Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng tại trường Mầm non Hải Chánh
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng tại trường Mầm non Hải Chánh" được hoàn thành với các biện pháp như: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về vấn đề phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ; Xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể giữa nhà trường và gia đình và cộng đồng trong hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng tại trường Mầm non Hải Chánh
- UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÁNH SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÁNH Lĩnh vực/Môn: Quản lý Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Oanh Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hải Chánh Năm học: 2023-2024
- 2 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN............................................... 3 II .GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học 4 1. 1 Các giải pháp cụ thể 1.1.1 Giải pháp 1: Xây dựng, thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm 4 sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi theo chương trình GDMN và bộ chuẩn 4 dành cho trẻ 5 tuổi 1.1.2: Chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1. 4 -5 1.1.3Giải pháp 3: Công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh 6–7 2. Tính thực tiễn của sáng kiến 3. Hiệu quả trong kinh tế - xã hội của sáng kiến mang lại 8-9 III. KẾT LUẬN 9
- 3 UBND HUYỆN HẢI LĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÁNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Oanh. Nam/ nữ: Nữ - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm mầm non. - Chức vụ: Hiệu trưởng - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hải Chánh - Tên sáng kiến: Một số biện pháp thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng tại trường Mầm non Hải Chánh. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Bắt đầu từ năm học 2022-2023. TÊN SÁNG KIẾN Đề tài: “Một số giải pháp thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng tại trường Mầm non Hải Chánh” I. Lý do chọn sáng kiến Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng CS - GD trẻ. Đối với trường mầm non, công tác phối hợp đóng vai trò khá lớn đến sự quyết định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cũng như vị thế của nhà trường. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu của người Cán bộ quản lý nhà trường là xây dựng được mối quan hệ tốt giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng nhằm huy động tối đa các nguồn lực cần thiết để nâng cao chất lượng CS - GD trẻ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục. Với những mong muốn cũng như suy nghĩ để thực hiện sự phát triển của nhà trường theo chiến lược đã đề ra, trong những năm qua, công tác này ở trường Mầm non Hải Chánh chưa thực sự thành công, phụ huynh đưa con đến trường thì cứ xem đó là trách nhiệm của nhà trường, xã hội thì cứ cho rằng giáo dục phải thực hiện chức trách, nhiệm vụ do ngành quy định, các ban ngành, đoàn thể…cũng không mấy quan tâm. Có những lúc muốn phối hợp thì lại lúng túng, thiếu kinh nghiệm, chưa biết bắt đầu phải trao đổi như thế nào. Chính vì lẻ đó mà nhiệm vụ, trách nhiệm càng đè nặng lên đôi vai của nhà trường cũng như mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ một đôi lúc còn hạn chế.
- 4 Từ những băn khoăn, trăn trở, làm thế nào để kêu gọi, chung tay, huy động được phụ huynh và cộng đồng xã hội cùng có trách nhiệm, cùng chung tay để nuôi dạy trẻ thật tốt, huy động mọi nguồn lực để phát triển nhà trường. Chính vì lẻ đó nên bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng tại trường Mầm non Hải Chánh” II .GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN. 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và chiến lược phát triển ở trường mầm non. Để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả đức - trí - thể - mỹ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ có vai trò của nhà trường, mà còn rất cần sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của gia đình và cộng đồng. Đó là ba môi trường giáo dục quan trọng tạo thành thế “chân kiềng” vững chắc để cùng giáo dục, hình thành nhân cách và vun đắp sự trưởng thành của một con người. Để sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng hiệu quả thì rất cần sự nỗ lực từ 3 phía. Việc phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục cần phải đảm bảo sự thống nhất về nhận thức hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu quá trình phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt, tránh mâu thuẫn, gây nên tình trạng nghi ngờ, vô hiệu hoá lẫn nhau, gây dao động, hoang mang đối với cá nhân trong việc tiếp thu, lựa chọn các giá trị đạo đức tốt đẹp. Nhà trường cần hỗ trợ cho phụ huynh trong việc giáo dục, giúp nắm được phương pháp và nội dung giáo dục trong gia đình, để họ nâng cao hơn nghĩa vụ và trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái. Phụ huynh không được có tư tưởng “khoán trắng” cho nhà trường. Đối với các sở giáo dục và đào tạo, cần nghiên cứu, lập kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán về nội dung, phương pháp hỗ trợ phụ huynh trong chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng tốt nhất. Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng công tác phối hợp phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để phát triển các ý tưởng, tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với nhà trường công tác phối hợp trong giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển nhà trường, thống nhất trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong từng giai đoạn và từng thời kỳ.
- 5 1.1. Các giải pháp cụ thể Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về vấn đề phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ * Đối với nhà trường: Tổ chức quán triệt kế hoạch của Sở cũng như bộ tiêu chí đánh giá qua các đợt tập huấn, nói chuyện chuyên đề: Giúp cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên của nhà trường nắm vững hơn về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và phương pháp phối hợp hiệu quả trong quá trình ND-CS-GD trẻ. Tổ chức các buổi họp phụ huynh: Hiệu trưởng nhà trường, GV chủ nhiệm lớp thông tin đầy đủ, kịp thời những thuận lợi, khó khăn cũng như kết quả cụ thể của trẻ tại trường. Đưa ra những nội dung, kế hoạch, các hoạt động cần sự phối hợp của phụ huynh trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhóm lớp một cách có hiệu quả hơn. Ví dụ: Đầu năm họp Ban đại diện cha mẹ trẻ em tại nhóm lớp tổ chức Hội nghị phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm phối hợp để tổ chức. Đồng thời triển khai kế hoạch, chương trình GDMN của nhóm lớp, nêu rõ những nội dung, công việc của cô và trẻ trong năm để phụ huynh chung tay thực hiện: ngày hội, làm đồ dùng đồ chơi, vệ sinh lớp học, tổ chức hoạt động trãi nghiệm cho trẻ… Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức các diễn đàn trao đổi trực tiếp hoặc trực tuyến: Giúp phụ huynh hiểu, tin tưởng và tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện tốt chương trình ND-CS-GD trẻ. Qua đó nhà trường cũng nắm bắt được những thông tin bổ ích về các hoạt động ND-CS-GD trẻ của gia đình để kịp thời nắm bắt, nghiên cứu, điều chỉnh, cập nhật, bổ sung vào các nội dung, chương trình và phương pháp sát hợp với đặc điểm tâm sinh lí của từng trẻ, qua đó giúp trẻ phát triển tốt nhất, toàn diện nhất. Tổ chức các lớp học và các hoạt động giáo dục đặc biệt: Tạo điều kiện để phụ huynh tham gia vào các giờ học cụ thể của trẻ, nhất là trong giai đoạn đầu trẻ mới đến trường, làm quen với cô và bạn mới, các em còn nhút nhát. Phụ huynh phối hợp cùng với GV tổ chức các hoạt động ngoài trời, tổ chức bữa ăn vui vẻ và các hoạt động giáo dục khác của nhóm lớp. * Đối với gia đình Gia đình: Bố mẹ trẻ cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phối hợp với nhà trường, hiểu rõ trách nhiệm của gia đình trong việc ND-CS- D trẻ. Gia đình cùng với nhà trường thống nhất các mục tiêu, nội dung và phương pháp, đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động của trẻ tại trường.
- 6 Ví dụ: Thực hiện chuyên đề “Tôi yêu Vệt Nam” giáo viên dạy cho trẻ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy thì giáo viên sẽ trao đổi, phối hợp cùng phụ huynh cho trẻ thực hiện khi tham gia giao thông. Giải pháp 2. Xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể giữa nhà trường và gia đình và cộng đồng trong hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ Hiệu trưởng nhà trường khảo sát thực tế, nắm tình hình và dự kiến mục tiêu để xây dựng kế hoạch phối hợp đảm bảo tính sát thực với nguồn lực hiện có của nhà trường. Mục tiêu của kế hoạch phải được xác định rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính khả thi. Hiệu trưởng nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá sự phối hợp. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, giáo viên là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm ND-CS-GD trẻ đến các bậc phụ huynh. Phụ huynh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường, thống nhất chung về quan điểm, nội dung và phương pháp ND-CS-GD trẻ tại nhà. Kế hoạch phối hợp phải được xây dựng từ đóng góp ý kiến của các tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên của trường và đại diện hội cha mẹ học sinh. Ví dụ: Vào đầu năm học nhà trường tổ chức hội thảo về công tác phối hợp, thành phần mời là CBGVNV toàn trường, Ban đại diện cha mẹ trẻ em, các ban ngành đoàn thể tại địa phương, trạm y tế, công an xã…dự để cùng lắng nghe, bàn bạc, thống nhất mục tiêu và các hoạt động cần thực hiện cho năm học để làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đồng thời nhà trường huy động để xây dựng và phát triển trường lớp. Giải pháp 3. Tạo điều kiện để kêu gọi sự hỗ trợ, chung tay phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo trong việc triển khai nội dung kế hoạch phối hợp đến từng phụ huynh; tạo ra sự thống nhất giữa gia đình, nhà trường và các ban ngành tại địa phương. Ví dụ: Sau khi thống nhất sự phối hợp để tổ chức ngày hội cho trẻ: Nhà trường sẽ chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình; kêu gọi xã đoàn hỗ trợ công tác trang trí, phụ huynh hỗ trợ các điều kiện cho lớp và trẻ; trạm y tế chăm sóc sức khoẻ khi có bất thường xảy ra; Ban Công an xã bảo vệ an ninh trật tự trước, trong và sau khi kết thúc hoạt động lễ hội… Về phía gia đình: Quan tâm đúng mức đến việc ND-CS-GD trẻ, thường xuyên nâng cao nhận thức và kĩ năng cho trẻ, tin tưởng và phối hợp tích cực với
- 7 nhà trường; tham gia đóng góp về vật chất và tinh thần để không ngừng nâng cao chất lượng ND-CS-GD trẻ. Về các nguồn lực khác: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giáo dục mầm non và vấn đề xây dựng quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội trong việc CS-GD trẻ. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền và phối hợp với các đoàn thể ở cơ sở để thực hiện hiệu quả các kế hoạch đã đề ra. Giải pháp 4. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng Thường xuyên giám sát và kiểm tra công tác phối hợp giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ trẻ. Trong đó, chú trọng kiểm tra, giám sát chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình, bao gồm các thông báo định kì và đột xuất về các hoạt động giao dục của nhà trường, các chương trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho trẻ khi có dịch, bệnh xảy ra. Ví dụ: Khi thấy một số trẻ trong lớp có biểu hiện bất thường như đỏ mắt, dịch tay chân miệng…giáo viên chủ nhiệm báo cáo ngay cho nhà trường, bộ phận y tế đồng thời phối hợp phụ huynh chăm sóc sức khoẻ cho trẻ một cách tốt nhất, tránh lây lan. Nhà trường phải xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì và đột xuất, bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau để có cơ sở đánh giá chính xác, khách quan hiệu quả phối hợp. Giải pháp 5: Tích cực đẩy mạnh công tác tham mưu với cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, huy động mọi nguồn lực của xã hội, tuyên truyền vận động phụ huynh để xây dựng và phát triển nhà trường Với vai trò của người đứng đầu, xác định được chiến lược phát triển nhà trường, mức độ phấn đấu phải đạt được theo từng giai đoạn, bản thân tôi đã mạnh dạn tham mưu chính quyền các cấp như UBND huyện Hải Lăng, Phòng Tài chính-Kế hoạch; phòng GD&ĐT, UBND xã Hải Chánh biết được tình hình của nhà trường và bố trí kinh phí để xây mới, cải tạo, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo đúng quy định. Ví dụ: Tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện hỗ trợ 1,2 tỷ đồng để xây mới tường rào, cải tạo nhà vệ sinh và xây mới nhà đa năng cho trẻ. Tham mưu phòng Tài chính-kế hoạch huyện hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị; tham mưu UBND xã hỗ trợ kinh phí 400.000.000đ để san lấp, quy hoạch vườn cây ăn quả, vườn rau, sân vận động cho trẻ tại điểm trường Mỹ Chánh.
- 8 Tăng cường kêu gọi sự tài trợ của phụ huynh về kinh phí cũng như ngày công để làm đẹp khuôn viên, quy hoạch sân vườn, đường đi lối lại, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng. Ví dụ: Tổ chức hội thi “Đồ dùng đồ chơi tự làm” quy mô lớn. Tôi đã chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp huy động tối đa sự hỗ trợ từ phụ huynh về nguyên vật liệu, ngày công, kinh phí. Kết quả hội thi có 98 bộ, với tổng trị giá hơn 100.000.000 đồng. Từ đó đã tạo một sân chơi ngập tràn màu sắc, đầy đủ chủng loại phù hợp với từng độ tuổi như: nhà bóng, xích đu, cầu trượt, thang leo, bập bênh, dòng chảy của nước, gian hàng của bé, bàn ghế mi ni …và rất nhiều bộ đồ chơi khác. 2. Tính thực tiễn của sáng kiến Sáng kiến với đề tài“Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng tại trường Mầm non Hải Chánh” được áp dụng lần đầu tiên và trực tiếp trên trẻ, sát với thực tiễn và mang lại hiệu quả cao. Với các giải pháp đã giúp cho bản thân tôi nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo nhà trường, mạnh dạn trong công tác tham mưu, phối hợp đồng thời cũng tích lũy kinh nghiệm trong công tác được tốt hơn. Bên cạnh đó những giải pháp nêu trên đã được nhân rộng trong trường Mầm non Hải Chánh và có thể áp dụng với các trường trên địa bàn toàn huyện góp phần nhằm đổi mới hình thức quản lý nhà trường, nêu cao vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội đối với giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. 3. Hiệu quả trong kinh tế - xã hội của sáng kiến mang lại * Về đội ngũ: Có 100% giáo viên hiểu và có nhiều kỹ năng, sáng tạo xây dựng được kế hoạch phối hợp cho nhóm lớp của mình phụ trách như: làm đồ dùng đồ chơi, phối hợp tổ chức các hoạt động tập thể, hỗ trợ kinh phí cho trẻ tham quan trãi nghiệm… *Về trẻ: Được quan tâm, chăm sóc một cách có khoa học, toàn diện. Trẻ có được nhiều cơ hội để cũng bố mẹ, người thân và các ban, ngành đoàn thể quan tâm. Được tham gia nhiều hoạt động học tập, vui chơi, trã nghiệm dưới sự chung tay của nhà trường, gia đình và cộng đồng trên địa bàn xã. * Về cơ sở vật chất: Việc bố trí, thiết kế các hạng mục, khu vui chơi bên ngoài lớp học đã được chú trọng làm mới, cải tạo và sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng sạch đẹp, mỗi bước chân trẻ đến làm một góc chơi. Huy động được sự chung tay rất lớn mạnh của cha mẹ trẻ cũng như nhân dân trên địa bàn xã Hải Chánh.
- 9 * Các điều kiện thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non: Được kiểm tra và tự đánh giá tốt khi có sự tham gia của cha mẹ trẻ và các ban ngành đoàn thể tại địa phương. III. KẾT LUẬN Sau gần 02 năm thực hiện việc đẩy mạnh thực hiện Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng ở Trường Mầm non Hải Chánh, huyện Hải Lăng cho thấy các biện pháp trên đã tác động mạnh mẽ, đem lại hiệu quả cao, cần tiếp tục áp dụng các giải pháp và có tính đột phá mạnh hơn nữa để công tác xây dụng trường nhà trường ngày càng có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Sau một năm học đã để lại những kết quả trên trẻ rất đáng tự hào, 100% trẻ thể hiện sự thích thú khi đến trường, trẻ mạnh dạn, tự tin, thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ ở trường lớp, bộ mặt nhà trường cũng như trách nhiệm của gia đình và xã hội ngày càng lớn mạnh. Giáo viên đã được được quý bậc phụ huynh môi trường từ trong ra ngoài, cảnh quan, đồ dùng đồ chơi, cách thức tổ chức các hoạt động cho trẻ ngày càng đi vào chuyên nghiệp. Mọi hoạt động của nhà trường từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến các hoạt động chuyên môn đều được các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, phụ huynh và các cộng đồng quan tâm chia sẻ và ghi nhận. Từng bước xây dựng nhà trường ngày càng khang trang, đẹp về môi trường, giỏi về chuyên môn, chất lượng vững mạnh. Trên đây là một số biện pháp nhằm thực hiện mô hình “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng” tại trường Mầm non Hải Chánh đã mang lại hiệu quả cao, tôi mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp, chắc không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, rất mong Hội đồng khoa học các cấp và đồng nghiệp góp ý bổ sung để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn./. Hải Chánh, ngày 07 tháng 3 năm 2024 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. KT. HIỆU TRƯỞNG Tác giả P. HIỆU TRƯỞNG Lê Thị Thanh Thuỷ Nguyễn Thị Hồng Oanh
- 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 196 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 111 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn