intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa" nhằm tìm ra một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Xuân Du, đồng thời đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

  1. 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Nhận thức về việc đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường Mầm non là rất quan trọng trong công các chăm sóc giáo dục toàn diện, là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ được coi là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Tai nạn thương tích ở trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non cũng thường xảy ra và ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe, tình cảm, tính mạng của trẻ, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu, nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất chưa đảm bảo yêu cầu so với quy định, đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp sắp xếp chưa khoa học, khuôn viên sân trường rộng đồ chơi ngoài trời đã củ xuống cấp nên mọi hoạt động của trẻ không thể thiếu sự giám sát của cô trong quá trình hoạt động, trong khi trẻ hoạt động lại rất hiếu động, tò mò, ham hiểu biết nên dễ xảy ra tai nạn như: va vấp ngã, chấn thương, chầy xước thâm bầm, chảy máu, bỏng, hóc, sặc, vật sắc nhọn đâm, cắt...vv Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ, phòng, chống những tai nạn thường gặp. Môi trường an toàn là những nơi trẻ sống, vui chơi và không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn là nơi ở đó giảm thiểu tác hại đến sức khỏe, nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng cường các chức năng phòng, chống các tai nạn thương tích thường gặp. Như vậy chúng ta phải làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian cả một ngày, một tuần, một tháng, một năm học. Đây là vấn đề mà tôi luôn phải trăn trở suy nghĩ và với trách nhiệm là Phó hiệu trưởng nhà trường tôi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Mong muốn nhất là tất cả trẻ của trường Mầm non Xuân Du được an toàn mọi lúc, mọi nơi, không để tai nạn thương tích xảy ra đáng tiếc. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trao đổi với đồng nghiệp đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa” 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm ra một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Xuân Du, đồng thời đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non
  2. 2 Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm các phương pháp lý luận: gồm các khái niệm an toàn, tai nạn thương tích, các tai nạn thương tích thường gặp ở từng lứa tuổi cụ thể: Điều lệ trường mầm non, các văn bản hướng dẫn thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ. - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: lựa chọn, sưu tầm, thu thập thông tin, phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu để vận dụng đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: gồm các phương pháp chỉ đạo quan sát, kiểm tra, khảo sát thực tế, thống kê số liệu giáo viên, nhân viên, trẻ về mức độ kỹ năng xử lý các tình huống tai nạn xảy ra. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở mọi lúc, mọi nơi và mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là trẻ mầm non. Ở độ tuổi này cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ lại hay tò mò, hiếu động thích khám phá thế giới xung quanh nhưng kinh nghiệm sống lại chưa có, mà tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ. Tai nạn thương tích là sự kiện sảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do tác nhân bên ngoài gây nên các thương tích cho cơ thể và thể chất hay tâm hồn của nạn nhân.Có 2 loại tai nạn: Tai nạn không chủ định thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối...vv. Tai nạn có chủ định như bạo lực, bạo hành trẻ em. Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Để toàn bộ trẻ em trong trường được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc đảm bảo an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở độ tuổi mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Chính vì vậy, ngày 15 tháng 4 năm 2010, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT “Qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non” nêu rõ nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích. Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non. Ngày 5 tháng 11 năm 2012, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 20-
  3. 3 CT/ TƯ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Ngày 10 tháng 9 năm 2013. Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non tiếp tục gửi công văn số 6221/BGD&ĐT- GDMN về việc đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non. Công tác phòng chống tai nạn thương tích có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Qua nghiên cứu và thực tế hàng ngày được giám sát, tiếp xúc và tham gia vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục các cháu trong trường, tôi nhận thấy rằng những yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích cho trẻ mầm non là do cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn, do thiếu sự giám sát của người lớn, giáo viên nên trẻ có thể tiếp xúc với các yếu tố gây nguy cơ tai nạn thương tích, về giới tính thì trẻ trai thường hiếu động hơn trẻ gái nên có xu thế dễ mắc tai nạn thương tích hơn trẻ gái. Hoặc một số yếu tố khác như vào ngày nghỉ, tai nạn thương tích thường xảy ra với các trẻ ở gia đình có hoàn cảnh khó khăn thiếu sự chăm sóc của cha mẹ và người lớn. Từ những cơ sở lý luận trên tôi có một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên trường Mầm non Xuân Du với chính quyền địa phương, cùng cha mẹ trẻ xây dựng các kế hoạch mang tính thiết thực cùng đồng hành với giáo viên, nhân viên thực hiện các quy chế của nhà trường, thực hiện “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trường Mầm non Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa” 2.2. Thực trạng vấn đề Sau bao nhiêu năm phấn đấu của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên đi trước, sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong xã và sự chỉ đạo trực tiếp của phòng GD&ĐT. Đến hôm nay, trường Mầm non Xuân Du đã có một điểm trường tương đối khang trang cơ bản đầy đủ đồ dùng, phòng, nhóm, lớp học có lan can, rào chắn đảm bảo an toàn cho trẻ là ngôi trường chuẩn Quốc gia.
  4. 4 2.2.1. Thuận lợi Nhà trường được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sát sao của PGD&ĐTNhư Thanh và lãnh đạo xã Xuân Du trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Trường có một khuôn viên đẹp, rộng rãi thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo an toàn cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên có bề dày kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Có tinh thần đoàn kết cao, thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học. Giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc giáo dục đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Nhà trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia. Trường có đầy đủ các đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp có khuôn viên rộng để trẻ tham gia mọi hoạt động. Có đủ điều kiện môi trường trong và ngoài lớp để hoạt động và phát triển một cách toàn diện. Ban giám hiệu quan tâm tạo mọi điều kiện cho công tác y tế trường học, phối kết hợp chặt chẽ với trạm y tế xã và trung tâm y tế dự phòng huyện thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn bộ trẻ trong nhà trường theo đúng quy định. Nhân viên nuôi dưỡng và giáo viên phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng được tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do ngành y tế tổ chức. Từ đó đến nay nhà trường đã nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục, lồng ghép tích hợp việc thực hiện đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trường mầm non vào các hoạt động trong ngày đảm bảo theo yêu cầu góp phần vào việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 2.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trường Mầm non Xuân Du nơi tôi công tác cũng còn gặp không ít những khó khăn. Phòng học của trẻ hoạt còn chật do một số phòng xây dựng từ trước nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc trẻ. Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. Nhà trường tuy đã có phòng y tế riêng nhưng chưa có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho việc sơ cấp cứu. Chưa có nhân viên y tế để chăm sóc sức khỏe cho trẻ mà nhân viên y tế là giáo viên kiêm
  5. 5 nhiệm. Kỹ năng phòng, chống và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên đôi khi còn lúng túng, chưa linh hoạt trong việc xử lý tình huống sẩy ra. Hệ thống phòng cháy chữa cháy của nhà trường chưa đầy đủ, không đạt tiêu chuẩn theo quy định. Cha mẹ trẻ đa số là công nhân, nông dân, lao động nghề tự do nên bận rộn và không quan tâm nhiều kiến thức về đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Trẻ mầm non tuy lứa tuổi còn nhỏ nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức về phòng, chống tai nạn thương tích ở gia đình và nhà trường. 2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng Đối với giáo viên, nhân viên: Xây dựng tiêu chí khảo sát theo 3 mức độ Mức độ 1: Giáo viên có kỹ năng phòng tránh và thường xuyên chủ động xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ một cách linh hoạt. Mức độ 2: Giáo viên có kỹ năng phòng tránh và thường xuyên chủ động xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ. Mức độ 3: Giáo viên chưa linh hoạt thực hiện kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ. Bảng 1: Khảo sát thực trạng giáo viên, nhân viên Tổng Kết quả số Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 giáo STT Nôi dung khảo sát viên, Số Số Số nhân % % % gv gv gv viên 1 Nắm được nội dung phòng 39 12 30,7 17 43,6 10 25,7 chống tai nạn thương tích cho trẻ 2 Lồng ghép tích hợp kiến thức kỹ 39 14 35,9 15 38,4 10 25,7 năng, phòng chống tai nạ thương tích cho trẻ. 3 Có kiến thức về chăm sóc sức 39 13 33,3 18 46,1 8 20,5 khỏe cho trẻ 4 Công tác phối hợp, tuyên truyền 39 16 41 17 43,6 6 15,4 cùng cha mẹ trẻ về cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Bảng 2: Khảo sát trẻ Kết quả khảo sát Tổng Đạt Chưa đạt STT Nội dung số trẻ GK TL% TB TL% Yếu TL% Nhận ra đồ vật, địa điểmcó 1 465 167 36 220 47,3 78 16,7 thể gây nguy hiểm Biết tránh xa các mối nguy 2 465 181 39 197 42,3 87 18,7 hiểm Có kỹ năng tránh nguy hiểm và nhờ sự giúp đỡ của người 3 465 174 37,4 215 46,2 76 16,3 lớn khi mất an toàn cho bản thân
  6. 6 Từ những kết quả khảo sát thực trạng như trên, là một quản lý chuyên môn tôi thiết muốn nâng cao được ý thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trường mầm non Xuân Du ở mức độ khảo sát của giáo viên, nhân viên và kết quả đánh giá trẻ cho thấy nguy cơ gây tai nạn thương tích là cao. Bên cạnh đó, tuy là phòng học kiên cố nhưng đầu tư làm nhiều lần nên một số hạng mục đang trên đà xuống cấp như cầu thang nứt vệt dài, trần nhà bị nứt bong tróc, hệ thống vệ sinh luôn trong tình trạng quá tải nên dễ bị tắc nghẽn. Mặt khác, số giáo viên chưa linh hoạt trong xử lý tình huống, việc tập huấn kỹ năng phòng, tránh và xử lý tình huống tai nạn thương tích có tổ chức ngay đầu năm học, tuy nhiên việc xử lý tình huống cấp cứu hoặc tai nạn còn phụ thuộc vào năng lực, kỹ năng của từng giáo viên mà tai nạn thì luôn bất định. Điều này cho thấy sự mâu thuẫn rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường mầm non. Tai nạn thương tích là một nguy cơ rất lớn dễ sảy ra trong nhà trường do sự sơ xuất thiếu kỹ năng bao quát, quản lý, do cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ vì trẻ ở độ tuổi mầm non rất hiếu động, chính vì vậy việc đảm bảo an toàn cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng cần thiết trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ từng năm học, căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, căn cứ vào các hoạt động của cô và trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động hàng ngày. Trong những năm học làm công tác quản lý tại trường Mầm non Xuân Du, tôi đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên lồng ghép nội dung chuyên đề phòng trách tai nạn thương tích, đảm bảo, an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích có hiệu quả, không có tai nạn thương tích phải nhập viện, không xảy ra bạo lực học đường, không xảy ra mất An toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, đây là sự nổ lực, cô gắng của cả tập thể nhà trường và của các bậc phụ huynh cũng như toàn dân trong xã, là niềm vui thực sự và có điều may mắn đi kèm. Tuy nhiên không vì thế mà nhà trường “chủ quan” vì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất kỳ ở đâu hoặc mọi lúc mọi nơi. Do vậy, việc phòng, chống tai nạn thương tích luôn được nhà trường thực hiện thường xuyên và mang tích cấp bách. Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi, khó khăn của nhà trường, tôi luôn trăn trở và đã mạnh dạn đưa “Các giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích đạt hiệu quả cao cho trẻ trường mầm non Xuân Du” như sau: 2.3. Các giải pháp thực hiện 2.3.1 Giải pháp 1: Chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích, kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã vạch sẵn, nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch sát với thực tế, phù hợp với thực trạng coi như ta đã thành công được một nửa công việc, vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên, nhân viên nhà trường xây dựng
  7. 7 trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh; 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần; không xảy ra tai nạn thương tích; không xảy ra ngộ độc thực phẩm, cán bộ, giáo viên, nhân viên được tập huấn kiến thức, thực hành kỹ năng xử lý tình huống tai nạn cấp bách. (vì trường mầm non Xuân Du chưa có nhân viên y tế) . Chỉ đạo triển khai, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và đưa kế hoạch vào thực hiện thường xuyên. Xây dựng kế hoạch tham mưu, tu sửa cơ sở vật chất và trang bị đủ đồ dùng thiết bị cho các nhóm lớp. Chỉ đạo các nhóm, lớp sắp xếp môi trường lớp học, tổ chức tập huấn cách phòng, chống tai nạn thương tích, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh đưa ra các tiêu chí phòng, chống dịch bệnh cho trẻ. Chỉ đạo thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, theo dõi, nhắc nhở các nhóm lớp thực hiện giữ gìn sức khỏe cho trẻ, hướng dẫn giáo viên thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo mùa như dịch tay, chân, miệng, dịch cúm A; sốt xuất huyết; đau mắt đỏ, dịch bệnh covid19, và dịch bệnh khác...vv. Thường xuyên chỉ đạo các nhóm, lớp trang trí lớp, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, học liệu, tạo môi trường thân thiện và lồng ghép nội dung đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào các hoạt động giáo dục trong ngày. Tổ chức triển khai kịp thời kế hoạch hành động phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ đến từng cán bộ giáo viên. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho 100% cán bộ giáo viên, nhân viên về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường, tạo điều kiện để cán bộ giáo viên, nhân viên được tham gia thực hành các động tác sơ cấp cứu ban đầu khi trẻ gặp tai nạn. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục sức khỏe cho trẻ trong các hoạt động để cung cấp cho trẻ những kỹ năng sơ đẳng về tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, tránh xa những vật, nơi có thể gây tai nạn cho trẻ (ổ điện, nồi canh, hột hạt, đồ chơi bị hỏng...). thường xuyên kiểm tra các thiết bị đồ dùng đồ chơi bị hư hỏng loại bỏ kịp thời. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết sát với tình hình thực tế và triển khai kịp thời đến từng cán bộ giáo viên, nhân viên đã có tác dụng rất lớn cho việc chủ động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong từng bộ phận của nhà trường và tinh thần phối hợp để thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả. 2.3.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ hàng ngày. Vì vậy, việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về đảm bảo an toàn, phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra là rất quan trọng.
  8. 8 Ảnh: Cán bộ giáo viên tham gia chuyên đề đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ Cung cấp kiến thức cho giáo viên, nhân có những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích, xác định được các nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra tai nạn để có biện pháp khắc phục kịp thời. Cách xử lí khi trẻ bị bỏng: Khi trẻ bị bỏng phải nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nơi nguy hiểm, loại bỏ các tác nhân gây bỏng như cắt bỏ quần áo hoặc giày tất, đồ trang sức nơi vùng bị bỏng trước khi phần bị bỏng phồng sưng. Kịp thời ủ ấm cho trẻ, tránh mất nhiệt về mùa lạnh. Di chuyển trẻ đến chỗ có nước sạch để rửa vết thương, nếu bỏng hóa chất thì phải rửa nhiêu lần, và ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát ngay sau khi bị bỏng trong vòng 20 phút, nhằm hạ nhiệt tại nơi bị bỏng. Tuyệt đối không được lấy vật gì bám chặt vào vết bỏng, không bôi dầu mỡ lên vết bỏng, không dùng băng dính để che vết bỏng, không chọc thủng các nốt bỏng, không dùng bất cứ loại thuốc gia truyền nào đổ lên vết bỏng, chuyển trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Cách xử lý tai nạn do vật sắc nhọn: Tuyệt đối không được tìm mọi cách để lấy vật sắc nhọn đã cắm sâu ra khỏi vết thương. Trước tiên phải rửa sạch và sát trùng vết thương bằng thuốc sát trùng hoặc nước muối sinh lý... Băng cố định dị vật tại chỗ để cầm máu. Nếu vết thương sâu, chảy nhiều máu, sau khi sơ cấp cứu xong phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Cách phòng, tránh tai nạn gây ngạt đường thở: Do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả ( hạt nhãn, na, đậu, ngô...), do sặc cháo, sặc cơm canh, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ còn ngậm đồ chơi vào miệng có thể bị rách niêm mạc miệng hoặc hít vào gây dị vật đường thở. Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, la hét, không khó thở, cô giáo nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra. Nếu trẻ xuất hiện tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu, cô giáo nhanh chóng gọi cấp cứu, người hỗ trợ và tiến hành thủ thuật vỗ lưng, ấn ngực. Đuối nước: Mùa hè là thời điểm số vụ tai nạn đuối nước trẻ em gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em. Trong đó nguyên nhân phổ biến dẫn tới những tai nạn đuối nước thương tâm là do sự thiếu giám sát của người lớn, để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ.
  9. 9 Để phòng, tránh đuối nước việc đầu tiên là phải dạy trẻ biết bơi. Khi trẻ đi bơi phải có người lớn luôn bên cạnh, trông và theo dõi trẻ. Điều quan trọng nhất là ở trường cũng như ở nhà không nên đựng nước ở xô, thùng. Nếu bắt buộc phải có (nước để dùng) thì phải có nắp đậy thật chặt để trẻ không mở được. Cách phòng, tránh tai nạn do ngã: Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ chạy, nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau nơi vui chơi ở trường cũng như ở nhà, nguyên nhân khác là do trơn trượt, vấp ngã do đường đi mấp mô hoặc tai nạn giao thông,…nhận biết dấu hiệu, cách xử lý tai nạn do ngã gây ra, nếu chấn thương phần mềm thì bị xây xớt trên cơ thể, sưng tấy ở những bộ phận bị va đập, rách da do ngã vào vật sắc nhọn, có thể gây chảy máu....Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời. Có thể nói có rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em. Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn khi trông trẻ. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Phối hợp trong công tác quản lý để xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phòng, chống tai nạn thương tích (bông, băng, nẹp cứu thương…) cũng cố và phát triển phòng y tế để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Kết quả: Từ những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trường cung cấp, bản thân tôi và đồng nghiệp đã tự nâng cao được kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích và biết cách xử lý kịp thời các tai nạn có thể xảy ra đến với trẻ. Để giảm thiểu tối đa về các tai nạn thương tích xảy ra ở trường. Trường Mầm non Xuân Du luôn xác định rõ trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với trẻ là không vắng mặt khi trẻ đang ở nhóm, lớp. Luôn quan sát trẻ mọi lúc, mọi nơi: phương châm chăm sóc trẻ là “Rời tay không rời mắt, rời mắt không rời tâm” tùy vào nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên từ khâu vệ sinh đến ăn, ngủ và hoạt động giáo dục. Nhà trường xác định bồi dưỡng kiến thức xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ là một modun phải bồi dưỡng hàng năm, được đánh giá thường xuyên trong sinh hoạt chuyên môn và xây dựng tiêu chí thi đua hàng năm của giáo viên. Tiêu chí “Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ được đưa lên hàng đầu”. Vì vậy, vào đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch triển khai bồi dưỡng kiến thức nội dung phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, tổ chức tập huấn về kỹ năng xử trí các tai nạn thường gặp ở trẻ và kiểm tra kỹ năng xử lý các tình huống cấp cứu ở trẻ trong trường. Đưa các biện pháp xử lý tai nạn thương tích vào trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, đánh giá xếp loại giáo viên hàng
  10. 10 tháng đều có tiêu chí đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tuyệt đối giáo viên không được vắng mặt khi trẻ có mặt tại nhóm lớp (Điều lệ trường mầm non). Bản thân tôi thường xuyên phối hợp với nhà trường cùng với tổ chuyên môn, giám sát, kiểm tra, theo dõi, đánh giá về công tác trông coi chăm sóc trẻ, tình hình thực hiện đảm bảo an toàn. Trường lớp, đồ dùng, đồ chơi, ngăn chặn bạo hành trẻ. Tuyên truyền về nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn cho trẻ tại bảng tin để các bậc cha mẹ trẻ cùng biết và phối hợp thực hiện. Với biện pháp này, nội dung của công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đã được đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nắm bắt rõ ràng và chủ động phối hợp thực hiện. 2.3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm. Tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo an toàn và khoa học phù hợp với trẻ Như chúng ta đã biết đồ chơi không thể thiếu được đối với trẻ, đồ chơi được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Vì trẻ mầm non “Học bằng chơi - Chơi bằng học” Nếu hàng ngày đến lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công. Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết đối với trẻ và thời gian trẻ tiếp xúc với đồ chơi hàng ngày là rất nhiều. Vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm, không hợp vệ sinh cho trẻ. Ví dụ: Trong từng chủ đề: Ngoài đồ dùng, đồ chơi sẵn có, giáo viên làm thêm các đồ dùng, đồ chơi bằng xốp hoặc các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương.
  11. 11 Ảnh: Phát động giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi, hướng dẫn cho trẻ chơi đảm bảo an toàn, khoa học và phù hợp với chương trình học và lứa tuổi của trẻ Theo quy định của nhà trường giáo viên phải vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ được các đồ chơi bị hư hỏng. Đối với cơ thể trẻ non nớt, da mỏng khi chơi các đồ chơi bị hỏng trở nên sắc nhọn dẫn đến trẻ dễ bị trầy xước như: đứt tay, xước da, vật sắc nhọn có thể gây chảy máu. Để hạn chế tối đa các tai nạn có thể xảy ra đến với trẻ, tôi phát động giáo viên sáng tạo làm thêm một số loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo tính an toàn, khoa học cho từng hoạt động. 2.3.4. Giải pháp 4: Hướng dẫn giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ Thời gian mỗi ngày đến lớp trẻ ở với cô giáo từ 8-10 tiếng và có rất nhiều hoạt động được diễn ra: Từ học tập, vui chơi đến ăn, ngủ, vệ sinh... Trong bất cứ hoạt động nào trẻ cũng có thể xảy ra tai nạn nhưng không phải vì thế mà chúng ta bắt trẻ ngồi im một chổ. Nếu thế thì trẻ sẽ bị thụ động, không phát triển được. Vì vậy giáo viên phải để cho trẻ hoạt động, khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá. Song điều quan trọng là chúng ta phải dạy trẻ như thế nào để không xảy ra thương tích. Đặc thù của trẻ mầm non là: “Học mà chơi, chơi mà học” nên việc giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ là rất cần thiết. Trong hoạt động học tập hay vui chơi trẻ luôn cần sự giám sát của cô giáo, việc sử dùng đồ dùng trực quan để trẻ tri giác sự vật hiện tượng xung quanh. Nội dung giáo dục hướng dẫn trẻ phòng chống tai nạn thương tích được thực hiện như thế nào để giúp trẻ nắm được những kiến thức, kỹ năng để phòng
  12. 12 tránh tai nạn thương tích đối với bản thân trẻ. * Đối với hoạt động đón, trả trẻ: Đón, trả trẻ là hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục mỗi ngày nên đòi hỏi mỗi cô giáo cần rèn tính cẩn thận, đảm bảo an toàn cho trẻ. Để làm tốt hoạt động này tôi luôn chỉ đạo giáo viên nhắc nhở trẻ để đồ dùng đúng chỗ, gọn gàng tránh rơi xuống người, đầu bạn. Khi sử dụng, bảo quản đồ dùng cá nhân: Kéo khóa ba lô, tháo ba lô, giày dép, mũ... đúng cách; Biết bảo quản tài sản chung: Tủ cá nhân, giá cốc hoặc giá phơi khăn... Ví dụ: Khi trẻ lấy, cất đồ dùng cá nhân như ba lô quần áo, mũ... vào tủ cá nhân hay đóng mạnh sập cửa tủ gây tiếng động lớn và có thể kẹt tay mình hoặc tay bạn. Vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên luôn luôn nhắc nhở và hướng dẫn trẻ cách đóng, mở tủ nhẹ nhàng, an toàn. Với hoạt động đón, trả trẻ thì việc trò chuyện cũng tạo ấn tượng không nhỏ đối với trẻ. Khi trò chuyện đầu giờ cùng trẻ, giáo viên cho trẻ quan sát tranh, hình ảnh, video clip những nguy cơ xảy ra tai nạn, các mối nguy hiểm xung quanh trẻ, những tai nạn có thể xảy ra. Cho trẻ nhận xét các hành động trong tranh và cùng trao đổi, thảo luận để tìm ra những cách làm đúng, những điều không nên làm trong từng tình huống cụ thể. Qua đó, giáo dục trẻ biết phải làm gì để đảm bảo an toàn. * Đối với hoạt động học: Nếu như trong hoạt động đón, trả trẻ và trò chuyện đã góp phần nào giúp trẻ nhận biết được cách phòng tránh tai nạn thương tích có thể xảy ra thì việc giáo dục trẻ trong giờ học cũng hết sức quan trọng. Đối với hoạt động thể dục: Khi tổ chức cho trẻ hoạt động giáo viên phải luôn nhắc trẻ xếp hàng ngay ngắn không xô đẩy nhau, biết chờ đền lượt. Đồng thời quan tâm đến địa điểm, sân bãi tập và dụng cụ tập luyện. Ví dụ: Ghế băng bằng phẳng, không cập kênh, túi cát cần được bao kín, sạch sẽ trành nguy cơ khi trẻ tập cát bay vào mắt làm tổn thương mắt. Thang leo phải đảm bảo an toàn, không bị han dỉ, bong tróc sơn tránh trẻ bị ngã trong quá trình tập luyện. Đối với hoạt động khám phá khoa học: Hoạt động này là hoạt động nhận thức tương đối khó và cần sự tư duy cao. Để lồng ghép được nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích sao cho phù hợp giáo viên luôn nghiên cứu và tìm tòi: Ví dụ: Đề tài “Đồ dùng trong gia đình” Chủ đề “Gia đình” Kiến thức cung cấp cho trẻ một số loại đồ dùng trong gia đình. Nội dung tích hợp để trẻ nhận biết, phòng tránh điện giật, phòng bỏng. Sau khi cho trẻ khám phá đồ dùng trong gia đình có sử dụng điện như: Nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, ấm đun nước...Trẻ biết được tác dụng, cách sử dụng của những đồ dùng đó. Đặc biệt trẻ được hướng dẫn cách nhận biết những nguy cơ gây tan nạn có thể xảy ra khi sử dụng đồ điện. Giáo dục trẻ tuyệt đối không được sờ vào nồi cơm khi đang nấu, không sờ vào bàn là, ấm nước khi đang dùng, không tự ý cắm các đồ dùng điện vào phích điện để phòng bị điện giật, bỏng gây nguy hiểm đối với trẻ. Giúp trẻ nắm bắt kiến thức và có những kỹ năng phòng tránh tốt. Hoạt động tạo hình là hoạt động nhằm phát triển thẩm mỹ, giúp trẻ yêu quí cái đẹp và thông qua các ngôn ngữ tạo hình để sáng tạo ra những sản phẩm
  13. 13 theo trí tưởng tượng phong phú của mình.Với hoạt động này trẻ có thể tạo nên cho mình những bức tranh nhiều màu sắc nhờ bộ sáp màu sặc sỡ, các nguyên vật liệu như: Khuy, nút cài, kéo...Các nguyên vật liệu này tưởng chừng an toàn nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ gây tai nạn thương tích rất cao nếu như trẻ nuốt phải khuy áo hoặc kéo cắt vào tay. Để tạo hứng thú học tập và đảm bảo an toàn cho trẻ, giáo viên đã hướng dẫn trẻ cách dùng màu an toàn, hợp vệ sinh, tuyệt đối không đưa bút chì, màu vẽ, khuy áo... lên miệng tránh hóc sặc dị vật. Khi dùng kéo, hướng dẫn trẻ cầm kéo bằng tay phải, mắt nhìn theo hướng cắt của kéo để không vào tay; sau khi cắt xong để kéo vào rổ, không cầm kéo đùa nghịch vì sẽ chọc vào mắt, tay chân bạn bên cạnh. * Đối với hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi ở trường mầm non thực sự đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi, trẻ tiếp thu được những kinh nghiệm xã hội đồng thời rèn luyện cho trẻ các thao tác, kỹ năng giao tiếp với mọi người. Giờ chơi trong lớp: Khi chơi trong lớp trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi như hạt cườm, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất nặn… vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào miệng gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn. Vì vậy, cô không nên cho trẻ chơi các đồ chơi quá nhỏ, tránh trường hợp trẻ cho vào miệng, mũi...vv. Chơi tự do ngoài trời: Sau những hoạt động học trong lớp, trẻ rất hứng thú khi được ra sân chạy nhảy nô đùa và chơi những đồ chơi yêu thích. Nên thường xảy ra các tai nạn như: Ngã xô đẩy bạn để dành đồ chơi; chạy vấp ngã vào các bậc thềm, bồn hoa, ghế đá có cạnh sắc nhọn... Để chơi tự do ngoài trời được đảm bảo an toàn, tôi chỉ đạo giáo viên phải luôn theo sát, bao quát trẻ và xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra. Ảnh: Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời dưới sự hướng dẫn quan sát của cô giáo đảm bảo an toàn * Đối với hoạt động ăn, ngủ: Giờ ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động vì vậy tôi luôn giám sát và đôn đốc giáo viên kiểm tra việc để thức ăn, chia thức ăn và tránh cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hoặc uống nước quá nóng, không ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc hoặc trẻ vừa ăn vừa cười đùa. Khi cho trẻ ăn, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ, giáo dục trẻ khi ăn không đùa nghịch, nói chuyện…vv.
  14. 14 Giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị lên giường ngủ cô giáo nhắc nhở trẻ uống nước, kiểm tra xem còn trẻ nào ngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai hoặc để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở. Phòng ngủ phải luôn được thông thoáng tránh trường hợp khi trẻ ngủ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm rất dễ bị ngộ độc. Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nằm sấp hoặc nằm úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở. Bằng việc thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc giáo viên lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động trong ngày của trẻ, chúng tôi đã loại bỏ được những nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra. Đồng thời trẻ đã nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng tránh các tai nạn thường gặp, nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân. Trong năm học đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong nhà trường. 2.3.5. Giải pháp 5: Tích cực làm tốt công tác tham mưu tăng cường cơ sở vật chất nhằm đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ Cơ sở vật chất của trường mầm non là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Không thể chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục theo mục tiêu của ngành học đạt kết quả tốt nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng. Đầu tiên tôi tham mưu với Hiệu trưởng với chính quyền địa phương và phụ huynh để chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học. Tham mưu với Hiệu trưởng và chính quyền và chỉ đạo giáo viên, nhân viên tổ chức kiểm kê, thanh lý lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi không sử dụng được nữa. Trong năm học ban giám hiệu đã cân đối các nguồn thu của nhà trường kết hợp với sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm. Đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ đã tương đối hoàn thiện. Đã xây dựng được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động không xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường. Ảnh: Giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động những khu vực vận động của trẻ an toàn và phù hợp với lứa tuổi Kết quả đạt được: Nhà trường có 16/16 nhóm, lớp có tương đối đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi theo danh mục của chương trình giáo dục mầm non. Có đủ bàn ghế cho trẻ ngồi đúng quy cách, có đủ các đồ dùng phục vụ chăm sóc riêng
  15. 15 cho từng trẻ tại nhóm, lớp. Các lớp đã được đầu tư các trang thiết bị hiện đại như: Máy chiếu, Ti vi, wi-fi....Hàng năm kịp thời thay thế, bổ sung các loại đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ. Hệ thống điện sáng của các lớp đã được sữa chữa, thay thế đảm bảo ánh sáng cho trẻ học tập và vui chơi. Có đầy đủ đồ dùng bán trú theo quy định: Như bàn chia ăn, tủ đựng bát, tủ hấp cơm, đường ga thì liên tục được kiểm tra, bảo dưỡng để chống cháy nổ, nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Trang bị thêm và tu sửa các thiết bị vệ sinh để đảm ảo theo yêu cầu, đầy đủ theo yêu cầu. Trang bị đầy đủ các bình chữa cháy ở các khu vực hành lang. Nhà trường phân công giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế, các đồng chí tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của trung tâm y tế dự phòng hàng năm và các chuyên đề của phòng giáo dục tổ chức có nội dung liên quan tới công tác y tế. Phân công đồng chí phụ trách chịu trách nhiệm quản lý cấp phát thuốc, theo dõi các loại thuốc thông thường và các dụng cụ sơ cấp cứu, ghi chép hồ sơ theo dõi tình hình sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích. Phòng y tế đã được trang bị các trang thiết bị như: Tủ thuốc, giường, cân. Các biểu bảng theo dõi sức khỏe, biểu bảng tuyên truyền, phác đồ sơ cấp cứu tai nạn thương tích. Trang bị đủ các phương tiện cấp cứu như: Bông, băng, thuốc sát trùng, một số loại thuốc thông thường, dầu phật linh, bông, băng..... và một số đồ dùng y tế khác. Nhà bếp: Đã được tu sữa, sắp xếp theo qui trình, đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống bếp ga, tủ cơm ga, tủ lạnh bảo quản thực phẩm và lưu mẫu thức ăn. Các dụng cụ chế biến và dụng cụ phục vụ giờ ăn cho trẻ đầy đủ. Sân chơi: Sân chơi đã có nhiều loại đồ chơi ngoài trời, phong phú về thể loại, chất lượng đảm bảo, màu sắc đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động vui chơi. Nhà trường đã trồng được nhiều cây xanh, cây cảnh, các loại hoa, có cây ăn quả tạo được môi trường sư phạm “ Xanh - sạch - đẹp”. Đặc biệt là nhà trường đã tạo được vườn rau vừa đẹp lại phong phú nhiều loại rau theo mùa. Công tác vệ sinh môi trường: 100% cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường đã có ý thức tạo môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp và an toàn cho trẻ hoạt động. Lịch thực hiện vệ sinh môi trường của các nhóm, lớp, bếp luôn được thực hiện nghiêm túc thường xuyên và hiệu quả nên trường lớp luôn gọn gàng, sạch sẽ mọi lúc mọi nơi. Với hệ thống trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và môi trường luôn sạch sẽ như trên đã đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 2.3.6. Giải pháp 6: Thực hiện công tác phối hợp với trạm y tế, phụ huynh học sinh để tuyên truyền làm tốt công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ Để thực hiện có hiệu quả công tác phối kết hợp, tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2021-2022. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã Xuân Du và ban đại diện phụ huynh học sinh để tuyên truyền. Nhà trường xác định rõ việc phối hợp với trạm y tế để chăm sóc sức khỏe
  16. 16 cho trẻ là một trong những nội dung quy định của hoạt động y tế trường học. Việc phối hợp với trạm y tế là một điều kiện để trường mầm non theo dõi được sự phát triển thể lực của trẻ. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/ năm học kịp thời phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng bệnh tật của trẻ để có biện pháp điều trị kịp thời và kỹ năng phòng chống dịch bệnh. Ngoài công tác tuyên truyền trên loa truyền thanh, khẩu hiệu, tranh ảnh, áp phích, tờ rơi… về công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ thì công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh là một trong những biện pháp quan trọng. Tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với các nội dung: Chương trình thực hiện theo các chủ đề cho từng độ tuổi; kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo từng giai đoạn trong năm; các nội dung cần phối hợp với phụ huynh để phòng, chống các dịch bệnh, dịch bệnh covit19 và tai nạn thương tích cho trẻ; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường, tham gia biểu diễn văn nghệ, giao lưu với các đoàn thể ở địa phương; tổ chức tốt các hội thi, ngày hội, ngày lễ ở trường trong năm học như: Ngày khai giảng năm học, tết trung thu, ngày 20/11, ngày tổng kết năm học... mời lãnh đạo địa phương, cán bộ y tế và phụ huynh đến dự. Ảnh: Giáo viên tổ chức khai giảng cho trẻ tại nhóm lớp, tổ chức cho trẻ liên hoan văn ngày tọa đàm 20/11 Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch, kẹo cứng hoặc mang đồ vật có nguy cơ gây tai nạn thương tích như: kim băng, vòng chun, bi, các vật bằng kim loại nhọn đến lớp. Điều quan trọng nhất là khi trẻ ở nhà cũng như ở trường phải luôn giám sát trẻ để được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân, phụ huynh, cộng đồng xã hội hiểu rõ về mục đích của một hoạt động hoặc một chương trình nào đó trong trường mầm non cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện.
  17. 17 Ảnh: Giáo viên đang tuyên truyền cho các bậc cha mẹ Trên thực tế nhìn chung nhân dân biết rất ít về kiến thức và kỹ năng thực hành về công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Muốn nhân dân, cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội trên địa bàn hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ thì trường mầm non phải “Tự mình nói về mình” dưới nhiều hình thức như họp phụ huynh, xem hình ảnh, trao đổi trực tiếp tại nhóm, lớp vào giờ đón trả trẻ như: không để trẻ tự ra khỏi nhà một mình phòng thất lạc, cho trẻ đến trường phải giao tận tay cho cô giáo, khi trả trẻ cô không giao trẻ cho người lạ và trẻ em, không cho trẻ chơi đồ chơi mang tính bạo lực như súng, kiếm, đồ chơi không đảm bảo chất lượng hoặc có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc với chất lượng gia công kém. Với biện pháp này chúng tôi đã được các bậc phụ huynh, giáo viên, nhân viên, cộng đồng ủng hộ và thực hiện có hiệu quả. 2.3.7. Giải pháp 7: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2021-2022 Công tác phối hợp quản lý chỉ đạo và đánh giá cao về vai trò của công tác kiểm tra. Bởi vì, kiểm tra, đánh giá việc thực hiên kế hoạch là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý “Không có kiểm tra là không có quản lý”. Thông qua việc kiểm tra để đánh giá mức độ hiệu quả của công việc để điều chỉnh kịp thời tránh lệch hướng, điều chỉnh bộ máy đi tới đích. Kiểm tra còn giúp nhà quản lý phát hiện ra những biện pháp hay, nhân tố tích cực để động viên khuyến khích kịp thời, giúp công việc hiệu quả hơn. * Nội dung kiểm tra: - Kiểm tra cách sắp xếp đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị đản bảo an toàn và khoa học tại các nhóm lớp, các khu vực bếp ăn. - Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, quy chế chăm sóc giáo dục trẻ. - Kiểm tra cơ sở vật chất, rà sát, loại bỏ, thay thế các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị có nguy cơ mất an toàn cho trẻ. - Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường. - Kiểm tra công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Kiểm tra công tác tuyên truyền của các nhóm lớp, các khu vực hoạt động trong trường. Kết quả đạt được: 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đã thực hiên nghiêm túc và hiệu quả kế hạch xây dựng tường học an toàn. 100% các nhóm, lớp sắp
  18. 18 xếp đồ chơi, đồ dùng ngăn nắp, khoa học dễ cất, dễ lấy. Hồ sơ y tế và thiết bị đầy đủ, vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo, không có ngộ độc thực phẩm, không có dịch bệnh xảy ra, không có tai nạn thương tích. Khi áp dụng biện pháp kiểm tra, đã có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ trong việc thực hiện nghiêm túc quy chế, kế hoạch của nhà trường đã xây dựng. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đều có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề mến trẻ, tận tâm chăm sóc các trẻ chu đáo, luôn duy trì nề nếp và tỷ lệ trẻ chuyên cần, kết quả đánh giá, khảo sát thực tế tại các nhóm, lớp đạt kết quả cao. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau khi áp dụng thực hiện các giải pháp chỉ đạo trên Trường Mầm non Xuân Du đã thực hiện thành công đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2021-2022 và đã đạt một số kết quả cụ thể như sau: Trong năm học, các cháu đã có kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích phù hợp với các độ tuổi. 100% các cháu được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần. Bảng 1: Khảo sát giáo viên, nhân viên Kết quả Tổng số Mức độ Mức độ 1 Mức độ 2 STT Nôi dung khảo sát giáo viên, 3 nhân viên Số Số Số % % % gv gv gv 1 Nắm được nội dung phòng chống tai nạn thương tích 39 19 48,7 17 43,6 3 7,7 cho trẻ 2 Lồng ghép tích hợp kiến thức kỹ năng, phòng chống 39 25 64,1 14 35,9 0 0 tai nạ thương tích cho trẻ. 3 Có kiến thức về chăm sóc 39 20 51,3 18 46,1 1 2,5 sức khỏe cho trẻ 4 Công tác phối hợp, tuyên truyền cùng cha mẹ trẻ về 22 39 56,5 16 41 1 2,5 cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Nhìn vào bảng trên ta thấy sau khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến, mức độ đạt được kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên, nhân viên trong trường đã có nhiều tiến bộ rõ nét, số giáo viên đạt ở mức độ 1 và mức độ 2 tăng lên (mức độ 3) là chưa linh hoạt trong xử lý tình huống tai nạn thương tích cấp bách, so với khảo sát ban đầu thì các giải pháp đã đạt hiệu quả cao. Như đánh giá thực trạng, nguyên nhân gây tai nạn thương tích cho trẻ một phần là do sự bất cẩn của người lớn, mà trẻ ở trường là do cô giáo chưa linh hoạt hoặc lơ là trong chăm sóc trẻ. Vậy việc nâng cao kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ và và kỹ năng xử lý tình huống cho đội ngũ giáo viên, nhân viên đã góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ.
  19. 19 Bảng 2: Khảo sát trẻ Kết quả khảo sát Tổng Đạt Chưa đạt STT Nội dung số trẻ GK TL% TB TL% Yếu TL% Nhận ra đồ vật, địa điểmcó 1 465 309 66,6 156 33,4 0 0 thể gây nguy hiểm Biết tránh xa các mối nguy 2 465 285 61,3 180 48,7 0 0 hiểm Có kỹ năng tránh nguy hiểm và nhờ sự giúp đỡ của người 3 465 215 46,2 250 53,8 0 0 lớn khi mất an toàn cho bản thân Như vậy, căn cứ vào các tiêu chí của bảng khảo sát về trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường rất tốt. Như vậy việc thực hiện hiệu quả kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Trường Mầm non Xuân Du đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” năm học 2021-2022. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Vấn đề tai nạn thương tích ở trẻ em là một vấn đề đáng báo động và quan trọng hơn bao giờ hết, đây là nội dung được sự quan tâm của toàn xã hội. Việc chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cũng đã giúp giáo viên, nhân viên có thêm kiến thức, kỹ năng để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn và trẻ có được những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực tự phòng, chống tai nạn cho chính bản thân mình. Chính vì vậy nhà trường cần phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường. Giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện tổ chức các hoạt động đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày, sử dụng đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn sạch sẽ. Trẻ được chăm sóc một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Đặc biệt trong năm học 100% trẻ đến trường, lớp được đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khỏe, điều đó đã tạo được niềm tin cho phụ huynh và uy tín với địa phương, cũng như các cơ quan lãnh đạo cấp trên. Thường xuyên giám sát kiểm tra và kêu gọi cộng đồng cùng tham gia dự báo nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra tai nạn thương tích cho trẻ. Tăng cường công tác truyền thông về tầm quan trọng của nội dung phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ đến tất cả giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng. Chỉ đạo giáo viên đứng lớp, lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào các hoạt động để giáo dục trẻ. Hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, có hồ sơ lưu trữ khoa học. Tăng cường công tác phối kết hợp quản lý, chỉ đạo trong nhà trường, trạm y tế, các
  20. 20 bậc phụ huynh và cộng đồng. Tích cực tham mưu tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo môi trường trong và ngoài nhóm, lớp an toàn, thân thiện, phù hợp đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục mầm non. Như vậy có thể khẳng định việc “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường” đã bảo vệ được sự an toàn cho trẻ tuyệt đối, giúp cho chất lượng chăm sóc giáo duc, cũng như uy tín trường Mầm non Xuân Du ngày một phát triển. 3.2.Kiến nghị Đối với phòng giáo dục Phòng giáo dục tăng cường mở các lớp tập huấn về kỹ năng chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích cho đội ngũ giáo viên, nhân viên các trường được tham gia học tập. Đặc biệt tham mưu với các cấp có thẩm quyền định biên đủ giáo viên theo quy định cũng như nhân viên y tế trường học, đầu tư thiết trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho tất cả các trường Mầm non trong huyện nói chung và trường mầm non Xuân Du nói riêng. Vì đây là vấn đề then chốt trong việc phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong công tác chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện đảm bảo an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non Xuân Du. Kính mong hội đồng khoa học ngành và đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Du, ngày 05 tháng 4 năm 2022 XÁC NHẬN Tôi xin cam đoan, trên đây là sáng CỦA HỘI ĐỒNG SKKN kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết SKKN Nguyễn Thị Gấm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0