intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ 4 - 5 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

22
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ 4 - 5 tuổi" nhằm truyền cảm hứng, tạo cho trẻ cảm xúc, hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động, trẻ lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất. Từ đó, trẻ yêu thích được học toán, thích tìm tòi khám phá, thích tìm cách giải quyết vấn đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ 4 - 5 tuổi

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN --------------- -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Tên tác giả: Nguyễn Hồng Thúy Trình độ: Đại học Số điện thoại: 0917022266 Năm học 2022 – 2023
  2. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................…2 I. Cơ sở khoa học...........................................................................................…2 1. Cơ sở lý luận .............................................................................................…2 2. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................…3 II. Thực trạng của đề tài....................................................................................3 1. Thuận lợi......................................................................................................4 2. Khó khăn.......................................................................................................5 III. Các giải pháp thực hiện:..............................................................................7 1. Xây dựng kế hoạch năm học ứng dụng phương pháp giáo dục Steam….. …...............................................................................................................8 2. Ứng dụng, lồng ghép phương pháp giáo dục Steam vào hoạt động học làm quen với toán...........................................................…………………………10 3. Sử dụng linh hoạt đồ dùng – đồ chơi và thiết bị dạy học...........................12 4. Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với toán........................................19 5. Cung cấp kỹ năng toán học và ứng dụng kiến thức toán học vào thực tế...25 6. Công tác phối kết hợp với phụ huynh.........................................................30 IV. Kết quả đạt được: PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................33 I. Ý nghĩa.............................................................................. ..................33 II. Đề xuất....................................................................................................34
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xu thế phát triển của thế giới hiện nay là “thế giới của công nghệ kỹ thuật” và nhu cầu học tập ngày càng lớn, đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự chuyển mình thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục Steam có thể tạo cho trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng có khả năng đáp ứng được nhu cầu đó. Mô hình Steam còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh hành trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Có thể nói Steam giống như là làn gió mới tạo nên sự khởi đầu cho tương lai của cả một nền giáo dục đổi mới và sáng tạo. Trong năm học 2022-2023, được sự quan tâm Nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với phương pháp giáo dục Steam, là một giáo viên may mắn được tham gia khoá học, tôi thấy Steam không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhưng hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vô cùng lớn. Trường học sẽ không còn là nơi chỉ giảng dạy cho trẻ những lý thuyết mơ hồ mà nó còn trở thành nơi cho trẻ có những trải nghiệm thú vị nhất, được khôn lớn, trưởng thành qua kiến thức trong đời thực, theo đúng tiêu chí chơi thông minh và học tập vui vẻ. Con đường trải nghiệm Steam là con đường vô cùng lý thú, khi được học tập theo phương pháp này, bạn sẽ thấy trẻ rất tập trung, say sưa khám phá, qua đó trí tò mò được thỏa mãn và trên hết là giúp khơi gợi niềm đam mê, tình yêu mãnh liệt đối với khoa học và công nghệ, phát huy được nhiều tiềm năng, khơi dậy sự sáng tạo trong mỗi bản thân trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non chính là cơ hội để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi, quan sát, so sánh… thông qua hoạt động với toán để giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán học như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian… Đồng thời giúp trẻ phát triển quá trình nhận
  4. thức từ tư duy trực quan hành động đến tư duy trừu tượng đến tư duy sáng tạo tạo tiền đề cho trẻ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán trong những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, thực tế trẻ lớp tôi đầu năm học 2022 – 2023. Sau một quãng thời gian dài từ 9/2021 đến 4/2022 trẻ không được đến trường do dịch covid, tôi nhận thấy sự hứng thú, các kỹ năng và đặc biệt là kiến thức so với độ tuổi khi tham gia hoạt động với toán chưa cao. Từ những thực tiễn đó và sau khi được tham gia lớp học về giáo dục Steam cũng như được sự chỉ đạo từ ban giám hiệu nhà trường về việc lồng ghép, ứng dụng phương pháp giáo dục tiến tiến vào các hoạt động thì tôi đã mạnh dạn thực hiện: “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ 4 - 5 tuổi” Với mục đích của đề tài là truyền cảm hứng, tạo cho trẻ cảm xúc, hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động, trẻ lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất. Từ đó, trẻ yêu thích được học toán, thích tìm tòi khám phá, thích tìm cách giải quyết vấn đề. Sự lồng ghép phương pháp giáo dục Steam sẽ giảm tải sự khô khan và cứng nhắc, biến cái khô khan, cứng nhắc ấy thành cái mềm dẻo, luôn được trẻ thích thú, truyền thụ cho trẻ kiến thức về toán một cách hiệu quả hơn, trẻ chủ động thảo luận, hợp tác và làm việc nhóm, điểm nổi bật chính là trẻ biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với thực tiễn, giữa toán học với các môn học khác, đặc biệt với các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục Steam. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận Phương pháp giáo dục steam là phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng vào thực hành mà không đặt nặng lý thuyết, trẻ được khuyến khích, tạo
  5. điều kiện thực hành, trải nghiệm thực tế, ứng dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề. Thay cho các phương pháp giáo dục truyền thống tại Việt Nam hiện nay, trẻ chỉ được học lý thuyết mà rất ít khi được sử dụng các lý thuyết đã học vào thực tế. Kiến thức trẻ học được rất nhiều nhưng trẻ lại không nhớ được lâu. Điều này vô hình gây ra khó khăn cho trẻ trong việc áp dụng kiến thức vào các ứng dụng trong cuộc sống. Steam xem giáo viên là người hỗ trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp trẻ thật sự tương tác với kiến thức đã được học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá. Điểm mới của Steam là các môn khoa học, nghệ thuật, làm quen với toán... quen thuộc được dạy một cách sinh động, gắn liền với thực tiễn, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực phát triển giáo dục vào trong thực tế, cung cấp kiến thức toàn diện về năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Đồng thời Steam trang bị cho người học những kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm; khả năng tư duy chiến lược và định hướng... Hoạt động làm quen với toán là hoạt động cần sự chính xác cao và được áp dụng vào nhiều trong cuộc sống hàng ngày vì vậy yếu tố thực hành và vận dụng vào thực tiễn đóng vai trò thiết yếu. Trẻ mầm non không học lý thuyết qua những lời nói, giảng giải mà trẻ học qua chính những trải nghiệm thực tế, được khám phá, quan sát và thực hành, bởi tư duy của trẻ mầm non là tư duy mang tính chất trực quan, đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Trẻ sẽ ghi nhớ mọi thứ nhanh nhất khi trẻ được ứng dụng vào chính cuộc sống của mình. Chính vì thế khi áp dụng phương pháp giáo dục Steam sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn với trẻ mầm non, những bài học sẽ trở nên hứng thú và ý nghĩa không chỉ với hoạt động làm quen với toán mà với tất cả các hoạt động khác. Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu
  6. được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng phưong pháp học tập này cho trẻ của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn. 2. Cơ sở thực tiễn Hoạt động làm quen với toán là một hoạt động rất khô khan và cứng nhắc. Các hoạt động ở trường mầm non, như là phương pháp hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần có nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về số lượng nên nếu chỉ tập trung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, đúng phương pháp giáo dục truyền thống mà không có sự thay đổi về hình thức tổ chức các hoạt động học cho trẻ thì trẻ sẽ rất nhàm chán, không thu hút được sự chú ý của trẻ và chất lượng của hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng về toán sẽ không cao. Hay với những hoạt động làm quen với toán như kích thước, định hướng không gian, đo lường, sắp xếp theo quy tắc...chúng ta cần thay đổi hình thức tổ chức hoạt động thì hoạt động sẽ mang lại hiểu quả cao hơn giúp trẻ tiếp nhận tri thức một cách chủ động, tích cực: tự tiếp nhận kiến thức thông qua trải nghiệm, lượng kiến thức, kỹ năng không bị giới hạn. Giáo viên giúp trẻ lĩnh hội tri thức bằng cách cung cấp những nội dung dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng của trẻ và dựa trên kết quả của hoạt động trước đó để đưa ra yêu cầu mới. Tiến trình hoạt động mềm dẻo và linh hoạt. Trên thực tế vẫn tồn tại một số tình trạng xây dựng hoạt động làm quen với toán và truyền thụ kiến thức một chiều “Cô nói - trẻ nghe” hoặc đã áp dụng phương pháp giáp dục tiên tiến nhưng chưa triệt để, chưa làm nổi bật được yếu tố mình đã ứng dụng, lồng ghép như thế nào và làm sao cho hiệu quả. Nhận thức được điều đó, tôi đã nỗ lực nghiên cứu phương pháp giáo dục Steam với hình thức tổ chức hoạt động đổi mới sáng tạo để tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn.
  7. II. Thực trạng: 1. Thuận lợi: Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo mọi điều kiện, thời gian và kinh phí để giáo viên tham gia lớp học Steam. Phòng học rộng rãi, trang thiết bị theo thông tư hợp nhất đầy đủ tạo điều kiện tốt cho giáo viên và học sinh tổ chức các hoạt động. Bản thân tôi là người nhiệt huyết với nghề, yêu trẻ, ham tìm tòi tích lũy những kiến thức mới, có trình độ chuyên môn và được tham gia lớp đào tạo về phương pháp giáo dục Steam. Cá nhân được cử đi tham quan mô hình giáo dục tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Trẻ có nề nếp tốt, thích khám phá tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động áp dụng phương pháp steam. Phụ huynh quan tâm đến sự phát triển của trẻ và hưởng ứng mọi hoạt động giáo viên đề ra một cách tích cực. 2. Khó khăn: Đồ dùng, trang thiết bị, môi trường phục vụ cho việc ứng dụng phương pháp Steam còn hạn chế, tài liệu tham khảo giáo dục Steam còn chưa phong phú đa dạng. Phương pháp giáo dục steam là phương pháp mới cần nhiều thời gian để tìm hiểu, sáng tạo, thực hành trải nghiệm …nên giáo viên còn khá bỡ ngỡ khi triển khai, đòi hỏi phải có nhiều thời gian xây dụng nội dung, sáng tạo hình thức tổ chức nhằm ứng dụng cho trẻ một cách hợp lý và khoa học. Một số cháu còn nhút nhát, thiếu tự tin nên các kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng thực hành…còn rất hạn chế. Hệ lụy của thời gian dài 9/2021 đến 4/2022 trẻ nghỉ dịch covid đã ảnh hưởng đến kiến thức và kỹ năng của trẻ. Phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp giáo dục mới. Đây là phương pháp mới nên sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.
  8. 3. Tổ chức khảo sát Ngay vào đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng trẻ được kết quả như sau: Tổng số trẻ được khảo sát 39/39 cháu = 100% (Khảo sát đầu năm). Khả năng tiếp thu bài của trẻ không đồng đều, có cháu thông minh, có cháu nhanh nhẹn, bên cạnh đó còn có nhiều cháu chậm, cá biệt…được thể hiện qua bảng khảo sát: Bảng khảo sát (Đầu năm học, tháng 9 - 2022) STT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát đầu năm Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ hào hứng, hứng thú 29 74% 10 26% tham gia học tập. 2 Kỹ năng toán học: đếm, 20 51,3% 19 48,7% đong, đo… 3 Khả năng lĩnh hội kiến thức 25 64% 14 36% toán học: đếm, phân biệt, nhận biết, đong, đo… 4 Khả năng ứng dụng kiến 23 59% 16 41% thức vào thực tiễn. Qua bảng khảo sát trên tôi thấy số lượng trẻ đạt yêu cầu còn thấp và chưa đạt còn cao, chiếm từ 26 – 48,7%. Tôi nhận thấy việc cho trẻ làm quen với toán là vô cùng quan trọng. Theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, để cố gắng, để phát huy hết tính tích cực, chủ động sáng tạo, thích tìm tòi khám phá cái mới, khai thác hết tiềm năng, năng lực vốn có trong mỗi cá nhân trẻ và áp dụng những kiến thức về toán vào thực tiễn cuộc sống. Tôi đưa ra một số biện pháp sau: 4. Các giải pháp thực hiện 4.1. Xây dựng kế hoạch năm học ứng dụng phương pháp giáo dục Steam Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học là yếu tố bắt buộc cần phải có đối với tất cả giáo viên, kế hoạch giáo dục hiệu quả giúp giáo viên đưa ra những hoạt động phù hợp với nhận thức, kỹ năng của trẻ. Chính vì thế đầu năm học
  9. dựa trên kế hoạch giáo dục năm học của khối 4 - 5 tuổi và tình hình thực tế của cháu lớp tôi thì tôi đã xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục có vận dụng phương pháp dạy học Steam theo từng lĩnh vực và các chủ điểm giáo dục trong năm học giúp giáo viên đạt mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả, tôi đã lồng ghép các dự án như sau: DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM TRONG TỪNG CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN NĂM HỌC 2022 – 2023
  10. Tôi đã tìm hiểu những dự án và lồng ghép vào các chủ để nhánh.Với kế hoạch xây dựng ngay từ đầu tôi đã đề ra những hoạt động cụ thể để dự án đó đạt kết quả tối ưu nhất. 4.2. Ứng dụng, lồng ghép phương pháp giáo dục Steam vào hoạt động học làm quen với toán.
  11. Để ứng dụng, lồng ghép phương pháp giáo dục Steam vào hoạt động làm quen với toán hiệu quả cần phải tạo được cho trẻ cảm giác thích thú khi học, đồng thời cung cấp đầy đủ khối lượng kiến thức một cách cụ thể, rõ ràng, sinh động và phù hợp với trẻ lớp mình. Có nghĩa là kế hoạch giáo dục đó phải đảm bảo trả lời được các câu hỏi lớn được đặt ra, bao gồm: + Mục tiêu bài học là gì? + Những phương pháp dạy học nào và ứng dụng phương pháp Steam như thế nào? + Đồ dùng, thiết bị dạy học cần chuẩn bị là gì? + Những hoạt động nào sẽ diễn ra trong suốt buổi học và điều đúc kết được sau buổi học là gì? Ví dụ: Với kế hoạch giáo dục đề tài “Sắp xếp theo quy tắc 3 đối tượng” tôi đã ứng dụng phương pháp giáo dục Steam như sau: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Lĩnh vực phát triển nhận thức Đề tài: “Sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng” Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp của 3 đối tượng là sắp xếp 3 đối tượng khác nhau được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định. - Biết sắp xếp đối tượng theo mẫu, bước đầu biết sắp xếp đối tượng theo ý thích. 2. Kỹ năng - Trẻ sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc - Trẻ diễn đạt trình tự sắp xếp một cách rõ ràng - Trẻ có kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định - Trẻ có kỹ năng thảo luận và hợp tác làm việc theo nhóm. - Phát triển khả năng nhận xét đánh giá 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động - Trẻ mạnh dạn, tự tin, diễn đạt rõ ràng mạch lạc quy tắc sắp xếp. II. CHUẨN BỊ
  12. Đồ dùng của cô Đồ dùng của trẻ - Rổ đồ dùng. - Mỗi trẻ 1 rổ - Các loại đồ dùng: cốc, đĩa, - Nhạc bài hát “Hello, how do you do” bát, thạch, bim bim… - Pháo bông - Bàn màu sắc. - Cờ nheo, kẹp. - Một số đồ chơi được sắp xếp theo quy tắc ở xung quanh lớp. III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định: - Cô cùng trẻ vui hát “Hello, how do you do” - Cả lớp vui hát cùng cô 2.Nội dung 2.1. Hoạt động 1: Sắp xếp theo quy tắc 3 đối tượng. - Cô cho trẻ lấy đồ dùng để ăn và đồ dùng để - Trẻ đi lấy đồ dùng. uống để tổ chức tiệc. yêu cầu mỗi trẻ lấy đồ dùng đủ cho 2 người Tạo tình huống để trẻ xử lý - Cho trẻ về 4 nhóm thảo luận cách sắp xếp - Trẻ về nhóm thảo luận cách của nhóm và sắp xếp đồ dùng Ứng dụng sắp xếp phương pháp Steam: hoạt động nhóm, thảo luận và thực hành trải nghiệm. - Cô quan sát, cùng trẻ nhận xét về cách sắp - Trẻ nhận xét cách sắp xếp xếp của các nhóm. của các nhóm - Cô chụp ảnh 1 số cách sắp xếp theo quy tắc 3 - Trẻ quan sát hình ảnh và đối tượng, trình chiếu lên màn hình và cùng nhận xét. trẻ nhận xét Dạy thực tế từ hoạt động trực tiếp của trẻ. - Cô xếp mẫu và cho trẻ lên xếp nối tiếp Trẻ - Trẻ quan sát cô xếp và thực được thực hành trải nghiệm sáng tạo hiện các yêu cầu cô đưa ra - Cho trẻ quan sát, nhận xét, đọc quy tắc sắp - Trẻ quan sát, nhận xét và
  13. xếp và thực hiện. thực hiện. - Cho trẻ phát hiện các cách sắp xếp khác và thực hiện. - Cô khái quát: Cách sắp xếp 3 đối tượng khác - Trẻ lắng nghe. nhau, cứ đối tượng này đến đối tượng kia và được lặp đi lặp lại theo 1 trật tự nhất định được gọi là sắp xếp theo quy tắc 3 đối tượng. * Cho quan sát và phát hiện cách sắp xếp theo - Trẻ tìm và nói được quy tắc quy tắc của 3 đối tượng xung quanh lớp sắp xếp Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn (steam) 2.2. Hoạt động 2: Luyện tập * Trò chơi 1: “Thi ai nhanh” + Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội, tương ứng với 3 sợi dây và những chiếc cờ màu sắc. Cho - Trẻ lắng nghe cô hướng trẻ thảo luận cách trang trí và sáng tạo cách dẫn. sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng, sau đó đi zíc zắc vượt chướng ngại vật lên treo cờ. Yêu cầu mỗi lượt chơi chỉ được 1 bạn lên và gắn 1 cờ. Trong thời gian là 1 bản nhạc đội nào xếp đúng, xếp đẹp sẽ dành chiến thắng Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và khơi gợi yếu tố nghệ thuật (steam) - Cho trẻ chơi. - Trẻ chơi trò chơi - Cô kiểm tra kết quả và cho trẻ đọc quy tắc sắp xếp. * Trò chơi 2: “Bữa tiệc vui nhộn”. - Cách chơi: Trong 1 khoảng thời gian trẻ cùng nhau thảo luận cách trang trí bàn tiệc có - Trẻ chú ý lắng nghe bàn, đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống và các món ăn... với yêu cầu là các đồ dùng, món ăn...đều được sắp xếp theo quy tắc 3 đối tượng
  14. Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và khơi gợi yếu tố nghệ thuật (steam) - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ trang trí bàn tiệc - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả - Trẻ kiểm tra kết quả cùng 3. Kết thúc: cô. - Cho trẻ vui múa hát vui tiệc buffet - Trẻ vui múa hát. Với việc ứng dụng, lồng ghép phương pháp Steam vào hoạt động học chúng ta thấy rõ được sự khác biệt với phương pháp truyền thống như sau: Phương pháp giáo dục truyền Ứng dụng, lồng ghép phương pháp thống Steam - Cô thường chuẩn bị rổ đựng đồ - Trẻ tự chọn đồ dùng học tập. dùng học tập. - Hoạt động cá nhân. - Hoạt động theo nhóm, thảo luận - Ôn luyện kiến thức cũ, giáo viên - Cô đặt ra tình huống cho trẻ tư duy cung cấp kiến thức mới giải quyết tình huống. - Cô làm mẫu và yêu cầu trẻ thực - Cô tạo tình huống, trẻ thảo luận và hiện. thực hiện và dựa trên kết quả của hoạt động trước đó để cô cung cấp kiến thức và đưa ra yêu cầu mới - Ôn luyện: Ôn luyện lại kiến thức - Ôn luyện: Trẻ sử dụng những kiến bằng những bài tập và trò chơi không thức đã học để áp dụng vào thực tế ứng dụng vào thực tế. khi tổ chức các trò chơi củng cố.
  15. Một số hình ảnh trong tiết học (Trẻ hoạt động theo nhóm để thảo luận) 4.3. Sử dụng linh hoạt đồ dùng – đồ chơi và thiết bị dạy học. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với toán sẽ khô cứng và không đạt hiệu quả tối ưu nếu không có các thiết bị dạy học và đồ dùng cho trẻ. Vì đặc điểm tư duy của trẻ lứa tuổi mầm non là tư duy trực quan hành động hay nói cách khác muốn tiếp thu được kiến thức thì phải được thực hành, được thao tác. Những thiết bị dạy học cho trẻ mầm non là nguồn phương tiện giúp truyền tải thông tin đến cho trẻ dễ dàng hơn và điều khiển những nhận thức cho bé trong quá trình học. Đặc biệt với hoạt động làm quen với toán là hoạt động mang tính chính xác cao để trẻ lĩnh hội những khái niệm đơn giản nhất tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian…thì không thể thiếu đi sự hỗ trợ của những thiết bị và đồ dùng mầm non cho trẻ. Việc sử dụng các thiết bị dạy học, đồ dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học cho trẻ một cách linh hoạt sẽ giúp người giáo viên truyền tải hết kiến thức và trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức tích cực và hiệu quả. Ví dụ: Với hoạt động học đề tài: “Số 4 ” (tiết 1), đây là loại tiết khá khô khan, cứng nhắc và thường được lặp đi lặp lại một quy trình lập số giữa các tiết học. Cô thường chuẩn bị cho mỗi trẻ mỗi rổ có các hình ảnh, lô tô... và các con số. Nhưng với tiết dạy này, tôi đã linh hoạt cho trẻ tự chọn đồ chơi (bát, đĩa) ở góc bán hàng làm đồ dùng học tập cho mình, các con số được bố trí xung quanh lớp và yêu cầu trẻ đi tìm số sau khi đã lập nhóm có số lượng 4. Ngoài ra, thay vì cho trẻ ngồi về tổ để học bài thì tôi cho trẻ ngồi tự do theo ý thích.
  16. Trẻ đi siêu thị để tự lựa chọn đồ dùng học tập Trẻ tự lựa chọn chỗ ngồi khi tham gia hoạt động học
  17. Trẻ tìm và chọn các số theo yêu cầu + Trò chơi luyện tập: tôi đã sử dụng linh hoạt tận dụng các đồ dùng trong lớp để tổ chức trò chơi luyện tập củng cố “Bé khéo tay” trong giờ học Số 4 (tiết 1) - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội bạn trai – bạn gái chuẩn bị tiệc sinh nhật với yêu cầu tất cả các đồ dùng và đồ ăn đều có số lượng là 4. Các nhóm phải hoàn thành theo yêu cầu trong thời gian một bản nhạc. Đội nào xếp đúng, xếp đẹp sẽ chiến thắng. Vậy là đồ dùng ở góc bán hàng được sử dụng xuyên suốt tiết học, vừa làm đồ dùng dạy học và cũng là đồ chơi ở trò chơi luyện tập.
  18. Góc bán hàng Sử dụng đồ chơi ở góc bán hàng để làm đồ dùng dạy học Ngoài việc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong lớp để phục vụ hoạt động học thì tôi đã linh hoạt sử dụng các thiết bị thông minh trong quá trình tổ chức hoạt động học cho trẻ. Qua đó, kích thích sự hứng thú của trẻ và truyền tải kiến thức một cách thực tế nhất dựa trên những kiến thức mà trẻ có để linh động điều chỉnh cách dạy trẻ trong chính tiết dạy. Ví dụ: Với Đề tài “Sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng” tôi đã sử dụng thiết bị thông minh là ti vi và điện thoại kết nối với nhau để chụp lại
  19. hình ảnh thực tế các con sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng trong tiết học, trình chiếu hình ảnh lên màn hình và sử dụng chính hình ảnh đó để dạy trẻ một cách chân thực nhất. Sử dụng hình ảnh chụp được từ thực tế để kết nối với ti vi và dạy trẻ 4.4. Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với toán. Tạo cho trẻ môi trường học tập và vui chơi thỏa mái tự do là một trong những cách thức giáo dục phù hợp và hết sức cần thiết của phương pháp Steam mầm non. Môi trường hoạt động Steam phải được xây dựng gắn liền với sự kiện để học sinh khám phá, có nội dung cho giáo viên đưa ra thử thách cho trẻ. Phương pháp giáo dục Steam hoàn toàn là một phương pháp mới đối với giáo viên nên để thiết kế lớp học, bố trí các góc hoạt động sao cho đúng màu sắc Steam là một khó khăn lớn đối với giáo viên đứng lớp. Đồng thời, tận dụng chính môi trường đó để ứng dụng trong quá trình học của trẻ giúp giáo viên giảm tải thời gian chuẩn bị và không gian lớp đẹp, màu sắc bắt mắt, nội dung các góc phù hợp với hoạt động mang tính giáo dục cao và đáp ứng yếu tố kích thích sự khám phá, sáng tạo và tính tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ. Với các hoạt động trước đây sau khi học xong cô sẽ cất đồ dùng nhưng với giải pháp này hàng ngày trẻ vẫn được thoải mái hoạt động, thực hành và trải nghiệm. 4.4.1. Tạo môi trường trong lớp cho trẻ làm quen với toán Tôi đã xây dựng các góc chơi lồng ghép nội dung toán học để ứng dụng vào trong các tiết học và hoạt động chơi cho trẻ.
  20. * Góc phân vai: Ví dụ: Với tiết “Sắp xếp theo quy tắc 3 đối tượng” tôi đã sắp xếp các đồ dùng cốc, bát đĩa ở góc bán hàng và nấu ăn. Trong giờ học trẻ sẽ lại lựa chọn đồ dùng để học và sau khi học xong từ những đồ dùng đó trẻ vẫn có thể thực hành trải nghiệm như: Bày bàn ăn ở góc gia đình và sáng tạo ra các cách sắp xếp. Góc bán hàng Góc nấu ăn Hoạt động học “Sắp xếp theo qui tắc 3 đối tượng” * Góc nghệ thuật Hay ở góc nghệ thuật tôi đã trang trí góc với những trái tim xếp theo quy tắc màu sắc màu hồng – màu xanh – màu vàng và sắp đặt trang trí xếp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2