tuy nhiên lỗi sai đã ít hơn. Đối với trẻ 3-4 tuổi thì vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng từ 1000-1300 từ. Danh từ và động từ trẻ vẫn chiếm ưu thế. tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn. Trẻ đã sử dụng chính xác các từ: Cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp, to bé, các từ chỉ tốc độ như: nhanh - chậm, các từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng, trắng ,đen, xanh, ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: hôm qua, hôm nay, ngày mai, trẻ dùng chưa chính xác. Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây, xanh nước biển, hồng, tím, da cam. Vốn từ tăng nhanh, trẻ hiểu được nghĩa và dùng từ đã chính xác hơn, đã sử dụng được nhiều mẫu câu đơn giản đúng ngữ pháp,tôi kể một số truyện ngắn một cách tuần tự logic, có thể kể chuyện theo tranh… Như vậy điều kiện và khả năng giao tiếp được mở rộng mặt âm thanh của lời nói cũng nhanh chóng phát triển, trẻ lĩnh hội được và phát âm đúng nhiều âm vị, phát âm từ, câu rõ nét hơn, trẻ bắt đầu biết điều chỉnh tốc độ cường độ của giọng nói. Phát triển khả năng các âm tiết, phát âm đúng tất cả các âm vị tiếng Việt trong các câu một cách rành mạch, rõ ràng, tiếp tục rèn luyện kỹ năng điều chỉnh giọng nói với cường độ, tốc độ phù hợp với tình huống giao tiếp: sử dụng biện pháp cho trẻ tập phát âm (Sử dụng các bài tập, trò chơi). Ví dụ: Trò chơi “ Hãy nói xem có cái gì ở trong tranh”, luyện phát âm “r”. + Cách chơi: Tôi chia cho trẻ những bức tranh vẽ về những đồ vật khác nhau (có tên gọi “r”), mỗi cháu phải kể một cái gì đó về bức tranh của mình ( ví dụ: bức tranh vẽ con chim Ri, trẻ nói “con chim Ri hót ríu rít”, tranh vẽ con rắn trẻ kể “con rắn leo lên cây đi tìn mồi”…). Tôi sử dụng ngữ điệu để củng cố các âm trong cấu trúc câu: 10/18
  11. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non + Ríu rít ríu rít - chim kêu ríu rít + Rì rào rì rào - gió thổi rì rào. ví dụ: Câu đố: Rì rà rì rà đội nhà đi chơi Là con gì vậy ? ( Trẻ trả lời: Con Rùa ạ.) Hình ảnh 6: Con rùa cho trẻ khám phá Ngay từ đầu năm học do trình độ nhận thức không đồng đều, một số trẻ mới lần đầu tiên đến lớp, việc hình thành các thói quen, nề nếp rất vất vả một số cháu nói chưa rõ còn nói ngọng, nói lắp. Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, nói chưa đủ câu, chưa diễn tả được ý hiểu của mình với người khác Phát triển sự định hướng vào thế giới xung quanh có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển lời nói. Cần phát triển ở trẻ năng lực quan sát, nhận biết các đồ vật, hiện tượng khác nhau, đồng thời cho các con được làm quen với những hoạt động cảu người lớn. Kết quả sẽ phát triển được mặt hiểu ý nghĩa của lời nói, khả năng phát âm, accs chức năng giao tiếp và khái quát hóa. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. 5. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng: Qua một năm thực hiện với những biện pháp nêu trên tôi thu được kết quả như sau: Kết quả so sánh có đối chứng: Tổng số trẻ 3-4 tuổi: 22 trẻ. Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện Khả Chưa đạt Chưa đạt năng Tốt Khá Đạt yêu cầu Tốt Khá Đạt yêu cầu yêu cầu yêu cầu phát triển ngôn Tỉ Tỉ Số Tỉ Số Số Số Số ngữ của Tỉ Số Tỉ lệ lệ Số trẻ Tỉ lệ Tỉ lệ Số Tỉ lệ lệ trẻ lệ trẻ trẻ trẻ trẻ trẻ lệ trẻ (%) (%) (%) (%) trẻ (%) (%) (%) (%) Khả năng lắng nghe, 27. 31. 13. hiểu lời 6/22 7/22 6/22 27.3 3/22 10/22 45.5 8/22 36.3 3/22 13.6 1/22 4.6 3 8 6 nói trong giao tiếp hàng ngày. 11/18
  12. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Có khả năng biểu đạt bằng 18. 27. 18. 4/22 6/22 8/22 36.3 4/22 9/22 40.9 8/22 36.3 4/22 18.2 1/22 4.6 nhiều 2 3 2 cách khác nhau. Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa 22. 22. 27. 4//2 5/22 5/22 6/22 27.3 6/22 10/22 45.5 6/22 27.3 18.2 2/22 9 trong 7 7 3 2 cuộc sống hàng ngày. Có khả năng nghe và 22. 27. 18. kể lại sự 5/22 6/22 7/22 31.8 4/22 10/22 45.5 8/22 36.3 3/22 13.6 1/22 4.6 7 3 2 việc,kể lại chuyện Có khả năng cảm nhận vần điệu 22. 22. 27. ,nhịp 5/22 5/22 6/22 27.3 6/22 9/22 40.9 8/22 36.3 4/22 18.2 1/22 4.6 7 7 3 điệu của bài thơ ,ca dao,đồng dao 12/18
  13. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua việc thực hiện đề tài tôi đã rút ra được một số kết luận như sau: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” tôi thấy như sau : Phát triển ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày và hoạt động nhận thức của con người nói chung, sự phát triển tâm lý nhận thức của trẻ nói riêng. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm thiết thực nhát trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non hiện nay. Để phát triển ngôn ngữ đạt kết quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục trẻ. Đặc biệt là cô giáo mầm non, vì vậy cô giáo cần tận tình, tỉ mỉ, chu đáo, đáp ứng mọi câu hỏi của trẻ dễ dàng, chính xác, dễ hiểu, luôn tạo điều kiện để trẻ được nói , được biết, được tìm hiểu, về thế giới diễn ra xung quanh trẻ, giúp trẻ bước đầu học nói, góp phần tạo những cơ sở đầu tiên cho trẻ về ngôn ngữ và nhân cách của trẻ theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong giai đoạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Tôi rất mong sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần xây dựng nhà trường tiên tiến điển hình, vững mạnh xứng đáng là cô giáo mẫu mực trong sự nghiệp trồng người. 2. Khuyến nghị. * Đối với phòng giáo dục Đề nghị các cấp lãnh đạo cần tổ chức, xây dựng thêm nhiều hoạt động kiến tập tiêu biểu giúp giáo viên thường xuyên được tiếp cận cái mới, được học hỏi nhau trên cơ sở đó kích thích sự sáng tạo và nghệ thuật giảng dạy trong hoạt động giáo dục. Tổ chức tập huấn lý thuyết về phát triển ngôn ngữ cho trẻ ,tiếp tục tạo điều kiện để giáo viên tham quan, học hỏi các tiết mẫu ở trường bạn về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ . * Đối với ban giám hiệu: Đề nghị ban giám hiệu trường cần quan tâm hơn nữa tới việc mua sắm, bổ sung thêm một số phương tiện hiện đại như máy tính, máy chiếu cho các nhóm lớp để giáo viên thực hiện tốt hơn trong các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, để tạo điều kiện cho trẻ được học tập và vui chơi tốt hơn. 13/18
  14. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Trên đây là “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mần non”. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong năm học 2019 - 2020. Kính mong phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp bổ xung góp ý kiến để tôi tiếp tục thực hiện tốt hơn ở những năm học sau. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm mình viết không sao chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày tháng năm 2020 14/18
  15. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non HÌNH ẢNH MINH HỌA KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Hình ảnh 1: Cả gia đình đang sinh hoạt Hình ảnh 2: Trẻ đi tham quan vườn hoa của nhà trường 15/18
  16. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Hình ảnh 3: Trẻ chơi bế em, cho em ăn. 16/18
  17. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Hình ảnh 4: Trẻ chơi bán hàng. Hình ảnh 5: Trẻ được sờ vào đồ dùng trực quan Hình ảnh 6: Con 17/18 trẻ khám phá rùa cho
  18. “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Ngày.......tháng .....năm 2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ........................................................................................................................... …………………………………………………………………………………… Ngày….tháng…..năm 2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 18/18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2