intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo môi trường chữ viết giúp trẻ có kỹ năng học tốt môn làm quen với chữ cái tại lớp MGL – Trung tâm, MGL – Sin Chải trường mầm non Sùng Phài huyện Tam Đường

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc thực hiện sáng kiến "Một số biện pháp tạo môi trường chữ viết giúp trẻ có kỹ năng học tốt môn làm quen với chữ cái tại lớp MGL – Trung tâm, MGL – Sin Chải trường mầm non Sùng Phài huyện Tam Đường" là nghiên cứu thực trạng tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề xuất các giải pháp mới khắc phục các hạn chế. Giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc tạo môi trường chữ viết cho trẻ hoạt động. Giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, yêu thích môn làm quen với chữ cái, có một số kỹ năng học tốt môn làm quen với chữ cái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo môi trường chữ viết giúp trẻ có kỹ năng học tốt môn làm quen với chữ cái tại lớp MGL – Trung tâm, MGL – Sin Chải trường mầm non Sùng Phài huyện Tam Đường

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG MẦM NON SÙNG PHÀI         &! THUYẾT MINH SÁNG KIẾN  Một số biện pháp tạo môi trường chữ viết giúp trẻ có kỹ năng học  tốt môn làm quen với chữ cái tại lớp MGL – Trung tâm, MGL – Sin  Chải trường mầm non Sùng Phài huyện Tam Đường. Tên tác giả: Mai Thị Lan Phương – Vũ Thị Lý Chung            Trình độ chuyên môn: Cao đẳng  Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non Sùng Phài ­ Tam Đường ­ Lai Châu                                         1
  2.                                 Sùng Phài, ngày 25 tháng 3 năm 2016 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tạo môi trường chữ viết giúp trẻ  mẫu giáo có kỹ  năng học tốt môn làm quen với chữ  cái tại lớp MGL Trung  tâm, MGL Sin Chải trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam Đường” 2. Tên tác giả Họ và tên: Mai Thị Lan Phương Năm sinh: 1983 Nơi thường trú: Tổ 8, Phường Tân Phong, Thành Phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu.  Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng Sư Phạm Mầm Non. Chức vụ công tác: Giảng dạy. Nơi làm việc: Trường Mầm Non Sùng Phài. Điện thoại: 0912589018. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:  50%  Họ và tên: Vũ Thị Lý Chung. Năm sinh: 1984. Nơi thường trú: Tổ 2 Phường Tân Phong, Thành Phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu.  Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng Sư Phạm Mầm Non. Chức vụ công tác: Giảng dạy. Nơi làm việc: Trường Mầm Non Sùng Phài. Điện thoại: 01646860880. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50%  3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn mầm non. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ  ngày 01 tháng 09 năm 2015 đến  ngày 25 tháng 03 năm 2016. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:  2
  3. Tên đơn vị: Trường Mầm Non Sùng Phài. Địa chỉ: Trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam  Đường, Tỉnh Lai  Châu. Điện thoại: 02313751768. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:    Như  chúng ta đã biết tạo môi trường hoạt động của trẻ  trong trường,  lớp mẫu giáo có vai trò quan trọng đối với sự  phát triển về  thể  chất, ngôn  ngữ trí tuệ, tình cảm – xã hội, khả năng thẩm mỹ sáng tạo của trẻ. Vì vậy bố  trí và tạo môi trường cho trẻ chơi và hoạt động cần đảm bảo trên nguyên tắc  cho trẻ  “chơi mà học”. Trong đó, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ  là một trong   những  nhiệm vụ  vô cùng quan trọng đặc biệt là ở  vùng miền núi, vùng dân  tộc thiểu số ... Và một trong các mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ là:   Hình thành và phát triển  ở  trẻ  khả  năng nghe, đọc, phát âm ... và một số  kỹ  năng cần thiết cho việc học đọc, học viết như: Cách lật giở  sách, cách cầm   bút tô, viết chữ, khả  năng phối hợp tay, mắt và đọc từ  trái sang phải, cách  phát âm hoặc mô tả để nhận dạng chữ cái. Là giáo viên giảng dạy nhiều năm,  chúng tôi nhận thấy việc tạo môi trường chữ  viết phong phú xung quanh trẻ  sẽ  góp phần tích cực và có hiệu quả  cao, để  trẻ  có những kỹ  năng tốt học   môn làm quen với chữ  cái. Trên thực tế  việc tạo môi trường chữ  viết  ở  lớp  mẫu giáo lớn Trung Tâm và lớp mẫu giáo lớn sin Chải đã được chúng tôi   quan tâm như trang trí chủ đề, các góc bằng các chữ viết thường dễ nhìn, góc  chữ cái chúng tôi đã chuẩn bị tranh ảnh có gắn các chữ cái để cho trẻ quan sát   hoạt động. Xong việc tạo môi trường chữ  viết chủ  yếu là mang tính chất  trang trí, còn nhiều góc chết chưa tạo được các góc mở cho trẻ hoạt động, các  tuýp chữ còn nghèo nàn chưa phong phú. Chưa chú ý đến việc tạo môi trường  chữ viết ngoài lớp học cho trẻ trải nghiệm. Vì vậy trẻ chỉ được tiếp xúc với  các chữ  cái chủ  yếu trong hoạt động làm quen với chữ  cái, quan sát phát âm   3
  4. các chữ cái trên các bảng biểu cô trang trí quanh lớp, trẻ chưa được thực hành   trải nghiệm, trẻ không hứng thú với các hoạt động làm quen với chữ cái, phát   âm chưa chuẩn, chưa nhận ra biết được các kiểu chữ  khác nhau, kỹ  năng tô  viết của trẻ  còn nhiều hạn chế  nên chất lượng trẻ  trong môn làm quen với  chữ cái chưa cao. Vậy muốn trẻ có kỹ năng đọc, viết thật tốt thì ngay ở tuổi   mầm non, cô giáo cần trang bị cho trẻ những kỹ năng bổ trợ tốt nhất cho việc   đọc, viết như: Kỹ  năng phát âm, nhận dạng, cấu tạo…các chữ  cái. Còn đối  với trẻ 3,4 tuổi việc học chữ cái chưa phải là một nhiệm vụ bắt buộc nhưng   việc cho trẻ 3,4 tuổi làm quen với chữ cái thông qua môi trường lớp học cũng  rất cần thiết, tạo cho trẻ sự hứng thú, tiền đề  đầu tiên giúp trẻ  học tốt môn   làm quen với chữ cái khi trẻ lên 5 tuổi. Nhưng làm sao để trẻ học tốt môn làm  quen với chữ cái là điều không hề dễ đối với các cô giáo mầm non, đặc biệt  là các cô giáo công tác tại vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như  trường  mầm non Sùng Phài, khi mà các đối tượng các cháu 100% là con em dân tộc   thiểu số.Thấy được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với chữ cái là  vô cùng quan trọng đặc biệt là trẻ 5 tuổi, lứa tuổi chuẩn bị bước vào trường   tiểu học, chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài  “Một số biện pháp tạo môi  trường chữ viết giúp trẻ mẫu giáo có kỹ năng học tốt môn làm quen với   chữ  cái tại lớp MGL Trung tâm, MGL Sin Chải  trường mầm non Sùng  Phài, Huyện Tam Đường” Mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Nghiên cứu thực trạng tìm ra   nguyên nhân hạn chế, đề xuất các giải pháp mới khắc phục các hạn chế Giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc tạo môi trường chữ  viết  cho trẻ hoạt động .  Giúp trẻ  hứng thú tham gia vào các hoạt động, yêu thích môn làm quen   với chữ cái, có một số kỹ năng học tốt môn làm quen với chữ cái. 4
  5. Giúp phụ huynh hiểu rõ được vai trò của việc học chữ  cái của con em   mình, từ  đó có sự  phối hợp chặt chẽ  giữa nhà trường và gia đình trong việc  tạo môi trường chữ cái, giúp trẻ học tốt môn làm quen với chữ cái. 2. Phạm vi triển khai thực hiện 18 trẻ 5 tuổi lớp Mẫu giáo lớn Trung Tâm trường mầm non Sùng Phài 8 trẻ  5 tuổi, 5 trẻ  4 tuổi, 5 trẻ 3 tuổi lớp  MGL Sin Chải trường mầm  non Sùng Phài. 3. Mô tả sáng kiến. 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Trường Mầm non Sùng Phài là một trong những  thuộc xã có điều kiện   kinh tế  đặc biệt khó khăn của Huyện Tam đường với nhiều điểm bản lẻ,  phần đông trẻ là con hộ nghèo, có điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên  chưa thực sự  quan tâm đến con em mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.  Phụ  huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy chữ  cái cho   trẻ, chưa có phối hợp với giáo viên tạo môi trường chữ  viết nhằm giúp trẻ  học tốt môn làm quen với chữ  cái, đặc biệt là ở  lớp Mẫu giáo lớn Sin Chải   một điểm bản ở xa trung tâm. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện một số  giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ  như:   Tạo môi  trường chữ  cái trong lớp học. Dạy trẻ  qua hoạt động làm quen với chữ  cái.  Phối hợp với phụ huynh trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái tại nhà. Để  thực hiện các giải pháp đó chúng tôi đã tiến hành  trang  lớp tương  đối phù hợp, có tính thẩm mỹ, đã chú ý nhiều tới việc tạo môi trường chữ  viết cho trẻ  học môn làm quen với chữ cái. Bản thân chúng tôi khá linh hoạt  trong việc trang trí lớp học tạo môi trường hoạt động cho trẻ trải nghiệm.  Đã  tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái, trẻ nhận dạng và phát âm  chữ cái, nhận ra in chữ hoa, in thường , chữ viết hoa, viết thường. Phụ huynh  đã quan tâm đến việc dạy trẻ học các chữ cái khi ở nhà thông qua các thẻ chữ  cô yêu cầu. Phụ  huynh đã vận động anh chị  lớn trong gia đình tham gia vào  5
  6. việc dạy chữ cái cho trẻ. Giúp trẻ hiểu học chữ cái là rất cần thiết cho việc   đọc và viết. Tuy nhiên khi thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức   dạy trẻ  chúng tôi thường quan tâm nhiều đến đồ  dùng đồ  chơi phục vụ  cho   hoạt động có chủ  đích, chưa chú ý nhiều đến việc tạo môi trường chữ  xung   quanh trẻ. Giáo viên chưa chú ý dạy theo khả  năng của trẻ, dạy đại trà theo  chương trình kế  hoạch, chưa cho trẻ  thực hành trải nghiệm với môi trường  chữ  viết xung quanh lớp. Bản thân chúng tôi  chưa được tham quan học hỏi  nhiều  ở  những trường thuận lợi. Trang trí lớp học, chưa thật phù hợp, chưa   gây được hứng thú cho trẻ.  Trẻ  còn  phát âm ngọng, nhận biết các chữ  cái  chậm, hay quên, hay nhầm lẫn các chữ cái khó, khả  năng nhận biết các kiểu  chữ  cái, gạch chân chữ  cái còn hạn chế. Việc dạy trẻ học làm quen với chữ  cái của phụ huynh còn chưa thường xuyên, chưa chính xác đem lại hiệu quả  chưa cao do chính phụ  huynh cũng chưa nắm được cách thức, phương pháp  dạy trẻ  học chữ  cái và thói quen phát âm chữ  cái vẫn mang nặng tính địa  phương như phát âm ngọng, phát âm không tròn vành… Năm học 2015 – 2016   chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 17 trẻ  lớp  mẫu giáo lớn Trung tâm và 18 trẻ tại lớp mẫu giáo lớn Sin Chải tại thời điểm  tháng 9 năm 2015. Năm  Tổng  Số  Tỷ  Số  Tỷ  Lứ học số  trẻ  lệ  trẻ  lệ  a  Kiến thức của trẻ trẻ đạt (%) chư (%) tuổ a  i đạt Năm  Nhận biết chữ cái trong từ và      2013­ 5  ghép đúng các chữ thành từ có    14    10 71,4 4 28,6 2014 tuổi hình ảnh, nhận biết phân biệt  chuẩn chữ  in hoa, in thường,  viết thường Biết gạch chân chữ  cái trong    14 10 71,4 4 28,6 từ, kỹ  năng tô trùng khít lên  chữ cái chấm mờ. Nhận dạng một số  chữ  cái,  4  phát âm một số chữ cái đơn      6
  7. tuổi giản,   Kỹ   năng   tô   chữ   cái  17 10 59 7 41 đúng chiều theo khả năng 3  Hứng thú tham gia các hoạt  tuổi động làm quen với chữ  cái,  19 10 53 9 47 kỹ  năng cầm bút tô chữ  cái  theo khả năng Năm  5  Nhận biết chữ cái trong từ và  2014­ tuổi ghép đúng các chữ thành từ có  2015 hình ảnh, nhận biết phân biệt    18 15 83 3 17 chuẩn chữ  in hoa, in thường,  viết thường Biết gạch chân chữ  cái trong  từ, kỹ  năng tô trùng khít lên  18 15 83 3 17 chữ cái chấm mờ. 4  Nhận dạng một số  chữ  cái,  tuổi phát âm một số chữ cái đơn     16    10 62,5    6 37,5 giản,   Kỹ   năng   tô   chữ   cái  đúng chiều theo khả năng 3  Hứng thú tham gia các hoạt     18    10    56    8 44 tuổi động làm quen với chữ  cái,  kỹ  năng cầm bút tô chữ  cái  theo khả năng 5  Nhận biết chữ cái trong từ và  tuổi ghép đúng các chữ thành từ có  26     4 15,4   22 84,6 hình ảnh, nhận biết phân biệt  chuẩn chữ  in hoa, in thường,  viết thường Năm  Biết gạch chân chữ  cái trong  2015­ từ, kỹ  năng tô trùng khít lên  26  4 15,4   22 84,6 2016 chữ cái chấm mờ. 4  Nhận dạng một số  chữ  cái,  tuổi  phát âm một số chữ cái đơn     5 0 0 5 100 giản,   Kỹ   năng   tô   chữ   cái  đúng chiều theo khả năng 3  Hứng thú tham gia các hoạt  tuổi động làm quen với chữ  cái,     6 0 0 6 100 kỹ  năng cầm bút tô chữ  cái  theo khả năng 7
  8. Từ những giải pháp đã thực hiện ở trên cho thấy việc cho trẻ làm quen  với chữ cái chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy chúng tôi nhận thấy cần đề  xuất một số giải pháp để khắc phục hạn chế của giải pháp cũ như sau: 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến * Tính mới   Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tạo môi trường chữ viết   giúp trẻ  mẫu giáo có kỹ  năng học tốt môn làm quen với chữ  cái tại lớp   MGL Trung tâm, MGL Sin Chải  trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam   Đường” Đã tìm ra các giải pháp giúp trẻ  mẫu giáo có kỹ  năng học tốt môn  làm quen với chữ cái. Giáo viên tích cực học hỏi sử dụng công nghệ thông tin,  linh hoạt trong công tác tạo môi trường chữ  viết cho trẻ  hoạt động. Làm tốt   công tác xã hội hóa giáo dục, tận dụng nguồn lực từ phụ huynh học sinh tạo  môi trường chữ viết phong phú đa dạng thu hút học sinh đến trường lớp, vận   động phụ huynh tham gia công tác giáo dục trẻ đặc biệt là dạy chữ cái cho trẻ  khi  ở  nhà. Trẻ  hoạt động tích cực sáng tạo trong các hoạt động đặc biệt là  hoạt động làm quen với chữ cái nhằm đạt mục tiêu giáo dục.  Giải pháp 1: Tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp học. Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ  hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi bé bước vào cửa lớp, phản xạ  tự  nhiên  của bé là nhìn xung quanh xem có những gì và có đẹp không, đặc biệt những   gì mới lạ. Nắm chắc được đặc điểm tâm lý của trẻ chúng tôi tiến hành ngay  việc tạo môi trường chữ  cái trong lớp, nghiên cứu, bố  trí các vị  trí cho phù   hợp, lựa chọn các khu vực thuận lợi cho việc sử  dụng của cô và trẻ  đảm  bảo theo nguyên tắc. Phòng học luôn đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ có nhiều  không gian  mở cho trẻ hoạt động. Bô trí tranh  ảnh trong lớp đảm bảo tính  thẩm mĩ, mang tính mở, khuyến khích trẻ  sử  dụng một cách thích hợp các  tranh, ảnh là sản phẩm của cô và trẻ  cùng làm trong quá trình triển khai các  chủ đề tạo sự mới mẻ hấp dẫn kích thích trẻ hoạt động. Các góc cần được  8
  9. tổ chức với môi trường chữ viết phong phúc tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc  làm quen với chữ cái, chữ viết. Tên gọi của các góc với hình ảnh ngỗ nghĩnh  phù hợp, sẽ giúp trẻ nhận biết các góc chơi một cách rõ ràng, thẻ tên các góc   phải rõ ràng, dễ  nhìn, dễ  nhận biết bố  trí ngang với tầm nhìn của trẻ  gần  gũi dễ hiểu với trẻ: Ví dụ như góc phân vai chúng tôi đánh chữ “Bé đóng vai   nào” rõ ràng kết  hợp lồng vào những bông hoa, hay những con vật ngỗ  nghĩnh đáng yêu để thu hút sự tập chung của trẻ. Đặc biệt là ở  góc chữ cái   chúng tôi gắn những hình ảnh có chứa những chữ  cái mới học hoặc những   chữ cái sắp cho trẻ làm quen tạo cho trẻ không gian để  trẻ được thực hành   trải nghiệm.  Ví dụ: Chủ  đề  gia đình: Cô và trẻ  cùng trò chuyện về  chủ  đề  gia đình,  sau đó hướng trẻ vào câu chuyện: Tại cửa hàng búp bê có rất nhiều đồ dùng:   Ti vi, tủ lạnh, đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống … các con hãy cùng suy nghĩ  và giúp bạn búp bê đặt tên cho cửa hàng của bạn  ấy. Trẻ  5 tuổi lắng nghe,   suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình, trẻ 3,4 tuổi lắng nghe ý kiến của các anh  chị rồi nhắc lại hay đóng góp thêm ý kiến như: Cửa hàng của búp bê, siêu thị  mi ni, siêu thị của búp bê, búp bê bán hàng …với nhiều cái tên ngộ nghĩnh như  vậy, cô cùng trẻ 5 tuổi tìm và ghép các chữ cái trở thành các từ đó, trẻ 4 tuổi   cùng tìm kiếm chữ cái và giúp đỡ  cô, anh chị lớn theo khả năng. Hay với các   góc khác cũng vậy, cô và trẻ  cùng đàm thoại, thoải mái trao đổi để  đặt tên  như:  Kiến trúc sư  tí hon, bé tập làm thợ  xây, ngôi nhà mơ   ước, thành phố  tương lai sau đó cô cùng trẻ tìm và ghép các chữ cái thành các từ phù hợp.  Từ những tên gọi gần gũi với trẻ mà chính cô và trẻ đặt tên, đã kích thích  trẻ ghi nhớ từ đó lâu hơn, và trẻ đã phần nào hiểu về từ đó, chữ cái đó. Khi trang trí tên gọi các góc, tôi thường lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp với  góc, dán chữ   ở  độ  cao vừa tầm nhìn của trẻ  để  trẻ  dễ  nhìn thấy. Đặc biệt  kiểu chữ  phải chuẩn, hầu hết các chữ  này tôi thường  để   ở  dạng chữ  in  thường, với màu sắc đẹp phù hợp với mảng hoạt động và hình ảnh minh hoạ  của góc. Còn mảng hoạt động của trẻ ở phía dưới tôi thường gài nhựa trong,   9
  10. các chữ  rời với mẫu chữ  khác nhau như  chữ  in thường viết thường, chữ  in   hoa để  trẻ cùng bắt chước cô ghép tên góc. Khi chơi, tôi thường hỏi chữ  cái  đầu tiên của từ là chữ  gì? Chữ  cái nào trong từ  đã học rồi? Làm như vậy trẻ  nhớ các từ đó rất lâu và lại một lần nữa trẻ được luyện phát âm, đặc biệt có  trẻ  đã thao tác ghép chữ  nhiều lần thành quen và đã tự  ghép mà không cần  mẫu của cô. Ngoài ra tôi thường thay đổi  tên gọi hình ảnh và các góc cho phù hợp với  từng chủ  điểm và tạo sự  mới mẻ  khoảng không gian hấp dẫn mỗi khi trẻ  đến lớp: Ví dụ: Góc gia đình: Tôi thống nhất với trẻ đặt tên góc: “Tổ ấm gia đình.  Trẻ được làm quen với từ "Tổ ấm”, và biết được từ “Tổ ấm” có chữ cái đầu  tiên là chữ T, chữ đã học là chữ: ô, a… Nhưng với chủ đề ngành nghề: Tôi và trẻ lại thoả thuận nhất trí đưa ra   tên: “Bé tập làm nội trợ, bé nấu ăn”... Ở đây, trẻ được cung cấp thêm từ: “nội  trợ” và từ; “nấu ăn”. Trẻ  5 tuổi được ghép hoặc chép từ, được biết chữ  cái  đầu tiên của từ mới đó, biết thứ tự trong từ và ghép hoàn chỉnh các từ mới đó.  Trẻ  3,4 tuổi được phát âm chữ  cái, đọc theo cô và các anh chị  5 tuổi các từ  mới.   Như  vậy, qua mỗi chủ  điểm tôi lại cung cấp thêm cho trẻ  nhớ  và tự  viết được nhiều từ mới và ôn luyện nhiều chữ cái đã học. Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là “Dễ nhớ dễ  quên”. Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ, nếu không thường xuyên   ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác. Mặt  khác, khi  trẻ  hoạt   động trẻ  thường cất  đồ  dùng  đồ  chơi nhanh   nhưng không ngăn nắp, giáo viên thường mất nhiều thời gian sắp xếp lại đồ  chơi cho trẻ sau khi chơi. Như vậy rất vất vả cho cô mà trẻ lại không có thói   quen lao động tự phục vụ. Đặc biệt không được làm quen với tên gọi các từ,   hay các chữ cái Tiếng Việt ghép thành từ đó. Để khắc phục tình trạng này, tôi  xếp đồ dùng đồ  chơi trên giá góc gọn, đẹp, khoa học, sao cho trẻ dễ lấy, dễ  cất, các đồ dùng trên giá phải tuân theo một trật tự nhất định.  10
  11. Ví dụ: Trong chủ điểm gia đình: Cô dạy trẻ làm quen chữ: a, ă, â. Khi tổ  chức hoạt động có chủ đích, tôi cho trẻ ôn bằng cách: Tôi chuẩn bị các đồ vật  có gắn từ  tương  ứng như: Cái làn, cái bàn,  ấm pha trà … Tôi yêu cầu trẻ  5  tuổi tìm chữ vừa học (a, ă, â) trong các từ gắn với đồ  vật ở xung quanh lớp,  giúp đỡ các em 3,4 tuổi tìm và ghép đúng yêu cầu. Và như vậy trẻ hoạt động  rất tích cực, vận động thoải mái và tập chung chú ý cao độ  để  trẻ  tìm thấy  chữ  đã học trong “thế  giới của người lớn". Ra ngoài cuộc sống gặp những  hình  ảnh, băng zôn, các từ, các chữ  … trên đường phố  trẻ sẽ  tự  tin hơn, mở  rộng hiểu biết hơn về từ, chữ Tiếng Việt cho trẻ. Qua các chủ  điểm, mỗi khi thay đổi đồ  dùng đồ  chơi, thay đổi các tiêu  đề trên giá đồ chơi, tôi lại giới thiệu cho trẻ đồ dùng đồ chơi mới, giới thiệu   chữ  mơi, từ  mới. Kết hợp áp dụng thực tế  bên ngoài xã hội, cùng với việc   giới thiệu chữ cái của cô, trẻ có thể đọc được nhiều từ trong sách báo và thực   tế.  Ngay từ đầu năm học, khi đã ổn định danh sách lớp, tôi tạo cơ hội để trẻ  tiếp xúc với chữ, với từ, tên của mình bằng cách: Viết các danh sách của 3 tổ  có kèm theo ký hiệu để trẻ biết tên mình ở tổ nào, có những bạn nào trong tổ  của mình. Chữ của trẻ tôi thường viết ở dạng chữ in thường và chữ viết hoa  (vì đây là tên riêng). Trẻ  được khắc sâu hình  ảnh tên của mình và được làm   quen với chữ viết thường và chữ viết hoa, trẻ 5 tuổi có thể quan sát tập chép   theo mẫu vào giờ hoạt động góc và giờ đón trẻ. Và trẻ nhận ra tên mình trong   các ký hiệu sách của vở toán, tập tô, khăn mặt, ca, cốc túi đựng sản phẩm… Với các bảng biểu tôi nghĩ đây cũng là khoảng không gian không nhỏ tác   động đến trẻ. Vì vậy tôi đã trang trí tên gọi bằng chữ cái Tiếng Việt cơ  bản  để hàng ngày trẻ nhìn thấy, trẻ nhận mặt chữ và ghi nhớ các từ trong bảng và   biết bảng đó là bảng gì có chữ gì, từ gì. Ví dụ: "Lịch của bé" trẻ biết hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu? Thời   tiết như thế nào?... 11
  12. Để  phát huy tính tích cực của trẻ  trong góc chơi, đặc biệt là góc thư  viện.  Đây là nơi trẻ  được tiếp xúc nhiều với chữ  cái, và rèn luyện kỹ  năng   tiền biết đọc, biết viết của trẻ  như: cách lật giở  sách, cách đưa mắt từ  trái  sang phải khi đọc, hoặc các từ mới như: Tên truyện, tên các trang bìa, tên các   album tự tạo….với các mẫu chữ khác nhau. Ví dụ   : Cô tổ  chức cho trẻ cùng làm album và truyện tranh chữ  to theo  chủ đề. Nếu là chủ  đề  “Thế giới động vật” cô và trẻ sưu tầm album về các  con vật như: chó mèo, gà, vịt,…Tôi yêu cầu trẻ 5 tuổi tìm các chữ  trong hoạ  báo cắt và ghép từ  “con mèo”, “con chó”…  dán dưới hình  ảnh các con vật  tương ứng. Một đều tôi luôn lưu ý nhắc trẻ là phải ghép chữ  lần lượt từ trái  sang phải, hết chữ  này đến chữ  khác, hết từ  này đến từ  khác bên cạnh phía  phải, và sau đó tôi yêu cầu trẻ phát âm các chữ, "đọc" các từ . Để trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình tôi cho trẻ làm   tranh: như cho trẻ sưu tầm các chữ có trong hoạ báo, lịch cũ,…trẻ cắt, tô màu  và cùng ghép chữ  với cô để  tạo thành các tuýp chữ, các tiêu đề  xung quanh   lớp mỗi khi thay đổi chủ  đề. Trong suốt quá trình hoạt động tích cực như  vậy, bản thân trẻ lại một lần nữa khắc sâu chữ cái và từ. Trẻ được tham gia hoạt động tích cực như vậy, trẻ rất hứng thú và biết   trân trọng những sản phẩm mình là ra. Đặc biệt các chữ, các từ mà trẻ tự tay   sưu tầm được, thực tế cho tháy trẻ nhớ chữ nhớ từ rất lâu. Từ việc tạo môi trường chữ trong trong lớp học trẻ được thực hành trải  nghiệm nhận dạng, phát âm mọi lúc mọi nơi. Với môi trường ngoài lớp như: Góc thiên nhiên, mảng tuyên truyền, khu  vực để đồ dùng cá nhân của trẻ là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác   dụng ôn tập củng cố chữ cái và từ rất tốt. Vì vậy nơi để đồ dùng cá nhân của  trẻ  như: Mũ, ba lô, giầy dép, khăn mặt,…Tôi luôn gắn kí hiệu của từng trẻ,  bên cạnh đó tôi gắn tờ giấy nhỏ viết sẵn tên của trẻ, tôi yêu cầu trẻ 5 tuổi tự  nhận ra và phát âm các chữ cái trong từ có gắn tên của mình, còn đối với trẻ  3,4 tuổi tôi hướng dẫn trẻ phát âm các chữ  cái đầu tiên của tên cho trẻ  nhớ.  12
  13. Như  vậy, hàng ngày trẻ  cất đồ  dùng hoặc sử  dụng đồ  dùng vừa đúng qui   định, vừa biết tên của mình (của bạn), biết tên của mình có chữ gì, biết thứ tự  của từng chữ từ trái sang phải của các chữ như thế nào. Mỗi một môi trường  hoạt động của trẻ, tôi đều chủ  động tạo môi trường để  trẻ  có cơ  hội được   luyện phát âm, ôn luyện chữ  đã biết, làm quen chữ  mới và làm quen từ  một  cách rất tự nhiên thoải mái không gò bó áp đặt trẻ. Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ là nơi không những tạo môi   trường chữ cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để  phụ huynh hiểu biết về chữ mà con em mình đang học. Và từ đó phối kết hợp  ôn luyện tại gia đình. Tránh trường hợp cô dạy chữ  đúng phụ  huynh lại dạy  chữ chưa đúng: Ví dụ: Chữ x đọc là “xờ”, chữ s đọc là “sờ”, nhưng có ông bà lại dạy là  “ích xì” và “ét xì”. Hay chữ l, n, lại đọc là “e lờ” và “e nờ”… Và nếu không thống nhất trẻ  sẽ  giao động không biết như  thế  nào là  đúng, hơn nữa nếu đã đọc sai thì rất khó sửa. Xác định được điều đó, mỗi  tuyên truyền tôi đều có hình ảmh kèm theo chữ in hoa, in thường, viết thường  (chủ yếu là chữ in thường), tuyệt đối không viết chữ cách điệu chữ bay. Hay tên chủ đề viết dạng: “Thế giới thực vật”, các tranh ảnh cỏ cây hoa  lá. …có kèm theo từ để trẻ có thể phát âm, tự đọc. Ngoài ra tôi cho trẻ  một mảng hoạt động để  hàng ngày trẻ  tập ghi số  điện thoại, chép tên mình và địa chỉ cá nhân của mình…Từ đó trẻ ghi nhớ các   từ, chữ, tên của mình của bạn, biết nhà bạn hoặc nhà mình ở đâu?.. * Góc thiên nhiên ngoài trời: Đây là nơi trẻ được tiếp xúc mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày.  Tạo môi trường chữ có kèm hình  ảnh không những cho trẻ  hiểu về  thế giới   các loài cây, loài hoa, biết các giai đoạn phát triển của cây, hiện tượng thử  nghiệm khoa học…mà còn có thể  ghi chép hiện tượng mà trẻ  theo dõi hàng  ngày. 13
  14. Ví dụ:  Tôi gắn tiêu đề  cho góc:  “vườn  ươm cây cảnh”  và tôi làm các  biển cắm có chữ ghi tên cây  Khi cho trẻ tri giác chữ từ dưới mỗi hình ảnh trong biển cắm tôi đều yêu cầu   trẻ tìm đúng từ “Cây hoa cúc” gắn vào cây hoa cúc, và các loại cây khác cũng vậy, trẻ  biết tên, chữ, từ, của cây đó, tập "đọc" tên các cây mà trẻ đã tìm đúng. Giải pháp 2: Tạo môi trường giúp trẻ   làm quen với chữ cái thông  qua việc làm quen công nghệ thông tin. Để  đáp  ứng nhu cầu nhận thức của trẻ, đồng thời thực hiện mục tiêu  nhiệm vụ của nhà trường giao. Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin, giáo  án   điện   tử   vào   giảng   dạy   thông   qua   việc   khai   thác   trò   chơi   Kidsmart   và   Happykids, các nguồn dữ liệu thiết kế trên máy tính:  Đối với lớp mẫu giáo lớn Trung tâm tôi lấy ý tưởng từ ngôi nhà sách của   Bailey’s, trong chương trình Kisdmart, tôi tổ chức cho trẻ được ôn luyện chữ  bằng cách tìm tranh chứa chữ cái cô vừa dạy, tự in và gạch chân chữ vừa tìm   được. Còn đối với lớp mẫu giáo lớn bản Sin Chải do chưa được cấp phát bộ  máy tính Kisdmart chúng tôi sử dụng máy tính cá nhân, đao tải các phền mềm  ứng dụng thích hợp phục vụ cho việc dạy chữ cái cho trẻ. Cũng ý tưởng từ ngôi nhà sách của Bailey’s, trong chương trình Kisdmart,   tôi cho trẻ ôn chữ đã học thông qua trò chơi: "Đuổi hình bắt chữ”. Tôi thết kế  các hình ảnh ngộ nghĩnh phù hợp với các chủ điểm, các chữ minh hoạ cho các   hình ảnh, yêu cầu khi chơi trẻ phải tìm đúng chữ với hình ảnh. Ví dụ: Hình  ảnh hoa hồng (trong chủ  điểm thế  giới thực vật), trẻ  phải  quan sát và ghi nhớ hình ảnh hoa hồng, từ "hoa hồng" có 7 chữ cái bắt đầu là   chữ h, sau đó là o,…trẻ tập phát âm chữ cái đó, từ đó, trẻ càng chơi nhiều lần   càng nhớ lâu chữ đã học. Hay với các giờ  dạy trẻ  tô chữ, tôi tận dụng chương trình Happykis,  bằng cách cho trẻ 5 tuổi thực hành điều khiển chuột trên máy tính để quan sát  thao tác tô chữ trên máy tính với 3 kiểu chữ in hoa in thường và viết thường.  14
  15. Trẻ được khắc sâu thao tác tô theo qui luật nhất định là tô từ trái sang phải, từ  trên xuống dưới, trùng khít lên nét chấm mờ. Đối với trẻ 3,4 tuổi tôi cho trẻ  quan sát, lắng nghe cô và các anh chị  5 tuổi thực hiện, sau đó có thể  cho trẻ  thực hành theo một số thao tác đơn giản theo khả năng của trẻ. Ngoài   ra,   tôi   chủ   động   thiết   kế   tạo   nguồn   dữ   liệu:   Dữ   liệu   chữ   in  thường,   in   hoa,   viết   thường   chuẩn   của   29   chữ   cái   được     thiết   kế   trên  Powerpoint có màu sắc khác nhau: Tất cả chữ in thường màu xanh, chữ in hoa  màu đỏ, chữ  viết thường màu vàng để  trẻ  dễ  phân biệt. Hàng ngày giờ  chơi  hoạt động góc, giờ  đón trả  trẻ…Trẻ  5 tuổi tự  vào góc chơi theo ý thích của  mình, tự dùng chuột điều khiển trò chơi: “tìm chữ”, tìm được chữ nào đọc to  chữ   ấy, hoặc tìm chữ  theo yêu cầu của cô, của bạn, trẻ  trao đổi và sửa cho   nhau.  Hay tôi thiết kế trò chơi:  “Bù chỗ  còn thiếu”, “sắp xếp lô zích”…các  đối tượng là các chữ cái mà  trẻ đã được học trong các chủ đề chủ điểm . Trẻ  3,4 tuổi quan sát và thực hiện theo các anh chị 5 tuổi. Như vậy trẻ được cùng  chơi, cùng ôn luyện nhẹ nhàng thoải mái. Dữ liệu từ: sưu tầm tranh ảnh động  trên mạng, các loại tranh  ảnh tự  vẽ  hoặc mua đưa vào máy, phân loại theo   từng chủ đề chủ điểm khác nhau. Ví dụ: Chủ điểm: "Quê hương ­ Đất nước   ­ Bác Hồ", tôi thiết kế  trên máy tính các loại tranh  ảnh về  địa danh của Lai   Châu như: Tượng đài Bác hồ với các dân tộc Lai Châu, Động Tiên Sơn, động   Pusamcap, Hồ Thủy Sơn, nhà thiếu nhi... Tranh ảnh về Đất nước như: Phong  cảnh Hà Nội, Huế, TP Hồ  Chí Minh, Đà Lạt...Tranh  ảnh về  Bác Hồ  như:  Chân dung, Bác Hồ  với các cháu, Bác Hồ  đang trồng cây... có các từ  tương  ứng kèm theo. Trẻ được chơi dưới hình thức chọn tranh theo yêu cầu của cô   hoặc của bạn, trẻ  quan sát phát âm chữ, "đọc" các từ  dưới tranh, và ngẫu  nhiên trẻ được ôn luyện, phát triển ngôn ngữ rất nhẹ nhàng thông qua trò chơi  này. Giải pháp 3:  Phối hợp với phụ  huynh trong việc cho trẻ làm quen  với chữ cái tại nhà. 15
  16. Ngoài việc tạo môi trường trong và ngoài lớp, thu hút trẻ  tham gia tạo  môi trường chữ  viết, giúp trẻ  làm quen với chữ  cái thông qua việc làm quen  với công nghệ thông tin. Chúng tôi còn tích cực phối kết hợp với phụ huynh   trong việc tạo môi trường chữ  viết cho trẻ  như  vận động phụ  huynh đóng  góp các nguyên vật liệu sẵn có dễ  tìm như  vỏ  chai, lọ  các hộp nhựa, hộp  giấy, cùng với cô giáo tạ  nên những đồ  dùng đồ  chơi phục vụ  cho môn làm   quen với chữ  cái. Vận động phụ  huynh tạo môi trường chữ  viết  ở  nhà. Đối   với các phụ  huỵnh quan tâm đến con, thường xuyên đưa đón trẻ  đến lớp tôi   tuyên truyền vận động phụ huynh mua bộ thẻ chữ cái, bảng chữ cái,các loại  vở, bút chì cho trẻ  tô, viết cho trẻ  khi  ở  nhà. Đối với những gia đình chưa  thực sự quan tâm, ít đưa con đến lớp, nhà xa lớp học hay không có điều kiện  mua các đồ  dùng cho con học tập chúng tôi tranh thủ  thời gian đến tận nhà   trao đổi, tuyên truyền thuyết phục, vận động các phụ  huynh quan dành thời  gian, cố gắng khắc phục khó khăn quan tâm nhiều hơn đến con em mình. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại  Sau khi áp dụng những giải pháp mới trong  việc  tạo môi trường chữ  viết giúp trẻ có kỹ  năng học tốt môn làm quen với chữ cái đạt hiệu quả như  sau: Tổng số trẻ Kết quả khảo sát  Kết quả khảo sát sau  Tăng/  trước khi thực hiện  khi thực hiện sáng  giảm  Năm  Lứa  sáng kiến kiến (%) Nội dung Số  Tỷ  Số  Tỷ  Số  Tỷ  Số  Tỷ  học tuổi trẻ  lệ  trẻ  lệ  trẻ  lệ  trẻ  lệ  đạt (%) chưa  (%) đạt (%) chưa  (%) đạt đạt Trẻ  nhận biết  26 4 15,4 22 84,6 26 100 0 0 Tăng  chữ   cái   trong  84,6 từ   và   ghép  đúng   các   chữ  thành   từ   có  hình   ảnh,  nhận   biết  phân   biệt  chuẩn   chữ   in  2015    5  hoa,   in  2016 thường,   viết  16
  17. thường. Biết   gạch  chân   chữ   cái  trong   từ,   kỹ  Tăng  26 4 15,4 22 84,6 26 100 0 0 năng   tô   trùng  84,6 khít   chữ   cái  chấm mờ   Trẻ   nhận  dạng   một   số     4  chữ   cái,   phát  âm   một   số  Tăng  chữ   cái   đơn  5 0 0 5 100 4 80 1 20 80 giản, Kỹ  năng  tô   chữ   cái  đúng   chiều  theo khả năng   Trẻ   hứng   thú  tham   gia   các  hoạt động làm    3  quen   với   chữ  Tăng  6 0 0 6 100 4 66 2 34 cái,   kỹ   năng  66 cầm   bút   tô  chữ   cái   theo  khả năng Sau khi áp dụng sáng kiến số trẻ 5 tuổi  nhận biết và phát âm đúng các  chữ  cái Tiếng Việt đạt, trẻ  nhận biết chữ cái trong từ  và ghép đúng các chữ  thành   từ   có   hình   ảnh,   nhận   biết   phân   biệt   chữ   in   hoa,   in   thường,   viết  thường .Trẻ  biết gạch chân chữ  cái trong từ, tô chữ  cái in mờ  .Trẻ  4 tuổi   nhận dạng một số chữ cái, phát âm một số  chữ cái đơn giản, tô chữ  cái theo   khả  năng. Trẻ  3 tuổi trẻ  hứng thú tham gia các hoạt động làm quen với chữ  cái, tô chữ cái theo khả năng  5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Với sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tạo môi trường chữ viết  giúp trẻ  mẫu giáo có kỹ  năng học tốt môn làm quen với chữ  cái tại lớp MGL  Trung tâm, MGL Sin Chải trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam Đường” mà  17
  18. tôi đã thực hiện tại lớp mẫu giáo lớn trung tâm, mẫu giáo lớn bản Sin Chải tôi   nhận thấy: Sáng kiến đã được áp dụng tại lớp MGL Trung tâm, MGL Sin Chải  của trường ...Sáng kiến có thể áp dụng đại trà cho các lớp mẫu giáo độc lập có  con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong trường mầm non  trong toàn trường,  toàn huyện.  6. Các thông tin cần được bảo mật: Không. 7. Kiến nghị, đề xuất  *  Đối với nhà trường  Nhà trường cần phối hợp với ban đại diện cha mẹ  học sinh để  hỗ  trợ  giáo viên trong công tác xã hội hóa giáo dục tại các lớp. Cần cung cấp thêm tranh  ảnh minh hoạ  phục vụ  cho chương trình giáo   dục. * Đối với chính quyền địa phương xã Sùng Phài Có chính sách  ưu tiên và hỗ  trợ  phần nào kinh phí cho hoạt động tạo   môi trường học tập, huy động các nguồn lực xã hội giúp đỡ  những trẻ  có  hoàn cảnh khó khăn. * Đối với Phòng Giáo dục ­ Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan mô hình các trường điểm  trong tỉnh, các trường có điều kiện giống với trường Mầm non Sùng Phài. 8. Tài liệu kèm: Không.  Trên đây là nội dung, hiệu quả của tác giả do chính tôi thực hiện không  sao chép hoặc vi phạm bản quyền. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ  ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 18
  19. Hiệu trưởng ................ Mai Thị Lan  Vũ Thị Thanh         Phương .................Vũ Thị Lý Chung   XÁC NNHẬN CỦA HỘI ĐỒNG TĐKT HUYỆN 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2