Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non" nhằm tổ chức cho trẻ hoạt động góc để nó trở thành phương tiện giáo dục trẻ em, có giá trị quyết định sự thành công trong việc phát triển tình cảm- xã hội, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ, nhận thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non
- SÁNG KIẾN Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non 1. Đặt vấn đề: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ, ảnh hưởng tới tâm tư, nhận thức, tình cảm và hành vi đạo đức của trẻ. Bên cạnh đó, hoạt động chơi còn là hình thức tổ chức cuộc sống cho trẻ mầm non. Thực tiễn từ hoạt động giáo dục trẻ cho thấy giáo viên vẫn còn lúng túng khi tổ chức hoạt động vui chơi, đặc biệt là hoạt động góc cho trẻ. Trong lớp, đồ dùng, đồ chơi chưa phong phú, chưa kích thích sự tìm tòi của trẻ. Giáo viên thường để trẻ thực hiện hoạt động vui chơi một cách tự do, chưa đặt ra các mục đích, nội dung cụ thể cho trẻ. Để mục đích giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất, giáo viên cần có biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi hợp lí, phù hợp với lứa tuổi, đồng thời cần tạo môi trường chơi phong phú, đa dạng, kích thích khả năng tư duy và tính sáng tạo của trẻ. Hoạt động góc tại trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi…Không những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh của trẻ đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các bé sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho của trẻ. Trong trường mầm non có rất nhiều các môn học và các hoạt động giúp trẻ phát triển nhận thức là cơ sở ban đầu hình thành nhân cách trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động góc để nó trở thành phương tiện giáo dục trẻ em, có giá trị quyết định sự thành công trong việc phát triển tình cảm- xã hội, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ, nhận thức. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các hoạt động góc thực sự có hiệu quả khoa học và lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Là một giáo viên mầm non phụ trách lớp 4-5 tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ, vì vậy tôi tìm tòi các biện pháp để tổ chức hoạt động góc một cách có hiệu quả. Chính vì những lí do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non” làm đề tài sáng kiến của mình. 2. Giải quyết vấn đề: 1
- 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Hoạt động góc trong trường mầm non được người lớn tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy. Trong giờ học những sự vật hiện tượng xảy ra ở môi trường sống gần gũi trẻ, qua hoạt động góc, trẻ được vận dụng những kinh nghiệm và kỹ năng của mình để hoàn thành mục đích của trò chơi. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt trước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động góc. Để đạt được điều đó, trẻ phải tương tác với đồ dùng, đồ chơi và các bạn trong góc chơi của mình. Các loại đồ chơi làm từ phế liệu, nguyên vật liệu mở luôn tạo được sự thích thú, gây bất ngờ với trẻ. Những đồ chơi này đã góp phần tạo cho trẻ một trí tưởng tượng phong phú, sự khéo léo của đôi bàn tay, giúp tăng khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động nhận thức cũng như trong cuộc sống. Hoạt động góc là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động. Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trò chơi là quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ nét, trẻ được tự do nghĩ ra nội dung chơi…Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: Người mẹ, cô giáo, chú công nhân, bác sỹ…Với những vai đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật. Hoạt động góc là phương tiện giáo dục nhận thức. Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: Tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật. Khi hoạt động góc có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng tư duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tương thân tương ái…Đây chính là những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống sau này. 2.2. Thực trạng của vấn đề: 2.2.1. Thuận lợi: 2
- - Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Cờ Đỏ, Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, phòng học thoáng mát. - Việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo luôn được Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích, động viên. - Nguyên vật liệu dễ tìm và sẵn có trong sinh hoạt hàng ngày. - Phụ huynh quan tâm, nhiệt tình ủng hộ đóng góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo. 2.2.2. Khó khăn: - Hầu hết giáo viên chưa nắm chắc quy trình làm đồ dùng, đồ chơi cũng như việc thiết kế môi trường chơi chưa đảm bảo được tính sư phạm, có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm, khám phá khoa học, hấp dẫn và kích thích trí tò mò của trẻ. - Có một số cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé nên trẻ không có nề nếp trong giờ học, giờ chơi, trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động và một số trẻ khác lại quá hiếu động. - Ngôn ngữ của một số trẻ còn hạn chế, phát âm chưa rõ, chưa diễn đạt được ý kiến của mình đối với người khác. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 2.3.1.Phân bố, trang trí các góc chơi hợp lí - Vị trí các góc chơi đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường cho trẻ hứng thú hoạt động. nếu môi trường không được sắp xếp hợp lí, trẻ sẽ hoạt động không thoải mái, các góc nhốn nháo…Dẫn đến chất lượng giờ hoạt động góc không hiệu quả. - Để đảm bảo cho buổi chơi đạt chất lượng tốt, trước hết, giáo viên cần phải chú ý đến các yếu tố cần thiết như: không gian thực tế của lớp cũng như số lượng trẻ, chủ đề chơi, góc trọng tâm của buổi chơi để phân bố goác chơi cho phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa góc chơi tĩnh và góc chơi động, các góc chơi phải có không gian phù hợp, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ. - Góc chơi động và góc chơi tĩnh nên sắp xếp cách xa nhau để tránh gây ảnh hưởng lẫn nhau. Đối với góc trọng tâm, tôi thường để một không gian rộng hơn các góc khác vì ở góc này số lượng trẻ chơi thường đông hơn. Ví dụ: Góc gia đình thường cần một không gian tương đối rộng. Trẻ tham gia góc gia đình thường sẽ mở rộng hoạt động chơi của mình tới các góc khác như: 3
- Đi chợ mua hang, đi khám bác sĩ, đưa con đi chơi công viên…Vì vậy tôi thường sắp xếp góc này ở gần khu vực trung tâm, với các đồ dùng, dụng cụ chơi mà trẻ thường xuyên thấy ở nhà như: bếp nấu, tủ lạnh, đồ làm bếp… - Khi phân bố các góc chơi, giáo viên cần chú ý đến sự an toàn cho trẻ, giáo viên phải đảm bảo bao quát được trẻ trong quá trình chơi. - Cần thay đổi cách bố trí cũng như sắp xếp các góc chơi để tạo cảm giác mới mẻ cho trẻ khi tham gia hoạt động. - Tư duy trực quan sinh động ở trẻ mầm non rất phát triển, vì vậy tôi thường sử dụng những hình ảnh mang tính tượng trưng cho từng góc chơi khác nhau. Hình ảnh, màu sắc tươi sáng, hấp dẫn nhưng phải đơn giản và mang tính gợi mở để tăng hứng thú khi trẻ tham gia hoạt động. Tên các góc chơi phải ngắn gọn, dễ nhớ, gần gũi với trẻ: “Bé làm thợ xây, họa sĩ nhĩ, phòng khám bệnh”…Tên của các góc được gắn phía trên cùng của góc chơi, cỡ chữ to, rõ ràng, màu sắc hài hòa, nổi bật. - Bên cạnh việc sắp xếp các góc chơi trong lớp hợp lý, tôi còn trang trí các góc chơi phù hợp với chủ đề. Tôi trang trí góc theo 2 mảng: + Mảng tường cung cấp tri thức là phần không gian trang trí cố định để làm mẫu, giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh và học tập. Trẻ nhìn vào là biết đây là góc gì? và chơi theo chủ đề gì? + Ví dụ: Góc phân vai chơi theo chủ đề: “Gia đình” tôi treo một bức tranh vẽ về bố mẹ và con. + Mảng tường mở nơi trẻ được hoạt động theo sở thích cá nhân phù hợp với chủ đề chơi ở mỗi giai đoạn. + Ví dụ: Ở chủ đề gia đình tôi làm một số hình ảnh lô tô về các trang phục: quần áo, giầy dép, mũ…để khi trẻ chơi các thành viên trong gia đình tự thỏa thận chọn các trang phục phù hợp với mình để gắn lên. - Khi chơi như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia chơi. Các nhóm chơi đều có hàng rào ngăn cách, có biển đề tên góc và có ký hiệu của trẻ khi trẻ chọn các nhóm chơi, tự điều chỉnh nhóm chơi. - Tạo môi trường đẹp trong lớp là nguyên tắc quan trọng để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bày trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của trẻ. Trẻ quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà trẻ không? Có đẹp hơn nhà trẻ không ?…Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong trẻ. Đây là tác động cần thiết để trẻ tích cực hoạt động chơi trong các góc. Ngoài ra tôi còn sử dụng những hình ảnh do trẻ tự vẽ và tô màu để trang trí các góc. Từ đó tạo cho trẻ sự gần gũi và hứng thú tham gia hoạt động góc vì nó là 4
- sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra nó chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô. 2.3.2.Thường xuyên thu thập các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi. Để tổ chức tốt hoạt động góc trong trường mầm non, giáo viên cần nắm được những nguyên tắc cơ bản khi chọn nguyên vật liệu làm đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động góc như: - Đảm bảo tính phù hợp, an toàn cho trẻ: Màu sắc, kích thước đồ dùng phải phù hợp, an toàn, không độc hại, không nguy hiểm cho trẻ. Nguyên vật liệu phải được vệ sinh trước khi tái chế thành đồ chơi. - Đảm bảo tính phổ biến: Nguyên liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương, có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau. + Ví dụ: Xơ dừa, vỏ hộp thuốc tây, lõi chỉ, các loại vỏ chai lọ mỹ phẩm, lịch cũ, gáo dừa, nắp chai lọ, vỏ hộp sữa chua,… - Đảm bảo tính sáng tạo: Từ một loại vật liệu có thể tạo hình thành nhiều loại đồ chơi khác nhau. 2.3.3.Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các góc chơi. Tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ thường gắn liền với suy nghĩ và hành động theo hứng thú trước mắt. Vì vậy sự chuẩn bị đồ dùng của cô là hình thức hấp dẫn để trẻ khám phá và tham gia vào các vai một cách cụ thể. Nhờ có đồ dùng, đồ chơi sáng tạo sẽ thu hút trẻ tham gia vào các góc chơi. Mỗi góc chơi có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì không thể tiến hành được. - Với những chất liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm như bìa cát tông, lịch cũ, giấy màu… tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ. - Sau khi thu thập thập nguyên vật liệu, tôi tiến hành nghiên cứu các cách tạo ra đồ chơi cũng như nội dung chơi ở hoạt động góc qua các tài liệu hướng dẫn, sách báo, mạng internet, ti vi để tìm ra cách làm mới phù hợp với việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ. + Ví dụ: Góc sách truyện: Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm và được cô giúp. - Góc phân vai: bán hàng, gia đình: Tôi thấy hiện nay có các loại vỏ hộp bánh, hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp nên tôi đã tận dụng làm đồ chơi nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để trưng bày cho cửa hàng bách hóa, tôi tạo 5
- các món ăn từ đất nặn: thịt bò, xôi đậu…Những món ăn có màu sắc đẹp, hấp dẫn từ sách báo tranh ảnh tôi cho trẻ cắt và dán để trang trí góc chơi. - Góc xây dựng: Tạo ra hoa: cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, lấy ống hút làm cành, hoặc làm bằng giấy nhăn và xốp quấn quanh dây thép… + Tạo cây: cây dừa, dùng giấy bìa cũ làm thân, xốp làm lá. + Làm hàng rào: dùng muỗng sữa chua xếp chéo và xốp màu xanh làm cỏ. - Góc học tập: Tôi sử dụng những hình ảnh trẻ vẽ và tô về các trang phục để trang trí góc. Để tạo cho trẻ sự gần gũi và trẻ hứng thú vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra, chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô. 2.3.4.Rèn luyện kỹ năng chơi ở các góc cho trẻ - Hoạt động góc phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ, nó là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi. Từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiển mạnh mẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ hướng đến cái đẹp trong giao tiếp, cư xử giữa người với người, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành thái độ tích cực của trẻ với bản thân. + Ví dụ: Khi đóng vai bác sĩ thì trẻ bắt chước bác sĩ: Mặc quần áo bác sĩ, đeo tai nghe, cầm kim tiêm và cặp nhiệt độ, khi gặp bệnh nhân thì bác sĩ tươi cười ân cần, chu đáo hỏi thăm bệnh nhân và bán thuốc. Còn bệnh nhân thì biết bác sĩ bán cho thuốc uống để chữa bệnh gì? Khi gặp những tình huống xảy ra với bệnh nhân thì trẻ sử lý được những tình huống đó. + Ví dụ: Khi chơi đóng vai người bán hàng thì trẻ biết người bán hàng sẽ phải niềm nở, tươi cười khi có khách đến mua hàng và biết cân đo, thu tiền và trả tiền thừa… 2.3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh - Phối hợp với phụ huynh là một việc rất quan trọng. Bởi việc giáo dục trẻ là sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Các kiến thức trẻ tiếp thu được sẽ được khắc sâu hơn nếu cả gia đình và cô giáo cùng dạy trẻ. Chính vì vậy hằng ngày trẻ đến lớp tôi đều cho trẻ lấy kí hiệu của mình để dán vào các góc chơi. Ở các góc chơi tôi làm nội qui góc để khi trẻ tham gia vào các góc thì biết cách chơi, luật chơi, số lượng người chơi…nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ. - Là một giáo viên mầm non với tinh thần, trách nhiệm tôi không ngừng phấn đấu học hỏi kinh nghiệm đứng lớp của các đồng nghiệp trong trường và thường 6
- xuyên trao đổi với đồng nghiệp về tình hình của trẻ lớp tôi, giúp tôi tìm ra những biện pháp cho trẻ hoạt động tích cực khi chơi góc. + Ví dụ: Ở lớp tôi có trường hợp cháu Hoàng hiếu động trong khi chơi góc cùng bạn, tranh giành đồ chơi và đánh bạn. Khi phụ huynh đến đón tôi đã trao đổi với phụ huynh cùng cô giáo nhắc nhở, khích lệ, động viên cháu, sau một thời gian cháu đã thay đổi biết nhường bạn trong khi chơi. Tôi tranh thủ những giờ đón và trả trẻ để cùng phụ huynh trao đổi và tìm ra những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ hoạt động góc một cách thích hợp hơn và sưu tầm những đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các góc. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến: * Đối với giáo viên: - Tạo được môi trường lớp học phong phú với nội dung của từng góc chơi. - Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ. - có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu và làm dồ dùng, đồ chơi sáng tạo ứng dụng vào việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ. - Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ dùng, đồ chơi. * Đối với trẻ: - Trẻ biết tận dụng được các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ chơi, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo. - Trẻ tích cực, hứng thú hơn khi tham gia hoạt động góc. - Trong khi chơi có thái độ tự giác, biết phân vai và hiểu được nhiệm vụ của mình trong trò chơi. - Trẻ biết thể hiện tình cảm, phát triển khả năng giao tiếp với bạn bè, với cô giáo khi tham gia trò chơi. Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Các tiêu chí đánh giá biện pháp biện pháp Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 47,83% (11/23 trẻ) 86.96% (20/23 trẻ) góc Trẻ tạo ra được sản phẩm 56,52% (13/23 trẻ ) 91.30% (21/23 trẻ) Trẻ có kỹ năng tham gia vào các 43.48% (10/23 trẻ) 86.96% (20/23 trẻ) hoạt động góc – Trẻ giao tiếp với bạn cùng chơi 56.52%(13/23 trẻ) 91.30% (21/23 trẻ) 2.5. Phạm vi ảnh hưởng: Việc tổ chức hoạt động góc ở trường mầm non nhằm đưa ra một số biện pháp tổ chức hoạt động góc phù hợp với trẻ 4 - 5 tuổi, bản thân tôi là một giáo viên mầm non đang dạy lớp 4-5 tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh của trẻ 7
- trong phạm vi trường mầm non. Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non. 3. Kết luận: Hoạt động góc là hoạt động vô cùng quan trọng trong các hoạt động hằng ngày của trẻ. Vì vậy, giáo viên cần xác định rõ ràng việc khắc phục mọi khó khăn để tổ chức hoạt động góc cho trẻ, tạo hứng thú cũng như kích thích trẻ sáng tạo, năng động hơn trong khi hoạt động. Qua quá trình áp dụng biện pháp mới, trẻ thích thú trong hoạt động hơn, sáng tạo và nhanh nhẹn hơn. Trẻ trở nên tập trung, thể hiện được nhiều khả năng như: sự khéo léo, óc tưởng tượng và khả năng giao tiếp với bạn bè thông qua trò chơi. * Kiến nghị: + Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo - Cung cấp thêm một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. - Tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn cho giáo viên để giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi. + Đối với nhà trường - Tăng cường mua sắm thêm một số tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu có liện quan đến các hoạt động vui chơi cho trẻ. - Mở các lớp trao đổi kinh nghiệm trong thiết kế và xây dựng môi trường lớp học. Qua bản sáng kiến này, tôi rất mong đựơc sự góp ý bổ sung của lãnh đạo nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi thật sự có hiệu quả. Thạnh phú, ngày 31 tháng 3 năm 2023 XÁC NHẬN Người viết HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ……………………………………………….. ……………………………………………….. ……………………………………………….. ……………………………………………….. Đỗ Thị Minh Phương ……………………………………………….. 8
- Tài liệu tham khảo - Hướng dẫn thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. - Chương trình giáo dục mầm non. - Tâm lí giáo dục trẻ mầm non. - Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 4-5 tuổi. - Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo. - Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. - Thiết kế các hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trường mầm non. - Cổng thông tin điện tử: mammon.com.vn. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn