Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Quảng Ngạn
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ, là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học. Những nhiệm vụ đó, những mục tiêu đó không ai khác ngoài cô giáo, cô giáo là người đem lại sự thành công trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Bởi đối với trẻ thì ngoài gia đình, cô giáo có thể xem như một “người mẹ thứ hai” để giúp trẻ có thêm tự tin , học hỏi được nhiều điều và giáo dục những kiến thức đầu tiên cho trẻ , do đó mà chất lượng giáo dục ở trường mần non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục ra một thế hệ “mầm non” tương lai và là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Quảng Ngạn
- PHÒNG GD&ĐT QUẢNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ĐIỀN TRƯỜNG MN QUẢNG NAM NGẠN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quảng Ngạn, ngày 8 tháng 4 năm 2019 BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ NĂM HỌC 20182019 Họ và tên: Trần Thị Diệu Liên Giới tính: Nữ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quảng Ngạn. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Quảng Ngạn” 1 . LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN 1.1 Mục đích của sáng kiến Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và phát triển thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Chính vì vậy mục tiêu của giáo dục mầm non là giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ, là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học. Những nhiệm vụ đó, những mục tiêu đó không ai khác ngoài cô giáo, cô giáo là người đem lại sự thành công trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Bởi đối với trẻ thì ngoài gia đình, cô giáo có thể xem như một “người mẹ thứ hai” để giúp trẻ có thêm tự tin , học hỏi được nhiều điều và giáo dục những kiến thức đầu tiên cho trẻ , do đó mà chất lượng giáo dục ở trường mần non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục ra một thế hệ “mầm non” tương lai và là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
- Năm học 20182019 trường mầm non Quảng Ngan thực hiện nhiệm vụ đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Tiếp tục thực hiện chương trình GDMN theo Thông tư số 28/2016/TTBGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức hoạt động giáo dục, chủ động phát triển chương trình giáo dục mầm non theo hướng thực hành, trải nghiệm, khám phá, thông qua chơi mà học, tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm Giáo dục LTLTT. Tích hợp hiệu quả nội dung giáo dục học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi trong thực hiện Chương trình GDMN; xây dựng chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, trường lớp và khả năng, nhu cầu của trẻ; Tiếp tục nâng cao chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non”. Để thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý chỉ đạo phải vững về chuyên môn phải nhận thức đúng về mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của bậc học mầm non trong năm học đề ra. Với trách nhiệm lớn của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao nhằm đưa chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Quảng Ngạn”. 1.2 Cơ sở lí luận Năm học 20182019 tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW và Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 29NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi mới công tác quản lý, tập trung triển khai thực hiện có chất lượng chương trình GDMN sau chỉnh sửa, đổi mới công tác quản lý, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Do vậy nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của nhà trường. Bởi lẽ chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. 1.3 Cơ sở thực tiễn * Thuận lợi Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường. Đội ngũ nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được
- giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng sư phạm cho bản thân. Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện hiện đại từng bước được đầu tư đã phần nào đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc chăm sóc, giáo dục của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. * Khó khăn Trường có hai cơ sở cách xa nhau. Tỉ lệ huy động trẻ đến trường chưa đạt kế hoạch, nhất là trẻ độ tuổi nhà trẻ Đầu năm học vẫn còn một số cháu mới đến trường lần đầu, cụ thể 36 cháu 2436 tháng tuổi, 23 cháu 34 tuổi, 2 cháu 45 tuổi, 1 cháu 56 tuổi làm ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục ở một số nhóm, lớp. Một số cán bộ quản lí, giáo viên đi học nâng cao trình độ lí luận chính trị nên ít nhiều ảnh đến chất lượng chăm sóc, giáo dục và hiệu quả công tác. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều. Giáo viên nghỉ thai sản phải hợp đồng giáo viên đứng lớp, trình độ tay nghề còn non nên cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. * Thực trạng năm học 20182019 Về đội ngũ CBGV: + Cán bộ quản lí: 3 người, trong đó có 2 hiệu phó đang theo học lớp trung cấp lí luận chính trị + Giáo viên: 20 cô, trong đó có 1 giáo viên đang theo học lớp trung cấp lí luận chính trị, 1 giáo viên nghỉ thai sản. Số lượng huy động trẻ đến trường đầu năm chưa đạt kế hoạch đề ra, phải huy động trong suốt thời gian của năm học nhất là trẻ nhà trẻ, cụ thể Đầu năm: + Nhà trẻ: 36 trẻ/52 trẻ + Mẫu giáo: 197 trẻ/ 205 trẻ Cuối năm: + Nhà trẻ: 50 trẻ/52 trẻ + Mẫu giáo: 203 trẻ/205 Chất lượng giáo dục: + 11/11 nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau sữa đổi theo thông tư số 28/2016/TTBGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” vẫn còn hạn chế + Số giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục đạt loại tốt còn rất ít + Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động trong các nhóm lớp chưa đảm bảo yêu cầu học và chơi của trẻ. + Đa số trẻ chưa có nề nếp thói quen tốt trong các hoạt động.
- + Môi trường bên trong, bên ngoài nhóm lớp còn hạn chế. + Đa số trẻ chưa đạt mục tiêu so với độ tuổi, qua khảo sát chất lượng còn thấp, so với yêu cầu thì chưa đảm bảo. Từ thực tiễn chất lượng giáo dục ở trường mầm non Quảng Ngạn trong năm học qua, tôi đã tích luỹ được một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Quảng Ngạn * Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chuyên môn Như chúng ta đã biết xây dựng kế hoạch có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của công việc, giúp cho nhà trường chủ động hơn trong quản lí điều hành, điều hành hoạt động một cách thống nhất, tránh chồng chéo trong việc lãnh chỉ đạo, phát huy được trí tuệ của tập thể và đạt được mục tiêu một cách chính xác. Xác định được tầm quan trọng đó ngay từ đầu năm học tôi đã bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên đồng thời rà soát tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn phù hợp với thực tế của nhà trường. Từ kế hoạch chung của năm học tôi đã cụ thể hóa kế hoạch trong từng học kỳ, từng tháng, từng tuần để tổ chức thực hiện, đồng thời hàng tháng có sự đánh giá cụ thể để rút kinh nghiệm và kịp thời khắc phục những tồn tại chưa thực hiện tốt . Trên cơ sở dự thảo kế hoạch nhiệm vụ năm học 20182019 của nhà trường và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20182019 của Phòng giáo dục huyện Quảng Điền tôi đã phối, kết hợp cùng với các tổ trưởng tổ chuyên môn thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục các độ tuổi năm học 20182019. Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 20182019”. Xây dựng chế độ sinh hoạt của trẻ đảm bảo theo Thông số 28/2016/TTBGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. * Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyên môn theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Chỉ đạo các nhóm, lớp căn cứ kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục các độ tuổi năm học 20182019 để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục năm của nhóm, lớp từ đó làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tháng, tuần phù hợp với nhóm, lớp của mình. Chỉ đạo các nhóm, lớp lựa chọn mục tiêu, nội dung phù hợp để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục tháng, tuần theo từng chủ đề sao cho phù hợp với thực tế khả năng của trẻ tại nhóm, lớp phụ trách. Đồng thời khi tổ chức hoạt động giáo dục phải phát huy tối đa tính tích cực của trẻ, tạo mọi điều kiện để tất cả các
- cháu đều được trãi nghiệm, khám phá, thực hành, nêu ý kiến. Qua đó Ban giám hiệu có cơ sở để theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tốt hơn. * Biện pháp 3: Tổ chức các hội thi và phát động phong trào thi đua Tổ chức các hội thi: Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt. Vì vậy, phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Ngay từ đầu năm học chuyên môn đã phối, kết hợp với nhà trường lựa chọn, bố trí giáo viên đứng lớp phù hợp với năng lực, sở trường của giáo viên để đảm bảo chỉ tiêu tham gia hội thi cấp Huyện. Trong năm học qua chuyên môn đã phối, kết hợp Nhà trường tổ chức tốt các hội thi như: hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường, hội thi “Xây dựng và sử dụng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”, hội thi “Đồ dùng đồ chơ tự làm”, đồng thời tham dự hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện. Để mang lại thành tích tốt trong hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp. Huyện, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chuyên môn cho giáo viên theo chỉ tiêu là 3 giáo viên, kết quả có 3/3 giáo viên tham gia hội thi “giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện đạt giải. Qua các hội thi rút ra được nhiều kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục và là dịp để các cô thể hiện những tài năng của mình, giáo viên có sự học hỏi lẫn nhau chia sẻ kinh nghiệm từ đó năng lực sư phạm được nâng lên rõ rệt. Phát động phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi. Đối với trẻ, đồ chơi là công cụ quan trọng không thể thiếu được. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, đối với trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” khi trẻ tham gia vào các trò chơi của các cô giáo hay các trò chơi đóng vai, việc trẻ thể hiện các vai chơi giúp trẻ nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, ôn luyện củng cố kiến thức đã được hình thành qua hoạt động vui chơi. Vì vậy, việc phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi là một việc làm thường xuyên hàng năm của nhà trường được giáo viên hưởng ứng tích cực. Từ những nguyên vật liệu tự nhiên và những nguyên vật liệu phế thải trong sinh hoạt đời thường của con người qua bàn tay các cô giáo đã trở thành những món đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn và hữu ích cho trẻ. Do đó, số lượng đồ chơi, đồ dùng ở các nhóm, lớp đã được tăng lên điển hình là một số nhóm lớp đã đạt thành tích cao trong các hội thi về đồ dùng đồ chơi tự làm như nhóm trẻ 2, lớp mẫu giáo lớn A2, lớp mẫu giáo lớn A1, lớp mẫu giáo lớn A3, lớp mẫu giáo nhỡ B1. * Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau, kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ. Năm học 2018 2019 đã kiểm tra toàn diện được 50% giáo viên; Kiểm tra chuyên đề 100% giáo viên, kiểm tra các hoạt động giáo dục định kỳ theo chủ đề, kiểm tra đột xuất một số giáo viên: Cô Diệu Hằng, cô Lê Thủy, cô Trúc. Kiểm tra thường xuyên các nội dung: Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra thực hiện chế độ sinh hoạt, kiểm tra việc đánh giá cuối chủ đề, kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên. Kiểm tra kỹ năng của trẻ: Vở tập tô, làm quen toán, tạo hình.
- Qua kiểm tra, đã uốn nắn một số tồn tại của giáo viên trong công tác giáo dục. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể, kịp thời giúp cho giáo viên củng cố lại kiến thức, xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng giáo dục tốt hơn. * Biện pháp 5: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuyên đề Trong năm học chuyên môn đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thông qua các đợt kiểm tra chuyên đề, kiểm tra nội bộ, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn định kỳ 1 lần/1 tháng, tổ chức các buổi hội thảo như hội thảo về hồ sơ sổ sách, tổ chức hội thảo chuyên đề phát triển nhận thức với những hoạt động thiết thực được tổ chức tại các lớp, từ đó giáo viên được thảo luận, chia sẽ ý kiến cũng như kinh nghiệm để tổ chức các hoạt động giáo dục được tốt hơn vì vậy đã góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. * Biện pháp 6: Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ Đối với trẻ mầm non, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, chăm sóc, nuôi dạy trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Trong năm học chuyên môn đã phối hợp nhà trường chỉ đạo giáo viên tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường, tuyên truyền các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ với nhiều hình thức khá phong phú như qua các cuộc họp phụ huynh trong năm; qua các hoạt động đón, trả trẻ đồng thời toàn trường xây dựng góc tuyên truyền bằng những hình ảnh, tờ rời, biểu bảng, từ đó tuyên truyền mục tiêu, nội dung, các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường, những điều cha mẹ cần biết nhằm giúp cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục mặt khác có sự phối hợp với giáo viên rèn luyện cho trẻ có thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp, có thói quen nề nếp tốt trong các hoạt động, biết yêu thương quý trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn, trẻ năm vững các kiến thức, kỹ năng, trả lời hồn nhiên, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin làm cho chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. 2.2 Khả năng ứng dụng, sự lan tỏa, mức độ ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến được áp dụng vào quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Quảng Ngạn đạt hiệu quả khá cao, các giải pháp trong sáng kiến cũng là một trong số các kinh nghiệm tôi đã thực hiện, trao đổi với đồng nghiệp trong nhà trường thông qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, kiểm tra, hội thảo chuyên đề,.. được tập thể giáo viên trong nhà trường thống nhất thực hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 2.3 Hiệu quả trong tổ chức hoạt động Giáo viên tổ chức các hoạt động hiệu quả, qua các hoạt động có trên 70% trẻ đạt được các mục tiêu đề ra Số giáo viên tổ chức các hoạt động đạt loại tốt được nâng lên so với năm học 2017 2018, có 6/20 giáo viên tổ chức hoạt động đạt loại tốt 2.4 Hiệu quả trong việc phát triển kinh tế xã hội
- Các giải pháp đã mang lại hiệu quả cho nhà trường nhưng giá thành lại phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà trường, của phụ huynh, của giáo viên. Phụ huynh đã nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của công tác giáo dục từ đó có sự phối kết hợp tích cực hơn, chủ động hơn giúp cho giáo viên có điều kiện tổ chức tốt hơn các hoạt động giáo dục. 2.5 Hiệu quả trong quản lý điều hành * Đối với bản thân Quá trình quản lí chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Quảng Ngạn tôi đã được trau dồi về kỹ năng quản lí, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hơn từ đồng nghiệp, nhất là Ban giám hiệu nhà trường. Tôi đã vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn đã học tập được vào công tác quản lí chỉ đạo đội ngũ giáo viên của nhà trường thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức các hoạt động giáo dục, phù hợp hơn với thực tế của trẻ và giáo viên. * Đối với giáo viên Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được củng cố, nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành học trong giai đoạn hiện nay. Đa số giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phù hợp hơn với nhóm, lớp Nhiều giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức khi tổ chức các hoạt động giáo dục. Số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi qua hội thi tăng so với năm học trước Năm học Năm học 20172018 Năm học 20182019 Ghi chú Số lượng giáo viên 9 12 dạy giỏi Số lượng giáo viên 4 5 đạt giải thưởng * Đối với trẻ Trẻ tích cực hứng thú tham gia khám phá, trãi nghiệm thực hành, mạnh dạn nêu ý kiến trong các hoạt động. Thông qua các hoạt động giáo dục trẻ được phát triển một cách toàn diện về nhân cách. Trẻ được trang bị đầy đủ tâm thế bước vào trường phổ thông một cách thuận lợi, tự tin hơn. 3. KẾT LUẬN Bậc học mầm non là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục trẻ tốt sẽ góp phần vào việc xây dựng và phát triển trường học, đưa chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng đảm bảo yêu cầu xây dựng trường học tiên tiến và là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ góp phần giúp trẻ 5 tuổi chuẩn bị tốt vào trường phổ thông. Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: Xây dựng kế hoạch một cách khoa học và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch.
- Ngay từ đầu năm học cần phải phối hợp chặt chẽ hơn với tổ trưởng các tổ chuyên môn để xây dựng kĩ, chất lượng về kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non các độ tuổi. Chỉ đạo sâu sát các giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong năm học của nhóm, lớp cụ thể và phù hợp hơn với nhóm , lớp mình phụ trách để có sự thuận lợi, khoa học khi tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ theo từng chuyên đề với nhiều thức như sinh hoạt chuyên đề, hội thảo chuyên đề để khắc sâu những kiến thức, kĩ năng nhằm thực hiện tốt hơn các chuyên đề. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, khảo sát chất lượng trẻ theo định kỳ Tham mưu tích cực với cấp trên để mua sắm, bổ sung đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Kịp thời xây dựng kế hoạch bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong từng học kì Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt theo quy định từng độ tuổi, đúng chương trình, phù hợp với chủ đề, chủ điểm. Chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn. Chỉ đạo các tổ khối sinh hoạt theo chuyên đề, nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ khối và nhà trường. Chỉ đạo đội ngũ không ngừng học tập, nâng cao phẩm chất, tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống phù hợp với môi trường giáo dục, nắm bắt kịp thời những đổi mới về phương pháp, hình thức giáo dục góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong Nhà trường, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở Trường mầm non Quảng Ngạn. Kính mong sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm chỉ đạo tốt hơn. HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CỦA NHÀ NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN TRƯỜNG XÁC NHẬN, XẾP LOẠI ............................................................................ Trần Thị Diệu Liên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 186 | 41
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 99 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 159 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 148 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 102 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 98 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 92 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 131 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 101 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn