intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi khi ở nhà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi khi ở nhà" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi khi ở nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi khi ở nhà

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON A XÃ NGŨ HIỆP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4-5 TUỔI KHI Ở NHÀ Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tác giả: Hoàng Thị Kim Dung Đơn vị: Trường mầm non A xã Ngũ Hiệp Chức Vụ: Giáo viên NĂM HỌC: 2021 - 2022
  2. 2 MỤC LỤC STT Tiêu đề Trang A ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I Cơ sở lý luận 3 II Cơ sở thực tiễn 4 1 Mô tả thực trạng 4 2 Thuận lợi 4 3 Khó khăn 5 III Các biện pháp 6 1 Biện pháp 1 : Xây dựng đề tài video tương tác có lồng 6 ghép kĩ năng giao tiếp cho trẻ. 2 Biện pháp 2: Kết hợp với phụ huynh tạo môi trường giao 7 tiếp cho trẻ. 3 Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh trò chuyện kích thích 8 khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm. 4 Biện pháp 4 : Giáo viên kết hợp với phụ huynh thường 10 xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề cho trẻ 5 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ về các 11 chuẩn mực trong giao tiếp. IV Kết quả đạt được 12 C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 1 Kết luận 14 2 Bài học kinh nghiệm 14 3 Khuyến nghị 15
  3. 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày. Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo mà chúng ta phải rèn luyện, phải giao tiếp thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình. Giao tiếp được coi như là sự tác động qua lại giữa mọi người nhằm phối hợp và liên kết các nỗ lực của họ để thiết lập các mối quan hệ và đạt được kết quả chung (M.I.Lixina). Có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ trở nên gần gũi hơn. Trẻ mầm non giao tiếp với nhau qua hoạt động vui chơi là chính. Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết không thể tách ra được chính trò chơi đã giúp cho sự phát triển của trẻ toàn diện, kích thích tính tích cực của trẻ thơ, như P.G. xamarukova trong cuốn “trò chơi trẻ em”. “Trong trò chơi, tư duy và óc tưởng tượng của trẻ làm việc rất tích cực và đặc điểm chuyên biệt của trò chơi là người chơi mang đầy tính tình cảm và xúc động mạnh”. Thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ. Hoạt động chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Trong quá trình chơi người hướng dẫn đóng vai trò rất quan trọng: là người trung gian kích thích trẻ giao tiếp và cùng trẻ nhập vào cuộc chơi, qua đó uốn nắn kịp thời kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp chính là đang góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ, mà hình thành nhân cách cho trẻ thì không thể bỏ qua hoạt động vui chơi. Với trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cần được hình thành và rèn luyện từ sớm. Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và truyền tải thông điệp tới người khác. Trẻ biết cách bày tỏ mong muốn với cha mẹ, thầy cô, ông bà,… Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, có mối quan hệ tốt với mọi người. Khi đó, trẻ cũng dần phát triển các kỹ năng khác như làm việc nhóm, tư
  4. 2 duy phản hồi. Nếu được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ cũng tự tin hơn, nhìn nhận cuộc sống tốt hơn. Kỹ năng giao tiếp được ví như chìa khóa giúp trẻ làm chủ, phát huy các kỹ năng còn lại. Đây cũng là nền tảng giúp các bé nhận biết giá trị sống và dần hình thành các kỹ năng sống. Trong năm học 2021-2022 để phòng tránh dịch bệnh Covid-19, nên từ đầu năm học trẻ chưa được đến trường, không được tiếp xúc trực tiếp với cô và các bạn. Môi trường giao tiếp của trẻ chỉ hạn chế trong phạm vi gia đình và qua màn ảnh tương tác với cô và các bạn. Chính vì thế, không ít các bé gặp vấn đề về khả năng giao tiếp. Thậm chí, nhiều bé còn rơi vào tình trạng tự kỷ, không muốn giao tiếp, trò chuyện với mọi người. Vậy làm sao để giúp trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng giao tiếp thật tốt. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi khi ở nhà”. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi khi ở nhà Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi lớp B1 trường mầm non A xã Ngũ Hiệp nơi tôi được công tác trong năm học 2021-2022. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Tôi thực hiện đề tài này từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra thực trang. Phương pháp nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp quan sát. Phương pháp thực hành - trải nghiệm
  5. 3 B: GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận. Những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ, ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình. Do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này. Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng. Điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người. Dạy trẻ cách giao tiếp là nhằm đáp ứng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo dùng ngôn ngữ để giao tiếp là rất quan trọng, khi giao tiếp trẻ luôn tìm ra cái mới lạ thông qua mọi hoạt động của cô, ba mẹ, trẻ nói, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp trẻ mạnh dạn, tự tin, lễ phép với mọi người, nhận ra hành vi đúng, hành vi sai. Trên thực tế, do thực hiện các chỉ thị giãn cách xã hội nên trẻ phải ở nhà nên vấn đề giao tiếp của trẻ không có môi trường phát triển, đối tượng giao tiếp chỉ có người thân trong gia đình. Trong khi độ tuổi trẻ 4- 5 tuổi là độ tuổi tình cảm phát triển mạnh mẽ và nhu cầu giao tiếp lớn. Vì vậy, nếu như không được đáp ứng nhu cầu và can thiệp các biện pháp kịp thời rất có khả năng trẻ sẽ bị trầm cảm, tự kỉ. Chính vì vậy là giáo viên dạy trẻ tôi luôn mong muốn tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học nên đã tích cực tuyên truyền phối hợp với phụ huynh truyền đạt đến phụ huynh một số kĩ năng giao tiếp cho trẻ để phụ huynh dạy trẻ khi ở nhà.
  6. 4 II. Cơ sở thực tiễn. 1.Mô tả thực trạng Trường mầm non của tôi nằm trên địa bàn là một xã ngoại thành Hà Nội. Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Huyện. Trường có khung cảnh sư phạm đẹp trồng nhiều cây xanh, cây cảnh và nhiều loại rau theo mùa, cơ sở vậy chất khang trang, đầy đủ trang thiết bị dạy và học theo trường Chuẩn quốc gia mức độ 1. Ban giám hiệu nhà trường luôn chủ động thích ứng, nắm bắt xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường, thực tiễn của địa phương để để phát triển toàn diện mọi mặt phù hợp với hoàn cảnh thực tế và chủ đề năm học “Trường mầm non xanh-an toàn-thân thiện - Hạnh phúc”. Nhà trường có đầy đủ các phòng chức năng, cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Năm học 2021 - 2022 tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, tổng số 42 cháu, trong đó có 18 cháu nam, 24 cháu nữ. Lớp có 03 giáo viên, 3 giáo viên trên chuẩn. Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình. Qua thực tế trẻ giao tiếp khi nghỉ dịch ở nhà tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: * Cơ sở vật chất- Trang thiết bị: - Cô giáo đã có laptop cũng như điện thoại thông minh để kết nối cũng như xây dựng video gửi tới phụ huynh. * Về giáo viên: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên làm việc. Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức, có khả năng sáng tạo về đổi mới phương pháp và làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy học thêm sinh động, hấp dẫn trẻ phục vụ chương trình mầm non mới. *Về phụ huynh và trẻ:
  7. 5 - Phụ huynh học sinh các cháu nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và trò chuyện vui vẻ đến con, nhiệt tình ủng hộ giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Đa số phụ huynh có học thức và kiến thức nhất định. - 85% trẻ đã học qua lớp nhà trẻ, mẫu giáo. 3. Khó khăn: * Về cơ sở vật chất: Phương tiện trao đổi, kết nối với phụ huynh là máy tính, điện thoại nên tín hiệu cũng như các ứng dụng còn hạn chế, các phần mềm cắt ghép, chỉnh sửa video còn nặng, gây các khó khăn trong việc hoàn thành video cũng như kết nối với phụ huynh. * Về giáo viên: - Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của cô còn hạn chế - Việc điều tra và truyền tải thông tin của giáo viên còn khó khăn do trẻ chưa được đi học trực tiếp mà phải tương tác qua những video nên lượng thông tin truyền tải còn hạn chế, đôi khi còn chưa kịp thời. * Về phụ huynh và trẻ: Bên cạnh đó nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có điều kiện về kinh tế nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho người giúp việc. Một số trẻ nhút nhát chưa dám tham gia, hưởng ứng cùng các bạn, một số lại hiếu động không chú ý trong hoạt động. Việc tiếp thu nhận thức của trẻ là không đồng đều, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lại khác nhau có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức giờ học. Một số cháu gia đình chưa có sự quan tâm nhiều, các cháu đi học không đều, có hôm đi học rất sớm, có hôm rất muộn. Từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát với các nội dung như sau: Tổng Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ STT Nội dung khảo sát Đạt số % đạt % Trẻ mạnh dạn tự tin khi 1 42 24 57,1 18 42,9 giao tiếp 2 Trẻ có kỹ năng giao tiếp 42 18 42,8 24 51,2
  8. 6 với mọi người đúng cách Trẻ có thái độ lễ phép khi 3 42 30 71,4 12 28,8 giao tiếp 4 Trẻ lạc quan và vui vẻ hơn 42 30 71,4 12 28,8 Trẻ hứng thú tham gia các 5 42 25 59,5 17 40,5 hoạt động Qua khảo sát cho thấy khả năng giao tiếp của trẻ thấp so với mục tiêu cần đạt theo độ tuổi trẻ mẫu giáo nhỡ. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP : 1. Biện pháp 1: Xây dựng đề tài video tương tác có lồng ghép kĩ năng giao tiếp cho trẻ. Trong cuộc sống cũng như công việc, chúng ta có rất nhiều thứ phải làm, việc lập kế hoạch sẽ giúp giáo viên có lịch trình cụ thể sắp xếp công việc của mình một cách khoa học để làm việc hiệu quả hơn. Lập kế hoạch giúp giáo viên định lượng được những công việc cần làm, không bị bỏ sót, rút ngắn thời gian làm việc, sắp xếp khoảng trống để nghỉ ngơi, đặc biệt giúp ta có khả năng xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra. Vì vậy để thực hiện được các biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi khi ở nhà, tôi đã lập kế hoạch kết nối với trẻ trong năm học 2021-2022 để tương tác với trẻ, nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Từ đó trẻ lớp tôi được phát triển về mọi mặt trong giao tiếp. Cô lập kế hoạch kết nối với trẻ qua các tháng theo các nội dung sau: Tháng Nội dung Lưu ý 9 Khảo sát về kĩ năng giao tiếp của trẻ Xây dựng và gửi các video tương tác nâng cao khả 10 năng lắng nghe hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày Xây dựng và gửi các video tương tác nâng cao khả 11 năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau( lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ) Xây dựng và gửi các video tương tác nâng cao khả 12 năng diễn đạt rõ ràng 1 Xây dựng và gửi các video tương tác nâng cao khả
  9. 7 năng nghe và kể lại sự việc, kể lại chuyện. Xây dựng và gửi các video tương tác về 1 số quy 2 tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, ở trường mầm non. Xây dựng và gửi các video tương tác nâng cao khả 3 năng sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hàng ngày. Trả lời, đặt câu hỏi. 4 Tổng kết các tiêu chí *Kết quả đạt được: Từ việc lập kế hoạch tương tác qua các tháng, tôi đã xây dựng và gửi được các video tương tác một cách khoa học và chính xác để gửi tới trẻ trong lớp tôi, nhận được phản hồi tương tác rất tốt từ phía trẻ. Trẻ lớp tôi được phát triển đầy đủ về các mặt trong giao tiếp. 2. Biện pháp 2: Kết hợp với phụ huynh tạo môi trường giao tiếp cho trẻ. Do tình hình dịch bệnh trẻ không thể đến trường được vì vậy môi trường giao tiếp của trẻ chủ yếu là ở nhà. Vì vậy, đối tượng giao tiếp của trẻ chính là những người thân trong gia đình như ông, bà , bố , mẹ, anh chị em. Muốn trẻ giao tiếp tốt, cô cần phối hợp với phụ huynh tạo dựng một môi trường năng động, lành mạnh Để tạo dựng một môi trường năng động, lành mạnh, trước tiên phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ hơn. Phụ huynh cần truyền đạt thông điệp, lắng nghe tích cực phản hồi với trẻ nhằm đạt được mục đích giao tiếp nhất định. Khi trẻ có môi trường giao tiếp, trẻ sẽ phát huy được những điểm mạnh về ngôn ngữ, thể hiện được bản thân mình. Ngoài ra, khi tạo được môi trường giao tiếp cho trẻ, phụ huynh cũng có thể hạn chế đựơc những mặt còn yếu của trẻ. Phụ huynh cần quan tâm, để ý tới cảm xúc của trẻ nhiều hơn. Từ đó, khắc phục những nhược điểm, giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Đối với những trẻ có tính cách nhút nhát, bố mẹ cần động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân. Ngoài việc xây dựng môi trường giao tiếp trực tiếp, phụ huynh cũng cần tạo môi trường giao tiếp gián tiếp cho trẻ như điện thoại, zalo… để giúp trẻ dù
  10. 8 có ở gần hay xa bố mẹ trẻ cũng có thể trao đổi thông tin, thể hiện cảm xúc…với gia đình. Giáo viên cũng cần tạo môi trường giao tiếp cho trẻ thông qua các kênh liên lạc như zalo hoặc zoom để cho trẻ trong lớp cũng có thể giao tiếp và trao đổi thông tin, chia sẻ cảm xúc ..vv..với nhau, tạo mối liên kết hay nói cách khác là môi trường giao tiếp với các trẻ với nhau. (Hình ảnh 1: Cô và trẻ giao tiếp qua zoom) *Kết quả đạt được: Nhờ việc kết hợp với phụ huynh tạo môi trường giao tiếp lành mạnh cho trẻ, trẻ lớp tôi đã có một môi trường giao tiếp tốt, thể hiện được các kỹ năng giao tiếp của bản thân. 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh trò chuyện kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm. Nói chuyện với con hàng ngày có thể tạo sự kết hợp hài hòa giữa con và cha mẹ cũng giống như những thành viên khác trong gia đình. Thông qua buổi trò chuyện, mọi thành viên trong gia đình thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn để giúp các con phát triển khả năng hoạt ngôn, tư duy, khi con ở nhà, cha mẹ bận rộn không nói chuyện, tâm sự với con. Những đứa trẻ thường được cha mẹ quan tâm, hỏi về chuyện một ngày của trẻ con sẽ vui vẻ, hoạt bát hơn. Để thu hút sự chú ý của trẻ, trước tiên phụ huynh phải tìm hiểu mong muốn, sở thích của các bé và cùng bé đề ra những quy định chung thông qua các giờ buổi sáng, trưa, tối, ngày nghỉ. Phụ huynh cần tìm cách trò chuyện, hỏi han các con, và ba mẹ sẽ tự kể về những kỷ niệm vui buồn của bản thân mình để trẻ gần gũi. Từ đó tôi hướng dẫn cho ba mẹ dần dần gợi hỏi trẻ, kích thích trẻ kể về bản thân mình trước mọi người. Trẻ sẽ dần dần tự tin hơn trong giao tiếp. Khi trò chuyện cùng trẻ, phụ huynh sẽ đặt các câu hỏi mở khuyến khích trẻ trả lời như: Vì sao con thích chơi trò chơi này? Con có thích đi chơi xa không? Tận dụng các tình huống sẽ đặt câu hỏi cho trẻ là “Điều gì đã xảy ra với con?” Không phải đứa trẻ nào cũng hoạt ngôn từ bé và sẵn sàng chia sẻ khi được hỏi. Do đó, người lớn cần biết cách kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm
  11. 9 xúc, quan điểm của trẻ. Cách đơn giản là trò chuyện với trẻ nhiều hơn, sử dụng các câu hỏi mở, … Ví dụ: Khi ăn, có thể hỏi: “Các con thích món nào nhất?”Khi trẻ thấy được quan tâm, trẻ cũng sẽ thoải mái chia sẻ về mọi việc nhiều hơn. Không phải lúc nào người lớn cũng có thể tươi cười, nhưng sự không vui và buồn chán có thể lây sang trẻ.. Bởi trẻ luôn coi bố mẹ là tấm gương phản chiếu chính những cảm xúc của chúng. Nếu bố mẹ đang lo lắng, buồn sầu chắc chắn sẽ không thể thể hiện được những điều tốt đẹp. Chia sẻ với con nụ cười có thể đưa trẻ đến gần nhau hơn. Mỗi khi trẻ làm sai một cái gì đó, nếu tôi nở một nụ cười và trò chuyện giúp bé hiểu lỗi sai và khắc phục sẽ hiệu quả hơn khi trừng mắt và la mắng trẻ, trẻ sẽ không biết trẻ sai chỗ nào, mà còn làm trẻ sợ, không dám kể với người lớn tại sao như vậy. Vì vậy khi ở bên trẻ người lớn nên cố gắng tạo tâm lí vui vẻ để trẻ cảm thấy an toàn và vui. Khi đó chắc chắn trẻ sẽ tham gia hoạt động tích cực và nói ra nhu cầu của bản thân trẻ cùng người lớn. Đồng thời luôn tận dụng những kỷ niệm của trẻ để tạo ra cho trẻ ngày càng gần nhau hơn, quan tâm, hỏi han, chia sẻ vui buồn với bạn nhiều hơn. Chẳng hạn thông qua tổ chức ngày sinh nhật cho trẻ và người thân, trẻ rất vui, Trẻ ngày càng có kỹ năng chung vui, chúc mừng sinh nhật của bạn, chia sẻ niềm vui với bạn qua những tấm hình. Sau khi chụp xong sẽ mang lên trình chiếu lên smart tivi cho cả nhà, trẻ cùng xem lại kỷ niệm vừa trải qua. Hình ảnh 2: Ba mẹ trò chuyện với trẻ * Kết quả đạt được: Trẻ lớp tôi tự tin chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người, tự tin thể hiện bản thân. Phụ huynh dành nhiều thời gian hơn cho con, quan tâm hơn tới việc trò chuyện kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm. 4. Biện pháp 4: Giáo viên kết hợp với phụ huynh thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề cho trẻ Việc tạo ra các tình huống có vấn đề trong cuộc sống hằng ngày để trẻ phải động não, nói, giao tiếp và tương tác, giúp thúc đẩy quá trình phát triển kĩ năng
  12. 10 giao tiếp cho trẻ. Khi bắt buộc phải tham gia giải quyết các tình huống có vấn đề giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với ba mẹ và người thân. Các tình huống mà phụ huynh tạo ra đảm bảo tính đa dạng và được phân bố dải đều ở tất cả các hoạt động hằng ngày của trẻ ở nhà . Ở mỗi tình huống có vấn đề phụ huynh kết hợp giao nhiệm vụ cụ thể để yêu cầu trẻ giải quyết. Như vậy, trẻ thấy mình có vai trò quan trọng, trẻ sẽ thấy mình có trách nhiệm hơn, khi nhiệm vụ được hoàn thành trẻ sẽ thấy tự tin và thấy được vai trò của mình, lúc đó trẻ sẽ chia sẻ với những người xung quanh, trẻ có được sự trải nghiệm bằng chính sự nỗ lực của mình. Trong khi thực hiện nhiệm vụ trẻ sẽ có những thao tác nhất định và khi trình bày một vấn đề hay hoạt động vui chơi nào đó trẻ sẽ liên tưởng đến công việc mình đã từng làm và từ đó giúp trẻ hình thành những khái niệm do chính trẻ xây dựng được, trẻ sẽ tích cực giao tiếp hơn. Và khi ở nhà bố mẹ cũng kết hợp giúp trẻ tự tin hơn. Biện pháp đưa ra là bố mẹ thường xuyên gọi các bé giúp bố mẹ một số việc nhỏ. Đồng thời cũng như giao cho bé phối hợp cùng 1 người thân để hoàn thành một nhiệm vụ bố mẹ giao cho. Chẳng hạn như cùng bố mẹ chia bát thìa, cùng bố mẹ lấy nệm, gối giờ ngủ. Khi trẻ hoàn thành tốt với thái độ hợp tác bố mẹ tăng dần số lần giao nhiệm vụ trong ngày lên cho trẻ thấy mình rất quan trọng và làm giúp bố mẹ rất nhiều việc. Từ đó trẻ thấy tự tin và mạnh dạn giao tiếp với bố mẹ hơn Hoặc đối với các phim hoạt hình trẻ đã quen, có hứng thú. bố mẹ hỏi trẻ về các nhân vật trong phim ( phim Heo pegpa, Tom và jerry, Doreamon,..): “Con thích nhân vật nào trong phim Heo pegpa?”; “Doreamon có những điều thần kỳ gì?,… Có thể cho trẻ xem một đoạn phim ngắn và mời 2 trẻ thể hiện về 2 nhân vật trong phim hoạt hình. Điều đó giúp trẻ giao tiếp với phụ huynh nhiều hơn. Phụ huynh kể chuyện hoặc dạy cho trẻ các bài thơ xong, bố mẹ đã đặt các câu hỏi mở cho trẻ. Ví dụ phụ huynh kể cho trẻ truyện cáo thỏ và gà trống, phụ huynh đặt các câu hỏi sau như: Nếu là con, con có cho cáo vào ở nhà của mình không? Nếu cáo đuổi đi thì con sẽ làm như thế nào? Phụ huynh sẽ ngồi thảo
  13. 11 luận với trẻ, trẻ nói lên ý kiến của mình. Nếu trẻ chưa trả lời được, phụ huynh sẽ trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp. Hình ảnh 3: Ba mẹ tạo tình huống cho trẻ * Kết quả đạt được: Trẻ lớp tôi tự tin xử lý được các tình huống trong giao tiếp, tự tin trong các hoạt động, trẻ biết phối hợp cùng người khác giải quyết các nhiệm vụ được giao. 5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ về các chuẩn mực trong giao tiếp. Ba mẹ trong mắt trẻ luôn cần là thần tượng trong mắt con từ việc làm, hành vi của ba mẹ tác động trực tiếp trong nhận thức của trẻ. Trẻ bắt chước trong từng lời nói, hành động, nên nói và làm ba mẹ phải hết sức chú ý để tránh làm gương xấu cho trẻ. Tất cả những gì trẻ thấy sẽ được tái hiện lại qua lời nói cũng như hành động. Việc làm tốt cũng như gương sáng của ba mẹ sẽ để lại dấu ấn đầu tiên trên đường đời. Không chỉ đối với trẻ mà còn thể hiện qua giao tiếp với mọi người thì tác phong và lời nói, cử chỉ của ba mẹ cũng làm trẻ bắt chước. Ví dụ: ba mẹ yêu thương, chăm sóc trẻ tốt, nói lời dịu dàng thì trẻ củng sẽ học và tái hiện lại hành động yêu thương, chăm sóc đối với người thân của trẻ. Ngược lại, nếu ba mẹ ngôn phong không chuẩn, những thái độ, hành vi nóng nảy, lời nói bất nhã trong giao tiếp với những người xung quanh, thì trẻ củng sẽ bắt chước học và áp dụng những lời nói tiêu cực ấy. Do đó gương sáng của ba mẹ ảnh hưởng không nhỏ trong việc hình thành thói quen ở trẻ, nên mỗi ba mẹ cần quan tâm đến việc rèn luyện bản thân để nêu gương sáng cho trẻ. Hình ảnh 4: ba mẹ là tấm gương cho trẻ IV. Kết quả đạt được. Sau một năm nghiên cứu đề tài kết quả đạt được như sau * Đối với phụ huynh:
  14. 12 Là người hướng dẫn phụ huynh khi áp dụng biện pháp vào kế hoạch phụ huynh cảm thấy kết quả của trẻ thay đổi rõ rệt tốt hơn. Tình cảm gắn bó với con tốt hơn, trẻ nhạn dạn tự tin hơn trong giao tiếp * Đối với trẻ: Trẻ đã mạnh dạn tự tin hơn khi trò chuyện, tự tin đứng trước nhiều người biểu diễn văn nghệ, đã biết chú ý lắng nghe người khác nói và biết chờ đến lượt mình nói khi trò chuyện, biết quan tâm, hỏi han một cách thân mật với các bạn và đã có thêm vốn từ, hiểu và biết cách trả lời câu hỏi của cô. Bớt trầm tính, ít giao tiếp với bạn, các bé đã dễ dàng bắt chuyện với nhau tạo sự gần gũi. - Tính mới, tính sáng tạo Cái mới của sáng kiến tôi đưa ra đưa giáo dục trẻ một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ khi ở nhà. Kết hợp với việc phối hợp phụ huynh luôn có ý thức từ việc giáo dục con khi ở nhà cần được quan tâm là điều quan trọng. Vì khi trẻ đã thực hiện có ý thức ở trường nhưng khi về nhà trẻ lại tự do không có ai kiểm soát sẽ trở nên mất ý thức tự giác về khả năng giao tiếp, nên tôi đặt vấn đề này rất quan trọng. Làm gương cho trẻ noi theo cung là yếu tố quan trọng không kém. - Khả năng áp dụng thử nhân rộng Các giải pháp đã nêu ở trên tôi đã giúp đỡ phụ huynh thực hiện tại trẻ do tôi phụ trách đã đạt hiệu quả cao. Các biện pháp đề thực hiện được trên trẻ tại nhà thực hiện trên trẻ tại các lớp trong trường và các trường mầm non khác và đạt hiệu quả cao. Qua thời gian tôi nghiên cứu, thực hiện và áp dụng trên lớp của mình tôi thấy hiệu quả rõ rệt. Sau thời gian thực hiện biện pháp này tôi thấy khả năng giao tiếp của trẻ tự kỹ đã tự tin và có nhiều vốn từ giao tiếp tốt với bố mẹ và người thân trong gia đình. Phụ huynh thấy tin tưởng hơn về cách giáo dục cho trẻ. * Hiệu quả của sáng kiến: Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong khi ở nhà”. Với các biện pháp này tôi đã áp dụng tại lớp Mẫu giáo nhỡ B1 của trường Mầm non A Ngũ
  15. 13 Hiệp và đã đạt được những kết quả tối ưu nhất. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được Ban giám hiệu ghi nhận và đồng nghiệp trong trường cũng đã chia sẻ tại lớp học và tại khối của mình. Tôi đã áp dụng và đạt kết quả cụ thể trên trẻ như sau: Bảng so sánh kết quả đầu năm và cuối năm về kĩ năng giao tiếp của trẻ lớp Mẫu giáo nhỡ B1. Đầu năm Cuối năm TT Nội dung Đạt Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ 1 Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp 24/42 57,1% 38/42 90,4% Trẻ có kỹ năng giao tiếp với mọi 2 18/42 42,8% 39/42 92,8% người đúng cách 3 Trẻ có thái độ lễ phép khi giao tiếp 30/42 71,4% 42/42 100% 4 Trẻ lạc quan và vui vẻ hơn 30/42 71,4% 42/42 100% 5 Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động 25/42 59,% 40/42 95,2%
  16. 14 C. KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung Qua một năm học áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi khi ở nhà tôi đã thu được một số kết quả như sau: *Đối với cô: - Cô tạo ra nhiều video tương tác với phụ huynh rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ. - Cô linh hoạt, sáng tạo hơn trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ. - Cô tích lũy thêm nhiều kiến thức, tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong chăm sóc, giáo dục trẻ. *Đối với trẻ: - Trẻ lớp tôi rất tiến bộ, mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, hoà đồng cùng mọi người xung quanh, -Trẻ ngoan, lễ phép với mọi người, đoàn kết giúp đỡ mọi người, tự tin thích thú khi tham gia hoạt động và giao tiếp với mọi người xung quanh. -Trẻ biết xin lỗi nhận lỗi và biết cảm ơn. Chào hỏi người lớn tuổi hơn. Khi người khác nói không cướp lời và nói leo. Khi chưa được sự đồng ý của người khác không được tự tiện lấy đồ của họ. 2. Bài học kinh nghiệm. Qua một thời gian thử nghiệm, thực hiện đề tài này, tôi đã rút ra một số kết luận và bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau: - Cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho chính bản thân mình. - Tạo môi trường tâm lý thoải mái cho trẻ khi chơi, chuẩn bị đầy đủ, phóng phú các đồ dùng, đồ chơi. Hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ đọc thơ, kể chuyện. - Phối kết hợp với phụ huynh trò chuyện, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ và tái tạo phong phú ra các đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở.
  17. 15 3. Khuyến nghị. - Đối với các cấp lãnh đạo: Quan tâm hơn nữa đối với đội ngũ giáo viên mầm non mới ra trường, còn yếu tay nghề ảnh hưởng đến việc dạy học, chưa yên tâm công tác. Bổ sung kịp thời trang thiết bị và đồ chơi còn thiếu, nâng cấp kịp thời những phòng học đã xuống cấp. - Phòng giáo dục và nhà trường tạo điều kiện cho các cô tham gia nhiều buổi tập huấn về kĩ năng sống cho trẻ. Trên đây là một số biện pháp của tôi đã triển khai thực hiện. Tôi đã áp dụng thành công ở lớp B1 trường Mầm non A xã Ngũ Hiệp và thu được kết quả rất tốt. Rất mong nhận được sự góp ý, ý kiến của các cấp lânh đạo, chị em đồng nghiệp để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn trong năm học tiếp theo. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tôi xin cam đoan bản SKKN trên là của tôi không sao chép của người khác Người viết Hoàng Thị Kim Dung
  18. 16 ẢNH MINH CHỨNG TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Hình ảnh 1: Cô và trẻ giao tiếp qua zoom
  19. 17 Hình ảnh 2: Ba mẹ trò chuyện với trẻ
  20. 18 Hình ảnh 3: Ba mẹ tạo tình huống cho trẻ. Hình ảnh 4: Ba mẹ là tấm gương cho trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2