intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lôgic, có trình tự, chính xác và có hệ thống. Thông qua hoạt động giáo dục và phát triển ở trẻ những thói quen tốt, phẩm chất đạo đức tốt, biết yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ những người khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học

  1. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Danh mục chữ cái viết tắt.Công nghệ thông tin– ‘‘CNTT’’ 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tên đề tài 1 2 Lý do chọn đề tài 1 3 Mục đích nghiên cứu 2 4 Đối tượng nghiên cứu 2 5 Đối tượng khảo sát thực 2 nghiệm 6 Các phương pháp thực 2 hiện 7 Phạm vi nghiên cứu và 2 thời gian thực hiện đề tài PHẦN II : NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến 3 vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm 2 Cơ sở thực tiễn để giải 4 quyết vấn đề 3 Khảo sát thực trạng 6 4 Các biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng phát 7 triển ngôn ngữ cho trẻ khi ở nhà. 5 Biện pháp thực hiện 6 ( Biện pháp từng phần ) 6 Một số kết quả đạt được 18 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận 19 Khuyến nghị 20  1/15
  2. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tên đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học”. 2. Lý do chọn đề tài. Bác Hồ đã dạy: ‘‘Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó’’. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người, nó là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể diễn đạt được suy nghĩ của mình. Từ khi được sinh ra mỗi đứa trẻ mang theo bao ước mơ và hi vọng của cha mẹ một trong những ước mơ lớn nhất mà mỗi cha mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con thân yêu của mình đó là trong tương lai bé sẽ trở thành một người tốt, một người có ích cho xã hội, sống có đạo đức, có lòng hiếu thảo biết yêu thương. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, nếu không có ngôn ngữ không thể giao tiếp được, nhất là đứa trẻ. Ngôn ngữ là chiếc cầu nối, là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, và là công cụ giúp trẻ hòa nhập với những người xung quanh.Và đặc biệt ở trẻ 5-6 tuổi vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói hay, nói đủ câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. Qua việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mĩ, phát triển trí tưởng tượng, lòng yêu thiên nhiên, yêu thương kính trọng gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh . 2
  3. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Hiện nay dịch Covid đang diễn biến hết sức phức tạp, đáng lo ngại là dịch đã xâm nhập vào trường học, ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học của nhiều cơ sở giáo dục. Nhiều trường học đã cho học sinh tạm dừng đến trường để đảm bảo sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Một kỳ nghỉ dài, bất ngờ và bất thường tràn ngập sự lo lắng của cha mẹ, cộng đồng đang ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của trẻ. Trên thực tế, trong thời gian trẻ ở nhà sinh hoạt bị xáo trộn trẻ ăn ngủ không điều độ, nhiều trẻ gửi ông, bà chăm sóc được nuông chiều theo ý thích của trẻ nên trẻ chưa ngoan, không có người trò chuyện dẫn đến việc phát triển ngôn ngữ bị hạn chế. Cũng từ việc trẻ hầu như được cách ly tại nhà với hoạt động đa phần là tĩnh trong khi sở thích phần lớn của trẻ mầm non là vận động nên trẻ dễ "cuồng chân, cuồng tay". Nói cách khác, là sự phát triển thể chất, tinh thần thiếu cân đối khiến năng lực của trẻ có thể giảm sút. Các vấn đề về hành vi của trẻ trong gia đình bắt đầu phát sinh khiến phụ huynh đau đầu hơn như chạy nhảy, la hét, đá bóng trong nhà và làm trái yêu cầu người lớn, dễ khóc lóc và ăn vạ. Chưa kể, việc cha mẹ cũng đang rất căng thẳng trong những ngày gần đây vì vừa phải đi làm, vừa phải lo lắng chăm sóc và bảo vệ con khiến bầu không khí trong gia đình có thể thiếu tích cực và sự ấm áp, các cơn giận dữ vô cớ dễ bùng nổ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của trẻ và sự phát triển mọi mặt quan trọng nhất là sự phát triển về ngôn ngữ.  Trong quá trình tìm hiểu và dạy trẻ tôi nhận thấy được đặc điểm của hoạt động làm quen văn học rất phù hợp với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong tình hình dịch bệnh. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học” để tạo tiền đề, tâm thế cho trẻ vững bước vào lớp 1. 3. Mục đích nghiên cứu. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lôgic, có trình tự, chính xác và có hệ thống. Thông qua hoạt động giáo dục và phát triển ở trẻ những thói quen tốt, phẩm chất đạo đức tốt, biết yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ những người khác. 4. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm. - Năm học 2021 -2022, tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 nơi tôi đang công tác.  3/15
  4. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học - Với số trẻ là 21 cháu.Trong đó có 13 trẻ gái và 8 trẻ trai. - Dân tộc: 10 trẻ; nữ dân tộc: 7 trẻ, nam dân tộc: 3 trẻ. 6. Các phương pháp thực hiện Phương pháp nghiên cứu lý luận, quan sát, trải nghiệm, lựa chọn tổng hợp nội dung, trò chuyện, kích thích sự hứng thú, rèn nề nếp kỹ năng cho trẻ, tuyên truyền, kiểm tra đánh giá. 7. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài. Từ tháng 9 – 2021 đến tháng 4 - 2022 tại lớp 5 - 6 tuổi A1 nơi tôi công tác. PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚi GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm Chương trình giáo dục mầm non đặt ra nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu thương thể hiện thông qua ngôn ngữ. Đặc biệt văn học là một phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ, nó ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển và làm phong phú lời nói của trẻ. Kế hoạch số 912/KH-GD&ĐT – MN ngày 01/09/2021. Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 cấp học mầm non huyện Ba Vì.Thực hiện kế hoạch số 101/KH/MNVHA ngày 04/09/2021 kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022. Hướng dẫn số 116/HD-QCCM ngày 07/09/2021 hướng dẫn quy chế chuyên môn trường mầm non Vân Hòa A. Thực hiện kế hoạch số 17/KH-MNVHA ngày 14/02/2022 tổ chức hội thi xây dụng video phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà cấp mầm non năm học 2021-2022. Năm học 2021-2022 là một năm có thể nói có nhiều thay đổi và đáng nhớ nhất trong công tác dạy học. Khi đại dịch Covid – 19 bùng phát mạnh để đảm bảo an toàn cho trẻ các trường học trên toàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành trên cả nước đã phải đóng cửa trường học cho trẻ nghỉ ở nhà học theo các hình thức khác nhau như: Học trực tuyến qua zoom, google meet, trao đổi trò chuyện qua zalo, mesenger, zoom, gửi video…nhằm đảm bảo trẻ nghỉ học nhưng vẫn nắm bắt được kiến thức trên lớp theo đúng tiến độ khung kế hoạch giáo dục đề ra.  Trong thời điểm thế giới bùng phát dịch Covid - 19 mạnh và lan truyền vào Việt Nam lứa tuổi mầm non là lứa tuổi chịu nhiều thiệt thòi nhất vì ở lứa tuổi này các con còn quá nhỏ chưa thể kết nối hay tự học như các anh chị lớp lớn. Nhưng nhu cầu học tập là rất cao, nhất là vấn đề về phát triển ngôn ngữ. 4
  5. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Ngôn ngữ văn học dân tộc làm phong phú những cảm xúc, giáo dục đức tính cho trẻ và trí tưởng tượng, trong những câu chuyện trẻ nhận thức được rõ ràng, chính xác từ, cách diễn đạt sâu sắc, đánh giá nhân vật trong truyện.... Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệ thuật và là nhiệm vụ trọng tâm của ngành học Mầm non đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang tính người mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, tính cách nhân ái vì con người. Những tác phẩm văn học cho trẻ mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục đến sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhịp điệu của những vần thơ, tính chuẩn xác, biểu cảm của ngôn ngữ được trẻ yêu thích. Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ và hứng thú đọc và kể lại câu chuyện, bài thơ. Đối với trẻ 5-6 tuổi đã tích lũy được nhiều vốn từ qua các câu chuyện, bài thơ người lớn giúp trẻ nắm được kĩ năng ghép các từ thành câu theo quy tắc ngữ pháp để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú, diễn đạt lô gic hơn. Hoạt động cho trẻ làm quen văn học là chúng ta đã giúp cho trẻ hình thành, phát triển nhân cách toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Hoạt động cho trẻ làm quen văn học là một lĩnh vực mà qua đó giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ thuộc nhiều bài thơ, biết nhiều câu chuyện, có vốn từ phong phú.Trẻ nói trôi chảy khi diễn đạt ý muốn và cảm xúc tình cảm của mình và có thể sử dụng các từ này vào trong đời sống của mình tôi có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc là một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất, đó cũng là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học”. 2. Cơ sở thực tiễn để giải quyết vấn đề Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đảm nhận việc giáo dục cho trẻ, và đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Ngôn ngữ giúp trẻ có khả năng nghe hiểu lời nói của người khác, khả năng biết trình bày, thể hiện sự hiểu biết suy nghĩ, ý muốn của mình cho người khác hiểu một cách có trình tự, có logic. Đối với trẻ mẫu giáo, nói mạch lạc, diễn cảm là một nội dung tương đối khó, trẻ có thể giao tiếp với bạn, với người lớn nhưng giao tiếp của trẻ chưa có trình tự, chưa thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ, một cách logic, đúng và biểu cảm. Hoạt động làm quen văn học giúp trẻ có thể đọc thơ, kể chuyện, trả lời câu hỏi của cô, giao lưu, trò chuyện với bạn bè, người xung quanh để tăng thêm vốn từ và cách diễn đạt ý hiểu của mình trở nên phong phú và đa dạng hơn. Vì vậy tôi  5/15
  6. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học đã suy nghĩ và lựa chọn“Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học” tại lớp của mình. 3. Khảo sát thực trạng: *Khảo sát thực tế. Đầu tháng 9 của năm học 2021- 2022 tôi được phân công dạy lớp 5 – 6 tuổi A1 với số lượng là 21 cháu, trong đó có 13 trẻ gái và 8 trẻ trai, trẻ dân tộc 10, nữ dân tộc: 7, nam dân tộc: 3. Tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi: Trường tôi là một trường nằm trong 7 xã miền núi, giữa trung tâm xã, có một điểm trường với 15 nhóm lớp. Bản thân tôi là giáo viên đã có 5 năm công tác, với lòng yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi và luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy. Tôi luôn cố gắng phát huy hết khả năng của mình vào công tác giảng dạy. Về cơ sở vật chất: Trường tôi là trường đã đạt chuẩn quốc qia mức độ 1 năm (2017-2018) lớp có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, diện tích theo đúng quy định. Có phòng nghệ thuật, phòng thể chất cho trẻ hoạt động, sân chơi rộng rãi, thoáng mát. Hàng năm nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn để chị em được học tập và thực hành. Tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn các nội dung về sử dụng các phần mềm như: zoom, google meet, zalo…để tạo cuộc họp, trao đổi, trò chuyện trực tuyến với phụ huynh và trẻ. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do Phòng giáo dục tổ chức như: Thiết kế video truyện trên phần mềm Canva, cắt ghép video trên phần mềm Camtasia, làm phim hoạt hình trên phần mềm Moviemacker... Về trẻ: Trẻ nhanh nhẹn, biết giao tiếp khi trò chuyện cùng người đối diện Lớp có 02 giáo viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, thuận lợi cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. b. Khó khăn: Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1 có 21 trẻ. Trong đó có 13 trẻ nữ và 8 trẻ nam, có 10 trẻ là con em dân tộc Mường. Đối với phụ huynh: Lớp tôi có 21 phụ huynh chủ yếu làm nghề chăn nuôi bò sữa, và làm ruộng bởi vậy nhận thức của phụ huynh chưa cao. Đa số phụ huynh bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, ở nhà chưa tích 6
  7. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học cực dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Do dịch bệnh Covid - 19 kéo dài diễn biến phức tạp, trẻ nghỉ học tại nhà bởi vậy sự phối kết hợp, tương tác giữa phụ huynh và cô giáo còn chưa nhiều. Một số phụ huynh còn bận đi làm xa nhà, trẻ ở nhà với ông bà vì khả năng sử dụng phương tiện công nghệ còn hạn chế nên ông bà chưa biết cách cho trẻ học qua video cô gửi trên Zalo, hay có một số phụ huynh vì công việc bận rộn nên chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ. Việc sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn chưa thông thạo, hạn chế trong sử dụng các phần mềm hỗ trợ quay video.     Một số ít phụ huynh chưa có điều kiện sử dụng điện thoại thông minh, vì vậy trẻ không được xem các video của giáo viên, sự liên kết phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh chưa hiệu quả. Phần lớn trẻ mầm non các con còn quá nhỏ chưa tự thao tác mở được các bài cô gửi phải nhờ sự hỗ trợ từ bố, mẹ hoặc anh chị. Vì vậy trẻ không được xem các video của giáo viên ảnh hưởng đến việc rèn luyện khả năng tự học tại gia đình của trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn, tôi đã suy nghĩ nghiên cứu tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi giúp bản thân mình, các bậc cha mẹ dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học trong thời gian trẻ nghỉ học tại nhà. * Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài. Khảo sát trên 21 trẻ do tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp nên các con vẫn được nghỉ học tại nhà để phòng chống dịch, vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát và trao đổi với phụ huynh về cách phát triển ngôn ngữ hiệu quả của trẻ tại gia đình thông qua việc phụ huynh quay video tương tác với giáo viên và thu được kết quả như sau: Kết quả STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Số trẻ hứng thú 8/21 38% 1 Số trẻ chưa hứng thú 13/21 62% Đọc thơ to rõ ràng, mạch lạc và diễn cảm - Tốt 5/ 21 24% 2 - Khá 7 /21 33%  7/15
  8. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học - Trung bình 5 / 21 24% - Yếu 4 / 21 19% Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu,tính cách nhân vật - Tốt 4 / 21 19 % 3 - Khá 6 / 21 28,6% - Trung bình 7 / 21 33,4 % - Yếu 4 / 21 19 % Trẻ mạnh dạn ,tự tin trong giao tiếp - Tốt 6/ 21 28,6 % - Khá 5 / 21 23,8 % 4 - Trung bình 7 / 21 33,4 % Yếu 3 / 21 14,2% 4. Các biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ tại trường mầm non - Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục hướng dẫn và trao đổi với phụ huynh. - Biện pháp 2: Kích thích sự hứng thú của trẻ - Biện pháp 3: Thiết kế video bài giảng kết nối giáo viên, phụ huynh và học sinh - Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động văn học - Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ 5. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần): 5.1.Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục hướng dẫn và trao đổi với phụ huynh. Để đồng nhất nội dung giáo dục giữa gia đình và nhà trường trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà, nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động thơ, truyện việc lập kế hoạch giáo dục hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà là vô cùng cần thiết. Dựa trên kế hoạch giáo dục đã chuẩn bị để sử dụng tại trường, tôi chọn lựa những nội dung, hoạt động giáo dục, các bài thơ, câu chuyện để lập kế hoạch quay video và hướng dẫn phụ huynh thực hiện tại nhà. Các nội dung, hoạt động 8
  9. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học cần phù hợp với điều kiện vật chất, môi trường tự nhiên, đặc điểm gia đình của trẻ… Ví dụ: Lập kế hoạch giáo dục theo từng tháng. ST Thời gian Các hoạt động thơ, truyện theo chủ đề tháng T 1 Tháng 9, 10, 11 + Bài thơ: Tình bạn; Chiếc bóng; Mẹ của em; Tay ngoan; Gà học chữ; Bó hoa tặng cô,… + Câu chuyện: Bạn mới; Ai đáng khen nhiều hơn; Đôi tai xấu xí; Chuyện của Dê con; Chú vịt tốt bụng, Chú vịt khàn; Chiếc áo đẹp… 2 Tháng 12, 1, 2 + Bài thơ: Hạt gạo làng ta; ước mơ của Tý; Hoa kết trái; Hoa cúc vàng… + Câu chuyện: Cây rau của Thỏ út; Ba anh em; Cây tre trăm đốt; Sự tích cây vú sữa… 3 Tháng 3, 4 Bài thơ: Mèo đi câu cá; Gà mẹ đếm con; Kiến tha mồi; Đèn giao thông; Giúp bà… Câu chuyện: Con gà trống kiêu căng; Chuyện về loài voi; Qua đường; Vì sao thỏ cụt đuôi… Nội dung các hoạt động được tôi và giáo viên trong lớp xây dựng theo hướng ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, giúp trẻ củng cố và nâng cao kiến thức theo chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo. Để thu hút trẻ, các video bài học thường ngắn gọn xúc tích. Mục tiêu qua mỗi hoạt động thơ, chuyện là trẻ cảm thấy vui vẻ thoái mái, thích đọc thơ, lắng nghe cô kể chuyện từ đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ vốn từ được phong phú hơn. Hình thức này giúp trẻ có được sự tương tác với giáo viên, bên cạnh đó còn rèn nề nếp và hình thành thói quen tự học, thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống. Đây cũng là một xu hướng mới cho trẻ làm quen, tiếp cận và thực hành với kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin qua chiếc điện thoại, máy tính,ipad…trẻ có thể tự mở video cô giáo gửi học bài. Sau khi lên kế hoạch quay video clip tôi sẽ trao đổi phổ biến để phụ huynh hiểu vai trò, ý nghĩa của các hoạt động thơ, chuyện có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Nó là cơ hội tương tác trực tiếp của trẻ với đối tượng để mở rộng phạm vi và nâng cao khả năng vốn từ của trẻ. Qua đó, giúp trẻ có sự gắn kết với môi trường xung quanh, với phụ huynh và người thân, rèn luyện ý chí hoàn thành nhiệm vụ đa dạng và gắn với đời sống thực.  9/15
  10. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Đồng thời, tôi chia sẻ cho phụ huynh kết quả mong đợi của trẻ ở nhóm, lớp mình và hướng dẫn phụ huynh quan sát thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở nhà. Ví dụ: - Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ - Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện và trả lời các câu hỏi cô đưa ra. - Trẻ đọc thơ với nhiều hình thức đọc khác nhau như: đọc ráp, đọc các bài đồng dao, ca dao, vè… - Trẻ thể hiện được tình cảm của mình khi đọc thơ, lắng nghe chuyện 5.2.Biện pháp 2: Kích thích sự hứng thú của trẻ Nhằm thực hiện hiệu quả việc "Ngừng đến trường, nhưng không ngừng học" vừa chống dịch vừa đảm bảo việc dạy học trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp thì yêu cầu cấp thiết nhất bây giờ là phải làm thế nào để trẻ cảm thấy hứng thú khi tham gia học trực tuyến cùng với cô giáo chủ yếu qua các ứng dụng Zoom, zalo, facebook...mà trẻ không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi mỗi khi ngồi trước chiếc máy laptop, hay một chiếc ipas hoặc một chiếc điện thoại thông minh? Để giải quyết được vấn đề vừa nan giải vừa mang tính cấp thiết trong tình hình hiện nay là cả cô và trò làm quen với các phần mềm học trực tuyến.Thay vào các hoạt động học trực tiếp trên lớp tôi đã tổ chức các hoạt động đọc thơ, kể chuyện để từ đó làm giàu vốn từ của trẻ thông qua các bài giảng video thật sinh động và lôi cuốn. Ví dụ: Trong chủ đề “ Động vật ” với bài thơ “ Mèo đi câu cá ” cô giáo gây hứng thú cho trẻ từ việc lựa chọn những hình ảnh minh họa cho bài thơ sắc nét, đẹp. Mở đầu bài là những câu đố để kích thích trẻ suy nghĩ, trả lời để từ đó phát triển vốn từ cho trẻ. + Anh em mèo trắng rủ nhau đi đâu ? + Mèo anh/ mèo em có câu được con cá nào không ? + Vì sao anh em nhà mèo trắng không câu được con cá nào ? Hình ảnh 1: Câu hỏi chọn phương án thiết kế trên phần mềm Powerpoit Để tạo hứng thú và thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động văn học thay vào việc tạo môi trường lớp học với tranh ảnh và các nhân vật ngộ nghĩnh cho trẻ được làm quen trực tiếp trên lớp là những hình ảnh nhân vật giáo viên thiết kế trên phần mềm Canva, Powerpoit ...sinh động xuất hiện trong video mang đến cho trẻ một bài giảng vô cùng hấp dẫn. Hình ảnh 2: Tạo hứng thú cho trẻ trong bài thơ ‘‘Mèo đi câu cá ” 10
  11. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Bên cạnh đó là việc chọn bài học phù hợp và tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt, gây hứng thú cho trẻ để trẻ tập trung chú ý và sáng tạo hơn. Tôi đã nghĩ ra nhiều hình thức khác nhau để có thể tạo cho trẻ sự hứng thú như thiết kế chuyện trên phần mềm Canva, Powerpoit làm hiệu ứng cho nhân vật biết di chuyển, cử động chân tay, các trò chơi, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để trẻ lựa chọn đáp án. Ngoài ra những lời khen động viên trẻ cũng góp phần kích thích sự hứng thú làm tăng tương tác giữa cô giáo, phụ huynh và trẻ trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn và trăn trở tìm tòi các giải pháp để trẻ có thể hứng thú tham gia học trực tuyến cùng cô tại nhà trong thời gian nghỉ dịch bằng cách hàng tuần, hàng tháng tôi làm phiếu khen tặng trẻ để khích lệ tinh thần cố gắng học tập của trẻ trong thời gian nghỉ dịch tại nhà đảm bảo phòng chống dịch bệnh Covid – 19 và luôn thực hiện tốt thông điệp ‘‘ Ngừng đến trường – nhưng không ngừng việc học’’ Hình ảnh 3: Phiếu khen khích lệ tinh thần học tập của trẻ tại nhà Vào đầu năm học tôi đã tổ chức nhiều cuộc trò chuyện giao lưu với trẻ của lớp mình vì thời lượng trẻ tham gia học trực tuyến giao lưu với cô qua phần mềm Zoom còn hạn chế nên tôi đã lựa chọn kể cho trẻ nghe vài câu chuyện ngắn tương đối dễ. Tháng 9 tôi lựa chọn bài thơ: Tình bạn; Chiếc bóng; câu chuyện: Bạn mới; Ai đáng khen nhiều hơn… Tháng 10 tôi lựa chọn các bài thơ: Mẹ của em; Tay ngoan; Gà học chữ; câu chuyện: Đôi tai xấu xí; Chuyện của Dê con; Chú vịt tốt bụng…sau đó đặt ra các câu hỏi. Ví dụ: + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Hoặc cho trẻ kể về gia đình bé trong tháng 11? Trong quá trình đó tôi luôn chú ý quan sát đàm thoại với trẻ và tiến hành khảo sát khả năng cảm thụ văn học cũng như khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, từ đó đề ra phương hướng giáo dục cho từng cá nhân và cho cả lớp một cách thích hợp. Khi trò chuyện tôi chú ý đến ngôn ngữ, cử chỉ hành động của trẻ, nhắc trẻ nói đúng câu từ, nói chậm, mạch lạc, không ngắt quãng, không nói lắp, nói ngọng. Hình ảnh 4: Cô trò chuyện với trẻ qua phần mềm Zoom Ví dụ: Tôi cho trẻ xem hình ảnh củ cải trắng và hỏi trẻ + Củ cải trắng có trong câu chuyện gì mà cô đã kể cho lớp mình nghe? + Trong câu chuyện ai đã tìm thấy củ cải trắng? + Nhưng dê con có ăn hết củ cải trắng không mà nó đã làm gì nhỉ?  11/15
  12. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Câu hỏi đàm thoại được tôi xây dựng có hệ thống, từ cụ thể đến khái quát hoặc từ khái quát đến cụ thể để nhằm giúp trẻ trình bày sự hiểu biết của mình và trẻ biết định hướng khi trả lời. Thiết kế các trò chơi trực tuyến và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi như: Ô cửa bí mật, trò chơi hái táo…là những trò chơi do chính tôi thiết kế trên phần mềm Powerpoit và trình chiếu cho trẻ tham gia chơi trong các giờ trò chuyện qua Zoom, lồng ghép trong vác video. Chơi các trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển năng lực trả lời phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, ngôn ngữ rất cần thiết giúp trẻ giao tiếp với cô giáo. Hình ảnh 5: Thiết kế trò chơi ô cửa bí mật Tôi đã căn cứ vào mục tiêu ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ để lên kế hoạch và dự kiến các ngân hàng nội dung phù hợp với chủ đề, sự kiện của tháng. Bên cạnh đó là việc lựa chọn các bài học dễ có nội dung phù hợp để xây dựng và tiến hành quay video gửi vào zalo nhóm lớp cho phụ huynh học sinh nội dung bài học mà giáo viên muốn truyền đạt. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi chú ý đến việc giáo dục trẻ dân tộc về ngôn ngữ tiếng việt. Qua những buổi trò chyện qua zoom, phụ huynh quay video tương tác của trẻ tôi thấy trẻ dân tộc “Mường” ở lớp tôi vẫn còn một số trẻ nói tiếng dân tộc. Tôi đã tìm được phương hướng giúp những trẻ đó nói tiếng phổ thông dễ dàng hơn thông qua những buổi trò chuyện, trao đổi với trẻ. Bồi dưỡng thêm cho trẻ trả lời câu hỏi nhiều hơn, để trẻ nói tiếng phổ thông rõ ràng, mạch lạc hơn. Ví dụ: Khi tôi đưa hình ảnh hạt gạo và hỏi trẻ đây là gì? một số trẻ nói tiếng dân tộc trả lời : Con thưa cô đây là hạt lọ. Thì tôi sẽ sửa lại cho trẻ “ hạt lọ” là tiếng dân tộc khi trả lời theo tiếng phổ thông con phải nói là “hạt lúa” tôi đưa hình ảnh con lợn và hỏi trẻ: Đây là con gì? Một số trẻ nói tiếng dân tộc sẽ trả lời Con thưa cô đây là con cúi. Thì tôi sẽ sửa lại cho trẻ “Con cúi” là tiếng dân tộc khi trả lời theo tiếng phổ thông con phải nói “Con lợn”. Tôi thường chú ý quan tâm nội dung của các buổi trò chuyện đó. Khi thực hiện kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình dạy, nhằm theo dõi, rèn luyện trẻ cách phát âm và cách diễn đạt. Khi chọn bài thơ, câu chuyện cần chọn những bài có nội dung hay, hấp dẫn trẻ, đúng theo chủ đề, sự kiện tháng và mang tính giáo dục trẻ. 5.3. Biện pháp 3: Thiết kế video bài giảng kết nối giáo viên , phụ huynh và học sinh Để gây hứng thú trong việc học Online của trẻ mầm non tôi nhận thấy rằng giáo viên cần phải thay đổi liên tục các chủ đề bài học khác nhau để mang lại cho trẻ sự hăng say trong học tập. Bên cạnh đó trẻ mầm non tiếp cận với một 12
  13. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học vấn đề nào đó thì trẻ sẽ học rất nhanh nhưng đặc điểm của trẻ mầm non là dễ nhớ, mau quên vì vậy giáo viên và phụ huynh trẻ cũng cần phải đảm bảo tránh giúp trẻ học tập và thư giãn phù hợp trong khi học Online. Hình ảnh 6: Giáo viên quay video bài giảng Thông thường các video bài giảng thiết kế cho việc học Online tại nhà của trẻ 5 tuổi với độ dài khoảng 15 - 20 phút vì học sinh mầm non không đủ kiên nhẫn để ngồi học trước điện thoại, máy tính…quá lâu do vậy nếu video quá dài thì việc tiếp thu sẽ ít hiệu quả hơn. Muốn trẻ thích đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, trí rưởng tượng cao thì giáo viên cần phải đầu tư và xây dựng video kết nối hết sức sinh động, phong phú và đa dạng qua đó thu hút được khả năng chú ý của trẻ vào hoạt động làm quen văn học để trẻ có thể phát triển vốn từ. Giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi phong phú qua các video. + Đối với Video thơ : Ví dụ : Video Bài thơ “ Hoa cúc vàng”. - Hoa cúc có màu gì ? - Hoa cúc gom nắng vàng vào đâu ?.... Trong quá trình thiết kế video bài giảng kết nối tôi luôn hướng đến việc dạy trẻ đọc thơ với hình thức khác nhau như đọc thơ diễn cảm, đọc thơ theo hình thức đọc ráp, dạy trẻ đọc đồng dao, ca dao, vè…Khi dạy trẻ đọc thơ giọng của cô phải chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm chuẩn, đọc đúng theo nhịp điệu của từng bài thơ. Giảng giải những từ khó cho trẻ, đọc chuẩn những từ khó để trẻ đọc tốt hơn Cần thay đổi cách lựa chọn trang phục của giáo viên khi quay video đọc thơ theo hình thức đọc ráp thật lôi cuốn trẻ. Hình ảnh 7: Giáo viên đọc thơ với hình thức đọc ráp Ví dụ: Xây dựng video bài thơ: “Mèo đi câu cá” theo hình thức đọc ráp Trẻ biết đọc bài thơ đúng nhịp 2/2 vui tươi theo tính chất của bài thơ “Anh em mèo trắng Vác giỏ đi câu Em ngồi bờ ao Anh ra sông cái....” Giọng đọc cần đọc với giọng vui tươi, nhí nhảnh, nhịp 2/2 đọc nhịp nhàng cho đến hết bài. “Hiu hiu gió thổi Buồn ngủ quá chừng... .............................. Giỏ em giỏ anh Không con cá nhỏ  13/15
  14. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Cả hai nhăn nhó Cùng khóc meo meo” Trước khi cho trẻ đọc thơ theo hình thức rap tôi hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm và thuộc bài thơ, trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, ý của các câu thơ, vẻ đẹp của các câu thơ mô tả, kết hợp với hình ảnh minh họa nội dung bài thơ tôi thiết kế trên phần mềm Canva, Powerpoit ,Capcut ... Hình ảnh 8: Trẻ đọc thơ theo hình thức đọc rap Ví dụ : Xây dựng Video bài giảng dạy trẻ đọc đồng dao, ca dao, vè Việc cho trẻ tiếp cận với ngôn ngữ trong đồng dao, ca dao là ngôn ngữ hát, kể, giàu tính nhạc, giàu hình ảnh, có sức tạo hình. Nó rất phù hợp với việc rèn cho trẻ phát âm, tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa từ, nắm ngữ pháp, lối nói trôi trảy, uyển chuyển.Vì vậy tổ chức các hoạt động cho trẻ đọc thuộc đồng dao, ca dao là rất quan trọng...Bên cạnh việc dạy trẻ đọc thuộc những bài đồng dao, ca dao thì tôi luôn tìm tòi những bài đồng dao, ca dao có nội dung của các chủ đề, sự kiện mà trẻ đang học để xây dựng video bài giảng . Ví Dụ: Dạy trẻ bài đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” theo nhịp thơ 2/2: “Kéo cưa / lừa xẻ Ông thợ / nào khoẻ ……………….. Nó lấy / mất cưa Lấy gì / mà Ví Dụ: Chủ đề thế giới động vật: Dạy trẻ đọc bài vè “vè loài vật” theo nhịp điệu vui tươi, hóm hỉnh. “Ve vẻ vè ve Cái vè loài vật ......................... Bạn kể tiếp nha”. Qua việc xây dựng video bài giảng về đồng dao, ca dao...đó tôi thấy được hiệu quả rõ ràng, trẻ hào hứng tham gia đọc đồng dao, ca dao, bài vè. Trẻ học bài, quay bài và gửi tương tác cho giáo viên. Trẻ được đọc nhiều sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, lưu loát, nhớ bài lâu hơn. Hình ảnh 9: Trẻ đọc đồng dao, ca dao, vè Khi thiết kế video kết nối giáo viên cần chú trọng vào nội dung đề tài để hướng trẻ vào nội dung nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Các video cần phải sinh động, phong phú ở video bài dạy cần đưa ra các câu hỏi đàm thoại thông qua các trò chơi gây sự hứng thú cho trẻ như : (Ô số may mắn, bông hoa kì diệu…) tuỳ vào từng bài dạy mà giáo viên chọn hình thức đàm thoại phù hợp. 14
  15. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học + Đối với video chuyện: Giáo viên cần xây dựng và lồng ghép các hình ảnh sinh động qua các phần mềm canva, camtasia, phần mềm Powerpoit…để chuyển những bức tranh có sẵn trong bài thơ, câu chuyện thành video sinh động và hấp dẫn . Ví dụ: Truyện “ Vì sao thỏ cụt đuôi”, tôi sử dụng phầm mền canva, để xây dựng đoạn phim hoạt hình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim kết hợp nhạc đệm rất hứng thú cho trẻ dễ nhớ nội dung câu chuyện và thấy được nét đặc trưng của các nhân vật. Thông qua câu chuyện nhằm truyền tải cho trẻ nội dung của câu chuyện giáo dục trẻ những bài học mà nội dung câu chuyện phản ánh. Giúp trẻ hiểu được những từ khó trong câu chuyện. Dạy trẻ trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, làm phong phú vốn từ và mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Dạy trẻ biết cảm thụ cái đẹp trong câu chuyện cũng như cái hay cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày, vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp trong giao tiếp ứng xử. Giúp trẻ tái tạo lại nội dung câu chuyện nhằm hình thành khả năng ghi nhớ có chủ đích mặt khác còn giúp trẻ phát âm chính xác rõ ràng mạch lạc hơn. 5.4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Để thực hiện tốt hiệu quả phương châm "Ngừng đến trường – nhưng không ngừng việc học" vừa chống dịch vừa đảm bảo việc dạy học trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp là nỗi niềm luôn trăn trở đối với mỗi một giáo viên mầm non như tôi. Vừa đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho bản thân và cho cộng đồng và đảm bảo‘‘Mục tiêu kép’’ trong công tác dạy học với các phần mềm trực tuyến, tôi đã nỗ lực để phát triển kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cho bản thân. Tìm hiểu trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết về các thiết bị, tải các ứng dụng, phần mềm và trau dồi kĩ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong công tác thiết kế video, dạy học trực tuyến. Chính vì thế việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và cấp học mầm non nói riêng là rất cần thiết. Tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn CNTT do phòng tổ chức như: Thiết kế chuyện tranh trên phần mềm canva, tập huấn google meetting, thiết kế elearning, làm viedeo trên camtasia, movie maker, tạo câu hỏi bài tập live workd sheet …sau đó tôi vận dụng những kiến thức đã được học kết hợp với hình ảnh, tư liệu có sẵn trên Google và sử dụng một số phần mềm như: Canva, powepoint, filmora, camtasia, chuyển đổi nhạc, cap cut…. để thiết kế video bài giảng Hình ảnh 10 : Tham gia lớp tập huấn về CNTT do phòng giáo dục tổ chức  15/15
  16. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học CNTT giúp cho giáo viên giải quyết công việc dễ dàng hơn nâng cao tính sáng tạo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy của mình, là sợi dây liên kết giữa phụ huynh, học sinh, nhà trường trong thời gian trẻ nghỉ học ở nhà, là cầu nối để phụ huynh học sinh và giáo viên có thể phối kết hợp giáo dục và chăm sóc trẻ tại nhà được đảm bảo. Hơn thế ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ tạo ra sự tương tác cao giữa cô và trẻ, kích thích khả năng quan sát và phát triển tư duy cho trẻ. Bởi tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan hành động, trẻ luôn tò mò thích thú với những hình ảnh sống động, màu sắc đẹp, âm thanh sinh động vì vậy trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học cho trẻ mầm non sẽ mang lại kết quả rất khả quan. Hình ảnh 11: Sử dụng Live worksheet tạo bài tập tương tác cho trẻ Từ những hình ảnh, video, tư liệu có sẵn kết hợp với việc sử dụng thành thạo một số phần mềm như Powerpoint, Canva, Camtasia, Photoshop CS 6,...tôi đã cố gắng sử dụng để thiết kế các video thơ, chuyện các bài tập, câu hỏi trắc nghiệm nhằm giúp trẻ ôn luyện, củng cố, khắc sâu và ghi nhớ các nội dung mà cô giáo truyền đạt . Với các bài thơ, câu chuyện tôi thiết kế trên phần mềm Canva, Powerpoit...với hình ảnh sắc nét, nhân vật sinh động, ngộ nghĩnh và sáng tạo, mới lạ để tạo hứng thú cho trẻ kích thích trẻ yêu hơn các hoạt động thơ, chuyện để từ đó trẻ đọc thơ mỗi ngày, đọc thơ nhiều hơn.Trẻ thích xem các video của cô giáo gửi học bài và quay video tương tác với cô giáo đầy đủ nhằm mục đích thúc đẩy kĩ năng lắng nghe, khả năng giao tiếp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả trong thời gian trẻ nghỉ học tại nhà. Hình ảnh 12 : Thiết kế video chuyện trên phần mềm Canva 5.5.Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ với nhiều hình thức khác nhau Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục. Có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như: phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, hay theo hướng giáo dục mầm non mới…dù thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào, nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ 16
  17. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp trẻ nghỉ học tại nhà thì việc phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà là vô cùng quan trọng và cần thiết hơn lúc nào hết. Chính vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ, sự quan tâm đúng cách của nhà trường và gia đình. Tuy nhiên một số phụ huynh bố mẹ còn đi làm xa nhà, trẻ ở nhà với ông bà, vì khả năng sử dụng phương tiện công nghệ còn hạn chế nên ông bà chưa biết cách cho trẻ học qua video cô gửi trên Zalo, hay có một số phụ huynh vì công việc bận rộn nên chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ đã quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng và không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng giáo dục chắc chắn cho bé khi trưởng thành. Việc phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ là việc làm cần thiết không thể thiếu. Để giải quyết được các vấn đề đó tôi đã tuyên truyền đến phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau như :  * Lập zalo nhóm lớp: Trước tình hình trẻ nghỉ học không đến trường do dịch bệnh covid – 19 diễn ra hết sức phức tạp, vì trẻ nghỉ học tại nhà nên công tác giáo dục trẻ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Giáo viên, phụ huynh và trẻ chỉ gặp nhau qua màn ảnh nhỏ. Tuy nhiên để có thể triển khai việc giáo dục trẻ tại nhà, các trường học đã phải nỗ lực rất nhiều, không ngừng tìm tòi và đưa ra các hình thức giáo dục cho phù hợp với tình hình mới. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà tôi cùng đồng chí giáo viên trong lớp và trong khối 5 tuổi đã tiến hành lập zalo nhóm lớp nhằm kết nối, trao đổi, thông tin với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của các con từ đó đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ. Nhờ vào zalo nhóm lớp tôi gửi cho các bậc phụ huynh những tài liệu, video phục vụ cho việc học tập tại nhà của trẻ, bên cạnh đó là các thông tin tuyên truyền, cân đo sức khỏe định kì cho các con, các video tuyên truyền về chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại nhà để phụ huynh kịp thời nắm bắt và chụp ảnh hoặc quay video tương tác của trẻ để phản hồi lại với giáo viên. Hình ảnh 13 : Lập zalo nhóm lớp * Xây dựng video:  17/15
  18. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Với sự chỉ đạo của Phòng giáo dục, của Ban giám hiệu nhà trường, tôi cùng đồng chí giáo viên trong lớp cũng đã lên kế hoạch xây dựng giáo án và tiến hành quay các video gửi vào zalo nhóm lớp nhằm tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và trẻ thông qua các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhà. Để xây dựng video trước tiên tôi lên kế hoạch xây dựng các video theo từng tuần , từng tháng sau đó tôi gửi cho đồng chí khối trưởng sẽ xem và gửi lên Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt. Sau đó tôi chuẩn bị đồ dùng, các phương tiện dạy học phù hợp với hoạt động đó. Khi đã chuẩn bị xong đồ dùng tôi cùng các đồng chí giáo viên trong lớp sẽ quay và cắt ghép, chỉnh sửa hoàn thiện video, sau đó gửi lên BGH nhà trường phê duyệt và gửi lên zalo nhóm lớp tuyên truyền tới trẻ và các bậc phụ huynh. Phụ huynh và giáo viên cần thường xuyên trao đổi về tình hình học tập của các cháu để nắm được. Từ đó phụ huynh sẽ phối hợp với cô giáo giáo dục, rèn luyện cho con em mình. Bên cạnh đó giáo viên cần tuyên truyền, cung cấp cho phụ huynh những tài liệu, hình ảnh, hướng dẫn nội dung bài thơ, câu chuyện để giáo dục, chăm sóc trẻ tại nhà phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả phù hợp với lứa tuổi của trẻ thông qua các kênh zalo nhóm lớp, facebook, trao đổi qua Zoom, gọi điện thoại trực tiếp cho phụ huynh... Sự quan tâm, tương tác của cha mẹ trẻ trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ học bài, quay video tương tác để gửi bài cho giáo viên. Chính vì vậy thông qua các buổi giao lưu kết nối tôi cũng trao đổi động viên phụ huynh hãy bên trẻ nhiều hơn và là một tấm gương ở nhà cho các con học tập và noi theo. Trao đổi với phụ huynh về việc trò chuyện với trẻ nhiều hơn, có thể đặt các câu hởi kích thích trẻ trả lời để từ đó trẻ được nói nhiều hơn, dạy trẻ các bài thơ câu chuyện, các bài học mà giáo viên gửi video để các con được học. Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống và cách phát âm cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những từ ngữ, ngôn ngữ không chính xác. Sử dụng đa dạng các phương pháp để dạy trẻ phát âm chuẩn và nói mạch lạc hơn. Muốn vậy, phụ huynh khi trò chuyện với trẻ phải cố gắng phát âm đúng, phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, trẻ sẽ bắt chước theo. Bên cạnh đó trong các buổi trò chuyện qua zoom tôi thường động viên và mong muốn phụ huynh hãy là những người bạn để đồng hành cùng trẻ học 18
  19. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học bài, đọc thơ hoặc cùng trẻ đóng làm các nhân vật có trong các câu chuyện mà trẻ học để cùng trẻ kể lại câu chuyện theo các cách đơn giản giúp trẻ nói nhiều hơn, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, chính xác. Hình ảnh 14 : Cô giáo tuyên truyền với phụ huynh qua zoom Ví dụ: Khi dạy trẻ câu chuyện: “Bạn mới” ngoài video bài giảng giáo viên cũng cần cung cấp thêm cho phụ huynh về nội dung câu chuyện gửi lên Zalo nhóm lớp cho tất cả phụ huynh cùng xem và yêu cầu phụ huynh phối hợp kể thêm cho trẻ nghe ở nhà. Sau đó, phụ huynh cùng trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện và có thể sửa cho trẻ cách nói sai, cấu trúc câu sai để trẻ nói mạch lạc, đúng từ ngữ hơn. Mặt khác giáo viên tổ chức các buổi giao lưu kết nối với phụ huynh và học sinh vào các buổi tối thứ bảy hoặc chủ nhật hàng tuần để giao lưu trò chuyện ôn lại các bài học trước để kiểm tra và đánh giá quá trình trẻ học tại nhà và để gắn kết, kết nối hơn giữa giáo viên với phụ huynh và học sinh. Tuyên truyền đến phụ huynh cho trẻ theo dõi thêm các chương trình phát sóng qua tivi dành riêng cho trẻ mầm non trên kênh HTV7 như chương trình “ Nào ta cùng vui’’ trên kênh HTV9 trẻ được phám phá các nội dung như: khám phá khoa học, nghệ thuật, hát, thơ...trang bị và hướng dẫn những kĩ năng đơn giản mà trẻ sẽ học được cùng với cha mẹ khi ở nhà. Trong quá trình trao đổi có rất nhiều phụ huynh đã phản hồi lại như phụ huynh cháu Kim Ngân gọi điện thoại và trao đổi với giáo viên là con ở nhà đọc thuộc rất nhiều bài thơ, nhớ tên các câu chuyện và nói không còn ngọng nữa, thích học bài qua video của cô giáo gửi. Phụ huynh cháu Hoàng Khải cũng trao đổi con ở nhà ít xem tivi hơn, đọc thuộc rất nhiều bài thơ. Cứ tối đi ngủ là hai mẹ con lại xem lại video câu chuyện cô giáo gửi. 6. Một số kết quả đạt được Qua gần một năm thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy như sau:  Dù dịch bệnh Covid – 19 có diến biến phức tạp như thế nào cả cô và trẻ không được đến trường nhưng với tinh thần vượt lên mọi khó khăn, thử thách cả cô và trò luôn hướng đến thông điệp ‘‘Trường học là nhà – Nhà là trường học’’. Bản thân cần tự học hỏi, sáng tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên cần tạo hứng thú không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực hơn vào các hoạt động trò chuyện, đọc thơ, đọc đồng dao, ca dao, kể chuyện để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc hơn, trẻ biết cách diễn đạt theo nội dung chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, vè, đọc ráp đúng nhịp điệu.  19/15
  20. Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học Một số nói lẫn tiếng địa phương, trẻ nói ngọng đã dần dần nói đúng và phát âm chuẩn hơn. Kết quả của trẻ sau khi thực hiện đề tài ĐẦU CUỐI NĂM NĂM NỘI STT Kết quả Kết quả DUNG Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % Số lượng lượng Số trẻ hứng thú 8/21 38% 21/21 100% 1 Số trẻ chưa hứng thú 13/21 62% 0 / 21 0% Đọc thơ to rõ ràng, mạch lạc và diễn cảm - Tốt 5 / 21 24 % 15 /21 71,4 % 2 - Khá 7 / 21 33 % 6 / 21 28,6 % - Trung bình 5 / 21 24 % 0 / 21 0% - Yếu 4 / 21 19 % 0 / 21 0% Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu,tính cách nhân vật 3 - Tốt 4 / 21 19 % 13 / 21 62 % - Khá 6 / 21 26,8 % 5 /21 23,8 % - Trung bình 7 / 21 33,4 % 3 / 21 14,2 % Yếu 4 / 21 19 % 0 / 21 0% Trẻ mạnh dạn ,tự tin trong giao tiếp - Tốt 6 / 21 28,6 % 17 / 21 81 % 4 - Khá 5 / 21 23,8 % 4/ 21 19 % - Trung bình 7 / 21 33,4 % 0/ 21 % - Yếu 3 / 21 14,2 % 0 / 21 0% *Đối với giáo viên, với lớp Năm học vừa qua, với sự cố gắng của bản thân, sự phối kết hợp của phụ huynh, trong việc dạy rèn trẻ ở nhà. Bản thân tôi được trao đổi kiến thức về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Có thêm nhiều kỹ năng và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các video hoạt động giáo dục một cách thành thạo. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2