intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi A Khu A đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi A Khu A đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh" nhằm giúp giáo viên nắm vững hơn kiến thức về chuyên đề “Phát triển vận động” mà cụ thể ở đây là hoạt động tổ chức làm quen với phát triển vận động nhằm cung cấp vốn kỹ năng, kỹ xảo và thao tác vận động cho trẻ hoạt động tích cực theo cá nhân, nhóm và cả lớp đạt hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi A Khu A đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI A KHU A ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN BẾN SUNG, HUYỆN NHƯ THANH Người thực hiện: Lê Thị Vi Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non TT Bến Sung SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA, NĂM 2022
  2. Mục lục 1. Mở đầu..............................................................................................................1 1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................2 2.2.2. Khó khăn...................................................................................................3 2.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục thể chất phù hợp với điều kiện của nhóm lớp và khả năng nhận thức của trẻ........................... 4 2.3.2. Tích hợp các chủ đề khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất..............5 2.3.3. Sử dụng đồ dùng trực quan phong phú, sáng tạo................................. 8 3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................ 18 3.1. Kết luận......................................................................................................18 3.2. Kiến nghị....................................................................................................19
  3. 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Chắc hẳn bất kỳ người Việt Nam nào cũng biết đến truyện “Thánh Gióng” kể về một cậu bé có sức mạnh phi thường đã giúp dân đánh đuổi giặc ngoại xâm. Thông qua đó nhân dân ta luôn mong muốn có sức khỏe và trí tuệ để xây dựng và bảo vệ cuộc sống. Con người trong xã hội hiện đại ngày nay phải là con người có sức khỏe, có tri thức, có nhân cách. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục Việt Nam chính là đào tạo con người có phẩm chất, năng lực, trí tuệ, sức khỏe, phục vụ cho sự nghiệp lao động sáng tạo, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, luật giáo dục đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về tình cảm, thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1”. Trong đó vai trò đầu tiên của các hoạt động phát triển thể chất là phát triển các kỹ năng vận động, nâng cao sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối hài hòa... Các hoạt động phát triển thể chất còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức, đồng thời hình thành và củng cố một số thói quen vận động cơ bản, cần thiết cho trẻ mầm non. Ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo 5 - 6 tuổi, vận động của trẻ ở giai đoạn này đã hoàn thiện, việc giáo dục thể chất cho trẻ giai đoạn này nhằm giúp trẻ hình thành tư thế đúng, phát triển các kỹ năng vận động đồng thời hình thành các tố chất nhanh, mạnh, bền khéo, dẻo dai, linh hoạt, tăng cường sức khỏe cho trẻ. Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên gặp nhiều khó khăn như: Ngân sách đầu tư phục vụ cho lớp chưa nhiều, nhiều trẻ nhút nhát chưa có kỹ năng cơ bản, chưa tích cực khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất...Đặc biệt nhận thức của phụ huynh về hoạt động của trẻ còn nhiều hạn chế, chưa quan tâm đúng và hiểu hết ý nghĩa của việc giáo dục thể chất cho trẻ. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. Do vậy giáo viên đã chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi A Khu A đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Giúp giáo viên nắm vững hơn kiến thức về chuyên đề “Phát triển vận động” mà cụ thể ở đây là hoạt động tổ chức làm quen với phát triển vận động nhằm cung cấp vốn kỹ năng, kỹ xảo và thao tác vận động cho trẻ hoạt động tích cực theo cá nhân, nhóm và cả lớp đạt hiệu quả. Giúp trẻ thích vận động, tự tin và hào hứng tham gia luyện thực hiện một cách tích cực, chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Từ đó kỹ thuật vận động của trẻ cũng chính xác hơn, có kỹ năng vận động tốt hơn, đáp ứng được mục tiêu phát triển toàn diện cả về thể hình, sức khỏe và nhận thức.
  4. 2 Thu hút được sự tham gia của phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn sự mong đợi của họ đối với sự phát triển thể chất của trẻ trong giai đoạn này. 1.3. Đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi A Khu A đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh.” 1.4. Phương pháp nghiên cứu -Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, quan sát, đàm thoại, các phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động... - Phương pháp toán học để xử lí số liệu nghiên cứu. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Thể chất được hiểu là chất lượng của cơ thể con người được sử dụng vào thực tiễn một việc gì đó như vui chơi, lao động, học tập, thể dục, thể thao... Thể chất bao gồm các mặt như tầm vóc cơ thể (là trạng thái phát triển hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể) và vận động ( là sự hoạt động tích cực của các cơ quan trong cơ thể). [1] Giáo dục thể chất cho trẻ chủ yếu là thông qua hoạt động tự vận động của trẻ. Cơ sở sinh lí của vận động đó là sự tác động của hệ thần kinh cấp cao lên hệ xương, cơ, khớp. Phát triển vận động không thể tách rời khỏi phát triển của toàn bộ cơ thể và tâm lý trẻ, nó trải qua giai đoạn xuất hiện vận động, phát triển và hoàn thiện chúng. Sự phát triển vận động của trẻ là kết quả không chỉ của sự trưởng thành của cơ thể mà còn có vai trò của giáo dục. Tính tích cực vận động thể hiện ở lượng vận động và cường độ, chế độ của vận động, ngoài ra còn có các yếu tố chủ động sáng tạo của trẻ. Phát triển tính tích cực của vận động là quá trình vận dụng các phương pháp tích cực nhằm phát huy khả năng vận động của mỗi trẻ và đảm bảo mật độ vận động trong các hoạt động giáo dục thể chất. Phát huy tính tích cực vận động thực chất là xây dựng hứng thú học tập, phát huy khả năng tri giác, sáng tạo trong luyện tập các vận động hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, khéo léo, bền, dẻo dai... Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường cũng như của lớp trong năm học 2021-2022 giáo viên lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi A Khu A đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh.” 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi * Đối với nhà trường: Trường đặt tại trung tâm huyện nên thuận tiện cho các hoạt động, trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đáp ứng được chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhóm lớp 5-6 tuổi A khu A là một trong những lớp được đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kiên cố, trang thiết bị đầy đủ theo thông tư 02/BGD&ĐT
  5. 3 đảm bảo việc học thực hiện và sinh hoạt của trẻ. Đồ dùng học thực hiện, đồ dùng đồ chơi được đáp ứng kịp thời thuận tiện cho việc dạy và học. *Đối với giáo viên: Bản thân đã đạt trình độ trên chuẩn, luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham khảo các tài liệu, tìm tòi nghiên cứu các vấn đề xung quanh trẻ; Có kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ, biết làm đồ dùng đồ chơi, thiết kế môi trường giáo dục phù hợp với phát triển thể chất. * Đối với trẻ: Trẻ đi học tương đối đều, được làm quen ở mọi lúc mọi nơi. *Đối với phụ huynh: Hầu hết phụ huynh quan tâm đến chất lượng của nhà trường, phối kết hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở các nhóm lớp. 2.2.2. Khó khăn * Đối với nhà trường: Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ song các dụng cụ chưa đa dạng, phong phú để đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ. * Đối với giáo viên: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất ở lớp còn hạn chế về thời gian, dập khuôn, ít đổi mới, chưa trọng tâm theo chủ đề. * Đối với trẻ: Nhiều trẻ tham gia hoạt động giáo dục thể chất ở trường còn dụt dè, thực hiện vận động một cách thụ động, không hào hứng. * Đối với phụ huynh: Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm và ủng hộ tích cực đối với hoạt động thể chất cho trẻ. 2.2.3. Kết quả của thực trạng Trước khi thực hiện đề tài này, giáo viên đã có những hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với phát triển vận động, từ đó phát hiện vốn kỹ năng, kỹ xảo và thao tác vận động của trẻ còn yếu đặc biệt trẻ còn lúng túng, chưa tự tin, một số trẻ còn tỏ ra mệt mỏi, không muốn tham gia, chính vì vậy giáo viên đã lựa chọn các nội dung tiêu chí khảo sát là đánh giá trên trẻ cụ thể như sau: Bảng khảo sát thực trạng của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Kết quả khảo sát đầu Tổng năm học số trẻ TT Nội dung tiêu chí Đạt Chưa đạt khảo Số Tỷ Số Tỷ lệ sát trẻ lệ % trẻ % Trẻ nắm được kiến thức của các 1 32 25 78 7 22 vận động cơ bản Trẻ có kỹ năng vận động, phát 2 triển vân động cơ bản (đi, chạy, 32 24 75 8 25 bò ..) hoặc vận động tinh. Phát triển các tố chất thể lực: 3 32 24 75 8 25 Nhanh, mạnh bền, khéo cho trẻ Khả năng phản ứng nhanh, đúng 4 32 25 78 7 22 theo tín hiệu Trẻ hứng thú thực hiện các vận 5 32 21 65.6 11 34.4 động
  6. 4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Xuất phát từ các đặc điểm phát triển thể chất, phát triển vận động của trẻ 5-6 tuổi A khu A cùng với các thuận lợi, khó khăn nêu trên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất đồng thời phát huy tính tích cực vận động của trẻ, giáo viên đã áp dụng một số biện pháp như sau: 2.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục thể chất phù hợp với điều kiện của nhóm lớp và khả năng nhận thức của trẻ Thời gian thực Ghi STT Nội dung hiện chú Rà soát, lựa chọn những nội dung giáo 1 dục phù hợp để xây dựng hệ thống mục Tháng 8 tiêu, nội dung cho chuyên đề. - Xây dựng kế hoạch triển khai chuyên -Tuần 1 đề. - Dạy trẻ lợi ích của việc luyện thực hiện vận động đối với sự phát triển của cơ thể -Tuần 2 và bảo vệ sức khỏe. 2 - Sưu tầm nhạc và các bài thực hiện thể Tháng 9 dục sáng, tổ chức cho trẻ thực hiện thể -Tuần 3 dục sáng hàng ngày, tạo nề nếp thể dục sáng cho trẻ. -Tiến hành khảo sát khả năng vận động, -Tuần 4 kỹ năng kỹ xảo vận động của trẻ trong lớp. -Khảo sát đồ dùng, thống kê số lượng đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Tham mưu với Ban giám hiệu bổ xung thêm đồ dùng, -Tuần 1 6 đồ chơi cho chuyên đề như: Bóng, vòng, Tháng gậy, quả tạ… 10 - Thực hiện đúng chương kế hoạch và -Tuần luyện thực hiện các vận động ném, 2+3+4 truyền, bật, nhảy. - Khảo sát, đánh giá các điều kiện thực hiện chuyên đề giáo dục thể chất đề xuất Tháng ý kiến với Hiệu trưởng bồi dưỡng -Tuần 1 11 8 chuyên môn và tổ chức hoạt động kiến thực hiện tiếp cận những cái mới. Thực hiện đúng chương trình kế hoạch -Tuần và luyện thực hiện các kỹ năng vận động 2+3+4 đi, bật, thăng bằng. 1 Xây dựng môi trường giáo dục thể chất Tuần Tháng 0 ngoài lớp học, tận dụng môi trường sẵn 1+2+3+4 12
  7. 5 có như: Chơi với cát nước, các đồ phát triển thể lực như thang leo, đồ chơi ngoài trời, ném bóng vào rổ, làm một số đồ dùng tự tạo phục vụ cho hoạt động. 1 Vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng, đồ Tuần Tháng 1 chơi phục vụ chuyên đề. 1+2+3+4 1/2022 Thực hiện theo chương trình giáo dục, Tuần 1 tiếp tục rèn trẻ các kỹ năng vận động đi, 1+2+3 2 chạy, bật. Tháng 2 Đánh giá mức độ tham gia và cảm giác Tuần 4 thoải mái của trẻ. Thiện chương trình giáo dục. Tiếp tục Tuần rèn các kỹ năng vận động đi, chạy, bật, 1+2+3+4 1 tổ chức tốt các trò chơi vận động. Tuyên 4 Tháng 3 truyền với phụ huynh về giáo dục thể chất cho trẻ, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh truyền nhiễm theo mùa. 1 -Thực hiện chuyên đề ở mọi hoạt động. Tuần Tháng 4 5 1+2+3 - Đánh giá trẻ cuối năm học Tuần 4 Hoàn thiện hồ sơ sổ sách. Kiểm tra cơ sở Tuần Tháng 5 1 vật chất, trang thiết bị trong lớp báo cáo 1+2+3+4 7 kết quả trong năm học với Ban giám hiệu. So với trước đây, giáo viên chỉ bám vào kế hoạch của nhà trường, chưa xây dựng kế hoạch riêng để thực hiện chuyên đề giáo dục thể chất cho trẻ. Vì vậy việc thực hiện tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ còn thụ động, hiệu quả của hoạt động chưa cao. Với việc xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề như trên giáo viên đã chủ động hơn trong các hoạt động. Nội dung, mục tiêu và các kế hoạch đặt ra trong từng tháng giúp giáo viên có kế hoạch cụ thể để triển khai công việc một cách khoa học, kịp thời, Qua một năm thực hiện giáo viên nhận thấy việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất tại lớp giáo viên rất thuận lợi, đã bổ xung thêm được một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động. Nắm được khả năng nhận thức và vận động của trẻ nên đã đưa ra được những biện pháp và hình thức giáo dục phù hợp, phát huy được tính tích cực vận động của trẻ. Phụ huynh trong lớp cũng có nhiều hiểu biết hơn về quá trình phát triển thể chất của trẻ, từ đó quan tâm đúng đắn hơn tới hoạt động này. 2.3.2. Tích hợp các chủ đề khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất Tích hợp các chủ đề khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ là đưa nội dung của chủ đề giáo dục vào hoạt động giáo dục thể chất. Đặc điểm của trẻ mầm non là thích bắt chước...Vì vậy khi tổ chức dạy vận động giáo viên thường
  8. 6 dẫn dắt và liên tưởng đến một hiện tượng tự nhiên xã hội hay đặc điểm lao động của người lớn, mô phỏng đặc điểm đi lại, hoạt động của một số con vật, phương tiện giao thông.... Việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tích hợp chủ đề vừa dạy cho trẻ lĩnh hội được những kiến thức về thế giới xung quanh, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ. Thông qua việc tích hợp giúp trẻ cảm thấy hứng thú, thoải mái và tự tin tránh được việc mệt mỏi khi phải thực hiện bài vận động nhiều lần. Để tích hợp các chủ đề vào hoạt động giáo dục thể chất, giáo viên phải hiểu rõ nội dung và mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất, đồng thời bám sát mục tiêu và nội dung của chủ đề hiện tại để nội dung tích hợp được xuyên suốt, hợp lý. Ví dụ 1: Với Chủ đề Thế giới động vật. Vận động “ Bò chui qua cổng”. TCVĐ “ Đi cứu thỏ” *Gây hứng thú: Đọc câu đố về con thỏ: Con gì đuôi ngắn tai dài Mắt hồng lông mượt có tài nhảy nhanh? Sau khi trẻ đoán là “Con Thỏ”, cô và trẻ cùng trò chuyện về con Thỏ. *Khởi động - Cô giới thiệu: Các chú thỏ cùng đi vào rừng. - Cô và trẻ cùng thực hiện các động tác khởi động mô phỏng đi vào rừng với các kiểu đi: Đi thường, đi kiểng gót, đi khom lưng, chạy nhanh, chạy chậm... *Trọng động + BTPTC: Cô giới thiệu phần thi: Cùng rèn luyện sức khỏe. BTPTC kết hợp bài hát : Chú thỏ con. +VĐCB: Cô giới thiệu phần thi: Nào cùng vượt cổng. - Cho trẻ bò bằng bàn tay cẳng chân tự do, sau đó chuyển về đội hình 2 hành ngang. - Cô giới thiệu tên vận động “Bò chui qua cổng”, làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác, sau đó cho 2 trẻ lên vận động thử =>Nhận xét. - Trẻ thực hiện: Chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau, tổ chức theo hình thức thi đua, rèn kỹ năng bò thấp chui qua cổng. *TCVĐ: Cô giới thiệu TCVĐ “Đi cứu thỏ”. - Cách chơi: Cô gắn thêm chuông vào cổng. Từng trẻ của mỗi đội bò chui qua các cổng, lấy một viên đá nhỏ bỏ vào rổ của đội mình. - Luật chơi: Trong cùng một thời gian đội nào chuyển được nhiều đá hơn, đội đó sẽ thắng cuộc và vào được hang đón thỏ. Ai chạm vào chuông, vào cổng phải bò lại. - Tổ chức cho trẻ chơi - Kết thúc: Nhận xét, tổng hợp kết quả và trao phần thưởng cho đội thắng cuộc. *Hồi tĩnh: Cho trẻ vận động nhẹ theo nhạc bài: Chim bay Ví dụ 2: Với chủ đề Ngành nghề. Vận động “Bật qua 5 vòng, ném bóng vào rổ”
  9. 7 Khi tổ chức hoạt động cô cho trẻ thực hiện làm các bác nông dân, trẻ đóng vai và thể hiện công việc của các bác nông dân. *Khởi động: Trò chuyện “Để có một sức khỏe tốt bước vào một ngày lao động mới, tất cả các bác nông dân thực hiện một bài thể dục (Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn và đi theo các kiểu chân và về hàng thực hiện BTPTC) *Trọng động: +BTPTC: Thực hiện các động tác cơ bản theo nhạc bài: Quả +VĐCB: - Giới thiệu VĐ: “Để đến được nông trại các bác nông dân phải vượt qua các khu vực đất sâu, sau đó lấy quả cho vào giỏ, vậy các bác nông dân phải làm gì để vượt qua được?” - Cô giới thiệu: “Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn vượt qua các khu vực đất sâu này bằng cách “Bật qua 5 vòng, ném bóng vào rổ” Sau khi cô làm mẫu và phân tích kỹ thuật động tác bằng lời nói rõ ràng. Cho 1-2 trẻ lên thực hiện rồi đưa ra nhận xét. - Lần 1: Lần lượt cho trẻ thực hiện theo hình thức cá nhân: 2 trẻ một lần. - Lần 2: Thực hiện theo nhóm: 4-6 trẻ một lần. - Lần 3: Cho trẻ thực hiện nối tiếp, tăng mức độ khó (trẻ lựa chọn theo khả năng của mình). Sau đó lên lấy bóng ném vào sọt nhựa, nếu rơi ra ngoài sẽ không đươc tính. -Kết thúc: Nhận xét, tổng hợp kết quả và trao phần thưởng cho đội chiến thắng. *Hồi tĩnh: Cho trẻ vận động nhẹ theo nhạc bài: Ước mơ xanh Với việc tích hợp các hoạt động và hình thức tổ chức giống như trên, kết quả giáo viên thu được đó là trẻ thực hiện vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, rèn luyện và phối hợp các giác quan và vận động, có khả năng hoạt động cần sự khéo léo của đôi bàn tay.
  10. 8 Ảnh minh họa vận động bò thấp chui qua cổng 2.3.3. Sử dụng đồ dùng trực quan phong phú, sáng tạo a. Sử dụng các dụng cụ âm nhạc khi thực hiện các bài thực hiện phát triển chung Trong quá trình thực hiện các bài thực hiện phát triển chung có thể dùng các dụng cụ như cờ, nơ, gậy, vòng, tạ... là những dụng cụ có tác dụng tốt tới việc hình thành tư thế đúng cho trẻ, nâng cao hiệu quả tác động, gây hứng thú luyện tập. Trước khi lựa chọn dụng cụ thể dục cho mỗi hoạt động giáo viên thường nghiên cứu kỹ các động tác tay, thân, chân, bật của các bài phát triển chung để lựa chọn dụng cụ phù hợp nhất. Đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học, tính chính xác đồng thời tạo cho trẻ thoải mái hứng thú trong khi thực hiện. Khi thực hiện kết hợp với bài hát có nhịp điệu phù hợp (thường là bài hát có nhịp điệu 2-4) sẽ giúp trẻ háo hứng, tăng tính nhịp điệu và tính chính xác. Các bản nhạc sử dụng trong khi thực hiện cũng thường xuyên thay đổi theo từng chủ đề tạo cho trẻ sự mới mẻ, hứng thú trong mỗi lần thực hiện. Ví dụ: Bài hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” (Chủ đề trường mầm non); “ Nắng sớm” ( Hiện tượng tự nhiên); “Vườn cổ tích” ( Chủ đề Quê hương đất nước Bác Hồ)... b. Sử dụng đồ dùng trực quan trong các bài thực hiện vận động cơ bản Đồ dùng trực quan trong các bài thực hiện vận động cơ bản là những đồ dụng cụ thể dục dùng cho trẻ thực hiện vận động. Để phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thì giáo viên thiết kế những đồ dùng dụng cụ có hình dáng ngộ nghĩnh, màu sắc đẹp phong phú, kích thước phù hợp với lứa tuổi của trẻ, đảm
  11. 9 bảo an toàn đối với trẻ (Không sắc nhọn, không quá cao so với trẻ và chắc chắn khi sử dụng) - Đối với các vận động đi, chạy, thăng bằng Đây là nhóm bài vận động cơ bản có chu kỳ. Cũng như các bài vận động cơ bản khác, chúng có những phản xạ có điều kiện, được hình thành và thực hiện phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ. + Tư thế đi: Đầu và ngực phải hướng thẳng về phía trước một cách tự nhiên để tác động tới việc thở đúng và đánh tay nhịp nhàng theo bước đi. + Khi thực hiện vận động chạy trẻ phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, vận động này giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo, sức bền làm tăng quá trình sinh lí, phản ứng trao đổi chất của cơ thể và ảnh hưởng tốt tới sức khỏe. Các vận động này tương đối dễ đối với trẻ tuy nhiên khi thực hiện vận động này một số trẻ thực hiện chưa đúng kỹ thuật cơ bản, chưa có sức bền... + Đối với vận động thăng bằng thì khó hơn vận động đi, chạy, vì đòi hỏi trẻ khi vận động phải có sự khéo léo và khả năng định hướng không gian tốt. Do đó khi thực hiện các vận động này trẻ thường thiếu tự tin và vận động thiếu chính xác, chưa có kỹ xảo vận động. Vì vậy khi tổ chức các bài thực hiện đi, chạy, thăng bằng giáo viên kết hợp sử dụng các dụng cụ thể dục để tạo phản xạ và hứng thú luyện thực hiện cho trẻ đối với các bài thực hiện như: Đi chạy theo nhịp trống lắc, sắc xô, bài hát ; Đi trong đường hẹp, đi trên ghế thể dục: Đi đầu đội túi cát; Đi, đập và bắt được bóng nảy 4-5 lần liên tiếp. Chạy nhanh 18m. - Các bài thực hiện nhảy, bật Các vận động nhảy bật thường gây được sự hứng thú và thích thú ở trẻ. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác của động tác cũng như kỹ năng, kỹ xảo vận động giáo viên thường sử dụng các dụng cụ thể dục như vòng, bục nhiều màu sắc... khi tổ chức các vận động như: Bật ra vào vòng, Bật liên tục vào các ô, vòng 40x40cm; Bật sâu 25-30cm (bật từ trên bục xuống), bật xa, bật qua dòng suối nhỏ
  12. 10 Ảnh: Các loại dụng cụ kết hợp với các bài thực hiện - Các bài thực hiện vận động ném, truyền, bắt Đây là các vận động không có tính chu kỳ, khi thực hiện vận động này thì phần trên của cơ thể như các nhóm cơ bắp, cẳng tay, cổ tay và toàn thân đều tham gia vận động nên đòi hỏi có cảm giác thăng bằng và khả năng định hướng tốt. Các vận động này đa số là các vận động khó đối với trẻ đặc biệt là các trẻ chậm chạp, nhút nhát thì thường không tự tin, hứng thú khi thực hiện các vận động này. Để khuyến khích trẻ vận động, phát huy khả năng tri giác, sáng tạo, chủ động trong luyện thực hiện giáo viên thường tổ chức các vận động này kết hợp với các dụng cụ thể dục như: Bóng hoặc túi cát (nhiều màu sắc, hình dáng đẹp, ngộ nghĩnh) vòng nhiều màu sắc, hình dáng như hình bông hoa... để thực hiện các vận động: Ném xa bằng 2 tay; Ném trúng đích trên mặt đất; Ném trúng đích thẳng đứng; Tung bắt bóng bằng 2 tay; Truyền bóng qua đầu, qua chân... - Các bài thực hiện bò, trườn, trèo Các bài thực hiện vận động bò, trườn, trèo... khá quen thuộc vì vậy gây hứng thú với trẻ tuy nhiên khi thực hiện luyện đòi hỏi trẻ phải thực hiện kỹ năng kỹ xảo vận động, phối hợp bàn tay, cẳng tay, cẳng chân, cơ bụng và khả năng định hướng phải chính xác. Để đảm bảo các yếu tố này giáo viên tổ chức các vận động này dưới dạng các bài thực hiện; Bò bằng bàn tay và cẳng chân theo đường zíc zắc; Bò bằng bàn tay và cẳng chân kết hợp chui qua cổng cao 45- 50cm; trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm, trèo thang 7 gióng.
  13. 11 Hình ảnh minh họa: Vận động đi chạy theo đường zíc zắc 2.3.4. Sưu tầm và xây dựng một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ Thực tế ở trường mầm non các trò chơi như: Trò chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi vận động, cho chơi dân gian... được thực hiện thường xuyên. Trong sự đa dạng của các trò chơi dành cho trẻ phải đặc biệt chú ý đến trò chơi vận động vì trò chơi này tất cả trẻ tham gia chơi đều được thu hút vào hoạt động vận động được quy định bởi nội dung và luật chơi của trò chơi, đồng thời đạt được mục đích của phát triển vận động. Có thể nói trò chơi vận động là phương pháp tác động toàn diện đến các kỹ năng vận động bao gồm: Đi, chạy, bò, trèo, trườn...tác động đến các nhóm cơ và hô hấp, rèn luyện cử động kéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp vận động của tay và mắt. Nhưng quan trọng hơn cả là thông qua các trò chơi vận động giúp trẻ phát triển toàn diện các tố chất thể lực như: Nhanh, mạnh, bền, khéo léo, dẻo dai, linh hoạt... Thông qua vận động trẻ được tương tác với bạn để thực hiện nội dung luyện thực hiện, qua đó hình thành và phát triển ở trẻ những kỹ năng hợp tác, chia sẻ, tự tin, trung thực. Các trò chơi vận động giáo viên chia thành 2 nhóm: Trò chơi dân gian và Trò chơi rèn luyện và củng cố các kỹ năng vận động (Trò chơi vận động). 2.3.4.1. Một số trò chơi dân gian Giáo viên lựa chọn các trò chơi khác nhau như: Cưỡi ngựa nhong nhong; Lộn cầu vồng; Mèo đuổi chuột; kéo co; Bịt mắt bắt dê; Kéo mo cau... a.Trò chơi: Cưỡi ngựa nhong nhong * Mục đích: Tăng khả năng vận động và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
  14. 12 *Chuẩn bị: Số lượng trẻ chơi không hạn chế. Gậy nhỏ hoặc tàu lá chuối làm thân ngựa. Một sợi dây làm cương ngựa. *Luật chơi: Khi phi ngựa không được chen lấn, xô, đẩy, không được chen nhau. Ngựa nào vi phạm luật, bị đứt dây cương hoặc bị ngã sẽ bị loại. * Cách chơi: + Cô cùng trẻ đọc bài đồng dao “ Cưỡi ngựa nhong nhong” Nhong! Nhong! Nhong! Ngựa ông đã về Cắt cỏ bồ đề Cho ngựa ông ăn ! + Cô giữ vai trò là người quản trò quy ước vạch xuất phát và đích đến. + Trẻ dàn hàng ngang (mỗi lần chơi khoảng 5 trẻ), một tay giữ ngựa, một tay giữ dây cương đứng trước vạch xuất phát. Khi quản trò hô: ‘Một, hai, ba” thì tất cả trẻ làm động tác phi ngựa chạy nhanh về đích, vừa chạy vừa đọc to bài đồng dao. Để tăng không khí cuộc chơi, thỉnh thoảng trẻ hô “vút, vút” như thúc ngựa chạy nhanh hơn. “Ngựa nào đến đích trước là thẳng cuộc. b.Trò chơi: Bịt mắt bắt dê * Mục đích: Rèn luyện thính giác và khả năng định hướng không gian. * Chuẩn bị: Số lượng 15-20 trẻ, một mảnh vải sẫm màu để làm khăn bịt mắt * Luật chơi: “Người bắt dê” bắt được “dê” là thắng cuộc. * Cách chơi: + Trẻ chơi chi chi chành chành để chọn ra một trẻ làm người bắt dê, tất cả trẻ còn lại sẽ đóng vai dê đứng thành vòng tròn + Cho trẻ làm ”người bắt dê” và đứng giữa vòng tròn dùng khăn bịt mắt lại. + Khi có hiệu lệnh bắt đầu chơi, các trẻ làm ”dê” phải luôn miệng kêu “be,be” Cho” người bắt dê” đi tìm nhưng phải cố tránh để không bị bắt.Trẻ làm ”người bắt dê” phải chú ý lắng nghe được xác định vị trí của ”dê” +Nếu bắt được “Dê” là thắng cuộc. “Dê” nào bị bắt phải đổi làm vai "người bắt dê”. c. Trò chơi: Kéo mo cau * Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, tính dẻo dai và khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa 2 trẻ. * Chuẩn bị: Số lượng trẻ chơi 8-10 trẻ, 4-5 mo cau, vẽ không gian chơi ở sân trường sạch sẽ bằng phẳng, vẽ một vạch thẳng xuất phát, đích có thể là ruộng rau,vườn cây,vườn hoa...(mô phỏng bằng đồ chơi). * Luật chơi: Nếu trẻ bị ngã ra khỏi mo cau sẽ thua cuộc. * Cách chơi: Chia trẻ thành 4-5 đội, mỗi đội có 2 trẻ, một trẻ sẽ đóng vai kéo mo cau còn một trẻ ngồi trên bám chặt vào cuống cau để không bị ngã, người kéo mo cau sẽ dùng sức kéo mo cau về phía đích để thu hoạch rau, hoa quả..... Đội nào thu hoạch được nhiều sản phẩm là thắng cuộc.
  15. 13 Ảnh minh họa trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho trẻ làm quen với các trò chơi dân gian, giáo viên nhận thấy rằng: 100% trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian. 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm nhiều hiểu biết về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc. Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp. Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp giáo viên được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người. Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể. 2.3.4.2 Trò chơi vận động a. Trò chơi vận động củng cố các kỹ năng vận động đi, chạy, cảm giác thăng bằng Giáo viên lựa chọn các trò chơi khác nhau như: Đi tàu hỏa; Chạy theo tín hiệu; Thi xem ai nhanh; Nhảy lò cò hái quả... Trò chơi 1: Trò chơi Chạy theo tín hiệu *Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chạy theo hiệu lệnh, phản xạ nhanh nhẹn, tập trung chú ý cao. Giáo dục tác phong khẩn trương. *Chuẩn bị: Sân bãi rộng rãi bằng phẳng. *Cách chơi: Tập hợp trẻ thành 1-2 vòng tròn đồng tâm, vòng tròn nọ cách vòng tròn kia 1,5m. trẻ nọ cách trẻ kia 1-1,5m. Cho trẻ chạy bình thường theo vòng tròn (nếu 2 vòng tròn mỗi vòng tròn chạy theo một hướng) khoảng 5-8m, cô dùng còi hoặc tín hiệu gì đó. Trẻ nghe tiếng còi lập tức quay đầu chạy ngược lại. Cô có thể thổi còi 2, 3, 4 lần theo khoảng cách gần nhau để thực hiện phản
  16. 14 xạ cho trẻ. Trò chơi tiến hành 2-3 p thì nghỉ 5-6 phút sau đó tiếp tục chơi lần 2. Trong buổi chơi chỉ cho trẻ chơi tối đa 3 lần. Trò chơi 2: Trò chơi Nhảy lò cò hái quả *Mục đích: Rèn luyện kỹ năng nhảy lò cò bằng một chân, rèn khả năng khéo léo, giữ thăng bằng và định hướng tốt trong không gian. *Chuẩn bị: Sân rộng bằng phẳng, vẽ một vạch xuất phát, đích là mô hình vườn cây ăn quả. *Cách chơi: Trẻ xếp thành 4 hàng dọc khi có hiệu lệnh của cô trẻ nhảy lò cò từ vạch xuất phát đến vườn cây hái một loại quả theo yêu cầu của cô để vào rổ của đội mình sau đó chạy về cuối hàng đứng. Bạn tiếp theo lại nhảy lò cò lên hái quả để vào rổ, thời gian chơi là một bản nhạc. Đội nào hái được nhiều quả thì thắng cuộc. b. Trò chơi vận động củng cố các kỹ năng vận động nhảy, bật Giáo viên lựa chọn các trò chơi khác nhau như: Thỏ đổi chuồng; Chó sói xấu tính; Cò bắt ếch; Nhảy ô... Trò chơi 1: Trò chơi Thỏ đổi chuồng *Mục đích: Rèn luyện kỹ năng bật tại chỗ, kỹ năng bật nhảy về phía trước. Rèn luyện tính nhanh nhẹn, mạnh mẽ cho trẻ. *Chuẩn bị: Mũ thỏ làm bằng bìa đủ cho trẻ chơi. *Cách chơi: Một nhóm trẻ(trên 10 trẻ) giả làm thỏ đầu đội mũ thỏ làm bằng bìa, một nhóm trẻ khác, cứ 2 trẻ cầm tay nhau làm một cái chuồng sao cho số thỏ nhiều hơn số chuồng. Khi có hiệu lệnh, thỏ làm động tác đi kiếm ăn: 2 chân chụm vào nhau nhảy từng bước về phía trước. Khi có hiệu lệnh “ Trời tối rồi” thì tất cả thỏ phải nhảy thật nhanh để tìm cho mình một cái chuồng, con nào nhảy chậm sẽ không có chuồng để vào, sau vài lần chơi trẻ đổi vai cho nhau. Trò chơi 2: Trò chơi Cò bắt ếch *Mục đích: Hình thành và rèn luyện kỹ năng bật nhảy liên tục về phía trước, kỹ năng bật nhảy vào vòng. Rèn luyện tính nhanh nhẹn, mạnh mẽ cho trẻ *Chuẩn bị: Sân bằng phẳng, sạch sẽ thoáng mát, dùng phấn vẽ vòng tròn to, mũ cò, mũ ếch đủ số lượng trẻ chơi. *Cách chơi: Chọn một trẻ trong nhóm chơi làm “Cò”, đầu đội mũ hình đầu cò làm bằng bìa. Các trẻ còn lại trong nhóm đội mũ ếch giả làm “Ếch”, miệng kêu “ộp, ộp”, khoát hai tay sang ngang, người vươn về phái trước giả làm ếch đang bơi trong ao. Khi có hiệu lệnh, các con ếch lên bờ tìm kiếm thức ăn vừa bật nhảy về phái trước vừa hát bài “Chú ếch con”. Khi “Cò” chạy tới đám ếch đang kiếm mồi, miệng kêu “quạc, quạc”, các chú ếch phải nhảy xuống ao. Nếu chú ếch nào không nhảy được xuống ao bị cò bắt thì sẽ thua. c. Trò chơi vận động củng cố các kỹ năng vận động ném, chuyền: Giáo viên lựa chọn các trò chơi khác nhau như: Ném xa; Lúa ngô khoai thi tài; Ném bóng vào rổ’ Tung bắt; Ném vòng trúng đích.... Trò chơi 1. Trò chơi ném xa *Mục đích: Rèn kỹ năng ném và khả năng phối hợp với các bạn.
  17. 15 *Chuẩn bị: Sân rộng rãi, cắm lá cờ cao 30cm và cách 2m so với vạch xuất phát, túi cát số lượng đủ cho trẻ. *Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội đứng thành 2 hàng ngang song song với nhau . Mỗi trẻ đứng đầu hàng cầm trên tay một túi cát nhỏ. Theo hiệu lệnh của cô, trẻ đến vạch xuất phát, cùng lúc ném túi cát qua đầu bằng một hoặc 2 tay, cố gắng ném xa qua được hàng lá cờ. Đội nào ném xa hơn được nhận một lá cờ. Sau đó có thể chạy tới nhặt túi cát, chạy về nắm túi cát cho bạn đứng đằng sau. Các bạn đứng đằng sau ném và so sánh kết quả. Đội chiến thắng là đội giành được nhiều cờ. Trò chơi 2: Trò chơi Lúa, ngô, khoai thi tài *Mục đích: Rèn kỹ năng truyền qua đầu cho trẻ, đồng thời rèn khả năng phối hợp nhóm. *Chuẩn bị: Cô chuẩn bị một số loại lương thực (Đồ chơi). *Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội: Đội Bắp ngô, khoai lang và lúa vàng. Ba đội xếp thành 3 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh của cô, bạn đầu hàng phải lấy loại thực phẩm của nhóm mình chuyền qua đầu cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 chuyền cho bạn thứ 3, cứ như vậy đến bạn cuối cùng sẽ để lương thực đó vào rổ của đội mình. Đội nào chuyển được nhiều lương thực hơn là đội chiến thắng. Trò chơi 3:. Trò chơi Tung bắt *Mục đích: Rèn luyện kỹ năng tung, bắt. Tăng cường sự phối hợp khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác. *Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi.,mỗi trẻ một quả bóng cao su hay quả bóng nhựa. *Cách chơi: Tập hợp trẻ đứng thành 2-3 vòng tròn hoặc đứng thành nhiều hàng ngang cách nhau 1,5 - 2m. Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ tung bóng lên cao bằng một tay sau đó đưa 2 tay ra đón bóng rơi xuống. Lúc đầu cho tung ở độ cao ngang đầu người (0,5m) sau đó tung cho độ cao của bóng tăng dần lên. Nếu trẻ bị rơi bóng coi như thua cuộc. d. Trò chơi vận động củng cố các kỹ năng vận động bò, trườn, trèo Giáo viên lựa chọn các trò chơi khác nhau như: Bò chui qua vòng; Ai nhanh đến cờ; Rung chuông vàng; Chú bồ đội dễ thương... Trò chơi 1: Trò chơi Rung chuông vàng *Mục đích: Rèn kỹ năng leo trèo và khả năng phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo. *Chuẩn bị: 2 thanh thể dục theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thang được gắn chặt vào tường, trên thang ở độ cao bằng nhau treo một cái chuông. *Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội đứng xếp hàng dọc, cách thang 3m, mặt hướng vào thang. Người đứng đầu tiên của mỗi đội đứng sát vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “Một, hai,ba, chạy” , trẻ chạy nhanh đến thang leo lên chỗ đặt chuông và rung chuông. Sau đó trèo xuống và chạy quay về đứng ở cuối hàng của đội mình. Cô nhận xét đội nào rung được chuông trước, trò chơi lại tiếp tục với các bạn tiếp theo cho đến khi hết các thành viên của đội. Đội chiến thắng là đội rung chuông trước được nhiều lần. Trò chơi 2: Trò chơi Chú bộ đội dễ thương *Mục đích: Rèn kỹ năng trườn theo hướng thẳng, sức mạnh và sự bền bỉ. Giáo dục tính tổ chức kỷ luật, tính chịu khó cẩn thận.
  18. 16 *Chuẩn bị: Lớp học hoặc ngoài sân(Trải thảm trên nền). Kẻ 2 vạch song song cách nhau 4-6m, dài 3 đến 3m làm vạch xuất phát và vạch đích. *Cách chơi: Chia lớp thành 2,3,4 tiểu đội chuẩn bị sẵn sàng thực hiện luyện. Tập hợp thành 2,3 hoặc 4 hàng dọc sau vạch xuất phát. Vạch còn lại là vạch đích. Khi có hiệu lệnh, trẻ lần lượt tiến về vạch xuất phát, nằm sấp xuống, bụng và chân áp sát đất, ngực nâng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai tay duỗi về phía trước, sau đó co tay lại để kéo lết thân người về phía trước, trườn đến vạch đích thì đứng lên và thực hiện hợp thành hàng dọc, mặt quay theo hướng ngược lại. Tiểu đội nào bò đúng, nhanh, hàng ngũ ngay ngắn, trật tự sẽ thắng. Kết quả khi tổ chức cho trẻ chơi vân động giáo viên nhận thấy rằng trẻ rất thích thú, đặc biệt các trò chơi dân gian có lời ca, các trò chơi vận động có luật trẻ chơi rất sôi nổi. Các trò chơi này vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, vừa củng cố kỹ năng vận động cho trẻ một cách tích cực. Các trò chơi được phân theo nhóm như trên giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn để đưa vào hoạt động, và các tiết dạy đảm bảo tính khoa học, hợp lý, phát triển cân đối toàn diện thể chất cho trẻ. 2.3.5. Vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các hình thức dạy học phát huy tính tích cực vận động cho trẻ Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ nói chung và phát huy tính tích cực vận động cho trẻ nói riêng cần tiến hành qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học bao gồm: Thể dục sáng, vận động sau ngủ dậy, hoạt động ngoài trời,, tham quan, hội khỏe...Nếu như hoạt động học là cơ bản vì trên hoạt động thể chất các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, có hệ thống, có tổ chức và có kế hoạch, thì các hình thức khác có tác dụng rèn luyện một khía cạnh nào đó. Hiệu quả của việc phát huy tính tích cực vận động cho trẻ phụ thuộc vào hình thức dạy học. Mỗi hình thức dạy học có tác dụng và ưu điểm riêng, vì vậy khi tổ chức hướng dẫn hoạt động giáo dục thể chất, giáo viên cần lựa chọn các hình thức phù hợp với từng loại bài thực hiện, địa điểm, điều kiện lớp học. a. Hình thức thực hiện đồng loạt cả lớp Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động. Hình thức này thường áp dụng khi thực hiện các bài phát triển chung, trò chơi vận động. Tuy nhiên hình thức này cũng có thể áp dụng vận động cơ bản. Đối với các vận động trẻ đã được học, giáo viên thường tổ chức cho cả lớp cùng vận động. Như vậy sẽ tạo sự thoải mái, tự do cho trẻ. Trong quá trình trẻ vận động, giáo viên đặc biệt chú ý đến những trẻ chậm hay chưa thực hiện tốt kỹ năng để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Đối với bài vận động mới, sau khi giới thiệu vận động, giáo viên cho cả lớp vận động theo kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Sau đó giáo viên mới thực hiện vận động mẫu một cách chính xác đúng kỹ thuật, kèm theo phân tích kỹ thuật động tác... Tiếp đến lần lượt cho trẻ thực hiện vận động theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Vận động Bật xa; bật qua vật cản, Bò chui qua cổng; Đi, chạy bước qua chướng ngại vật; Tung bắt bóng bằng 2 tay...
  19. 17 b. Hình thức thực hiện theo nhóm Khi áp dụng hình thức này, trẻ thực hiện cùng một vận động, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm từ 3 đến 5 trẻ thực hiện xong bài thực hiện rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như thực hiện quay vòng. Hình thức này phù hợp khi trẻ đã hoàn thiện kỹ thuật vận động. Giáo viên chỉ kịp theo dõi từng trẻ, đánh giá ngắn gọn về cách thực hiện vận động của trẻ. Đối với hình thức này giáo viên thường tổ chức cho trẻ thực hiện các bài vận động cơ bản ở lượt thứ 2 hoặc thứ 3, khuyến khích trẻ vận động sôi nổi, thôi thúc trẻ tham gia, do đó phát huy tính tích cực vận động của trẻ. c. Hình thức cá nhân Khi tổ chức hình thức này, trẻ thực hiện vận động lần lượt theo hướng dẫn, giáo viên kiểm tra chất lượng, các trẻ còn lại quan sát nhận xét. Hình thức này phù hợp với giai đoạn đầu hình thành vận động. Khi sử dụng hình thức này giáo viên phải theo sát từng trẻ, quan sát kỹ trẻ vận động. khen gợi động viên khi trẻ thực hiện tốt, đồng thời có biện pháp sửa sai cho trẻ khi trẻ thực hiện chưa chính xác. 2.3.6. Tham mưu với Ban giám hiệu bổ sung đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ chuyên đề giáo dục thể chất Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định vào thành công của mỗi hoạt động ở trường mầm non. Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị đối với hoạt động giáo dục thể chất là không thể thiếu. hầu như tất cả các vận động của trẻ đề liên quan đến đồ dùng đồ chơi. Trẻ có thực hiện tốt vận động hay không phụ thuộc vào đồ dùng, đồ, chơi, trang thiết bị của cô đưa ra. Để đảm bảo độ chính xác, hiệu quả của mỗi vận động cũng như kích thích trẻ tích cực vận động thì mỗi loại đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị cô đưa ra phải đẹp về hình dáng, màu sắc, an toàn khi sử dụng. Để đảm bảo tham mưu đúng, chính xác với Ban giám hiệu, ngay từ đầu năm học (tháng 10) giáo viên đã tiến hành khảo sát đồ đùng đồ chơi, trang thiết bị thể chất của lớp. Bám sát chương trình giáo dục, nội dung các hoạt động giáo dục thể chất để xác định những đồ dùng cần thiết cho mỗi hoạt động để đề nghị nhà trường bổ xung kịp thời những đồ dùng còn thiếu, cũ hỏng, không đảm bảo an toàn khi sử dụng...Ngoài ra để làm phong phú thêm các loại đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động thể chất, giáo viên cũng thường xuyên tham khảo trong những tài liệu mới, mạng internet, bạn bè đồng nghiệp ở các trường khác để lựa chọn những đồ dùng phù hợp với điều kiện trường, lớp của mình đề nghị Ban giám hiệu bổ sung kịp thời. Kết quả, giáo viên đã bổ sung được một lượng đồ chơi đáng kể, đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thể chất tại lớp. 2.4 . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Sau gần một năm thực hiện chuyên đề giáo dục thể chất với một số kinh nghiệm nêu trên, giáo viên đạt được một số kết quả như sau: *Đối với trẻ: Khi mới vào học và tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại lớp giáo viên nhận thấy trẻ còn lười vận động, nhiều trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, các kỹ thuật vận động còn chưa chính xác, kỹ năng kém… Sau một thời gian áp
  20. 18 dụng một số kinh nghiệm nêu trên giáo viên thấy trẻ hào hứng tham gia một cách tích cực, chủ động dưới sự điều khiển hướng dẫn của giáo viên trẻ say mê và sôi nổi hơn, không còn nhút nhát như lúc đầu. Kỹ thuật vận động của trẻ cũng chính xác hơn, có kỹ năng vận động tốt, đáp ứng được mục tiêu phát triển thể lực cho trẻ. Khi vận dụng các kinh nghiệm trên vào hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ vừa phát huy tính tích cực vận động của trẻ vừa đảm bảo yếu tố phát triển toàn diện cả về thể hình, sức khỏe và nhận thức. Bảng khảo sát kết quả của trẻ sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tổng Kết quả khảo sát cuối năm học Nội dung tiêu chí số trẻ Đạt Chưa đạt TT khảo sát khảo Tỷ lệ Tỷ lệ Số trẻ Số trẻ sát % % 1 Trẻ nắm được kiến thức của 32 32 100 0 0 các vận động cơ bản 2 Trẻ có kỹ năng vận động, phát triển vân động cơ bản 32 32 100 0 0 (đi, chạy, bò..) hoặc vân động tinh. 3 Phát triển các tố chất thể lực: Nhanh, mạnh bền, khéo cho 32 32 100 0 0 trẻ 4 Khả năng phản ứng nhanh, 32 31 97 1 3 đúng theo tín hiệu 5 Trẻ hứng thú thực hiện các 32 32 100 0 0 vận động * Đối với Bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động thể chất cho một năm học và đề ra các giải pháp giúp giáo viên chủ động trong việc xây dựng nội dung dạy và soạn giảng, chuẩn bị bồ dùng đồ chơi, trang thiết bị cho hoạt động thể chất. Trình độ chuyên môn của giáo viên tại lớp được nâng lên, bản thân giáo viên cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực vận động của trẻ. 2.4.4. Đối với phụ huynh Phụ huynh đã có cái nhìn tích cực về tầm quan trọng của phát triển vận động đối với sự phát triển của trẻ. Qua đó tích cực tham gia và ủng hộ công tác xã hội hóa của của nhà trường cũng như của lớp. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Hoạt động giáo dục thể chất là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong trường mầm non. Thông qua các hoạt động giáo dục thể chất, trẻ không chỉ phát triển thể lực, rèn luyện và củng cố kỹ năng, kỹ xảo, trẻ còn được phát triển toàn diện các mặt ngôn ngữ, nhận thức… Việc phát triển tính tích cực vận động cho trẻ trong hoạt động giáo dục thể chất là nhiệm vụ cần thiết. Nó giúp cho trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo trong vận động. Ngoài ra nó còn giúp cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2