Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5-6 tuổi khu Thanh Vinh trường mầm non Thanh Tân
lượt xem 8
download
Để bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi cho lớp mình ,tạo nhiều đồ dùng để trẻ có đồ dùng trực quan phong phú khi học ,ngoài ra còn trang trí bổ sung vào các góc cho lớp. Nên tác giả chọn một số biện pháp sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5-6 tuổi khu Thanh Vinh trường mầm non Thanh Tân để nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5-6 tuổi khu Thanh Vinh trường mầm non Thanh Tân
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯU TẦM VÀ SÁNG TẠO ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CHO TRẺ 5-6 TUỔI KHU THANH VINH TRƯỜNG MẦM NON THANH TÂN Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thanh Tân SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA, NĂM 2022
- MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................... 2 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .......................................... 2 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm................................................................ 2 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...........................3 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..................................................... 5 2.3.1. Lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi..................................................................... 5 2.3. 2. Sưu tầm nguyên vật liệu mở................................................................................ 6 2.3.3: Tổ chức thực hiện................................................................................................ 8 + Ngoài ra ta còn có thể làm chậu trồng hoa bằng rất nhiều thứ như: quả dừa, ống tre, lon sữa…............................................................................................................... 10 2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi cùng với trẻ và phụ huynh học sinh ..................................................................................... 11 2.3.5: Tuyên truyền và phối kết hợp cùng phụ huynh học sinh.................................... 12 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.................................................................... 13 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ......................................................................................... 15 3.1. Kết luận................................................................................................................ 15 3.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 15 DANH MỤC.................................................................... 1
- 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, trẻ em là một thực thể đang dần được hoàn thiện và trường mầm non chính là chiếc nôi để giúp các em làm được điều đó. Với mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ, trường mầm non đã và đang hết sức đầu tư về mọi mặt cũng như phương tiện giáo dục. Ở trường mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi giữ một vai trò quan trọng, là phương tiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi. Để phù hợp với đặc điểm “Học mà chơi, chơi mà học” của trẻ thì đồ chơi là phương tiện không thể thiếu. Đồ chơi là một người bạn trong các trò chơi của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng để vui chơi, là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm dễ dàng…giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật khác nhau, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người, còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội và dần dần biết gia nhập vào những mối quan hệ đó. Đồ chơi còn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mỹ rất quan trọng. Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, nhất là đồ chơi ngoại đủ loại hình dạng và màu sắc: các loại xe cơ giới, siêu nhân, đồ chơi điện tử…Tuy nhiên, xét về phương diện giáo dục thì nhiều đồ chơi không phù hợp với trẻ, không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Nhu cầu về đồ chơi rất lớn và vai trò của đồ chơi là đặc biệt hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non, thế nhưng với thời buổi kinh tế thị trường hiện nay ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa thì đồ chơi lại là một thứ xa xỉ đối với mỗi đứa trẻ và làm ảnh hưởng đến sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở đó. Hơn nữa đồ chơi do trẻ tự làm ra trẻ sẽ thích và yêu quý và có ý thức giữ gìn, bảo vệ hơn. Song trong thực tế, kiến thức mà giáo viên cần cung cấp cho trẻ là hết sức rộng lớn, để trẻ có thể dể tiếp thu kiến thức hơn cần có rất nhiều đồ chơi cho trẻ tiếp xúc, áp dụng. Tuy nhiên ở lớp tôi, do đặc điểm lớp đông nên việc cung cấp đủ đồ chơi cho các cháu là hết sức khó khăn. Hơn nữa địa điểm của trường nằm trong thôn khó khăn, các cháu chưa được quan tâm đồ chơi ở nhà của các cháu còn rất ít và hầu như là không có. Và vấn đề rác thải đang là một vấn đề hết sức nhức nhối của xã hội.
- 2 Từ thực trạng nan giải đó tôi luôn băn khoăn lo lắng về nhu cầu của trẻ và để cải tiến làm phong phú phương tiện dạy học tôi luôn cố gắng tìm tòi, sưu tầm, sáng tạo nhằm giúp giáo viên có nguồn phương tiện đa dạng hơn, giúp các em có thêm nhiều đồ chơi và phần nào góp phần bảo vệ môi trường. Từ lý do đó tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài:“Một số biện pháp sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5-6 tuổi khu Thanh Vinh trường mầm non Thanh Tân” 1.2. Mục đích nghiên cứu Để bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi cho lớp mình ,tạo nhiều đồ dùng để trẻ có đồ dùng trực quan phong phú khi học ,ngoài ra còn trang trí bổ sung vào các góc cho lớp.Nên tôi chọn một số biện pháp sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5-6 tuổi khu Thanh Vinh trường mầm non Thanh Tân để nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp Sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5-6 tuổi khu Thanh Vinh trường mầm non Thanh Tân. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế,thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê xử lý số liệu . 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm “Những năm gần đây giáo dục mầm non được xác định là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước, bởi trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước.”[1] Vì vậy nghiên cứu sự phát triển của giáo dục mầm non chính là đổi mới những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khảo sát về thực trạng của giáo dục mầm non trong những năm gần đây vẫn còn nhiều bất cập về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn thiếu và lạc hậu, trang thiết bị chưa phù hợp với việc đổi mới giáo dục bậc học mầm non.…Đặc biệt, đồ chơi cho trẻ mầm non vừa thiếu vừa không đáp ứng được những tiêu chí của đồ chơi cho trẻ mầm non. Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo Như Thanh, trường Mầm non Thanh Tân tiếp tục thực hiện công tác đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ mầm non để trẻ được phát triển toàn diện. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, tự học hỏi bồi dưỡng bản thân để luôn đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động. Mỗi bậc phụ huynh cần luôn
- 3 quan tâm chăm sóc con em mình ở mọi lúc mọi nơi, nhất là mỗi giáo viên cần tạo cho trẻ những cơ hội tốt nhất để trẻ tham gia các hoạt động; phát triển ngôn ngữ, phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng và tư duy cho trẻ. “Với đối tượng trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan bằng hình tượng, nên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng.”[2] Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi này rất thích tự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống, qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết nhiều hơn. Nếu trong một tiết học, cô không sử dụng đồ dùng trực quan thì sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất lượng dạy và học không cao. Đồ dùng trực quan là một minh họa sinh động để giúp trẻ chú ý và tiếp thu một cách nhanh chóng nội dung vấn đề cô cần truyền đạt. Đồ chơi tự tạo là dụng cụ học tập đơn giản dễ dàng phục vụ hoạt động chơi mà học của trẻ, cách thức chơi với đồ chơi và những đồ chơi mà trẻ thích phải thay đổi theo sự phát triển của trẻ. Càng có nhiều cách để trẻ chơi với một đồ chơi thì trẻ càng học được nhiều, góp phần đưa công tác chăm sóc -giáo dục trẻ đạt kết quả cao. Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp cải thiện những khó khăn trên. Với đề tài: “Một số biện pháp sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5-6 tuổi khu Thanh Vinh trường mầm non Thanh Tân” tôi mong muốn góp một phần nhỏ trong việc phát triển thẩm mỹ, tư duy, óc sáng tạo hướng đến phát triển toàn diện cho trẻ, chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp, hơn nữa góp phần bảo vệ môi trường. 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2021-2022. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi khu Thanh Vinh, trường mầm non Thanh Tân, với tổng số cháu là 20 cháu trong đó có 10 cháu nam,10 cháu nữ, trong quá trình chủ nhiệm tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau. * Thuận lợi - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, giúp đỡ về chuyên môn.hằng năm đều phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi vào gia đoạn hè ,có sự thi đua và trao giải vào dịp khai giảng -Tổ chuyên môn thường xuyên có kế hoạch cho giao viên học hỏi thiết kế theo mẫu mới . - Được sự yêu thương, tin tưởng của các bậc phụ huynh và chính quyền địa phương nơi tôi công tác. Học sinh đồng đều về độ tuổi, chăm ngoan, chịu khó học hỏi, đạt yêu cầu về thể chất và trí tuệ. *Khó khăn
- 4 - Bên cạnh những thuận lợi trên thì tôi gặp cũng không ít khó khăn sau: Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị dạy học còn hạn chế, thôn tôi công tác lại là một thôn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, xa trung tâm, đa phần các cháu là con em dân tộc, bố mẹ đi làm ăn xa, các cháu thường ở nhà với ông bà. Tài liệu hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi còn nghèo, thời gian giáo viên đầu tư cho công tác tìm kiếm thu thập nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi còn quá khiêm tốn. Thiếu vật mẫu đẹp, bế tắc trong việc thiết kế vật mẫu, chưa có sự sáng tạo ,đang còn lúng túng trong cách làm đồ dùng đồ chơi . Chưa phát huy hết tác dụng của các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo ,chưa kích thích học sinh làm cùng cô, một số phụ huynh chưa phối hợp với cô trong quá trình tìm nguyên vật liệu . Trường lớp thì sập xệ xuống cấp, do mối mọt, nên quá trình bảo quản đồ dùng đồ chơi hằng năm không đảm bảo, ngoài ra hằng năm còn có quá trình thay đổi lớp nên vận chuyên đồ dùng có sự hư hỏng . Chính những điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện đề tài của tôi. Vậy làm thế nào để khắc phục tình hình hiện nay của lớp tôi, tôi tiến hành bắt tay vào nghiên cứu để tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng của lớp tôi. *Kết quả thực trang Trước tình hình thuận lợi và khó khăn đó tôi tiến hành khảo sát đề tài của mình trên 20 cháu trong lớp tôi và thu được kết quả như sau: Đạt Chưa đạt Số Các tiêu chí đánh giá trẻ Tỉ lệ SL SL Tỉ lệ Trẻ hứng thú với đồ dùng đồ 20 8 40% 12 60% chơi tự làm . 15% Trẻ hiểu biết về đồ chơi 20 3 17 85% Trẻ quan sát cô làm đồ dùng đồ 20 3 15% 17 85% chơi Trẻ có ý thức tập thể làm việc nhóm khi tham gia làm đồ dùng 20 4 20% 16 80% đồ chơi .
- 5 Từ thực tế trên tôi trăn trở làm thế nào để lớp tôi có thật nhiều đồ dùng đồ chơi để cho các cháu học tập, chính vì vậy tôi đã tìm tòi và nghiên cứu: “Một số biện pháp sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5-6 tuổi khu Thanh Vinh trường mầm non Thanh Tân” 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi Ở trường mầm non, một năm học chúng ta phải thực hiện các hoạt động giáo dục trong 9 chủ đề, mỗi chủ đề có thêm nhiều chủ đề nhánh, chính vì vậy chúng ta phải lên kế hoạch để định sẵn công việc cần làm và chủ động hơn trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu cũng như ý tưởng. ví dụ: + Chủ đề 1: “Trường mầm non”: tôi sẽ lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi về chủ đề như: Cặp, cầu trượt, xích đu, bập bênh, thước, vở, bút viết, …. + Chủ đề 2: “Bản thân”: Những đồ dùng cần làm như: Quần áo, bé trai, bé gái, nón, dép… + Chủ đề 3: “Gia đình”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: ấm, chén, đũa, nồi chảo, ấm, ly, giường, tủ, bàn, ghế, tivi, máy tính… + Chủ đề 4: “Nghề nghiệp”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: ngôi nhà, mũ bảo hiểm, gạch, tạp dề, giỏ xách, sổ khám bệnh, kim tiêm, ống nghe, quần áo, tủ, giường… + Chủ đề 5: “Thế giới thực vật”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: cây dừa, cây cau, cây hoa hồng, hoa cúc, hoa sen…các loại rau củ quả. + Chủ đề 6: “Thế giới động vật”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: Con lợn, con mèo, con gà, con vịt, con trâu, con bò, con chim công, con cò, con cua, con cá… + Chủ đề 7: “Phương tiện giao thông”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: xe đạp, xe buýt, xe ô tô, xe tải, máy bay, trực thăng, thuyền, bè, xe lửa, các biển báo giao thông… + Chủ đề 8: “Hiện tượng tự nhiên”: Mây, mô hình núi, mô hình suối, sông, ngôi sao, mặt trời… + Chủ đề 9: “Quê Hương, Bác Hồ,trường tiểu học”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: lăng bác, áo cá, nhà sàn, trường tiểu học ..... - Đó là những đồ chơi trong một năm xuyên suốt 9 chủ đề mà tôi cần thực hiện trong một năm học . Vì vậy tôi lên kế hoạch trong tháng hè sau đó tôi lên ý tưởng để sưu tầm nguyên vật liệu để tập kết vật liệu sau đó tôi tiến hành thực hiện .hằng năm như vậy tôi bổ sung vào lớp tôi để lớp có nhiều đồ dùng đồ chơi từ đó khi dạy học tôi sẽ có nhiều đồ dùng trực quan hơn .
- 6 (Hình ảnh cô cùng các trẻ làm đồ dùng đồ chơi ) 2.3. 2. Sưu tầm nguyên vật liệu mở Sau khi đã lên kế hoạch làm đồ chơi cụ thể thì tôi tiến hành sưu tầm các nguyên vật liệu để phục vụ cho công tác làm đồ dùng. Các bạn có thể sưu tầm bất cứ nguyên vật liệu gì có thể thực hiện được ý tưởng của mình, các nguồn nguyên vật liệu mở rất phong phú và đa dạng nhưng không phải nguyên vật liệu nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, nên có sự cân nhắc lựa chọn các nguồn nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm, dễ thực hành với trẻ. Giáo viên cần nắm được những tiêu chí cơ bản khi làm đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu mở: + Đảm bảo tính sư phạm (có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm, khám phá khoa học, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ; trẻ có thể thao tác với đồ chơi trong nhiều trò chơi); + Đảm bảo tính phù hợp, an toàn (Màu sắc, kích thước phù hợp, an toàn, không độc hại, không nguy hiểm. Cần vệ sinh các sản phẩm trước khi tái chế thành đồ chơi). + Đảm bảo tính phổ biến (Nguyên liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương, có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau); Đảm bảo tính sáng tạo (Từ một loại vật liệu có thể tạo hình thành nhiều đồ chơi khác nhau; có ý tưởng mới trong khai thác, sử dụng)…
- 7 + Chủ đề 1: “Trường mầm non”: Những đồ dùng cần làm như: Cặp, cầu tuột, xích đu, bập bênh, thước…. Cần chuẩn bị nguyên vật liệu: hộp bánh, bao thuốc, giấy bìa cứng, sơn, gỗ mỏng, cây đè lưỡi, ruột bút nước… + Chủ đề 2: “Bản thân”: Những đồ dùng cần làm như: Quần áo, bé trai, bé gái, nón, dép…thì cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như: hũ sữa chua, hộp sữa fishti, bóng nhựa hoặc những vật có hình dạng tròn như vỏ trứng, vỏ thuốc bắc, nắp sữa bột, thìa nhựa…vải vụn, giấy bìa cứng, hạt ngũ cốc các loại và bất cứ nguyên vật liệu gì bạn có thể sử dụng được. + Chủ đề 3: “Gia đình”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: ấm, chén, đũa, nồi chảo, ấm, ly, giường, tủ, bàn, ghế, tivi, máy tính… cần chuẩn bị nguyên vật liệu: hộp sữa fishti, cây kem, bao thuốc, hộp bánh, ống hút, hũ sữa chua, hộp rau câu, chai nhựa c2, chai trà xanh, chai dầu ăn, giấy, bảng nhựa màu, giấy xốp, giấy nỉ … + Chủ đề 4: “Nghề nghiệp”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: ngôi nhà, mũ bảo hiểm, gạch, tạp dề, giỏ xách, sổ khám bệnh, kim tiêm, ống nghe, quần áo, tủ, giường… Cần chuẩn bị nguyên vật liệu: vải vụn, hũ sữa chua, ống hút, hũ sữa fishti, khối gỗ, ván mỏng, giấy bìa cứng, các bản nhựa màu, kẽm, cây kem, bao thuốc, dây nilon, bịch nilon… + Chủ đề 5: “Thế giới thực vật”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: cây xanh, cây dừa, cây cau, cây hoa hồng, hoa cúc, hoa sen…quả ớt chuông, quả nho, quả cau… Cần chuẩn bị nguyên vật liệu: chai nước ngọt cocacola nhựa, cành cây khô, giấy nhún, giấy thường, giấy xốp, giấy nỉ quả cau khô, hạt cao su khô, bịch nilon… + Chủ đề 6: “Thế giới động vật”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: Con heo, con mèo, con gà, con vịt, con trâu, con bò, con chim công, con cò, con cua, con cá, con bươm bướm, con kiến… Cần chuẩn bị nguyên vật liệu: hạt nhãn, hộp sữa fishti, hộp sữa cô gái Hà Lan, vỏ ốc, vỏ sò, vỏ ốc len, bịch nilon, muỗng nhựa, giấy nỉ, bông gòn … + Chủ đề 7: “Phương tiện giao thông”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: xe đạp, xe buýt, xe ô tô, xe tải, máy bay, trực thăng, thuyền, bè, xe lửa, các biển báo giao thông… Cần chuẩn bị nguyên vật liệu: ống hút, tăm tre, hộp sữa cô gái Hà Lan, chai nước mắm chinsu nhựa, chai nước ngọt sting nhựa, giấy bìa cứng, nắp chai nhựa, ván gỗ mỏng, vỏ bút bi, ống nhựa, vải vụn, hộp bánh đậu xanh nhỏ… + Chủ đề 8: “Hiện tượng tự nhiên”: Mây, mô hình núi, mô hình suối, sông, ngôi sao, mặt trời… cần chuẩn bị nguyên vật liệu: giấy, bông gòn, bịch ni lon, giấy bạc. + Chủ đề 9: “Quê Hương - Bác Hồ, trường tiểu học ”: những đồ dùng đồ chơi cần làm: lăng Bác, trường tiểu học, cây cầu, ao cá… cần chuẩn bị nguyên vật liệu: khối gỗ, giấy bạc, giấy, cây kem, ống nước nhựa, ống chỉ lớn, sỏi, giấy bạc …
- 8 2.3.3: Tổ chức thực hiện Sau khi đã xác định mục đích cần làm và sưu tầm đầy đủ các nguyên vật liệu thì chúng ta tiến hành thực hiện làm đồ dùng đồ chơi. Giáo viên có thể tự làm hoặc có thể tổ chức cho cháu làm trên lớp, điều này nhằm nâng cao nhận thức của trẻ, giúp trẻ có hứng thú hơn trong tiết học vì trước đây trẻ chỉ quen sử dụng những đồ chơi do ba mẹ hoặc nhà trường mua sẵn, trẻ sẽ thích thú khi chính tay mình làm ra. Trẻ có thể làm theo hướng dẫn của cô hoặc cô chỉ cần gợi ý để trẻ có thể tự sáng tạo. Tổ chức cho trẻ hoạt động làm đồ dùng đồ chơi còn giúp trẻ có ý thức yêu quý và tự bảo vệ sản phẩm do mình làm ra.Tùy vào mục đích trang trí lớp ở các góc mà ta sử dụng các nguyên vật liệu để làm ra sản phẩm có công dụng và đặc điểm cho phù hợp. - Góc xây dựng + Khối gỗ: chúng ta có thể sử dụng làm gạch chơi xây nhà, xây hàng rào hoặc có thể cho các cháu xếp hình xe… + Cây kem: chúng ta sử dụng chúng để làm cầu trượt, xích đu, bập bênh, ngôi nhà… Ví dụ: Chúng ta sẽ tiến hành làm cầu trượt: dùng cây kem làm thành các khung, định dạng hình dáng cầu trượt, chẻ nhỏ cây kem làm cầu thang rồi định vị chúng bằng keo. Sau đó cắt giấy bìa cứng đã sơn màu đẹp mắt thành hình chữ nhật có kích thước hợp lí, cắt thêm 2 miếng giấy dài bằng miếng giấy vừa cắt nhưng chiều rộng nhỏ hơn để làm thành ngăn cách 2 bên và dùng keo dán lên khung làm máng trượt. + Cây kem, ống chỉ lớn, ống nước nhựa: dùng 4 ống chỉ lớn làm chân cầu, cây kem làm mặt cầu và uốn ống nước nhựa làm thành cầu. + Vỏ bao thuốc lá, hộp sữa cô gái Hà Lan, hộp bánh đậu xanh nhỏ: định vị chúng lại và thêm bánh xe sẽ được rất nhiều loại xe như: xe tải, xe lửa, xe buýt… + Ống hút, tăm, vải mành, chỉ: khéo léo định dạng chúng để làm chiếc xe đạp. + Chai sting nhựa, ống hút, nắp chai: có thể làm thành chiếc trực thăng từ những nguyên vật liệu này. + Hộp sữa fishti, sữa cô gái Hà Lan: Ta có thể sử dụng chúng làm hàng rào cho trẻ chơi xây dựng, hoặc dùng chúng để làm ra các con vật như: con bò, con heo, con mèo…ta chỉ cần khéo léo thêm vào mắt, chân và đuôi thì chúng sẽ trở thành các con vật ngộ nghĩnh. Cắt ngang hộp sữa fishti, chia phần vữa cắt ra thành nhiều phần và tỉa hình dạng cánh hoa theo ý muốn, cuối cùng ta sơn màu lên. Ngoài ra ta còn có thể dùng để làm hình người. + Vỏ sò, vỏ ốc: Ta ghép hai mảnh vỏ của chúng lại sau đó thêm đuôi mắt và vây sẽ có được những chú cá đáng yêu. Thêm cánh và chân chúng ta sẽ có
- 9 ngay một chú chim. Có thể dùng vỏ sò điệp để làm đuôi con công. Thêm chân và càng ta sẽ có được những chú cua thật dễ dàng. + Hạt nhãn, vỏ dừa: Ta sử dụng 2 hạt nhãn một hạt to, một hạt nhỏ để làm đầu và thân chú kiến, sau đó thêm chân vào. Vỏ dừa ta dùng dao khứa những hình lục giác trên phần vỏ xanh và thêm chân, đầu sẽ được một chú rùa. Thêm đầu và những cái chân thật dài ta sẽ được một con nhện…. - Góc tạo hình: + Những cái li nhựa hình chuông: ta có thể tiến hành cho trẻ làm con chim bằng cách úp ngược li lại và thêm cánh, mỏ rất đơn giản. + Nắp lon sữa bột lớn: dùng cho trẻ sáng tạo ra những khuôn mặt người với đủ trạng thái bằng cách thêm mắt, mũi, miệng và tóc, tai. Ta còn có thể sử dụng chúng làm thành những cái bàn bằng cách thêm vào bên dưới 4 cái nắp chai trà xanh. + Cành cây khô: có thể cho trẻ xé giấy màu thành hình chiếc lá và cho trẻ dán lên sẽ được ngay một cái cây. Hoăc trẻ nặn trái cây, bông hoa và gắn lên - Góc âm nhạc: + Lon nước ngọt, lon bia: cắt ngang hai lon nước ngọt hoặc bia, lấy phần dưới khéo léo gắn chúng lại với nhau và cho vào trong vài hạt sỏi sau đó trang trí hoa hoặc các chi tiết để che đi phần nối sẽ được một cái trống lắc. + Nắp chai bia: ta đập dẹp, sơn nhiều màu sắc và khéo léo gắn vào một vòng tròn nhỏ để có được một cái trống lắc. + Gỗ tre: ta chẻ ra hình chữ nhật có kích thước và chiều dài hợp lý sau đó sơn nhiều màu ta có được bộ phách gõ. + Phần cứng của vỏ dừa: ta cắt hình theo ý muốn, sơn màu và phơi khô để làm phách gỏ. + Dùng vải vụn để khéo léo làm những cái nơ múa hoặc nơ cài đầu. + Dây nilon: ta cắt kích thước hợp lí, cột lại thành một chùm sau đó xé nhỏ thành bông tua. - Góc phân vai bán hàng: + Hũ sữa chua: úp ngược lại, thêm vành nón vào sẽ có được những cái nón rất xinh. Ta có thể thêm nắp và quai cầm vào để làm nồi…. + Vỏ hộp bánh trung thu:có thể làm cặp bằng cách sử dụng 2 dây bản to hoặc bitis gắn phía mặt sau để làm dây đeo, quai cặp. Dùng giấy cắt hoa và các họa tiết đẹp mắt để trang trí thêm phía trước cho đẹp và có thể làm thêm các khóa cặp để chiếc cặp trông sinh động hơn. + Bao thuốc: dùng keo ráp chúng lại sẽ có được bộ bàn ghế.
- 10 + Hủ rau cau nhỏ: thêm vào quai cầm và hoa ta sẽ được những cái li uống nước rất xinh xắn. ta cũng có thể cắt thành những bông hoa sau đó sơn màu lên rất đẹp. + Chai nước rửa chén, vỏ hộp khoai tây chiên: khéo léo làm thêm nắp và tay cầm ta sẽ có được chiếc phích đựng nước. + Giấy dạ, bông gòn ke khéo léo để tạo nên những hình ảnh đồ vật ,con vật sau đó dùng kim chỉ may theo đường cắt, tồi bông vào bên trong để tạo thành những hình ảnh đồ dùng đồ vật có màu sắc rất sặc sở và bắt mắt, bền đẹp. Dưới đây là một số hình ảnh đồ dùng đồ chơi trang trí góc phân vai: (Một số hình ảnh góc phân vai) - Góc thiên nhiên + Chai nước lau nhà: cắt 1/4 cái chai lưu ý chỉ cắt một phần ở dưới tay cầm, sơn màu, sẽ có một chậu trồng hoa hình chú voi ngộ nghĩnh. + Chiếc dày hư: Ta bỏ đất vào có thể trồng hoa. + Ngoài ra ta còn có thể làm chậu trồng hoa bằng rất nhiều thứ như: quả dừa, ống tre, lon sữa… + Thùng giấy, quả cau khô: cắt chúng thành hình cây cau, sơn lá màu xanh, thân màu nâu và gắn những quả cau khô vào sẽ được một cây cau rất đẹp. + Giấy bạc nilon: khéo léo ta có thể làm chúng thành hình dạng các khối đá, núi… - Trang trí môi trường + Có thể làm hoa treo tường bằng giấy nhún, giấy thường, lõi hoặc giấy vệ sinh, ống hút…chỉ cần cắt chúng theo hình dạng mong muốn.
- 11 + Hạt cao su: khoan lỗ, sơn màu, sâu chúng lại thành chuỗi kết hợp với một bông hoa bằng vỏ sữa fishti ta có thể trang trí trần nhà hoặc làm rèm treo cửa. + Cây kem: định vị chúng lại bằng keo thành hình ngôi nhà hoặc các hình học để làm nơi cắm hoa treo tường. + Bông gòn: định vị chúng theo mảng thành hình đám mây, dùng sơn xịt sơn màu xanh hoặc nếu làm mây trắng thì không cần sơn màu. 2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi cùng với trẻ và phụ huynh học sinh Trong năm học vừa qua với tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, mãi đến gần cuối tháng 9 nhà trường mới bắt đầu cho học sinh đi học, trong quá trình học sinh đi học rất là khó khăn ,có những lúc học sinh mắc covid 19 phải nghĩ học hơn nữa lớp là f1 phải theo dỏi sức khỏe tại nhà nên quá trình nghiên cứu đề tài của tôi gặp không ít khó khăn, nhờ có công nghệ thông tin mà kết nối được nhiều hơn với các bậc phụ huynh và các cháu, trong quá trình đó cùng nhau làm đồ dùng đồ chơi. VD: Tôi lên mạng tìm tòi những đồ dùng đồ chơi dễ kiếm dễ làm sau đó tôi thiết lập mạng zalo cùng với phụ huynh và cô cùng với các bậc phụ huynh hướng dẫn cho các con làm. Qua đó các bạn rất thích và hào hứng trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi và giảm tải được mong muốn xem điện thoại hằng ngày của các bé. Từ đó có sức lan tỏa cho phụ huynh quan tâm nhiều hơn nữa đến con em mình và đồng hành cùng cô trong quá trình học tập. Để có một video dài 4-6 phút để gửi vào nhóm zalo của lớp thì tôi phải mất thời gian công sức, từ việc lên ý tưởng và tìm nguyên vật liệu dễ tìm dễ kiếm và sau đó quay video và chỉnh sửa hoàn thiện gửi vào nhóm cho các bé và các phụ huynh tự làm. Trong những ngày trẻ bị cách ly sau đó các phụ huynh chụp sản phẩm của trẻ gửi lại cho cô. Từ đó trẻ không bị mất bài học và thường xuyên được trao đổi với cô giáo.thông qua mạng zalo tôi kết nối được với các phụ huynh và trao đổi nhiều hơn với phụ huynh khi các cháu đang bị cách ly tại nhà . Như vậy công nghệ thông tin không những giúp tôi tìm kiếm được nhiều nguồn tài liệu phong phú mà còn kết nối thiết lập được mạng lưới thông tín đến với các phụ huynh .
- 12 ( Phụ huynh cháu An Di đang dạy cho cháu làm đồ chơi ở nhà ) Phụ huynh cháu An Dy nói: “từ hôm gia đình bị f1 con bị cách ly ở nhà, tôi đã được kết nối zalo với cô giáo chủ nhiệm và xem các video cô gửi nên đã đồng hành cùng con trong các bài học, nên cháu thích thú lắm.” Ngoài ra tôi còn lên mạng tìm những mẫu sẵn để in ra và tôi ke lại và thiết kế nên những sản phẩm đẹp mắt và mới lạ cho các cháu. Nhờ có công nghệ thông tin mà tôi cập nhật được những sản phẩm mới lạ mắt . Có thể thấy hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin đem lại cho giáo dục là vô cùng to lớn, đặc biệt là trong giai đoạn dịch hiện nay. Qua phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi tôi nhận thấy trẻ hứng thú hơn trong hoạt động, những hình ảnh đã được học trẻ khắc sâu hơn, kết quả đạt sau mỗi hoạt động cao hơn so với trước đó, trẻ không sợ học các hoạt động ở trong trường mà tự tin thích học, thích khám phá thế giới xung quanh. 2.3.5: Tuyên truyền và phối kết hợp cùng phụ huynh học sinh - Cần tuyên truyền cho phụ huynh biết thực trạng môi trường hiện nay để phụ huynh có nhận thức sâu hơn về việc bảo vệ môi trường, thực hiện phân loại rác thải. - Từ đó tôi thu hút được phụ huynh tham gia vào công cuộc sưu tầm các nguyên vật liệu để làm nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi.
- 13 - Tuyên truyền tác dụng của các loại phế phẩm trong gia đình. - Thường xuyên tham mưu phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu mở. - Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh một số cách làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu mở để phụ huynh có thể làm hoặc hướng dẫn cháu tự tạo đồ chơi ở nhà. Ví dụ: Trong những buổi họp phụ huynh, tôi thường trao đổi với phụ huynh về việc bổ sung đồ dùng đồ chơi cho con em mình trong việc học, tôi nhờ phụ huynh may cho con em 1 túi cát, hoặc làm một con vật nào đó để nộp lại cho cô làm đồ dùng cho các cháu. - Từ đó phụ huynh có ý thức tham gia đồng hành cùng con em mình trong học tập. ( Hình ảnh tuyên truyền với phụ huynh sưu tầm vật liệu) 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Qua một thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy những biện pháp trên rất có hiệu quả, hiệu quả về tác dụng, kinh tế, lẫn môi trường. *Đối với bản thân Tôi có thêm rất nhiều đồ dùng trực quan để dạy học cho trẻ, từ đó tiết học của tôi sinh động và hứng thú hơn, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động của tôi, từ đó mà chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt.
- 14 *Đối với đồng nghiệp Đề tài của tôi thành công sẽ mang đến một phương pháp giúp các đồng nghiệp tham khảo trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải phục vụ cho nhu cầu của lớp mình trực tiếp giảng dạy. *Đối với phụ huynh Biết phối hợp cùng cô giáo để làm ra những đồ dùng cho các con em mình, từ đó góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền đến phụ huynh về chất lượng giáo dục của trẻ quyết định một phần là có đủ đồ dùng đồ chơi cho các cháu được quan sát. Từ đó phụ huynh có ý thức sưu tầm các nguyên vật liệu giúp cô giáo. *Đối với học sinh Học sinh hứng thú tham gia hơn trong các giờ học, trẻ còn hào hứng cùng làm đồ dùng đồ chơi với cô giáo qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý giữ gìn được các sản phẩm mình làm ra và biết bảo vệ môi trường không vứt bỏ những loại rác thải đang còn tái chế được. Như vậy, đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo có ý nghĩa và tác dụng rất tốt góp phần to lớn trong giáo dục, phát triển trẻ toàn diện, qua quá trình thực nghiệm trên lớp, khi trẻ chơi với đồ chơi sáng tạo và độc đáo này giúp cho trẻ phát triển rất nhiều mặt: Từ những tác dụng đó của đề tài tôi so sánh kết quả trước khi áp dụng sáng kiến và sau khi áp dụng sáng kiến . Bảng khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Đạt Chưa đạt Số Các tiêu chí đánh giá trẻ Tỉ lệ SL SL Tỉ lệ Trẻ hứng thú với đồ dùng đồ 20 8 40% 12 60% chơi tự làm . 15% Trẻ hiểu biết về đồ chơi 20 3 17 85% Trẻ quan sát cô làm đồ dùng đồ 20 3 15% 17 85% chơi Trẻ có ý thức tập thể làm việc nhóm khi tham gia làm đồ dùng 20 4 20% 16 80% đồ chơi .
- 15 Bảng khảo sát sau khi áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm Đạt Chưa đạt Số Các tiêu chí đánh giá trẻ Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Trẻ hứng thú với đồ dùng đồ chơi 20 18 90% 2 10% tự làm . Trẻ hiểu biết về đồ chơi 20 17 85% 3 15% Trẻ quan sát cô làm đồ dùng đồ 20 18 90% 2 10% chơi Trẻ có ý thức tập thể làm việc nhóm khi tham gia làm đồ dùng 20 20 20% 0 0% đồ chơi . Nhìn vào 2 bảng khảo sát trên tôi thấy sự chuyển biến rõ rệt của lớp tôi khi áp dụng đề tài này, trẻ hứng thú trong tiết học,từ đó ý thức tập thể tinh thần đoàn kết của lớp cũng nâng lên rõ rệt. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã áp dụng tại lớp và có kết quả tốt .Qua đó tôi thấy trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia vào công tác làm đồ dùng cùng cô, trong tiết học trẻ cũng hứng thú hơn khi có đồ dùng trực quan. Với những kinh nghiệm trên tuy còn khiêm tốn nhưng được bản thân đúc rút từ thực tế giảng dạy nên tôi muốn chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp. Tôi rất mong sự đóng góp của các bạn bè đồng nghiệp, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến cho bản thân, từ đó tôi rút ra bài học và kinh nghiệm nhiều hơn nữa trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. 3.2. Kiến nghị * Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo - Mở các lớp tập huấn về việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học cho cô và trẻ. - Quan tâm, đầu tư về kinh phí cho bậc học mầm non để tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.
- 16 * Đối với trường mầm non Thanh Tân - Đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch bổ sung thêm tài liệu, nguyên vật liệu, thiết bị đồ dùng, đồ chơi để giáo viên tổ chức chơi cho trẻ, tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian làm đồ dùng đồ chơi. * Đối với các bậc phụ huynh - Cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình và việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục và đồng hành cùng con trong mọi hoàn cảnh. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng vào việc sưu tầm và sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5-6 tuổi khu Thanh Vinh trường mầm non Thanh Tân, bằng nguyên vật liệu tái chế và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp mình. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động học theo chương trình hiện hành. Kính mong nhận được sự tham gia góp ý kiến của Ban giám hiệu cũng như đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng rộng rãi trong và ngoài nhà trường đạt hiệu quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA Thanh Tân, ngày 02 tháng 4 năm 2022 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi cam đoan đây là SKKN của bản thân, không sao chép nội dung của người khác Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Huyền TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 17 1. Thạc sĩ Đàm Thị Xuyến - Phương pháp hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non. 2. Các tài liệu tham khảo làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non. 3. Trang mạng xã hội google.com.vn: - Nguồn Http://Mầm non.com - Nguồn Http://thư vienviolet.com
- Mẫu 1 (2) DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Mầm non Thanh Tân Cấp đánh giá Kết quả xếp loại đánh giá Năm học TT Tên đề tài SKKN (Ngành GD cấp xếp loại đánh giá huyện/tỉnh; (A, B, xếp loại Tỉnh...) hoặc C) Một số biện pháp tuyên truyền phòng chống suy dinh 1. dưỡng cho trẻ 3-4 tuổi khu Cấp Huyện C 2018-2019 Thanh Vinh Trường mầm non Thanh Tân Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A khu chính trường MN 2. Cấp huyện B 2019-2020 Thanh Tân hứng thú với chơi hoạt động góc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 75 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn