intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để lựa chọn các trò chơi dân gian; Xây dựng góc dân gian, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi; Lồng ghép trò chơi dân gian phù hợp với các hoạt động học;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

  1. 1 STT NỘI DUNG Số trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Cơ sở lý luận 4 2 Cơ sở thực tiễn 4 2.1 Đặc điểm tình hình 4 2.2 Thuận lợi 5 2.3 Khó khăn 5 2.4 Khảo sát học sinh đầu năm 5 3 Các biện pháp thực hiện 6 Biện pháp 1. Tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để lựa chọn 3.1 6 các trò chơi dân gian… Biện pháp 2. Xây dựng góc dân gian, chuẩn bị đồ dùng, đồ 3.2 6 chơi.... Biện pháp 3. Lồng ghép trò chơi dân gian phù hợp với các 3.3 8 hoạt động học 3.4 Biện pháp 4. Động viên tất cả trẻ tham gia trò chơi 9 3.5 Biện pháp 5. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh ..... 10 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 10 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 12 2 Khuyến nghị, đề xuất 12 Lời cam đoan 13 Tài liệu tham khảo 14 Phụ lục – Minh chứng 15
  2. 2 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu hát mở đầu trong bài hát cùng tên của nhạc sĩ Lê Mây, đã được mọi người biết đến như một thông điệp có ý nghĩa vô cùng sâu sắc: Trẻ em là tương lai của đất nước là hạnh phúc của mọi gia đình, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ không là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của mọi người trong xã hội. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Học qua các trò chơi trẻ sẽ chiêm nghiệm, tích lũy kiến thức một cách dễ dàng nhất. Trong đó có thể nói trò chơi dân gian là một loại trò chơi không thể thiếu được trong đời sống trẻ thơ. Trò chơi dân gian đến với tuổi thơ một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ vừa học vừa chơi, trò chơi gần gũi, đơn giản, dễ chơi và không tốn kém. Dù ở bất cứ đâu trò chơi dân gian mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều bổ ích, giúp trẻ phát triển tính tích cực vận động, rèn sự khéo léo nhanh nhẹn, tăng cường thể lực cho trẻ, phát triển các giác quan, giúp trẻ hiểu biết thêm về thế giới xung quanh. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, công nghệ thông tin bùng nổ, các bậc cha mẹ luôn bận rộn với công việc hoặc chú ý quá nhiều vào việc học của trẻ, khiến tuổi thơ của trẻ uể oải, áp lực.... Mất đi sự hồn nhiên vô tư vốn có của “tuổi thơ”. Trẻ nhỏ thường làm bạn với tivi, điện thoại.... Trò chơi công nghệ vô hình làm người lớn lãng quên dạy trẻ con những trò chơi dân gian, có giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, việc giúp các em hiểu về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm hết sức cần thiết. Trò chơi dân gian bắt nguồn từ những bài đồng dao âm điệu nhịp nhàng hòa quyện với những trò chơi tạo nhịp điệu, làm cho trò chơi trở nên sống động, vui tươi, nhí nhảnh. Đặc biệt góp phần phát triển ngôn ngữ, làm phong phú vốn từ của trẻ. Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi mà nó còn nâng cánh tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Hiểu được sức mạnh của đoàn kết. Nhận biết được tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ mầm non. tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” 2. Mục đích nghiên cứu Giúp trẻ 5 – 6 tuổi có những trải nghiệm thực tế, hiểu biết và biết chơi nhiều trò chơi dân gian.
  3. 3 Tuyên truyền về lợi ích và thực hiện tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian trong trường mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu Tôi đã áp dụng đề tài này trên lớp mẫu giáo 5 tuổi A5 trường Mầm non Thanh Lâm A. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Công tác áp dụng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Thanh Lâm A. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2023 đến tháng 4/2024 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp cho trẻ thực hành trải nghiệm Phương pháp mô tả Phương pháp so sánh
  4. 4 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Trải qua các thời kỳ phát triển của xã hội, các hình thức chơi của trẻ cũng dần thay đổi. Một số trò chơi dân gian truyền thống, dần bị phai mờ, thay thế bằng những trò chơi hiện đại. Tuy nhiên, trò chơi dân gian có những đặc trưng nổi trội riêng. Trò chơi dân gian hoàn toàn có thể sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có, giá thành rẻ, thậm chí không cần đồ dùng, đồ chơi mà chỉ cần chơi cùng nhau. Lợi thế này rất phù hợp với tình hình thực tế của cấp học mầm non. Các con được tiếp cận và trực tiếp tham gia các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động tập thể giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn. Trò chơi dân gian đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng qua những bài đồng dao âm vần dễ nhớ, gần gũi, có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi: trên sân trường, trong lớp học, khu sân vườn, đi tham quan .. Đồ dùng để chơi chủ yếu lấy từ thiên nhiên, đôi khi chỉ là lá cây, viên sỏi... cũng có thể lập được một hội chơi. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn đưa các trò chơi dân gian vào trường học. Bám sát các văn bản hướng dẫn của các cấp nên đã xây dựng kế hoạch lồng ghép các trò chơi dân gian vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1.Đặc điểm tình hình Trường mầm non Thanh Lâm A nơi tôi công tác được UBND Thành Phố Hà Nội công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Trong những năm học gần đây nhà trường tổ chức được nhiều sân chơi bổ ích cho các Con và các bậc phụ huynh cùng tham gia như “ Bánh chưng xanh” “Em yêu làn điệu dân ca” “Bé với trò chơi dân gian”..... Tất cả các hội thi đều lồng ghép trò chơi, trẻ có sân chơi vui vẻ và bổ ích. Thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh. Trò chơi dân gian là một phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non. Trò chơi dân gian cung cấp cho các con những kiến thức xã hội cơ bản cần thiết cho cuộc sống của trẻ: tập lao động, làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội… Giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú, đồng thời là phương tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp, đọc vè… Qua đó, vốn từ của trẻ được phát triển, ngôn ngữ mạch lạc.
  5. 5 Năm học 2023 – 2024 tôi được phân công phụ trách lớp 5 tuổi A5 với tổng số trẻ là 13 học sinh trong đó có 4 học sinh nam và 9 học sinh nữ. Các cháu đều khỏe mạnh và chuyên cần. Khi thực hiện đề tài này, tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau: 2.2.Thuận lợi: Bản thân được phân công dạy lớp 5-6 tuổi, độ tuổi dễ dàng tiếp thu lĩnh hội trò chơi thuận lợi hơn những độ tuổi khác trong nhà trường. Bản thân tôi đã tổ chức được nhiều trò chơi dân gian ở lớp cho các con, thu hút sự quan tâm của phụ huynh nên phụ huynh đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ, phụ huynh đã chú ý đến việc hướng dẫn cho con em mình chơi ở nhà. Điều may mắn nhất là tôi được sống trong tập thể đội ngũ đoàn kết, yêu thương, quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quý báu. Bản thân tôi yêu nghề, mến trẻ, ham tìm tòi, học hỏi, thích khám phá những cái mới lạ. Với vai trò là người mẹ hiền thứ hai của trẻ tôi thường xuyên nghiên cứu các tài liệu, sáng tạo trong công tác giảng dạy, để trẻ luôn hứng thú yêu thích những giờ học. 2.3.Khó khăn: Một số trẻ sinh ra trong gia đình làm ăn buôn bán, công nhân điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, một số chỗ ở gia đình diện tích chật hẹp nên ít có thời gian cho trẻ hoạt động giao tiếp với các trò chơi dân gian ở nhà. Vì vậy trẻ còn nhút nhát, chưa thực sự hòa mình tham gia vào các trò chơi mà lớp tổ chức, chưa tích cực chủ động để thực hiện công việc, chưa cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình để tìm ra kết quả, trẻ còn phụ thuộc nhiều vào cô giáo. Số lượng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ mầm non, nhiều trò chơi có luật chơi khó, cách chơi phức tạp, không thể áp dụng cho trẻ. Việc tổ chức trò chơi dân gian của giáo viên trong lớp thu hút lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động cũng có mặt còn hạn chế nên chưa thật sự lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Trẻ trong cùng một độ tuổi, nhưng lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý chủ định khác nhau. 2.4.Khảo sát học sinh đầu năm: Đối với lớp của tôi nhiều trẻ còn lạ lẫm với loại hình trò chơi này. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động khác. Để có cơ sở cho việc nghiên cứu của mình, tôi tiến hành điều tra, khảo sát tình hình của trẻ ở lớp tôi đầu năm. Bảng 1: Bảng khảo sát trẻ đầu năm
  6. 6 Qua điều tra khảo sát kết quả cho thấy như sau: Trẻ hoạt động tích cực vào trò chơi dân gian trong các hoạt động. Kỹ năng chơi các trò chơi dân gian Hứng thú tham gia vào trò chơi dân gian trong các hoạt động. Từ thực tế trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi băn khoăn suy nghĩ, làm thế nào để tìm ra giải pháp, những cách làm hay để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ được tốt, đưa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả cao và tôi đã sử dụng một số biện pháp và cách làm sau: 3. Các biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi của trẻ. Để nâng cao kiến thức và kỹ năng tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ bản thân tôi đọc nhiều tài liệu, tham khảo nhiều kênh thông tin về các trò chơi dân gian: Tham khảo các trò chơi dân gian trong tuyển tập “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố cho trẻ 5-6 tuổi” “ Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non” Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam... Tích cực tham khảo các thông tin trên mạng Internet và các Website, có các nội dung liên quan đến trò chơi dân gian để nghiên cứu nhằm nắm chắc hơn về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non. Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, bởi vậy không phải tất cả các trò chơi đều phù hợp với các lứa tuổi của trẻ. Lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu hoặc trò chơi đó có hơi khó hay đơn điệu thì khi chơi tôi có thể thay đổi hình thức thật linh hoạt. Do đó tôi đã lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ chơi và có lời ca lôi cuốn, thu hút trẻ như: “Nu na nu nống”, “Ô ăn quan”, “Lộn cầu vồng”, “Mèo đuổi chuột”, “kéo co” “nhảy dây”, “nhảy sạp”... Ảnh 1: Cô tìm hiểu trò chơi dân gian trên internet (Phần minh chứng) 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng góc dân gian, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ chơi Với trẻ mẫu giáo việc xây dựng môi trường lớp học cho trẻ hoạt động vô cùng quan trọng, việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động, tạo điều kiện cho trẻ được“Học mà chơi, chơi bằng học”. Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động hay không phần lớn là do sự hấp dẫn của môi trường nơi sẽ diễn ra các hoạt động của trẻ, nắm được đặc điểm đó bản thân tôi luôn nỗ lực và cố gắng. Vào đầu năm học, tôi chú ý trang trí môi trường lớp học đảm bảo, phù hợp với nội dung chương trình giáo dục mầm non. Tôi trang trí lớp theo hướng
  7. 7 mở, lấy trẻ làm trung tâm sao cho đẹp, độc đáo, và sáng tạo để thu hút trẻ. Đặc biệt là không gian góc được tôi sắp xếp và bố trí hợp lý, khoa học sẽ giúp tiếp thêm động lực cho trẻ học tập tốt hơn, nhận thức nhanh hơn và cũng là một không gian vui chơi tốt nhất dành cho trẻ. Ngoài việc bố trí đủ các góc chơi theo quy định, tôi xây dựng góc “Dân gian” ngay tại lớp với nhiều đồ chơi hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia trò chơi. Ảnh 2: Trẻ chơi lộn cầu vồng ở góc Dân gian (Phần minh chứng) * Chuẩn bị đồ dùng: Đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ: Trò chơi “Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non, quả cà... hoặc trò chơi “Nhảy dây” không thể diễn ra nếu thiếu dây hoặc chạc... Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, tôi cần tìm hiểu kĩ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi, để từ đó chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết cho trò chơi. * Dạy trẻ học thuộc lời đồng dao trong trò chơi: Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian là khi chơi trẻ không chỉ đơn thuần thực hiện các vận động của mình mà vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời bài đồng dao đó. Song không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, cũng hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ và mang đến sự vui tươi, nhộn nhịp trong trò chơi. Trò chơi chỉ được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời... Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi. Ví dụ: Trò chơi “Chi chi chành chànm” thì trẻ vừa chơi sẽ vừa đọc theo nhịp của ngón tay khi đặt vào lòng bàn tay bạn. “Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập”...
  8. 8 *Chuẩn bị địa điểm: Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như trò chơi “Kéo co”; “Rồng rắn lên mây”; “ Thả đỉa ba ba”; “Nhảy dây”... Ảnh 3 : Kéo co (Phần minh chứng) Nhưng lại có những trò chơi hay chơi theo nhóm nhỏ như “Chi chi chành chành”; “Ô ăn quan”; “Rải ranh”; “Chuyền thẻ”; “Cờ cá ngựa”... Do đó tôi cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp. 3.3. Biện pháp 3: Lồng ghép trò chơi dân gian phù hợp với các hoạt động học Mỗi hoạt động của trẻ đều đạt được một mục đích nhất định, vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên, phát triển thể chất hay trong hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Do đó, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp. Với giờ hoạt động chiều hay hoạt động góc cho trẻ chơi các trò chơi tinh nhằm phát triển nhận thức, ôn luyện chữ cái hoặc chữ số đã học khắc sâu kiến thức cho trẻ qua trò chơi. Lựa chọn các trò chơi nhẹ nhàng đòi hỏi tư duy của trẻ. Ảnh 4,5: Trẻ chơi ô ăn quan, cờ cá ngựa (Phần minh chứng) Với hoạt động ngoài trời tôi tận dụng các mô hình ngoài trời mà nhà trường đã xây dựng để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi, lựa chọn những trò chơi mang tính vận động nhằm tận dụng không gian rộng và thoáng để rèn luyện và phát triển thể lực như trò chơi “Kéo co”; “Bịt mắt bắt dê”... Ảnh 6,7: Trẻ chơi bịt mắt bắt dê, nhảy sạp (Phần minh chứng) Với lĩnh vực thể chất: Tôi lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh, hoạt bát và năng động. Ảnh 8,9: Trẻ chơi nhảy bao bố, nhảy dây (Phần minh chứng) Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh tay, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động. Trò chơi “Rồng rắn lên mây” khi trẻ hát xong khúc cuối “Xin khúc đuôi - Tha hồ thầy đuổi”, lập tức trẻ làm “đuôi” (đứng sau cùng) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại phải làm “thầy” để đi đuổi trẻ khác.
  9. 9 Ảnh 10,11: Cô cùng trẻ chơi rồng rắn lên mây, chèo thuyền (Phần minh chứng) Với những giờ học khám phá khoa học hoặc làm quen với toán hay lĩnh vực phát triển ngôn ngữ làm quen với văn học, khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng các tiêu chí sau: + Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ + Phát triển ngôn ngữ + Rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy + Cung cấp kỹ năng hoạt động theo nhóm Những câu thơ ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại Ví dụ: Cô giả đọc sai lời bài đồng dao: “Non cao đầy nước Đáy biển đầy mây Dưới đất lắm mây Trên trời lắm cỏ Người thì có mỏ Chim thì có mồm...” Trẻ sửa lại và đọc đúng bài đồng dao: “Non cao đầy mây Đáy biển đầy nước Dưới đất lắm cỏ Trên trời lắm mây Người thì có mồm Chim thì có mỏ...” + Trò chơi "Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ, đó là bài tập đếm từ 1-10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần lên và cộng lại trong phạm vi 10: bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai, cái hến...” sau đó là nhóm đôi “Đôi tôi, đôi chị...”, nhóm ba “Ba lá đa, ba lá đề...”, và nhóm cao hơn “Tám quả trám, hai lên chín...” Qua đó giúp trẻ đếm thành thạo trong phạm vi 10. Ảnh 12: Trẻ chơi nu na nu nống(Phần minh chứng) Với giờ học âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như trò chơi “Tập tầm vông”, “Hát chuyền sỏi”... 3.4. Biện pháp 4: Động viên tất cả trẻ tham gia trò chơi Trò chơi dân gian đã được chú trọng và chiếm lĩnh một cách hiệu quả hoạt động học tập, vui chơi của trẻ ở trường mầm non. Khi chơi trò chơi dân gian trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin, tự nhiên, không đòi hỏi kỹ năng phức tạp, các hành động minh họa linh hoạt. Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi, không quy định số người chơi, càng đông càng tốt. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên trẻ cùng chơi bằng cách trao đổi, bàn bạc và thăm dò ý kiến trẻ trước, để tạo tính tích cực chủ động của trẻ trong quá trình chơi, làm cho trò chơi mang tính tập thể cao. Ví dụ: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút nhưng trò chơi không thay đổi. Hoặc trò chơi “Rồng rắn lên mây” thêm một người thì cái đuôi dài thêm và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau.
  10. 10 Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau, nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn sẽ bị tập thể phê phán, từ đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng cao. Trò chơi dân gian thường gắn với các bài đồng dao, vì vậy thông qua các trò chơi dân gian trẻ rèn luyện kỹ năng đọc, thể hiện cảm xúc và cũng đã rèn luyện cho những trẻ nhút nhát hòa đồng hơn với các bạn trong lớp. Ảnh 13: Trẻ chơi mèo đuổi chuột (Phần minh chứng) 3.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh về việc hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ Để tổ chức lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động của trẻ phong phú tôi và các giáo viên trong nhà trường đã sưu tầm được các bài đồng dao đi kèm với những trò chơi dân gian và khuyến khích với các bậc phụ huynh cùng tham gia. Tôi xây dựng góc “ Dân gian” ở hành lang cửa lớp học để thu hút sự chú ý của phụ huynh trong mỗi giờ đón trả trẻ qua đó trao đổi tuyên truyền, để phụ huynh biết ý nghĩa, vận dụng tích cực cho con em mình chơi trò chơi dân gian khi ở nhà để hạn chế loại hình trò chơi điện tử, điện thoại, hoặc xem ti vi. Tôi thường xuyên chia sẻ các hình ảnh, video trẻ chơi các trò chơi dân gian lên nhóm Zalo của lớp để phụ huynh được biết và có thể nắm được nội dung, cách chơi để chơi cùng trẻ khi ở nhà. Ảnh 14: Nhóm zalo của lớp 5ta5 (Phần minh chứng) 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau một thời gian thực hiện (từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024) sáng kiến kinh nghiệm, việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian vào các hoạt động của trẻ ở lớp tôi đã đạt được hiệu quả cao. Kết quả cụ thể như sau: Đã đưa ra được biện pháp mới có tác dụng nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian. Kinh phí đầu tư làm đồ dùng, đồ chơi ít, chủ yếu sử dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng. Bảng 2: Bảng khảo sát trẻ cuối năm * Đối với trẻ : Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc. Trò chơi dân gian đã giúp trẻ trong lớp thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của lớp. - Trẻ nhanh nhạy trong các tình huống tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ đã biết tự tổ chức những trò chơi dân gian đơn giản với các bạn trong lớp. Đặc biệt, thông qua các trò chơi dân gian, nhận thức và thể lực của trẻ được nâng lên rõ rệt.
  11. 11 * Đối với giáo viên: Đã có nhiều sáng tạo trong việc chuẩn bị đồ dùng và lựa chọn nội dung, tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Giáo viên linh hoạt, hơn trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ và có thể lồng ghép các trò chơi vào hoạt động khác với nội dung phù hợp. Đồng thời tạo được sự thân thiện, gần gũi với trẻ vừa là người hướng dẫn vừa là bạn chơi của trẻ. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh quan tâm hơn về việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ ở nhà. Đồng thời chủ động sắp xếp thời gian tham gia và chuẩn bị đồ dùng cho các hoạt động của lớp, của trường. * Bài học kinh nghiệm: Qua gần một năm thực hiện đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà truờng trong việc mua sắm các trang thiết bị, các loại đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy và học. - Giáo viên không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến thức, sưu tầm các trò chơi dân gian. Xây dựng môi trường hoạt động và tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi. - Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện để tổ chức cho trẻ chơi một cách có hiệu quả. - Tích cực lồng ghép việc tổ chức trò chơi dân gian vào các chuyên đề và vào các hoạt động khác một cách có hiệu quả. - Chú ý đến giáo dục từng cá nhân trẻ, luôn động viên, khuyến khích trẻ. - Thường xuyên phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ biết trân trọng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tham gia các trò chơi dân gian.
  12. 12 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Trò chơi dân gian là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nó được kết tinh từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích hội tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đối với trẻ em, trò chơi dân gian đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Trò chơi dân gian là loại hình giáo dục rất có hiệu quả, vì nó vừa là phương tiện giải trí lành mạnh, vui chơi sinh động, phù hợp với đặc điểm sinh lý, vừa là phương tiện giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc. Các trò chơi dân gian vừa dễ tiếp cận vừa không tốn kém mà lại mang lại hiệu quả cao trong trường học, góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường thể lực cho trẻ, phát triển các giác quan, giúp trẻ trở thành người có ích trong tương lai, giúp trẻ hiểu biết thêm về thế giới xung quanh đẹp hơn và rộng mở, tuổi thơ các em sẽ có những hành trang quý báu mang tính cội nguồn dân tộc. Từ kết quả của việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các hoạt động ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi do tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2023 -2024 bước đầu có những hiệu quả tích cực đối với trẻ và phụ huynh. Bản thân tôi nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm ở các đơn vị bạn, để làm thế nào tổ chức các trò chơi dân gian vào các hoạt động của trẻ 5-6 tuổi nói riêng và trẻ mẫu giáo trong trường nói chung được phát triển toàn diện, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, giữ gìn những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Vì thế, việc tổ chức các trò chơi dân gian có hiệu quả thì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ngày một nâng cao, đạt được mục tiêu đề ra không phụ lòng tin của các bậc phụ huynh. 2. Khuyến nghị, đề xuất * Đối với nhà trường Tham mưu với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân để huy động có nguồn kinh phí mua sắm các loại đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phù hợp phục vụ các hoạt động trong nhóm, lớp trong việc đưa trò chơi dân gian đến gần với trẻ hơn. Hàng năm bổ sung thêm tài liệu về trò chơi dân gian, cũng như việc sử dụng trò chơi dân gian trong trường mầm non cho giáo viên. Điều này góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên về trò chơi dân gian. Tổ chức nhiều sân chơi cho trẻ được tìm hiểu về các trò chơi dân gian.
  13. 13 * Đối với Phòng Giáo dục Tổ chức tập huấn chuyên đề, giới thiệu phổ biến các trò chơi dân gian cho giáo viên để giáo viên có vốn hiểu biết về trò chơi dân gian. Tổ chức tham quan ngày hội trò chơi dân gian ở các trường trong huyện. *Đối với địa phương - Tạo điều kiện về nguồn kinh phí cho nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất, tu sửa nâng cấp trường lớp tạo điều kiện cho trẻ hoạt động. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trên đây là “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” được đúc rút từ quá trình thực hành, trải nghiệm trong năm học 2023 – 2024. Tôi đã áp dụng và thu được kết quả tốt tuy nhiên cũng không tránh khỏi được những hạn chế và thiếu xót. Mong nhận được sự góp ý từ ban giám khảo để tôi hoàn thiện bản thân mình hơn. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN Ngày tháng năm 2024 CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN Trường Mầm non Thanh Lâm A (Ký, ghi rõ họ tên) Đánh giá, xếp loại SKKN: - Tổng điểm: ……. (điểm); - Xếp loại: ……………... (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thùy Anh
  14. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vân Anh (Sưu tầm và biên soạn), Tục ngữ, ca dao Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, 2017 2. Ngọc Hà (Sưu tầm, tuyển chọn), Đồng dao Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, 2018 3. Lê Thu Hương (chủ biên), Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ để cho trẻ, NXB Giáo dục Việt Nam. 2015. 4. Nguyễn Ngọc Ký, Tuyển tập câu đố vui tâm đắc dành cho tuổi học trò, Nhà xuất bản trẻ, TPHCM, 2017 5.Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố cho trẻ 5-6 tuổi 6. Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
  15. 15 PHỤ LỤC 1: Bảng khảo sát tình hình của trẻ đầu năm học Tổng Hiểu biết về Kỹ năng thực hành Ý thức, hành vi số Trò chơi dân gian trò chơi Khi chơi học Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt sinh SL % SL % SL % SL % SL % SL % 13 4 31% 9 69% 5 38% 8 62% 4 31% 9 69% PHỤ LỤC 2: Bảng khảo sát tình hình của trẻ cuối năm học Hiểu biết về Kỹ năng thực hành Ý thức, hành vi Tổng Trò chơi dân gian trò chơi Khi chơi số Chưa Chưa học Đạt Chưa đạt Đạt Đạt đạt đạt sinh SL % SL % SL % SL % SL % SL % 13 11 82% 2 18% 13 100% 0 0% 13 100% 0 0% PHỤ LỤC 3: Hình ảnh minh chứng cho các biện pháp Ảnh 1: Cô tìm hiểu trò chơi trên internet
  16. 16 Ảnh 2: Góc dân gian ở lớp Ảnh 3: Trẻ chơi kéo co Ảnh 4: Trẻ chơi ô ăn quan Ảnh 5: Trẻ chơi cờ cá ngựa
  17. 17 Ảnh 6: Trẻ chơi bịt mắt bắt dê Ảnh 7: Trẻ chơi nhảy sạp Ảnh 8,9 : Trẻ chơi nhảy bao bố - Nhảy dây
  18. 18 Ảnh 10, 11: Cô và trẻ chơi rồng rắn lên mây – Chèo thuyền Ảnh 12: Trẻ chơi nu na nu nống Ảnh 13: Trẻ chơi mèo đuổi chuột
  19. 19 Ảnh 14: Nhóm zalo của lớp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2