intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3" được hoàn thành với các biện pháp như: Nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ; Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động phong phú khoa học; Giáo viên phải có cho trẻ thực hiện hàng ngày ở các hoạt động trong ngày đối với những phương pháp tổ chức các hoạt động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3

  1. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3 I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3” II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG: 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang nền tảng rất quan trọng đối với việc giáo dục sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non nớt, rất trong sáng và dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu bên ngoài. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu như không biết uốn nắn trẻ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau này. Chính vì vậy người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen kỹ năng tự phục vụ ngay từ nhỏ. Kĩ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Dạy cho trẻ biết những kĩ năng tự phục vụ giúp trẻ ý thức được bản thân, đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống, trẻ sống có trách nhiệm hơn với chính mình, dạy trẻ biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày. Chính những việc làm của người lớn thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại. Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 3 - 4 tuổi, cần phải biết rèn kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ việc nhỏ nhất như: tự xúc cơm, tự vệ sinh cá nhân, tự đi giày, dép... Nhưng trong thực tế hiện nay, cha mẹ nào cũng luôn mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình từ miếng ăn cho đến giấc ngủ, bao bọc con mình quá kĩ, khiến bé không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả năng tự phục vụ thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động. Vào đầu năm học 2021-2022 tôi nhận thấy trẻ lớp tôi chưa biết cất đồ dùng cá nhân, mang giày dép, tự xúc cơm ăn, rửa tay bằng xà phòng, chải răng sau bữa ăn…Do đó, việc rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết. Vì thế tôi tự đặt ra vấn đề làm thế nào để giáo dục trẻ kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi tôi luôn đặt ra. Vì những lý do nêu trên mà tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3” 2. Mô tả nội dung: Như chúng ta đã biết, tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Tự phục vụ là chìa khóa của sự sống còn sự phát triển, sự thành công của con người. Kỹ năng tự phục vụ của trẻ là làm những công việc vừa sức cho bản thân trẻ. Từ đó, giúp trẻ hình thành tác phong nhanh nhẹn và ý thức tự giác biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân tăng cường tính độc lập. Trẻ tự tin vào bản thân khi thành công trong công việc tự phục vụ bản thân. Mặt khác trẻ hiểu được sự chăm sóc của cha mẹ nhiều hơn. Qua đó hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Nên việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3- 4 tuổi, không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên mầm non mà gia đình cần chung tay góp sức để vun đắp cho trẻ có những kỹ năng tốt tự phục vụ góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách cho trẻ sau này. GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 1/10
  2. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3 Cùng với việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tôi càng thấy rõ rèn luyện kỹ năng tự phục vụ có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện trẻ. Do đó, tổ chức tốt hoạt động này tôi phải đạt các tiêu chí như: - Nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ. - Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động phong phú khoa học. - Giáo viên phải có cho trẻ thực hiện hàng ngày ở các hoạt động trong ngày đối với những phương pháp tổ chức các hoạt động. - Chính vì vậy, đòi hỏi người lớn phải có vốn hiểu biết phong phú, có kỹ năng làm việc khoa học, đặc biệt đòi hỏi người giáo viên phải yêu thương, thân thiện với trẻ để giáo dục trẻ đến nơi, đến chốn. Đồng thời, đổi mới phương pháp giáo dục để trẻ dễ dàng lĩnh hội những kỹ năng lao động tự phục vụ ở mọi lúc mọi nơi. 2.1 Khảo sát: Kết quả khảo sát đầu năm về một số kỹ tự phục vụ của lớp tôi như sau: Nội dung STT Tổng số trẻ Đạt Chưa đạt khảo sát Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân 22 14 63.64% 8 36.36% 2 Trẻ biết mang giày dép 22 15 68.18% 7 31.82% 3 Trẻ biết tự xúc cơm và thức ăn 22 15 68.18% 7 31.82% Trẻ biết rửa tay với xà phòng khi tay 4 22 14 63.64% 8 36.36% bẩn 5 Trẻ biết tự chải răng sau khi ăn 22 10 45.45% 12 54.55% Trẻ biết dọn dẹp chén muỗng và sắp 6 22 17 77.27% 5 22.73% xếp sau khi ăn 7 Trẻ biết xếp gối sau khi ngủ dậy 22 12 54.55% 10 45.45% Trẻ biết đeo khẩu trang khi đến nơi 8 22 15 68.18% 7 31.82% đông người Trẻ biết vệ sinh thân thể và bảo vệ các 9 22 10 45.45% 12 54.55% giác quan 2.2 Nguyên nhân thực trạng: Qua kết quả khảo sát thực trạng của lớp giúp tôi thấy rõ các kỹ năng và khả năng tự phục vụ của trẻ. Từ đó, tôi càng mạnh dạn hơn để chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm non 3”. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 2/10
  3. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3 Thuận lợi: Lớp luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo của địa phương và bạn bè đồng nghiệp về chăm sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cũng như các phương tiện dạy học. Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ hàng ngày nhằm phát triển tốt về phát triển toàn diện về tính cách, nhân cách, hành vi cá nhân cho trẻ. Đa số trẻ đã học qua lớp nhà trẻ nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. 100% trẻ đều học đúng độ tuổi nên việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ rất dễ dàng. Khó khăn: Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân tôi còn gặp không ít khó khăn: Do ảnh hưởng dịch covid các bé đến lớp không đều nên việc rèn một số kỹ năng còn hạn chế. Cơ sở vật chất nhà trường còn khó khăn do lớp ở điểm lẻ mượn phòng của trường tiểu học. Một số bậc phụ huynh nuông chiều trẻ, làm thay trẻ nên trẻ chưa có những kỹ năng tự phục vụ cần thiết phù hợp với độ tuổi. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn chưa cao. Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn khi thực hiện các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân. 2.3 Đề ra giải pháp: Để đạt kết quả cao trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi, tôi đề ra một số giải pháp sau: Lập kế hoạch thực hiện rèn trẻ các kỹ năng tự phục vụ. Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động trong ngày. Kiểm tra, đánh giá, động viên khen ngợi. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để rèn kỹ năng tự phục cho trẻ. 2.4 Những nội dung cần đạt: Một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi giúp trẻ tự phục vụ như cất đồ dùng cá nhân, mang giày dép, cầm muỗng xúc thức ăn và cơm, rửa tay bằng xà phòng, chải răng sau bữa ăn, dẹp chén muỗng sau khi ăn, xếp gối sau khi ngủ dậy. Tôi mong muốn cuối năm học kỹ năng tự phục vụ của trẻ đạt được: + Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đạt 90% trở lên + Trẻ biết tự mang giày dép đạt 100% + Trẻ biết tự xúc cơm và thức ăn đạt 100% + Trẻ biết rửa tay với xà phòng khi tay bẩn đạt 100% + Trẻ biết tự chải răng sau khi ăn đạt 85-90% GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 3/10
  4. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3 + Trẻ biết dọn dẹp chén muỗng và sắp xếp bà ghế sau khi ăn đạt 100% + Trẻ biết xếp gối sau khi ngủ dậy đạt 90% trở lên + Trẻ biết đeo khẩu trang khi đến nơi đông người 95% trở lên + Trẻ biết vệ sinh thân thể và bảo vệ các giác quan đạt 85-90% Bên cạnh đó, tôi mong muốn sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ giúp được các bạn đồng nghiệp, không những trong khối mà còn ở các khối lớp khác trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đạt hiệu quả hơn. Phụ huynh học sinh hiểu biết thêm về các giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ từ đó phối hợp, hỗ trợ giáo viên rèn cho trẻ. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN “SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM” 1. Nghiên cứu tài liệu để nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi. Hàng năm vẫn có những thay đổi về hình thức cũng như về phương pháp tổ chức các hoạt động với những phương pháp dạy cũ cũng không sai nhưng với chương trình giáo dục mầm non hiện nay đã có thay đổi rất nhiều về hình thức tổ chức hoạt động, yêu cầu mỗi giáo viên phải tự tìm tòi bồi dưỡng chuyên môn, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, sáng tạo trong thực hiện các hoạt động để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao các kỹ năng cho trẻ trong hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ ngày càng tốt hơn. Tôi đã nghiên cứu vận dụng những kiến thức trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay vào dảng dạy như sau: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non. Một số kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non Một Số kỹ năng vệ sinh các nhân cho trẻ 3-4 tuổi, từ việc nắm vững phương pháp để tiến hành xây dựng cụ thể cách tiến hành hoạt động vừa sức, phù hợp, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ. Đặc biệt quan tâm đến hoạt động tự phục vụ bản thân của trẻ như vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, biết uống nước đúng cách, đúng thời điểm. Để việc giáo dục tính tự lập cho trẻ có hiệu quả tôi cũng cần đảm bảo theo các nguyên tắc: + Lấy trẻ làm trung tâm. + Để trẻ tự làm, không làm hộ trẻ + Khuyến khích động viên trẻ bằng những lời khen , động viên. + Người lớn chỉ can thiệp, giúp đỡ trẻ khi thực sự cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi sảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng tự lập sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều tốt lành cho chính mình cũng như cho xã hội. 2. Nắm vững kiến thức trọng tâm về kỹ năng sống: kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động vệ sinh cá nhân hàng ngày. Thời gian các bé nghỉ dịch ở nhà là khá dài nhưng khi bé được vào lớp là tôi thực hiện ngay. a. Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ. GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 4/10
  5. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3 Thói quen vệ sinh cần rèn luyện. Ngoài những thói quen vệ sinh ở lớp, giáo viên cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen vệ sinh sau: Trẻ tự rửa mặt, rửa tay: trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, chải đầu, đánh răng. Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không khạt nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch.. Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Biết gấp cất trải nệm, gối. Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa. Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh. Các kỹ năng cần rèn cho trẻ. Trẻ phải thành thạo các kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân. Biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn. Biết dùng tay - khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi… b. Giáo viên cần nắm được các trình tự sau đây để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Cô giáo hướng dẫn cho trẻ được nội dung yêu cầu thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân. Các cháu mẫu giáo bé tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu được những kiến thức thông thường vì vậy cô cần phải hướng dẫn cho các cháu biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dể hiểu. Chuẩn bị lời hướng dẫn và động tác mẫu. Các cháu có thể làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân vì vậy đối với những việc có thể làm mẫu được cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm thành thạo động tác mẫu, vừa làm vừa giải thích. Cô có thể tập trước cho một cháu để cháu đó làm mẫu cho các cháu khác làm theo. c) Giáo viên tổ chức một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ qua hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ: Vệ sinh môi trường nề nếp của lớp: Các cháu ở tường mầm non thời gian rất dài, nếu cô sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ mọi sinh hoạt của lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm. Tất cả những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ. Nếu hàng ngày cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc đó. Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt cho trẻ. Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh: Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần phải tự rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. 3. Lồng ghép một số bài thơ khi dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ: Để trẻ dễ nhớ, dễ thực hiện thì khi dậy trẻ kỹ năng nào tôi sẽ dạy trẻ một bài thơ. Trẻ sẽ đọc thơ và làm theo.Như vậy trẻ sẽ sẽ rất hứng thứ vì trẻ vừa đọc thơ và vừa được diễn lại. GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 5/10
  6. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3 Hay khi dạy kỹ năng rửa tay có rất nhiều kỹ năng khó và các bước. Trẻ rất khó nhớ. Thậm chí khi thực hiện trẻ sẽ sợ và làm không đứng yêu cầu kỹ năng cần đặt ra. Vì vậy, để cho trẻ nhớ tôi sẽ vừa cho trẻ đọc bài thơ “ Rửa tay” và trẻ thực hiện. Và khi dậy kỹ năng lau mặt tôi cho trẻ đọc bài thơ “ Bé tập rửa mặt” Tiếp khi dạy đến kỹ năng xử lý khi ho tôi cũng tự sáng tác bài thơ “Cô dạy bé” để cho trẻ dễ nhớ. Nhờ có việc dậy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các bài thơ nên trẻ rất nhớ, và thực hiện khá tốt các kỹ năng được học. Bên cạnh đó cần phải tuyên truyền, phối hợp phụ huynh học sinh dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ Muốn trẻ hình thành được các kỹ năng tự phục vụ tốt thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo, yêu cầu biện pháp giáo dục kỹ năng phục vụ cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ. 4. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không phải là chuyện một sớm một chiều mà là cả một quá trình. Mặt khác, nuôi dạy con luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh nhất là trong thời buổi hiện nay, làm thế nào để trẻ có những kỹ năng tự phục vụ tốt nhất thì nhiều phụ huynh còn lúng túng trong vấn đề này. Chính vì vậy tôi tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để họ hiểu tầm quan trọng của kỹ năng tự phục vụ, những kiến thức cần dạy trẻ, phương pháp dạy trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu một cách thoải mái tự nhiên. Cụ thể: Thông qua giờ đón- trả trẻ, tôi đã trao đổi trực tiếp với phụ huynh về các vấn đề của con ở lớp, những việc con đã làm được cũng như chưa làm được để cùng phụ huynh có biện pháp giúp đỡ con. Ví dụ: Trong tháng 2 tôi dạy trẻ kỹ năng tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, mục đích là giúp trẻ biết tự cất dép, cặp đúng nơi quy định và gọn gàng. Vì vậy phụ huynh các bé Đăng Duy, Gia Phúc, Tuệ Nhi, Ngọc Giào, Chí Nhân đưa bé đến lớp, tôi kết hợp với phụ huynh sẽ để Đăng Duy, Gia Phúc, Tuệ Nhi, Ngọc Giào, Chí Nhân tự cất dép, cất cặp, phụ huynh không làm giúp, làm hộ con. Thông bảng tuyên truyền với phụ huynh: Theo từng chủ đề tôi có in các thông tin chi tiết nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mà cô đang dạy trẻ ở trên lớp. Ví dụ: Trong chủ đề “ Động Vật”, tôi lồng ghép giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng theo các bước qua nội dung lồng ghép các bước rửa tay bằng xà phòng và hình ảnh minh họa rửa tay bằng xà phòng theo các bước. Thông qua zalo của lớp: Tôi chia sẻ các hình ảnh trẻ tham gia vào việc tổ chức bữa ăn trưa tại lớp để phụ huynh xem và tiếp tục phối kết hợp với giáo viên rèn kỹ năng cho trẻ biết mời ba mẹ cùng ăn cơm, tự cầm muỗng xúc cơm ăn, ăn gọn gàng, cất chén sau khi ăn... Ví dụ: Cát Tường chưa có kỹ năng tự cầm muỗng xúc cơm ăn, rửa tay đúng cách… Tôi sẽ ghi lại những hình ảnh trẻ từ thực hiện chưa được đến đã thực hiện tốt và gởi lên zalo của mẹ để ba, mẹ bé Cát Tường xem và ghi nhận. Từ đó ba, mẹ luôn tin tưởng và phối hợp rất tốt với giáo viên trong các hoạt động. GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 6/10
  7. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3 Thông qua các buổi họp phụ huynh trực tuyến, tôi cũng đã chủ động lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đến các bậc phụ huynh, trao đổi và thống nhất với phụ huynh về những nội dung rèn kỹ năng kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Không nên nuông chìu trẻ mà phải tin tưởng vào khả năng làm được việc của trẻ, dạy trẻ bằng tình thương và nghiệp vụ của các cô. Để rèn kĩ năng tự phục vụ đạt hiệu quả thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và gia đình. Ngoài việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình trẻ ở lớp, nắm bắt thông tin về trẻ khi ở nhà tôi cũng đã tìm hiểu và sưu tầm được một số bài truyên truyền phù hợp với nội dung rèn tính tự phục vụ cho trẻ và trao đổi với phụ huynh qua nhóm zalo của lớp. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Được phân công dạy lớp 3- 4 tuổi trong năm học 2021-2022, phương pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lúc đầu năm của tôi chưa linh hoạt, sáng tạo. Từ khi áp dụng các giải pháp trên tôi đã chủ động, tự tin, linh hoạt và không ngừng học hỏi tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp giúp tôi đạt được kết quả khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường mầm non 3” trong suốt một năm như sau: Bản thân tôi đã nắm vững được những kiến thức trọng tâm, phương pháp khi rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Cũng như chủ động, tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Trẻ có ý thức tự giác, chủ động tự phục vụ bản thân như lấy đúng đồ dùng cá nhân, chải răng sau bữa ăn, rửa tay bằng xà phòng, mang giày dép đúng, cất gối sau khi ngủ dậy, biết cách cầm ca uống nước, tự cầm muỗng xúc thức ăn và cơm và cất chén muỗng sau khi ăn. Phụ huynh phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng tuyên truyền, zalo của ở lớp hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên và nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Phụ huynh cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những hình ảnh, video về các tình huống hàng ngày xảy ra với trẻ để giáo viên thông qua đó rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Kết quả cuối năm học như sau: Đầu Tỷ lệ Tỷ lệ Nội dung khảo sát Cuối năm So với đầu năm năm (%) (%) Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân 14/22 63.64% 21/22 95,45% Tăng 7 = 31.81% Trẻ biết mang giày dép 15/22 68.18% 22/22 100% Tăng 7 = 31.82% Trẻ biết tự múc thức ăn và cơm 15/22 68.18% 22/22 100% Tăng 7 = 31.82% Trẻ biết rửa tay với xà phòng 14/22 63.64% 22/22 100% Tăng 8 = 31.82% GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 7/10
  8. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3 Trẻ biết chải răng sau bữa ăn 10/22 45.45% 20/22 90.91% Tăng 10 = 45.46% Trẻ biết dẹp chén muỗng sau Tăng 5 = 31.82% 17/22 77.27% 22/22 100% khi ăn Trẻ biết xếp gối sau khi ngủ dậy 12/22 54.55% 20/22 90.91% Tăng 8 = 45.46% Trẻ biết đeo khẩu trang khi đến 15/22 68.18% 21/22 95,45% Tăng 6= 31.81% nơi đông người Trẻ biết vệ sinh thân thể và bảo 10/22 45.45% 20/22 90.91% Tăng 10 = 45.46% vệ các giác quan Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy đa số trẻ đã thực hiện được kỹ năng tự phục vụ số trẻ ở mức trung bình giảm xuống đáng kể. Vì vậy, có thể kết luận rằng nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các giải pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ sẽ được nâng lên rõ rệt. V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG: Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tôi đã thực hiện cho trẻ lớp mình đã được Ban giám hiệu theo dõi, kiểm tra kết quả trên trẻ và được đánh giá đạt kết quả tốt. Đồng thời được Ban giám hiệu nhân rộng cho giáo viên trong khối cùng thực hiện. lớp hoạt động tích cực hứng thú và qua đó trao đổi những kinh nghiệm của mình đến với các bạn trong khối Mầm có cô Hân, cô Mỹ trong các bạn đồng nghiệp trong nhà trường cũng như trường bạn Trường Mầm Non 9 và đã được thực hiện đạt kết quả rất khả quan trên 90%. VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1. Kết luận: Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lứa tuổi mầm non là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Trẻ có ý thức tự giác, chủ động và có khả năng tự phục vụ cho bản thân trong các hoạt động ở trường, ở gia đình và ở mọi lúc mọi nơi. Để giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ, trước hết giáo viên phải có trình độ, năng lực, luôn đầu tư học hỏi kinh nghiệm, không ngừng phát huy tính sáng tạo, tính linh hoạt trong các hoạt động dạy học. Thường xuyên rèn kỹ năng cho trẻ hàng ngày. Giáo viên biết sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo, lồng ghép các kỹ năng tự phục vụ vào các hoạt động một cách hợp lý. Hướng dẫn cách thực hiện các kỹ năng tự phục vụ một cách tự nhiên, lôi cuốn, thu hút sự chú ý của trẻ thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi. Đồ dùng đồ chơi trẻ hoạt động phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, sinh động, màu sắc đẹp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Giáo viên phải luôn nghiên cứu tài liệu, chuyên đề và tham khảo các bạn đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua thông tin đại chúng. GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 8/10
  9. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3 Kết hợp giữa gia đình và nhà trường thống nhất nội dung, biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đạt kết quả cao nhất. 2. Kiến nghị: Với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất như phòng học đủ diện tích theo Điều lệ để cho giáo viên tổ chức hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong môi trường tốt nhất. Phòng giáo dục tổ chức chuyên đề rèn kỹ năng sống để giáo viên được đi học hỏi trao đổi kinh nghiệm ở các trường mầm non. Trên đây là một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi được rút ra trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt. Rất mong được sự đóng góp, chia sẽ của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Phường 3, ngày 30 tháng 05 năm 2022 Người viết Trần Thị Lệ Quyên NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG CM CẤP TRƯỜNG Đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường mầm non 3” ở lớp Mầm 2 Của Bà: Trần Thị Lệ Quyên SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng chuyên môn của nhà trường: Mầm Non 3 đánh giá vào ngày ....../....../20..... Đạt ………điểm; Xếp loại:…….. TM. Hội đồng chuyên môn Trường HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 9/10
  10. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường Mầm Non 3 SKKN: ““Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại lớp mầm 2 trường mầm non 3” ở lớp Mầm 2 Của: Trần Thị Lệ Quyên đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long :…………. đánh giá vào ngày..…/…../20….. Đạt ………điểm; Xếp loại:……….. TM. Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG GV: Trần Thị Lệ Quyên - Trường Mầm non 3 10/10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2