intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

14
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" nhằm tích hợp phương pháp giáo dục Steam trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi giúp trẻ phát huy tính tò mò, ham hiểu biết về thế giới xung quanh, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ---------------    -------------- Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAM VÀO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI” (LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC) Năm học 2022 – 2023
  2. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do lựa chọn đề tài Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu học tập ngày càng lớn, đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục Steam có thể tạo ra những con người có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thế kỷ. Phương pháp giáo dục Steam hiện đã được áp dụng rất nhiều trong nền giáo dục ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật và các quốc gia khác với mục tiêu xây dựng thế hệ nhân lực mới có kiến thức lẫn kỹ năng phong phú, thực tế. Mô hình Steam còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “Kim chỉ nam” rất quen thuộc trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Có thể nói Steam giống như là khởi đầu cho một sự thay đổi và tương lai của cả một nền giáo dục đổi mới và sáng tạo. Trong năm học 2022-2023, được sự quan tâm của Trường mầm non Hoa Sen, giáo viên ở trường được tiếp cận với phương pháp giáo dục Steam, là một giáo viên may mắn được tham gia khoá học, tôi thấy đây là một phương pháp giáo dục thú vị, phát huy được nhiều tiềm năng, khơi dậy sự sáng tạo trong mỗi bản thân trẻ. Steam là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học, có khả năng sáng tạo, tư duy logic và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn. Đồng thời Stem trang bị cho trẻ những kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm. Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà các con học qua chính những trải nghiệm thực tế, được khám phá, quan sát và thực hành, bởi tư duy của trẻ mầm non là tư duy mang tính chất trực quan. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn và nghe thấy. Trẻ sẽ ghi nhớ mọi thứ nhanh nhất khi trẻ được ứng dụng vào chính cuộc sống của mình. Tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn.Chính vì thế khi áp dụng phương pháp giáo dục Steam sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn với trẻ mầm non, những bài học sẽ trở nên hứng thú và ý nghĩa. Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp Steam chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà Steam mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi 1
  3. đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành “Chơi thông minh và học vui vẻ”. Con đường tới Steam là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng Steam sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh. Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng phương pháp học tập này cho trẻ của mình, để trẻ sáng tạo và chủ động hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình II. Mục tiêu đề tài Tích hợp phương pháp giáo dục Steam trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi giúp trẻ phát huy tính tò mò, ham hiểu biết về thế giới xung quanh, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động III. Tính mới Biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam vào tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi đảm bảo tính mới của đề tài, giúp cho hoạt động của trẻ có lồng ghép phương pháp giáo dục hiện đại tiên tiến như Steam, trẻ được thực hiện nhiều kỹ năng hoạt động nhóm, được hoạt động theo nhu cầu, theo hướng mở, tự tìm hiểu, khám phá tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề và áp dụng thực tế. Đề tài nêu được nhiều cách xây dựng môi trường và xây dựng kế hoạch hoạt động trong một năm học. 2
  4. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận Steam là phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thay cho các phương pháp giáo dục truyền thống tại Việt Nam hiện nay, trẻ chỉ được học lý thuyết mà rất ít khi được sử dụng các lý thuyết đã học vào thực tế. Kiến thức trẻ học được rất nhiều nhưng trẻ lại không nhớ được lâu. Điều này vô hình gây ra khó khăn cho trẻ trong việc áp dụng kiến thức vào các ứng dụng trong cuộc sống. Steam xem giáo viên là người hỗ trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp cho trẻ thật sự tương tác với hoạt động và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em hình thành tố chất trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Điểm mới lạ của Steam là các môn khoa học quen thuộc được giảng dạy một cách sinh động, gắn liền với thực tiễn, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực phát triển giáo dục vào trong thực tế, cung cấp kiến thức toàn diện về năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Ví dụ: khi giao cho trẻ một nhiệm vụ, trẻ có thể dùng máy tính, tivi, ipad để thu thập thông tin, tổng hợp lại thành một cái hoàn hảo. Thông qua hoạt động Steam, trẻ được thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm thực tế giúp trẻ ham học hỏi, tìm tòi, khám phá là tiền đề cho việc hình thành tố chất thông minh cho trẻ. Chính vì vậy để thực hiện tốt đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Steam tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” thì tôi đã nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp áp dụng giáo dục đạt hiệu quả cao 2. Cơ sở thực tiễn Trước đây chương trình giáo dục mầm non khám phá khoa học chủ yếu cho trẻ tìm hiểu về các đặc điểm, cấu tạo hoạt động, môi trường sống của sự vật và các hiện tượng thiên nhiên nhưng không áp dụng vào thực tế. Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Các kiến thức của steam được giảng dạy và sử dụng đòi hỏi một kỹ năng toán học, vật lý thuần túy kích thích sự tò mò, tìm tòi và sáng tạo của trẻ. Nói một cách đơn giản giáo dục Steam phản ánh cuộc sống thực tế. Trong cuộc sống đều phải áp dụng các kiến thức khác nhau, rất hiếm có công việc chỉ sử dụng 3
  5. một kiến thức đặc thù. Chính vì vậy chúng ta cần giáo dục trẻ kết hợp các kiến thức với nhau và ứng dụng kiến thức đó trong thực tế cuộc sống. Chúng ta cần khuyến khích, khơi dậy đam mê khoa học, sự sáng tạo trong trẻ Như chúng ta biết, học sinh đào tạo theo mô hình truyền thống sẽ mất một khoảng thời gian thực tế để hiểu được làm thế nào để cơ sở lý thuyết, nguyên lý chuyển thành các ứng dụng thực tế trong khi kiến thức đã bị mài mòn. Hơn nữa tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn chế, cốt lõi của Steam chính là khích lệ trẻ học tập thông qua trải nghiệm thực tế và giải quyết tình huống. Steam đôi khi chỉ là cách mà chúng ta biết đặt câu hỏi “Tại sao”, dám chỉ ra vấn đề và tìm ra quy cách vận động của chúng. Chúng ta cần đánh thức những “Nghệ sĩ” bên trong chính những thế hệ trẻ để các con có thể trở thành những công dân toàn cầu thực thụ. Steam giúp trẻ gắn kết các kiến thức với nhau theo rất nhiều cách từ đó giúp trẻ em học hỏi và làm việc ngay từ rất sớm. Từ khi còn nhỏ chúng ta hãy khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi, khám phá và chơi. Hãy tìm kiếm niềm đam mê của trẻ và giúp trẻ theo đuổi những đam mê đó, rồi kết quả sẽ vô cùng ngạc nhiên và phấn khích khi trẻ trở nên đam mê học tập, nghiên cứu và sáng tạo II. Thực trạng của đề tài Trường tôi là một trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, trường được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng nhất. Trường nhiều năm liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, các lớp học rộng rãi, sạch đẹp đã được trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi hiện đại. Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác giảng dạy. Năm học 2022 - 2023, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Lớp có 2 cô, với tổng số 41 trẻ trong đó có 24 trẻ trai và 17 trẻ là nữ. Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ để giáo viên có thể tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi nhằm áp dụng phương pháp giáo dục Steam cho trẻ. Phòng học rộng rãi, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, đủ ánh sáng tạo điều kiện tốt cho cô và trẻ tham gia các hoạt động được tốt và thường xuyên. Hai giáo viên phụ trách lớp đều nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ, hiểu được suy nghĩ, mong muốn của trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng, ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo thích tìm tòi, sáng tạo. Bản thân được tham gia lớp “Tập 4
  6. huấn tiếp cận phương pháp giáo dục Steam” do trường tổ chức nên tôi nắm được kiến thức về phương pháp giáo dục Steam. 100% trẻ học đúng độ tuổi, thích tò mò, khám phá nên việc áp dụng phương pháp giáo dục Steam cho trẻ được thuận lợi hơn. Trẻ hàng ngày đến trường được thực hành trải nghiệm phương pháp giáo dục Steam mọi lúc, mọi nơi. Trẻ của lớp có nề nếp thói quen tốt trong học tập, khả năng nghe – hiểu và tiếp thu nhanh. Nhìn chung phụ huynh đều quan tâm đến sự phát triển của con em mình. b. Khó khăn: Phương pháp giáo dục Steam là một phương pháp giáo dục mới và khó đòi hỏi phải có thực hành và tính ứng dụng cao. Giáo viên mới được tiếp cận với phương pháp này nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động và một số trò chơi học tập cho trẻ. Khó khăn trong quá trình tìm hiểu xác định nội dung, hình thức tổ chức nào có thể ứng dụng phương pháp steam vào cho trẻ khám phá khoa học. Môi trường, đồ dùng, trang thiết bị, học liệu phục vụ cho trẻ khám phá khoa học, thực hành trải nghiệm, ứng dụng vào thực tế, hoạt động tích hợp khám phá khoa học cùng các lĩnh vực khác còn hạn chế Kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ còn hạn chế như trẻ chưa biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên trong nhóm mình, chưa có hợp tác, kỹ năng trình bày, kỹ năng tôn trọng ý kiến của bạn Phụ huynh chưa nắm rõ về phương pháp giáo dục steam nên chưa có sự phối hợp trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học Khảo sát thực tế trẻ đầu năm: Tiêu chí Cuối năm 1. Trẻ hoạt động tích cực vào Tổng Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ hoạt động khám phá (kiến số trẻ đạt chưa đạt % thức được bổ sung và củng cố phong phú) 2. Kỹ năng sử dụng công nghệ 41 6 14,6% 35 85,4% 3. Kỹ năng sử dụng vật liệu 41 6 14,6% 35 85,4% 4. Kỹ năng hoạt động nhóm 41 6 14,6% 35 85,4% Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn. 5
  7. III. Các giải pháp thực hiện 1. Xây dựng môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động khám phá khoa học theo phương pháp ứng dụng steam Giáo dục steam là giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm, giáo dục steam khuyến khích trẻ tạo cơ hội để người học tự mình giải quyết nhiệm vụ, tự mình tìm kiếm và thu thập thông tin, chủ động trong công việc của mình Việc tạo cho trẻ môi trường học tập và vui chơi thỏa mái là một trong những cách thức giáo dục phù hợp và hết sức cần thiết của phương pháp Steam mầm non. Môi trường giáo dục steam được hiểu là môi trường vật chất và môi trường xã hội a, Môi trường vật chất Môi trường vật chất bao gồm không gian trong và ngoài lớp học, nơi mà trẻ có thể tự do khám phá cũng có thể có những khoảng không gian đặc thù do giáo viên tạo ra để dành riêng cho hoạt động khám phá nói riêng và hoạt động steam nói chung * Tạo môi trường trải nghiệm trong và ngoài lớp học. Môi trường là yếu tố trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ. Một môi trường học tập tốt, có hiệu quả là môi trường gây hứng thú, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Đó là nơi đáp ứng tốt nhất cho mục đích chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy trang trí môi trường lớp học luôn được tôi quan tâm hàng đầu. Ở mỗi chủ đề, tôi luôn dành thời gian nghiên cứu, thiết kế môi trường lớp học sao cho phù hợp với chủ đề mà trẻ khám phá, tìm hiểu về sự vật thông qua hình ảnh trang trí đó. Đồ dùng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở” để kích thích trẻ hứng thú hoạt động. Đồ dùng, đồ chơi luôn đảm bảo tính thuận tiện, góc khám phá phải được bố trí thật nổi, đẹp mắt đảm bảo tính thẩm mĩ, chính xác. Khi trẻ đến góc khám phá khoa học thì nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp trẻ hiểu rõ về đặc điểm, tác dụng của đồ dùng, đồ chơi đó. Ngoài ra tôi còn chú ý trang trí lớp học, phòng học hài hòa hợp lý tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ đề, theo nội dung từng bài. Không những chú trọng trang trí bên trong lớp mà trang trí ngoài lớp học cũng được tôi quan tâm như: Khu vực chơi tôi gắn những mô hình dòng nước chảy, sự phát triển của con gà, sự chuyển màu của quả, góc thiên nhiên dành riêng cho trẻ khám phá khoa học. Tôi luôn nhận thấy khu vực chơi ngoài trời là nơi trẻ được hoạt động và chú ý rất nhiều, qua học tập trên mạng cũng như các trường bạn tôi đã trang trí những hình ảnh, đồ chơi ngộ nghĩnh để trẻ có thể chơi và trải nghiệm ở giờ chơi tự do, hay những lúc đón trẻ. Với việc tạo môi trường như vậy trẻ được tiếp cận trực tiếp, khám phá, luyện tập lại các thí nghiệm trên tiết học từ đó củng cố, khắc sâu thêm kiến thức. 6
  8. * Góc hoạt động khám phá khoa học Khi có môi trường thì tạo điều kiện để trẻ phát triển tư duy. Trong các hoạt động học khoa học, trẻ em được học cách quan sát, phân tích và đưa ra kết luận theo kiểu tư duy quy nạp. Hoặc trẻ còn được học đi từ những định luật, quy luật để rút ra những phán đoán và lời giải cho từng tình huống cụ thể theo kiểu tư duy diễn dịch. Trong các hoạt động giáo dục khoa học tương tác, trải nghiệm, trẻ có thể đến sở thú, bảo tàng, phòng thí nghiệm... để tìm hiểu, phân tích, và tương tác với những người có chuyên môn. Sự háo hức, say sưa, quên hết mọi thứ Khi có môi trường để hoạt động thì trẻ sẽ phát triển được các kỹ năng, như: kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn đề, sáng tạo, ra quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp, khai thác các công cụ thông tin truyền thông... Các kỹ năng đó chỉ có thể hình thành được trong quá trình “Thực làm” trải nghiệm chứ không thể có được khi chỉ đọc sách hay xem trên tivi. Muốn trẻ được chơi tích cực, chơi sáng tạo gây ấn tượng và tạo hứng thú cho trẻ tôi đã tạo góc chuyên đồ dùng khám phá khoa học. Ở đây, trẻ được tiếp xúc với những nguyên liệu mới, được khám phá và thiết kế, thi công các sản phẩm của mình một cách khoa học, được trải nghiệm các thí nghiệm và được thực hành. Ngay từ đầu tôi giới thiệu vị trí góc chơi giúp trẻ chủ động tìm kiếm 7
  9. đồ dùng khi cần thiết để tiến hành quá trình khám phá khoa học một cách dễ dàng. Do đó góc chơi hoạt động khám phá khoa học phải chú ý đảm bảo yếu tố: Không gian và đồ dùng, học liệu. Do không gian lớp nên tôi chú ý đến cách xếp bày đồ chơi thật gọn gàng, khoa học đầy đủ các đồ dùng cho trẻ hoạt động, lấy cất phải dễ dàng, có vị trí cho giáo viên đưa thử thách cho trẻ và trẻ trưng bày sản phẩm, trưng bày dự án mà nhóm thực hiện. Ví dụ 1: Trong lớp giáo viên tạo nên các góc như: Góc khoa học, không gian sáng tạo. * Học liệu Để tổ chức hoạt động khám phá ứng dụng phương pháp dạy học Steam, giáo viên không nhất thiết phải thay đổi hoàn toàn môi trường trong lớp học. Mà điểm mấu chốt của Steam là quá trình trẻ được tư duy và giải quyết vấn đề của trẻ, trẻ tận dụng những gì mình có để hoàn thành nhiệm vụ khám phá. Giáo viên chỉ cần bổ sung thêm nhiều học liệu, phương tiện và đồ dùng Các công cụ, dụng cụ, phương tiện sinh hoạt, học tập được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi và sắp xếp an toàn, thuận lợi, sẵn sàng cho việc sử dụng. Các mô hình, tranh ảnh, vật thật được sưu tầm, trưng bày và mời gọi sự tò mò, tìm tòi và mong muốn khám phá. Vật liệu thiên nhiên và tái chế là nguồn học liệu hữu dụng, rẻ tiền và sẵn có tại địa phương cần được khuyến khích thu thập, sử dụng thường xuyên 8
  10. Ví dụ 2: Học liệu ở góc Steam tôi sưu tầm rất nhiều các nguyên học liệu khác nhau để trẻ thoải mái sáng tạo khi hoạt động như: Kim tuyến, màu nước, màu sáp, keo sữa, keo dán, keo nến, dây ruy băng, dây gai, len, đất nặn…; nguyên vật liệu tái chế như lõi giấy, bìa cattong, đĩa CD, nắp nhựa, chai lọ, cốc giấy, bảng gỗ, vỏ ốc, hoa khô;…. Tôi phân loại từng nguyên học liệu, để riêng từng rổ, hộp nhựa trong có dán tên nguyên liệu kèm hình ảnh, để vừa tầm với trẻ để trẻ dễ thấy, dễ lấy, cất và sử dụng. Ngoài ra còn có đồ dùng trải nghiệm: Màu nước, hạt gạo, đường, muối, giấy ăn… Các đồ dùng phục vụ thí nghiệm: Cốc có chia vạch ml, chai cốc lọ có nhiều kích thước khác nhau, bộ dụng cụ đo thể tích, xi lanh, kính lúp, cân. b. Môi Trường xã hội Môi trường xã hội trong trường mầm non là môi trường được tạo dựng trên cơ sở bầu không khí sư phạm trong nhà trường, mối quan hệ tác động qua lại giữa người lớn với trẻ, người lớn với người lớn và giữa trẻ với nhau. Môi trường xã hội trong trường mầm non cần tạo cho trẻ cảm thấy: được an toàn, có giá trị, được yêu thương, được hiểu, được tôn trọng, được tự do. Bên cạnh đó môi trường steam cần tạo cho trẻ không khí vui vẻ, sôi nổi, hào hứng với những câu hỏi, chia sẻ, giải đáp, thảo luận về các vấn đề trẻ quan tâm và cùng giải quyết tâm. Trẻ luôn bận rộn: Một “công xưởng” bận rộn với các hoạt động trải nghiệm, thiết kế, sắp đặt, tháo lắp hay sửa chữa hoặc sáng tạo, 9
  11. cùng với các công cụ, vật liệu phong phú. Trẻ vui vẻ và hạnh phúc: trẻ được tôn trọng, được lắng nghe, được chia sẻ với bạn bè và cô giáo trong các hoạt động. Ví dụ: Tôi cho các con mang ô tô đồ chơi (bị hỏng) đến lớp và cho các con tự khám phá, tự bàn bạc tìm cách tháo xem bên trong có gì mà ô tô có thể chạy được 2. Lựa chọn nội dung và lập kế hoạch khám phá khoa học theo hướng dự án Dù đã có kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo lớn nhiều năm nhưng khi bắt tay thực hiện đề tài mới này tôi đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu mục đích, nội dung của chương trình giáo dục Steam cho trẻ. Có hiểu rõ điều này mới giúp cô giáo lựa chọn những nội dung khám phá khoa học và lập kế hoạch giáo dục ứng dụng theo phương pháp dạy học Steam phù hợp để đưa vào dạy trẻ sao cho thiết thực nhất, hiệu quả nhất. Bằng cách Tôi đã hoàn thành chuyên đề bồi dưỡng “Tiếp cận phương pháp giáo dục Steam” do Trường mầm non Hoa Sen tổ chức nên nắm bắt được phương pháp giáo dục Steam và tham gia lớp tập huấn “Ứng dụng phương pháp dạy học Steam vào hoạt động giáo dục mầm non” do Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An và Bộ Giáo dục Và Đào tạo tổ chức. Bên cạnh những kiến thức đã được lĩnh hội trong đợt tập huấn đó, tôi đã dành thời gian nghiên cứu các tài liệu về giáo dục Steam như: Nghiên cứu trên mạng, đọc sách báo, tìm đọc 365 thí nghiệm steam kỳ thú của Trương Võ Hữu Thiên, Bộ chương trình Steam 120 bài học, tài liệu tập huấn Steam của Sở GD&ĐT, Steam cách học của trẻ mầm non mà bố mẹ nên biết Bộ chương trình STEAM 120 bài học 10
  12. Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và là cách cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng nếu chúng ta không biết tự lập kế hoạch cho bản thân mình thì chúng ta không thể xác định được rõ mục tiêu của chúng ta cần phải đạt tới là gì? Với năng lực của mình thì chúng ta cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó? Không có kế hoạch chúng ta sẽ không biết phân chia thời gian hợp lý, mà để nó trôi đi một cách vô ích và thực hiện một cách thụ động trước sự thay đổi của môi trường xung quanh. Vậy nên việc lập kế hoạch là rất quan trọng, và giáo viên cũng cần phải có kỹ năng lập kế hoạch. Muốn bắt đầu với công việc gì hay hướng tới một mục tiêu gì thì việc đầu tiên nên lập kế hoạch chi tiết và cụ thể. Với lứa tuổi mầm non việc lập kế hoạch phải dựa kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề. Dựa vào nội dung đó để thiết lập, tích hợp phương pháp Steam với môi trường học tập phù hợp với chủ đề và phù hợp với địa điểm tổ chức hoạt động. Muốn thực hiện các hoạt động một cách có khoa học và có hiệu quả bản thân tôi trước hết lập ra kế hoạch cho mình. Năm học này tôi được phân công phụ trách lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi, căn cứ dựa vào nội dung kế hoạch giáo dục của nhà trường cho từng lứa tuổi, tôi đã thiết kế những hoạt động trải nghiệm khoa học nằm trong nội dung chương trình để tích hợp Steam giúp trẻ hoạt động sáng tạo *Bảng kế hoạch các chủ đề trong năm học 2022-2023 T Chủ đề/ Thời gian Ghi chú thực hiện Nội dung khai thác Sự kiện Bé đến trường 3 tuần - Trường Mầm non Hoa Sen 1 mầm non - Lớp mẫu giáo yêu thương 11
  13. - Bé vui hội trung thu 2 Bản thân 3 tuần - Tôi và bạn - Cảm xúc và sở thích của tôi - Bé làm gì để lớn lên và khỏe mạnh 3 Bé với tổ ấm 3 tuần - Nhà của bé gia đình - Những người thân của bé - Gia đình bé cần gì? Ước mơ của 3 tuần - Lễ Kỷ niệm 40 năm thành bé lập trường - Cô giáo của em - Nghề bác sĩ 4 - Những người nông dân chăm chỉ - Cháu yêu cô chú công nhân Phương tiện 3 tuần - Bé với các phương tiện giao giao thông thông - Bé và chú bộ đội vui đón 5 noel - Bé học luật giao thông - Bé đi đường Tết và mùa 3 tuần - Bé vui đón tết (Hội chợ 6 xuân xuân) - Bé với mùa xuân Vườn cây của 3 tuần - Em yêu cây xanh bé - Những chiếc lá 7 - Những bông hoa đẹp - Hạt nào quả ấy 12
  14. Những con 3 tuần - Một số động vật sống trong vật ngộ gia đình nghĩnh - Một số động vật sống trong rừng 8 - Một số động vật biết bay - Một số động vật sống dưới nước - Côn trùng 9 Bé với khoa 3 tuần - Các hiện tượng tự nhiên học tự nhiên - Sự cần thiết của nước - Mùa hè đến rồi 10 Quê hương, - Xứ nghệ yêu thương đất nước, Bác 3 tuần - Bé vào lớp 1 Hồ - Mừng sinh nhật Bác Với mỗi chủ đề trong năm, tôi đã tạo dựng các môi trường học tập phù hợp với nội dung của chủ đề, bên cạnh những khám phá khoa học có trong chủ đề, tôi và các bạn đồng nghiệp trong khối mẫu giáo lớn mạnh dạn đưa dự án vào trong hoạt động giáo dục của chủ đề nhằm tạo cơ hội cho trẻ hoạt động cũng như giúp trẻ hào hứng và hoạt động một cách tích cực khi tham gia vào chủ đề. Mỗi lớp lựa chọn 1-2 hoạt động phù hợp với đặc điểm của trẻ lớp mình, dự giờ, trao đổi chuyên môn giữa giáo viên các lớp về việc thực hiện hoạt động để có những điều chỉnh phù hợp cho những hoạt động tiếp theo (Bảng kế hoạch lựa chọn chủ đề theo dự án) Chủ đề Hoạt động Steam Bé đến trường mầm non - Khám phá đèn lồng Bản thân - Khám phá tóc Bé với tổ ấm gia đình - Khám phá hoa sen - Ngôi nhà xanh Ước mơ của bé - Hạt muối Phương tiện giao thông - Thuyền nổi trên mặt nước 13
  15. Tết và mùa xuân - Bé vui đón tết (Hội chợ xuân) - Bé với mùa xuân Vườn cây của bé - Cây hút nước - Khám phá lá Những con vật ngộ nghĩnh - Quá trình phát triển của sâu bướm Bé với khoa học tự nhiên - máy lọc nước - Chong chóng quay - Chiếc ô xinh Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Chiếc cầu 3. Hình thành các kỹ năng trong hoạt động nhóm cho trẻ Phương pháp giáo dục Steam đề cao khả năng làm việc theo nhóm và hợp tác cùng bạn bè. Trẻ sẽ cùng nhau đóng góp ý kiến để tìm ra các giải pháp, trẻ học tập chủ động và mang lại kết quả tốt hơn. Mỗi trẻ có điểm mạnh và điểm yếu riêng do đó khi học tập theo nhóm, các bé có thể học tập từ bạn bè và bù trừ ưu khuyết cho nhau. Qua đó, các bé sẽ phát triển cá tính riêng, khả năng tư duy sáng tạo, tự tin hơn trong giao tiếp, hòa đồng hơn với bạn bè và mọi người xung quanh, có tinh thần trách nhiệm và biết cách hợp tác với các bé khác để hoàn thành công việc chung 3.1. Kỹ năng cần thiết trong hoạt động nhóm Có thể nói các kỹ năng sống cho trẻ gồm rất nhiều kỹ năng để trẻ có thể tồn tại trong xã hội, nhưng tôi xin chú trọng đến kỹ năng làm việc nhóm của trẻ. Vì theo tôi được biết trong hoạt động học tập và hoạt động xã hội ngày nay, vai trò của hoạt động nhóm chiếm vị trí vô cùng quan trọng sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc học hỏi cũng như chơi, góp phần hình thành đức tính tốt cho trẻ sau này. Sau đây là một số kỹ năng cần có để trẻ có thể hoạt động nhóm một cách tích cực nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Những kỹ năng này giáo viên phải chú ý rèn cho trẻ một cách nhẹ nhàng từng bước, tôi đã rèn cho trẻ khi bước vào giai đoạn mà trẻ sẵn sàng cùng bạn tham gia mọi hoạt động, nghĩa là không phải ở cái giai đoạn hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường, vì đây là giai đoạn cho trẻ làm quen với việc làm việc cùng nhau để vui hơn và nhanh hơn, tôi chưa muốn tạo áp lực cho trẻ làm việc nhóm là phải như thế này như thế kia mới được. 14
  16. Bắt đầu vào giai đoạn kế tiếp tôi từ từ uốn nắn trẻ để trẻ có được những kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm có hiệu quả hơn. Bằng những lời nói nhẹ nhàng, góp ý trên thực tế từng trẻ sau mỗi hoạt động và thậm chí có những trẻ phải góp ý riêng để trẻ không bị mất tự tin. Sau đây là một số kỹ năng cần hình thành cho trẻ khi làm việc nhóm. a, Hình thành kỹ năng phát biểu ý kiến của mình: Trẻ hiểu và biết vấn đề đó là một chuyện tốt, nhưng trẻ có mạnh dạn tự tin nói lên suy nghĩ của mình hay không mới là điều quan trọng. Trẻ cần đưa ra ý kiến, suy nghĩ riêng của cá nhân mình trong nhóm, đồng thời đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý. Tôi đã rất khó khăn để rèn kỹ năng này cho trẻ, vì đa số trẻ còn rụt rè nhút nhát chưa dám đưa ra chính kiến, một phần chưa quen, một phần sợ sai. Cô giáo cần quan tâm đến những trẻ này động viên trẻ nói, nếu trẻ không nói cô gợi ý cho trẻ nói để bàn luận cùng nhóm, dần dần trẻ sẽ quen và mạnh dạn phát biểu, nêu lên ý kiến của mình khi làm việc nhóm. Cô cũng cần cho trẻ hiểu lợi ích khi mình đưa ra ý kiến, nhận xét trong nhóm mới có thể đạt được kết quả tốt cho nhóm. Ví dụ 3: Bé Diệp Chi lúc chơi thì nói nhiều nhưng khi vào hoạt động nhóm “Khám phá chiếc lá” cứ ngồi xem, không tham gia đóng góp ý kiến. Nhưng khi tôi đến khuyến khích khơi gợi cho bé đưa ra ý kiến của mình khi nhìn thấy chiếc lá như thế nào, hình gì, có cái gì ở trên lá, con cứ mạnh dạn nói ra. qua 3 hoạt động khám phá tiếp theo, trẻ đã có ý kiến và sôi nổi tự tin hơn khi tham gia hoạt động nhóm. 15
  17. b, Hình thành kỹ năng biết tôn trọng ý kiến của bạn. Dạy trẻ biết tôn trọng ý kiến của bạn, hướng dẫn cho trẻ những cách thức giải quyết các vấn đề, không được bác bỏ ý kiến của các bạn trong khi làm việc, phải thống nhất cả nhóm để có kết quả cuối cùng chứ không phải mình cứ tùy tiện làm theo ý mình và bắt cả nhóm phải chấp nhận. Hoạt động nhóm quan trọng nhất là phải thống nhất nhiều ý kiến để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Do vậy cần dạy trẻ biết tôn trọng ý kiến của đồng đội, không được bỏ qua bất cứ ý kiến nào. Điều này đôi khi người lớn cũng khó có thể làm được, nên với trẻ cần phải có thời gian để rèn kỹ năng này cho trẻ. Tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ phải để tất cả các bạn trong nhóm trình bày ý kiến riêng của mình cho cả nhóm nghe, nếu ý kiến đó không hợp thì chỉ có cả nhóm mới có quyền không chấp nhận thực hiện theo, chứ không cá nhân ai có quyền tự ý bác bỏ ý kiến của bạn mình khi chưa được nhóm thống nhất. Ví dụ 4: Bé Phương Linh thông minh, lanh lợi nên khi có bé trong nhóm nào thì nhóm đó rất sôi nổi, nhưng bé hay lớn tiếng với bạn khi bạn nói sai. Tôi đã gặp riêng bé để nói nhưng phải nhẹ nhàng không thì bé sẽ bị mất tự tin trong các hoạt động sau vì bị cô nhắc nhở, tôi khen bé giỏi thông minh, biết giúp đỡ bạn, nhưng lần sau con nhớ đừng lớn tiếng với bạn, con biết bạn nói không đúng con phải giải thích cho bạn hiểu, con la và hét lên “không phải như vậy” bạn sẽ buồn lắm và từ lần sau không muốn cùng nhóm với con nữa bạn sẽ không dám nêu ý kiến của mình thì sau. Những lần sau đó có lúa bé cũng quên lớn tiếng sau đó nhớ lại và nói nhỏ lại và tôi còn nghe bé xin lỗi bạn. c, Hình thành kỹ năng phân chia công việc: Dạy trẻ phân chia công việc khi thực hiện làm việc nhóm, dạy trẻ cách phân công cụ thể cho từng bạn, có thể theo năng lực đã nhận thấy được, trẻ không có quyền giành việc của bạn, tránh tình trạng ôm hết việc khi trẻ nhận thấy việc đó quá dễ, không cần ai giúp đỡ, hay do trẻ không coi trọng năng lực của bạn mình. Giáo viên cần giải thích cho tất cả trẻ hiểu rằng khi đã cùng chung một nhóm thì cá nhân nào cũng phải được giao một công việc cụ thể để giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên cần giáo dục trẻ phải có tinh thần kỷ luật khi tham gia trong nhóm, phần công việc được giao thì không được tranh giành trao đổi với bạn, trừ khi làm không được và được nhóm đồng ý giao nhiệm vụ khác cho mình. Ví dụ 5: Tôi nhận thấy bé Đình Nam hay tranh công việc với các bạn khác trong tổ, Khi cùng tổ với bé Giá khánh thì bé Đình Nam luôn xua đuổi bạn, không cho bạn mình làm gì hết. Trong giờ tạo hình có bé Giá khánh (Bé có thể 16
  18. trạng không tốt) thấy bé cứ đứng. Tôi đã chú ý đến gần và hỏi Giá khánh và gợi ý các bạn có thể cho bạn Gia Khánh làm chung, và giúp đỡ bạn Ví dụ: Tổ chức cho trẻ “Khám phá đồng hồ” Cho trẻ tự tìm hiểu bên ngoài, cô gợi ý bên trong đồng hồ có gì? Làm thế nào để biết bên trong đồng hồ có gì? Các con tự bàn bạc cách làm phân chia công việc ba bạn trai thì dùng tua vít để vặn ốc vít ra và đưa ra các phương án và thử nghiệm phương án nào là hiệu quả nhất. d, Hình thành kỹ năng hợp tác với bạn: Hợp tác cùng bạn là kỹ năng quan trọng nó rất cần thiết trong hoạt động nhóm, nếu không hợp tác với nhau thì không thể gọi là làm việc nhóm được. Trong một nhóm, mặc dù công việc đã được phân công nhưng những phần công việc của mỗi cá nhân đều có liên quan với các bạn trong nhóm, nó tương tác với nhau để giúp nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giáo viên cần dạy cho trẻ thật sự hiểu rằng “Mình làm việc nhóm là mình vẫn có suy nghĩ riêng cách làm riêng, nhưng những suy nghĩ riêng của mình sẽ chia sẻ nói cho cả nhóm biết, để các bạn trong nhóm cùng nhau xem xét, suy nghĩ và cách làm đó có đúng không, và các bạn trong nhóm sẽ quyết định làm theo cách đó hay chọn một cách khác tốt hơn của bạn mình; chứ không phải mình trong nhóm mà tự ý làm theo cách riêng của mình không được sự đồng ý của các bạn trong nhóm, nếu mình làm như vậy thì giống như mình đang làm việc một mình chứ không còn là làm việc nhóm nữa”. Vấn đề này giáo viên có thể nhắc đi nhắc lại rất rất nhiều lần với trẻ, nhưng vẫn cứ phải nhắc cho trẻ thật sự hiểu và nhớ. Nếu trẻ đã biết như thế nào là hợp tác với bạn, thì trẻ sẽ biết giao lưu, quan tâm đến tất cả các bạn khác nữa chứ không riêng là các bạn trong nhóm 17
  19. mình đã quá quen biết. Tránh tình trạng trong thời gian dài trẻ quen với các bạn cùng hoạt động một nhóm, đã hiểu ý nhau làm việc tốt, khi trẻ đã có kỹ năng làm việc cùng một nhóm. Giáo viên sẽ linh động cho trẻ được làm việc, được hợp tác với tất cả các bạn trong nhóm tùy sự phân chia ngẫu nhiên, để trẻ có khả năng thích nghi và hợp tác làm việc với tất cả mọi người nếu cần. Ví dụ: Bước đầu tôi thường hướng dẫn gợi ý trẻ hoạt động theo tổ qua ba chủ đề và chủ đề thứ tư tôi cùng trẻ chơi một trò chơi có tên là “bạn ở nhóm nào”, cách chơi: Là mỗi sáng sau khi thể dục điểm danh xong cô sẽ có một cái hộp to trong đó có nhiều thẻ lô tô theo chủ đề, ví dụ chủ đề thực vật sẽ là những chiếc lá, hoa, quả. Trẻ sẽ bốc thăm xem mình có thẻ lô tô nào thì suốt ngày hôm đó các bạn có chiếc lá sẽ cùng chung nhau một nhóm, cùng hoạt động. Mục đích của trò chơi này để trẻ có thể thích nghi và làm việc hòa hợp cùng hợp tác được với tất cả các bạn trong lớp, chứ không đơn thuần chỉ quen và làm việc được nhóm quen thuộc của mình từ trước. e, Hình thành kỹ năng hợp diễn đạt ý tưởng của cả nhóm: Nếu giáo viên đã rèn cho trẻ thành tạo những kỹ năng nêu trên thì đến kỹ năng này cũng không gặp nhiều khó khăn. Đây chính là việc trẻ phải thống nhất ý kiến của tất cả các bạn trong nhóm trước khi hoàn thành công việc và đưa ra kết quả cuối cùng. Việc này trẻ cần phải biết tổng hợp những kỹ năng trên và khả năng thuyết phục cũng như việc quyết đoán của cá nhân trẻ. Ở những lần hoạt động nhóm đầu tiên của trẻ cô luôn luôn phải can thiệp giúp đỡ trẻ, gợi ý cho trẻ cách thống nhất ý kiến của các bạn, đưa ra ý kiến cuối cùng mà cả nhóm sẽ đồng tình. Trong một nhóm không khó để thấy được sẽ có một trẻ luôn trội hơn, mạnh dạn hơn các bạn để điều tiết công việc của các bạn trong nhóm đó chính là nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ quyết định đưa ra cách làm tốt nhất và kết quả cuối cùng cho nhóm mình, nhóm trưởng này sẽ được cô chú ý đến và hướng dẫn cách tổng hợp ý kiến lấy kết quả cuối cùng và quan trọng nhất là phải mạnh dạn lên thay mặt nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Nhiều trẻ có thể phân chia công việc cho các bạn thật tốt, biết tìm ra kết quả đúng nhưng lên trước lớp trình bày thì rất rụt rè, và vấn đề này lại cần phải có thời gian cho trẻ quen dần, cô phải động viên khuyến khích trẻ rất nhiều. Ví dụ 6: Thực tế lớp tôi đầu năm, khi cho trẻ khám phá theo nhóm, trẻ thực hiện rất say sưa tìm, vẽ ra các đặc điểm của vật mà cô giao cho, nhưng chưa chú tâm đến bàn bạc xem bạn nào sẽ đại diện nhóm lên trình bày và trình bày những ý nào. Hầu như các nhóm đều có một vài bạn tự xung phong lên trình bày và khi đang trình bày không biết tên của bộ phận của vật hoặc không biết các bạn vẽ hình đó ghi chú cho bộ phận gì. Lúc đó cô đã cho các bạn trong nhóm nhắc cho bạn trình bày. Cuối buổi cô nhận xét và gợi ý cho các con muốn trình bày được hay các con nên trình bày trước các bạn trong nhóm, để cái gì 18
  20. còn thiếu, cái gì chưa biết các bạn bổ sụng luôn, để đại diện lên trình bày sẽ được điểm cao. Kỹ năng nói trước đám đông cũng là một kỹ năng quan trọng để mang lại cơ hội và sự thành công cho trẻ sau này khi bước vào xã hội ngày càng phát triển như hiện nay. Vì vậy, cần phải quan tâm rèn luyện cho trẻ từ bây giờ. Trên đây là một số kỹ năng chính cần có để trẻ có trẻ có thể tham gia làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần chú ý giúp đỡ cho trẻ một số thói quen sau để việc hoạt động nhóm của trẻ tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Không ngồi ỳ “ngồi mát ăn bát vàng” và luôn đồng ý: Có nhiều trẻ lười hoạt động hay do tính thụ động nên cứ ngồi đó cho có mặt và mọi việc cứ để các bạn khác làm muốn là gì thì làm miễn nhiệm vụ nhóm được hoàn thành “ngồi mát ăn bát vàng”, có thể do tâm lý sợ nói sai, sợ bị bạn phản đối nên không đưa ra ý kiến thật của mình dù không biết đúng hay sai vẫn cứ đưa tay tán thành theo số đông. Đây chính là thái độ có hại nhất cho nhóm. Giáo viên cần hết sức chú ý đến những trường hợp này để có cách khắc phục riêng cho từng trường hợp, trẻ còn nhỏ biết vâng lời cô nên cô chú ý khuyến khích trẻ, nhắc nhở nhẹ nhàng và cũng cần cho trẻ tập làm việc chứ không trách mắng trẻ. Giải quyết vấn đề: Không phải trẻ nào cũng biết cách giải quyết những vấn đề phát sinh khi cùng hợp tác với nhau, vấn đề này giáo viên cần chủ động 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2