intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Tuyên truyền chất lượng giáo dục trẻ tới phụ huynh bằng nhiều hình thức; Tuyên truyền thông qua hoạt động trang trí;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN, PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ 3-4 TUỔI Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Đoàn Thị Mai Hương Đơn vị công tác: Trường mầm non Đặng Xá Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2020 - 2021
  2. 1/20 I - ĐẶT VẤN ĐỀ “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan” Câu nói bất hủ của Bác muốn nhắc chúng ta một điều: Trẻ sống trong môi trường tốt sẽ là điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện.Vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là công việc vô cùng quan trọng. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và trên thế giới đã chứng minh lợi ích lâu dài của việc can thiệp bằng các phương pháp giáo dục ở tuổi mầm non là rất to lớn. Trí tuệ, tính cách và hành vi xã hội của đứa trẻ đã được hình thành trong giai đoạn này. Thực hiện chương trình hành động “Vì trẻ em” nhằm chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non có tầm cao về trí tuệ và sức khoẻ, đáp ứng với yêu cầu về sự nghiệp: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu khác là tạo môi trường “Thân thiện, học sinh tích cực” để thu hút trẻ mầm non được đến trường học và tích cực tham gia hoạt động nhằm phát triển cho trẻ về Đức- Trí- Thể- Mỹ. Từ những ý nghĩa đó, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi gia đình, cộng đồng với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ. Để trẻ phát triển một cách toàn diện cần có sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt là ở trường mầm non vì thời gian ở trường của trẻ là cả ngày vì thế giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng, trách nhiệm to lớn bởi vì giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ, nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và một nhiệm vụ rất quan trọng mà không thể thiếu được là công tác tuyên truyền với phụ huynh để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào, bởi vì công tác tuyên truyền thì hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày càng có nhiều nhận thức tiến bộ và đúng đắn về tinh thần, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử mới là điều quan trọng và chúng ta cần phải quan tâm. Theo mục tiêu và nhiệm vụ của trường mầm non là chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm làm cho trẻ phát triển đúng tiêu trí của lứa tuổi. Thế nhưng ở các trường mầm non hiện nay công tác tuyên truyền phối hợp cùng phụ huynh còn đang rất hạn chế cụ thể là: Hạn chế về nội dung, về hình thức tuyên truyền: Giáo viên còn chưa mạnh dạn khi trao đổi trực tiếp với phụ huynh và hầu như mới chỉ trao đổi bằng lời không có hình ảnh tư liệu để minh họa.Chính vì vậy sự nhìn
  3. 2/20 nhận từ phía cha mẹ trẻ về ngành học mầm non còn hạn chế. Trường mầm non cần chia sẻ trách nhiệm với gia đình và cộng đồng để thúc đẩy và tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ em trong trường mầm non một cách hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyên truyền phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để cùng nuôi dạy trẻ theo một phương pháp thống nhất để hỗ trợ nhau về mọi mặt. Trong suốt thời gian thực hiện chương trình đổi mới hình thức và đổi mới toàn diện, tôi luôn luôn trăn trở suy nghĩ, dành nhiều thời gian trao đổi với phụ huynh làm thế nào để lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực nhất vì vậy năm học 2020 - 2021 tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi”để nghiên cứu và thực hiện trong năm học này.
  4. 3/20 II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Tuyên truyền là một hình thức truyền thông hiệu quả nhất trong tất cả các hoạt động mà đòi hỏi hưởng ứng số đông người, khi đã hiểu và nhận thức được vấn đề thì hành động sẽ được diễn ra. Ở trường mầm non không thể thiếu hoạt động tuyên truyền vì trẻ ở độ tuổi đến trường cùng một lúc nhận hai nền giáo dục của gia đình và nhà trường. Dù nhà trường có cố gắng đến bao nhiêu, đổi mới thế nào mà không có sự phối hợp của gia đình thì chất lượng giáo dục của trẻ sẽ không đạt được kết quả toàn diện như mong muốn. Vì vậy giữa hai nền giáo dục ấy cần phải có sự thống nhất đồng bộ. Công tác phối hợp với bậc cha mẹ học sinh có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ thiết thực của từng lớp và trường mầm non, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc- giáo dục trẻ. Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về tính cách, nhân cách của con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn khi trẻ bước vào bậc học tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới, hình thức mới để giảng dạy trong đó việc kết hợp với cha mẹ cũng rất quan trọng thông qua việc kết hợp với cha mẹ giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, tư duy… của trẻ được phát triển nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển cho trẻ một cách toàn diện. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự liên kết tốt giữa trường lớp mầm non và cha mẹ trẻ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ, đáp ứng kịp những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt: Thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, giáo dục trẻ cá biệt. Tạo các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ. Giáo dục trẻ tốt là khẳng định chất lượng giáo dục được nâng lên. Chất lượng giáo dục là đáp ứng đúng và đầy đủ các yêu cầu của ngành giáo dục. Vậy giáo dục mầm non có chất lượng tốt đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc trong các trường mầm non, chất lượng giáo dục tốt phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận từ văn phòng đến nhóm lớp, từ chăm sóc nuôi dưỡng đến chăm sóc giáo dục. Một việc không thể thiếu được là sự phối hợp giữa phụ huynh với nhà
  5. 4/20 trường để chia sẻ, trao đổi và thống nhất biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất. Chính vì vậy việc tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh là nhiệm vụ không thể thiếu và đặc biệt quan trọng trong các trường mầm non. Có tuyên truyền tốt thì phụ huynh mới hiểu và thực hiện tốt các nhiệm vụ cùng nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và kế hoạch đã đề ra. Có phối hợp tốt với phụ huynh thì phụ huynh mới hiểu và chia sẻ cùng giáo viên những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ cũng như chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Đó là việc làm cần thiết và hiệu quả khi tuyên truyền và phối hợp tốt với phụ huynh. 2. Thực trạng: Năm nay là năm thứ 4, tôi được phân công dạy trẻ 3-4 tuổi, tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Năm học 2020 - 2021. Nhà trường được vinh dự làm điểm cấp thành phố về nuôi dưỡng vì vậy chất lượng giáo dục càng được nâng lên cả về chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục. Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường. Nhà trường đạt tiêu chí “Trường chuẩn Quốc Gia mức độ 2” nên chất lượng giáo dục, số lượng trẻ /lớp, số cô/lớp đều đạt tiêu chuẩn. Tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo bé với số lượng trẻ là 25 trẻ, trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy việc dạy trẻ cũng có nhiều thuận lợi. Nhà trường quan tâm đến vấn đề tuyên truyền với cha mẹ trẻ và khuyến khích giáo viên viết bài tuyên truyền tới cha mẹ trên các biểu bảng được treo ở nơi phụ huynh dễ nhìn nhất. Xây dựng góc tuyên truyền thu hút cha mẹ đến với thông tin của trường, lớp, con em một cách kịp thời. Cha mẹ của trẻ trong lớp hầu hết còn trẻ, quan tâm đến con, quan tâm đến việc sinh hoạt, học tập ở trường mầm non, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động chung của lớp trong mọi lĩnh vực. Có phòng học rộng rãi, sạch sẽ thoáng mát, cảnh quan môi trường “Xanh- sạch - đẹp” tạo điều kiện cho cô và trẻ vui chơi, học tập. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao và kinh nghiệm trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ, phối hợp tốt với giáo viên trong lớp để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non.
  6. 5/20 Đa số trẻ đi học đều, mạnh dạn có nề nếp. Phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của cô và cháu. * Khó khăn: Một số phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, chưa quan tâm giáo dục trẻ về lễ giáo cũng như thói quen văn minh lịch sự hàng ngày như chưa biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp và về nhà. Trình độ của cha mẹ trẻ chưa đồng đều, tỉ lệ trẻ có cha mẹ làm công nhân chiếm 40%, số cha mẹ trẻ làm nông nghiệp và nghề khác chiếm 60% nên sự tác động đến đứa trẻ là chưa đồng đều. Một số cha mẹ trẻ còn chưa quan tâm đến con, chưa biết đến chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ ở trường mầm non. Một số trẻ đến 3 tuổi mới đi học chưa qua lớp nhà trẻ nên những tuần đầu còn khóc, không có nề nếp, một số cháu sức khoẻ yếu, hay ốm, hay nôn chớ ở trên lớp. Vẫn còn một số trẻ nghỉ ốm dài ngày, nên chưa tham gia hoạt động của lớp thường xuyên, kết quả trên trẻ chưa đồng bộ. Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, trẻ tự kỷ rất cá biệt khi tham gia vào các hoạt động tập thể nên rất khó khăn vì hàng tháng tôi dạy trẻ theo nội dung và đánh giá mục tiêu của trẻ là chưa đạt yêu cầu. Đứng trước tình hình như vậy tôi đã mạnh dạn xây dựng nội dung biện pháp thực hiện cụ thể cho đề tài của mình. 3. Các biện pháp. Biện pháp 1: Khảo sát trẻ. Với số trẻ của lớp C1 25 trẻ/2cô thì việc bố trí trẻ học và hoạt động sẽ thuận lợi rất nhiều. Ngay từ đầu năm học, thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường lớp tôi đã thống nhất khảo sát trẻ. Qua số liệu khảo sát đầu năm cho thấy: Nội dung Sự tự tin Kỹ năng KN giao KN xử lý Sự tò mò KN giữ hợp tác tiếp tình và khả an toàn huống năng cá nhân sáng tạo Đạt 10/25 8/25 12/25 7/25 9/25 13/25 Chưa đạt 15/25 17/25 13/25 18/25 16/25 12/25
  7. 6/20 Qua 6 nội dung khảo sát trẻ thì tôi thấy tỉ lệ trẻ đạt là quá thấp có những tiêu trí không đạt 40%. Vậy làm thế nào để cuối năm tỉ lệ được nâng lên, tôi đã chọn giải pháp khảo sát về phụ huynh xem mức độ sự quan tâm của phụ huynh tới trẻ, tối các hoạt động của nhà trường, của lớp như thế nào để từ đó tìm giải pháp hợp lý hơn. Qua khảo sát phụ huynh tôi thấy: Nội dung Phụ huynh quan Phụ huynh chưa tâm quan tâm Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ số số Sức khỏe của trẻ 15/25 60% 10/25 40% Nề nếp ăn ngủ của trẻ 12/25 48% 13/25 52% Chất lượng học tập 8/25 32% 17/25 68% Hoạt động khác 10/25 40% 15/25 60% Thông tin 2 chiều với 12/25 48% 13/25 52% giáo viên Với 5 nội dung khảo sát về phụ huynh quan tâm và chưa quan tâm là quá thấp chỉ đạt dưới 50%. Vậy làm thế nào để cuối năm tỉ lệ được nâng lên. Tôi đã bàn và phối hợp với giáo viên trong lớp nghiêm túc thực hiện đúng qui chế chuyên môn, giờ nào việc nấy để tạo cho trẻ có nề nếp ngay từ đầu năm học. Không cắt xén chương trình. Không làm việc riêng, khắc phục khó khăn để thực hiện nhiệm vụ. Cứ quay vòng như vậy sao cho đảm bảo cả 2 cô đều có trách nhiệm dạy trẻ và chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy. Sự trao đổi thảo luận về chuyên môn trong lớp không khó khăn, các cô tự do nêu ý tưởng của mình sau đó thống nhất thực hiện. Biện pháp 2: Tuyên truyền chất lượng giáo dục trẻ tới phụ huynh bằng nhiều hình thức. Phụ huynh là người trao gửi cho nhà trường, cho giáo viên những đứa con yêu quí nhất của họ để nhà trường và các cô thay họ chăm sóc, giáo dục các con cả ngày để các con phát triển toàn diện về các mặt: Đức- Trí- Thể- Mỹ. Vì vậy phụ huynh trẻ là đối tượng cần được quan tâm và trao đổi nhiều hơn cả vì trẻ mầm non mọi hoạt động của trẻ được phụ huynh chi phối hết từ sức khỏe, kỹ năng, thói quen, nếp ăn, nếp ngủ, học tập và các hoạt động khác. Vậy phụ huynh cần biết công việc của các cô ở trường làm những gì để chăm sóc và giáo dục trẻ. Là giáo viên, phải làm những gì và làm như thế nào để phụ huynh hiểu, tin
  8. 7/20 tưởng và phối hợp với nhà trường cũng như giáo viên làm tốt công tác chăm sóc- giáo dục trẻ. Tôi đã tuyên truyền phụ huynh qua các hình thức sau: * Qua buổi họp phụ huynh đầu năm: Họp phụ huynh đầu năm để cha mẹ trẻ hiểu được nội quy, quy định của nhà trường, lớp con em mình học tập, biết được chương trình học của con, biết các hoạt động của nhà trường tổ chức trong năm, biết những kiến thức, kỹ năng con cần đạt được cuối độ tuổi…Chính vì vậy mà buổi họp đầu năm không thể thiếu được khi bắt đầu năm học mới. Họp phụ huynh để: Phụ huynh động viên con đi học đều, đưa- đón con đúng giờ quy định, nghỉ học phải xin phép. Phụ huynh thường xuyên xem bảng thông báo của trường, lớp để nắm được các thông tin như: Nộp tiền, nghỉ ngày lễ Tết, các hoạt động của nhà trường tổ chức, các bài thơ, câu chuyện bài hát, các kỹ năng cần dạy trẻ trong tháng… Quan tâm đến nề nếp, thói quen văn minh, biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường. Thường xuyên trao đổi cùng cô giáo về tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ sau một ngày ở lớp. Quan tâm đến chế độ ăn, ngủ của trẻ ở trường. Ngoài ra tôi còn thông qua kế hoạch tổ chức các hoạt động của nhà trường và của lớp trong cả một năm học. Tên tháng Hoạt động của trường. Hoạt động của lớp. Tháng 9 - Tổ chức ngày khai giảng - Tuyên truyền phụ huynh học năm học mới. sinh về ý nghĩa ngày khai giảng - Tổ chức Tết trung thu cho năm học mới. Dạy trẻ biết không trẻ. khí ngày khai giảng năm học mới. - Dạy trẻ nề nếp, thói quen tham gia các HĐ. Tháng10 Tổ chức gặp mặt ngày 20/10 - Tuyên truyền phụ huynh và dạy - Tổ chức giao lưu tổ khối về trẻ về ý nghĩa ngày 20/10. hoạt động âm nhạc - Dạy trẻ cảm nhận và kỹ năng tham gia HĐ âm nhạc Tháng 11 - Tổ chức mít tinh, gặp mặt - Tuyên truyền phụ huynh và dạy ngày 20/11 trẻ về ý nghĩa ngày 20/11. - Tổ chức đón đoàn kiến tập - Dạy trẻ kỹ năng vệ sinh và về chăm sóc nuôi dưỡng của hành vi ăn uống văn minh, kỹ
  9. 8/20 Thành phố. năng lau mặt, rủa tay, xúc miệng.... Tháng 12 - Tổ chức kiến tập của Thành - Dạy và rèn trẻ kỹ năng vệ sinh, phố và Huyện về nuôi dưỡng. giờ ăn. Tháng 1- Tổ chức vệ sinh môi trường Tuyên truyền phụ huynh về vệ 2/2021 phòng dịch bệnh theo mùa. sinh môi trường phòng dịch bệnh Phòng dịch bệnh covid-19. theo mùa: Sốt xuất huyết. Phòng dịch bệnh covid-19… Tháng 3 Tổ chức hội giảng mùa xuân. - Dạy trẻ kỹ năng tham gia các hoạt động. Tháng 4 Tổ chức giao lưu hoạt động - Dạy trẻ cảm nhận và kỹ năng tạo hình. tham gia HĐ Tạo hình: Làm tranh từ vật liệu thiên nhiên. Tháng 5 Tổ chức tổng kết năm học - Tuyên truyền phụ huynh học sinh về ý nghĩa ngày tổng kết năm học. Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non, nhà trường và nhóm lớp cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Cha mẹ trẻ ở nông thôn rất khan hiếm thời gian vì bận nhiều công việc, buổi sáng gửi con đi học sớm, còn buổi chiều chủ yếu là ông bà đón cháu về, bởi vậy thời gian trao đổi hàng ngày còn ít. Thời gian họp phụ huynh là điều kiện để cô giáo gửi thông điệp của nhà trường, lớp mình đến với cha mẹ trẻ, để cha mẹ trẻ kết hợp cùng cô giáo chăm sóc, giáo dục trẻ. * Qua giờ đón, trả trẻ: Giờ đón, trả trẻ là thời gian mà giáo viên và phụ huynh gặp nhau trực tiếp trao đổi các vấn đề về trẻ như sức khỏe, nề nếp, thói quen ăn uống, những mong muốn của phụ huynh với cô giáo cũng như mọi hoạt động của trẻ ở lớp trong ngày…vì vậy tôi luôn tận dụng thời gian đón, trả trẻ để lắng nghe và trao đổi với phụ huynh về trẻ. Một mặt tạo sự gần gũi giữa giáo viên và phụ huynh, mặt khác nắm bắt được tâm tư, ngyện vọng của phụ huynh để phối hợp và làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Đây là một việc làm không tốn thời gian nhưng đạt kết quả cao, đòi hỏi người giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, kiên trì đối với
  10. 9/20 mỗi cá nhân phụ huynh khi đưa và đón con trẻ, giáo viên trực tiếp trao đổi với phụ huynh về nội dung bài học, sự kiện trong tháng và cùng kiểm tra chất lượng học của trẻ kịp thời sau một ngày tại lớp. Đối với trẻ, lần đầu tiên đến lớp mẫu giáo thì đó là một sự khó khăn lớn đối với trẻ cũng như đối với cha mẹ. Bởi vì ở nhà mẹ con gắn bó nhau gần như suốt ngày, còn khi đến trường, đứa trẻ được đưa vào một môi trường hoàn toàn mới. Vì vậy giáo viên cần tư vấn cho bố mẹ, các thành viên của gia đình biết cách chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay đổi đó để tránh cho trẻ bị stress. Ở lớp, cô giáo cần tạo môi trường làm sao cho trẻ cảm thấy lớp cũng như ở nhà, khuyên các bà mẹ không nên để lộ sự lo âu, quá lưu luyến khi tạm biệt trẻ ở trường. Lúc về nhà, bố mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn hoặc hỏi han trẻ về những gì đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và khuyến khích trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi đến lớp. Gia đình cũng cần thiết phải trao đổi với giáo viên những đặc điểm riêng của con mình, ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính, sở thích...để giáo viên có biện pháp chăm sóc - giáo dục trẻ phù hợp với từng cá nhân trẻ. Giờ đón và giờ trả trẻ chính là thời gian để giáo viên và phụ huynh có thể trao đổi trực tiếp về các hoạt động và tình hình của trẻ trong ngày trong trường, lớp. Thông qua hoạt động này phụ huynh nắm bắt được khả năng nguyện vọng của trẻ ở lớp đồng thời giáo viên hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong gia đình. Từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất để chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó đây cũng là thời điểm thuận lợi để giáo viên có thể trình bày những khó khăn của lớp đồng thời kêu gọi sự ủng hộ từ các bậc phụ huynh. - Ví dụ 1: Muốn có giấy A4 để luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ tôi trao đổi với các phụ huynh làm ở văn phòng, tận dụng giấy đã in một mặt để cho trẻ tô, vẽ. Công việc đó lúc đầu tôi cũng thấy ngại, còn rụt rè nhưng cũng vì muốn các con có kỹ năng tạo hình tốt, đặc biệt là các cháu tô màu còn yếu, tôi mạnh dạn trao đổi với các phụ huynh và nhận được sự ủng hộ rất vui vẻ. Cụ thể: Có phụ huynh làm kế toán của doanh nghiệp mang ủng hộ lớp giấy một mặt, bìa in với số lượng 3-5kg mỗi đợt. - Ví dụ 2: Để có thêm sách truyện cho góc sách tôi trao đổi với cha mẹ trẻ mang sách truyện đã đọc ở nhà đến lớp cho các bạn cùng xem, kết quả số lượng sách truyện ở lớp tôi rất phong phú. Tôi đọc sách trong giờ cho trẻ ngủ, giờ trả trẻ, hướng dẫn trẻ xem sách ở góc. Trẻ lớp tôi rất thích xem sách, có kỹ năng mở
  11. 10/20 sách, đọc vẹt, trẻ tự ngồi xem trước giờ đi ngủ và những lúc đón, trả trẻ hay trong giờ hoạt động góc. Ngoài ra giờ đón và giờ trả cũng là thời điểm thích hợp để giáo viên có thể gửi cho phụ huynh các tài liệu trong các tháng: Phô tô các bài thơ, câu chuyện, bài hát để phát cho phụ huynh. Đây là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạt động. Việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp. Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất. Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt để rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống tốt như kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người khác. Ví dụ cha mẹ hãy cho phép trẻ vui chơi bày biện đồ chơi theo theo ý thích của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng. Điều quan trọng là hãy để trẻ tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ. Trong các dịp lễ tết cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, trang trí cây đào, cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹ…Ngoài ra, bố mẹ hãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi xem khuyến khích các bé nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa được xem. Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ trong điều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay không? Trẻ có thích tham gia dã ngoại hay tham gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi với đồ chơi không? Trẻ có lễ phép trong cách nói năng với người lớn hay không?… để từ đó có biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm.
  12. 11/20 Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết theo độ tuổi. * Qua zalo của lớp, điện thoại: Zalo của lớp là phương tiện trao đổi thông tin cần thiết trong thời đại hiện nay. Qua zalo sự gắn kết giữa phụ huynh với giáo viên trở nên thân thiện hơn đồng thời cũng là phương tiện trao đổi thông tin nhanh nhất, vì vậy zalo của lớp được hoạt động thường xuyên để trao đổi thông tin, tuyên truyền phụ huynh về các hoạt động của nhà trường như: Kế hoạch các hoạt động của trường như ngày khai giảng, tết trung thu, ngày 20/11, tết noen, ngày 8/3 và các ngày nghỉ trong năm. Tuyên truyền cách phòng dịch bệnh. Với phụ huynh: Qua zalo của lớp phụ huynh có thể trao đổi với giáo viên về mong muốn của mình trong cách phối hợp dạy con. Góp ý với giáo viên. Xin con nghỉ học, báo ăn hàng ngày. Với hoạt động của lớp như: Hình ảnh cô và trẻ đón ngày khai giảng năm học mới, ngày tết trung thu, ngày sinh nhật của trẻ… và đặc biệt các hoạt động hàng ngày của cô và trẻ như giờ học, giờ ăn, giờ hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động góc… Năm học 2020 - 2021 bị ảnh hưởng của dịch covid -19 nên có những thời điểm trẻ không được đến trường. Vậy dạy trẻ thế nào về những kiến thức và kỹ năng trong chương trình khi trẻ còn nhỏ chưa tiếp cận được qua công nghệ thông tin nên tôi đã sử dụng zalo của lớp làm phương tiện hữu ích và là cầu nối với phụ huynh và học sinh. Thực hiện sự chỉ đạo của ngành cũng như chuyên môn của nhà trường. Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn những kiến thức cần thiết, những kỹ năng quan trọng để làm video dạy trẻ qua zalo của lớp. Để làm được những video gửi phụ huynh để dạy trẻ thì cần ngắn gọn, chất lượng, hấp dẫn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo kiến thức cho trẻ. Tôi đã bàn và thống nhất với giáo viên trong lớp và thực hiện cách làm như sau: Chuẩn bị: - Đề tài theo thời khóa biểu của chương trình trong tháng mà trẻ nghỉ dịch. - Đồ dùng cần thiết cho tiết dạy của cô và trẻ. - Giáo án làm video. - Trang phục của cô gọn gàng bắt mắt. - Địa điểm làm video.
  13. 12/20 Khi đã chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết cho tiết dạy, cô giáo tập trung vào nghệ thuật trong lời nói để làm video sao cho đảm bảo đủ 4 phần: Phần 1: Cô giới thiệu tên đề tài và đồ dùng cần trong tiết học. Phần 2: Cô giảng giải( Làm mẫu) kết hợp lời nói ngắn gọn, rõ rang, dễ hiểu. Phần 3: Yêu cầu đối với phụ huynh về phối hợp dạy con. Phần 4: Phản hồi của phụ huynh qua hình ảnh(Video) trẻ thực hiện. Với kế hoạch đã xây dựng, cứ đầu tuần giáo viên trong lớp tập trung xây dựng giáo án và quay video và hoàn thành trong ngày để chuyển tới phụ huynh. Mong phụ huynh phối hợp với cô dạy trẻ và phản hồi bằng những hình ảnh(Video). Một số phụ huynh vì điều kiện công việc có thể cho con xem video tiết học với thời gian tự chọn sao cho có phản hồi lại với cô qua zalo của lớp. Khi nhận được phản hồi của phụ huynh, tôi luôn cảm ơn phụ huynh, động viên các con và khích lệ các con thực hiện tốt hơn. Việc làm không thể thiếu đó là mong phụ huynh cho trẻ xem những video của bạn để trẻ thấy mình, thấy bạn nên trẻ rất vui vẻ và hào hứng thực hiện trong những bài tiếp theo. Mặc dù là nghỉ dịch nhưng sự phối hợp của giáo viên- phụ huynh và học sinh càng chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn. Điều đó chứng tỏ sự phối hợp và tuyên truyền giữa phụ huynh và giáo viên đạt hiệu quả cao qua zalo của lớp, là cầu nối gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên đặc biệt là lưu lại hình ảnh làm minh chứng cho các hoạt động của lớp qua một năm học. Biện pháp 3: Tuyên truyền thông qua hoạt động trang trí. Trang trí môi trường ngoài lớp học: Môi trường ngoài lớp học là nơi để cha mẹ trẻ có điều kiện quan tâm đến hoạt động của con mình, hoạt động của lớp trong thời gian tuần, tháng, chủ điểm. Góc tuyên truyền ở nơi thuận lợi, dễ nhìn, đẹp, gây ấn tượng để cha mẹ trẻ đọc, lấy thông tin ở lớp qua trang thơ, bài hát của chủ điểm. Chính vì vậy việc trang trí môi trường ngoài lớp học có ý nghĩa rất lớn qua đó phụ huynh không chỉ nắm được các hoạt động của trẻ trong trường mầm non mà còn nắm được tình hình sức khỏe của trẻ. Góc tuyên truyền tôi làm nhiều mục nhỏ, trong các mục có nhiều biểu tượng và chữ biểu thị các tiêu chí dưới các tiêu chí có dán giấy bóng kính để tài liệu dễ lấy, dễ thay chủ điểm, tuần. Gồm 3 nội dung: Chăm sóc nuôi dưỡng – Thông báo của lớp – Chăm sóc giáo dục Chăm sóc nuôi dưỡng gồm có: + Thực đơn hàng ngày của trẻ. + Biểu đồ theo dõi sức khỏe trẻ + Các bài tuyên truyền về dinh dưỡng, dịch bệnh.
  14. 13/20 Chăm sóc giáo dục gồm có: + Chương trình học của bé + Thời khóa biểu. + Lịch báo bài theo từng tháng + Cha mẹ dạy bé: Bài hát, bài thơ, câu chuyện trong tháng. Thông báo của lớp gồm có: + Nội qui của lớp. + Thông báo tuyên truyền chuyển chủ đề. + Thông báo về công tác quyên góp ủng hộ lớp. + Cách phòng chống một số dịch bệnh theo mùa. Trong góc tuyên truyền tôi rất tâm đắc mục “ Cha mẹ cùng dạy bé ” nội dung trong “Cha mẹ cùng dạy bé” là những bài thơ, câu chuyện để khích lệ những cha mẹ trẻ có điều kiện quan tâm đến con mình về nhà dạy thêm cho con để giúp trẻ có kiến thức chắc hơn. Trang trí môi trường lớp học theo các sự kiện. Để toát lên được các nội dung của các sự kiện đang thực hiện tôi đã sử dụng các sản phẩm mà cô và trẻ đã tạo ra để trang trí với mục đích này tôi đã tận dụng được khả năng của trẻ cũng như giúp phụ huynh thấy được khả năng của con em mình trong trường mầm non. Biện pháp 4: Tuyên truyền qua các ngày lễ hội. Tổ chức ngày hội ngày lễ góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và làm giàu cho những tâm hồn trẻ thơ, không khí vui vẻ tưng bùng của ngày lễ làm cho trẻ phấn khởi tạo cho trẻ cảm xúc mới mẻ và gắn bó với cô giáo và các bạn mình. Để tổ chức tốt ngày lễ hội, tôi kết hợp đồng nghiệp, tuyên truyền cha mẹ trẻ sắp xếp thời gian đến dự buổi lễ, ủng hộ tinh thần, đến xem và cổ vũ cô và các con. Để buổi lễ có kết quả tốt trường tôi đã có kế hoạch cụ thể như: Loa, đàn, đầu VCD, trang phục....khung cảnh buổi lễ thật đẹp và long trọng. Các tiết mục văn nghệ, trò chơi, chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, chu đáo. Trước khi tổ chức lễ hội cả trường cho các con tổng duyệt trước một lần. Hình thức tổ chức đan xen giữa văn nghệ và trò chơi, giữa lớp này với lớp khác và trò chơi khán giả có thưởng nhằm khích lệ nhiều trẻ được tham gia, giúp trẻ thích thú các hoạt động ở trường, lớp. Và ngày lễ ngày hội đã đi vào đời sống của trẻ như một sư kiện trọng đại mà ký ức về nó sẽ đi theo suốt cuộc đời trẻ. Ví dụ 1: Ngày khai giảng.
  15. 14/20 Năm học mới bắt đầu các bé vui sướng được các mẹ đưa đến trường, cả sân trường đầy ắp tiếng cười nói râm ran, không gian sân trường rợp cờ hoa bóng bay và cả âm nhạc không khí vui tươi và thật ấm cúng, phụ huynh rất yên tâm khi giao con của mình cho các cô giáo và hoàn toàn tin tưởng các cô sẽ cố gắng, nỗ lực để mang những gì tốt đẹp nhất đến cho các con. Để lấy được lòng tin của phụ huynh và chuẩn bị tốt nhất cho trẻ trong ngày khai giảng năm học mới. Tôi đã đánh giấy gửi tới từng phụ huynh về thời gian tổ chức ngày khai giảng, trang phục cần chuẩn bị cho trẻ và đặc biệt là tâm thế cho con khi đến trường trong ngày hội của bé. Với sự chu đáo như vậy phụ huynh rất vui vẻ và háo hức trong ngày khai giảng của con. Sự gần gũi giữa phụ huynh và giáo viên được nâng lên tạo điều kiện tốt cho việc chăm sóc giáo dục trẻ trong năm học. Ví dụ 2: Ngày tết trung thu. Hoà chung với thiếu nhi trên mọi miền đất nước vui đón tết trung thu trường đã tổ chức ngày hội rằm trung thu các bé tham dự ngày hội trung thu đều được tặng những phần quà là bánh kẹo và được thưởng thức nhiều tiết mục vui tươi trẻ được rước đèn, phá cỗ, đón chị Hằng Nga, tự tay cắt dán đèn lồng trang trí lớp, trang trí ngày Tết Trung Thu. Mâm ngũ quả là sản phẩm của sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên khi bày và trang trí cho ngày tết trung thu của trẻ. Sự thân mật và trách nhiệm của giáo viên và phụ huynh để làm những gì tốt nhất để giáo dục trẻ về tết trung thu. Ví dụ 3: Ngày Noel. Noel là một ngày lễ kỳ diệu đối với các bạn nhỏ bởi Noel là cơ hội để các bé được thoả thích với trí tưởng tượng bay bổng trong thế giới thần tiên huyền bí có ông già Noel, bà chúa tuyết với những điều ước kỳ diệu. Đón giáng sinh năm nay các bé trường mầm non trông thật xinh xắn các bé rất vui và hát các bài hát thật sôi động làm cho không khí càng thêm nhộn nhịp...Mà ông già Noel còn chụp hình với các bé để lưu lại những hình ảnh đáng nhớ trong mùa giáng sinh năm nay. Khi tham dự lễ hội giáng sinh chắc chắn các bậc phụ huynh cũng như tôi sẽ cảm nhận được sự vui sướng hiện rõ trên nét mặt của các bạn nhỏ bởi ở đó không chỉ là nơi để các bé vui chơi học tập hàng ngày mà đó còn là thế giới giáng sinh cổ tích lung linh ấm áp với những lời hứa thỏ thẻ dễ thương như là món quà mà các bé dành tặng trong ngày lễ Noel: Chăm ngoan học giỏi lễ phép vâng lời cô…
  16. 15/20 Các ngày lễ khác như: Ngày hội sách, ngày hội đồ chơi, ngày 20/11. Bé vui đón Tết Nguyên Đán, cha mẹ trẻ ủng hộ rất nhiệt tình về mọi mặt cũng như về thời gian, với mong muốn buổi lễ của các con thành công tốt đẹp mang đến niềm vui sướng cho các con để các con rất thích được đến trường. Biện pháp 5: Tuyên truyền thông qua hoạt động dã ngoại: * Dã ngoại quan màn ảnh nhỏ: Như chúng ta đã biết, do điều kiện kinh tế và quỹ thời gian còn hạn chế, nên không thể tổ chức cho trẻ tất cả các hoạt động trực tiếp đến tận nơi quan sát và tìm hiểu, nhất là những nơi ở xa. Do đó, để thực hiện biện pháp này, tôi luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi cập nhật và sưu tầm những tranh ảnh, video hoặc tự quay những đoạn phim về những phong cảnh con người xung quanh địa bàn. Sau đó, tôi lựa chọn những hình ảnh đẹp, thu hút và phù hợp với trẻ nhằm cho trẻ được quan sát những hình ảnh đẹp, chân thực, nổi bật kỹ năng sống cần thiết từ đó hướng trẻ tích cực tham gia tìm hiểu. Mặt khác, với trẻ những thước phim tư liệu, tài liệu rất khô khan, không thu hút, tôi đã tổ chức cho trẻ xem ở một môi trường khác, như một chiếc Ti vi màn hình thật lớn, thật lạ lẫm với trẻ (có thể sử dụng máy chiếu) thì đó thực sự là một điều rất thu hút. Những thước phim đó được trẻ tiếp thu một cách tự nhiên, tích cực qua đó dần hình thành ở trẻ kỹ năng sống hợp tác, giao tiếp tự tin, tăng khả năng tò mò, sáng tạo ở trẻ. Ví dụ 1: Hoạt động: Thăm “ Lăng Bác Hồ” Hoạt động này trẻ được quan sát hình ảnh thực của Bác hồ mà trẻ chỉ được nhìn qua tranh ảnh, những vườn cây, ao cá trong lăng Bác, công việc của chú công an canh gác trong Lăng... Qua hoạt động này tôi giáo dục trẻ biết Bác Hồ là ai? Và công việc của những người làm trong Lăngvà tỏ long biết ơn các cô chú. Ví dụ 2: Hoạt động: Tham quan một số khu bảo tồn động vật hoang dã, công viên bách thảo. Tôi nhận thấy đây là hoạt động trẻ rất có hứng thú, vì thế trẻ rất tích cực tham gia. Qua quan sát những loài vật trên màn hình 42 inh, trẻ chăm chú, thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú qua biểu cảm của những gương mặt đáng yêu, trẻ đặt những câu hỏi rất ngây thơ cho cô giáo ví dụ: “ Cô ơi tại sao thỏ lại chạy rất nhanh? ….. Thông qua hoạt động này tôi giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, chăm sóc và bảo vệ các loài động vật xung quanh mình. * Tham quan dã ngoại trực tiếp: Chuẩn bị chu đáo trước khi đi tham quan dã ngoại:
  17. 16/20 Việc chuẩn bị cho việc tham quan phải được tiến hành trước 1 tuần, giáo viên thông báo cho trẻ sẽ đi đâu, nhằm mục đích gì và phụ huynh sẽ đăng ký cho con.Với chủ đề này, tổ chức hội thoại nên đem theo cái gì, mặc gì cho thuận tiện đi lại, cung cấp từ ngữ mới liên quan đến nội dung quan sát, nhắc nhở trẻ có hành vi đúng nơi công cộng…..Cuộc hội thoại về buổi đi tham quan sẽ tạo hứng thú cho trẻ và định hướng sự chú ý của trẻ đến mục tiêu mà giáo viên đặt ra. Tôi dựa trên kế hoạch đã đề ra và dựa vào quỹ thời gian thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mà lựa chọn, sắp xếp tổ chức hoạt động cho trẻ phù hợp với chủ đề, qua đó cung cấp kỹ năng sống cho trẻ. Để thực hiện các hoạt động này đạt kết quả tốt, tôi luôn chú ý thực hiện theo đúng trình tự các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị : Trước khi tổ chức hoạt động nào đó, tôi luôn cùng với trẻ chuẩn bị các điều kiện cần có để thực hiện cho hoạt động. Như: Địa điểm, phương tiện đi lại, tư trang, tâm lý hào hứng, phấn khởi. Bước 2: Tiến hành: Cô tập hợp trẻ, điểm danh rồi tổ chức cho trẻ đi theo hàng lối, cô bao quát trẻ và hướng dẫn trẻ quan sát. Cô có thể đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở hay những tình huống để kích thích trí tò mò và thích khám phá ở trẻ. Cuối buổi, cô tập hợp điểm danh, tránh để sót trẻ. Bước 3: Ôn luyện củng cố: (Được thực hiện vào buổi chiều hôm đó hoặc ngày hôm sau.) Tôi cho trẻ kể lại buổi tham quan, dã ngoại. Nêu cảm nghĩ của mình về địa điểm mà mình được tham gia khám phá. Qua đó củng cố kiến thức mà trẻ được học đồng thời cung cấp kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. 4: Kết quả đạt được: Sau khi thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp cùng cha mẹ trẻ tôi đã thu được một số kết quả sau: * Về phía trẻ: Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột…Và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi thắng thua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này chứng minh rằng việc cho trẻ tham gia các hoạt động dã ngoại, trẻ thực hành trải nghiệm cùng với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng sống một cách hiệu quả. Trẻ đã biết chuyển hóa từ hoạt động thành ý thức, từ ý thức thành kỹ năng. Và những kỹ năng sống đó sẽ phát triển bền vững và theo trẻ đến suốt cuộc đời.
  18. 17/20 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát, đánh giá trẻ: Nội dung Sự tự tin Kỹ năng KN giao KN xử lý Sự tò mò KN giữ hợp tác tiếp tình và khả an toàn huống năng sáng cá nhân tạo Đầu Đạt 10/25 8/25 12/25 7/25 9/25 13/25 năm CĐ 15/25 17/25 13/25 18/25 16/25 12/25 Cuối Đạt 21/25 23/25 22/25 21/25 22/25 23/25 năm CĐ 4/25 2/25 3/25 4/25 3/25 2/25 * Về phía cha mẹ trẻ: Nhận thức rất cao về ngành học mầm non, thông cảm với công việc hàng ngày của giáo viên trong lớp. Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình. Một số phụ huynh ít tiếp xúc với cô, ngại trao đổi, ngại giao tiếp, không tự tin khi cô trao đổi thì nay đã mạnh dạn hơn, lịch sự hơn trong giao tiếp với giáo viên và phụ huynh với phụ huynh. Một số phụ huynh trước đây có sự giáo dục khập khiễng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, không cho con làm những việc mà giáo viên giao cho trẻ thực hiện khi về nhà, nay đã nhận thức được vấn đề, họ đã rất nhiệt tình phối hợp và rất yên tâm khi đưa con đến lớp. Ngoài ra, qua những chuyến thăm quan dã ngoại, khoảng cách giữa cô và trò xích lại gần nhau hơn. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường, giữa phụ huynh và giáo viên thêm củng cố. Về phía giáo viên: Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin, mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt. Giáo viên yên tâm, phấn khởi hơn khi tổ chức các hoạt động trong ngày mà không cần lo lắng e dè mỗi khi có Ban giám hiệu dự giờ thăm lớp hay đón đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc tham gia vào các hoạt động kỷ niệm ngày hội ngày lễ nào đó. Có nhiều thuận lợi trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Về phía lớp:
  19. 18/20 Môi trường lớp học được cải thiện theo từng tháng, số lượng đồ chơi các góc tăng, đồ dùng của trẻ tăng cả về số lượng và chất lượng. Những kết quả này đã được Ban Giám Hiệu nhà trường công nhận qua kiểm tra hàng ngày, hàng tháng, các đợt thi đua. Đánh giá kết quả thực hiện của trẻ sau một năm như sau: Số trẻ ra lớp 23/25 = 92%, tỉ lệ chuyên cần đạt 90%, số trẻ cá biệt: 1%. Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, ngôn ngữ phát triển, tự tin giao lưu với bạn, cô giáo, mọi người xung quanh. Ngoài ra trẻ có kiến thức hiểu biết sơ đẳng về thế giới xung quanh. Có kỹ năng sống: Biết tiết kiệm, bảo vệ môi trường, văn minh, lễ phép. Cha mẹ trẻ rất đồng tình với việc tuyên truyền của giáo viên sẵn sàng đóng góp thời gian, kinh phí, phối hợp cùng cô giáo, cùng lớp, cùng trường trong việc chăm sóc- giáo dục những đứa con yêu dấu của mình. Cha mẹ trẻ hiểu rằng tất cả các cố gắng của mình đều được sử dụng và phục vụ cho cả một thế hệ tương lai. Kết quả các buổi họp phụ huynh số cha mẹ trẻ tham gia rất đông vì không còn tư tưởng đi họp chỉ để đóng tiền nữa mà đi họp để tìm ra sự phối hợp hiệu quả nhất giữa gia đình và nhà trường, cùng tìm ra biện pháp phối kết hợp với cô giáo để việc chăm sóc- giáo dục trẻ sao cho có hiệu quả tốt.
  20. 19/20 III: KẾT LUẬN 1. Kết luận: Qua thời gian tuyên truyền bằng kinh nghiệm của bản thân, mạnh dạn trao đổi kết hợp cùng cha mẹ trẻ tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: Muốn cung cấp kiến thức và kỹ năng, nề nếp vệ sinh, thói quen lễ phép cho trẻ của độ tuổi mà mình phụ trách, phải được rèn luyện ở mọi lúc mọi nơi, có nội dung thống nhất, phương pháp kết hợp cùng cha mẹ trẻ là phương pháp tích cực nhất. Gia đình đóng vai trò rất lớn đến sự phát triển của trẻ vì vậy cần có sự tác động liên tục để cha mẹ trẻ hiểu ra vấn đề và thay đổi cách nghĩ, cần quan tâm hơn đến việc chăm sóc- giáo dục trẻ. Công tác tuyên truyền xã hội hoá giáo dục này giúp nhà trường có khoản kinh phí rất lớn trong việc xây dựng trường. Một câu nói hay mà tôi rất tâm đắc: “Để làm một thầy giáo giỏi, trước hết phải biết yêu cái điều mình dạy và những người mình dạy" Xã hội đã dành cho giáo viên mầm non một danh hiệu: "Người mẹ thứ hai của trẻ". Đã là mẹ thì phải dành hết tình yêu thương cho những đứa con của mình. Phải tạo mọi điều kiện giúp cho trẻ phát triển tốt nhất. Việc tổ chức tăng cường tính tích cực hoạt động cho trẻ cũng nhằm mục đích đó. " Nghề giáo là nghề cao quý". Vì vậy, để đứng vững với nghề chúng ta cần có lý tưởng và ý thức trân trọng nghề của mình và có niềm tin vào ngày mai. Xin đừng để một khó khăn nào làm mờ đi danh hiệu cao quý mà xã hội đã tôn vinh giáo viên mầm non chúng ta: "Nghề giáo là nghề cao quý trong các nghề cao quý" và giáo viên mầm non, tuy không phải là mẹ của trẻ nhưng chứa chan tình mẹ. Vì yêu trẻ mà yêu nghề và đứng vững với nghề. Tăng cường tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh để tìm ra phương pháp dạy và tổ chức tốt hoạt động giáo dục trẻ là chúng ta đã thực hiện đúng nhiệm vụ của giáo viên với ngành giáo dục, với sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai tự tin, năng động cho đất nước. 2. Bài học kinh nghiệm. Từ việc làm cụ thể và những kết quả đạt được và để việc tuyên truyền kết hợp với phụ huynh đạt kết quả cao tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: Cô giáo phải có lòng nhiệt tình, tình thương yêu trẻ, gợi ý động viên để trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình. Thường xuyên cho trẻ được học và chơi ở mọi lúc, mọi nơi. Quan tâm hơn tới những trẻ nhận thức chậm yếu, cũng như phát huy thành tích ở trẻ khá giỏi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2