Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm ra các biện pháp chỉ đạo để tăng cường nguồn rau sạch vào bữa ăn bán trú cho trẻ tại trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc qua rau củ tại bếp ăn tập thể của trường mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ: 2 1 Lí do chọn đề tài. 2 2 Mục đích nghiên cứu. 3 3 Đối tượng nghiên cứu. 4 4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. 4 5 Phương pháp nghiên cứu. 4 6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 4 PHẦN II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VÂN 4 ĐỀ : 1 1. Cơ sở lý luận 4 2 2. Khảo sát thực trạng. 6 * Thuận lợi: 7 * Khó khăn: 7 3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện. 8 4 Những biện pháp thực hiện. 9 5 Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần). 9 5. 1 Biện pháp 1:Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh rau sạch 9 trên địa bàn. 5.2 Biện pháp 2:Hợp đồng thực phẩm. 10 5.3 Biện pháp 3:Lựa chọn rau sạch đưa vào bếp ăn bán trú nhà 11 trường cho trẻ theo mùa, vụ. 5.4 Biện pháp 4:Chỉ đạo bộ phận nuôi dưỡng, kế toán lựa 14 chọn, kiểm tra kỹ khi giao nhận thực phẩm vào bếp ăn hàng ngày. 5.5 Biện pháp 5: Tăng cường kiến thức cho cô nuôi khi sơ chế 17 và chế biến thực phẩm tại bếp ăn hàng ngày. 5.6 Biện pháp 6:Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt kế 18 hoạch tăng gia rau sạch tại khuôn viên hiện có của trường. 5. 7 Biện pháp 7:Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá. 26 5.8 Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo 27 dục. 6 Kết quả thực hiện có đối chứng. 28 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 29 1 Kết luận. 29 2 Các đề xuất và khuyến nghị. 29 PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO: 31 1/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn vàng cho việc phát triển tầm vóc trí tuệ con người trưởng thành, nhiệm vụ của giáo dục mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở độ tuổi mầm non là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để trẻ em lớn lên và trưởng thành tốt là cả một quá trình, từ khi mới trào đời trẻ được vuốt ve, âu yếm bằng sự yêu thương, chăm sóc của ông bà, cha mẹ và người thân, đến tuổi đến trường thì người đầu tiên là cô giáo mầm non. Các nhà khoa học nghiên cứu cho biết trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Chất dinh dưỡng bao gồm các chất sinh năng lượng và chất không sinh năng lượng. Các chất sinh năng lượng gồm chất đạm(Protid), chất béo(Lipid), chất bột đường(Gluxid). Chất không sinh năng lượng bao gồm các chất khoáng và nước. Sức khoẻ và dinh dưỡng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Và ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ và bệnh tật, nhất là đối với trẻ mầm non vì cơ thể khi còn nhỏ cần nhiều nhiệt hơn nên trẻ cần ăn nhiều hơn, có chế độ ăn tốt hơn và có lối sống hợp lý nếu không trẻ sẽ không phát triển bình thường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt … Ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ và cân nặng của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào và cân nặng đảm bảo còn sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ. Nếu trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc thì thường gây ra rối loạn tiêu hoá và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, khô mắt do thiếu vitamin A, còi xương do thiếu canxi, hoặc cho trẻ ăn nhiều chất bột đường và chất đạm thì trẻ sẽ dẫn đến thừa cân béo phì…Do đó ta phải cân đối hài hòa sao cho các bữa ăn của trẻ trong ngày phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Vậy để bếp ăn bán trú có được đảm bảo và an toàn thực phẩm hay không thì nguồn cung cấp thực phẩmđưa vào nhà trường phải đảm bảorõ 2/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non nguồn gốc, trong bữa ăn hàng ngàycủa trẻ ngoài các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, bột đường … ra thì cần bổ xung cân đối chất vi ta min và muối khoáng có trong rau, củ, quả cho trẻ ăn tại trường cũng là một vấn đề đặc biệt cần quan tâm. Rau, quả tươi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ, giúp hạn chế sự mất cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ bán trú, lượng rau củ đưa vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ tương đối lớn. Việc đảm bảo có đủ rau sạch cho bữa ăn của trẻ luôn là vấn đề đặc biệt cần được quan tâm thích đáng nhằm phòng tránh ngộ độc thực phẩm, đồng thời là một giải pháp quan trọng,giúp trẻ phát triển toàn diện, để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ, đặt nền móng cho việc đào tạo nguồn nhânlực, nhân tài có sức khỏe tốt sau này trở thành những mầm non tương lai đất nước. Chính vì vậy phải làm như thế nào để luôn có nguồn rau sạch đưa vào bữa ăn bán trú của trẻ hàng ngày, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc loại ra được một số lượng thuốc trừ sâu dư thừa, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vê thực vật có trong rau củ, những chất này có tác hại lâu dài đến cơ thể mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Đồng thời nâng cao ý thức tự giác và kiến thức của cô nuôi trong việc sơ chế, chế biến thực phẩm. Trong rau củ nếu được đảm bảo an toàn sạch khi thu hoạch, sử dụng đúng cách sẽ tránh thất thoát chất dinh dưỡng, vì thế nếu ta cho trẻ ăn rau đúng cách đủ tỷ lệ, cân đối hài hòa giữa lượng rau và lượng củ cân bằng, từng bước nâng cao chất lượng bữa ăn, trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, tiêu hóa tốt, đạt được mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn, xây dựng nhà trường thật sự là trung tâm chăm sóc, giáo dục trẻ trước tuổi đến trường phổ thông, tạo niềm tin cho nhân dân yên tâm khi gửi con đến trường. Với vai trò là người phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khiến tôi băn khoăn và trăn trở bấy lâu. Và là lý do mà năm học 2017 2018 tôi quyết định lựa chọn đề tài:“Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non”.Để nghiên cứu thực hiện đề tài này tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc sự nghiệp trồng người, ươm mầm xanh tương lai của đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu: 3/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non Tìm ra các biện pháp chỉ đạo để tăng cường nguồn rau sạch vào bữa ăn bán trú cho trẻ tại trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc qua rau củ tại bếp ăn tập thể của trường mầm non. Đồng thời, xây dựng vườn rau sạch trong khuôn viên trường, tạo khung cảnh xanh sạch đẹp, có tính giáo dục, giúp giáo viên có điều kiện cho trẻ được trải nghiệm thực tế sau mỗi tiết họctrên lớp cô truyền tải tới trẻ về nguồn dinh dưỡng, có trong rau củ, quả đối với sức khỏe con gười cần thiết như thế nào, muốn mình khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh, không bị béo phì … thì trong những bữa ăn hàng ngày trẻ thích ăn nhiều rau củ. và những kiến thức bé biết được sẽ phát triển theo hướng tích cực, khi được trải nghiệm trẻ được hòa mình với thiên nhiên, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, biết yêu lao động, tôn trọng những sản phẩm nhờ lao động mà có, giáo dục trẻ giữ gìn môi trường sạch đẹp, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, huy động cộng đồng cùng hưởng ứng, chung tay đóng góp, tạo mọi điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Học sinh trong độ tuổi mầm non đang theo học tại trường tôi công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp tham mưu. Phương pháp thực hành. Phương pháp tuyên truyền. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả. Trong tất cả các phương pháp trên đều cho ta kết quả tốt nếu biết vân dụng vào đề tài một cách khoa học và đúng thời điểm thích hợp thì cho ta thực hiện thắng lợi đề tài:“Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non”. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Đề tài này được thực hiên cho trẻ lứa tuổi mầm non từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 05 năm 2018 và áp dụng cho những năm tiếp theo. 4/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được nói đến như một thời sự nóng bỏng, được nhiều người quan tâm.Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng nuôi sống con người, nhưng cũng có thể là nguồn gây nhiều loại bệnh lý nguy hiểm cho con người. Có hai nhóm thực phẩm là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Thực phẩm tươi sống là loại thực phẩm sau khi thu hoạch không qua một công đoạn chế biến nào như một số loaị rau... Rau xanh rất cần trong bữa ăn hàng ngày, nhưng làm thế nào để có món ăn ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngày nay trong xã hội các nhà sản xuất hoặc thương lái vì lợi nhuận cá nhân và để đạt năng xuất cao hơn trong khi trồng các loại rau, củ, hoặc để diệt các loại sâu rầy, đặc biệt là một số loại rau củ dễ bị sâu phá hoại, một số nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu đến sát ngày thu hoạch không tuân thủ thời gian ngừng, cấm phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch theo qui định nhà nước. Mặt khác, một số loại rau, quả được trồng ở đất bị ô nhiễm, tưới phân tươi hoặc nước thải đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài ra, ở các chợ loại rau thái sẵn như bắp chuối, ngó sen, rau muống trẻ… đã trộn một số hóa chất độc hại (như hàn the, chất bảo quản không cho phép sử dụng ...) cho vào nước ngâm cho tươi lâu. Vì vậy, nên thận trọng nhất là các loại rau ăn lá, hoặc rau củ quả không phải gọt vỏ như rau muống, cải ngọt, cải bẹ, mồng tơi, rau d ền, rau ngót, cà chua, hành lá… Vậy thế nào là rau quả an toàn? rau quả được coi là an toàn khi có dư lượng nitrate, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật dưới ngưỡng qui định của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành với từng loại rau quả. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm thì rất nhiều, rất khó khăn mà mắt thường khó để nhận biết, tuy nhiên những yếu tố cơ bản theo kinh nghiệm có thể nhận biết phân biệt được cụ thể qua một số nguồn sau: Nuôi trồng: Nguồn gốc giống phải được lựa chọn và đảm bảo chất lượng, không mang mầm bệnh. Các nguồn dinh dưỡng để nuôi trồng cũng phải đảm bảo chất lượng, không chứa độc tố hay mầm bệnh. Như chúng ta 5/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non biết khi trồng rau thì nguồn nước hay đất để trồng và tưới cũng phải đảm bảo sạch, không chứa độc chất hay kim loại nặng. Ví dụ: Người ta trồng rau muống ở các vùng nước thải thì rau này sẽ mang nhiều độc chất như thủy ngân, asen và mầm bệnh từ nước thải như vi trùng lao ...Các loại phân bón và thuốc, khi sử dụng cũng phải tuân theo hướng dẫn, nhưng thực tế người ta dùng phân bón bừa bãi, dùng thuốc tăng trưởng không có kiểm soát. Thu hoạch: Phải đủ thời gian cách ly sau khi phun tưới các loại hóa chất cho rau quả, vì làm vậy thì hóa chất mới bị phân hủy an toàn cho người sử dụng. Sau khi sử dụng các loại thuốc cho súc vật, phải có thời gian để các loại thuốc này đào thải khỏi súc vật. Trong thu hoạch cần có sự giám sát về chất lượng sản phẩm mang đi chế biến mới an toàn. Bảo quản sau thu hoạch: Vì thực phẩm sau thu hoạch thường chưa đưa vào sử dụng kịp thời nên phải bảo quản, nhưng nếu bảo quản không đúng phương pháp sẽ gây hại cho sức khỏe, như dùng hóa chất bảo quản rau, quả tươilâu…Thịt, cá sau khi đánh bắt người ta dùng hàn the, hay ure …là những chất độc hại để bảo quản không cho ươn thối, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Chế biến: Trong quá trình chế biến thực phẩm, người ta có thể dùng hóa chất tẩy rửa cũng như hương vị để che đậy những nguyên liệu đã hư hỏng hay kém chất lượng. Ngoài tác hại của chất lượng nguyên liệu không an toàn, còn tác haị do hóa chất vì cho quá nhiều chất bảo quản,thậm chí sử dụng cả hóa chất công nghiệp và hóa chất cấm vào chế biến thực phẩm như phẩm màu công nghiệp.Trong quá trình chế biến không an toàn vệ sinh thực phẩm, còn ô nhiễm thực phẩm gây bệnh cấp tính như tả lỵ, thương hàn … Cách tốt nhất là sử dụng các loại thực phẩm, rau củ tự tăng gia bằng nhiều cách, nếu không có thì cần cân nhắc lựa chọn thực phẩm phù hợp, ngon miệng, an toàn cho sức khỏe, có nguồn gốc cụ thể. Muốn vậy phải tìm hiểu và có kiến thức về an toàn thực phẩm,thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục mầm non đã đề ra là an toàn sức khỏe cho trẻ, đưa giáo dục mầm non phát triển mạnh mẽ trong điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thực phẩm rau củ sạch còn hạn hẹp, diện tích đất chật hẹp, khó có điều kiện tăng gia thêm trồng rau sạch. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Vì vậy, để có 6/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non nguồn thực phẩm sạch, nhất là rau củ sạch thì cần có các biện pháp tích cực, hữu hiệu để tham mưu, lựa chọn và vận động mọi người, mọi ngành và các cấp quan tâm đến mầm non, bảo vệ sức khỏe, an toàn mọi mặt cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Khảo sát thực trạng: * Đặc điểm tình hình nhà trường: Trường Mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn thuộc xã miền núi, dân cư đông của huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội. Trường có 3 điểmlẻ cách nhau mỗi điểm từ 2 đến 3km. Có 20 nhóm lớp với tổng số 598 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường là: 68 tất cả có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đều rất tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ hết long. Được trẻ coi như người mẹ thứ hai của mình. Chính vì điều đó đã được phụ huynh yên tâm tin tưởng gửi gắm con em mình vào trường. Về cơ sở vật chất: Được Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, có đầy đủ các đồ dung đồ chơi, phòng học, bếp ăn xây dựng theo quy mô trường chuẩn quôc gia. Trải qua một thời gian phấn đấu thi đua của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tháng 11 năm 2017 nhà trường đã được bộ GD&ĐT thành phố Hà Nội công nhận và trao bằng công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, được UBND huyện Ba Vì khen thưởng. *Thuận lợị: Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyến đã tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt năm 2017 Đảng ủy,UBND xã, các ban nghành và các cấp chinh quyềnphối kết hợp với trạm y tế, kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn của địa phương, nhất là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học, đã rà soát, kiểm tra,và có biện pháp sử lý cảnh cáo các trường hợp cá nhân và tập thể vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Viết bài tuyên truyền cho ban văn hóa xã đưa lên tuyên truyền trên loa phát thanh trong toàn xã cho nhân dân địa phương đều biết. Nhờ đó mà công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non được thuận lợi. Các đồng chí trong ban giám hiệu năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, vững vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý, cả ba đồng chí đều qua 7/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non các lớp đào tạo bồi dưỡng về quản lý nhà nước,quản lý giáo dục, lý luân chính trị. Được giao trách nhiệm làm công tác quản lý và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ giáo viên, nhân viên yêu nghề mến trẻ, nhanh nhẹn, nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn, đoàn kết. Nhà trường được đầu tư xây dựng bếp ăn một chiều đầy đủ đồ dung phục cho công tác nuôi dưỡng trẻ … Phần lớn phụ huynh có nhận thức cao trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ, nhất là việc cải thiện vườn rau sạch để phục vụ trẻ, luôn phối hợp và ủng hộ nhà trường cả vật chất lẫn tinh thần, để cùng nhau phối kết hợp có kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ một cách tốt nhất Địa bàn trường quản lý là xã nông nghiệp nên thuận lợi cho việc hợp đồng thực phẩm rau củ sạch, nắm rõ được nguồn gốc, xuất sứ của mặt hàng rau củ nhập vào trường chế biến món ăn cho trẻ. Diện tích đất lưu không của trường rộng rãi, thuận lợi cho việc triển khai quy hoạch trồng rau củ tạo vườn rau sạch trong khuôn viên trường. * Khó khăn: Là xã đông dân, đời sống kinh tế chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp, một số ít hộ gia đình có nghề phụ làsản xuất miến giong, đi xâyphụ hồ, buôn bán nhỏ. Mức thu nhập thấp, nên việc đầu tư kinh phí cho sự nghiệp mầm non của nhân dân và các cấp chính quyền xã cũng bị hạn chế. Đồng thời, trẻ ở lứa tuổi này đa phần là không thích ăn rau, một số phụ huynh còn quan niệm trẻ còn bé không cần ăn rau hoặc cho ăn với tỷ lệ quá ít cho nên việc tăng thêm rau vào bữa ăn cho trẻ chưa được phụ huynh quan tâm, ủng hộ cao,ngoài ra việc kêu gọi phụ huynh ủng hộ vào công tác xã hội hóa chưa được đồng đều, dẫn đến việc đầu tư trồng các loại rau trong vườn trường không như mong muốn. Số giáo viên trong độ tuổi sinh đẻ cao, vừa đi làm, đi học nâng cao chuyên môn nên ít nhiều ảnh hưởng đến chăm sóc giáo dục trẻ và không có thời gian giành cho việc tự trồng thêm rau củ tại vườn trường. Trước đây khu vực quy hoạch xây dựng trương là cánh đồng trũng nên quá trình xây dựng phải đổ đất đồi nhiều đá sỏi gồ ghề, cho nên khu vực quy hoạch vườn rau là đất khô, đất xấu, nhiều đá...nên ảnh hưởng đến việc tăng gia thêm rau xanh phục vụ bữa ăn bán trú của trẻ gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng khó khăn cho việc tạo cây xanh, bóng mát tạo khung cảnh thân thiện cho trẻ hoạt động, học tập và vui chơi. 8/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non Kinh phí của nhà trường giành cho việc bổ xung phục vụ trồng rau sạch, cây quả trong vườn trường còn hạn hẹp. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiên: Từ những thuận lợi và khó khăn trên của nhà trường vào đầu năm học tôi lên kế hoạch phối hợp, chỉ đạo giáo viên, nhân viên khảo sát thực tế số trẻ ở các lớp qua các bữa ăn xem tỷ lệ thích ăn rau và không thích ăn rau của trẻ ra sao? và tổng hợp được số lượng như sau: STT Độ Tổng Trẻ Trẻ Trẻ không thích ăn rau tuổi số thích ăn rau học ăn rau nhưn sinh g với tỷ lệ ít Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % 1 MG 188 150 80 30 16 8 0;4 lớ n 2 MG 165 100 61 40 24 25 15 nhỡ 3 MG bé 127 42 33 25 20 60 47 4 Nhà 118 34 29 29 25 55 46 trẻ Tổng 598 334 203 129 85 135 108.4 Qua bảng tổng hợp trên bản thân thấy số liệu trẻ không thích ăn rau và ăn rau với tỷ lệ ít có số lượng cao, trước thực trạng này nếu cứ để trẻ như vậy, thì không đạt yêu cầu cân bằng đều các chất dinh dưỡng tối thiểu trên ngaỳ cho trẻ đủ sức khỏe học tập và vui chơi, nếu để tình trạng nay kéo dài thì tỷ lệ trẻ thừa cân sẽ có nguy cở tăng cao. Vì vậy tôi tìm hiểu và đưa ra suy nghĩ tìm ra một số biện pháp nghiên cứu giúp trẻ thích ăn rau quả trong các bữa ănnhư sau: 4. Những biện pháp thực hiện: Trước thực trạng thực phẩm rau xanh hiện nay trên thị trường còn có nhiều vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm cần quan tâm khi sử dụng.Trẻ mầm non sức đề kháng yếu, dễ bị ngộ độc qua đường ăn uống, mà nguyên 9/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non nhân dễ gây mất an toàn, ngộ độc qua đường ăn, uống, nhưng chủ yếu và dễ xảy ra nhất là ăn rau xanh, quả chín còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc làm chín nhanh sản phẩm… quá mức cho phép và lạm dụng khi dùng của người sản xuất. Dẫn đến có thể ngộ độc hàng loạt trẻ ăn bán trú tại bếp ăn tập thể trường hoặc không xảy ra ngộ độc ngay thì cũng làm cho trẻ mắc một số bệnh nguy hiểm mà chúng ta không thấy ngay được nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm rau, quả mất an toàn.Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm rau sạch đưa vào bếp ăn bán trú của trường mầm non thật sự là vấn đề đặc biệt quan trọng với mỗi nhà trường để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, phòng tránh bệnh tật và dịch bệnh trong bếp ăn tập thể hiện nay. Thực hiện điều đó, bản thân tôi đã tìm và áp dụng một số biện pháp sau: 4. 1.Biện pháp 1:Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh rau sạch trên địa bàn. 4.2. Biện pháp 2: Hợp đồng thực phẩm. 4.3. Biện pháp 3:Lựa chọn rau sạch đưa vào bếp ăn bán trú của của nhà trường cho trẻ theo mùa, vụ. 4.4. Biện pháp 4:Chỉ đạo bộ phận nuôi dưỡng, kế toán lựa chọn, kiểm tra kỹ khi giao nhận thực phẩm vào bếp ăn hàng ngày. 4. 5. Biện pháp 5:Tăng cường kiến thức cho cô nuôi khi sơ chế và chế biến thực phẩm tại bếp ăn hàng ngày. 4.6. Biện pháp 6: Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch tăng gia rau sạch tại khuôn viên hiện có của trường. 4.7. Biện pháp 7: Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá. 4.8. Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. 5. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phân): 5.1. Biện pháp 1: Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh rau sạch trên địa bàn: * Khảo sát địa chỉ, tìm nguồn cung cấp rau sạch: Bếp ăn tập thể trường mầm non chúng tôi là nơi tiêu thụ lượng rau, quả khá lớn, với số trẻ ăn hàng ngày tại trường là 598 trẻ,mỗi ngày đã phải nhập khoảng từ 20kg – 30kg rau mỗi ngày. Nếu nhập ngoài chợ thì chất lượng rau củ cũng như giá cả không đảm bảo. Mối bán rau đến trương liên hệ lại không phải trực tiếp sản xuất rau và không nắm rõ nguồn gốc rau củ 10/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non mình cung cấp, chỉ là mua chỗ này bán chỗ khác.Vì vậy,việc tìm nguồn thực phẩm sạch, rau củ sạch là vô cùng quan trọng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng vào bữa ăn cho trẻ ở trường. Cơ sở của trường đóng trên địa bàn một xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, nhân dân có quỹ đất sản xuất nhiều nên việc tìm địa chỉ cung cấp rau sạch, nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ của các loại rau là công việc tương đối thuận lợi. Hiện nay, nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân rất lớn, vì vậy trung tâm khuyến nông và phòng nông nghiệp huyện Ba Vì đã đưa giống cây trồng và tập huấn nhiều về cách trồng rau sạch đạt năng xuất cao cho các xã vùng núi. Đồng thời huyện cũng chỉ đạo các xã chuyển đổi diện tích trồng rau, quả sạch, qui hoạch xứ đồng chuyên thâm canh rau sạch. Để Tạo thương hiệu, uy tín trên thị trường và tư cách pháp nhân một số hộ dân đã đăng ký kinh doanh, thành lập xây dựng quy mô chuyên sản xuất rau sạch bán ra thị trường, tạo nhãn mác cho sản phẩm và khẳng định thương hiệu của mình. * Kết quả: Trường đã tìm được địa chỉ tin cậy để có thể nhập rau, củ sạch là người địa phương để ký hợp đồng về cung cấp thực phẩm sạch, chịu trách nhiệm trong công tác bảo cả số lượng và chất lượng và đảm vệ sinh an toàn thực phẩmcho trẻ. Ngoại ra nhà cung cấp có đầy đủ giấy tờ hợp pháp về pháp lý. Trẻ được ăn đa dạng các loại rau đảm bảo về VSAT thực phẩm. Rõ ràng về nguồn gốc. 5.2. Biện pháp 2: Hợp đồng thực phẩm: Hợp đồng thực phẩm là việc làm quan trọng của bếp ăn tập thể nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng, giá cả và nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất việc mất an toàn rủi do khi sử dụng. Có giấy tờ ký hợp đồng và nhất trí với đầy đủ nội dung yêu cầu nhà trường đưa ra, nhà cung cấp phải có đầy đủ các giấy tờ và minh chứng, chứng minh giá trị về mặt pháp lý nếu xảy ra mất an toàn trong vệ sinh ATTP thì hoàn toàn chịu trách nhiệm với nhà trường và pháp luật ... Đối với bếp ăn trường mầm non việc hợp đồng thực phẩm càng đặc biệt quan trọng, vì cơ thể trẻ non nớt dễ bị ngộ độc, số lượng trẻ ăn tại trường đông (100% trẻ ăn tại trường). Nếu xảy ra mất an toàn là thiệt hại rất lớn. Có khi ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Vì vậy việc ký hợp đồng thực phẩm quy đồng trách nhiệm của chủ hàng là thực sự cần thiết với mỗi 11/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non trường mầm non nếu không may xảy ra ngộ độc hàng loạt. Nhằm giảm tối đa việc ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ. Ngoài ra ký hợp đồng thực phẩm còn nhằm quản lý tốt tiền ăn của trẻ tránh thất thoát lãng phí. Qua tìm hiểu nguồn gốc, giống cây, đất trồng, nước tưới và sản phẩm rau sạch, nhà trường đã ký hợp đồng với nhà cung cấp, bán rau sạch tại xã nhà, đảm bảo bếp ăn của trường luôn được cung cấp nguồn rau sạch, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, tươi ngon vì mới được thu hoạch đủ số lượng và chất lượng đảm bảo, giá cả rẻ hơn thị trường một đến hai giá vì lấy trực tiếp không qua khâu trung gian. * Kết quả: Như vậy, nhà trường đã tìm được nguồn rau sạch cho bếp ăn tập thể của trường. Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng có sự giám sát của ủy ban nhân dân xã đảm bảo nguồn cung cấp rau, củ thường xuyên theo năm học, qui đồng trách nhiệm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả ổn định theo thị trường và có thể tăng giảm theo thời điểm đó. Đồng thời, yêu cầu chủ hàng cung cấp đủ giấy tờ đảm bảo tư cách pháp nhân cho sản phẩm và nhà sản xuất trước khi ký hợp đồng với nhà trường đểdùngàm cơ sở, bằng chứng khi cần thiết. 5.3. Biện pháp 3: Lựa chọn rau sạch đưa vào bếp ăn bán trú của nhà trường cho trẻ theo mùa, vụ: Một chế độ ăn uống khoa học và an toàn thì không thể thiếu rau xanh và các loại quả tươi. Ăn nhiều rau, quả giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim, đột quị, ổn định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư, tiểu đường, hạn chế các bệnh liên quan đến ruột, đặc biệt ruột thừa… tuy nhiên ăn rau quả thôi chưa đủ mà cần đảm bảo chất lượng rau khi đưa vào cơ thể. Rau an toàn là khái niệm dùng để chỉ các loại rau được canh tác trên các diện tích đất có thành phần hóa thổ nhưỡng được kiểm soát. trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và hóa chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng những hóa chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép sử dụng. Vì vậy, rau an toàn vẫn tồn dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc ngộ độc thực phẩm, trong đó có ngộ độc rau củ quả, ngày một gia tăng, đòi hỏi phải có giải pháp cấp thiết cho việc đưa rau sạch vào bếp ăn tập thể, nhất là trường mầm non. Vì vậy, việc chỉ đạo kế toán 12/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non nuôi phối hợp ytế, cô nuôi xây dựng thực đơn theo mùa là rất cần thiết, vì có làm như vậy mới đưa các thực phẩm nhất là rau quả đúng mùa thu hoạch vào thực đơn chế biến cho trẻ ăn, vì là mùa vụ của từng loại rau nên nếu trồng và thu hoạch đúng vụ rau, quả sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh, không bị sâu bệnh nên hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế được dư lượng thuốc và không dùng đến thuốc kích thích tăng trưởng, ít phải dùng đến phân bón thúc. Rau ở vụ nghịch (trái vụ) để đạt năng xuất cao, phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, thuốc mỡ lá, thuốc kích thích tăng trưởng nhiều, dùng phân bón hóa học nhiều, vượt quá giới hạn cho phép rau quả mới phát triển tốt. Như vậy dùng rau, quả theo mùa vụ là tốt nhất cho trẻ trong bữa ăn bán trú ở trường, giảm thiểu tối đa nguồn bệnh do các nguồn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc giữ tươi raucủ… đưa vào cơ thể trẻ khi ăn rau,quả. Ngoài ra, rau trồng mùa khô có nguy cơ ô nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả cao hơn mùa mưa. Nên việc xây dựng thực đơn theo mùa là hợp lý và khuyến khích sử dụng. * Kết quả: Thấy được lợi ích của việc xây dựng thực đơn theo mùa, nên trong năm học qua nhà trường đã xây dựng được bộ thực đơn theo mùa, và xây dựng tuần chẵn, tuần lẻ đưa rau sạch vào bữa ăn bán trú của trẻ đượcđa dạng nhiều loại rau thường xuyên theo mùa đạt kết quả tốt giúp trẻ thích ăn rau, ăn ngon miệng, không chán, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Phòng tránh ngộ độc cho trẻ. Yêu cầu khi xây dựng thực đơn, thực phẩm là rau, củ phải là rau củ đúng mùa thu hoạch, xếpxen kẽ giữa rau và củ, quả tuyệt đối không được xây dựng thực đơn cho ăn hai ngày gần nhau đều là ăn rau lá hoặc hai bữa quả lền nhau nếu như vậy trẻ sẽ chán, Sau đây là thực đơn theo mùa đang được áp dụng trong trường chúng tôi năm học 2017 2018. THỰC ĐƠN CỦA BÉ TUẦN LẺ MÙA HÈ (12.000/trẻ/ngày) 13/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non TH NHÀ TRẺ MẪU GIÁO Ứ Bữa chính trưa: Cơm tẻ Bữa chính: Cơm tẻ Cá sốt cà chua Cá sốt cà chua Canh rau ngót nấu thịt lợn nạc Canh rau ngót nấu thịt lợn nạc Thứ xay xay 2 Bữa chính chiều: Bữa phụ: Cháo củ quả+ Thịt gà Cháo củ quả+ Thịt gà Bữa phụ: Sữa bột LACMILNUTRGOLD Bữa chính trưa: Cơm tẻ Bữa chính: Cơm tẻ Trứng vịt rán+ Thịt lợn đảo Trứng vịt rán+ thịt lợn đảo bông bông Canh khoai tây+cà rốt nấu thịt Canh Khoai tây+ cà rốt nấu thịt Thứ lợn xay lợn xay 3 Bữa chính chiều:Cháo thịt bò rau Bữa phụ:Cháo thịt bò rau ngót ngót Bữa phụ: Sữa bột LACMILNUTRGOLD Bữachính trưa: Cơm tẻ Bữa chính: Cơm tẻ Thịt gà sốt Thịt gà sốt Canh rau dền nấu cua Canh rau dền nấu cua Thứ Bữa chính chiều: : Bún + Thịt Bữa phụ: Bún + Thịt Lợn + 4 Lợn + nước dùng xương gà nước dùng xương gà Bữa phụ: Sữa bột LACMILNUTRGOLD Thứ Bữa chính trưa: Cơm tẻ Bữa chính: Cơm tẻ 5 Thịt lợn+ đậu phụ sốt cà chua Thịt lợn + đậu phụ sốt cà chua Canh bí đỏ nấu thịt lợn xay Canh bí đỏ nấu thịt lợn xay Bữa chính chiều: Cơm tẻ Bữa phụ: Xôi đỗ xanh+lạc, Cá xay viên sốt cà chua vừng rang muối+ sữabột Canh rau ngót nấu thịt lợn xay LACMILNUTRGOLD 14/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non Bữa phụ: : Sữa bột LACMILNUTRGOLD Bữa chính trưa: Cơm tẻ Bữa chính: Cơm tẻ Thịt bò xào rau giá Thịt bò xào rau giá Thứ Canh rau muồng nấu cua (tôm) Canh rau muống nấu Cua (tôm) 6 Bữa chính chiều: Cháo Lươn Bữa phụ: Cháo Lươn Bữa phụ: Sữa bột LACMILNUTRGOLD THỰC ĐƠN CỦA BÉ TUẦN CHẴN MÙA HÈ (12.000/trẻ/ngày) TH NHÀ TRẺ MẪU GIÁO Ứ Bữa chính trưa: Cơm tẻ Bữa chính: Cơm tẻ Thịt bò xào hành tây Thịt bò xào hành tây Canh Bí xanh (bầu) nấu tôm Canh Bí xanh (bầu) nấu tôm Thứ Bữa chính chiều: Cháo thịt lợn Bữa phụ: Cháo thịt lợn + rau 2 + rau xanh xanh Bữa phụ: sữã bột LACMILNUTRGOLD Bữa chính trưa: Cơm tẻ Bữa chính: Cơm tẻ Thịt gà rim mắm Thịt gà rim mắm Canh rau muống nấu tôm (Cua) Canh rau muống nấu tôm Thứ Bữa chính chiều: Mỳ gạo luộc+ (Cua) 3 nước dùng xương gà + thịt lợn xay Bữa phụ: Mì gạo luộc + nước Bữa phụ: sữa bột dùng xương gà+Thịt lợn xay LACMILNUTRGOLD Thứ Bữachính trưa: Cơm tẻ Bữa chính: Cơm tẻ 4 Cá sốt cà chua Cá sốt cà chua Canh Bí đỏ nấu thịt lợn xay Canh Bí đỏ nấu thịt lợn xay Bữa chính chiều: Cháo gà +hành Bữa phụ: Cháo gà +hành lá lá 15/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non Bữa phụ: sữa bột LACMILNUTRGOLD Bữa chính trưa: Cơm tẻ Bữa chính: Cơm tẻ Thịt Lợn rim + lạc, Vừng rang Thịt Lợn rim + Lạc, Vừng muối rang muối Thứ Canh rau mồng tơi nấu cua Canh rau mông tơi nấu cua 5 (tôm) (tôm) Bữa chính chiều: Bún ngan Bữa phụ: Bún ngan Bữa phụ: Sữa bột LACMILNUTRGOLD Bữa chính trưa: Cơm tẻ Bữa chính: Cơm tẻ Trứng rán+ thịt lợn đảo bông Trứng rán + thịt lợn đảo bông Canh khoai tây + cà rốt nấu thịt Canh khoai tây + cà rốt nấu lợn xay thịt lợn xay Thứ Bữa chính chiều: Cơm tẻ Bữa phụ: Xôi trắng+ lạc, vừng 6 Thịt lơn xay sốt cà chua rang muối+ sữa bột Canh rau ngót nấu thịt lợn xay LACMILNUTRGOLD Bữa phụ: sữa bột LACMILNUTRGOLD 5.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo bộ phận nuôi dưỡng, kế toán lựa chọn, kiểm tra kỹ khi giao nhận thực phẩm vào bếp ăn hàng ngày. Có thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm thì thực phẩm nhất là rau củ đưa vào bếp ăn mới đảm bảo an toàn đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và tránh được thất thoát thực phẩm và tiền ăn của trẻ. Chính vì đánh giá cao khâu giao nhận thực phẩm nên bản thân đã chỉ đạo tốt khâu giao nhận thực phẩm đúng quy định, đủ các thành phần và có trách nhiệm, với việc mình làm tránh tình trạngné chánh, hời hợt, hình thức, nể nang... Chỉ đạo nhân viên, y tế, kế toán nuôi, cô nuôi, giáo viên: Giao, nhập thực phẩm đúng qui định, kiểm tra kỹ chất lượng, số lượng thực phẩm nhất là rau, củ xem tình trạng rau, củ qua hình thức bên ngoài, khi nhập có đảm bảo tươi mới, có dấu hiệu bị dập nát không? nếu không đảm bảo không cho nhập vào bếp. Cụ thể: 16/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non Đối với rau ăn lá: Không nên chọn những bó rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng mà nên chọn rau có màu xanh nhạt, cây rau có vẻ bình thường: (rau ngót, rau dền, rau muống, mồng tơi, hành lá …) VD: Rau muống không nhận rau có cọng to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, nhìn nghiên trên mặt của lá sau rất bóng và mượt, khi nước luộc rau này nguội sẽ biến thành màu xanh đen, và có vấn đề kết tủa đen, khi uống thử nước luộc nếu tinh ý sẽ nhận thấy vị chát. Rau cải (cải xanh, cải thảo, cải sen…) khi nhận thực phẩm cần ki ểm tra kỹ, bằng cách bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì không nhập vào bếp ăn vì rau cải đã bị bón quá nhiều phân đạm, không đảm bảo thời gian cách li, hàm lượng nitrat trong rau còn rất cao, nếu để thử quá 12 giờ thì thấy rau bị nẫu đen, ủng. Đối với rau củ, quả: không nhập những quả , củ quá lớn, mà chọn những củ,quả có kích thước vừa phải, hoặc hơi nhỏ, không chọn những trái da căng và có vết nứt, dọc theo thân, những trái da xanh bong … Nhắc nhở cô nuôi giáo viên khi nhận thực phẩm nhất là rau củ cần kiểm tra kỹ bề ngoài bằng cảm quan và kinh nghiệm. * Kết quả: Trong những năm qua nhờ làm tốt khâu giao nhận thực phẩm nên nhà trường trong nhiều năm naykhông xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào, luôn đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ đồng thời nâng cao kiến thức, kỹ năng lựa chọn nhận thực phẩm của các thành viên trong nhà trường. Quản lý tốt tiền ăn của trẻ. Không để cơ hội cho nhà cung cấp nếu có ý định mua thực phẩm kém chất lượng đưa vào nhà trường. Tạo long tin tuyệt đối cho các bậc phụ huynh khi gửi con đến trường Được lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo địa phương gửi chọn niềm tịn. 17/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non (Hình ảnh giao nhận thực phẩm của nhà trường) Hìnhảnh các loại rau nhà trường đã chọn theo kinh nghiêm cảm quan mắt thường (Rau muống)(Rau mồng tơi) 18/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non (Quả Cà chua) ( Quả Bí ngô) 5.5. Biện pháp 5: Tăng cường kiến thức cho cô nuôi khi sơ chế và chế biến thựcphẩm tại bếp ăn hàng ngày Cô nuôi là người trực tiếp nhận và sơ chế thực phẩm, để có món ăn an toàn hạn chế thất thoát chất dinh dưỡng có trong thực phẩm rau củ ngay từ khi nhận sơ chế, cô nuôi cần nắm được các kỹ năng cơ bản trong sơ chế và chế biến thực phẩm nhất là rau củ.Khi thực hiện sơ chế và chế biến thực phẩm, nhất là các thực phẩm từ rau, quả nếu không đúng cách sẽ làm giảm chất lượng của rau củ, nếu phối hợp thực phẩm không phù hợp có thể gây bệnh cho người sử dụng. Vì vậỵ, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cô nuôi là cần thiết trong chế biến ăn tập thể. Cụ thể : Hướng dẫn kỹ cách rửa rau, điều này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng rửa đúng cách: Đầu tiên nhặt lá vàng úa, lá sâu, cắt rễ rửa sạch đất cát, bùn dính... Sau đó đem rửa nhiều lần với nước giếng thật sạch lưu ý trong khi rửa rau (không được để rau nát) rồi ngâm kỹ rau quả trong nước muối pha loãng chừng 15 phút (một muỗng cà phê muối cho khoảng 10 lit nước) sau đó rửa rau quả tiếp tục nhiều lần cho đến khi nước trong. Đối với rau có bẹ như rau cải thảo, bắp cải … cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá sau 19/31
- Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non đó rửa bằng nước sạch nhiều lần, rửa kỹ từng lá, nhất là các kẽ lá thật sạch dưới vòi nước chảy ít nhất ba, bốn lần rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 1520 phútvà trước khi chế biến, các nhánh rau nhỏ như rau muống cần rửa nhiều lần, sau đó rửa từng bó nhỏ như nắm tay dưới vòi nước chảy. Rau ăn củ nên rửa sạch đất trước khi gọt vỏ rồi rửa lai cho sạch đem ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch. Chế biến rau: Sử dụng nhiều loại rau trong bữa ăn, trong ngày trong tuần , nên xen kẽ rau ăn lá xen với củ quả để trẻ không chán,tránh ngộ độc vì ăn quá nhiều một loại rau, muốn đảm bảo đúng nhu cầu dinh dưỡng. Khi xào, nấu ... cần mở vung ra cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (nếu có) bay ra bớt. * Kết quả: Khi thực hiện đồng loạt các yêu cầu trên của biện pháp, tôi nhận thấy các thành phần tham gia giao nhập thực phẩm đã có kinh nghiệm hơn khi nhận và chế biến thực phẩm nhất là rau, quả vào bếp ăn của trường, Thực phẩm nhận luôn đảm bảo chất lượng và số lượng, tạm thời cảm quan bằng mắt thường an toàn, phòng tránh một số bệnh khi cho trẻ sử dụng rau sạch. Trẻ ăn rau nhiều giúp hệ tiêu hóa tốt, tăng khoáng chất, không thừa cân, béo phì... Đồng thời, khi được đón đoàn kiểm tra ytế, kiểm tra chuyên môn có thể xuất trình đầy đủ giấy tờ qui định, tạo điều kiện đạt kết quả tốt sau kiểm tra, và có thể qui đồng trách nhiệm, yêu cầu chủ hàng chịu trách nhiệm pháp lý khi gặp sự cố. Trong những lần kiểm tra nhà trường luôn được đánh giá loại tốt. Và trên hết là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh bệnh cho trẻ tạo điều kiện chăm sóc trẻ được tốt hơn. Sau đây là một số hình ảnh cô nuôi đang sơ chế, chế biến: 5.6. Biện pháp 6: Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch tăng gia rau sạch tại trường cho trẻ: Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho nhà trường quỹ đất rộng rãi để xây dựng quy mô trường học theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia.Đầu tư kinh phí xây dựng trường lớp rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất đồ dùng phục vụ sinh hoạt và học tập, vui chơi của trẻ tương đối đủ theo quy mô trường chuẩn. Công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng hiệu quả. Có khu vưc sân cho trẻ rộng rãi, Có khuôn viên đất rộng định quy hoạch vườn raurộng khoảng 600m được giáo viên, nhân 20/31
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 193 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 109 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 104 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 133 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn