Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà đạt hiệu quả nhằm giúp trẻ nắm chắc được những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng và xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON C TỨ HIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN PHỐI KẾT HỢP VỚI PHỤ HUYNH PHÒNG TRÁNH DỊCH BỆNH COVID 19 CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC TẠI NHÀ. Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tác giả: Nguyễn Thị Như Quỳnh Đơn vị công tác: Trường mầm non C xã Tứ Hiệp Chức vụ: Giáo viên. NĂM HỌC 2021 – 2022
- 2 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trước tình hình dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp, thực hiện công điện số 06/CĐ-UBND và công văn số 1142/SGDĐT-CTTT v/v thông báo cho học sinh tạm dừng đến trường nhằm đảm bảo công tác phòng-chống dịch bệnh covid-19 Năm học 2021 – 2022, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở GDMN thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch, không tổ chức dạy học trực tuyến với trẻ mầm non. Cần phối hợp với phụ huynh để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất. Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, bước vào năm học mới yêu cầu đầu tiên của Bộ GD&ĐT đối với các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh. Chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ/người chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn trong thời gian trẻ ở nhà tránh dịch. Làm tốt công tác y tế trường học theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT tăng cường công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Với trẻ nhỏ sức đề kháng chưa cao, nếu không được chăm sóc cẩn thận, chu đáo sẽ dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Trong thời điểm thế giới bùng phát dịch Covid- 19 và lan truyền vào Việt Nam, tôi đã rất trăn trở tìm mọi cách để có thể phòng tránh dịch bệnh cho bản thân, cho gia đình và đặc biệt là cho trẻ nhỏ ở lớp mình. Tôi đã suy nghĩ, phối hợp cùng với giáo viên trong lớp thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy làm thế nào để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, học sinh cách phòng tránh các dịch bệnh Covid-19 trong thời gian nghỉ dịch? Đó cũng chính là lý do mà năm học 2021 - 2022 tôi đã đi sâu nghiên cứu: “Một số biện pháp tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh Covid-19 cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà”. 2. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng: - Đánh giá thực trạng về việc chăm sóc sức khỏe của trẻ trong thời gian nghỉ dịch. Từ đó tìm ra các biện pháp để tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh phòng chống dịch bệnh covid-19 cho trẻ tại nhà. - Đi sâu vào nghiên cứu những kiến thức, kỹ năng, cách phòng tránh dịch bệnh để tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe trẻ trong thời gian phòng chống dịch bệnh covid-19 tại nhà đạt hiệu quả.
- 3 3. Mục đích nghiên cứu: - Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà đạt hiệu quả nhằm giúp trẻ nắm chắc được những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng và xã hội. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Phụ huynh học sinh, trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp thực hành. + Phương pháp dùng lời. 6. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022
- 4 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm: Covid-19 (bệnh vi-rút corona 2019) là một bệnh do vi-rút có tên SARS- CoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Virus COVID-19 lây truyền qua 4 con đường chính: - Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi). - Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh. - Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. - Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh. Các triệu chứng khi nhiễm virus COVID-19 khá giống với cảm lạnh. Do đó để xác định có mắc bệnh hay không cần thực hiện xét nghiệm. Triệu chứng COVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm: - Đau nhức đầu, khó chịu - Sốt cao (trên 38 độ) - Chảy nước mũi - Ho hoặc đau họng - Cảm thấy khó thở - Đau cơ, mệt mỏi Thực tế, ở mỗi người bệnh do sức đề kháng khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau. Thời gian ủ bệnh COVID-19 từ 2 đến 14 ngày. Lúc này, trong cơ thể đã có virus nhưng chưa có dấu hiệu gì rõ ràng. Khi khởi phát, COVID-19 sẽ gây sốt, tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền Như chúng ta đã biết và công nhận rằng: Sức khoẻ là vốn quí của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt đối với trẻ em, sức
- 5 khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọi mặt. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Đối với trẻ em, cơ thể còn non nớt, sức khỏe yếu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao. Hiện nay, những biến đổi khí hậu tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng, khí hậu, thời tiết,…Khi khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi. Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè. Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn,… Tất cả những điều đó liên quan tới việc cần phải phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Trẻ càng nhỏ tuổi, sức đề kháng càng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Trẻ có thể bị lây nhiễm thông qua các giọt bắn, thông qua các mầm bệnh tồn tại trong môi trường, trên các bề mặt mà trẻ vô tình tiếp xúc vào cơ thể do thói quen hay mút tay, dụi mắt mũi…Mặc dù các thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 không nhiều, nhưng trước bối cảnh chưa có vaccine dành cho trẻ, phụ huynh cần biết các biện pháp để phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. II. Thực trạng vấn đề: Để nghiên cứu và thực hiện tốt đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của nhà trường và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: - Công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 đang là mối quan tâm của toàn xã hội và các cấp, các ngành chỉ đạo sát sao như UBND Thành phố, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng GD và ĐT huyện Thanh Trì, Trung tâm y tế xã. - Nhà trường Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh (dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác...), bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh. - Nhà trường tổ chức tập huấn 100% đội ngũ giáo viên, nhân viên nâng cao nhận thức tư tưởng, nắm vững và thực hiện đúng quy định về công tác phòng dịch bệnh. Biết xử trí các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong cơ sở GDMN theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Bản thân tôi đã nhận thức đúng đắn và đánh giá cao tầm quan trọng của việc phòng chống dịch cho trẻ mầm non. Xác định được sự nguy hại của dịch
- 6 bệnh, theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch phối kết hợp cùng phụ huynh thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch. - 2 đ/c giáo viên nhiệt tình trong công việc, luôn sẵn sàng tham gia và ứng phó kịp thời các hoạt động phòng tránh bệnh. 2. Khó khăn: - Trẻ nhỏ sức đề kháng hạn chế, sự hiểu biết về căn bệnh cũng rất hạn hẹp. Đặc biệt, trẻ không ý thức được về sự an toàn, trẻ luôn cần sự giúp đỡ và lệ thuộc người khác nên cần được giám sát một cách thường xuyên. - Trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh không đồng đều, một số phụ huynh sự hiểu biết phòng tránh dịch bệnh rất hạn chế, thậm chí một số người còn thờ ơ, không quan tâm tới mức độ nguy hiểm của đại dịch. - Một số phụ huynh của trường là người lao động tự do, ít có điều kiện tìm hiểu về tình hình dịch bệnh và thời gian dành cho con cũng không nhiều. Đó chính là khó khăn chính mà tôi gặp phải khi thực hiện đề tài này Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát phụ huynh học sinh để nắm bắt được đặc điểm cũng như mức độ quan tâm của phụ huynh đối với việc phòng tránh dịch bệnh Covid-19 cho trẻ. Hình ảnh 1: Phiếu khảo sát đầu năm Bảng tổng hợp khảo sát đầu năm: Tổng số phụ huynh được khảo sát 30/30 Tỷ lệ Tỷ lệ STT Câu hỏi khảo sát Có Không % % Phụ huynh có thường xuyên cập nhật 66,7 1 thông tin về dịch bệnh Covid-19 20 10 33,3 không? Phụ huynh có quan tâm phòng tránh 60 2 12 40 18 dịch bệnh Covid-19 cho trẻ không? Môi trường sống của gia đình có đảm 3 bảo tốt công tác phòng chống dịch 10 33,3 20 66,7 không? Phụ huynh có trang bị những kỹ năng 4 11 36,7 19 63,3 để phòng tránh dịch cho trẻ không? Trẻ đã có kỹ năng phòng tránh dịch 5 8 26,7 22 Covid-19 chưa? 73,3 Từ những thuận lợi, khó khăn cũng như kết quả khảo sát đầu năm tôi đã suy nghĩ, áp dụng các biện pháp sau để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, giúp trẻ có kỹ năng phòng tránh tốt dịch bệnh Covid-19 trong thời gian nghỉ học tại nhà.
- 7 III. Các biện pháp: 1. Nghiên cứu, tìm hiểu, trang bị kiến thức về dịch bệnh Covid-19: Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên các trường mầm non vẫn chưa thể mở cửa đón học sinh trong năm học 2021-2022. Tuy không thể triển khai các hoạt động giáo dục trực tiếp cho trẻ nhưng thay vào đó, nhiều trường đã tận dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã hội để truyền tải kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà cho phụ huynh. Muốn tuyên truyền tốt tới phụ huynh phòng tránh tốt dịch bệnh thì bản thân người giáo viên cần tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid-19. * Cách thực hiện: Tôi thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin về diễn biến của dịch bệnh Covid- 19. Hàng ngày, hàng giờ tôi thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như các báo, đài của Trung ương, các khuyến cáo của Bộ Y tế, các chỉ đạo của thành phố, của quận… Việc cập nhật thông tin giúp tôi nắm được sự nguy hiểm của đại dịch thông qua các con số người nhiễm mới, người khỏi, người tử vong… tại các nguồn tin chính thống, từ đó có các biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh trong lớp những thông tin chính xác, tránh những thông tin sai lệch gây hoang mang trong cộng đồng. Covid-19 biến đổi theo thời gian và liên tục thể hiện mức độ nguy hiểm, các chuyên gia đang liên tục theo dõi các biến thể mới của Covid-19, bao gồm cả biến thể Omicron, để xem liệu chúng có lây lan dễ dàng hơn, gây ra bệnh nặng hơn hay có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin hay không? Các biến thể mới như Omicron là một lời nhắc nhở rằng đại dịch Covid-19 vẫn còn vô cùng phức tạp và khó lường. Hiện nay nhiều người đã tiêm đủ số mũi vắc xin khuyến cáo vẫn bị nhiễm Covid-19, điều này cho thấy kháng thể sinh ra chưa đủ để bảo vệ cơ thể. Do đó, ngoài vắc xin Covid-19, tất cả mọi người nên bổ sung thêm các loại vắc xin tăng cường khác và tiếp tục tuân thủ nguyên tắc phòng dịch 5K an toàn. * Kết quả: Nhờ có việc thường xuyên nghiên cứu, cập nhật thông tin, kiến thức về dịch bệnh Covid-19 về mức độ nguy hiểm cũng như khả năng lây lan của dịch bệnh. Từ đó tôi sẽ tiến hành những biện pháp khác để tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh phòng tránh tốt dịch bệnh cho trẻ. 2. Xây dựng các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh dịch Covid- 19 cho trẻ 4-5 tuổi khi trẻ ở nhà.
- 8 Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định dù trẻ mầm non vẫn chưa thể đến trường, song trẻ vẫn được giáo dục những kỹ năng tự chăm sóc bản thân như: đánh răng, vệ sinh thân thể, tự sắp xếp đồ dùng cá nhân, kỹ năng phòng bệnh… Để có thể triển khai việc giáo dục trẻ tại nhà, bản thân tôi đã phải nỗ lực rất nhiều, không ngừng tìm tòi và đưa ra các hình thức giáo dục cho phù hợp với tình hình mới. * Cách thực hiện: Khi xây dựng kế hoạch kết nối phụ huynh học sinh tôi lựa chọn nội dung, đề tài phù hợp và cần thiết để dạy trẻ những kỹ năng phòng tránh dịch Covid-19 tại nhà. Các hoạt động giáo dục trẻ tổ chức dưới hình thức“chơi mà học, học bằng chơi” phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Chú trọng các hoạt động dạy trẻ bảo vệ an toàn bản thân, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, hoạt động thể chất, vui chơi, học qua chơi… * Kết quả: Tôi đã xây dựng kế hoạch, đưa các nội dung giáo dục kỹ năng phòng bệnh khi trẻ ở nhà. Việc xây dựng kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế của lớp, cụ thể theo từng tháng như sau: STT Thời gian Đề tài Ghi chú Dạy trẻ kĩ năng đeo khẩu trang 1 Tháng 9 đúng cách Dạy trẻ kỹ năng rửa tay đúng 2 Tháng 10 cách 3 Tháng 11 Dạy trẻ kỹ năng giữ vệ sinh Dạy trẻ kỹ năng xúc miệng bằng 4 Tháng 12 nước muối 5 Tháng 1 Dạy trẻ kỹ năng đánh răng 6 Tháng 2 Tìm hiểu về thông điệp 5K Dạy trẻ tìm hiếu về các triệu 7 Tháng 3 chứng của bệnh Covid-19 Dạy trẻ một số thói quen tốt để 8 Tháng 4 phòng bệnh Covid-19 * Kết quả: Những hoạt động kết nối với phụ huynh như vậy đã và đang góp phần tích cực trong việc giáo dục lối sống lành mạnh, kỹ năng cần thiết dể phòng tránh dịch cho trẻ tại nhà khi chưa thể đến trường. Đó cũng là Hình ảnh cho những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo nói chung, các giáo viên mầm non nói riêng trong việc quan tâm, chăm lo thế hệ tương lai. Dù trẻ dừng đến trường nhưng không dừng việc học.
- 9 3.Tuyên truyền tới phụ huynh, học sinh và cộng đồng thực hiện theo khuyến cáo của Bộ y tế: Trong thời gian trẻ em chưa đến trường, để phòng chống dịch Covid-19, nhà trường chỉ đạo nghiêm túc triển khai các văn bản, hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Chỉ đạo các cơ sở GDMN tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà. * Các khuyến cáo phòng chống dịch covid-19: Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm vào mắt, mũi miệng. Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau sử dụng khăn giấy, hãy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay. Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch, thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã. Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh. * Thông điệp 5k Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, số người nhiễm bệnh và tử vong trên toàn cầu ngày càng tăng. Để chủ động phòng chống dịch Covid-19, vừa qua, Bộ Y tế đã ra thông điệp 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”, kêu gọi mọi người cùng nhau thực hiện việc chung sống an toàn với dịch bệnh. Hình ảnh 2: Ảnh thông điệp 5K để chung sống an toàn với dịch Covid-19 - Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly. - Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế...). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- 10 - Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác. - Không tập trung: Không tập trung đông người. - Khai báo y tế: Thực hiện khai báo Y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng Bluezone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095, hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn. * Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh: Thực hiện vệ sinh cá nhân. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn). Người tiếp xúc gần với người bệnh/ nghi ngờ mắc bệnh nCoV trong vòng 14 ngày phải thông báo cho các cơ sở y tế địa phương, phải đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác. Đeo khẩu trang ở nơi công cộng, che miệng, mũi khi ho, hắt hơi. Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện cúm. Tập thể dục, ăn chín uống chín và đủ chất để tăng cường sức khỏe. Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa, bề mặt các đồ vật bằng chất tẩy rửa. Đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu: sốt, ho, khó thở. * Các biện pháp vệ sinh: + Rửa tay - Bước 1: Làm ướt tay bằng nước, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau - Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại - Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay - Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của lòng bàn tay này vào lòng bàn tay kia - Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại - Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay với vòi nước tới cổ tay và làm khô tay Lưu ý: Mỗi bước chà 5 lần, tổng thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30s + Vệ sinh môi trường: - Giữ nhà cửa sạch sẽ,thông thoáng. Mở cửa chính, cửa sổ, đảm bảo thông thoáng để phòng tránh dịch bệnh.
- 11 - Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa, tay vị cầu thang, bề mặt các đồ vật, đồ chơi của trẻ... bằng chất tẩy rửa thông thường: Javel. Sunlight, xà phòng... - Lau từ điểm ít bẩn đến nơi bẩn nhiều. * Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh Để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, ba mẹ cần đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh, cụ thể : Cho trẻ uống đủ nước Bổ sung các thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá,... để tăng sức đề kháng cho trẻ. Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,... không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh. Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ. Ba mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D,... * Nhận biết triệu chứng nhiễm COVID-19 qua từng ngày - Ngày 1 đến ngày 3: + Triệu chứng giống bệnh cảm. + Viêm họng nhẹ, hơi đau. + Không nóng sốt. Không mệt mỏi, vẫn ăn uống bình thường. - Ngày 4 + Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao. + Bắt đầu khan tiếng. + Nhiệt độ cơ thể dao động ~ 36.5 (tuỳ người). + Bắt đầu chán ăn. + Đau đầu nhẹ.Tiêu chảy nhẹ. - Ngày 5 + Đau họng, khan tiếng hơn. + Cơ thể nóng nhẹ. Nhiệt độ từ 36.5~36.7. + Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương. Giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm corona. - Ngày 6 + Bắt đầu sốt nhẹ. + Ho có đàm hoặc ho khan. + Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt.
- 12 + Mệt mỏi, buồn nôn. + Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở. + Lưng, ngón tay đau lâm râm. + Tiêu chảy, có thể nôn ói. - Ngày 7 + Sốt cao hơn từ 37.4~37.8. + Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn. + Toàn thân đau nhức. Đầu nặng như đeo đá. + Tần suất khó thở vẫn như cũ. + Tiêu chảy nhiều hơn. + Nôn ói - Ngày 8 + Sốt gần mức 38 hoặc trên 38. + Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực. Hơi thở khò khè. + Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng. + Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau... - Ngày 9 + Các triệu chứng không thêm mà trở nên nặng hơn. + Sốt tăng giảm lộn xộn. + Ho không bớt mà nặng hơn trước. + Dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở. Triệu chứng sẽ thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của từng người. Ai khoẻ thì cần 10-14 ngày mới phát hiện. Ai không khoẻ thì sẽ mất tới 4-5 ngày. Vậy nên nếu có dấu hiệu đáng nghi thì ngay hãy lập tức liên hệ với bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ y tế kịp thời bạn nhé * Những trẻ nào dễ chuyển nặng khi mắc COVID-19? Trẻ mắc COVID-19 thường có bệnh cảnh nhẹ hơn người lớn, song vẫn có một số nguy cơ gây tăng nặng. Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất là trẻ thở nhanh, kém ăn, thậm chí vẫn ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 tụt ở mức 94-95% khi thở khí trời. Các yếu tố nguy cơ bệnh nặng ở trẻ mắc COVID-19 gồm: - Trẻ đẻ non, cân nặng thấp. - Mắc các bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gen, béo phì. - Bệnh hô hấp mãn tính, hen phế quản, viêm phế quản co thắt… - Bệnh tim bẩm sinh. - Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài). - Bệnh thận mạn.
- 13 - Ung thư, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm)…"Đây là những yếu tố nguy cơ có thể làm bệnh nặng lên, tuy nhiên rất nhiều trường hợp phải căn cứ vào triệu chứng và xét nghiệm lâm sàng để quyết định có cần cho trẻ nhập viện hay không."- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh. Tính đến nay, cả nước ghi nhận 165 trẻ mắc COVID-19 tử vong, chiếm 0,42% so với tử vong chung. Tuy nhiên theo TS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế: Rất may số tử vong ở trẻ em rất ít. Tuy nhiên chúng ta phải làm sao bảo vệ nghiêm ngặt nhóm thừa cân béo phì, đang điều trị bệnh nền, mạn tính, những trẻ bị suy giảm miễn dịch bởi khi các nhóm này nhiễm COVID-19 thì khả năng nguy cơ tử vong cao hơn. 4. Lồng ghép các kỹ năng phòng tránh dịch Covid-19 thông qua thiết kế quay video, qua hoạt động giao lưu cuối tuần. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, trẻ mầm non chưa thể đến trường và không tham gia học trực tuyến như các anh chị tiểu học, trung học... Do đó, để giúp trẻ có được những ngày nghỉ ở nhà không bị nhàm chán, giáo viên trường tôi đã xây dựng kịch bản hướng dẫn cha mẹ chăm sóc giáo dục con tại nhà. Khối mẫu giáo nhỡ chúng tôi đã chú trọng lồng ghép những đề tài phòng chống tránh dịch bệnh Covid-19 cho trẻ cũng như kỹ năng để hướng dẫn trẻ như: Kỹ năng đeo khảu trang đúng cách, tìm hiểu về thông điệp 5K, các triệu chứng của bệnh Covid-19, một số thói quen tốt để phòng bệnh... Trước khi quay, chúng tôi chuẩn bị nghiên cứu thật kỹ nội dung, kịch bản, để làm sao có thể làm ra một video clip vẫn đảm bảo về tính chuyên môn nhưng cũng gần gũi, dễ hiểu để trẻ có thể thực hiện theo hoặc cùng ba mẹ, anh chị cùng làm trong những ngày nghỉ dịch. Tôi luôn nỗ lực, trăn trở làm sao để những video, clip do mình làm ra có thể làm tư liệu để các bậc phụ huynh có thể dùng để hướng trẻ, hoặc trẻ có thể tự học, do đó tôi thường mày mò, tìm kiếm và lựa chọn những nội dung gần gũi mà trẻ có thể gặp phải khi ở nhà. Tôi thường lên mạng tìm kiếm những hình ảnh, nội dung sinh động phù hợp nội dung đề tài để lồng ghép vào video để tạo nên sự hứng thú với người xem. Xây dựng video bài giảng với nhiều hình ảnh, nội dung phong phú để hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ thực hiện các kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid-19 tại nhà. Các video này ngoài việc được đăng tải trên website của trường tại địa chỉ http://mnctuhiep.edu.vn thì chúng tôi cũng tận dụng các nền tảng mạng xã hội để đăng tải nhằm tuyên truyền, phối hợp phụ huynh phòng tránh dịch bệnh Covid-19 cho trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà. Bên cạnh đó, giáo viên đăng
- 14 tải các video bài giảng, các bài tuyên truyền lên zalo nhóm lớp để các con được xem và thực hành kỹ năng tại nhà. Với hình thức này, lớp tôi đã xây dựng nhiều video hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà rất hữu ích, được nhiều phụ huynh đánh giá cao. Có thể kể đến như: Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, giáo dục trẻ cách phòng, chống bệnh COVID-19, cách xúc miệng nước muối, đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay đúng cách.... Các video dạy trẻ kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid-19có nội dung phong phú, dễ hiểu, hình thức thiết kế video có hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng đẹp mắt. Không chỉ có giáo viên “xuất hiện” mà song song với lời hướng dẫn của giáo viên còn có những hình ảnh minh họa cho lời hướng dẫn nên trẻ có thể dễ dàng thực hành tại nhà. Ví dụ: Đề tài “Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách” (Đường link: https://youtu.be/2E09bUL3yHQ) Sau khi xây dựng kịch bản, chuẩn bị đồ dùng tư liệu đầy đủ tôi tiến hành quay video. Giới thiệu đặc điểm cấu tạo của chiếc khẩu trang: Mầu sắc, kiểu dáng.... Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách: Hai tay cô cầm vào 2 quai của chiếc khẩu trang đeo lần lượt vào từng tai, tay kéo nhẹ để khẩu trang ôm sát mặt. Sau khi sử dụng xong tay cô cầm vào quai chiếc khẩu trang tháo ra và vứt vào thùng rác có nắp đậy. Sau khi quay xong video, tôi sử dụng các phần mềm như camtasia, Format factory, capcut, để chỉnh sửa, cắt ghép video, để video của mình đạt chất lượng tốt về nội dung truyền tải cũng như về chất lượng hình ảnh, hiệu ứng đẹp mắt hấp dẫn trẻ giúp trẻ thích thú với hoạt động. Hình ảnh 3: Ảnh video dạy trẻ kỹ năng phòng bệnh covid-19 Theo kế hoạch của nhà trường, các lớp sẽ tổ chức hoạt động giao lưutrò chuyện với học sinh qua zoom vào tối các thứ 6 hàng tuần. Đây là hình thức giúp các con ở nhà nghỉ dịch những vẫn được gặp cô và các bạn để giao lưu. Để tổ chức tốt hoạt động giao lưu và mang lại hiệu quả cao nhất trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh dịch Covi-19 cho trẻ. Trước buổi giao lưu trò chuyện tôi đều lên trước kịch bản, với những câu hỏi gợi mở. Ví dụ: Tôi có thể hỏi trẻ khi ở nhà các con có thường xuyên rửa tay không, các con làm gì để giữ vệ sinh cho mình, khi ho hay hắt hơi các con thường làm gì?... Hay tôi có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi để tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia buổi giao lưu như “Ai thông minh hơn”, “Ai nhanh trí’. Cách chơi cô cho trẻ quan sát những hành động trên màn hình và lựa chọn những hành động đúng hay các đáp án chính xác nhất…
- 15 Qua hoạt động giao lưu, trò chuyện cuối tuần trên Zoom tôi trò chuyện với trẻ, đưa ra những câu hỏi gợi mở, những hình ảnh liên quan đến dịch bệnh Covid-19 để trẻ có thể chia sẻ hiểu biết của mình về bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, tôi tiếp tục tuyên truyền tới phụ huynh, học sinh thêm những kiến thức về dịch bệnh Covid-19 và để nắm bắt được trẻ đã có những kỹ năng phòng bệnh cho bản thân chưa hay trẻ còn thiếu những kỹ năng gì để từ đó tôi tiếp tục quay video bài giảng để hướng dẫn cho trẻ. Ngoài việc quay các video bài giảng dạy kỹ năng phòng bệnh, những buổi giao lưu trò chuyện, tôi còn tích cực sưu tầm, chia sẻ đến các bậc phụ huynh những bài tuyên truyền về phòng tránh dịch bệnh. * Kết quả Các video sau khi được biên tập hoàn chỉnh và được BGH phê duyệt sẽ được đưa lên trên nhóm zalo lớp để phụ huynh xem và hướng dẫn trẻ hoạt động tại nhà. Mặc dù chỉ được thấy cô trên màn hình điện thoại, máy tính nhưng rất nhiều trẻ tỏ ra thích thú như đang được học ở trên lớp. Vì vậy nội dung lồng ghép phòng tránh dịch bệnh Covid-19 đều được trẻ đón nhận và phụ huynh cũng sẵn sàng, đồng hành cùng con trong những hoạt động này. Với những thao tác đơn giản, dễ thực hiện, lại được sự hướng dẫn của các bậc phụ huynh, trẻ đã có thể dễ dàng làm theo cô. Thông qua, các video clip như vậy, các cô đã chia sẻ, đồng hành với phụ huynh học sinh trong thời gian trẻ chưa thể đến trường. Khi hỗ trợ phụ huynh hướng dẫn các con, để tương tác với giáo viên, phụ huynh sẽ hướng dẫn cho trẻ làm và quay clip khi các cháu thực hiện các kỹ năng phòng tránh dịch Covid-19 gửi lại trên nhóm lớp. Thông qua các clip do phụ huynh gửi, giáo viên sẽ nắm bắt tình hình của trẻ để có hướng khắc phục. Qua đó, vừa gắn kết các cô với trẻ, giáo viên và phụ huynh, vừa giúp các bé có những kiến thức, kĩ năng phòng tránh dịch bệnh khi ở nhà. 5. Phối kết hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tốt dịch bệnh Covid-19 cho trẻ 4-5 tuổi tại nhà: Nhà trường đã thực hiện tốt Kế hoạch nhiệm vụ năm học và quy chế chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì nói chung và Trường mầm non C xã Tứ Hiệp nói riêng. Trong thời gian trẻ nghỉ học tại nhà, công tác chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trẻ, kỹ năng phòng chống dịch đã được nhà trường triển khai đầy đủ, chi tiết và cụ thể tới 100% các tổ, bộ phận để phối hợp với PHHS chăm sóc trẻ tại nhà đạt hiệu quả: Triển khai phối hợp với phụ huynh về thực hiện chương trình CSND-GD trẻ tại nhà trong thời gian phòng chống dịch ở nhà theo hướng dẫn của sở, phòng, trường.
- 16 Bên cạnh đó, tôi luôn chú trọng duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp. Tổ chức phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà. Hình thành các nhóm qua mạng giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe phòng tránh dịch bệnh cho trẻ. Có sự phân công giáo viên phụ trách nhóm, lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian trẻ em chuẩn bị tới trường, lớp. Giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN. - Phát triển các kênh thông tin kết nối với phụ huynh và cộng đồng của nhà trường như: youtube, fanpage, zalo, website…giáo viên và các bậc phụ huynh sẽ chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe phòng tránh tốt dich bệnh cho trẻ tại nhà. Giáo viên cũng nhờ phụ huynh chụp ảnh, quay video về những kỹ năng phòng tránh dịch bệnh mà trẻ làm tại nhà và đăng tải lên nhóm lớp để chia sẻ với các bạn. Từ đó giúp các bạn được học hỏi lẫn nhau và nắm chắc hơn về những kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid-19 tại nhà. Hình ảnh 4: Hình ảnh trẻ thực hành một số kỹ năng tại nhà Ngoài những video giáo dục trẻ, giáo viên còn gửi video hướng dẫn phụ huynh nấu các món ăn phù hợp trẻ mầm non giúp trẻ có những bữa ăn ngon miệng, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để trẻ có thể lực tốt phòng tránh dịch bệnh. Giáo viên còn xây dựng video tuyên truyền các kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, chăm sóc y tế và sức khỏe cho trẻ trong thời gian trẻ ở nhà. * Kết quả: Trong thời gian vừa qua dù trẻ chưa được đến trường nhưng giáo viên và phụ huynh có sự gắn kết chặt chẽ, gần gũi và phối kết hợp hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng phòng tránh tốt dịch bệnh cho trẻ. Giáo viên thường xuyên cập nhập đầy đủ tình hình sức khỏe của trẻ, báo cáo kết quả về Ban giám hiệu nhà trường và Phòng giáo dục & đào tạo huyện Duy trì và phát triển, đa dạng hóa các kênh thông tin kết nối với phụ huynh: Trang website, fanpage, nhóm zalo nhóm lớp. Sử dụng hiệu quả các kênh mạng xã hội trong kết nối phụ huynh và cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh trong tổ chức chăm sóc sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh Covid- 19 cho trẻ tại nhà.
- 17 So với trước kia việc tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh chỉ bằng hình thức trực tiếp qua giờ đón, trả trẻ, qua các buổi họp phụ huynh nên việc thông tin kết nối không được thường xuyên liên tục và giáo viên không có có hội để trao đổi nhiều nội dung. Không thể phủ nhận rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như sử dụng các kênh thông tin để kết nối với phụ huynh trong thời gian nghỉ dịch là vô cùng cần thiết và mang lại hiệu quả rất cao. IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: Trong công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh Covid- 19 cho trẻ ở lớp chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: Hình ảnh 5: Bảng đối chiếu so sánh khảo sát đầu năm và cuối năm Hình ảnh 6: Biểu đồ so sánh mức độ quan tâm của phụ huynh và kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid-19. 1. Đối với giáo viên: - Giáo viên đã thực hiện tốt công tác phòng ngừa và các quy định về cách phòng chống bệnh dịch Covid-19, nắm vững các kiến thức về phòng chống bệnh dịch Covid-19. - Thực hiện tốt việc tuyên truyền phối hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh Covid- 19 cho trẻ bằng nhiều hình thức: Quay video bài giảng, các bài tuyên truyền, các buổi giao lưu trò chuyện với trẻ. - Thường xuyên báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu nhà trường về tình hình sức khỏe của trẻ trong lớp mình. - Giáo viên tiếp tục nâng cao hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong trường học, tại gia đình và ngoài cộng đồng. 2. Đối với phụ huynh: - Các bậc cha mẹ trẻ nắm được các thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, có kiến thức và chủ động phối hợp cùng nhà trường đảm bảo sức khỏe cho bản thân, cho học sinh và cộng đồng. - Phụ huynh ngày càng tin tưởng và tín nhiệm nhà trường, tin tưởng vào ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và nhân viên trong trường đối với học sinh, phụ huynh, cộng đồng và xã hội; tin tưởng trẻ được học tập trong môi trường, điều kiện đảm bảo an toàn. - Phụ huynh có thêm nhiều kiến thức khoa học, hiểu biết về chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non. 3. Đối với trẻ: - Sức khỏe của trẻ được đảm bảo, sự phát triển về thể chất và mọi mặt không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
- 18 - Trẻ có nhận thức tốt hơn về cách phòng chống dịch bệnh và ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nơi công cộng.
- 19 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh phòng tránh dịch Covid-19, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự phối hợp, sự ủng hộ nhiệt tình của CB,GV,NV và toàn thể phụ huynh nhà trường. Bản thân tôi cũng như Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường, thường xuyên đôn đốc giáo viên trong cùng lớp thực hiện tốt nhiệm vụ. Cho tới thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 đã có những dấu hiệu khả quan và công tác phòng chống dịch của nước nhà bước đầu đã đi vào kiểm soát. Tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn vẫn còn nên tôi tiếp tục duy trì tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh thực hiện thật tốt công tác phòng tránh dịch bệnh, không được lơ là, chủ quan để luôn có biện pháp ứng phó kịp thời. 2. Khuyến nghị và đề xuất: Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mà tôi đã áp dụng thành công trong công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh phòng tránh dịch bệnh Covid-19 cho trẻ 4-5 tuổi tại nhà trường trong thời điểm bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên đó mới chỉ là bước đầu, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2022. Người viết Nguyễn Thị Như Quỳnh
- PHỤ LỤC Hình ảnh 1: Phiếu khảo sát phụ huynh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 58 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn