intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

91
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non”. Sáng kiến này giúp hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ không chỉ thế sáng kiến còn giúp nhà trường nâng cao chất lượng và tạo được uy tín từ phụ huynh và địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T PHÒNG GIÁO D ẠO HUYỆN KIM BÔI ỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIM BÔI TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG BẮC TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG BẮC               SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG  CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG TRƯỜNG MẦM NON  BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM      NG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ  TĂNG CƯỜ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÀ TRƯỜNG             Tác giả: Trần Nhung Hài Trình độ chuyên môn: ĐHSP mầm non Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Đông Bắc
  2. MỤC LỤC STT                       Nội dung Trang 1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 1 2 CHƯƠNG II : MÔ TẢ NỘI DUNG SÁNG KIẾN 3 3 1. Nêu vấn đề của Sáng kiến: 3 4 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến: 4 5 2.1. Tìm hiểu nắm rõ những nguyên nhân gây TNTT trong   4 trường mầm non. 6 2.2.  Xây   dựng   kế   hoạch   trường   học   an   toàn   phòng,   6 chống tai nạn thương tích cho trẻ trong năm học:  7 2.3. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên kiến thức,   9 kỹ  năng cơ bản để  phòng chống và xử  trí các tình huống   khi tai nạn xảy ra:  8 2.4. Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống TNTT cho trẻ   11 với nhiều hình thức và nội dung thiết thực: 9 2.5. Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho   13 trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non: 10 2.6. Tổ  chức thực hiện kế  hoạch  xây dựng trường học an   13 toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ  năm học 2017   ­2018: 8 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến : 16 11 CHƯƠNG III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 17 12 1. Kết luận : 17 13 2. Đề xuất/ kiến nghị  18 14 2.1. Bài học kinh nghiệm : 18 15 2.2. Ý kiến đề xuất: 19
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nội dung 1 TNTT Tai nạn thương tích 2 CS­ND­GD Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục 3 VSMT Vệ sinh môi trường 4 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 5 CB­GV­NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên 6 TTYT Trung tâm Y tế
  4. CHƯƠNG I TỔNG QUAN “Trẻ  em hôm nay, thế  giới ngày mai” chính vì vậy trẻ  em luôn là đối  tượng được các gia đình và toàn xã hội quan tâm, chăm sóc, giáo dục và được  bảo vệ  về sức khỏe, tính mạng nhưng hiện nay trẻ  em trên thế  giới nói chung  và trẻ em ở Việt Nam nói riêng tỉ lệ trẻ bị tai nạn thương tích có xu hướng tăng  lên. Theo thống kê của bộ  y tế  ngày 12/7/2017 mỗi năm trên toàn cầu có hơn   900.000 trẻ  em và vị  thành niên bị  tử  vong do tai nạn thương tích, ở  Việt Nam   độ tuổi từ 0­6 tuổi chiếm khoảng 20%.  Việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ  ở độ  tuổi  mầm non là nhiệm vụ  vô cùng quan trọng và đã được các cấp các ngành quan   tâm   do   đó:   Ngày   15/4/2010,   Bộ   Giáo   dục   và   Đào   tạo   ban   hành   Thông   tư  số: 13/2010/ TT­BGD&ĐT Qui định về  việc “Xây dựng trường học an toàn,  phòng, chống, tai nạn thương tích (TNTT) trong cơ sở giáo dục mầm non” và để  đảm bảo an toàn cho trẻ, trong thời gian trẻ được chăm sóc, giáo dục tại cơ sở  giáo   dục   mầm non   ngày   20   tháng   12   năm   2010,   Bộ   gửi   Công   văn   số  8511/BGDĐTGDMN tới các Sở  Giáo dục và Đào tạo nhằm “Chấn chỉnh tình  trạng không đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non”. Ngoài ra  dựa trên cơ  sở  luật trẻ  em năm 2016,  ngày 5/2/2016 Thủ  tướng Chính phủ  đã  ban hành Quyết  định số  243/QĐ­TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống   TNTT trẻ  em giai đoạn 2016­2020. Nội dung phòng chống TNTT cho trẻ  cũng  đã thường xuyên được Phòng giáo dục và nhà trường đưa vào các chuyên đề để  tập huấn cho giáo viên ở các cấp học đặc biệt cấp học mầm non và theo Điều  lệ trường mầm non nhiệm vụ của nhà trường phải chăm sóc nuôi dưỡng, giáo  dục trẻ từ  3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, phải đảm bảo an toàn về  tính mạng  và sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên trên tình hình thực tế  ở nhiều trường mầm non   vẫn để  sẩy ra tình trạng bạo lực, hay trẻ bị chết, bị thương mà báo trí, truyền  hình, các trang mạng đã đưa tin gây bức xúc cho phụ  huynh và xã hội. Nhiều  1
  5. trường chưa thực sự  hiểu rõ mối nguy hiểm khi trẻ  bị  TNTT, hay chưa nhận   thấy trách nhiệm, tầm quan trọng cần phải phòng chống TNTT cho trẻ tại các   cơ sở giáo dục mầm non.  Theo tôi các nhà quản lý và giáo viên mầm non luôn luôn phải coi sự  an  toàn về sức khỏe và tính mạng của trẻ là mối quan tâm hàng đầu bởi đó không  chỉ là trách nhiệm và chất lượng mà đó còn là niềm tin cho phụ huynh và xã hội.  Nhưng để  bảo vệ  cho trẻ  được an toàn tuyệt đối quả  là vấn đề  vô cùng khó   khăn  bởi khi  ở  độ  tuổi này trẻ  vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, thích   khám phá thế giới xung quanh. Những lập luận những suy nghĩ của trẻ còn quá  non nớt, trẻ  chưa hiểu biết nhiều về  sự  nguy hiểm của thế  giới xung quanh,   chưa biết tự bảo vệ mình cho nên nguy cơ có thể gây thương tích cho trẻ là rất  lớn.  Song tình hình thực tế thì nhiều nhà trường có số lượng học sinh khá đông  và hiện nay do cơ  sở vật chất còn thiếu thốn nên đa số  các nhóm/ lớp đều dôi   dư  số  lượng học sinh so với định biên và nhiều trường thiếu phòng học nên   không đón được trẻ  trong độ  tuổi ra lớp, hay một số  lớp học sập sệ  nứt, nẻ,   dột, đồ  dùng đồ  chơi, sân chơi.. không đảm bảo..Tất cả  những điều đó mang   đến nguy cơ  gây TNTT cho  trẻ. Trong khi các nhà quản lý và giáo viên không  thể biết trước được những TNTT sẩy ra hằng ngày với trẻ như thế nào, vào lúc   nào. Vậy chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ an toàn cho trẻ trong thời gian cả  một ngày, một tháng, một năm học. Đây là vấn đề mà tôi luôn phải suy nghĩ và  với trách nhiệm của một Phó hiệu trưởng nhà trường mầm non tôi đã nhận thức  được việc phải xây dựng môi trường an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích  cho trẻ là vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ cấp bách với mong muốn 100%   trẻ  của trường mầm non Đông Bắc huyện Kim Bôi được an toàn mọi lúc mọi  nơi, không có TNTT sẩy ra với trẻ  trong thời gian  ở trường,  ở lớp và ở gia đình  với lý do đó tôi đã áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp xây dựng trường học   an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ  trong trường mầm non”.   Sáng kiến này giúp hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ không chỉ thế sáng  2
  6. kiến còn giúp nhà trường nâng cao chất lượng và tạo được uy tín từ phụ huynh   và địa phương.                                                     CHƯƠNG II MÔ TẢ NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nêu vấn đề của Sáng kiến :  Nghề giáo viên mầm non là nghề làm dâu chăm họ song lại rất vất vả về  chân tay, tinh thần và cả  thời gian. Đây là nghề  mà đòi hỏi giáo viên phải đa   năng, đa tài và có sự  kiên nhẫn, chịu đựng không chỉ  có vậy nghề  này còn rất  nguy hiểm. Để cho trẻ “ Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui” thì các cô mỗi ngày   đều cố gắng, nỗ lực trong công việc và mỗi ngày lo lắng cho sự an toàn của trẻ.   Mỗi ngày các con được an toàn thì mỗi đêm các cô được ngủ ngon và ngược lại   chỉ  cần một trẻ  trong lớp bị  xước xát thôi thì các cô cũng khó ăn nói với phụ  huynh chứ không cần nói đến khi trẻ bị TNTT ảnh hưởng đến sức khởe hay tính   mạng thì các cô và nhà trường phải đối mặt với cả  phụ huynh, xã hội và pháp   luật. Vậy làm thế  nào để  các cô bớt đi sự  lo lắng trong một năm học làm việc  mệt mỏi, làm thế nào để nâng cao được chất lượng nhà trường, tạo được niềm  tin với phụ huynh và xã hội chỉ bằng cách phải bảo vệ an toàn cho trẻ và để trẻ  được bảo vệ  an toàn mọi lúc mọi nơi thì cần phải có một môi trường an toàn   tuyệt đối.  Theo   thông   tư   số: 13/2010/TT­BGD&ĐT   trường   học   an   toàn,   phòng,  chống TNTT là trường học mà các yếu tố  nguy cơ  gây TNTT   cho trẻ  được  phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ  trẻ  em trong trường được  chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường  3
  7. học an toàn phải có sự  tham gia của trẻ em độ  tuổi mầm non, các cán bộ quản   lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn  thể của địa phương và các bậc phụ huynh.  Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do các   tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ  thể. Thương tích là những tổn  thương thực tế  của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả  năng chịu  đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống.  Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử  vong hàng đầu tại các bệnh  viện. Mà nguyên nhân phần lớn là do sự  bất cẩn và kém hiểu biết của người  lớn dẫn đến trẻ  bị: Ngã, hóc, sặc, bị  vật sắc nhọn đâm, cắt, đánh nhau, đuối  nước, bỏng, điện giật, ngộ độc, tai nạn giao thông.. Ý thức được sự nguy hiểm  có thể sẩy đến với trẻ hằng ngày. Trường mầm non Đông Bắc luôn đặt vấn đề  an toàn cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu và quyết tâm xây dựng trường học an   toàn, phòng chống TNTT cho trẻ. Trong quá trình chỉ  đạo thực hiện nhiệm vụ  nhà trường đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:  Thuận lợi: Nhà trường có 9/10 nhóm, lớp được xây dựng kiên cố  hóa và  đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ; có tương đối đầy  đủ  đồ  dùng dạy học, đồ  chơi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ; có   công trình vệ sinh sạch sẽ; nhà trường có đủ số lượng ban giám hiệu và đủ giáo   viên theo định biên cho năm học. Bên cạnh những thuận lợi nhà trường còn gặp   nhiều khó khăn trong việc xây dựng trường học an toàn cho trẻ. Khó khăn: Khuôn viên nhà trường trật hẹp, vẫn còn lớp học chưa được  xây dựng kiên cố, lớp học sử  dụng chung cho cả  hoạt động học, ăn, ngủ, trẻ  trong một lớp đa số vượt định biên; nhà trường chưa có phòng y tế và nhân viên   y tế để chăm sóc sức khỏe cho trẻ; chưa có đầy đủ  đồ  dùng, dụng cụ  phục vụ  cho việc khám chữa bệnh ban đầu của trường; nhà trường còn thiếu đội ngũ  nhân viên nuôi dưỡng; đồ  dùng, đồ  chơi cho các khối lớp nhà trẻ, 3 tuổi và 4   tuổi để  học và chơi chưa đầy đủ; sân chơi chật hẹp, đồ  chơi ngoài trời còn   4
  8. thiếu và cũ bị  bong tróc sơn hoặc hỏng mái che; nhà vệ  sinh cho trẻ  xây dựng  chưa phù hợp không liền với lớp học, trong nhà vệ  sinh còn có bể  nước; nhiều  phụ  huynh học sinh chưa có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc   chăm sóc sức khoẻ  cho trẻ; kỹ  năng phòng chống và sử  lý TNTT cho trẻ  của   giáo viên đôi khi còn chưa đúng chưa linh  hoạt do thiếu chuyên môn. Trước tình  hình thực tế trên tôi đã đưa ra một số biện pháp phòng chống TNTT cho trẻ tại   trường mầm non Đông Bắc.  2. Giải pháp thực hiện sáng kiến : 2.1.Tìm hiểu nắm rõ những nguyên nhân gây TNTT trong trường mầm   non. Có rất nhiều những nguyên nhân gây tai nạn thương tích cho trẻ ở trường  mầm non như :  TNTT do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự  va chạm, năm  ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan   người tham gia giao thông gây nên. Nguyên nhân này cũng sẩy ra trên đường phụ  huynh đưa con đi học hoặc tránh nhau  ở  ngay cổng trường hay trong thời gian   phụ huynh cho con ăn sáng nhưng trẻ ngồi trên xe và xe chưa tắt máy hoặc mở  khóa cũng cũng khiến cho trẻ bị TNTT.  Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất   lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học,   hoặc tổn thương phổi do khối xộc vào đó là trường hợp bỏng. Trường hợp này  cũng có thể  sẩy ra với trẻ  trong thời gian  ở trường nếu trẻ tiếp xúc với phích   nước nóng, hoặc trẻ xuống bếp tiếp xúc với lửa, ở gần nơi công trình đang sữa   chữa gò hàn hoặc trường bị cháy.. Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị  chìm trong chất   lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử  vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.   5
  9. Ở  trường thường có bể  nước trong nhà vệ  sinh, bể  nước khu vực bếp nếu  không để ý trẻ cũng có thể bị đuối nước. Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu   quả bị thương hay tử vong. Những ổ điện trong lớp, ngoài hiên vừa tầm với của  trẻ hoặc trẻ kê ghế với lên để nghịch cũng rất nguy hiểm về tính mạng. Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ  trên cao xuống. Đây là trường hợp trẻ  bị  nhiều nhất  ở các nhà trường vì trẻ hay vội vàng, thích chạy nhảy nếu sân, nền  trơn trượt, mấp mô, hoặc trẻ leo trèo khi chơi cũng gây TNTT. Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải… Trường   hợp này cũng sẩy ra khi trường ở gần các hộ dân thường có chó, mèo xuất hiện   hoặc những vườn hoa rậm rạp thường có rắn nên trẻ  cũng có thể  bị  động vật  cắn, hoặc chạy đâm phải.  Ngộ  độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ  thể  các  loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc,   do hóa chất). Trường hợp này rất nguy hiểm  ở trường mầm non là nơi tổ  chức  cho trẻ ăn bán trú nên nếu để trẻ bị ngộ độc thực phẩm thì sẽ  sẩy ra hang loạt   với trẻ. Máy móc: Là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc. Trường hợp  này cũng có thể sẩy ra khi nhà bếp say thịt, hoặc nhà trường sửa chữa công trình   mà trẻ tiếp xúc gần... Bạo lực,  đánh nhau: Là hành  động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc  đánh  người của cá nhân hoặc nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có   thể  tử  vong, tổn thương. Hiện nay có nhiều giáo viên do nóng nẩy đã bạo lực  với trẻ, đánh đạp, hăm dọa…hoặc trẻ  đánh nhau vô tình hoặc cố  ý cũng gây  TNTT. Các vật cháy, nổ: Là TNTT khi tiếp xúc với các vật nổ, chất phát nổ  như: Ga, xăng, dầu.. 6
  10. Hóc, sặc dị  vật:  Là TNTT khi trẻ  dùng đồ  dùng đồ  chơi nhỏ  nhét vào   mũi, tai, họng hoặc ăn, uống nhồi nhét cũng bị hóc, sặc.. Bị vật sắc nhọn đâm: Là TNTT khi trẻ nghịch, chơi với những đồ dùng  đồ  chơi sắc nhọn, sước, ..trẻ  dất dễ  bị đứt chân, tay hoặc đâm phải mặt, mắt   cơ thể bạn.. 2.2:  Xây  dựng kế  hoạch  phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ   trong năm học:  Kế  hoạch được ví như  chìa khóa mở  đường đi đến mục đích. Kế  hoạch   có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường   cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha  dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây  dựng được kế  hoạch coi như  ta đã thành công được một nửa công việc.  Nắm  bắt được những nguyên nhân gây TNTT và nhìn vào tình hình thực trạng của nhà  trường. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế,  trong vấn đề phòng, chống TNTT cho trẻ trong trường mình do vậy ngay từ đầu   năm học tôi đã xây dựng kế hoạch phòng, chống TNTT cho trẻ với mục tiêu và  nhiệm vụ cụ thể như sau:                                                          a) Mục tiêu phấn đấu: ­ 100% trẻ  được đảm bảo an toàn tính mạng. Không có tai nạn thương   tích xảy ra trong trường. ­ 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB­ GV – NV) và học sinh trong  trường được tuyên truyền phổ  biến xây dựng trường học an toàn phòng chống  tai nạn thương tích một cách cụ thể có hiệu quả. ­ Ban y tế làm công tác y tế trường học nắm vững kiến thức và nội dung  về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích. ­ Có tủ  thuốc, có đầy đủ  thuốc và dụng cụ  sơ  cấp cứu ban đầu theo quy  định đảm bảo xử lý kịp thời những trường hợp tai nạn không may xảy ra trong   trường. 7
  11. ­ 100% CB­ GV ­ NV trong nhà trường được cung cấp những kiến thức  về yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích, sơ  cấp cứu thông   thường nhằm đảm bảo xử lý ngay và kịp thời khi có tai nạn xảy ra. ­ Tổ chức lồng ghép trong các chủ đề  về giáo dục sức khoẻ cho trẻ, quản  lý chăm sóc ­ giáo dục trẻ  tốt trong các hoạt động; đồ  dùng đồ  chơi phải đảm  bảo an toàn, tránh các vật dụng sắc nhọn... ­ Thường xuyên cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt luôn chú ý đến  đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt. ­ 100% đảm bảo đón trả trẻ đúng giờ  không cho học sinh nô đùa chạy ra   đường. ­ 100% trẻ không mang các vật sắc nhọn, nguy hiểm đến trường. ­ Hệ thống đường điện được thiết kế chìm khi xây dựng, các nguồn điện   sửa chữa thiết kế trên cao, có biển cảnh báo ở nơi có ổ điện.. ­ Các cống rãnh thoát nước, bể  nước có nắp đậy, đảm bảo an toàn cho   trẻ. ­ Công tác vệ  sinh an toàn thực phẩm luôn được chú trọng; có hợp đồng  mua bán thực phẩm rõ ràng, các thực phẩm mua phải có nguồn gốc rõ ràng. ­ Trẻ đến trường đều được chăm sóc sức khoẻ tại trường. 100% trẻ được  cân đo chấm biểu đồ để theo dõi sự phát triển của trẻ về cân nặng và chiều cao,   khám sức khỏe định kỳ 2 lần /năm. ­ Phấn đấu cuối năm học nhà trường đạt chuẩn "Trường an toàn, phòng  chống tai nạn thương tích". b) Nhiệm vụ cụ thể: * Công tác tổ chức: ­ Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT   trong trường. Hiệu trưởng làm trưởng ban, phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn  làm phó ban, Bí thư Đoàn thanh niên, Tổ trưởng làm uỷ viên. 8
  12. ­ Xây dựng kế  hoạch trường học an toàn phòng chống TNTT tại nhà  trường. ­ Kiện toàn, củng cố  phòng y tế  của nhà trường mua sắm trang thiết bị  sẵn sàng xử trí kịp thời với những TNTT không may xảy ra trong nhà trường. ­ Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống TNTT,  trường học an toàn trong từng nhóm/ lớp. ­ Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an  toàn phòng chống TNTT như thông qua các góc tuyên truyền ở lớp và trường. ­ Phối hợp với trạm y tế xã, vận động cha mẹ học sinh và học sinh tham  gia tích cực tháng hành động vì trẻ em, tháng an toàn giao thông. ­ Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động can   thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học. ­ Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn trong phòng, chống  TNTT như: Không để sàn nhà, hiên chơi bị  ướt, nhất là nhà vệ  sinh; các cửa ra  vào đóng mở  phải cài chốt; cắt tỉa, chặt bớt cành cây xanh trong sân trường  trong mùa mưa bão; giáo dục lồng ghép cách phòng chống sấm sét trong trường  mầm non… ­ Khắc phục các nguy cơ  thương tích trong trường học, tập trung  ưu tiên  các loại thương tích thường gặp: do ngã hóc sặc, tai nạn giao thông, bỏng, điện   giật, cháy nổ, ngộ độc thức ăn, vật sắc nhọn đâm cắt, xô đẩy nhau, đánh nhau. ­ Có quy định về  phát hiện và xử  lý TNTT  ở  trường học, có phương án  khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn như không cho xe đi vào trường, đón   trả trẻ đúng giờ, mở rộng đường trước cổng có chỗ đỗ xe… ­ Thiết lập hệ  thống ghi chép theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng  trường học an toàn phòng chống TNTT. ­ Tích hợp phòng chống TNTT vào trong các hoạt động giáo dục.. ­ Tổng hợp kết quả  cân đo cuối năm báo cáo phòng Giáo dục. Chỉ  đạo  giáo viên kiêm y tế rà soát các loại thuốc, bổ sung các loại thuốc hết, loại bỏ các  9
  13. loại thuốc quá hạn sử dụng; tập hợp thống kê số  liệu, đánh giá kết quả đã đạt  được,   chưa   đạt   được   để   rút   kinh   nghiệm.   Tự   đánh   giá   68   nội   dung   của  bảng kiểm trường học an tòan, phòng, chống TNTT của nhà trường năm học  2017­2018. Báo cáo kết quả về phòng giáo dục.                                                  *Nội dung thực hiện: Xây dựng nội dung công việc cụ  thể, chi tiết từ  tháng 9 đến tháng 5 trong năm học về các công việc như:  Thành lập Ban chỉ đạo  chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống TNTT của nhà trường. Xây dựng quy chế  trường học an toàn. Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi trong  lớp có nguy cơ gây TNTT cho trẻ, giáo viên bổ xung các biển  cấm ở các ổ điện  tại lớp. Kiểm tra các loại đồ  chơi ngoài trời hỏng,  bong sơn, long  ốc, gây mất  an toàn cho trẻ, kiểm tra công trình vệ  sinh, bể  nước … Báo cáo Hiệu trưởng   xây dựng kế hoạch sửa chữa kịp thời. Ký kết hợp đồng thực phẩm với các cơ  sở đáng tin cậy đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho trẻ. Xây  dựng lịch phân công giáo viên (Kiêm y tế) kiểm tra thực phẩm hàng ngày. Chỉ  đạo cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ theo quy định và khám sức khỏe cho  trẻ  theo định kỳ. Tập huấn công tác phòng chống TNTT cho trẻ, phòng dịch   bệnh theo mùa như: Sởi, chân tay miệng, cúm..Rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá  nhân và vệ  sinh văn minh cho trẻ  như: Thói quen rửa tay bằng xà phòng, xúc  miệng nước muối…Chỉ  đạo công tác vệ  sinh môi trường (VSMT) sạch sẽ….  .                                                  2.3: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên kiến thức, kỹ  năng   cơ bản để phòng chống và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra:  Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ  năng cơ  bản về  phòng, chống và xử  lý  các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có tầm quan   trọng đặc biệt. Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt  động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ  trong trường mầm non. Hơn ai hết  giáo viên, nhân viên phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ  bản  về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện  10
  14. tốt công tác của mình. Nếu giáo viên, nhân viên không được bồi dưỡng thường  xuyên thì không thể  có kiến thức và khó xử  trí được các tình huống khi tai   nạn xảy   ra   với   trẻ.  Vì vậy với cương vị  là Phó hiệu trưởng, phó ban chỉ  đạo chăm sóc sức khoẻ,  phòng, chống TNTT của nhà trường. Tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến   thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra   cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường ngay từ  đầu năm học như  sau:            *Mục đích: Để giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng  chống TNTT cho trẻ. Giúp giáo viên có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu   tố  nguy cơ  xẩy ra tai nạn một  cách thường xuyên, để  có biện pháp khắc phục  kịp thời, có hiệu quả. Xác định được các nguyên nhân chủ  quan và khách quan  xảy ra tai nạn cho trẻ, để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết hữu   hiệu. Giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng về  một số loại dịch bệnh cũng như  một số tai nạn thường xẩy ra với trẻ.                                                                              * Nội dung bồi dưỡng: Hiểu về  môi trường an toàn đối với trẻ  mầm  non. Phòng   tránh   các   TNTT   thường   gặp. Phòng   tránh   các   dị   vật   ở   tai   mũi  họng. Phòng tránh tai nạn do ngộ  độc. Phòng chống đuối nước cho trẻ. Phòng  chống cháy, nổ, bỏng, điện giật. Phòng tránh tai nạn giao thông. Phòng tránh  động vật cắn, phòng tránh bạo lực…                                                                                  * Hình thức bồi dưỡng:  Nhà trường mua các cuốn tài liệu có liên quan đến   xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các TNTT thường gặp, phô tô  các tài liệu của Trung tâm y tế, phô tô các văn bản chỉ đạo của ngành, phô tô các  bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh cho 100% CB­GV­NV tự nghiên  cứu và học tập. Tạo diều kiện cho giáo viên kiêm nhân viên y tế, giáo viên, nhân  viên nuôi dưỡng, nhân viên bảo vệ tham gia đầy đủ đúng thành phần các lớp tập   huấn về: Phòng, chống TNTT trong trường học; công tác VSATTP; công tác y  tế, vệ sinh học đường; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác chăm sóc, nuôi  dưỡng trẻ. Do ngành học, Trung tâm y tế  và  Ủy ban nhân  dân huyện, xã tổ  11
  15. chức.  Ban Giám hiệu mời chuyên viên Y tế về trường bồi dưỡng kiến thức, thực hành  về phòng,   chống   và   xử   trí   các   tai   nạn   thường   gặp   cho   100%   CB­GV­NV.   Tổ chức các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường học an   toàn của nhà trường. Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến   phức tạp thường xảy ra trong nhà trường để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, trao   đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết. Tổ  chức thi quy chế  chăm sóc  nuôi dạy trẻ  (vừa lý thuyết vừa thực hành) một lần/năm. Phân công giáo viên  kiêm nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc sức  khỏe, xử  trí các tai nạn thường gặp gặp như: Bỏng nước sôi, điện giật, hóc, sặc, gẫy   tay, gẫy chân, ngạt nước, chảy máu, choáng, gió… Tổ chức các chuyên đề một  năm 3 lần trực tiếp bồi  dưỡng cho giáo viên thực hành trên búp bê, hay trên trẻ..               * Kết quả đạt được: Nhà trường đã mua và phô tô nhiều tài liệu liên quan  đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các TNTT thường gặp và  phát cho 100% các nhóm/lớp, các bếp để giáo viên, nhân viên nghiên cứu và học  tập. Ban giám hiệu đã tạo điều kiện cho 100% CB­GV­NV tham gia lớp tập   huấn công tác VSATTP tham gia các chuyên đề phòng chống TNTT do trung tâm  y tế  (TTYT) dự  phòng và Phòng giáo dục tổ  chức. Cung cấp tài liệu cho giáo   viên nghiên cứu về công tác phòng chống cháy nổ ở nhà trường. Nhà trường đã  tổ  chức bồi dưỡng thực hành được 03 chuyên đề  về  xử  trí TNTT thường gặp,  tại các buổi sinh hoạt chuyên môn và họp Hội đồng sư  phạm. 100% giáo viên,  nhân   viên   hưởng   ứng   tham   gia   học   tập   tích   cực   và   rút   ra   được   nhiều   kinh  nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ. 100% giáo viên, nhân viên đã nắm  được kiến thức, kỹ  năng cơ  bản về  cách phòng chống và xử  lý các loại dịch  bệnh khi giao mùa cũng như một số các tai nạn thường xẩy ra với trẻ hằng ngày   .                                                                                                          12
  16.            2.4. Tổ  chức công tác tuyên truyền phòng, chống TNTT cho trẻ  với   nhiều hình thức và nội dung thiết thực: Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành   công hay không thành công của một hoạt động nào đó trong trường mầm non.   Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân, phụ  huynh cộng đồng xã hội  hiểu rõ về  mục đích của một hoạt  động hoặc một chương trình nào đó trong  trường mầm non và ý thức cùng phối hợp với  nhà trường để  thực hiện. Chính  vì vậy mà trường mầm non cần phải làm tốt công tác tuyên truyền. Trên thực tế  nhìn chung nhân dân biết rất ít về kiến thức và các kỹ  năng thực hành công  tác  phòng, chống TNTT cho trẻ. Muốn nhân dân, cha mẹ  trẻ  và cộng đồng xã hội  trên địa bàn hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng, chống TNTT cho trẻ  thì trường mầm non phải “Tự  mình nói về  mình” bằng nhiều hình thức tuyên   truyền tốt, khéo léo, rõ ràng, rộng rãi, với nhiều hình thức, thì công tác tuyên  truyền sẽ đạt hiệu quả tốt. Qua đó sẽ thu hút được nhiều trẻ đến trường, nhận  được nhiều sự quan tâm ủng hộ  của nhân dân của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã  hội  ở  địa phương để  nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.  Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, ngay từ đầu năm  học   Ban   giám   hiệu   nhà   trường   đã   xây   dựng   nội   dung   và   các   hình   thức   tuyên truyền về  công tác phòng, chống TNTT cho trẻ  cho năm học như  sau:               Tuyên truyền cho các xóm trên địa bàn với các nội  dung: Làm rõ vai trò  của việc phòng, chống, TNTT cho trẻ; tầm quan trọng của công tác chăm sóc,  nuôi dưỡng, giáo dục (CS­ ND­ GD) trẻ   ở  trường mầm non; các kiến thức  phòng, chống, TNTT; ý nghĩa của các công tác phòng, chống TNTT; các nhiệm  vụ trọng tâm trong năm học trú trọng với các nhiệm vụ phòng, chống TNTT. Tổ  chức họp phụ huynh đầu năm với các nội dung tuyên truyền: Đánh giá kết quả  CS­ ND­ GD trẻ kết quả thực hiện các hoạt động của năm học trước; ý nghĩa  của các hoạt   động của bé  ở  trường mầm non, trong  đó có hoạt  động  đảm  13
  17. bảo an toàn cho trẻ, không có TNTT xảy ra có liên quan trực tiếp đến sự  phát   triển toàn diện của trẻ; thông qua nội dung, quy chế phối hợp giữa gia đình và  nhà trường và yêu cầu phụ huynh ký cam kết; thông qua các nhiệm vụ trọng tâm  trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an  toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ; vận động phụ  huynh đóng góp tự  nguyện   ngoài các khoản quy định, để  mua sắm trang thiết bị  xây dựng trường trường  học an toàn; tổ chức các buổi họp phụ huynh giữa năm, cuối năm để báo cáo kết   quả thực hiện trong học kỳ I, năm học và kết quả xây dựng trường học an toàn,  phòng, chống TNTT cho trẻ; liên hệ  với lãnh đạo địa phương tổ  chức tuyên  truyền các nội dung trên tại các buổi họp của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân  dân xã, các đoàn thể  của xã như: Mặt trận tổ  quốc, hội nông dân, hội phụ  nữ,  đoàn   thanh   niên…Qua   đó   nội   dung   tuyên truyền   được   sâu   rộng   trong   nhân  dân. Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường với các nội dung: Xây  dựng các nội dung  ở  bảng tin theo từng thời điểm; trang bị  hệ  thống các biểu   bảng, panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ đề năm học và các cuộc vận  động và các phong trào thi đua. Dán ảnh của các hoạt động, các hội thi của nhà   trường; in các biểu bảng có nội dung về  các kiến thức CS­ GD­ ND theo khoa   học. Chỉ  đạo giáo viên xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với phụ  huynh   với các nội dung: Chương trình thực hiện theo các chủ đề cho từng độ tuổi; kết  quả  CS­ ND­ GD trẻ qua từng giai đoạn trong năm; các nội dung cần phối hợp  với phụ huynh để phòng, chống các dịch bệnh và TNTT cho trẻ; tổ chức tốt các  hội thi trong năm học mời phụ  huynh đến dự; tổ  chức tốt các hoạt động văn  hoá, văn nghệ   ở  trường, tham gia biểu diễn, giao lưu với  các đoàn thể   ở  địa  phương tổ chức; tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ ở trường trong năm học như:   Ngày khai giảng năm học, ngày tết trung thu, ngày 20/11,ngày tết Noel, ngày 8/3,  ngày 1/6, ngày tổng kết năm học. Mời lãnh đạo xã, lãnh đạo xóm và phụ huynh   đến   dự.                                                                                                                                        * Kết quả: Với các nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú như trên  14
  18. chúng tôi đã thu được kết quả  như: Lãnh đạo, chính quyền địa phương, nhân  dân và cha mẹ  trẻ  trên địa bàn đã hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục  mầm non nói chung và việc xây dựng trường học an toàn,  phòng, chống TNTT  cho trẻ nói riêng; nắm được ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường giúp các  bé phát triển một cách toàn diện, biết được các nhiệm vụ  trọng tâm của năm  học. Qua đó nâng cao được ý thức trách nhiệm của cha mẹ  trẻ  khi cho con đi  học, có tinh thần đóng góp tự  nguyện để  xây dựng trường học an toàn, phòng,  chống TNTT cho trẻ; lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện mọi mặt cho công  tác tuyên truyền cũng như  vận động nhân dân, các đoàn thể   ủng hộ  và đầu tư  kinh phí cho nhà trường xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho  trẻ.              2.5: Xây dựng cơ  sở  vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ   trong các hoạt động ở trường mầm non:  Cơ sở vật chất của trường mầm non là yếu tố tác động trực tiếp đến quá  trình CS­ ND­ GD trẻ. Không thể CS­ ND­ GD trẻ theo mục  tiêu của ngành học  nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng. Trong Điều lệ trường mầm non,  điều   40,41   đã   quy   định   yêu   cầu   về   cơ   sở   vật   chất   của   trường   mầm   non,   phải đảm yêu cầu của việc CS­ ND­ GD trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị,  đồ  dùng đồ chơi có đảm yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt  động. Chính vì vậy Ban giám hiệu nhà trường trong nhiều năm qua đã luôn chú  trọng đến việc xây dựng cơ  sở  vật chất đầy đủ, phù hợp để  tạo điều kiện an  toàn cho trẻ  trong mọi hoạt động. Qua đó đã giảm thiểu được các TNTT cho  trẻ. Ngay từ  trong thời gian hè hàng năm tôi đã chỉ  đạo giáo viên, nhân viên rà   soát lại toàn bộ  cơ  sở  vật chất, trang thiết bị, đồ  dùng, đồ  chơi báo cáo cụ thể  với Ban giám hiệu số trang thiết bị, đồ  dùng, đồ  chơi cũ, hỏng, cần thay thế và  bổ sung. Căn cứ vào số liệu báo cáo của các bộ phận sau khi rà soát. Ban cơ sở  vật chất của nhà trường đi kiểm tra thực tế, sau đó xây dựng kế hoạch mua sắm  bổ sung, thay thế, sửa chữa theo thứ tự ưu tiên. Trong các năm học gần đây Ban  15
  19. giám hiệu nhà trường đã cân đối các nguồi tiền của nhà trường kết hợp với sự  ủng hộ  của các bậc phụ  huynh và sự  quan tâm đầu tư  của phòng Giáo dục và   Đào tạo huyện Kim Bôi Đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi  phục vụ công tác CS­ ND­ GD trẻ tương đối đã hoàn thiện. Đã xây dựng được  môi trường an toàn cho trẻ hoạt động cụ  thể như  sau:                                               * Kết quả đạt được: Nhà trường đạt 10/10 nhóm/lớp có tương đối đủ các  đồ  dùng, đồ  chơi theo danh mục của Chương trình Giáo dục mầm non mới, có  đủ  bàn ghế  cho trẻ  đúng quy cách, có đủ  các đồ  dùng phục vụ  chăm sóc riêng  cho từng trẻ tại lớp. 10/10 nhóm/lớp đã được đầu tư các trang thiết bị hiện đại  như: Đầu đĩa, Ti vi…Các lớp đã có các biển báo nguy hiểm ở các ổ điện. Hàng  năm kịp thời thay thế, bổ  xung, các loại đồ  dùng, đồ  chơi không đảm bảo an   toàn cho trẻ. Hệ thống đèn chiếu sáng của các lớp đã được nâng cấp đảm bảo  tiêu chuẩn quy định. Có đầy đủ  nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày.  Nhà  vệ  sinh: Trang bị  đầy đủ  nước cọ  nhà, nước lau sàn, chổi xà phòng.. theo nhu  cầu hàng tháng. Được trang bị  đầy đủ  các bình chữa cháy  ở  các khu vực hành  lang. Tuy chưa có   phòng y tế  và nhân viên y tế  song nhà trường có giáo viên  kiêm nhiệm và trang bị tủ thuốc y tế đầy đủ  một số  thuốc cơ  bản và dụng cụ  cho việc sơ cứu ban đầu: Các biểu bảng theo dõi sức khỏe, các biểu bảng tuyên   truyền, phác đồ  sơ  cấp cứu TNTT. Trang bị đủ  các phương tiện cấp cứu như:   Bông, băng, nẹp gỗ, cồn sát trùng và một số đồ dùng y tế khác; với nhà bếp: Đã  được xây dựng và sắp xếp theo quy trình bếp một chiều,  đã được trang bị  đầy đủ  các trang thiết bị  hiện đại như: Hệ  thống bếp ga, tủ  cơm ga, tủ  lạnh   bảo quản thực phẩm và lưu thức ăn, Các dụng cụ chế biến và dụng cụ phục vụ  giờ ăn cho trẻ đã được trang bị hoàn toàn bằng inốc. Hàng năm thường xuyên bổ  sung thìa, bát, muôi.. đủ cho trẻ; hệ thống biểu bảng cho các bếp được trang bị  đầy đủ  theo yêu cầu, Trang bị đầy đủ  các bình chữa cháy cho các bếp. Với sân  chơi:  Sân chơi đã có từ 7­ 9 loại đồ chơi ngoài trời, phong phú về thể loại, chất   lượng đảm bảo, màu sắc đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ  hoạt động vui chơi.   16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2