intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp cận với công nghệ thông tin trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp cận công nghệ thông tin trong trường mầm non” với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ tiếp thu cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp cận với công nghệ thông tin trong trường mầm non

  1. BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: "Một số giải pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tiếp cận với công nghệ thông tin trong trường mầm non" 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức 3. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Thúy Ngày/tháng/năm sinh: 30/7/1985 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường mầm non Đoàn Xá Điện thoại: DĐ: 0987114013 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Đoàn xá. Địa chỉ: Thôn Đông Xá, xã Đoàn xá, huyện Kiến Thụy,TP. Hải Phòng Điện thoại: 02253.560.505 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện công nghệ như: máy vi tính, máy chụp hình, loa, máy chiếu… Trẻ rất hứng thú khi được tiếp cận với chúng, tuy nhiên lòng yêu thích của trẻ còn ở nhiều mức độ khác nhau và việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với công nghệ thông tin như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ khi bước vào trường phổ thông. Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động học và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ, do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ và ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này. Cho trẻ tiếp cận công nghệ thông tin trong trường mầm non, cũng đã có một số giáo viên nghiên cứu viết về giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp cận với
  2. 2 thông nghệ thông tin trong trường mầm non, cụ thể có: Sáng kiến “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp cận công nghệ thông tin trong trường mầm non” của cô Lê Thị Quyên- Trường MN Hoa Phượng-Thanh Hóa- Năm 2015.Cô Nguyễn Hoài Thanh- Trường mầm non Sao Mai- 2016. Những giải pháp, đề cập trong sáng kiến đều mang tính phổ biến mà các trường học mầm non đã thực hiện. Song tôi nhận thấy những giải pháp trong sáng kiến có những ưu điểm và hạn chế sau: * Ưu điểm của giải pháp đã và đang áp dụng: Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin rất linh hoạt theo 2 hình thức: trong giờ hoạt động chung và hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ nên trẻ tiếp thu dễ dàng. Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất phương tiện công nghệ, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, hứng thú khi tiếp cận máy tính. Giáo viên năng động trong mọi phong trào xây dựng bài giảng chuyên đề có lồng ghép công nghệ thông tin. * Hạn chế các giải pháp đã và đang áp dụng: Giáo viên chưa lồng ghép cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin vào các chủ đề trong việc xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học và xuyên suốt cả năm học. Trẻ không được thực hành thường xuyên với máy tính. Các trò chơi để trẻ tiếp cận với máy tính qua giờ hoạt động chung những trò chơi, hoạt động được lồng ghép còn là những trò chơi đơn thuần, chưa đa dạng, chưa có nhiều sáng tạo, những trò chơi mang tính tư duy chưa cao, dễ gây nhàm chán cho trẻ. Kho bài giảng còn nghèo nàn. Hình thức trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin còn thiếu đổi mới, màn hình máy tính không có sự phân chia giữa cô và trò nên dẫn đến trẻ thiếu tự tin khi tiếp xúc máy tính của cô. Giáo viên chưa khen ngợi, động viên trẻ kịp thời mỗi khi trẻ tương tác với máy tính trong các giờ hoạt động. Khi giáo viên tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cho trẻ tiếp cận công nghệ thông tin còn chưa cụ thể, hình thức tuyên truyền còn chưa đa dạng và hiệu quả, bên cạnh đó thì đa phần phụ huynh e ngại việc cho trẻ tiếp xúc với máy tính sớm và sợ trẻ nghiện chơi game hay nghịch lung tung. Do Phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin vì tính chất công việc là bận rộn, đi làm từ sáng sớm và chiều tối mới về, nên cũng không có thời gian để dạy trẻ. Và cùng phần nhiều gia đình chưa có máy tính, nên trẻ chưa biết được các thao tác cơ bản trên máy tính khi ở nhà. Vậy làm thế nào để trẻ 5-6 tuổi được tiếp cận với công nghệ thông tin một cách đúng đắn và hữu ích nhất, tạo tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện nhân cách
  3. 3 trẻ trong thời đại “công nghệ số” như hiện nay. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của giáo viên phụ trách trẻ 5-6 tuổi. Là một giáo viên, tôi cũng đã nhận thấy được việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin có tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ…Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó thì việc làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong học tập, vui chơi, và vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi giải pháp như soạn giáo án điện tử, sáng tác trò chơi điện tử, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động hằng ngày nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động một cách tích cực, nhẹ nhàng và thoải mái. Và để trẻ ngày càng hứng thú tìm hiểu, khám phá cũng như tự tin hơn khi đứng trước đám đông, cũng như tự tin hơn khi học tin học ở các cấp học sau này. Từ những lý luận, thực tiễn, ưu điểm đã có và còn những hạn chế, bản thân tôi nghiên cứu một số đề tài, tài liệu liên quan cho trẻ 5-6 tuổi tiếp cận công nghệ thông tin trong trường mầm non để viết đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp cận với công nghệ thông tin trong trường mầm non”. III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Với đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp cận công nghệ thông tin trong trường mầm non”, với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ tiếp thu cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt.Và để trẻ ngày càng hứng thú tìm hiểu, khám phá công nghệ thông tin cũng như tự tin hơn khi đứng trước đám đông và với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ tiếp thu cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt. Trước khi tiến hành đề tài tôi tiến hành khảo sát với sĩ số là 39 trẻ cụ thể trên biểu đồ như sau: KHẢO SÁT TRƯỚC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
  4. 4 Số trẻ biết thực hiện các thao tác đơn giản với máy tính thể hiện cột màu xanh là rất ít, thậm trí có mục tiêu là không có. Và để trẻ ngày càng hứng thú tìm hiểu, khám phá công nghệ thông tin cũng như tự tin hơn khi đứng trước đám đông và với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ tiếp thu cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt. Tôi đã lựa chọn 5 giải pháp cụ thể như sau: Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch cho trẻ làm quen với thao tác cơ bản với máy tính vào từng chủ đề ngay từ đầu năm học và xuyên suốt cả năm học. Ngay từ đầu năm học, giáo viên nên xây dựng kế hoạch có lồng ghép cho trẻ làm quen các thao tác cơ bản nhất với máy tính vào ngay chủ đề đầu năm, và nâng dần yêu cầu với trẻ ở những chủ đề tiếp theo, để đến cuối năm 100% trẻ thành thạo với các thao tác cơ bản với máy tính như: khởi động máy, kéo và di chuột, kích đúp chuột… Chính vì vậy tôi đã lồng ghép cho trẻ làm quen với máy tính ngay từ đầu năm học vào từng chủ đề, từng hoạt động cụ thể trong ngày xuyên suốt cả năm học. Vì với công nghệ thông tin là phải thực hành thường xuyên để hình thành kỹ năng ở trẻ. Ví dụ: Với chủ đề “Trường mầm non, nhánh lớp học của bé, tôi có thể lồng ghép khi giới thiệu những đồ dùng, đồ chơi trong lớp của chúng ta, tác dụng của từng đồ dùng, đồ chơi. Từ đó tôi giới thiệu đến được 100% trẻ đều biết được các phần cơ bản của máy tính: màn hình để chiếu hình ảnh, con chuột để di chuyển đến mục con muốn xem hoặc muốn làm, bàn phím có các chữ cái, số và một số phím khác và các con được thực hành các thao tác cơ bản với máy tính vào giờ hoạt động góc, hoạt động chiều..Và các chủ đề sau, khi trẻ đã biết cách sử dụng chuột, giáo viên có thể nhờ trẻ mở nhạc vào giờ đón trả trẻ, giờ ngủ,…cách khởi động máy, và tắt máy.Và trẻ được tiếp xúc thường xuyên như thế nên hầu hết trẻ rất nhanh nhẹn, và hứng thú khi được cô nhờ tắt, mở máy giúp cô. Giải pháp 2: Tạo kho bài giảng elearning và đa dạng trò chơi ở các lĩnh vực phù hợp, hấp dẫn với trẻ phong phú. Sau khi giáo viên xây dựng được kế hoạch thì tiếp theo giáo viên phải xây dựng nhiều bài giảng điện tử có sự tương tác của trẻ trong bài giảng, phần trình chiếu powerpoint, các trò chơi có sự tương tác của trẻ….(Phụ lục 1) Giáo viên chọn lọc hoạt động, cũng như trò chơi vừa phù hợp, vừa hấp dẫn, kích thích tính ham học hỏi ở trẻ. Mỗi một chủ đề giáo viên xây dựng 1-2 bài giảng điện tử, cùng với đó là các trò chơi phù hợp khả năng nhận thức của trẻ, tạo kho bài giảng phong phú. (Phụ lục 1) Ví dụ: Với chủ đề Thực vật, tiết “Tìm hiểu quá trình phát triển của cây từ hạt”, chúng ta có thể xây dựng video: hạt - thành cây nảy mầm- cây non- cây trưởng thành. Từ đó trẻ hình dung được quá trình một cách cụ thể và chính xác nhất. Hay với chủ để Động vật, tiết “ quá trình phát triển con gà”, giáo viên xây
  5. 5 dựng video hay hình ảnh động: Gà mẹ- trứng- gà mẹ ấp trứng- nở thành gà con- gà trưởng thành…Giáo viên có thể tạo nhiều trò chơi có sự tương tác của trẻ: Tìm thức ăn cho vật nuôi, trẻ kích chuột chọn thức ăn nếu đúng sẽ có âm thanh “chúc mừng bạn”, nếu chưa đúng “bạn hãy chọn lại đi”…Với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, xây dựng tiết chữ cái trên powerpoint, giáo viên giới thiệu cấu tạo các nét chữ, các dạng chữ, sau đó trẻ lên tương tác với máy tính, chọn nét tạo chữ, có các nét trẻ đoán là chữ gì và phát âm, sau đó trẻ nhấn chuột nghe đáp án. Với lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, tiết vẽ, cô giới thiệu bút vẽ paint, cô hướng dẫn và trẻ được thực hành…(Phụ lục 1) Với những hình ảnh, âm thanh sống động, video hấp dẫn sẽ tăng khả năng hứng thú, kích thích sự tìm khám phá, ham học hỏi ở trẻ. Giải pháp 3: Đa dạng các hình thức cho trẻ tiếp cận công nghệ thông tin - Tạo màn hình máy tính (user) riêng cho trẻ: Để trẻ tự tin hơn khi tiếp xúc với máy tính, không còn cảm giác sợ sệt khi không may làm mất dữ liệu của cô. Giáo viên tạo màn hình riêng cho trẻ, và hướng dẫn trẻ khi các con chơi với máy tính các con sẽ vào màn hình dành cho các con, còn hình ảnh biểu tượng cô là của cô, các con không được vào biểu tượng này (Phụ lục 2) Bên cạnh đó giáo viên chia màn hình ra các phần tương ứng với từng lĩnh vực, trò chơi.. để từ đó trẻ dễ dàng phân biệt được từng ô hình tương ứng từng lĩnh vực, từng dạng trò chơi. Để khi trẻ thực hành sẽ dễ dàng hơn, không còn phải lúng túng tìm tòi. - Trẻ làm quen với máy tính qua giờ hoạt động học: Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin trong giờ hoạt động học mang lại hiệu quả cao, nếu giáo viên biết xây dựng sáng tạo trong tiết học với hình ảnh sinh động, hiệu ứng và các trò chơi thú vị. Để trẻ không thụ động, giáo viên gọi trẻ lên tương tác cùng máy tính, với câu hỏi kích thích tư duy cùng với những hình ảnh xuất hiện và mất đi kèm theo hiệu ứng mới lạ hấp dẫn, trẻ sẽ tập trung sự chú ý trước điều mới lạ, tiết học càng đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó giáo viên thường xuyên lên tiết chuyên đề có lồng ghép cho trẻ tiếp cận công nghệ thông tin. - Trẻ làm với máy tính qua giờ hoạt động khác: Việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin không chỉ tiến hành qua các giờ hoạt động học mà còn thông qua các giờ hoạt động khác như: hoạt động góc, đón trả trẻ, hoạt động chiều…
  6. 6 Vào giờ hoạt động góc, tôi xây dựng đa dạng các trò chơi phù hợp khả năng của trẻ và phù hợp chủ đề. Để kích thích sự hứng thú của trẻ, thu hút trẻ giáo viên tải phần mềm kidsmart và cài đặt vào máy cho trẻ chơi. Ví dụ như vẽ “Nông trại vui vẻ” trẻ phải biết sử dụng lệnh cơ bản và sử dụng chuột thành thạo. Qua trò chơi trẻ biết cách đi chuyển chuột nhanh và chính xác hơn, có trẻ còn kích đúp được chuột. Giáo viên chú ý trẻ yếu có thể chơi cùng trẻ đã biết nắm vững để trẻ tự học lẫn nhau (Phụ lục 2) Vào giờ hoạt động chiều, giờ đón trả trẻ, giáo viên có thể cho trẻ tự lên giúp cô mở bản nhạc trong chủ đề cho trẻ nghe, bên cạnh đó giáo viên có thể bồi dưỡng thêm cho các bạn còn yếu về những thao tác cơ bản: di chuột, kích đúp chuột, mở và tắt trò chơi… Điều này quả đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú nhiều, tiếp thu được bài học tốt nhanh. Trẻ tích cực hoạt động hơn, cũng như kích thích được tư duy trẻ phát triển. Qua biện pháp này tôi thấy trẻ tham gia hoạt động tích cực, dễ dàng, không còn cảm giác sợ sệt, lúng túng khi tiếp cận với máy tính của cô. Giải pháp 4: Tăng cường hình thức nêu gương, khen ngợi trẻ kịp thời Nêu gương như là liều thuốc tăng lực cho mỗi người chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ. Những lời động viên, khen ngợi kịp thời của cô giáo có tác động rất lớn đối với hành vi và suy nghĩ của trẻ. Và khi cô tán thưởng kịp thời mỗi khi trẻ làm được việc gì đó tốt dù nhỏ hay lớn đều để lại ấn tượng khó phai trong lòng trẻ. Từ đó giúp trẻ có thêm sự tự tin về bản thân mình và sẽ cô gắng phát huy điều đó, còn những trẻ chưa làm được cũng sẽ nhìn vào lời động viên khen ngợi đó mà cố gắng. Ví dụ: Buổi sáng cô nhờ bạn Hiếu khởi động máy tính giúp cô, hay bạn Trâm Anh tắt máy giúp cô vào buổi chiều, và cô khen trước mặt cả lớp “ Hai bạn rất giỏi đã khởi động và tắt máy giúp cô”. Hay cô mời bạn Tâm An lên chơi trò chơi với chữ cái “Tìm chữ còn thiếu trong từ Gà con” và trẻ tìm đúng chữ thiếu là chữ C và phát âm. Cô khen “Con rất giỏi, chúng mình cùng tặng bạn một tràng pháo tay nào”. Và mỗi lần được tuyên dương như thế, tôi thấy các con vô cùng thích thú và tự hào với bạn, là động lực các con phát huy hơn nữa. Còn những bạn chưa được làm, hay làm còn chưa thạo thì cố gắng hơn nữa để lần sau đến lượt mình giúp cô (Phụ lục 3) Giải pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh cho trẻ tiếp cận công nghệ thông tin bằng nhiều hình thức. Phần lớn phụ huynh không có thời gian và cũng không muốn cho trẻ tiếp xúc với máy vi tính vì đa phần phụ huynh rất e ngại trong việc cho trẻ tiếp xúc với máy sớm và sợ bé sẽ phá lung tung. Hiểu được suy nghĩ và
  7. 7 những lo lắng đó, bản thân tôi đã trực tiếp giải thích và động viên phụ huynh phối hợp cùng tôi. Tôi nhận thấy rằng lời nói, giải thích chưa thực sự tác động đến phụ huynh nên tôi đã xây dựng những giáo án điện tử hấp dẫn, sử dụng hình ảnh sinh động, lạ mắt, mời phụ huynh tham gia dự giờ tiết học của trẻ, cho trẻ tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin, trẻ được lên nhấp chuột, chọn hình ảnh… để phụ huynh tận mắt chứng kiến và tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên, từ đó thay đổi nhận thức về việc cho trẻ tiếp cận công nghệ thông tin tại nhà. Còn vấn đề phụ huynh sợ con nghịch máy tính mấy dữ liệu, tôi sẽ hướng dẫn phụ huynh tạo “user” mới cho trẻ bằng cách gửi tài liệu và video hướng dẫn phụ huynh tạo user cho trẻ trên máy tính của phụ huynh. Nếu phụ huynh nào chưa làm được tôi sẽ hướng dẫn trực tiếp phụ huynh. Để từ đó phụ huynh có thể yên tâm cho trẻ sử dụng máy tính của mình mà không sợ con làm mất dữ liệu. Bên cạnh đó tôi thường xuyên quay lại video trên lớp khi trẻ được thao tác với máy tính gửi vào zalo nhóm lớp, hay trên facebook cá nhân để từ đó phụ huynh thấy được khả năng của con em mình khi tiếp xúc với công nghệ thông tin. Gửi vào zalo nhóm lớp những trò chơi tôi thiết kế trên powerpoint cũng như đường link trò chơi, đường link học cùng con khi ở nhà cho phụ tham khảo và cho trẻ học và chơi khi ở nhà (Phụ lục 4) Thông qua giờ đón trả trẻ, hay qua buổi họp phụ huynh, tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh tình hình nhận thức khi tiếp cận với máy tính của từng trẻ. Ví dụ: hôm nay có cháu Diệu Chi lên chơi trò chơi “Tìm thức ăn cho mèo” trên máy tính rất xuất sắc: Con biết di chuyển chuột và kích chuột (Phụ lục 4) Qua giải pháp này tôi thấy đa phần phụ huynh đã biết cách cho con tiếp xúc với công nghệ thông tin như thế nào, và hiểu được khi con được tiếp xúc đúng cách với máy tính sẽ giúp con học được rất nhiều điều hay, mới lạ mà công nghệ thông tin đem lại. Và đặc biệt hơn là cha mẹ học cùng con, và giảm bớt thời gian xem tivi cũng như điện thoại của trẻ khi ở nhà. III.2. Tính mới, tính sáng tạo: III.2.1.Tính mới Đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp cận với công nghệ thông tin trong trường mầm non” nhằm tìm ra những giải pháp mới, có hiệu quả hơn những biện pháp đã được thực hiện, giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin một cách nhẹ nhàng, lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất qua phương thức học tập sinh động. Nguồn tài nguyên phong phú trên internet tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ và tư duy trẻ. Làm mới suy nghĩ của phụ huynh về việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin sớm, trẻ có nhiều thời gian học cùng bố mẹ
  8. 8 hơn khi ở nhà, rút gắn thời gian xem tivi cũng như điện thoại của trẻ. Nâng cao kỹ năng tin học của giáo viên, làm phong phú kho học liệu điện tử của lớp nói riêng và của toàn trường nói chung. Kho học liệu sử dụng được lâu dài. Thông qua đề tài, các cấp lãnh đạo, nhà trường, giáo viên, phụ huynh đã quan tâm hơn về công nghệ thông tin cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non. Đồng thời là cơ hội để chúng tôi cùng đồng nghiệp có thể chia sẻ, học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm với nhau, để cùng nhau tổ chức được các giờ hoạt động, hay các buổi “ngoại khóa” có ứng dụng công nghệ thông tin mang lại cho trẻ tâm thế học thoải mái “học bằng chơi, chơi mà học”. III.2.2. Tính sáng tạo Việc thực hiện linh hoạt các biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp cận với công nghệ thông tin trong trường mầm non giúp trẻ tăng khả năng sáng tạo, đồng thời là nền tảng và củng cố sự tự tin của trẻ với thế giới công nghệ thông tin trong thời đại số như hiện nay, và là cầu nối lý tưởng đưa trẻ tiếp cận với thế giới rộng lớn. Bên cạnh đó trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin giúp trẻ phát triển vận động tinh như các thao tác: nhấp chuột, thao tác với bàn phím.. dần rèn cho trẻ kỹ năng vận động tinh với độ chính xác cao. II.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến: Mặc dù mỗi giải pháp có mục tiêu khác nhau nhưng cả 5 giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau. Các giải pháp đều có sự phối hợp, lồng ghép giữa các giải pháp và đều hướng đến mục tiêu cuối cùng giúp trẻ 5-6 tiếp cận với công nghệ thông tin trong trường mầm non đạt hiệu quả cao nhất. Các giải pháp còn khắc phục được những hạn chế trước đó. Do đó giải pháp, có thể áp dụng nhân rộng ở các lớp khác trong toàn trường đối với trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Đoàn Xá nói riêng và tất cả trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non nói chung. Là tiền đề cho trẻ học tin học sau này. II.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến a. Hiệu quả về mặt kinh tế: Việc thiết kế trò chơi, hay đồ dùng dạy học trên máy tính đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức tiết kiệm được các loại nguyên, vật liệu và thời gian và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động của trẻ, nhưng chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo. Hệ thống những giải pháp được đưa ra trong sáng kiến sẽ trở thành hệ thống những dữ liệu quý báu cho các giáo viên cùng nhau học hỏi, tham khảo. Giảm chi phí bồi dưỡng chuyên môn. b. Hiệu quả về mặt xã hội:
  9. 9 Là tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào thế giới “ công nghệ số” sau này. Giáo viên không những nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin mà còn nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mình, góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và sự đam mê, lòng yêu nghề trong mỗi giáo viên. Phụ huynh dành thời gian cho con nhiều hơn đó là học cùng con trên máy tính, phù hợp xu thế phát triển của xã hội c. Những giá trị làm lợi khác: Sau khi thực hiện các biện pháp của đề tài tôi thấy trẻ chủ động thích thú với việc sử dụng máy tính trong các trò chơi, cũng như việc thích thú trong giờ học với trình chiếu hình ảnh rõ nét, âm thanh sống động…Trẻ hứng thú và nắm kiến thức sâu hơn khi tham gia hoạt động có sự tương tác với máy tính. 100% trẻ có được kỹ năng cơ bản khi sử dụng máy tính, còn 64% trẻ sử dụng thành thạo với những lệnh cơ bản: di chuột, kích đúp chuột, tắt và khởi động máy đó là tiền đề để bước vào xã hội đang thực hiện chuyển đổi số hiện nay.Và kết quả đáng mừng đó được thể hiện rõ qua số liệu khảo sát sau: KHẢO SÁT SAU KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP Cột màu xanh thể hiện trẻ đã đạt, và qua biểu đồ cột ta thấy màu xanh tăng lên rõ rệt, đó là sự chuyển biến tích cực của trẻ trước và sau khi áp dụng các biện pháp. Giáo viên nâng cao hơn trình độ công nghệ thông tin trong việc xây dựng bài giảng cũng như thiết kế trò chơi, kiến thức mở rộng hơn
  10. 10 Vì vậy, có thể nói khi sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học làm tăng cường cá thể hóa trong học tập và sự hợp tác giữa các cá nhân: cô- trò, trò- cô giúp trẻ thuận tiện hơn trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. Trẻ hoạt bát, tự tin, khích lệ niềm vui đến trường của trẻ. Kích thích được sự tìm tòi không ngừng học hỏi và sáng tạo của giáo viên. Tôi thấy trẻ rất mạnh dạn và hứng thú mỗi khi được tiếp cận với máy tính. Trẻ luôn mong đợi và vô cùng vui mừng khi tham gia tiết dạy có giáo án điện tử và nhất là trò chơi tương tác với máy tính. Trên đây là một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp cận với công nghệ thông tin trong trường mầm non, tôi đã rút ra trong quá trình thực hiện. Rất mong nhận được các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp, đóng góp ý kiến để bản sáng kiến ngày hoàn thiện hơn./. Xin chân thành cảm ơn! CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Bùi Thị Thúy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2