intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non được hoàn thành với một số biện pháp như: Chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi tổ chức các trò chơi dân gian; Lựa chọn trò chơi dân gian phải phù hợp với độ tuổi; Tổ chức lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động trong ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

  1. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TỐT TRÒ CHƠI DÂN GIAN  CHO TRẺ 5 ­6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON I. PHẦN MỞ ĐẦU        1. Lý do chọn đề tài          Ở  lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi được xem là hoạt động chủ  đạo, thông qua vui chơi trẻ  không chỉ  thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí mà   còn phát triển toàn diện về  nhân cách. Xuất phát từ  vai trò quan trọng của  hoạt động vui chơi đối với trẻ, việc giáo viên tổ  chức cho trẻ  chơi các trò  chơi nói chung và  đặc biệt trò chơi dân gian nói riêng là một việc làm cần   thiết và có ý nghĩa. Bởi  trò dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã   mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện   nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ  niềm vui của các em với bạn  bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở,  tuổi thơ  của các em sẽ  trở  thành những kỉ  niệm quý báu theo suốt cuộc đời,  làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian  rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của   trẻ. Đúng như phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân   tộc học Việt Nam đã nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những  trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó  chứa đựng cả  nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò   chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy,  sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương,  đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc   và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi   các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi   ngày trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành   phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về  với  các   trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”. Chơi là lĩnh vực quan trọng của trẻ nhưng một số giáo viên chưa chú ý  đến việc lập kế  hoạch của trò chơi, ít quan tâm tạo điều kiện cho trẻ  chơi  theo đúng yêu cầu của nó. Đối với giáo viên mầm non, do đặc thù công việc  phần lớn dành thời gian cho công tác chăm sóc trẻ, nên thời gian nghiên cứu  tài liệu về trò chơi dân gian và tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ còn hạn chế,   việc tổ  chức các trò chơi dân gian cho trẻ  chưa được linh hoạt sáng tạo, trẻ  chưa thực sự được chơi với trò chơi dân gian nên chưa có hứng thú với các trò  chơi dân gian.  Phần lớn giáo viên chưa thực sự  chú ý nhiều đến việc tìm  kiếm các biện pháp tổ chức  trò chơi dân gian phong phú, đa dạng và phù hợp.   Chưa chú ý đến việc tổ chức các trò chơi dân gian tích hợp vào các hoạt động.  Mặt khác, khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa tự trang bị cho mình một số thủ  1
  2. thuật để hướng dẫn, tổ  chức nên chưa hấp dẫn trẻ tham gia chơi. Hơn nữa,   nhiều trò chơi dân gian trẻ   chưa hiểu nội dung và chưa biết rõ ý nghĩa trò   chơi nên chưa hứng thú chơi. Vì vậy, hoạt động tổ chức trò chơi dân gian đạt   hiệu quả chưa cao. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có hiệu quả là một việc   làm vô cùng cần thiết, thông qua đó để  trẻ  được vui chơi, khám phá với thế  giới xung quanh. Trẻ được tiếp cận và trực tiếp tham gia vào trò chơi. Việc  tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng   tạo cao.          Xuất phát từ  những thực tế trên, bản thân tôi đã trăn trở  và mạnh dạn  chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5­6 tuổi trong   trường mầm non”       2. Phạm vi áp dụng của đề tài  Đề tài: “ Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 5­6 tuổi trong   trường mầm non”. Đề tài được áp dụng rộng rãi trong nhà trường. II.  NỘI DUNG 1. Thực trạng Để  hưởng  ứng tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học  sinh tích cực” do Bộ Giáo Dục và Đào tạo phát động trong đó có nội dung đưa  trò chơi dân gian vào trong trường học, phong trào đó được Phòng Giáo dục  đào tạo Lệ Thủy nói chung và các trường mầm non nói riêng triển khai rộng  rãi về các trường, đến tận từng giáo viên. Đối với trường tôi công tác đã triển khai với nhiều hình thức như  bồi   dưỡng lý thuyết, xây dựng các tiết dạy mẫu, cung cấp tài liệu cho giáo viên  nghiên cứu. Năm học 2014 ­ 2015 nhà trường phân tôi dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi với   số  lượng 31 cháu. Với tình hình thực tế  lớp tôi đang phụ  trách, tôi thấy có   những thuận lợi và khó khăn sau:           1.1. Thuận lợi: Được sự  quan tâm chỉ  đạo của ban giám hiệu nhà trường trong việc   trang cấp trang thiết bị, tài liệu cho trò chơi. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên đề  về  hoạt động vui chơi cho giáo  viên. Phòng học thoáng, rộng, sân bãi sạch sẽ  nên dễ  dàng tổ  chức trò chơi   cho trẻ. 2
  3. Bản thân tôi là một giáo viên luôn chịu khó tìm tòi học hỏi các nội dung   hướng dẫn về trò chơi dân gian. 1.2. Khó khăn: ­ Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, sự hứng thú của trẻ  chưa bền. ­ Đồ dùng đồ chơi cho trò chơi còn ít. ­ Thời gian tổ  chức trò chơi cho trẻ  không thể  diễn ra suốt cả  hoạt  động của trẻ mà nó chủ yếu lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động khác.      1.3. Điều tra thực tiển Vào đầu năm học, sau khi tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian tôi  nhận thấy rằng:  + 30% khả  năng trẻ  học thuộc các bài đồng dao và chơi được với trò  chơi. + 50% trẻ hứng thú chơi. + 30% trẻ có kỹ năng kết hợp giữa lời đồng dao và động tác. Với những kết quả  trên, bản thân tôi đưa ra một số  biện pháp để  tổ  chức trò chơi giân gian cho trẻ  có hiệu quả  nhằm góp phần nâng cao chất  lượng chăm sóc giáo dục trẻ  đáp  ứng với nhu cầu hiện nay. Đồng thời góp   phần duy trì và bảo tồn trò chơi dân gian của huyện nhà nói riêng và của Việt  Nam nói chung.        2. Cac giai phap: ́ ̉ ́           2.1 Chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi tổ chức các trò chơi dân   gian.        * Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi           Đồ dùng đồ chơi các trò chơi dân gian vô cùng đa dạng và phong phú.   mỗi đồ  chơi đều mang nét đặc trưng riêng. Nếu thiếu đồ  chơi thì trò chơi   không thể  thực hiện được. Chính vì vậy, khi tổ  chức cho trẻ  chơi một trò  chơi dân gian có hiệu quả thì giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ  đồ chơi của trò   chơi đó.  Ví dụ: trò chơi  “ Ném còn” phải có quả còn, cột cao 2­3m. Trò chơi “ Chuyền   thẻ” phải có 10 que tre hay gỗ  thẳng và tròn , hòn chuyền có dạng khối cầu  như  quả bưởi non hoặc quả bí non bằng nắm tay của trẻ. Trò chơi” bịt mắt   bắt dê” phải có dãi vải hoặc khăn để bịt mắt.          * Chuẩn bị địa điểm chơi: Để trò chơi đạt kết quả cao việc chuẩn bị  địa điểm để tổ chức trò chơi rất quan trọng, bởi vì có trò chơi chỉ cần khoảng  3
  4. không gian nhỏ và tổ chức ở trong nhà như: Trò chơi “ Vuốt hột nổ”. Nhưng  có trò chơi cần không gian rộng như  trò chơi “ném còn” nếu ta không chuẩn   bị  địa điểm ngoài trời thì ta không thể  tổ  chức cho trẻ  chơi được bởi vì cột  móc cao khoảng 2 ­3m. Hoặc trò chơi “ Mèo đuổi chuột” cũng cần địa điểm   chơi rộng nếu ta không chuẩn bị  địa điểm chơi rộng thì trò chơi không đạt  kết quả cao.       * Dạy trẻ đọc thuộc lời ca         Hầu hết các trò chơi dân gian đều có lời ca đặc trưng riêng cho từng trò  chơi, đó cũng là đặc điểm nổi bật thu hút người chơi tham gia vào trò chơi  dân gian. Khi chơi trẻ  không chỉ  thực hiện vận động mà chúng thường vừa  chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao. Khi trẻ vừa chơi vừa đọc đồng dao làm   cho không khí chơi thêm vui vẽ. Trong đồng dao ngữ nghĩa không phải là yếu   tố được trẻ quan tâm mà trẻ chú ý nhiều đến ngữ âm, nhịp và vần. Những bài   đồng dao mà cha ông ta để lại luôn phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. *Ví dụ trò chơi: Rồng rắn lên mây  Trẻ đọc: Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Hỏi thăm thầy thuốc  Có nhà hay không Thầy thuốc đi chơi Rồng rắn đi đâu ……………… Tha hồ mà đuổi * Hoặc trò chơi: Chi chi chành chành Trẻ đọc: Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương ………………….. Ú tim ù ập. * Trò chơi : Thả đĩa ba ba Trẻ đọc: Thả đĩa  ba ba.  Chớ bắt đàn bà Phải tội đàn ông Cơm trắng như bông Gạo thuyền như nước Đổ mắm, đổ muối ………………… Đổ phải nhà nào Nhà ấy phải chịu          Lời đồng dao nhường như chẳng có mạc ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó  trò chơi không thể tiến hành. Lời đồng dao còn giúp trẻ phát âm rõ ràng, chính   xác và giáo dục tính tập thể. 4
  5.           Từ những ví dụ  trên ta thấy trò chơi chỉ  tổ  chức tốt khi trẻ  thuộc lời   đồng dao. Chính vì vậy tôi thường cho trẻ làm quen các bài đồng dao của các   trò chơi dân gian trước khi tổ chức cho trẻ chơi. Tôi luôn hướng dẫn trẻ vào   các thời điểm như  hoạt động ngoài trời, sinh hoạt chiều, giờ  đón trẻ, trả  trẻ…khi trẻ thuộc lời tôi lại cho trẻ chơi với trò chơi tương ứng với lời đồng   dao đó.         * Phổ biến luật chơi và cách chơi;             Để  tổ  chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ  thì công tác hướng dẫn trẻ  hiểu cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi là điều rất quan trọng Đối với những trò chơi mới, trò chơi khó thì giáo viên giới thiệu, giải thích trò  chơi và làm mẫu nhiều lần cho trẻ hiểu. Ví dụ:          Đối với những trò chơi trẻ chơi nhiều lần, trẻ đã hiểu luật chơi, giáo   viên chỉ giải thích ngắn gọn và nhắc lại những điều cơ bản của trò chơi. Có  thể  mở  rộng nội dung chơi, thay đổi cách chơi, luật chơi để  tăng phần hấp  dẫn của trò chơi.        VD: Trò chơi nhảy bao bố        + Cách chơi: Chuẩn bị bao bố ( bao tải to) để 2 người có thể đứng trong  bao được số lượng bằng một phần hai số người chơi Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều  nữ. Cứ 2 người đứng trong một bao, xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát  chờ lệnh. Khi có lệnh của quản trò, từng đôi của từng đội nhảy về  đích quy định cho  đến đôi cuối củng. Khi đôi đầu tiên nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát.       + Luật chơi: đội nào về đích nhanh nhất là đội đó thắng cuộc Lưu ý: nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp.      * Hoặc trò chơi: Bịt mắt bắt dê      + Cách chơi: Cho trẻ đứng nắm tay nhau quây thành vòng rộng. Hai người   ở giữa cùng bị bịt chặt mắt bằng miếng vải, một làm dê vừa chạy vừa kêu be  be, một người săn, nghe tiếng dê mà định hướng tìm bắt. Người làm vòng rào  reo hò mách nước cho người bắt, nhưng là mách sai để  gây cười, người săn  bắt được dê, thì dê được thay chổ, làm người săn và một người khác ở  hàng  rào vào làm dê, luân phiên nhau người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.          + Luật chơi: Người đi săn, mắt phải bịt kín, bắt được người làm dê là   thắng cuộc.       * Tổ chức cho trẻ chơi: Tùy nội dung trò chơi mà tập hợp trẻ, phân chia  lớp ra các tổ hoặc chọn trưởng trò.      *Ví dụ Trò chơi “ Cáo ơi ngủ à” cho trẻ chơi cùng một lúc, còn trò chơi “  Cướp cờ” từng trẻ lên chơi. Nếu tổ chức không tốt sẽ dẫn đến trẻ không tập   trung chú ý, kết quả không cao.Vì vậy, giáo viên cần linh hoạt hướng dẫn trẻ,  xử lý kịp thời các tình huống hoặc điều chỉnh các chi tiết của trò chơi để  trò  chơi thêm sinh động, hấp dẫn, trẻ thích thú chơi. Trong quá trình chơi tôi luôn  5
  6. chú ý kích thích tinh thần thi đua giữa các trẻ, chú ý đến sự đoàn kết, vui vẻ,   tránh sự xô đẩy, tranh giành đồ chơi trong khi chơi.           2.2. Lựa chọn trò chơi dân gian phải phù hợp với độ tuổi            Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng  nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ mẫu giáo. Vì thế, tôi có  sự  cân nhắc, lựa chọn các trò chơi có luật chơi và cách chơi phù hợp với độ  tuổi, không nên chọn trò chơi dân gian có nội dung quá khó vì những trò chơi   dân gian phức tạp, không những không giúp trẻ  phát triển mà ngược lại, trẻ  sẽ rất lúng túng, thụ động trong quá trình giải quyết vấn đề. Đối với trẻ mẫu  giáo lớn, khả  năng chú ý có chủ  định  và nhận thức của trẻ  tốt hơn, nên trẻ  chơi được các trò chơi dài và khó hơn. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho   trẻ tôi thực hiện theo các tiêu chí sau: Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm. Giúp trẻ củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động cho trẻ. Trò chơi mang tính lồng ghép ôn lại bài củ và làm quen kiến thức mới Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ. Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.        Từ những tiêu chí trên, tôi chọn trò chơi  cho lớp mẫu giáo lớn như: Trò  chơi “ Kéo co”, trò chơi “ Ném còn; Bịt mắt đánh trống; Ô ăn quan: Bịt mắt  bắt dê, nhảy dây; Chồng nụ chồng hoa; Mèo đuổi chuột…        2. 3. Tổ chức lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động trong   ngày.          Mỗi hoạt động của trẻ  đều nhằm một mục đích nhất định và có tính   chất riêng của nó. Nếu như  hoạt động chung được tổ  chức nhằm cung cấp   các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ  được gần gũi với  thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất hay như  ở hoạt động góc, trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng  chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò  chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.  Với hoạt động ngoài trời: Là hoạt động chơi được tiến hành ngay sau   khi hoạt động chung, tôi đưa trò chơi dân gian vào, trẻ sẽ được tự do thể hiện   khả năng khéo léo của mình khi vận động, vì đây là môi trường phát triển thể  chất tốt nhất cho trẻ, còn là dịp giáo viên rèn cho trẻ khả năng chơi theo nhóm   6
  7. và ý thức tập thể. Không gian rộng ngoài sân là điều kiện thuận lợi để  tổ  chức các trò chơi như “ Mèo đuổi chuột” ‘ Kéo co”; Cướp cờ”…    Với hoạt động góc: Tổ  chức cho trẻ  các trò chơi có thể  chơi theo  nhóm nhỏ  trong một không gian hẹp như: “  Chi chi chµnh chµnh”, “ Ô ăn  quan” “Kéo cưa lừa xẻ”…        Với hoạt động chung và hoạt động chiều ( chủ  yếu diễn ra trong  phòng nhóm ): nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức  cho trẻ  như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “ChÌo thuyền”, “Chơi cờ”, “Cắp  cua”…           Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên  cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực.            Ở lĩnh vực phát triển thể chất: lựa chọn các trò chơi vận động nhằm  rèn luyện thân thể khỏe mạnh, hoạt bát. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh  mẽ  nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Ví dụ  trò chơi “ Chồng nụ  chồng  hoa” có nhiều mức độ chơi từ một nụ, hai nụ, đến ba nụ…..đến năm hoa…..   trẻ  phải vượt qua dần dần từng mức độ. Do vậy tôi phải kích thích sự  cố  gắng, dẻo dai ở trẻ để hoàn thành trò chơi ở mức độ cao nhất.           Ở lĩnh vực thẫm mĩ (âm nhạc) nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời   hát như” Tập tầm vong” “Đồng đăng có phố kỳ lừa”.Thả đĩa ba ba..          2.4. Thu hút trẻ tham gia vào trò chơi           Trò chơi dân gian có tính chất vui nhộn, mang tính cộng đồng, tập thể.   Trò chơi có luật chơi nhưng thoải mái với người chơi và phù hợp với từng  lứa tuổi. Vì vậy, đây là môi trường giáo dục tốt nhất giúp trẻ  biết chia sẽ,   tích cực, hòa đồng vào hoạt động tập thể. Để tạo được hứng thú cho trẻ,  tôi   luôn động viên khuyến khích tất cả  các trẻ  đều tham gia vào trò chơi, chơi  càng đông càng tốt.         Ví dụ: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” “ Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có thêm  một người vào chơi, thì vòng tròn chỉ  nới rộng ra một chút, chứ  cách chơi,  luật chơi và mục đích chơi không thay đổi.       Hoặc trò chơi “ Rồng rắn” nếu thêm một vài người cái duôi chỉ dải ra một   chút, trò chơi cũng không thay đổi mà cất cả trẻ được chơi.            Để trò chơi thực sự hấp dẫn và thu hút trẻ cùng tham gia, tôi luôn quan   tâm đến yếu tố thi đua giữa các tổ, các nhóm, giữa trẻ với nhau và động viên   kịp thời trẻ chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi cùng nhau, chơi đúng luật  chơi và cố  gắng hoàn thành trò chơi với các bạn trong nhóm. Một điều quan   trọng là trong khi chơi trò chơi mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. 7
  8.         Ví dụ: Những trẻ mạnh dạn tôi trường cho trẻ  làm “ trưởng trò” hoặc   làm   “ cái” trong trò chơi.Còn những trẻ chậm chạp, nhút nhát thì động viên  khích lệ  sau mỗi khi trẻ  tham gia chơi cùng bạn. Nhờ  vậy qua trò chơi góp  phần giáo dục trẻ  tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm và hợp tác cùng bạn,   phát triển toàn diện cho trẻ.        2.5. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh         Việc dạy và học sẽ không đạt hiệu quả cao nếu thiếu sự phối hợp gữa   gia đình và nhà trường. Vì vậy, một trong những thông tin cần trao đổi với   phụ huynh là thống nhất về yêu cầu, nội dung, phương pháp tổ chức cho trẻ  chơi. Truyên truyền lợi ích của trò chơi dân gian trong buổi họp phụ  huynh   đầu năm. Trao đổi với phụ huynh về khả năng của trẻ, phương pháp tổ chức  trò chơi của cô, thông qua giờ đón, trả trẻ. Đối với những trẻ chậm nhớ, phát   âm không chuẩn những trò chơi có lời đồng dao dài, khó đọc, tôi đánh sẵn bài  gửi phụ huynh về tập cho trẻ đọc, giúp trẻ  đọc thuộc bài, phát âm chính xác   góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.        Nhờ phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu để tổ chức các trò chơi như “  Ném còn” “ Bịt mắt bắt dê” “ Chuyền thẻ”…         Nhờ phụ huynh sưu tầm các trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với   độ tuổi của lớp.           Một vấn đề không thể thiếu trong việc làm công tác truyên truyền đó là  tham gia hội thi “ Bé với trò chơi dân gian – hò khoan lệ Thủy”. Để  giúp tất  cả  phụ huynh nhận thức đúng tầm quan trọng của trò chơi dân gian, thì trong  khi lớp tham gia hội thi do trường tổ  chức, tôi gặp gỡ  hội phụ  huynh xin ý  kiến mời tất cả  phụ  huynh trong lớp đề  đi cổ  vũ động viên, nhất là những   phụ  huynh nhận thức chưa cao về tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối   với trẻ  thơ... Khi lớp tôi tham gia hội thi tôi xin ý kiến hội phụ  huynh trích   một ít quỹ của hội để chụp đủ tất cả các trẻ và phụ huynh tham gia trong hội  thi để làm góc truyên truyền cho các bậc phụ huynh. Sau khi dán ảnh của hội   thi lên trẻ nào củng muốn ba mẹ nhìn thấy hình ảnh trẻ trong ảnh, đây là công  tác truyên truyền rất có hiệu quả.                       3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC           Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức  trò chơi dân gian cho trẻ lớp mẫu giáo lớn, cùng với sự  chỉ đạo sát đúng của   ban giám hiệu nhà trường, tập thể  sư  phạm nhà trường, nên chất lượng trò  chơi dân gian của lớp tôi có nhiều chuyển biến rõ rệt.           3.1.  Đối với trẻ           ­ 90% trẻ thuộc các bài đồng dao và chơi được với trò chơi. 8
  9. ­ 100% trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian. ­ 90% trẻ có kĩ năng kết hợp giữa lời đồng dao và động tác. ­ 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về  các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc. ­ Trẻ đã biết tự tổ chức chơi một số trò chơi dân gian đơn giản  với các  bạn trong lớp. ­ Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận  thức và thể  lực của các trẻ  trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ  nhanh   nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người. ­ Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau,  nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ. 3.2.  Đối với giáo viên ­ Biết cách  xây dựng kế hoạch lòng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt  động trong ngày ­ Có vốn hiểu biết khá phong phú về trò chơi dân gian. ­ Nắm vững luật chơi và cách chơi của các trò chơi ­ Linh hoạt, sáng tạo thay đổi trò chơi, cách chơi phù hợp với khả năng   của trẻ 3.3. Đối với phụ huynh ­ Đa số  phụ  huynh nhận thấy được tầm quan trọng của việc tổ  chức   cho trẻ chơi trò chơi giân dan trong trường học ­ Phụ huynh có ý thức trong việc luyện tập các bài đồng giao cho trẻ ­ Nhiều phụ huynh sưu tầm, sáng tác các bài đồng dao, trò chơi và ủng  hộ các nguyên vật liệu cho lớp III. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp. Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự  phát triển của  trẻ  nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ  thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp  phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể  lực cho  trẻ, giúp trẻ  trở  thành những người lao động tài giỏi trong tương lai. Những   trẻ  chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi thường cũng  9
  10. chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ  chức trong cuộc sống.   Cần phải tổ  chức cho trẻ  chơi các trò chơi dân gian để  phát triển  ở  trẻ  tinh   thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của  mình với bạn khác. Khi tổ  chức trò chơi dân gian cho trẻ  giáo viên cần tìm   hiểu kỹ cách chơi, luật chơi và chuản bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến   hành trò chơi. Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản, giáo viên có thể  dễ  dàng thực hiện. Một số giáo viên và cả phụ huynh học sinh trong trường đã áp  dụng kinh nghiệm của tôi trong việc tổ  chức cho trẻ  chơi các trò chơi dân  gian và đạt được kết quả tốt. Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân   gian, tôi đã giúp trẻ được thỏa m·n nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được  một di sản văn hóa tốt. Từ  thực tế  cho thấy để  tổ  chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ  thì giáo  viên phải nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi dân gian vào trong  trường học. luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn tổ  chức trò chơi   dân gian, các bài đồng dao dành cho lứa tuổi. Chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi tổ chức các trò chơi dân gian ( đồ  chơi cần phải đầy đủ  và phù hợp với trò chơi, đảm bảo an toàn, phong phú   về  chủng loại. Địa điểm chơi phải phù hợp với nội dung trò chơi. Trẻ  phải   đọc thuộc lời ca trước khi tổ chức trò chơi. Phổ  biến luật chơi và cách chơi  phải chính, xác rõ ràng …)           Lựa chọn trò chơi dân gian phải phù hợp với độ  tuổi nếu trò chơi quá   đơn giản hoặc quá khó sẽ giảm bớt khả năng hứng thú của trẻ.               Phải linh hoạt trong việc tổ chức lồng ghép các trò chơi dân gian vào   các hoạt động trong ngày, phù hợp với các lĩnh vực, thời gian không  ảnh   hưởng đến hoạt động chung.           Giáo viên biết dùng các thủ thuật để thu hút trẻ tham gia vào trò chơi            Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc truyên truyền   tầm quan trọng của trò chơi dân gian vào trường học, sưu tầm các nguyên vật  liệu, nội dung các trò chơi có trong dân gian. Trªn ®©y, lµ s¸ng kiÕn c¶i tiÕn kü thuËt cña b¶n th©n, nh÷ng g× ®¹t ®îc cßn rÊt khiªm tèn vµ míi chØ lµ nÒn t¶ng cho nh÷ng n¨m tiÕp theo. RÊt mong nhËn ®îc sù gãp ý, nhËn xÐt cña Héi ®ång khoa häc nhà trường  - Hội đồng khoa học Phßng GD-§T LÖ Thñy vµ ®ång chÝ ®ång nghiÖp ®Ó b¶n th©n cã ®îc nh÷ng kinh nghiÖm quý b¸u gióp cho viÖc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ ngày càng tốt hơn. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n! 10
  11.    . Liên Thủy, ngày 25 tháng 5 năm  2015                                                           Người viết sáng kiến kinh nghiệm                                                                      Hoàng Thị Thanh Phương XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG 11
  12.  KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG                                12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2