intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Phú Nhuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Phú Nhuận" nhằm đánh giá thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo Trường Mầm non Phú Nhuận. Tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giúp giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ ở các lớp mẫu giáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Phú Nhuận

  1. Mục lục
  2. 1.Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Theo báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5-0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ.Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt, nó đã tác động rất nghiêm trọng sự phát triển bền vững của đất nước [1]. Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạplà nguy cơgây ra tỷ lệ tử vong cao, hậu quả để lại nặng nề, không thể dự báo trước được mức độ thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, đời sống văn hóa vật chất cũng như tinh thần của người dân. Đặc biệt trẻ em bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thảm họa thiên nhiên này như: Tiếp cận với thực phẩm, nước uống, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đang bị đe dọa và áp lực lên cộng đồng, do mất nguồn thu nhập và tài sản điều này làm tăng sự tiếp xúc của trẻ với bạo lực, bóc lột và lạm dụng. Phụ nữ cũng có xu hướng bị ảnh hưởng không nhỏ, làm tăng thêm các tác động tiêu cực đối với trẻ em, vì các em sẽ ít được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc chăm sóc[2]. Như chúng ta đã biết dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giớivà trẻ em chiếm 1/3 dân số Việt Nam. Chính vì vậy trẻ em là mầm xanh, là trụ cột của đất nước, có vai trò cốt lõi để làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Giáo dục mầm non có vai trò đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, do đó giáo dục mầm non có vị trí quan trọng đặc biệt trong chiến lược giáo dục bảo vệ môi trường, phòng ngừa và giảm nhẹ thảm hoạ của biến đổi khí hậu. Trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói riêng rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nền nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này. Việc hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên quan tâm tới thế giới xung quanh, có lối sống vệ sinh ngăn nắp phụ thuộc vào rất nhiều nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Do đó việc giáo dục trẻ khả năng nhận biết và ứng phó với một số biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục mầm non là hoàn toàn đúng và phù hợp. Thực tếcho thấy ở những năm học trước, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vềnội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu, cách ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ đã thực hiện tuy nhiên vẫn chưa được trú trọng, giáo viên chỉ có những kiến thứcsơ đẳng nên việc dạy trẻ hình thành hành vi, thói quen ứng phó với biển đổi khí hậu chưa cao.Nhận thức được tầm quan trọng đóbản thân là phụ trách chuyên môn nhà trường, tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng, hướng dẫn cho giáo viên nội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường là hết sức cần thiết. Nếu thực hiện tốt được nội dung này sẽ góp phần giúp giáo viên nắm vững
  3. mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo đạt kết quả cao góp phần vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục năm học, vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậucho trẻ mẫu giáo trường mầm non Phú Nhuận”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là: - Đánh giá thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo Trường Mầm non Phú Nhuận - Tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giúp giáo viênnắm vững mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậucho trẻở các lớp mẫu giáo - Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo và ý thức giữ gìn môi trường cho trẻ. - Giúp trẻ có một số kiến thức về biến đổi khí hậuvà cách ứng phó với biến đổi khí hậutrong trường Mầm non 1.3. Đối tượng nghiên cứu “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Phú Nhuận”. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thống kê toán học 2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyển tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai. Sự biến đổi khí hậu sẽ có tác động hết sức to lớn đến sự sống cũng hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người[3]. *Các biểu hiện của biến đổi khí hậu Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
  4. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển [4]. * Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu. - Hiệu ứng nhà kính; Mưa axit; Thủng tầng ôzôn; Sóng thần; Hiện tượng sương khói.... - Hạn hán - Cháy rừng - Mưa gió, bão, lũ....[5]: - Ngành giáo dục với sứ mệnh cao cả trong nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, với mạng lưới rộng khắp cả nước, với đội ngũ giáo viên hùng hậu, với chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục đóng vai trò to lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho thế hệ trẻ. Mục tiêu và định hướng cơ bản của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là giúp người học quan tâm về vấn đề khí hậu, hiểu rõ nguyên nhân và hiệu quả của biến đổi khí hậu, giúp cá nhân và cộng đồng tiếp cận với những giải pháp bảo vệ và ứng phó với biến đổi khí hậu chứ không đơn giản là kiến thức, kỹ năng liên quan đến biến đổi khí hậu và cách ứng phó. Nâng cao ý thức về biến đổi khí hậu cần phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, từ khi trẻ còn nhỏ và bắt đầu bằng những việc nhỏ, gần gũi, giúp các em biếtbảo vệ môi trường, tôn trọng môi trường thiên nhiên, các nguồn thiên nhiên để bảo vệ khí hậu. Đơn giản như việc tắt đèn khi không cần thiết, hoạt động tiết kiệm nước, bảo vệ cây xanh, không vứt rác ra đường,…, tất cả những điều thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên và các nguồn lực có hạn mà chúng ta có, điều đó sẽ giúp giảm thải các tác nhân có hại cho khí hậu. Những kiến thức đó sẽ ăn sâu và tạo thành ý thức cho trẻ trong suốt cuộc đời. Việc giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậucho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non chính là giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống xung quanh trẻ; nhận diện được môi trường bị ô nhiễm; biết được tác hại, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, đến cuộc sống của con người; hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng, thói quen và hành động bảo vệ môi trường chung quanh; giúp trẻ có thái độ tích cực, thân thiện đối với môi trường. Đồng thời,bước đầu hình thành cho trẻ những năng lực cần thiết để tham gia các hoạt động thực tế, trải nghiệm nhằm tìm hiểu và giữ gìn, bảo vệ bản thân, bảo vệ môi trường.[6] Với trẻ mẫu giáo khả năng chú ý, ghi nhớ đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ thích tìm tòi khám phá và luôn tò mò. Đặc biệt là thích được trải nghiệm trực tiếp. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ cần giáo viên biết tích hợp nội dung về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu trong các hoạt động hàng ngày của trẻ một cách phù hợp thì chắc chắn mục tiêu giáo dục sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
  5. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Xét thực tế tại trường, lớp và năng lực của giáo viên mẫu giáo trường Mầm non Phú Nhuận, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.1. Thuận lợi Năm học:2019-2020 nhà trường được công nhận lại trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 2. - Trường có tổng số 40 CBGV, NV, trong đó có 03 CBQL,1 kế toán và 36 giáo viên biên chế;100% giáo viên mẫu giáo có trình độ đạt trên chuẩn. - Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang phòng học rộng rãi,với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như:Có kết nối mạng internet, có ti vi, máy vi tính, ...phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục hàng ngày. - Môi trường giáo dục được trang trí theo hướng lấy trẻ làm trung tâm,sạch đẹp, gần gũi, thân thiện, thuận tiện cho giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục cũng như giáo dục về biến đổi khí hậu, cách ứng phó với biến đổi khí hậu. -Đa phầnphụ huynh học sinh ủng hộ các hoạt động của nhà trường, đặc biệt hoạt động giáo dục trẻ về biến đổi khí hậu và cách ứng phó. 2.2.2. Khó khăn - Trước sự diễn biến phức tạp của đại dịch covid-19 năm học: 2021-2022 là một năm học đầy rẫy những khó khăn, thách thức với bậc học Mầm non cũng như của trường mầm non Phú Nhuận nói riêng về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục đặc biệt trong công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần của trẻ, có thời điểm trẻ không đến trường được nên đã ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục trẻ về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng. - Tuy đã được đầu tư xây mới phòng học, phòng đa năng và một số hạng mục khác song đến nay nhà trường vẫn còn thiếu phòng học (2 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi phải học nhờ vào phòng đa chức năng). Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục còn hạn chế chủ yếu là đồ dùng trang cấp.Tài liệu về giáo dục biến đổi khí hậu chưa phong phú. - Năng lực chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều bên cạnh những giáo viên trẻ năng động sáng tạo thì còn một số giáo viêncó tuổi đời cao, việc tiếp thu các chuyên đề mới, ứng dụng công nghệ thông tin và lồng ghép các nội dung giáodục cũng như rèn kỹ năng phòng chống thiên tai cho trẻ vào các các hoạt động hàng ngày còn hạn chế và mang tính đối phó. - Khả năng nhận biết và ứng phó với các hiện tượng của biến đổi khí hậu của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa có ý thức thực hành bảo vệ môi trường - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề giáo dục biến đổi khí hậu đang còn xem nhẹ, nênchưa chú trọng đến việc giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh hiểm họa thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. 2.2.3.Kết quả của thực trạng Từ thực trạng trên ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát cô và trẻ với kết quả như sau
  6. Kết quả khảo sát thực trạng của cô và trẻ trước khi áp dụng sáng kiến. Số lượng khảo sát Kết quả khảo sát Nội dung TT khảo sát Đạt Tỉ lệ CĐ Tỉ lệ Về phía giáo viên % % 1 Cô Khả năng lập kế hoạch giáo dục cho 1.1 trẻ phù hợp, sát mục tiêu và đối tượng. 36 33 91.6 3 8.4 Mức độ thực hiện kế hoạch và năng 1.2 lực tổ chức các hoạt động giáo dục về 36 32 88.8 4 11.2 biến đổi khí hậu và cách ứng phó Khả năng sáng tạo của giáo viên trong 1.3 việc lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động. 36 31 86.1 5 13.9 Công tác tuyên truyền phối kết hợp 1.4 với phụ huynh. 36 34 94.4 2 5.6 Về phía học sinh Đạt Tỉ lệ CĐ Tỉ lệ 2 Trẻ % % Khả năng nhận biết được một số biểu 2.1 hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu. 418 345 82.6 73 17.4 Trẻ có một số kỹ năng cần thiết để 2.2 ứng phó với các hiện tượng của biến 418 318 76.1 100 23.9 đổi khí hậu khi xảy ra. Trẻ biết quan tâm, chia sẻ với các bạn, 2.3 những người xung quanh khi các hiện 418 333 79.7 85 20.3 tượng của biến đổi khí hậu xảy ra. Trẻ thể hiện ý thức thực hành tiết kiệm, bảo vệ môi trường để ứng phó 2.4 418 329 78.8 89 21.2 với các hiện tượng của biến đổi khí hậu. Từ những kết quả khảo sát như trên tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp đã thực hiện sáng kiến để các đồng nghiệp cùng tham khảo. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Giải Pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ về biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu Thông điệp của ngành giáo dục trong giai đoạn 2018-2023 là:“Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai, chuẩn bị sẵn sàng và đảm bảo an toàn trong trường học là trách nhiệm của ngành giáo dục và của toàn xã hội.”[5]
  7. Vì vậy việc đưa giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai vào trường lớp mầm non là cần thiết, để làm được việc này mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên cần phải nắm vững nội dung và phương pháp giáo dục biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo. Xác định được tầm quan trọng này ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện như sau. * Đối với bản thân Chú trọngnghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên về nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Từ đóxây dựng kế hoạch cụ thể đểtham mưu với hiệu trưởng nhà trườngnhằm chỉ đạo giáo viênthực hiện nghiêm túc, có hiệu quảviệc lồng ghép tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai vào hoạt động giáo dục như: - Tham mưu với hiệu trưởng về công tác tuyên truyền kế hoạch hoạt động của nhà trường, công tác xã hội hóa giáo dục để có được sự đồng tình ủng hộ từ phía phụ huynh trong tất cả các hoạt động, đặc biệt việc hỗ kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. -Tham gia, nghiên cứu và triển khai các nội dung chuyên đề mới. - Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động trong chương trình có tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho giáo viên - Chỉ đạo giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép thực hiện nội dung giáo dục trẻ về biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu trong hoạt động hàng ngày của lớp mình. - Chỉ đạo cho giáo viên, nhân viên làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ vềbiến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai tại gia đình trong tình hình phòng, chống dịch covid-19 mới. - Chỉ đạo các lớp xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp theo từng thời điểm treo ở góc trao đổi với phụ huynh. - Đánh giá thực chất kết quả thực hiện qua những lần dự giờ, kiểm tra của Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân. - Tham mưu với Hiệu trưởng đưa nội dung của sáng kiến vào tiêu chí thực hiện phong trào thi đua của của năm học. * Đối với giáo viên, nhân viên - Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Không đưa nội dung sáng kiến nàyvào từng đề tài riêng mà chỉ lồng ghép, tích hợp vào trong các hoạt động hằng ngày sao cho phù hợp, nên tập trung lồng ghép vào các hoạt động vui chơi, múa hát, vẽ, kể chuyện, chơi,hoạt động góc… -Việc lồng ghép phải nhẹ nhàng, đơn giản, hấp dẫn, không gượng ép và thật gần gũi với đời sống xung quanh trẻ, bảo đảm tính vừa sức, phù hợp từng độ tuổi. - Giúp trẻ nhận biết được vai trò của môi trường, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai đối với đời sống con người và những tác động của con người đối với môi trường.Thúc đẩy được tính tò mò, lòng ham thích được tiếp xúc với môi trường xung quanh, khám phá thiên nhiên của trẻ.
  8. Hình thức thực hiện nội dung: Giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Nội dung giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu được tích hợp thông qua các chủ đề lớn. - Nội dung giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, chống thảm họa do thiên tai được tích hợp vào nội dung các thời điểm trong một ngày ở trường mầm non như: (giờ đón, trả trẻ; hoạt động học; chơi hoạt động góc; chơi,hoạt động ngoài trời; hoạt động lao động vệ sinh; chơi, hoạt động chiều; nêu gương ...). - Tổ chức trò truyện giao lưu với nội dung giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai phòng ngừa, ứng phó giảm nhẹ thiên tai. - Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc hướng dẫn giáo dục trẻ kỹ năngnhận biết biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết quả: 100% cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo đề ra và đạt kết quả tốt. Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên tích hợp, lồng ghép nội dung về biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ vào các hoạt động học Giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu phải được thực hiện thường xuyên, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học.Trong điều kiện hiện nay, cần giáo dục thích ứng biến đổi khí hậu bằng nhiều hình thức, nhiều nội dung khác nhau, được tổ chức lồng vào cáchoạtđộng học trong chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, thường xuyên tổ chức, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn. Ở trường Mầm non trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau như: Hoạt động khám phá khoa học, Âm nhạc, làm quen tác phẩm Văn học, tạo hình... Mỗi một hoạt động trên đều có những đặc trưng và ưu thế riêng nhưng đều giúp cho trẻ phát triển các kỹ năng quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi..... để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng - hành động không đúng với việc ứng phó với biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu. Từ đó kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với thiên nhiên, với môi trường sống. *Thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc Tôi luôn chỉ đạo giáo viên ở tổ mẫu giáo chú trọng trong việc chọn bài hát dạy trẻ ở từng độ tuổi, những bài hát có nội dung về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về biến đổi khí hậu thông qua báo, đài, qua các trang web chuyên biệt về môi trường, về biến đổi khí hậu.Vì thế giáo viên đã biết sàng lọc, lựa chọn nội dung giáo dục biến đổi khí hậu sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Ví dụ: Khi dạy hoạt động âm nhạc ở chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” - Đối với trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe hát, hát, vận động minh họa các bài hát liên quan đến thời tiết, biến đổi khí hậu như bài hát “Trời nắng, trời mưa”, “Chotôi đi làm mưa với”, “Âm thanh của tôi”… - Đối với trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe hát, hát, vận động theo nhạc các bài hát có nội dung về thời tiết, trái đất, môi trường, biến đổi khí hậu như bài hát “Bốn mùa của bé”, “Giai điệu của mưa”, “Đêm và ngày”
  9. - Đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, giáo viên cần dạy trẻ hát, nghe hát,vận động theo nhạc các bài hát có nội dung về thời tiết, trái đất, biến đổi khí hậu và cách ứng phó như bài hát “Trái đất này là của chúng mình”, “Em yêu cây xanh”; “Sau mưa”; .. *Thông qua hoạt động Tạo hình Tôi luôn chỉ đạo giáo viên mẫu giáo lồng ghép tích hợp vào hoạt động học như: Chỉ đạo giáo viên yêu cầu trẻ vẽ, cắt, dán, nối tranh ảnh về trái đất, các nguồn nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm, lựa chọn trang phục, đồ ăn thức uống phù hợp với thời tiết. Tô màu tranh vẽ bạn có hành vi đúng trong tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động học Tạo hình ở chủ đề “Bản thân” tôi chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung lồng ghép tích hợp phù hợp với từng độ tuổi. -Với trẻở độ tuổi 3-4 tuổi tôi chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ tô màu và nối những hành vi đúng trong tranh vẽ có nội dung về bảo vệ môi trường (Bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây….). - Với trẻ mẫu giáo độ tuổi 4-5 tuổi, tôi chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ vẽ, tô màu, cắt dán tranh ảnh vệ sinh cá nhân trẻ, hành động trẻ bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm…. -Với trẻ mẫu giáo đội tuổi 5-6 tuổi, tôi chỉ chỉ đạo giáo viên ngoài việc hướng dẫn trẻ vẽ, cắt dán, nặn...cần trú trọnghướng dẫn trẻ sưu tầm tranh ảnh có nội dung về hậu quả của bão, lốc xoáy, hạn hán, sạt lở đất… làm an bum. Làm sách tranh về biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu... *Thông qua hoạt động Khám phá khoa học. Thông qua hoạt động này cho trẻ tìm hiểu về trái đất, trẻ được xem tranh, thảo luận về trái đất (trái đất có nước, không khí, trên trái đất có con người, động vật và cây cối sinh sống). Cho trẻ tìm hiểu về đất, nước, không khí trẻ thảo luận về lợi ích của đất nước, cách bảo vệ nguồn nước sạch như sử dụng tiết kiệm, không xả rác, thả xuống nguồn nước... Cách giữ không khí trong lành như trồng cây, biết thu gom, phân loại và đổ rác đúng nơi quy định, không đốt củi, rơm, rạ, đi vệ sinh đúng nơi quy định.. Cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình và thảo luận tìm hiểu về thời tiết, khí hậu, biểu hiện của biến đổi khí hậu. tham quan thực tế, thảo luận để tìm hiểu về một số nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu. Tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu gây ra bão lốc, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng.Cho trẻ quan sát môi trường sống xung quang trẻ, tìm hiểu nơi nào an toàn, không an toàn để trú ẩn hoặc tránh xa nơi nguy hiểm khi có thiên tai xảy ra. Ví dụ -Khi hướng dẫn hoạt động Khám phá khoa học ở chủ đề “Bản thân” Tôi đã chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ nhận biết đặc điểm an toàn, không an toàn và cách bản thân trẻ đi đến nơi an toàn nhanh nhất để phòng chống tai nạn thương tích khi có thiên tai xảy ra (Bão, lũ, lụt, sạt lở đất, cháy…). Nhận biết một số tác nhân gây nguy hiểm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, nắng nóng kéo dài làm cho người mệt mỏi.. khát nước, mất nước, dễ bị say nắng ốm đau… Rét kéo dài làm trẻ dễ bị cảm lạnh, ho,viêm phổi. Lũ, lụt làm ô nhiễm môi trường, trẻ dễ bị tiêu chảy, đau mắt... bị đuối nước và một số bệnh khác. Dạy trẻ biết khi trời nắng nóng cần uống đủ nước, không đi ra ngoài trời nắng to khi
  10. không cần thiết, nếu đi cần phải đội mũ, nón, đeo khẩu trang. Trời rét đậm trẻ phải mặc đủ ấm, quàng khăn, đội mũ, đi tất, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để chống rét, trời mưa, bão trẻ phải ở trong nhà, tuyệt đối không được ra ngoài trời, không đứng dưới cây to, tránh xa các cột điện và dây điện. Nếu có lũ lụt, triều cường, trẻ phải tuân thủ sự hướng dẫn của người lớn di chuyển lên cao, tránh xa các vùng, hố nước sâu có dấu hiệu, cảnh báo nguy hiểm. Hay khi hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học ở chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” Tôi đã chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ xem tranh, băng hình, trao đổi, trò chuyện về nước, biết nước có từ đâu? Nước giúp gì cho chúng ta? Vì sao nước bị ô nhiễm. Trẻ tìm hiểu về các trạng thái và ích lợi của nước, nước bốc hơi, nước nóng và nước lạnh, nước đá...Cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình, trao đổi, trò chuyện về mưa. Mưa có từ đâu? Nếu mưa nhiều, mưa to điều gì sẽ xảy ra? Trẻ cần làm gì? Không nên làm gì khi trời mưa? Trẻ xem tranh, băng hình, trao đổi, trò chuyện về gió, gió có từ đâu? Chúng ta có thể nhìn thấy gió không? Làm thế nào để biết có gió hay không? *Thông qua hoạt động làm quen Văn học Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó kho tàng văn học thiếu nhi là bất tận do đó mỗi khi chọn đề tài tôi luôn chú ý đến nội dung của bài thơ, câu chuyện, các câu tục ngữ, ca dao như chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ nghe, kể chuyện, tự kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về thời tiết, biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu Ví dụ : Khi hướng dẫn hoạt động Làm quen với Văn học ở chủ đề “Thực vật” tôi đã chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe, kể chuyện, đọc thơ, ca dao về biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu như câu chuyện “Nỗi đau của lá”, “Truyện cây trái trong vườn”, “ Sự tích hoa đào”…, những bài thơ “Cây dây leo”, “Dông chiều”, “Có mưa”…Hướng dẫn trẻ làm sách tranh về biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Như vậy việc lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động quả thật rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép tích hợp để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống đến thiên tai, bệnh tật của con người, động vật và cây cỏ, hoa lá… Kết quả: Việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu cách ứng phó và giảm nhẹ thiên tai vào hoạt động học đã đạt hiệu quả cao khi thực hiện. Cụ thể: Trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động học trẻ hiểu về biến đổi khí hậu, thiên tai từ đó trẻ có ý thức về phòng tránh thiên tai là bảo vệ môi trường xung quanh trẻ. Có ý thức được việc bỏ rác đúng nơi đúng loại, biết bảo vệ thiên nhiên cây hoa lá.Ý thức được hành vi đúng, sai khi chăm sóc bản thân và môi trường, cách xử lý khi thời tiết thay đổi. có một số kiến thức, hành vi, thái độ của mình về tác hại của thiên tai (biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, biết bỏ rác và phân loại rác). Giải pháp3: Chỉ đạo giáo viên dạy trẻ Mẫu giáo hình thành những kỹ năng ứng phó vớibiến đổi khí hậu theo chủ đề Ở lứa tuổi Mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nề
  11. nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển nhân cách sau này. Đồng thời trẻ cũng rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy để hình thành những kỹ năng ứng phó vớibiến đổi khí hậu cho trẻ tôi đã chỉ đạo giáo viên phải hiểu rõ nội dung giáo dục trẻ về biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trong trường mầm non cần phù hợp với mức độ phát triển của trẻ. Việc tích hợp nội dung này được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực giáo dục trong các chủ đề, đó là giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, giáo dục phát triển thẩm mỹ. Ví dụ: Ở chủ đề “Trường Mầm non” Với các cháu độ tuổi 3-4 tuổi.Tôi chỉ đạo giáo viên trò chuyện với trẻ về trường Mầm non, xác định những vị trí khu vực, địa điểm an toàn mà trẻ có thể di chuyển đến đó khi có thiên tai. Khi có thảm họa thiên tai nhắc trẻ không được sợ hãi, không hoảng loạn, bình tĩnh thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của cô giáo, giúp cô giáo đóng cửa nếu cần thiết, không tự ý ra khỏi lớp, hoặc ra khỏi nơi sơ tán khi không có người lớn bên cạnh, cần biết tìm nơi trú ẩn an toàn, biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm.Đối với trẻ 4-5 tuổi ngoài việc hướng dẫn trẻ như trẻ 3-4 tuổi thì giáo viên hướng dẫn trẻ xác định những vật dụng có sẵn ở trường cần thiết phải sử dụng khi có thiên tai... Cụ thể như lớp 3-4 tuổi Thung Khế cô Lê Thị Huê đã sử dụng hình ảnh đã chụp thực tế tại trường Mầm non Phú Nhuậnđể trò truyện và hướng dẫn trẻ phải làm gì khi gặp trời mưa. Hình ảnh lớp 3-4 tuổi Thung Khế trò truyện giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó khi trời mưa *Giáo dục cho trẻ cần làm gì khi trời mưa, giông, sấm, sét Để giáo dục trẻkhi có hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa, giông, sấm, sét, lũ lụt… Trẻ phải chạy ngay vào nhà, lớp học, không được chơi đùa ngoài trời. Nếu ở trong nhà trẻ phải tắt ti vi, máy tính, quạt điện… và tránh xa các thiết bị điện. Đồng thời tránh những chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước. Nếu đang ở ngoài trời trẻ hãy nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn để ẩn nấp, tuyệt đối không được nấp dưới những cây to, cột điện và những vật dụng bằng kim loại để đề phòng sét đánh và biết gọi cho người lớn khi gặp nguy hiểm. Để thực hiện tốt nội dung này tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm hình ảnh thực tế tại địa phương, đồng thời sử dụng công nghệ thông tin để cắt ghép hình sao cho chân thực để khi hướng dẫn trẻ đạt hiệu quả hơn
  12. Ví dụ: Lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi Thung Khế dùng hình ảnh mưa lũ tại cầu tràn Phú Sơn; Mẫu giáo3-4 tuổi A3.... Hình ảnh GV giáo dục kỹ năngnhận biết, phòng tránh sấm chớp, mưa lũ * Giáo dục trẻ cần làm gì khi có bão, lốc xoáy Giáo viên cần cung cấp cho trẻ nhận biết hiện tượng bão,lốc xoáy cũng như biết được những việc nên làm khi có bão lốc xãy ra như: Trẻ ở trong nhà cần tìm nơi trú ẩn an toàn có vị trí sát mặt đất nhất. Nếu ở ngoài trời hãy chạy về nhà ngay đóng cửa lại hoặc tìm bãi đất trống hay rãnh, mương, hố không có nước nằm xuống thật sát mặt đất, che kín đầu để khỏi bị thương do đất đá, cành cây rơi xuống. Không núp dưới bóng cây to dưới những ngôi nhà không chắc chắn hoặc quá lớn vì đó là những nơi rất dễ bị sụp đổ. Dạy trẻ tuyệt đối không được trú ẩn trong ô tô, tránh bị lốc xoáy cuốn đi, không chơi ngoài trời, không tắm mưa, tránh xa các hố ga, đoạn dây điện bị đứt. Hình ảnh giáo viên lớp 5-6 tuổi A2giáo dục trẻ nhận biết hiện tượng lốc xoáy * Giáo dục trẻ cần làm gì khi có lũ, sạt lở đất, triều cường Để giáo dục cho trẻ nhận biết hiện tượng có lũ, sạt lỡ trẻ khi xảy mưa lũvà có kỹ năng đảm bảo an toàn, tuyệt đối không được tùy ý đi chơi khi không có người lớn đi kèm. Hay không chơi ở triền đồi, triền núi sau các đợt mưa lũ kéo
  13. dài vì rất dễ bị sạt lở đất, không được tự bơi lội hoặc chơi đùa ở bờ sông, bờ ao tránh đuối nước và sạt lở đất, tránh xa dây điện, miệng cống, trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm. Trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, không sử dụng nước nhiễm bẩn trong mưa lũ để tránh dịch bệnh. Tôi chỉ đạo giáo viên tận dụng tối đa việc sử dụng những tư liệu có từ thực tế của địa phương. Ví dụ: Chủ đề: “Nước và hiên tượngtự nhiên”, lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi Thung Khế đã sử dụng hình ảnh mưa lũ làm sạt lỡ đất ở Thôn Thung Khế; Tác hại sau mưa lũ ở thôn Tân phú... để cùng trẻ thực hiện hoạt động khám phá khoa học. Hình ảnh Lớp 4-5 tuổi Thung Khế tìm hiểu về lũ lụt và tác hại sau lũ * Giáo dục trẻ cần làm gì khi có cháy, hỏa hoạn Bên cạnh việc cung cấp cho trẻ kiến thức nhận biết hỏa hoạn thì giáo viên cần dạy trẻ khi kỹ năngứng phó khi có cháy như: Phải hét thật to để báo cho người lớn và mọi người xung quanh biết. Nếu cháy ở trong phòng hãy dùng khăn ướt bịt mũi để hạn chế hít phải khói độc, bò bằng đầu gối dưới đám khói và thoát ra ngoài càng nhanh, càng tốt, nếu quần áo bị cháy hãy nằm ngay xuống đất che mặt và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa tắt, không được chạy lung tung vì lửa sẽ càng cháy nhanh hơn, không được nấp dưới gầm giường, tủ hãy luôn tạo ra tiếng động để mọi người biết nơi ẩn nấp. Ví dụ: Ở chủ đề thực vật Lớp 4-5 tuổi A1 dùng hình ảnh vụ cháy rừng thông tại xã Hùng Sơn và Ngọc Linh thị xã Nghi Sơn vào ngày30-07-2020; Lớp 5-6 tuổi A3 dùng hình ảnh Cháy nhà tại số nhà 143 đường Lê Hoàn, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa vào ngày 29-8..... Hình ảnh GV trò truyện về các vụ cháy của địa phương Ví dụ: Chủ đề: “Nước và một số hiện tượng tự nhiên” Tôi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nhận biết một số dấu hiệu và tận dụng các cơ hội để trẻ được quan sát các hiện tượng tự nhiên đang hoặc sắp xảy ra, quan sát sự thay đổi của cảnh vật, sự thay đổi của các hoạt động của con người, con vật,
  14. trước những thay đổi của hiện tượng tự nhiên. Đối với chủ đề này giáo viên cần dạy trẻ biết sự cần thiết của nước đối với đời sống của con người và động thực vật trên trái đất, các loại nguồn nước (Nước biển, sông, suối, ao,hồ, giếng, ...). Các dấu hiệu để nhận biết thế nào là nước sạch, nước bẩn. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Vì sao phải bảo vệ nguồn nước? cần làm gì để bảo vệ nguồn nước thông qua các hoạt động thực hành khám phá các nguồn nước Hình ảnh: Giáo viên lớp 3 tuổi A3 cho trẻ khám phá các nguồn nước Tìm hiểu về ích lợi và tác hại của mưa biết trong mùa mưa hay xảy ra hiện tượng các cơn giông, sấm sét.Trẻ biết hiện tượng sét và cách phòng chống bị sét đánh không nên trú ẩn dưới các gốc cây to, trẻ biết được một số đồ dùng có thể sử dụng khi trời mưa, bão như ô, áo mưa, ủng… Trẻ biết được thời tiết là các hiện tượng nắng, mưa, gió, bão, nóng, lạnh, độ ẩm.. diễn ra trong một thời gian rất ngắn như sáng, trưa, chiều, tối, ở một khoảng không gian hẹp như xã, huyện, tỉnh, vùng. Giáo viên cần giải thích và phân biệt thời tiết và khí hậu. Khí hậu cũng là nắng, mưa, gió bão, lạnh, nóng, độ ẩm nhưng xảy ra trong một thời gian dài, mang tính lặp lại. Biết các mùa trong năm ở hai miền Bắc và miền Nam, sự thay đổi thời tiết. Các dấu hiệu để nhận biết lũ, lụt, dông tố, lốc, sấm sét, hạn hán, hỏa hoạn. Trẻ biết được hậu quả của biến đổi khí hậu nắng kéo dài sẽ xảy ra hạn hán, hỏa hoạn, dịch bệnh. Rét hậu quả của rét kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người và động thực vật. Kết quả: Thông qua các chủ đề thực hiện trong chương trình giáo dục mầm non, có 96% trẻ mẫu giáo Trẻ thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với các bạn và những người xung quanh khi thiên tai xảy ra. Có ý thức tuân thủ sự chỉ dẫn của người lớn khi thiên tai xảy ra. Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên sưu tầm, sáng tác trò chơi, bài thơ, hò, vè, câu đố về biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ Đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, bởi vui chơi đã gây ra những biến đổi về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” luôn được quán triệt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong hoạt động vui chơi, bên cạnh đó các bài thơ, ca dao, hò, vè, tục ngữ cũng là nguồn giá trị để trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm dần ý nghĩa của lời ca, từ đó tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm
  15. trong cuộc sống, ngoài ra thông qua những nội dung những câu ca dao, hò, vè, tục ngữ trẻ biết về thời hoạt động của ông cha ta để lại. Trong các hoạt động của trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng tôi đã chỉ đạo giáo viên lồng ghép các trò chơi theo hướng tích hợp nhằm giúp trẻ rèn luyện kiến thức và vận động cơ bắp, giác quan, tạo sự thoải mái trong hoạt động nhận thức từ đó giúp hoạt động học thêm sinh động. Tôi đã sưu tầm và sáng tác một số trò chơi có nội dung về biến đổi khí hậu và cách ứng phó để triển khai cho giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện. *Trò chơi sưu tầm: Trò chơi 1: Đô Mi no về biến đổi khí hậu Giúp trẻ ghi nhớ, nhận biết các hình ảnh về biến đổi khí hậu và các hành động để giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Trò chơi 2: Ai đúng, ai sai Giúp trẻ củng cố hiểu biết của trẻ về những nguyên nhân tác hại của hạn hán và cách ứng phó có lợi nhất. Trò chơi 3: Phản ứng dây chuyền Giúp trẻ ghi nhớ cách xử lý tình huống khi đi ngoài đường gặp mưa dông, sấm sét. Trò chơi 4: Bé cần làm gì khi có cháy Giúp trẻ nhận biết kí hiệu của cửa thoát hiểm, cầu thang thoát hiểm, trẻ biết cách xử lí khi xảy ra hỏa hoạn, trẻ biết tuân thủ sự hướng dẫn của người lớn khi xảy ra hỏa hoạn *Trò chơi sáng tác: Trò chơi “Thời tiết và khí hậu”: Giúp trẻ nhận biết đặc điểm của một số hiện tượng thời tiết. Trò chơi “Nước biển dâng”: Cung cấp cho trẻ biết biến đổi khí hậu làm băng tan, nước biển dâng lên làm ngập, mất nơi sinh sống của con người và các loài vật Trò chơi “Phân loại”: Giúp trẻ nhận biết và phân biệt các hành động góp phần gây ra biến đổi khí hậu và các hành động có tác dụng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trẻ biết được đâu là hành động nên hay không nên. Trò chơi 4: Mưa to, mưa nhỏ: Luyện phản xạ nhanh cho trẻ *Sưu tầm, sáng tác thơ, hò, vè, tục ngữ, ca dao, câu đố có nội dung về biến đổi khí hậu và cách ứng phó giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Tôi đã giới thiệu một số bài thơ, câu đố có nội dung biến đổi hí hậu và cách ứng phó giúp trẻ dễ nhớ chóng thuộc như “Cả nhà chống bão”, “Khi cơn bão đến”, “Rét về không sợ”, “Mưa rào”.[7] Kết quả: Với những bài thơ, câu chuyện, ca dao, tục ngữ, các trò chơi có nội dung về biến đổi khí hậu,cách ứng phó đã giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, dễ nhớ, nhanh thuộc và khắc sâu được kiến thức về biến đổi khí hậu, có kỹ năng tốt khi ứng phó với biến đổi khí hậu , cónhận thức về các hiện tượng tự nhiên, biết cách phòng và chống khí có thiên tai xảy ra.
  16. Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu ở mọi lúc, mọi nơi Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, tôi đã chỉ đạo giáo viên tích hợp các nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu, cần chú ý tận dụng cơ hội để trẻ được quan sát các hiện tượng tự nhiên đang hoặc sắp xảy ra, quan sát sự thay đổi của cảnh vật, sự thay đổi của con người, con vật, sự thay đổi bất thường của thời tiết. Các hoạt động này được đưa vào kế hoạch giáo dục trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng và tổ chức thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu trong các tình huống, thời điểm sinh hoạt một ngày của trẻ một cách phù hợp: *Đón trẻ Ví dụ: Ở chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên Giáo viên cùng trẻ trò chuyện về thời tiết hiện tại Nắng, gió, mưa. Quan sát xem trẻ mặc có phù hợp với thời tiết không? Thảo luận với trẻ nên mặc quần áo như thế nào cho phù hợp với thời tiết hiện tại. Trẻ cần phải sử dụng đồ dùng, phương tiện gì để hạn chế những tác động, ảnh hưởng không mong muốn của thời tiết. Trẻ biết đội mũ, mặc áo chống nắng, đeo kính khi trời nắng, biết mặc áo mưa, đội mũ khi trời mưa. *Chơi, hoạt động ở các góc Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Giáo viên hướng dẫn trẻ tô màu tranh về các hiện tượng biến đổi khí hậu, những hoạt động bảo vệ môi trường ở trường mầm non. Hướng dẫn trẻ làm sách tranh, truyện tranh liên quan đến trái đất, các hiện tượng biến đổi khí hậu, các hoạt động bảo vệ môi trường, cho trẻ xem tranh, quan sát thực tế và thảo luận về cách đi đến trường an toàn trong mùa mưa lũ. * Chơi, hoạt động ngoài trời Ví dụ: Ở chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên Giáo viên tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm về nước: Nước sạch, nướcbẩn, nước chảy từ trên cao xuống, tạo các thác nước làm nước chảy mạnh, chảy yếu và hướng dẫn trẻ quan sát xem điều gì xảy ra? Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Bé chọn đồ dùng và trang phục nào”. Hướng dẫn trẻ gom rác và phân loại, chăm sóc góc thiên nhiên. * Chơi, hoạt động theo ý thích (buổi chiều) Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi: Giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động đọc thơ, kể chuyện, vẽ, làm anbum có nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu, tổ chức cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau. Việc thay đổi các trò chơi là cần thiết để tăng sự hấp dẫn của trò chơi cũng như tăng hứng thú và tính tích cực tham gia của trẻ. Hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi vận động, học tập thể hiện sự hiểu biết, sự nhanh nhạy của trẻ để thích ứng
  17. với các tình huống: Mưa to, mưa nhỏ, bão, giông, nắng to, lũ, lụt, cháy..Thể hiện qua việc trẻ có hành động và những phản ứng thích hợp khi có tình huống cụ thể: Kết quả: 100% trẻ mẫu giáo có kiến thức và kỹ năng về biến đổi khí hậu, cách ứng phó, có những hành vi đúng về bảo vệ môi trường và bảo sức khỏe cho bản thân trẻ. Giải pháp 6: Chỉ đạo giáo viên đồng hành cùng phụ huynh trong việc giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ Như chúng ta đã biết gia đình là tế bào của xã hội, nơi trẻ em được sinh ra, được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phát triển. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, là người có thể hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.Song hành với cha mẹ thì trường mầm non là “mắt xích” đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm - kỹ năng xã hội. Chính vì vậy sự phối kết hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội có vai trò rất quan trọng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ nói riêng, đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.Hiểu được tầm quan trọng đó ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng và triển khai thực hiện một số nội dung phù hợp với thực tế của địa phương. * Triển khai, hướng dẫn những nội dung chuyên đề mới kịp thời. - Trong năm học tôi đã triển khai đầy đủ các chuyên đề đề mới, đặc biệt chuyên đề: “Hướng dẫn giáo viên xây dựng, sử dụng tài liệu, học liệu để hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình”, để giáo viên có kế hoạch giúp phụ huynh đồng hành cùng nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục trong điều kiện phòng chống dịch covid-19 trước tình hình mới. Hình ảnh triển khai chuyên đề *Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh Với vai trò trách nhiệm là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường, nhằm duy trì và nâng cao mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu của sáng kiến nói riêng. Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với hiệu trưởng để chỉ đạo giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tổ chức vui chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ em mầm non phù hợp với điều kiện tại gia đình, đặc biệt đồng hành cùng phụ huynh
  18. trong việc giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ phù hợp với thực tếnhư: + Với điều kiện bình thường trẻ đến trường thường xuyên tôi chỉ đạo giáo viên thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm, giờ đón, trả trẻ, qua góc tuyên truyền của lớp trao đổi trực tiếpvới phụ huynh về công tác giáo dục trẻ hàng ngày để nhận được sự đồng hành ủng hộ nhiệt tình từ cha mẹ trẻ. Ví dụ: Sau khi tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm sự biến đổi của nước nhằm giáo dục trẻ về những thay đổi của hiện tượng tự nhiên (nguồn nước bị ô nhiễm) sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi của khí hậu.Qua giờ đón, trả trẻ tôi đã hướng dẫn giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh về nội dung hoạt động học trong ngày và yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể cùng người thân trong gia đình như: Bỏ rác đúng nơi quy định để bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước như thế nào để tiết kiệm hiệu quả...hay để tổ chức tốt hoạt động dạy trẻ kỹ năng nhận biết và đảm bảo an toàn khi gặp mưa giông, bằng việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ, giáo viên đã đượccha mẹ trẻ cung cấp tư liệu có liên quan sẵn có từ địa phương như: Hình ảnh mưa lũ tại thôn Phú Quang (Phụ huynh lớp 4-5 tuổi Thung Khế cung cấp), sạt lỡ đất tại thôn Phú Nhuận (Tân Phú cũ); công tác dọn vệ sinh của đoàn thanh niên thôn Tân Phú sau mưa lũ (phụ huynh lớp 5-6 tuổi A2 cung cấp); ... + Với tình hình dịch covid-19 diễn biến phức tạp tôi tham mưu với hiệu trưởng xây dựng kho học liệu của nhà trường trên kênh youtobe, sau đó chỉ đạo giáo viên tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin như sử dụng phần mềm giáo dục Kidsmark; Kinemaster; canva; capcut.... quay videohướng dẫn phụ huynh thực hiện các nội dung giáo dục cũng như đánh giá các kết quả hoạt động tại nhà của trẻ gửi vào kho học liệu chung của lớp thông qua kênh zalo, messenger.... Từ đó giáo viên và cha mẹ có sự tương tác đánh giá kết quả hoạt động của trẻ, đồng thời có kế hoạch thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục tiếp theo.[8] Hình ảnh GV lớp 3-4 tuổi TKtương tác hỗ trợ phụ huynh qua kho học liệu của trường. Bằng những hình thức trên, tôi đã giúp giáo viên nâng cao nhận thức trong công tác phối hợp phụ huynh để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như tại gia đình đạt hiệu quả. Cha mẹ trẻ ngày càng tin tưởng vào chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường, của giáo viên, sẵn sàng hỗ trợ mọi điều kiện khi nhà trường, giáo viên cần có sự giúp đỡ.
  19. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường * Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục Trên đây là một số giải pháp tôi đã mạnh dạn thực hiện trong năm học tuy rằng thời gian chưa nhiều, nhưng trong quá trình thực hiện tôi đã thu được kết quả sau: Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến thời điểm đầu tháng 04 năm 2022 Số lượng khảo sát Kết quả khảo sát Nội dung TT khảo sát Đạt Tỉ lệ CĐ Tỉ lệ Về phía giáo viên % % 1 Cô Khả năng lập kế hoạch giáo dục cho 1.1 trẻ phù hợp, sát mục tiêu và đối tượng. 36 36 100 0 0 Mức độ thực hiện kế hoạch và năng 1.2 lực tổ chức các hoạt động giáo dục về 36 36 100 0 0 biến đổi khí hậu và cách ứng phó Khả năng sáng tạo của giáo viên trong 1.3 việc lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động. 36 36 100 0 0 Công tác tuyên truyền phối kết hợp 1.4 với phụ huynh. 36 36 100 0 0 Về phía học sinh Đạt Tỉ lệ CĐ Tỉ lệ 2 Trẻ % % Khả năng nhận biết được một số biểu 2.1 hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu. 418 418 0 0 0 Trẻ có một số kỹ năng cần thiết để 2.2 ứng phó với các hiện tượng của biến 418 405 97 13 3 đổi khí hậu khi xảy ra. Trẻ biết quan tâm, chia sẻ với các bạn, 2.3 những người xung quanh khi các hiện 418 401 96 17 4 tượng của biến đổi khí hậu xảy ra. Trẻ thể hiện ý thức thực hành tiết kiệm, bảo vệ môi trường để ứng phó 2.4 418 401 96 17 4 với các hiện tượng của biến đổi khí hậu. Nhìn vào bảng khảo sát cho thấy việc áp dụng và thực hiện các giải pháp của sáng kiến thực sự đã đem lại hiệu quả rất tốt trong công tác giáo dục. *Đối với bản thân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0