Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi" được hoàn thành với các biện pháp như: Tạo môi trường hoạt động phù hợp với chủ đề trẻ đang họcphù hợp với dặc điểm lứa tuổi trẻ; ây dựng kế hoạch theo hướng đồng tâm phát triển; Chuẩn bị đủ vật liệu, đồ dùng, đồ chơi cho các góc chơi phong phú về chủng loại về chất liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi
- 1 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến : "Một số biện pháp tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 5- 6 tuổi” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội 3. Tác giả: Họ và tên: Ngô Thị Loan Ngày tháng năm sinh: 06/10/1980 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường mầm non Trung Lập Điện thoại: DĐ: 0366659798 4. Đồng tác giả: Không có Họ và tên: Ngày tháng năm sinh: Chức vụ, đơn vị công tác: Điện thoại: 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Trung Lập Địa chỉ: Thôn Áng Ngoại - xã Trung Lập - huyện Vĩnh Bảo - thành phố Hải Phòng Điện thoại: 0313986380 II. Mô tả giải pháp đã biết Việc tạo môi trường cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Hoạt động chơi là biến đổi về chất trong sự phát triển tâm lý của trẻ 5-6 tuổi đồng thời còn có tác dụng chi phối những hoạt động khác, làm cho những hoạt động này mang tích chất độc đáo. Tạo nên những nét đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo, giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách con người. Do đó hoạt động chơi đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lý của trẻ 5-6 tuổi Vì chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nên phải tập trung tinh lực để hình thành và hoàn thiện hoạt động này ngay từ khi sớm nhất. Bên cạnh đó các yếu tố của hoạt động học tập chưa có ranh giới thật rõ ràng. Trong việc đổi mới phương pháp giáo dục giáo viên cần nắm vững đặc điểm học, chơi để thiết kế các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động chơi. Có nhiều dạng trò chơi mỗi góc chơi đều mang
- 2 lại hứng thú và hiệu quả phát triển cho trẻ khác nhau. Góc chơi đóng vai là nơi trẻ chơi giả bộ, trẻ rất hứng thú chơi ở góc chơi này. Chúng được tự do suy nghĩ, tưởng tượng và đóng vai( Ông, bà, bố,mẹ........) Mặt khác chúng được tự do lựa chọn góc chơi theo ý thích. Trẻ khám phá tìm hiểu các vai mà chúng đóng, khi chơi đóng vai thể hiện nét văn hóa cộng đồng và gia đình trẻ. Song trong thực tế có rất nhiều giáo viên khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ còn áp đặt, ấn định trẻ vào góc chơi theo ý mình hay chơi hộ trẻ dẫn đến tình trạng trẻ chơi không mang được tính tự lập, tư nguyện cao, không thể hiện rõ được ý thức làm chủ. Trẻ tham gia chơi chưa hết mình, chưa tích cực...Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số giáo viên khác cũng đã từng nghiên cứu tìm tòi một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chơi cho trẻ nhưng nghiên còn chưa sâu. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho góc chơi chủ yếu là đồ dùng đồ chơi mua sẵn, lên đã vô tình biến trẻ thành những “chú gà công nghiệp”. Đứng trước tình hình trên tôi rất băn khăn trăn trở làm thế nào để nâng cao được chất lượng chơi cho trẻ 5- 6 tuổi và tôi đã mạnh dạn đi sâu vào đề tài này và tìm ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm năng cao chất lượng chơi cho trẻ và vừa thỏa mãn những nhu cầu hứng thú của trẻ vừa đạt những yêu cầu giáo dục thể hiện rõ tính chất đặc biệt của hoạt động chơi là trẻ chơi mang tính tự nguyện cao, trẻ thích trò chơi nào thì chơi một cách say mê trò chơi đó, có vui thì mới chơi và đã chơi là phải vui. Song trong quá trình thực hiện giải pháp này nổi trội lên những ưu điểm, khuyết điểm sau : * Ưu điểm: Thu hút mọi trẻ tham gia chơi hết mình, chơi tích cưc phù hợp đặc điểm tâm sinh lý trẻ là “Học bằng chơi, chơi bằng học” Giúp giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ . Khuyến khích được đông đảo phụ huynh cùng nhập cuộc Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động này tiện lợi dễ kiếm dễ làm tận dụng được các nguyên liệu phế thải trong cuộc sống tưởng chừng như vất đi để đưa vào hoạt động chơi. Sau hoạt động chơi chính trẻ là người tạo ra sản phẩm cho góc chơi đó. * Hạn chế : Trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin. Nội dung chơi chưa phong phú. Trong quá trình chơi trẻ chưa thể sáng tạo ra sản phẩm ngay cần sự giúp đỡ của cô. III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
- 3 * Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động phù hợp với chủ đề trẻ đang học- phù hợp với dặc điểm lứa tuổi trẻ. Như chúng ta đã biết các góc hoạt động chơi có vai trò vô cùng quan trọng, trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Chúng ta đều mong muốn các khu vực hoạt động của trẻ phải kích thích được hứng thú của trẻ để trẻ mong muốn khám phá, tìm tòi các hoạt động, phải đảm bảo sức khỏe ....Đặc biệt môi trường đó giúp trẻ phân biệt được các góc chơi với nhau, giáo viên quan sát được trẻ khi chơi. Góc chơi đóng vai cần không gian rộng và tương đối ổn định, có các trang thiết bị phù hợp. Vị trí góc phải hợp lý, góc phân vai nên xa góc yên tĩnh. VD: Góc học tập xa góc phân vai Có chỗ hoạt động chung và chỗ cho hoạt động cá nhân, các góc nên phải có khoảng rộng cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ. Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động sử dụng giá, tủ nhỏ, bìa.....để giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc từ đâu đến đâu, ranh giới góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát trẻ của giáo viên. Thay đổi vị trí hoặc bố trí sắp xếp lại một số góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. VD: Ở chủ đề "Thế giới động vật" tôi bố trí góc chơi xây dựng gần góc nghệ thuật để khi các cháu làm các con vật thì có thể đưa sang góc xây dựng cho phù hợp. VD : Theo hướng GDMN mới thì việc lựa chọn các góc chơi sao cho hợp lí là hết sức cần thiết, các góc chơi phải được trang trí dưới dạng mở và di chuyển được khi cô muốn thay đổi góc cho trẻ thì sẽ thuận tiện cho cô và trẻ trong khi chơi. Các góc không nên gắn chết trên tường...Vì như vậy mọi hoạt động chơi của trẻ sẽ gặp nhiều hạn chế. Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với mức phát triển của trẻ, thích hợp với đặc điểm điều kiện của địa phương và thường xuyên luân chuyển giữa các góc để gây hứng thú cho trẻ và đồng thời sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. VD: Tôi tận dụng những học liệu, phế liệu... mà tôi thu thập được, hoặc đồ dùng mà phụ huynh mang đến cho trẻ được tự tay mình tạo ra những sản phẩm theo chủ đề bằng sự hướng dẫn của cô. Từ những vỏ bìa trong chủ điểm gia đình tôi cho trẻ tạo ra các sản phẩm khác nhau như giường, tủ, bếp ga.... chính từ công việc này trẻ tự tay làm trẻ sẽ biết trân trọng các sản phẩm đó Cô lấy trẻ làm trung tâm, cô hướng dẫn trẻ chơi một cách gián tiếp thông qua những gợi ý.
- 4 VD: Trước khi xây dựng kế hoạch tôi thường trò chuyện, quan sát xem nhận thức của trẻ về chủ điểm để lên kế hoạch cho sát với thực tế và nhận thức của trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tự lập, có sáng tạo, trí tưởng tượng trong khi chơi: VD: Khi trẻ đang chơi trò chơi xây dựng "Vườn bách thú"tôi đến gần trẻ và hỏi xem :"Con xây như thế nào?, xây những gì?.. nếu trẻ không trả lời được tôi dùng lời để gợi ý cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình, cô tạo tình huống cho trẻ như :" con đã đến vườn bách thú chưa? con thấy ở đó có những gì?các con thú được nhốt ở đâu?.... bằng những câu hỏi gợi ý đó chắc chắn trẻ sẽ hiểu hơn và biết mình muốn xây cái gì và xây như thế nào. Đồ dùng, đồ chơi nguyên vật liệu trong từng góc được trình bày sao cho dễ lấy, dễ thấy, dễ lựa chọn, những thiết bị nặng đặt ngay trên mặt sàn, to, rõ ràng, màu sắc hấp dẫn trẻ giúp trẻ cảm nhận được và gây hứng thú cho trẻ. VD: Với đồ dùng như tranh ảnh tôi để trên các giá vừa tầm với trẻ, còn đồ dùng để chơi các trò chơi phân loại tôi để trong hộp ngay dưới biểu bảng để các cháu chơi được thuận lợi. Mỗi góc chơi từ 6-7 cháu, trong quá trình chơi cô phải bao quát trẻ. * Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch theo hướng đồng tâm phát triển: Việc xây dựng hoạt động phù hợp rất cần cho việc rèn các kỹ năng hoạt động của trẻ sẽ mở rộng vốn hiểu biết, kỹ năng hoạt động, khả năng giao tiếp từ đơn giản đến phức tạp. Khi xây dựng kế hoạch ở mỗi chủ đề giáo viên cần xác định mục tiêu, yêu cầu về kiến thức kỹ năng, thái độ. Việc xây dựng kế hoạch cũng cho phép, kích thích giáo viên áp dụng các phương pháp kết hợp để tận dụng mọi khả năng của trẻ để đề ra, gợi ý, mở rộng các trò chơi đồng thời cũng tạo ra được sự liên kết trong góc chơi đóng vai với các góc khác. VD 1: Khi xây dựng kế hoạch chủ đề bản thân rồi tiếp sau đó là chủ đề gia đình thì trẻ có thể sử dụng đồ chơi từ chủ đề bản thân như quần áo, giày dép, bàn chải,. .. để sử dụng sang chủ đề gia đình là đồ dùng cá nhân của các thành viên trong gia đình. VD2: Trong một buổi chơi trẻ có thể sử dụng các đồ chơi, các nguyên liệu ở góc này sang góc khác. Chẳng hạn trong buổi chơi chủ đề " Trường mầm non" sau khi chơi xong ở góc đóng vai bác sĩ trẻ có thể đóng vai bác sĩ dẫn con đến trường Mầm non hoặc là vai bác sĩ có thể đến trường Mầm non khám bệnh cho các cháu ...
- 5 Ngoài xây dựng kế hoạch theo hướng đồng tâm phát triển thì cần có đủ những học liệu để trẻ được hoạt động một cách tích cực * Biện pháp 3: Chuẩn bị đủ vật liệu, đồ dùng, đồ chơi cho các góc chơi phong phú về chủng loại về chất liệu. Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động góc, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuỗi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, … tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ. Ví dụ: Tôi dùng đĩa video cũ cắt hình rẽ quạt, hình thoi, trang trí giấy decan cho trẻ xếp hình con cá hoặc dùng bình nhựa làm ra một số đồ dùng trong gia đình như: Nồi cơm điện, đồ uốn tóc hoặc dùng con ốc gạo xếp hình ngôi nhà, xếp thành chữ cái; Giấy bìa báo vò thành từng nắm nhỏ đắp núi, làm cây, làm lá, …; Từ những vải vụn làm thành những con rối để cho trẻ chơi đóng kịch, may quần áo, …. Cũng từ những nguyên vật liệu đó, trẻ sử dụng trong giờ hoạt động góc và trẻ làm ra nhiều sản phẩm như: Trẻ dùng hộp đựng cơm kết hợp với giấy thấm làm ra một loại rau; dùng hộp giấy làm ra một số biển báo phương tiện giao thông; dùng tăm tre gấp lại thành hình vuông, hình chữ nhật…. Đặc biệt việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ điểm. Ví dụ: Chủ điểm Tết – Mùa xuân thì cô giáo cần chuẩn bị đồ dùng như: Lon nước yến, hộp giấy hình vuông, lá chuối, cành cây khô, giấy màu, hồ dán, tranh ảnh về ngày tết, bài hát, bài thơ về mùa xuân, … khi trẻ chơi ở các góc trẻ có đủ đồ dùng để thực hiện một số nội dung như: Làm bánh ngày tết, cắm hoa ngày tết, hát múa về ngày tết, mùa xuân, xem tranh ảnh về ngày tết, mùa xuân; Tận dụng khối xốp để làm bánh sinh nhật để tổ chức sinh nhật cho những trẻ có ngày sinh trong mùa xuân; tận dụng những cái quạt hư đem dán giấy lại để làm quạt cho những lúc hơi đóng kịch, cũng từ những chiếc quạt đó tôi có thể hát múa sử dụng bằng quạt trong giờ hoạt động chung trẻ rất thích. Từ những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn * Biện pháp 4: Chú ý vai trò giáo viên
- 6 Theo hướng đổi mới cô sẽ là người khởi sướng các hoạt động, cô hướng lái, gợi mở, cô tạo tình huống có vấn đề trẻ giải quyết, trẻ được khích thích tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, cô luôn chú ý tới việc thường xuyên luân chuyển đồ chơi và nhóm bạn chơi giữa các góc để gây cảm giác mới lạ cho trẻ và đồng thời sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Vậy giáo viên hoặc là người đóng vai trò" Trung gian", tổ chức môi trường, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy hứng thú, nhu cầu kinh nghiệm và mặt mạnh của mỗi trẻ. Giáo viên xác định chủ đề, lên kế hoạch cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi vật liệu sao cho phù hợp với trẻ ở lớp. VD: Khi cô cùng trẻ có sự thỏa thuận về việc chọn chủ đề chơi, xây dựng góc chơi, chuẩn bị vật liệu... thì người giáo viên cần có sự chuẩn bị trước sau đó sẽ gợi mở để trẻ cùng bàn bạc, cùng làm. Chẳng hạn ở chủ điểm thực vật cô và trẻ cùng bàn bạc xong rồi, cùng chuẩn bị đồ chơi cô có thể hướng dẫn trẻ đặt các hình kăn ke vào mút xốp hoặc bìa để trẻ tạo thành quả xanh, quả chín, rau, hoa ... Vậy vai trò của giáo viên cũng là yếu tố quan trọng và là điểm nhấn trong mỗi hoạt động chơi của trẻ nó có tác dụng phát triển toàn diện cho trẻ thông qua các tình huống sư phạm mà người giáo viên xử lý. * Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh. Ngoài các biện pháp trên tôi thấy rằng để cho hoạt động chơi của trẻ được hoạt động một cách tích cực, hứng thú và đạt kết quả cao, cô nên phối kết hợp với phụ huynh dưới nhiều hình thức : Tuyên truyền cho phụ huynh biết về tầm quan trọng của hoạt động chơi đối với trẻ mầm non nói chung và với trẻ 5 tuổi nói riêng thông qua buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ, trên các mảng tuyên truyền ở lớp theo chủ đề: bằng cách in ấn những nội dung cần thực hiện, những nguyên vật liệu để trẻ hoạt động cho chủ điểm đó. VD: ở chủ đề:"Trường Mầm non" mang hộp giấy, lịch cũ..để trẻ hoạt động các góc chơi, ở chủ đề "Thế giới động vật" tôi tìm những vật liệu như lá cây, bèo tây, cầu lông... để trẻ hoạt động và tạo ra các sản phẩm từ những nguyên liệu đó như các con mèo, chó, con thỏ. Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy hoạt động chơi của lớp tôi đã được nâng cao, trẻ rất hào hứng tham gia vào các trò chơi, khi chơi trẻ đã chủ động liên kết cùng các nhóm bạn, kỹ năng chơi của trẻ được cải thiện rõ rệt. Trẻ đã chủ động độc lập sáng tạo trong khi chơi. II.1. Tính mới, tính sáng tạo II.1.1. Tính mới
- 7 Đề tài : Một số biện pháp tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 5- 6 tuổi” Tính mới của đề tài được thể hiện: Khi áp dụng đề tài này giáo viên đã tạo môi trường lớp phù hợp với chủ đề trẻ đang học và phù hợp với lứa tuổi của trẻ, xây dựng kế hoạch theo hướng đồng tâm phát triển nhờ đó rèn được các kỹ năng hoạt động của trẻ, mở rộng vốn hiểu biết, kỹ năng chơi, khả năng giao tiếp từ đơn giản đến phức tạp. Giáo viên cũng chuẩn bị được nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng kích thích được trẻ tham gia trò chơi một cách tích cực, sáng tạo. Trẻ hứng thú với hoạt động góc từ đó góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động vui chơi cho trẻ. II.1.2. Tính sáng tạo Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy hoạt động chơi của lớp tôi đã được nâng cao, trẻ rất hào hứng tham gia vào các trò chơi, khi chơi trẻ đã chủ động liên kết cùng các nhóm bạn, kỹ năng chơi của trẻ được cải thiện rõ rệt. Trẻ đã chủ động độc lập sáng tạo trong khi chơi. II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng. Áp dụng cho độ tuổi 5-6 tuổi trong các trường mầm non. Nhân rộng nâng cao yêu cầu hoặc hạ thấp yêu cầu sao cho phù hợp với các độ tuổi trong trường hoặc các trường bạn khi áp dụng cho đề tài này. Khả năng nhân rộng cao II.3. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp. Với các giải pháp: nâng cao chất lượng chơi cho trẻ mang lại hiệu quả rất to lớn a. Hiệu quả kinh tế. Không tốn kém tiền của. Nguyên vật liệu phục vụ cho góc chơi dễ kiếm dễ làm. b. Hiệu quả về mặt xã hội. Tăng cường được sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Có thể huy động được sự vào cuộc của các bậc phụ huynh. Phụ huynh hiểu và nhiệt tình ủng hộ cho công tác giáo dục mầm non xã nhà. c. Giá trị làm lợi khác:
- 8 Với các giải pháp: nâng cao chất lượng hoạt động chơi cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm non phát huy tối đa tính tư duy - óc sáng tạo - khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa trẻ với bạn trong nhóm chơi nhằm giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp trong cuộc sống...đồng thời rèn luyện kỹ năng chơi cho trẻ góp phần nâng cao chât lợng hoạt động chơi ở trờng mầm non xã Trung Lập - Vĩnh Bảo - Hải Phòng. Đây cũng là sự phản ánh, sự mô phỏng độc đáo của trẻ em với đời sống xã hội của người lớn Trung Lập, ngày 10 tháng 12 năm 2021 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Tác giả sáng kiến ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (kí tên) ( Xác nhận) ………………………………..... ……………………………….... Ngô Thị Loan ……………………………….... ………………………………....
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 198 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 112 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 109 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 40 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 88 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 152 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 99 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 67 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn