Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
lượt xem 2
download
Mục đích của đề tài nhằm giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng ca hát. Giúp trẻ phát triển năng khiếu và khả năng cảm thụ nghệ thuật. Giúp giáo viên biết lựa chọn bài hát phù hợp, tổ chức và vận dụng linh hoạt trong thực tế. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả cho trẻ ca hát một cách tốt nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚC THỌ TRƯỜNG MẦM NON ------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG CA HÁT CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON” LĨNH VỰC : CHĂM SÓC GIÁO DỤC TÁC GIẢ : CHỨC VỤ : Năm học 2019 – 2020
- MỤC LỤC Phần mục Trang PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1/15 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2/15 III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN 2/15 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2/15 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC 2/15 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 3/15 1. Thuận lợi 3/15 2. Khó khăn 4/15 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện 4/15 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 4/15 1. Biện pháp 1: Thực hiện tốt các tiết dạy trẻ hát 4/15 2. Biện pháp 2: Luyện thanh cho trẻ để hình thành kỹ năng ca hát cơ bản cho trẻ 8/15 3. Biện pháp 3: Tạo môi trường hoạt động âm nhạc phong phú 10/15 4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ thông qua các buổi văn nghệ chào mừng ngày lễ hội và các buổi giao lưu văn nghệ của nhà 10/15 trường, của lớp tổ chức 5. Biện pháp 5: Rèn kỹ năng ca hát qua hình thức dạy trẻ vận động theo nhạc, nhịp, tiết tấu bài hát 11/15 6. Biện pháp 6: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ qua trò chơi 12/15 7. Biện pháp 7: Rèn kỹ năng ca hát qua việc tích hợp vào môn học khác một cách linh hoạt, hiêu quả 12/15 8. Biện pháp 8: Dạy trẻ kỹ năng ca hát ở mọi lúc, mọi nơi 13/15 9. Biện pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh 14/15 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 14/15 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 15/15 Kiến nghị 15/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non TÊN ĐỀ TÀI: “ Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”. PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nếu có người hỏi bạn một câu rằng, sau mỗi khoảng thời gian làm việc căng thẳng và mệt mỏi điều bạn nghĩ đến đầu tiên là gì, bạn sẽ trả lời ra sao? Câu trả lời của tôi là âm nhạc, với tôi âm nhạc giống như những tia nắng mặt trời ấm áp tiếp thêm năng lượng để tôi làm việc tốt hơn. Trẻ thơ cũng vậy, âm nhạc với các bé là một điều gì đó rất đặc biệt nuôi dưỡng những tâm hồn nhỏ bé qua đó góp phần giúp các bé phát triển nhân cách toàn diện; Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ. Những ca từ, giai điệu của các bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những suy nghĩ mộc mạc trong tâm trí của chính mình. Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục đạo đức, trí tuệ. “Để sử dụng âm nhạc như một phương tiện giáo dục: khi tác động đến con người, nó thức tỉnh một cách đặc biệt mạnh mẽ trong con người ấy tất cả những gì là tốt đẹp,tìm được sự hưởng ứng trong những khía cạnh ưu tú nhất của tâm hồn mỗi người. Có thể nói trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ không thể bỏ qua giáo dục âm nhạc. Nhà sư phạm V.Xu-khôm-lin-xki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc: “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của nhà trường đó”. Ca hát là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu hiện tình cảm cao, nó tác động tới người nghe bằng âm nhạc và lời ca, được mọi người trong cuộc sống hầu như rất yêu thích. Tại trường mầm non hoạt động âm nhạc là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất, trong mọi hoạt động đều sử dụng đến âm nhạc; Tuy nhiên tại đơn vị tôi đang công tác, việc dạy và đưa hoạt động âm nhạc vào các hoạt động gần như mang tính hình thức. Bởi vì, trẻ hát không đúng về âm điệu, tiết tấu là một phần, ngay cả lời ca cũng nhầm rất nhiều. Trẻ chưa có kỹ năng nghe nhạc, chưa thể hiện tốt cảm xúc về nội dung bài hát, tư thế tác phong khi tham gia hoạt động còn mang tính dập khuôn, trẻ chưa tự tin khi hoạt động biểu diễn… Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng ca hát cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”. 1/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng ca hát - Giúp trẻ phát triển năng khiếu và khả năng cảm thụ nghệ thuật. - Giúp giáo viên biết lựa chọn bài hát phù hợp, tổ chức và vận dụng linh hoạt trong thực tế. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả cho trẻ ca hát một cách tốt nhất III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Đối tượng trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi - Tại lớp mẫu giáo nhỡ 4 Tuổi B1 - Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2019 đến nay IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra, nghiên cứu - Phương pháp kiểm tra, đánh giá - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ( NỘI DUNG SKKN ) I. CƠ SỞ KHOA HỌC Nhạc trưởng Xtolkovxki nói “Đối với trẻ, giọng hát là nhạc cụ âm nhạc đầu tiên và vừa sức nhất” Trong quá trình phát triển cơ thể, ca hát giúp cho trẻ thở sâu, phát triển giọng, củng cố thanh quản, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, đặc biệt là sự nhạy cảm và khả năng tái hiện chính xác âm điệu, nhịp điệu, trí nhớ âm nhạc. (Trích giáo trình Phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm non-NXB Đại học sư phạm); Độ tuổi 4-5 tuổi trẻ có thể xác định được các âm thanh cao thấp, to nhỏ, thậm chí cả hướng chuyển động của giai điệu(đi lên hay đi xuống) âm sắc, giọng hát, nhạc cụ và có thể phân biệt tính chất âm nhạc: vui vẻ, sôi động, êm ả, yên tĩnh, nhịp độ nhanh chậm…để có thể tự điều tiết những vận động, giọng hát của trẻ khá linh hoạt, có độ vang (tuy chưa lớn). Ở trường mầm non đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ; Như chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn, giáo dục được tổ chức theo những cách khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ 2/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi mầm non góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ; Mục đích giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạọ đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc…sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng các trường mầm non. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi: - Được Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện, tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt tổ cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện. - Giáo viên được tham gia học bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo tổ chức - Giáo viên đứng lớp đều có trình độ đạt chuẩn trở nên, nắm chắc chuyên môn; - Bản thân tôi là một giáo viên có khả năng âm nhạc và giọng hát tốt. - Phụ huynh luôn quan tâm tạo điều kiện và ủng hộ. - Trường lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị điện tử: Đàn organ, ti vi, máy tính, băng hình. - Học sinh ngoan tích cực tham gia vào hoạt động.. 2. Khó khăn: - Số trẻ trên lớp còn đông, 37 trẻ/ lớp - Khả năng âm nhạc của trẻ không đồng đều; - Số giáo viên có khả năng về âm nhạc tốt và giọng hát còn hạn chế; - Tuy đã nắm chắc về phương pháp giảng dạy song hình thức tổ chức chưa phong phú sáng tạo…nên hiệu quả dạy trẻ kỹ năng ca hát chưa cao; - Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của âm nhạc đối với trẻ; - Nhà trường chưa có phòng chức năng riêng. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Với những thuận lợi, khó khăn trên đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp tôi, có minh chứng kèm theo: 3/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Chưa TT Nội dung khảo sát Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ đạt Trẻ có tư thế hát đúng (đứng hoặc 1 10 27% 27 73% ngồi thẳng, tự nhiên và thoải mái) Trẻ biết lấy hơi (hít nhanh, sâu, 2 không hổn hển, thở ra từ từ để hát hết 11 30% 26 70% câu) Trẻ biết tạo âm (giọng hát tự nhiên, 3 âm thanh vang sang, phát âm nhẹ 13 35% 24 65% nhàng không la hét căng thẳng) Trẻ hát rõ lời (lưỡi và môi, hàm dưới 4 10 27% 27 73% cử động tự nhiên) Sự chính xác (hát đúng âm điệu, nhịp 5 13 35% 24 65% điệu, ) (Bảng khảo sát đầu năm học ) Với tình hình khảo sát đầu năm học đối với trẻ ở lớp, tôi còn gặp nhiều khó khăn vì vậy tôi tìm tòi nghiên cứu để có những biện pháp làm thế nào cho trẻ có kỹ năng ca hát: trẻ đúng giai điệu, hát đúng cường độ, nhịp phách, rõ lời và thể hiện được tình cảm qua bài hát. Tôi quyết định lựa chọn các biện pháp để thực hiện như sau. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Thực hiện tốt các tiết dạy trẻ hát Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ thông qua hoạt động học tập là hình thức cơ bản và chủ yếu. Tất cả trẻ đều được tham gia. Để tổ chức các tiết dạy hát có hiệu quả thì giáo viên cần phải thực hiện tốt những việc sau: Thứ nhất: Lên kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung cụ thể phù hợp với nhận thức của trẻ và đúng với hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4-5 tuổi. Trẻ ở lứa tuổi mầm non thường phù hợp với các bài hát viết ở nhịp 2/4 có 2 phách trong một ô nhịp phách đầu mạnh, phách sau nhẹ phù hợp với nhịp sinh học của trẻ và nhịp3/4 nhẹ nhàng tình cảm phù hợp với tâm sinh lí của trẻ. Dựa vào đặc điểm này giáo viên sẽ lựa chọn những bài hát phù hợp với chủ đề và phù hợp với nhận thức của trẻ để dạy trẻ. Dạy trẻ hát là nhằm giúp trẻ cảm thụ giai điệu, lời ca và thể hiện qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ minh họa bài hát. Vì vậy tôi lựa chọn những bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, hóm hỉnh, tình cảm tha thiết, tiết tấu đơn giản, 4/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non phù hợp với giọng hát của trẻ, có nội dung nói về tình cảm ông bà, cha mẹ, bạn bè, trường lớp mẫu giáo, các con vật, cảnh đẹp thiên nhiên... Ví dụ: Các bài hát về “Hiện tượng tự nhiên” giáo viên có thể chọn các bài hát . - Mây và gió (nhịp 2/4) - Bé và trăng (nhịp 2/4) - Nắng sớm (Nhịp 2/4) Với các bài hát nói về “ Bản thân” giáo viên có thể lựa chọn bài hát sau: - Mừng sinh nhật (nhịp 3/4) - Mời bạn ăn (nhịp 2/4) Thứ hai: Dạy trẻ hát đúng phương pháp Để thực hiện đúng phương pháp tôi làm như sau: - Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả để trẻ biết được bài hát mình hát có tên là gì, qua tên bài hát trẻ có thể hiểu được nội dung chính của bài hát, và trẻ sẽ thể hiện được tình cảm của bài hát vui hay buồn, tình cảm hay vui nhộn. - Giới thiệu nội dung, sắc thái, tình cảm của bài hát một cách ngắn gọn, dễ hiểu cho trẻ. Qua việc cô giới thiệu về nội dung trẻ sẽ hiểu được nội dung của bài hát, và biết được tính chất giai điệu bài hát để trẻ thể hiện được tốt, đồng thời cũng là cung cấp kiến thức về khoa học hay xã hội cho trẻ góp phần phát triển nhận thức, tư duy, tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. - Cô hát mẫu cho trẻ nghe chính xác giai điệu,thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát và kết hợp đệm đàn (gõ đệm) hoặc thể hiện điệu bộ, cử chỉ minh họa cho bài hát. Đây là một bước quan trọng để rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, bởi nếu cô hát mẫu sai trẻ sẽ hát sai giống cô và sự cảm nhận âm nhạc của trẻ sẽ giảm, độ nhanh nhạy về khả năng âm nhạc của trẻ sẽ kém. Vậy nên cô cần phải rèn luyện bản thân mình, tự học và học hỏi đồng nghiệp để hát chính xác giai điệu câu từ của bài hát, thể hiện đúng cảm xúc của bài hát. - Khi trẻ học hát. Cô căn cứ vào khả năng hát của trẻ, vào bài hát cụ thể để có thể dạy trẻ hát với cách sau: + Với bài hát ngắn, dễ hát, cô cần hát to, rõ lời, bắt giọng cho cả lớp hát theo cô từ đầu đến hết bài, số lần tập cho trẻ hát sẽ phụ thuộc vào khả năng của trẻ. + Với bài hát dài, khó hát, cô cần chia bài hát thành từng câu hoặc từng đoạn ngắn (Câu, đoạn phải trọn vẹn về nội dung và cấu trúc âm nhạc) và dạy trẻ hát nối tiếp theo cô từng câu, từng đoạn từ đầu đến hết bài. + Trong quá trình trẻ tập hát, nếu câu, đoạn nào trẻ hát chưa đúng cô cần hát mẫu lại trọn vẹn câu hoặc đoạn đó và hướng dẫn để trẻ hát chính xác. Khi trẻ hát đúng giai điệu, lời ca cô hướng dẫn trẻ thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. Ví dụ: Trẻ tập hát bài “Dậy đi bạn ơi” sau khi trẻ thuộc lời cô cần dạy trẻ thể hiện bài hát trong từng câu hát phải thể hiện sự dứt khoát, thôi thúc, thúc dục mau thức dậy để bắt đầu ngày mới. 5/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non - Để giúp trẻ thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên và bộc lộ hết khả năng của mình, cô cho trẻ hát dưới nhiều hình thức: hát cả lớp, tổ nhóm, cá nhân. Trong quá trình dạy cô luôn khuyến khích trẻ hát và thể hiện cử chỉ động tác minh họa, lắc lư, nhún nhảy theo cảm xúc của mình. Thứ 3: Phát hiện lỗi sai trẻ thường gặp và sửa sai cho trẻ Lỗi sai trẻ thường gặp khi hát là: hát sai về cao độ, hát sai về trường độ, hát sai về cách phát âm và về cách diễn cảm bài hát; Biện pháp khắc phục các lỗi sai khi trẻ học hát đó là cô giải thích cho trẻ hiểu và để trẻ làm lại, dùng đàn, kết hợp động tác trực quan. Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài “Cái mũi” trẻ thường hát sai cao độ trong câu hát “Thở làm sao cho cái mũi đó” thì từ “đó” là âm có độ cao nhất nhưng trẻ thường hát ở độ cao thấp hơn yêu cầu của bản nhạc. Lúc đó cô giải thích cho trẻ hiểu từ “đó” phải hát tròn môi, lấy hơi đẩy ra mạnh và cô đánh đàn lại câu hát cho trẻ nghe và hát lại câu hát đó rồi mời trẻ cùng hát lại cùng cô. Và khi hát trẻ cũng thường hát sai về cách phát âm làm cho người nghe cảm thấy giai điệu của bài hát rất khô khan và thiếu sự mềm mại trong giai điệu không phải lúc nào ta cũng hát bằng âm thật của từ, vì vậy mà cô cần phải sửa cho trẻ bằng cách giải thích bằng lời và hát cho trẻ nghe lại. Ví dụ: Trong bài hát “Cái mũi” thì trong câu hát “Thở làm sao cho cái mũi đó lớn nhanh như quả bóng tròn” thì từ “mũi” hát thành “mui” và luyến nhẹ và từ “quả bóng” hát thành “qua bong”. Một lỗi sai nữa mà trẻ thường hay gặp do sự thiếu bao quát và chuyên môn về về âm nhạc của cô mà trẻ mắc phải đó là hát không đúng tư thế, trẻ ngồi không thoải mái, hay đứng một cách không tự tin thoải mái, gù lưng sẽ làm cho trẻ hát không thoải mái và hát sai nhịp, giọng hát không tự nhiên và ở những nốt cao trẻ không hát được và phải hét lên. Để sửa lỗi sai này thì cô cần phải bao quát và sửa tư thế cho trẻ bằng việc giải thích bằng lời, làm mẫu chuẩn cho trẻ . Hướng trẻ tới bài học một cách hứng thú, không gò bó để trẻ thể hiện tư nhiên và hát được bằng giọng tự nhiên, theo khoa học thì khi hát đúng tư thế thì cơ thể mới linh hoạt hoạt động, hệ thống phát âm mới chuẩn và chính xác, trẻ lấy hơi dễ dàng hơn để hát các câu hát dài. Thứ 4: Xây dựng tiết học phong phú, lựa chọn phương pháp truyền đạt cho trẻ dễ hiểu, cuốn hút trẻ học một cách say mê nhẹ nhàng. * Dạy trẻ dưới các hình thức tổ chức tiết học khác nhau. Âm nhạc vốn là một môn học sôi động mà trẻ yêu thích nhưng nếu tiết học nào cô cũng áp dụng hình thức đơn giản, dạy học một cách dập khuôn thì trẻ cũng sẽ không hứng thú và học hát một cách thụ động, và trẻ hát mà không có 6/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non cảm xúc gì. Vì vậy để trẻ hứng thú với tiết học tôi thường tổ chức tiết học hát qua hình thức “trò chơi âm nhạc” hay “chương trình giao lưu văn nghệ” hay một cuộc thi “Bé làm ca sĩ” phù hợp với từng tháng, sự kiện. Ví dụ: Trong tháng 11 có một ngày lễ đặc biệt dành cho các thầy cô đó là ngày “ Nhà giáo Việt Nam 20/11” Khi dạy trẻ hát tôi tổ chức tiết dạy thông qua chương trình “ ươm mầm tài năng” qua chương trình trẻ được đóng vai làm những ca sĩ nhí và thể hiện mình như một ngôi sao qua đây trẻ thể hiện được cảm xúc, biểu cảm phù hợp với giai điệu của bài hát. Tôi thấy hình thức truyền đạt bài học thông qua một chương trình hay một trò chơi hay một buổi giao lưu được trẻ rất thích, và hứng thú trẻ đi vào bài học và tiếp nhận kiến thức một cách hứng thú, nhẹ nhàng và say mê. Đây là hình thức phù hợp với tâm sinh lý trẻ bởi trẻ mầm non “Chơi mà học học mà chơi” (Hình ảnh: Trẻ tham gia chương trình âm nhạc trong giờ học hát) Ngoài việc lựa chọn phương pháp hình thức truyền đạt dễ hiểu đến trẻ thì kỹ năng sư phạm của cô cũng góp phần quan trọng đến kết quả bài dạy để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt nội dung dẫn dắt phải lôgic để thu hút trẻ vậy nên tôi luôn sáng tạo tìm tòi ra các phương pháp vào bài mới mẻ để trẻ không bị nhàm chán * Dạy trẻ học hát với các hình thức hát mới như rook, ballat, tango… Để phát huy hết khả năng âm nhạc của trẻ, với một số bài hát trẻ đa phần đã biết và được làm quen, tôi đã mạnh dạn xây dựng tiết học phong phú với các hình thức hát khác nhau, từ đây trẻ có thể cảm nhận thể hiện được một bài hát với nhiều phong cách nhach khác nhau. Ví dụ: Bài hát “ Em yêu giờ học hát” qua tìm hiểu tôi thấy trẻ đa phần đã thuộc bài hát nên tôi xây dựng tiết dạy hát nâng cao hát với phong cách ballat và tanggo. Với thể loại tiết này tôi cũng tổ chức dưới dạng trò chơi âm nhạc, cho trẻ nghe giai điệu bài hát gốc, thể hiện lại bài hát. Sau đó cho trẻ nghe nghe cảm nhận giai điệu phiên bản mới của bài hát và sau đó cô hướng dẫn trẻ hát bài hát theo phong cách ballat và tango sau đó trẻ sẽ được thể hiện bài hát. * Chuẩn bị âm nhạc thiết bị đồ dùng phù hợp chu đáo cho tiết dạy Trẻ mầm non bộ máy phát âm còn yếu, rất nhạy cảm nó sẽ tiếp tục hoàn thiện song song với quá trình phát triển của cơ thể. Thanh quản của các bé chỉ bằng một nửa của người lớn, vòm họng còn cứng, chưa linh hoạt, hơi thở còn yếu,vì vậy giọng trẻ có đặc điểm là cao và yếu. Vì vậy khi chọn nhạc GV cần phải lựa chọn những bản nhạc phù hợp với giọng để tránh tình trạng nhạc phù hợp với giọng của cô mà không pù hợp với giọng củ trẻ. Khi nhạc phù hợp với tông 7/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non giọng của trẻ thì hiệu quả của tiết học sẽ tôt hơn rất nhiều. Vậy nên cô cần sử dụng thành thạo phần mềm làm nhạc. Để tiết học phong phú thì đạo cụ, đồ dùng của giáo viên cũng cần chuẩn bị chu đáo phong phú, đầy đủ, bắt mắt để tập trung sự chú ý của trẻ để làm được điều này tôi chuẩn bị chu đáo đầy đủ đồ dùng như: đàn, tivi,hình ảnh hay video liên quan đến bài hát để trình chiếu, mũ múa, dụng cụ âm nhạc (trống lắc, xắc xô, thanh la, mõ,.. ) (Hình ảnh: Bộ đồ dùng, dụng cụ âm nhạc tự tạo phục vụ hoạt động âm nhạc) Với các dụng cụ gõ khác như: Vỏ dừa, lon bia… cô cho trẻ luân phiên sử dụng giữa các tổ trong giờ học để gây hứng thú cho trẻ, đồng thời khi sử dụng các nhạc cụ đó trẻ có thể đưa ra những nhận xét về âm thanh của từng loại. Với những dụng cụ có tính sáng tạo, mới lạ sẽ giúp trẻ đến với hoạt động âm nhạc một cách tích cực hơn, hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát triển tai nghe chính xác hơn, cảm thụ âm nhạc đồng bộ hơn, và thể hiện bài hát tốt hơn. Để dạy trẻ hát thuộc bài hát không nhầm lời đôi khi cô phải sử dụng đồ dùng trực quan để giúp trẻ tri giác và gợi nhớ nội dung bài hát. 2. Biện pháp 2: Luyện thanh để hình thành kỹ năng ca hát cơ bản cho trẻ Để trẻ có giọng hát tốt thì mỗi ngày tôi dành cho trẻ 10 đến 15 phút tập luyện thanh cho trẻ để trẻ nắm được một số kỹ năng đơn giản khi học hát như: Cách lấy hơi, cách phát âm nhả chữ (hát bằng giọng tự nhiên) ...Mặc dù không phải một giáo viên thanh nhạc nhưng qua thời gian đào tạo để trở thành một giáo viên mầm non bằng sự ham học hỏi của mình tôi cũng tìm tòi và học hỏi được một số kinh nghiệm luyện thanh cho mình từ đó tôi truyền tải cho trẻ với mong muốn dành cho trẻ những những gì tốt đẹp nhất, tôi dạy trẻ bằng những kinh nghiệm thực tế có hiệu quả của bản thân để trẻ có kỹ năng cơ bản về âm nhạc như sau: * Tập lấy hơi cho trẻ Để lấy hơi cho trẻ tôi dạy trẻ lấy hơi bằng cả cánh mũi và miệng tôi và trẻ phải sử dụng cơ bụng để lấy hơi.Trước tiên cần tập lấy hơi từ chậm đến nhanh để tạo ra thói quen. Lấy hơi là bài học vô cùng quan trọng có tính quyết định đến thành quả bài hát vậy nên phải luyện tập cho trẻ để trẻ giũ hơi được lâu, đồng thời tập đẩy hơi liên tục từ chậm đến nhanh. Nhưng để trẻ tập lấy hơi cho trẻ theo yêu cầu của cô một cách hứng thú thì cô lại cần phải tổ chức buổi tập qua hình thức trò chơi. Ví dụ: Trò chơi “im lặng” để chơi được trò chơi trẻ sẽ phải hít một hơi thật sâu bằng cả mũi và miệng hóp cơ bụng lại và thở ra từ từ làm sao cho không 8/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non nghe thấy tiếng động của hơi thở khi thở ra và lưu ý khí chơi trẻ sẽ hít sâu và hóp bụng lại và thở ra từ từ bằng miệng. * Dạy trẻ giữ nhịp cùng tông bài hát: Để giữ được nhịp cùng tông bài hát thì bài học cho trẻ đó là luyện 5 âm a,l,o,e,u trong thanh nhạc, đây cũng là cách luyện giọng cao khỏe vì vậy tôi cho trẻ luyện 5 âm kể trên từ thấp đến cao và ngược lại. Và đương nhiên tôi cũng tổ chức luyện thanh qua hình thức một trò chơi “Bắt chước âm thanh”. Cách chơi như sau: Cô sẽ phát ra âm thanh và trẻ sẽ bắt chước lại âm thanh đó, nếu trẻ làm đúng trẻ sẽ giành chiến thắng, nếu sai trẻ phải nhảy lò cò qua hình thức trên trẻ rất hứng thú học kỹ năng âm nhạc mà không hề thấy nhàm chán. Cách luyện: Cô hít sâu và phát âm đồng thời thở ra từ từ À a a a a a a á Nghĩa là hát (Đồ Rê Mi Pha Son La Xi Đố) trên âm thanh đàn organ Tương tự như trên với các âm: u, ê, l, o Ò o o o o o o ó Ề ê ê ê ê ê ê ế * Chế độ ăn và tập luyện hợp lý Người ta nói năng khiếu là một yếu tố quan trọng thế nhưng không có năng khiếu thì ta có thể luyện tập để có giọng hát trong trẻo hơn. Một điều không thể thiếu trong cách luyện thanh đó chính là chế độ ăn uống và tần suất luyện tập của trẻ. Nếu sắp hát trẻ nên ăn uống những chất có tác dụng làm giãn thanh quản như: nước giá đỗ, bạc hà, đậu xanh... Một chế độ tập hợp lí sẽ giúp trẻ cải thiện giọng hát trong trẻo hơn ngay cả khi trẻ không có năng khiếu về giọng hát, chỉ cần mỗi ngày 10-15 phút tập luyện mỗi ngày (vào những lúc trẻ chuẩn bị chuyển sang các hoạt động khác hay một buổi tập vào giờ tự chọn cô) là đã có thể giúp trẻ luyện thanh và có được những kỹ năng tốt để trẻ hát tốt hơn. Ngoài ra giáo viên dạy trẻ nói vừa đủ nghe, không gào thét để không làm ảnh hưởng cũng như tổn thương dây thanh quản. 3. Biện pháp 3: Tạo môi trường hoạt động âm nhạc phong phú Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mầm non. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ. Nên việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng xây dựng môi trường 9/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non hoạt động âm nhạc ở cả trong và ngoài lớp học với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác. Trang trí góc âm nhạc thật sinh động và thay đổi để gây sự thu hút với trẻ. Tại đây, trẻ tự hát và vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo Tận dụng diện tích trong phòng học, không gian bên ngoài lớp học tôi chú ý bố trí sắp xếp các học liệu, dụng cụ hợp lý đẹp mắt để tạo môi trường cho trẻ học hứng thú, thoải mái khi thực hiện các hoạt động âm nhạc (Hình ảnh: Góc âm nhạc trong lớp học và ngoài lớp học) 4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ thông qua các buổi văn nghệ chào mừng ngày lễ hội và các buổi giao lưu văn nghệ của nhà trường, của lớp tổ chức Âm nhạc là nhựa sống cho các buổi lễ giao lưu văn hóa cũng như lễ kỷ niệm mang tầm quốc gia và nó cũng không thể thiếu trong các buổi lễ chào mừng như: ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, lễ bế giảng năm học, ngày trung thu, ngày lễ noen, ngày Tết Nguyên Đán, và các buổi giao lưu cuối tháng. Được giao nhiệm vụ rèn luyện các tiết mục văn nghệ tôi cùng một số giáo viên lên kế hoạch tìm các bài hát phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với tính chất các buổi giao lưu để rèn luyện cho trẻ hát đúng giai điệu đúng nhịp điều cường độ và khả năng tự tin biểu diễn trước đông người. Đặc biệt chú trọng tới rèn kỹ năng ca hát cho các bài hát đơn, hát tốp. Ví dụ: Trong buổi lễ khai giảng tôi lên kế hoạch dạy trẻ các bài hát về trường lớp như: bài hát đơn ca “Ngày đầu tiên đi học”, tốp ca “Ngày vui của bé”, song ca “Đi học”, Hát múa phụ họa bài “Trống cơm” Sau khi lên tiết mục tôi bắt đầu cho trẻ làm quen với bài hát bằng cách cho trẻ nghe ca sĩ hát và trẻ hát theo, cô hát cùng trẻ và tập cho trẻ hát thuộc lời bài hát, sau đó tôi tìm nhạc beat trên mạng (hoặc nhạc đàn organ) tập cho trẻ. Sau khi trẻ hát thuộc với nhạc cô bắt đầu tập cho trẻ cách biểu diễn tự tin, thể hiện cảm xúc của bài hát và thể hiện được không khí vui tươi hào hứng của buổi lễ. ( Hình ảnh: Các bé tham gia biểu diễn ca hát trên sân khấu) Qua buổi văn nghệ cuối tuần trẻ được thể hiện mình thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc, và việc tổ chức ở lớp thì sẽ có nhiều trẻ được thể hiện, những trẻ chưa mạnh dạn cũng sẽ được khuyến khích động viên biểu diễn nhiều hơn từ đó giúp trẻ tự tin để có thể thể hiện trước nhiều người hơn 5. Biện pháp 5: Rèn kỹ năng ca hát qua hình thức dạy trẻ vận động theo nhạc, nhịp, tiết tấu bài hát 10/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Mỗi bài hát đều có nhịp điệu tiết tấu khác nhau, nếu trẻ chỉ đứng im và thể hiện bài hát thì trẻ dễ nhàm chán vì vây khi dạy trẻ hát giáo viên nên cho trẻ vừa hát vừa vận động nhẹ nhàng theo lời ca để trẻ thấy thoải mái và dễ thuộc bài hát, dễ hát theo đúng nhịp điệu của bài hát. Việc cho trẻ vận động theo nhạc, nhịp, tiết tấu bài hát có thể sử dụng một, hai lần để thay đổi hình thức hát trong giờ âm nhạc có nội dung trọng tâm là dạy hát, hoặc là hình thức biểu diễn chính trong giờ âm nhạc có nội dung trọng tâm là vận động. * Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc, tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp. - Dạy trẻ hát và vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phách mạnh, (đầu ô nhịp) phách nhẹ nghỉ. Ví dụ: Trong bài “Nắng sớm” có câu: Mở cửa ra cho nắng sớm vào phòng Vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ Qua việc trẻ vừa hát vừa vỗ tay gõ theo nhịp sẽ giúp trẻ hát đúng từ “cho nắng” có độ dài bằng một nốt đen nghĩa là trẻ hát từ “cho nắng” có độ dài bằng các từ còn lại như từ “cửa” hay từ “vào”, “ra” “sớm” và đều có độ dài bằng một nốt đen giúp trẻ hát đúng trường độ của bài hát. - Cho trẻ vừa hát vừa vỗ tay (hoặc gõ) theo lời ca: Vỗ tay hoặc gõ mỗi tiếng bằng một nốt nhạc tương ứng với lời bài hát. Qua việc cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu sẽ giúp trẻ hát đúng tiết tấu bài hát, dễ thuộc lời và giai điệu bài hát. 6. Biện pháp 6: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ qua trò chơi Đối với trẻ mầm non hoạt động với âm nhạc qua việc tổ chức các trò chơi là một biện pháp hiệu quả. Các trò chơi đem đến cho trẻ một số yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi “học bằng chơi, chơi mà học” chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ; Trò chơi âm nhạc xét trên một khía cạnh nào đó thì nó còn là phương tiện, biện pháp và là hình thức tổ chức dạy học cho trẻ, chơi được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm thúc đẩy nhận thức của trẻ. Do đó phải sử dụng nhiều biện pháp thủ thuật trong giờ học để thu hút sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Nếu trong quá trình dạy trẻ hát mà giáo viên sử dụng linh hoạt một số biện pháp chơi giúp cho trẻ có sự thi đua, thêm hứng thú kích thích quá trình học tập của trẻ, sẽ không mất nhiều thời gian mà kết quả sẽ tốt hơn. Trò chơi 1: “Chơi hát nối tiếp” 11/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Cô đánh nhịp một tay về phía tổ nào thì tổ đó hát, khi cô đánh nhịp bằng cả hai tay cả lớp hát. Trò chơi 2: “Hát theo từ chỉ định” Trò chơi được tổ chức chơi như sau: Cô sẽ nêu một từ và Cho trẻ hát bài hát có từ đầu là từ cô đưa ra. Ví dụ: Cô nói “một” trẻ hát bài “Một con vịt”, cô nói “Hai” trẻ hát bài “Múa cho mẹ xem”. Hoặc cô nói “Ba” trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”, cô nói “Mẹ” trẻ hát bài “Mẹ của em ở trường”. Qua trò chơi này trẻ được ôn lại các bài hát được rèn kỹ năng qua hát qua hình thức trò chơi làm trẻ hứng thú, say mê yêu âm nhạc. Ngoài các trò chơi trên để kích thích sự sáng tạo ở trẻ cô giáo động viên trẻ có thể sử dụng các bộ phận của cơ thể (lắc đầu, lắc hông, tay, chân…) để thể hiện các vận động sáng tạo theo phách, nhịp, lời ca...qua đó giúp trẻ hát tốt và có kỹ năng biểu diễn tự tin. Việc dạy và ôn lại các bài hát thông qua các trò chơi, ở đây trò chơi đóng vai trò là yếu tố chơi giúp cho trẻ được luyện tập ca hát và vận động mà không thấy chán và mệt mỏi, tiết học không bị kéo dài mà lại tăng hiệu quả cho giờ học. Ngược lại trẻ rất hứng thú vì giữa trẻ có sự thi đua, kích thích hoạt động học tập của trẻ. Vì vậy giáo viên cần hiểu để lựa chọn biện pháp, trò chơi cho phù hợp với bài dạy, độ tuổi của mình. 7. Biện pháp 7: Rèn kỹ năng ca hát qua việc tích hợp vào môn học khác một cách linh hoạt, hiêu quả Theo quan điểm sư phạm của tích hợp: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay một bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể trong đó không có các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên; Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học” do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. Ca hát có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào mọi tiết học một cách dễ dàng làm cho mọi tiết học sinh động hơn và qua đó trẻ cũng được ôn lại bài hát. - Văn học Ví dụ: Khi dạy thơ “Rong và cá” giáo viên cho trẻ hát “Cá vàng bơi” để khơi gợi hình ảnh con cá vàng cho trẻ từ đó dẫn dắt trẻ vào bài thơ một cách tự nhiên. - Làm quen với toán: Cho trẻ hát một bài hát về chủ đề trước khi vào bài học để trẻ hứng thú hơn. 12/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non 8. Biện pháp 8: Dạy trẻ kỹ năng ca hát ở mọi lúc, mọi nơi Trẻ tới lớp được ca hát sẽ vui và thích được tới lớp hơn qua đó cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ. Ở trường mẫu giáo, từ lúc đến trường đến khi cha mẹ đến đón, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. Nếu vắng bóng lời ca tiếng hát thì trường lớp đối với các cháu thật buồn tẻ. Âm nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, làm cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ. Bên cạnh đó cô có thể cho trẻ nghe các bài hát mới để trẻ làm quen với giai điệu bài hát, khi dạy hát chính thức sẽ thuận lợi hơn. Vậy nên ở mọi lúc mọi nơi nếu giáo viên linh hoạt dạy trẻ kỹ năng âm nhạc thì kỹ năng ca hát của trẻ sẽ được phát triển. 9. Biện pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh Để giúp trẻ nâng cao chất lượng kỹ năng ca hát, ngoài việc tổ chức trên lớp tôi đã tích cực phối hợp với các bậc phụ huynh trong công tác rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như vào các buổi đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về khả năng âm nhạc của trẻ ở lớp, để phụ huynh nắm được đồng thời tôi đề nghị phụ huynh về nhà thường xuyên cho trẻ hát biểu diễn những bài hát mà cô đã dạy trên lớp để trẻ mạnh dạn hơn và được củng cố lại những kiến thức đã được học trên lớp. Để làm được việc này tôi đã trao đổi với phụ huynh về một số bài hát mới hay bài hát dài để phụ huynh có thế cho trẻ nghe giai điệu bài hát khi ở nhà, cho trẻ hát theo băng hình khi ở nhà. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC * Đối với bản thân Sau một năm thực hiện đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.Tôi đã thu được một số kết quả như sau: - Bản thân tôi đã biết cách sử dụng đàn ocgan vào hoạt động âm nhạc - Nâng cao kỹ năng lồng ghép hoạt động âm nhạc vào các hoạt động khác - Biết tận dụng những nguyên vật liệu mà các bậc phụ huynh đóng góp làm được những đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phục vụ trong hoạt động . * Đối với trẻ: Việc áp dụng các biện pháp trên không chỉ giúp trẻ phát triển về kỹ năng ca hát mà còn giúp trẻ phát triển một số kỹ năng khác như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng nhận thức. - Kỹ năng giao tiếp: Khi tham gia hoạt động âm nhạc trẻ được hoạt động cùng với bạn, khi biểu diễn trẻ học cách trình bày, giới thiệu. 13/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non - Kỹ năng thể hiện cảm xúc: Trẻ biết cách thể hiện cảm xúc theo nội dung bài hát. Khi biểu diển trẻ biết giao lưu tình cảm với khán giả. - Kỹ năng thẩm mỹ: Trẻ biết yêu âm nhạc, biết yêu quý cái đẹp. Biết thể hiện những sắc thái, động tác minh họa đẹp. - Kỹ năng nhận thức: Tạo điều kiện để trẻ có thêm những hiểu biết xã hội, những kiến thức văn hóa, hay môi trường xung quanh trẻ. Sau đây là bảng đánh giá kết quả thực nghiệm đề tài của lớp tôi. Nội dung khảo Kết Trước khi áp Sau khi áp sát quả dụng dụng Tăng Giảm Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Trẻ có tư thế hát Đạt 10 27 37 100 73% đúng (đứng hoặc ngồi thẳng, tự Chưa nhiên và thoải 27 73 3 0 73% đạt mái) Trẻ biết lấy hơi Đạt 11 30 35 95 65% (hít nhanh, sâu, không hổn hển, Chưa thở ra từ từ để hát 26 70 2 5,5 64,5% đạt hết câu) Trẻ biết tạo âm (giọng hát tự Đạt 13 35 35 95 59% nhiên, âm thanh vang sáng, phát âm nhẹ nhàng Chưa 24 65 2 5,5 59% không la hét căng đạt thẳng) Trẻ hát rõ lời Đạt 10 27 35 95 68% (lưỡi và môi, hàm dưới cử động tự Chưa 27 73 2 5,5 68% nhiên) đạt Sự chính xác (hát Đạt 13 35 31 84 49% đúng âm điệu, Chưa nhịp điệu) 24 65 6 16 49% đạt ( Bảng số liệu kết quả, so sánh đầu năm và cuối năm) 14/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Qua bảng số liệu trên ta có thể nhìn thấy rằng kỹ năng ca hát của trẻ ở cuối năm tốt hơn so với đầu năm rất nhiều PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Nhà giáo dục Xô Viết ưu tú Macaren cô đã khuyên nhủ chúng ta “Không có trẻ con nào là không dạy được, chỉ có phương pháp giáo dục của chúng ta tồi mà thôi” như một chân lý vô cùng ý nghĩa và sâu sắc. Từ đó, qua quá trình thực hiện, bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau. Để thực hiện có hiệu quả giáo viên phải tìm hiểu kỹ năng tiếp thu âm nhạc của từng trẻ để có biện pháp rèn luyện cho phù hợp. Luôn chú ý đến nghệ thật biểu diễn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động ca hát. Chú ý sửa sai cho trẻ về kỹ năng ca hát và giúp trẻ thể hiện đúng phong cách nghệ thuật. Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc, khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc Kết hợp với phụ huynh rèn kỹ năng ca hát cho trẻ Trong giờ hoạt động chung giáo viên phải biết tổ chức và có kỹ thuật, chỉ huy tập thể một cách sinh động và chính xác. Nghiên cứu bài dạy chuyển tiếp nhẹ nhàng logic mới thu hút trẻ học tốt II. KHUYẾN NGHỊ Để vận dụng có hiệu quả các biện pháp tôi xin có một vài khuyến nghị sau: - Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập hơn nữa để giáo viên học tập và rút kinh nghiệm. - Nhà trường tổ chức lớp tập huấn bồi dường thường xuyên cho các giáo viên về kỹ năng sử dụng đàn và kỹ năng dạy trẻ hát, luyện thanh vào cuối các buổi chiểu giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng thành công khi thực hiện rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. Rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp tham gia đóng góp, xây dựng ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! ......................., ngày tháng năm 2020 Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự làm không sao chép của người khác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. TÁC GIẢ 15/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Ngày......tháng......năm 2020 CHỦ TỊCH HĐKH Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ngày tháng năm 2020 CHỦ TỊCH HĐKH 16/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp (NXB GD) tác giả “ Lê Thu Hương, Lý Thu Hiền, Phạm Thị Hòa, Lê Thị Đức 2.Giao trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mần non (NXB GDVN) tác giả “ Phạm Thị Hòa” 3. Thiết kế dạy học Hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non (NXB GD) tác giả Lê Kim Nga(chủ biên), Phạm Thị Điểm, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Như Hoa, Trần Thị Aí Lan. 4. Nguồn internet 17/15
- Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non ( Hình ảnh: Trẻ tham gia chương trình âm nhạc trong giờ học hát) (Hình ảnh: Bộ đồ dùng, dụng cụ âm nhạc tự tạo phục vụ hoạt động âm nhạc) 18/15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 195 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 105 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn