intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi A trường mầm non xã Hoàng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi A trường mầm non xã Hoàng Việt" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ 24-36 tháng tuổi có những kĩ năng tự phục vụ đơn giản ban đầu; Giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi A trường mầm non xã Hoàng Việt

  1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1. Tên biện pháp: Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi A trường mầm non ........... 2. Lí do hình thành biện pháp Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Dạy cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ bản thân, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nhất là các cô giáo lớp nhà trẻ từ 24 - 36 tháng sẽ cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về kỹ năng tự phục vụ, giúp trẻ phát triển một cách hài hòa cân đối giữa các mặt để khi lớn lên hơn trẻ không bị bỡ ngỡ, xa lạ trước cuộc sống, hoàn cảnh khác lạ xung quanh. Giai đoạn từ 0 - 3 tuổi, trẻ em như một tờ giấy trắng, đây cũng được coi là giai đoạn vàng để người lớn cung cấp cho trẻ những kiến thức, những kỹ năng trong cuộc sống. Tuy nhiên ở giai đoạn này trẻ chưa tích luỹ được nhiều kỹ năng tự phục vụ, mặc dù ở nhà ông bà, bố mẹ trẻ cũng đã hướng dẫn một số kỹ năng cho trẻ nhưng chưa được chú trọng đến, phụ huynh vẫn con làm thay con rất nhiều. Khi đến trường trẻ vẫn còn hạn chế về các kỹ năng tự phục vụ và cần được cô giáo hướng dẫn, rèn luyện để hoàn thiện dần những kỹ năng đó. Để các con có được những kỹ năng tự phục vụ bản thân mình trong cuộc sống mà không bị lệ thuộc vào người lớn tôi đã nghiên cứu, lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi A trường mầm non xã Hoàng Việt" Thuận lợi. Trường có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ theo quy định cho các độ tuổi. Trẻ được phân chia học theo độ tuổi 100% và được thực hiện chương trình Giáo dục mầm non. Giáo viên luôn năng nổ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kỹ năng tốt để hướng dẫn trẻ trong quá trình học tập. Khó khăn: + Về phía trẻ. Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử.. + Về phía giáo viên: Bản thân tôi là giáo viên đã có tuổi nên nhiều khi chưa được nhanh nhẹn trong một số hoạt động Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có lúc chưa thực sự kiên trì, các cô khi thấy bé không làm được, không kiềm chế được bản thân giúp các bé làm hết. *Về phía phụ huynh
  2. 2 Một số phụ huynh nuông chiều trẻ quá mức, do kinh tế khá giả hoặc một số em thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình do kinh tế khó khăn; các em thiếu hụt về mặt tình cảm gia đình, chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống tự phục vụ cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên và nhà trường. 3. Thời gian đối tượng áp dụng - Tiến hành lựa chọn đề tài từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022 - Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 24-36 tháng tuổi trường Mầm non x…… 4. Mục đích của biện pháp đó - Giúp trẻ 24-36 tháng tuổi có những kĩ năng tự phục vụ đơn giản ban đầu - Giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt. 5. Nội dung Để giải quyết những vấn đề đặt ra ở phần lí do, tôi đề xuất một số biện pháp thực hiện như sau: Biện pháp 1: Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, hứng thú và môi trường giáo dục gần gũi thân thiện Trẻ 24-36 tháng tuổi còn rất nhỏ, khi đến lớp cô giáo như người mẹ thứ 2 mà trẻ rất nghe rất nghe lời cô, chính vì thế để giáo dục các kỹ năng tự phục vụ giáo viên cần tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, cô phải nhẹ nhàng, ân cần, quan tâm đến trẻ, yêu thương, tạo tình cảm ấm áp, gần gũi. Trang trí môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, đẹp mắt thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất: Ghế ngồi của trẻ, cốc uống nước, khăn mặt (mỗi trẻ 1 đồ dùng có kí hiệu riêng), quần áo, giày dép, tất, gối, ba lô của trẻ. Ngoài ra để các hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất tôi còn làm đồ dùng đồ chơi đẹp mắt sinh động để phục vụ cho các hoạt động rèn kỹ năng của mình. Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tự phục vụ - Dạy kỹ năng cất và lấy đồ dùng cá nhân: Sau khi trẻ đã quen với môi trường ở trường mầm non trẻ bắt đầu hòa đồng với các bạn với cô giáo, trẻ đã tích cực hơn với các hoạt động ở trường nên tôi dạy trẻ nhận biết ba lô và ký hiệu ngăn tủ của mình, nếu trẻ cần thay quần áo, tôi hướng dẫn trẻ ra tủ lấy balo, sau khi được cô thay quần áo trẻ sẽ được cầm balo của mình cất vào đúng chỗ, khi cất phải đóng cánh tủ lại. - Dạy kỹ năng lấy ca cốc uống nước, lấy đúng cốc có ký hiệu của mình, dạy trẻ cách cầm vào quai, cách vặn khóa nước, hướng dẫn trẻ lấy vừa đủ uống, không lãng phí nước, uống hết nước trong cốc, sau khi lấy nước thì tránh ra phía ngoài để nhường chỗ cho bạn khác vào lấy nước. Nếu không uống hết cần đổ vào xô, không làm nước đổ ra sàn để tránh trơn trượt. Khi trẻ uống nước, cô quan sát trẻ để kịp xử lý tình huống.
  3. 3 - Dạy kỹ năng đi dép và cởi dép, đối với giày và dép quai hậu, cô cho trẻ ngồi trên ghế để đi dép, xỏ từng chân vào dép, sau đó đóng quai lại, khi cởi dép dùng tay kéo quai rồi rút từng chân ra ngoài, cầm dép đặt ngay ngắn lên giá. Đối với dép lê dạy trẻ đi đúng phải trái, không đi ngược dép, dạy trẻ biết cất dép lên giá, không để lộn xộn. Biện pháp 3: Động viên, khuyến khích trẻ kịp thời. Cô luôn luôn động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ làm tốt. Cô nêu gương những bạn có những thành tích tốt trong các hoạt động và khen trẻ trước lớp làm động lực cho các trẻ trong lớp học tập và noi theo. Từ đó trẻ hình thành được tính tự lập ở trẻ. Có thể đôi khi trẻ trẻ chưa làm tốt nhiệm vụ được như mong đợi nhưng thay vì trách mắng trẻ tôi thường xuyên động viên khuyến khích trẻ để trẻ thêm tự tin, tự lập và làm tốt hơn vào lần sau Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ Để việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất thì phải có sự đồng nhất giữa gia đình với nhà trường. Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ích lợi của việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các cuộc họp phụ huynh, trong những giờ đón, trả trẻ tại nhóm lớp, buổi ngoại khóa. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được thực hành nhiều, khuyến khích và luôn động viên trẻ làm những công việc vừa sức giúp cha mẹ như quét nhà, dọn đồ chơi, tự vệ sinh cá nhân trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau. Sự sạch sẽ, gọn gàng, thói quen ăn uống vệ sinh, từ tốn…cung cấp cho trẻ mẫu hành vi văn hóa của chính cha mẹ trẻ. Cha mẹ trẻ có thể chụp ảnh, quay video gửi trên zalo của nhóm lớp để các bố mẹ khác và trẻ khác cùng xem làm gương, tuyên dương trẻ tích cực hơn. 5. Kết luận Các giải pháp tôi đưa ra đều rất dễ thực hiện, không tốn nhiều kinh phí vì khi thực hiện tất cả đều tận dụng trên môi trường, con người, đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong trường. Giải pháp này hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi ở các lớp khác trong toàn trường. Muốn trẻ có các kỹ năng tự phục vụ thì người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cho trẻ, cô cần phải mẫu mực thực hiện các công việc ở lớp và ở trường nghiêm túc, trẻ sẽ học theo từ những tác phong của cô, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tính tự lập của trẻ. Trong quá trình giáo dục phải đổi mới các phương pháp và hình thức giáo dục. Linh hoạt và sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Bản thân phải không ngừng học tập nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tích cực học hỏi đồng nghiệp. Thường xuyên trao đổi thông tin với phụ huynh, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trẻ để có những biện pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao tính tự phục vụ cho trẻ.
  4. 4 Trên đây là một số biện pháp sử dụng trong hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ lớp 24-36 tháng tuổi A trường Mầm non xã Hoàng Việt. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và triển khai sẽ không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến góp ý, chia sẻ của ban giám khảo để biện pháp của tôi tiếp tục được thực hiện tốt hơn tại trường Mầm non xã Hoàng Việt trong thời gian tới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2