intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức bữa ăn hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi C2 tại Trường Mầm non Nhân Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức bữa ăn hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi C2 tại Trường Mầm non Nhân Thắng" nhằm tìm được những phương pháp và hình thức tổ chức mới, kích thích sự hứng thú, hào hứng nhằm nâng cao hiệu quả bữa ăn, góp phần giúp trẻ ăn ngon miệng, không kiêng khem, ăn hết suất, hấp thụ đầy đủ hết các chất dinh dưỡng trong bữa ăn để có sức khỏe thật tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức bữa ăn hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi C2 tại Trường Mầm non Nhân Thắng

  1. 1 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 1.Thực trạng về tình hình tổ chức bữa ăn hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi C2 5 tại Trường Mầm non Nhân Thắng”. a. Ưu điểm. 5 b. Hạn chế và nguyên nhân. 5 2. Một số biện pháp tổ chức bữa ăn hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi C2 6 tại Trường Mầm non Nhân Thắng”. a. Biện pháp 1: Xây dựng thực đơn phù hợp và tính khẩu phần ăn. 6 b. Biện pháp 2: Cho trẻ vui chơi và vận động hợp lý. 8 c. Biện pháp 3:Tạo môi trường, tâm trạng vui vẻ trước và trong bữa ăn. 10 d. Biện pháp 4 :Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ. 13 3. Kết quả của một số biện pháp tổ chức bữa ăn hạnh phúc cho trẻ 15 3-4 tuổi C2 tại Trường Mầm non Nhân Thắng”. a. Kết quả đạt được. 15 b. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm. 15 4. Kết luận. 16 5. Kiến nghị đề xuất. 17 a. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn: 17 b. Đối với Lãnh đạo nhà trường: 17 c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo: 17 PHẦN III: MINH CHỨNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 18 PHẦN IV: CAM KẾT 21
  2. 2 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Quả đúng như vậy, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai đất nước, là những con người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc - xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá một cách toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai. Vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ em phải được chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhất, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ – Lao. Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe của trẻ tại trường mầm non đã nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình, xã hội. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm và giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bởi chăm sóc nuôi dưỡng nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể chất, trẻ khỏe mạnh, thông minh. Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng là niềm hy vọng của gia đình và là tương lai của xã hội. Trẻ được chăm sóc, giáo dục tốt sẽ trở thành người con ngoan của gia đình, của xã hội. Trẻ 3-4 tuổi khi trẻ đến trường mọi sinh họat ban đầu đều hoàn toàn nhờ vào cô giáo. Nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường còn vô cùng lo lắng, không biết cô giáo mầm non có chăm sóc con mình được chu đáo hay không, đặc biệt là đối với những phụ huynh có con lười ăn thì cha mẹ không tránh khỏi những băn khoăn, trăn trở. Để các bậc cha mẹ yên tâm khi đưa con đến trường thì cô giáo trước tiên phải như là người mẹ, người bạn cùng chơi với trẻ và quan tâm các con trong mọi hoạt động. Hiện tại, lớp 3 tuổi C2, 100% trẻ đều ăn bán trú, chính vì vậy việc tổ chức ăn bán trú, giúp các cháu ăn ngon miệng, ăn hết suất, ăn trong hạnh phúc là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và phát triển thể chất của trẻ. Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết, trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.
  3. 3 Sức khoẻ và dinh dưỡng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Và ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ và bệnh tật, nhất là đối với trẻ mầm non, vì cơ thể khi còn nhỏ cần nhiều nhiệt hơn nên trẻ cần ăn nhiều hơn, có chế độ ăn tốt hơn và có lối sống hợp lý nếu không trẻ sẽ không phát triển bình thường, đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt….. Ăn uống có ảnh hưởng rất lớn sức khoẻ và cân nặng của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá của trẻ. Nếu trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc thì thường gây ra rối loạn tiêu hoá và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, khô mắt do thiếu vitamin A, còi xương do thiếu canxi…. Trẻ em - những tâm hồn ngây thơ trong trắng, dù ở hoàn cảnh nào trẻ em đều cần được chăm sóc một cách đầy đủ nhất về mặt sức khỏe cũng như tâm hồn. Để có được một tâm lý vui vẻ, hồn nhiên trong một thân thể khỏe mạnh thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhất và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm đối với bậc học mầm non nói riêng và tất cả xã hội nói chung. Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến con một cách cầu kì, máy móc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì cơ thể trẻ lứa trẻ tuổi này chỉ hấp thu một lượng thức ăn vừa đủ với trẻ, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và một số bệnh không lường trước được. Để trẻ có cảm giác muốn ăn, ăn ngon miệng thì điều trước tiên của chúng ta là thành lập cho trẻ phản xạ ăn uống có điều kiện, phụ thuộc vào sự ngon miệng của trẻ, nghĩa là phụ thuộc vào sự hưng phấn của trung khu thần kinh ăn uống. (Ví dụ: Cho trẻ ăn kẹo trước bữa ăn thì sự ngon miệng bị giảm theo cơ chế phản xạ). Cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh, đòi hỏi khẩu phần ăn đầy đủ về chất lượng và số lượng. Ở trường mầm non, trẻ thường được ăn 2 bữa trên ngày đó là bữa trưa và bữa chiều, trong đó bữa trưa là quan trọng nhất.
  4. 4 Thông qua bữa ăn trưa trẻ được bù đắp những năng lượng đã bị tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia các hoạt động tiếp theo. Vì vậy tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ, tôi đã nhận thức được rằng mình cần phải làm sao để tìm được những phương pháp và hình thức tổ chức mới, kích thích sự hứng thú, hào hứng nhằm nâng cao hiệu quả bữa ăn, góp phần giúp trẻ ăn ngon miệng, không kiêng khem, ăn hết suất, hấp thụ đầy đủ hết các chất dinh dưỡng trong bữa ăn để có sức khỏe thật tốt....Đó chính là lý do mà tôi lựa chọn đề tài "Một số biện pháp tổ chức bữa ăn hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi C2 tại Trường Mầm non Nhân Thắng”.
  5. 5 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng về tình hình tổ chức bữa ăn hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi C2 tại Trường Mầm non Nhân Thắng”. Trong năm học 2024-2025, tôi được nhà tường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C2 với tổng số 34 trẻ, trong đó 21 trẻ nam và 13 trẻ nữ. Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt trong quá trình tổ chức giờ ăn, tôi nhận thấy có một số ưu điểm và hạn chế như sau: a. Ưu điểm: - Trường Mầm non Nhân Thắng là một ngôi trường khang trang đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, đủ điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho các cháu học tập, sinh hoạt, ăn uống đảm bảo vệ sinh…. - Trường có trang bị thiết bị hiện đại, nhà bếp rộng rãi thoáng mát có đầy đủ tiện nghi vệ sinh an toàn thực phẩm, tủ lạnh đựng thức ăn sống, chín riêng… Lớp học có chỗ ăn ngủ riêng, thuận tiện cho sinh hoạt của các cháu..., đội ngũ cấp dưỡng có kiến thức, tay nghề kinh nghiệm về dinh dưỡng chế biến các món ăn... - Bản thân tôi là giáo viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực và trình độ chuyên môn, có trách nhiệm cao trong công việc, có nhiều kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. - 100% trẻ đã qua lớp 18 – 24 tháng tuổi nên cũng đã có những kỹ năng cơ bản trong ăn uống. b. Hạn chế và nguyên nhân. - Lớp vẫn còn trẻ bị suy dinh dưỡng, một số trẻ ăn chậm, lười ăn và kén chọn thức ăn. - Công tác chuẩn bị cho giờ ăn chưa được nhiều giáo viên chú trọng. - Phụ huynh chưa có cách nhìn đúng đắn về việc cung cấp dinh dưỡng cân bằng cho trẻ, chưa biết cách tạo hứng thú cho trẻ trong việc ăn uống mà thường là áp đặt trẻ ăn hoặc là chiểu theo sở thích ăn uống của trẻ. - Cha mẹ chủ yếu làm công nhân nên ít có thời gian dành cho con. Việc đưa đón con hàng ngày cũng chủ yếu là nhờ ông bà nên việc trao đổi giữa giáo viên và cha mẹ trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
  6. 6 Sau khi nhận trẻ vào lớp, tôi đã tiến hành khải sát và thu được kết quả như sau: BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN: Trước khi thực hiện biện pháp STT Nội dung Tổng số trẻ Tỷ lệ % 1 - Trẻ thích cùng cô 22/34 64.7 chuẩn bị bữa ăn. 2 - Trẻ hào hứng vào bữa ăn, ăn ngon 20/34 58.8 miệng. 3 - Trẻ không kén 20/34 58.8 chọn thức ăn. 4 - Trẻ ăn hết khẩu 23/34 67.6 phần ăn. 2. Một số biện pháp tổ chức bữa ăn hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi C2 tại Trường Mầm non Nhân Thắng. a. Biện pháp 1: Xây dựng thực đơn phù hợp và tính khẩu phần ăn. Để cho trẻ ăn ngon miệng một cách có hiệu quả thì điều đầu tiên là phải xây dựng được thực đơn phù hợp và khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết đáp ứng được với nhu cầu của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với tinh thần trách nhiệm cao trong bữa ăn hàng ngày, tôi chú ý quan sát, theo dõi để kịp thời tham mưu với ban giám hiệu nhà trường xây dựng thực đơn phù hợp, đổi theo ngày, theo tuần, phù hợp theo mùa và phải cân đối về dinh dưỡng nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa các chất và 4 nhóm thực phẩm. Nhóm cung cấp chất đạm như: Thịt, cá, tôm, cua, các loại đỗ hạt, đậu tương giúp xây dựng cơ bắp, kháng thể đặc biệt là sự phát triển của các tế bào.
  7. 7 Nhóm cung cấp chất béo (lipít) như: Dầu, mỡ, lạc, vừng, nhóm vừa năng lượng cao, vừa làm cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thụ sử dụng tốt các vitamin trong chất béo như: vitamin A,D,E,K. Nhóm chất bột đường(gluxit) như: Bột, cháo, cơm, mì, bún…nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp. Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như: Rau quả đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, rau mồng tơi…Các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như chuối, đu đủ, xoài, cam, cà chua, gấc..nhóm cung cấp các loại vi dưỡng chất đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hoá học trong cơ thể. Bên cạnh đó, Nhà trường thường lựa chọn các loại rau, quả có tại các công ty đã qua kiểm tra chất lượng, ưu tiên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non. Sau đó tôi khảo sát, tìm hiểu nhu cầu hứng thú của trẻ đối với từng loại thực phẩm, cuối cùng là tôi chọn thực phẩm được nhiều trẻ yêu thích nhất. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm cung cấp phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, thực hiện nghiêm ngặt việc giao nhận thực phẩm với các bên bán thực phẩm.
  8. 8 (Hình ảnh: Công ty cung ứng thực phẩm Phương Thành đamh giao thực phẩm cho các cô nhân viên bán trú nấu ăn) (Hình ảnh: Cô và trẻ thăm quan khu chế biến thức ăn. ) Lên thực đơn theo mùa: Thực đơn được lên theo mùa sẽ đảm bảo được nguồn thực phẩm cung cấp cho các bữa ăn đồng thời giảm được chi phí mua
  9. 9 thực phẩm và tạo thuận lợi cho quá trình chế biến, kết hợp với các loại rau, củ quả khác. b. Biện pháp 2: Cho trẻ vui chơi và vận động hợp lý. Nếu như cả ngày bé chỉ ngồi một chỗ và liên tục nạp các chất dinh dưỡng vào cơ thể, nếu trẻ hấp thụ và ăn uống tốt thì nhanh chóng trở nên béo phì, còn nếu trẻ không hấp thụ được hoặc hệ tiêu hóa không tốt thì sẽ chẳng bao giờ bé cảm thấy hào hứng bước vào bữa ăn dù thức ăn có ngon đến mấy. Chính vì vậy mà cần có thời gian cho trẻ hoạt động hợp lý. Trẻ vui chơi chạy nhảy nhiều còn giúp trẻ thêm năng động, tự tin. Nếu được chơi với các bạn cùng trang lứa thì cơ hội học hỏi các kỹ năng, phát triển giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ sẽ được tăng lên đáng kể. Tại trường mầm non, giáo viên các lớp tăng cường cho trẻ được hoạt động ngoài trời để trẻ được hấp thụ ánh nắng. Ngoài ra khi tổ chức hoạt động ngoài trời giáo viên tổ chức cho trẻ các trò chơi vận động, trẻ được tự do chạy nhảy, vui chơi với các đồ chơi ngoài trời. Chính những điều này giúp trẻ chuyển hoá năng lượng nhanh hơn, trẻ sẽ nhanh đói và sẽ kích thích ăn khi bước vào bữa ăn.
  10. 10 (Hình ảnh các con đang vui chơi ngoài trời, và đang chơi trò chơi)
  11. 11 c. Biện pháp 3:Tạo môi trường, tâm trạng vui vẻ trước và trong bữa ăn. Cũng như người lớn việc tạo cảm giác thích thú trước khi ăn là vô cùng quan trọng, vì nếu trước bữa ăn mà trẻ buồn, chán thì trong suốt bữa ăn đó trẻ cũng không vui vẻ luôn ở trạng thái uể oải, không tập trung dẫn tới trẻ không muốn ăn. Do đó, để tạo tâm trạng thoải mái trước khi ăn, tôi thường kể cho trẻ nghe những câu chuyện vui liên quan đến cách ăn uống mang tính giáo dục cao hoặc cho trẻ đọc thơ, hát vui vẻ. Không những thế khu vực tổ chức cho trẻ ăn cũng được tôi bố trí ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, chỗ ngồi đảm bảo, phù hợp với trẻ. Trong giờ ăn, tôi luôn tạo sự vui vẻ, chăm sóc ân cần, nhẹ nhàng động viên trẻ tự lấy thức ăn theo nhu cầu để bữa ăn vừa đem lại sức khỏe vừa đem lại niềm vui và hứng thú cho trẻ. Cô không phạt mắng, cáu gắt khi trẻ ăn. Cô động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết phần mà bản thân trẻ tự lấy, ăn từ tốn, nhai kĩ, không cười đùa, không nói chuyện trong giờ ăn. Cô quan tâm đặc biệt đối với trẻ ăn yếu, ăn khó, biếng ăn và trẻ suy dinh dưỡng nhằm đảm bảo cho trẻ ăn no, ăn hết suất. (Hình ảnh: Cô đang động viên trẻ ăn)
  12. 12 * Tổ chức bữa ăn dưới hình thức bữa tiệc buffet. Hiện nay, việc ăn buffet đã không còn xa lạ đối với mọi người, với trẻ nhỏ cũng vậy. Đi ăn buffet đã trở thành một văn hóa độc đáo, nơi mọi người hoàn toàn tự phục vụ bữa ăn của mình và tùy thích lựa chọn món ăn, khiến bữa ăn hấp dẫn hơn. Nhận thấy rõ xu hướng này, trường chúng tôi đã tổ chức ăn Buffet cho trẻ như một hoạt động thường xuyên của mỗi năm, cụ thể vào dịp cuối năm chuẩn bị bước sang một năm mới và ngày tổng kết năm học. Vì những ý nghĩa cao cả này, nhà trường kết hợp với hội cha mẹ học sinh tổ chức bữa tiệc Buffe nhỏ như một món quà tặng tất cả các con. Buffet là hình thức ăn uống tự phục vụ tự do và phong phú nhất, nhằm tạo nên sự thoải mái trong thói quen ăn uống của bé. Tiệc buffet đánh dấu một bước thay đổi từng cách ăn, cách thưởng thức món ăn của người Việt và ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Việc tổ chức cho trẻ ăn Buffet trước hết giúp trẻ được thưởng thức các món ăn vừa lạ vừa quen giúp trẻ hiểu thêm những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Hơn nữa, tổ chức cho trẻ ăn Buffet còn giúp trẻ giao lưu, trao đổi trò chuyện với nhau về các món ăn, cách ăn, cách sử dụng đồ dùng. Qua đó dạy trẻ thói quen tự phục vụ, tự lựa chọn giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin giao tiếp, ứng xử tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ một cách toàn diện. Trước mỗi bữa tiệc Buffet, nhà trường phối hợp với các cô cấp dưỡng lên danh sách và lựa chọn món ăn kĩ càng với sự chuẩn bị, lên kế hoạch vô cùng chi tiết. Các món ăn phải đảm bảo độ mới lạ, khác với những món bé thường ăn mỗi ngày tại trường, tuy nhiên phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng, vệ sinh và phải hợp khẩu vị của trẻ. Trẻ tỏ ra vô cùng thích thú với những món ăn hấp dẫn, bắt mắt và ngon miệng. Các bé được cô giáo hướng dẫn trẻ xếp hàng chờ tới lượt lấy đồ ăn, chọn thức ăn mình thích và được cô giáo trợ giúp lấy những món ăn khó lấy. Những anh chị lớp lớn nhường các em bé lấy đồ ăn trước. Không lấy nhiều một loại thức ăn vì các bạn sau sẽ không được ăn món đó, ăn hết phần thức ăn mình đã lấy, không để thức ăn thừa. Khi cầm đĩa thức ăn trên tay, di chuyển chậm, cẩn thận để không va chạm vào người khác.
  13. 13 Sau khi lấy thức ăn xong, các bé trở về chỗ ngồi của mình và thưởng thức những món ăn ngon tuyệt. Khiến bữa ăn của trẻ trở nên hấp dẫn, sinh động hơn; tập cho trẻ phong cách ăn uống văn minh, lịch sự, hiện đại, nhà trường luôn mang đến cho bé những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, những hoạt động hết sức độc đáo mỗi ngày tới trường. Vui vẻ, hấp dẫn và ngon miệng, tiệc Buffet đã trở thành một ấn tượng hết sức khó phai trong lòng các bé; để mỗi ngày tới trường của các bé sẽ trở thành một ngày thật vui.Đây là hoạt động bổ ích, giúp các con ngay từ bậc đầu đời đã tiếp cận với văn hóa hiện đại, giúp trẻ tự tin hơn và có những kĩ năng sống, cách ứng xử văn minh lịch sự. Bên cạnh đó qua bữa tiệc này giúp cho các bậc phụ huynh tin tưởng, tự hào hơn và còn là cơ hội, là cầu nối bền vững gắn kết giữa gia đình và nhà trường ngày càng thêm gắn bó.
  14. 14 (Hình ảnh: Trẻ tham gia tiệc buffet tại trường) d. Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ. Để giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất thì việc phối kết hợp với cha mẹ trẻ là việc làm rất cần thiết. Ở lớp, tôi đã làm một bảng tuyên truyền về chế độ sinh hoạt một ngày, giờ giấc ăn uống, chế độ dinh dưỡng, cách nuôi con theo khoa học và một số nội quy để cho cha mẹ trẻ nắm được và cùng phối kết hợp thực hiện. Ngoài ra, trong giờ đón, trả trẻ, tôi cũng thường trao đổi trực tiếp với phụ huynh các vấn đề sức khỏe, ăn uống của các con khi có thay đổi, để cha mẹ các trẻ biết chú ý nhắc nhở hay chăm sóc cháu thêm ở nhà ... Đặc biệt trong khoảng thời tiết giao mùa việc cho trẻ ăn uống đầy đủ và những thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt để phòng chống bệnh tật.Khi gia đình và nhà trường cùng phối kết hợp thực hiện tôi tin chắc sẽ thu được kết quả cao trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, giúp trẻ phát triển một cách cân đối và hoàn thiện nhất.
  15. 15 (Hình ảnh bảng tuyên truyền của lớp) (Hình ảnh: Giáo viên tuyên truyền với phụ huynh về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ)
  16. 16 3. Kết quả một số biện pháp tổ chức bữa ăn hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi C2 tại Trường Mầm non Nhân Thắng. a. Kết quả đạt được. Nhờ sự nỗ lực của bản thân, lòng yêu nghề, yêu trẻ, tôi đã áp dụng thành công các biện pháp trên và thu được kết quả như sau: - Bản thân có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác tổ chức ăn cho trẻ. - Trẻ có thói quen ăn uống đúng giờ, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. - Trẻ nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động. 100% trẻ có sức khỏe bình thường và không còn trẻ suy dinh dưỡng. - Cha mẹ đã có những hiểu biết nhất định về tầm quan trọng của việc giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường, tạo thành nề nếp bền vững ở trường cũng như ở gia đình. Kết quả cụ thể khảo sát trên trẻ như sau: BẢNG KHẢO SÁT TRẺ SAU KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP Sau khi thực hiện biện pháp STT NỘI DUNG Tổng số trẻ Tỷ lệ % 01 Trẻ thích cùng cô chuẩn bị bữa ăn. 33/34 99.8 02 Trẻ hào hứng vào bữa ăn, ăn ngon 34/34 100 miệng. 03 Trẻ không kén chọn thức ăn. 32/34 94 04 Trẻ ăn hết khẩu phần ăn. 3434 100 b. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm.( Không) 4. Kết luận.
  17. 17 Như vậy muốn tạo cảm giác muốn ăn, ăn ngon miệng của trẻ thì cần tạo một không khí vui vẻ, phải hình thành những thói quen ăn uống, chuẩn bị phòng ăn, dụng cụ ăn đẹp, sạch sẽ, mát mẻ, món ăn ngon, hấp dẫn… và đặc biệt cần hình thành thói quen ăn uống đúng giờ giấc theo chế độ sinh hoạt một ngày ở trường mầm non. Khi thói quen đã có thì chỉ cần đến giờ ăn quen thuộc các cơ quan tiêu hóa bắt đầu tiết dịch trước khi ăn. Khi đó trẻ có cảm giác muốn ăn và khi được ăn sẽ ngon miệng, đồng thời thức ăn sẽ được tiêu hóa nhanh hấp thu tốt. Giáo viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bữa ăn đối với sự phát triển thể chất của trẻ như:: Tâm sinh lý ăn uống, các điều kiện để có bữa ăn ngon, những nguyên nhân ảnh hưởng đến bữa ăn trưa của trẻ... Để có được điều đó đòi hỏi giáo viêj bin phải thực sự nỗ lực, yêu nghề và yêu thương trẻ có tinh thần trách nhiệm cao... Cần phải cho trẻ tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động trong chế độ sinh hoạt, giúp cho trẻ thật sự thoải mái trong mọi hoạt động, trẻ cảm thấy gắn bó với trường lớp, cô giáo và bạn bè xung quanh. Qua các bữa ăn tổ chức cho trẻ ở trường với tất cả những nội dung giáo dục chăm sóc các cháu không chỉ bằng lời nói mà luôn tạo cho trẻ không khí vui tươi, thân thiện, bằng hình ảnh, hoạt động mẫu,thực hành... bằng cách trang trí chuẩn bị bữa ăn, cách chào đón, giới thiệu món ăn...một cách sống động và trung thực tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng chào đón bữa ăn...Các cháu ăn cảm thấy ngon miệng, tiêu hóa tốt...sức khỏe ngày một tốt và tăng cân tốt... Cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa nhà trường và gia đình để gia đình nắm bắt được những kiến thức khoa học về dinh dưỡng, tổ chức bữa ăn cho trẻ, tạo cho trẻ các thói quen vệ sinh ăn uống tốt, ăn uống đúng giờ giấc...Hình thành ở trẻ phản xạ ăn uống có điều kiện tốt lúc nào trẻ ăn cũng cảm giác ăn ngon miệng, ăn hết suất. Để giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất đạt kết quả cao hơn thì giáo viên cần sưu tầm thêm các tài liệu liên quan, trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức thực tế trong cuộc sống hàng ngày và tham gia lớp đào tạo về dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ. Phải nắm bắt được nhu cầu và sở thích của trẻ, luôn dành sự quan tâm, yêu thương trẻ như con và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc. 5. Kiến nghị, đề xuất.
  18. 18 a. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn: - Tiếp tục tổ chức các buổi bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm về việc tổ chức bữa ăn cho trẻ. b. Đối với Lãnh đạo nhà trường: - Tăng cường hơn nữa việc trang bị cơ ở vật chất, bàn ghế, dụng cụ ăn uống như bát, thìa …phải đầy đủ vệ sinh và mang tính chất thẩm mĩ phù hợp với lứa tuổi trẻ. b. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo: - Bổ sung thêm cho nhà trường những tài liệu khoa học dinh dưỡng và tổ chức bữa ăn cho trẻ. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cô nuôi để tăng cường khả năng thực hiện nhiệm vụ.
  19. 19 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài: "Một số biện pháp tổ chức bữa ăn hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi C2 tại Trường Mầm non Nhân Thắng”. Với 34 trẻ ở nhóm lớp, Tôi đã thu được kết quả như sau: BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ SAU KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP. Trước khi Sau khi thực hiện biện pháp NỘI DUNG thực hiện biện pháp Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % trẻ trẻ Trẻ thích cùng cô chuẩn bị 22/34 64.7 33/34 97 bữa ăn Trẻ hào hứng vào bữa ăn, ăn 20/34 58.8 34/34 100 ngon miệng. Trẻ không kén chọn thức ăn 20/34 58.8 32/34 94 Trẻ ăn hết khẩu phần ăn 23/34 67.6 34/34 100 *. Một vài hình ảnh về sự tiến bộ của trẻ. (Hình ảnh: Bé cùng cô đang chuẩn bị bàn ăn)
  20. 20 (Hình ảnh: Bé cùng cô đang chuẩn bị xếp ghế ngồi ăn cơm) (Hình ảnh: Bé cùng cô chuẩn bị giờ ăn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2