intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại Trường Mầm non Hải Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại Trường Mầm non Hải Chánh” nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ và hạn chế việc thải rác thải nhựa ra môi trường tại trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại Trường Mầm non Hải Chánh

  1. UBND HUYỆN HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÁNH SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ MG 5-6 TUỔI HẠN CHẾ SỬ ĐỒ NHỰA DÙNG MỘT LẦN TẠI TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÁNH Lĩnh vực/Môn: Mẫu giáo Tên tác giả: Hồ Thị Thanh Thuỷ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hải Chánh NĂM HỌC: 2023-2024
  2. 2 UBND HUYỆN HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÁNH Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Họ và tên tác giả: HỒ THỊ THANH THUỶ. Nam, nữ: Nữ - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Sư phạm Mầm non - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hải Chánh - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại Trường Mầm non Hải Chánh” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Mẫu giáo - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Bắt đầu từ năm học 2023-2024 TÊN SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ MG 5-6 TUỔI HẠN CHẾ SỬ DỤNG ĐỒ NHỰA DÙNG MỘT LẦN TẠI TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÁNH I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN Như chúng ta đã biết, môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Bởi vì môi trường tốt, sẽ cho chúng ta một sức khỏe tốt để làm việc và học tập hiệu quả. Môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Hiện nay, rác thải mà “đặc biệt là rác thải nhựa” đang là một vấn nạn nhức nhối trong toàn xã hội. Bởi vì, rác thải có nguồn gốc từ nhựa đều mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Thông thường, một chiếc chai nhựa hay ống hút nhựa hoặc túi nylon nếu sử dụng bằng biện pháp chôn lấp thì phải mất đến hàng trăm năm mới có thể phân hủy hoàn toàn. Rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ em mầm non. Nhưng đa số ở các cơ sở giáo dục mầm non đã và đang sử dụng rất nhiều đồ nhựa dùng một lần như: hộp sữa, ống hút nhựa, vỏ bánh kẹo, túi nilông đựng thực phẩm, hộp nhựa đựng cháo, vỏ sữa chua,...từ đó rác thải nhựa trong trường mầm non ngày càng nhiều hơn làm mất mỹ quan trường học và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ. Vì vậy, ngay từ bậc học mầm non cần phải dạy trẻ có ý thức xây dựng môi trường “An toàn - xanh - sạch - đẹp” từ những việc đơn giản nhất. Và đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thì phải cần chú trọng giáo dục nhiều hơn về tác hại của rác thải nhựa, giúp trẻ hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần cho đến các kĩ năng phân loại rác thải tại trường mầm non. Theo kinh nghiệm nhiều năm quan sát, tiếp cận trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Hải Chánh, bản thân tôi nhận thấy việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường đã thực hiện rất tốt và thường xuyên. Phần lớn giáo viên đều nhận thức được ảnh hưởng xấu của việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần đối với sức khỏe trẻ và môi trường nhưng việc giáo dục phòng chống rác thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, giảm sử dụng nhựa cho trẻ chưa được chú trọng nhiều. Đa số trẻ chưa nắm được tác hại của việc sử dụng đồ nhựa. Bên cạnh đó, phụ huynh sử dụng quá nhiều các túi ni lông, hộp nhựa sử dụng một lần để đựng thực phẩm,
  3. 3 chai sữa,...cho trẻ mang đến trường. Từ những thực trạng đó nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại Trường Mầm non Hải Chánh” nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ và hạn chế việc thải rác thải nhựa ra môi trường tại trường mầm non. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tính mới của sáng kiến Trong cuộc sống hiện nay, việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần đã trở thành một phần không thể thiếu, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi xem xét tổng thể thì không thể phủ nhận rằng dù tiện lợi nhưng việc này mang lại nhiều hậu quả nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người, đem đến nhiều tác hại cho nên tôi dám khẳng định là “sử dụng đồ nhựa dùng một lần tiện nhưng không lợi”. Vì thế, cần hình thành thói quen không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong trường học, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế giảm thải rác thải nhựa ra môi trường là rất cần thiết đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ MG 5-6 tuổi. Nhận thấy rõ những tác hại đó, bản thân tôi đã không ngừng trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp mới, tối ưu nhất để giúp trẻ có thể hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần khi đến trường và tôi đã tìm được một số giải pháp hữu hiệu sau: 1.1. Giải pháp 1: Lập kế hoạch, lựa chọn nội dung giáo dục trẻ hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần” tại trường mầm non. Ở bất cứ lĩnh vực nào hay làm công việc gì muốn đi đến thành công và đạt hiệu quả tốt thì phải có kế hoạch cụ thể. Khi nghiên cứu lĩnh hội mục đích, yêu cầu, nội dung của kế hoạch, tôi đã dựa vào tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường và nhóm lớp để lựa chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề, từng tháng, tuần sao cho phù hợp để từ đó có những biện pháp thực hiện có hiệu quả. Ví dụ: Trong chủ đề trường mầm non tôi đã tiến hành lồng ghép dạy trẻ kĩ năng bỏ rác đúng nơi quy định, dạy trẻ nhận biết các loại rác: rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế. Sau đó tôi dạy trẻ nhận biết phân biệt các thùng đựng rác, đâu là thùng rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế. Ngoài ra, tôi đã dựa vào kế hoạch số 1818 ngày 8/8/2023 của Sở giáo dục và đào tạo Quảng Trị về việc “Triển khai hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và quy trình xử lý Rác thải trong các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023 – 2026” để lên kế hoạch tích hợp lồng ghép 3 chuyên đề về nhựa thông qua các chủ đề, các hoạt động học như: + Chuyên đề 1: “Nhựa và tôi” tôi đưa vào chủ đề “Gia đình” với mục đích giúp trẻ nhận biết các vật dụng sử dụng trong nhà được làm bằng nhựa, các đồ nhựa nào được sử dụng một lần. Trẻ nêu đặc điểm chung của nhựa, phân loại nhựa với đồ vật khác, chức năng sử dụng phổ biến của đồ nhựa trong gia đình và suy luận điều gì xảy ra sau khi đồ nhựa bị vứt đi. Trẻ xác định những đồ nhựa nào thường được vứt đi sau khi dùng và những cách để giảm nhựa tại nhà, tại trường. Ở chuyên đề này tôi tổ chức theo 4 hoạt động: Hoạt động khám phá khoa học: “Bé với đồ vật bằng nhựa dùng một lần” Hoạt động ngoài trời: giáo viên tổ chức cho chẻ chơi theo nhóm thu gom đồ dùng nhựa bỏ vào thùng rác, phân loại nhựa và đồ dùng không phải là nhựa
  4. 4 Hoạt động góc cho trẻ chơi cắt các đồ dùng bằng nhựa tái chế làm chậu hoa, đồ chơi để giảm tải các đồ nhựa thải ra môi trường. Hoạt động chiều: Cho trẻ chơi“Vũ điệu dừng nhựa” Giáo viên sẽ chơi nhạc và trẻ sẽ di chuyển xung quanh và nhảy múa. Khi nhạc dừng, trẻ phải dùng tay chạm vào bất kỳ vật dụng nào làm bằng nhựa. Trẻ không được chạm đồng thời vào cùng một loại nhựa và không được chạm vào cùng một vật nhiều lần trong suốt thời gian của trò chơi. + Chuyên đề 2: “Câu chuyện của nhựa” tôi đưa đưa vào chủ đề “Thế giới động vật” giúp trẻ nhận thức được tác động của ô nhiễm nhựa đối với động vật. Trẻ biết một số tác hại của đồ nhựa dùng một lần khi bị thải ra môi trường và đề xuất biện pháp ngăn ngừa việc thải rác thải nhựa ra môi trường. Ở chuyên đề 2 tôi tổ chức theo 2 hoạt động: Hoạt động khám phá khoa học: “nhận biết đồ dùng bằng nhựa” trẻ sẽ khám phá tác động của rác thải nhựa đối với môi trường sống dưới nước Hoạt động ngoài trời: giáo viên tổ chức cho chẻ chơi theo nhóm thí nghiệm nhựa và nước điều gì xảy ra khi nhựa được thả vào trong nước… + Chuyên đề 3: “Giảm sử dụng nhựa” tôi đưa vào chủ đề “Nước - Hiện tượng tự nhiên”. Với mục đích trẻ nhận biết rằng mình có khả năng từ chối hoặc giảm việc sử dụng nhựa. Nhận biết các loại nhựa sử dụng một lần và hạn chế sử dụng các đồ nhựa dùng một lần khi đến trường và ở nhà. Trẻ biết tái sử dụng đồ nhựa dùng một lần để làm đồ chơi, phục vụ nhu cầu chơi và học tại lớp. Ở chuyên đề 3 tôi tổ chức theo 2 hoạt động: Hoạt động học: Nhận biết các dồ nhựa dùng một lần Hoạt động chiều: Cô cùng trẻ làm đồ chơi từ đồ nhựa dùng 1 lần Các nội dung của 3 chuyên đề về nhựa chưa đưa vào hoạt động học tôi sẽ lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ và sẽ thực hiện cuốn chiếu trong vòng 1 tuần thực hiện chuyên đề đó. Ngoài ra tôi cũng tích hợp lồng ghép giáo dục trẻ giảm thải rác nhựa ra môi trường, hạn chế sử dụng nhựa thông qua hoạt động tham quan trải nghiệm, hoạt động góc, giờ ăn ngủ cho trẻ, hoạt động lao động, lao động tự phục vụ… 1.2. Giải pháp 2: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục trẻ hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần thông qua các hoạt động trong ngày Việc lồng ghép giáo dục trẻ hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần luôn được tôi thực hiện một cách khéo léo, linh hoạt, luôn đổi mới đan xen vào hoạt động mà không làm mất đi kiến thức nội dung cơ bản của mỗi bài học, luôn tạo không khí vui tươi, gần gũi, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với môi trường. Tôi có thể lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong ngày ví dụ như: Ở hoạt động học “Khám phá đồ dùng trong gia đình” tôi có thể lồng ghép một số hình ảnh, video về các đồ nhựa dùng một lần trong gia đình để trẻ quan sát, tìm hiểu. Từ đó, nêu ra tác hại của đồ nhựa dùng một lần và giáo dục cho trẻ cách phòng chống rác thải nhựa và đồ nhựa dùng một lần trong gia đình và ở trường. Ở góc nghệ thuật: Tôi cho trẻ làm đồ chơi từ các đồ nhựa dùng một lần, cho trẻ nghe các bài hát, bài đồng dao, vè về đồ dùng nhựa,...
  5. 5 Mỗi một hoạt động có nội dung lồng ghép giáo dục hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần cần phải xác định cho trẻ hiểu được một số vấn đề cơ bản: Vì sao cần hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần? Phân loại rác thải để làm gì?.... Hơn nữa phải cho trẻ hiểu được việc phòng chống rác thải nhựa không phải là việc của riêng người lớn mà còn chính là nhiệm vụ của trẻ. 1.3. Giải pháp 3: Tích cực thay đổi hành động của trẻ trong việc hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại trường mầm non. Thay đổi hành động của trẻ vừa là khẩu hiệu vừa là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần ở trường mầm non. Nhằm giúp trẻ thay đổi thói quen từ rất lâu trong việc sử dụng sản phẩm từ nhựa như: vỏ sữa, hộp sữa chua, chai lọ, bao nilong, muỗng nhựa, ly nhựa .... được sử dụng hằng ngày trong gia đình và thói quen này rất khó để thay đổi. Tôi bắt đầu nghiên cứu làm cách nào để trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng giảm rác thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lân qua việc giáo dục trẻ hằng ngày tại lớp học Thứ nhất, thay đổi thói quen sử dụng vật phẩm nhựa trong sinh hoạt hằng ngày tại lớp. Thông qua phiên họp phụ huynh đầu năm, thông qua zalo nhóm lớp tôi đưa ra một số quy định để phụ huynh phối hợp cùng trẻ khi đến lớp như: không mang quà vặt đến lớp, không dùng các túi nilong chỉ được dùng túi vải để đựng thực phẩm đến lớp, sử dụng chai nước bằng inox thay chai nhựa, ăn sáng tại nhà nếu trường hợp vội cần cô giáo giúp thì phải đựng thực phẩm ở các loại hộp inox. Thứ hai, phát động “chiến dịch thay áo mới cho thùng rác lớp em”. Cô sẽ cùng trẻ làm thùng rác và tạo ra kí hiệu màu sắc ngộ nghĩnh riêng cho từng thùng rác. Sau đó đặt vị trí thùng rác sao cho phù hợp với trẻ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cô chia trẻ thành 2 tổ, giao nhiệm vụ bỏ rác đúng thùng rác cho 2 tổ thực hiện. Cuối ngày tổ nào ít rác thải nhựa nhất thì sẽ được cô khen. Việc tạo ra những thùng rác nghộ nghĩnh kích thích sự tò mò khám phá của trẻ cũng như giúp trẻ thực hiện một cách thích thú những yêu cầu của cô. Nhằm giúp trẻ biết phân loại rác: rác vô cơ, hữu cơ, rác thải nhựa các loại khác nhau; giúp trẻ củng cố kiến thức về các loại rác thải, cách phân loại và hiểu được sự nguy hiểm của nó đối với trẻ trong trường mầm non. Thứ ba, để trẻ có thể thay đổi tích cực hành động của mình trong việc hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần thì giáo viên và phụ huynh sẽ phải là tấm gương sáng nhất cho trẻ noi theo. Giáo viên hạn chế tối đa việc mang các chai nước, ly nhựa dùng một lần vào trường nên tự đun nấu, sử dụng các vật dụng chứa đựng sử dụng nhiều lần, vật liệu thân thiện môi trường. Không sử dụng ly nhựa, ống hút nhựa... dùng một lần trong tất cả các hoạt động trong lớp. Những việc làm của giáo viên trong trường sẽ mang hiệu ứng tích cực đến trẻ trong lớp, giúp trẻ hình thành dần thói quen không sử dụng đồ nhựa dùng một lần như cô giáo. 1.4. Giải Pháp 4: Tăng cường tuyên truyền việc hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần ở lớp, trường và gia đình. Nhận thức rõ tác hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe của trẻ và mỹ quan tại trường mầm non. Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nên trước thềm năm học mới tôi đã đưa ra nhiều hoạt động, việc làm thiết thực cụ thể với quyết tâm: “Nói không với rác thải nhựa trong trường mầm non”. Nói không với rác thải
  6. 6 nhựa là một vấn đề không chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, không chỉ một cá nhân hay tập thể hưởng ứng mà nó cần được nhân rộng hơn nữa, cần sự chung tay của cả gia đình và cộng đồng. Ở môi trường bên trong lớp học tôi lồng ghép trang trí các góc tuyên truyền về phòng chống rác thải nhựa theo các chủ đề đã lên kế hoạch từ trước. Chuẩn bị các đồ dùng nhựa sử dụng một lần đã thu thập cùng trẻ lên kệ giá để trẻ có thể hoạt động tái tạo đồ chơi thường xuyên. Ở trường vào giờ đón trẻ và trả trẻ sẽ mở truyền thông qua loa phát thanh những nội dung về tác hại và cách phòng chống rác thải nhựa, những quy định về rác thải nhựa ở trường cho trẻ và phụ huynh cùng nghe để thực hiện và nâng cao ý thức về phòng chống rác thải nhựa, đặc biệt là đồ nhựa dùng một lần. Sưu tầm, chia sẽ các bài viết, hình ảnh, bài thơ, câu chuyện, bài hát về rác thải nhựa qua nhóm zalo, facebook của lớp, trang web của trường để phụ huynh cùng theo dõi và phối hợp thực hiện cùng nhà trường. Ngoài ra đề thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong nhà trường, tôi đã tham mưu nhà trường làm thêm bảng biểu, khẩu hiệu tuyên truyền về phòng chống rác thải nhựa ở xung quanh khu vực trường. Tham mưu mua sắm đầy đủ thùng đựng rác từ bên ngoài cho đến từng lớp học để thực hiện đảm bảo việc phân rác tại nguồn theo qui định của nhà trường. Bố trí các thùng rác ở vị trí thuận tiện để phụ huỳnh cùng thực hiện một cách đồng bộ hơn, mỗi thùng rác đều được dán nhãn tên của từng loại rác để tiện cho trẻ thực hiện thu gom, phân loại rác tại nguồn. Tôi sưu tầm các sản phẩm nghệ thuật được thiết kế từ rác thải nhựa cho trẻ xem vào những giờ đón, trả trẻ hay hoạt động chiều nhằm khắc sâu cho trẻ về những hình ảnh đẹp từ rác thải nhựa, tạo nên hứng thú tạo hình từ rác thải nhựa cho trẻ, nhằm giảm thiểu lượng rác thải nhựa đưa ra môi trường. Nắm bắt được tâm lí của trẻ 5-6 tuổi có khả năng chú ý và ghi nhớ rất cao những thông tin mà người lớn truyền đạt thông qua những hình ảnh và đồ dùng trực quan. Nên tôi đã đưa những thông điệp bảo vệ môi trường, hạn chế đồ nhựa dùng một lần đến trẻ của mình thông qua những bức tranh có nội dung giáo dục đơn giản như “Trẻ biết bỏ rác vào thùng rác”, “Trẻ biết phân loại rác”..., “Nói không với đồ nhựa dùng một lần” đã được tôi vẽ trên tường ở khu vực hành lang của lớp và ghế đá để trẻ có thể dễ nhìn thấy và để lại ấn tượng sâu sắc cho trẻ. Ở những mảng tường trống quanh sân, tôi đã phối hợp với các giáo viên lựa chọn nội dung tranh, phác họa hình ảnh và phối màu sắc để gây ấn tượng cho trẻ từ cái nhìn đầu tiên và trẻ nhớ được lâu hơn thông điệp bảo vệ môi trường mà tôi muốn truyền tải. Nội dung tranh mà tôi sử dụng dựa vào nội dung của những mẫu chuyện sáng tạo về ý thức bảo vệ môi trường mà tôi đã kể cho trẻ nghe. Khi trẻ nhìn thấy những bức tranh hằng ngày, những hình ảnh đó sẽ giúp trẻ củng cố lại những kiến thức mà trẻ đã được học trước đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là ý thức giảm sử dụng nhựa ở trường mầm non. 1.5. Giải pháp 5: Tạo các sân chơi mới lạ cho trẻ từ đồ nhựa sử dụng một lần góp phần thực hiện tốt công tác hạn chế thải rác nhựa ra môi trường
  7. 7 Thứ nhất: Tạo một sân chơi bổ ích cho cô và trẻ từ đồ dùng nhựa sử dụng một lần. Cô và trẻ cùng sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ hấp dẫn trẻ từ việc tái sử dụng các rác thải nhựa trẻ dùng hàng ngày trong trường mầm non. Những loại rác như giấy, chai lọ... nếu không sáng tạo được thành đồ dùng, đồ chơi thì tôi thu gom để bán phế liệu tạo nguồn thu cho lớp. Đối với rác vô cơ do không thể tái sử dụng nên tôi đã tiến hành thu gom hằng ngày để tập kết lại tại các thùng rác của trường để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lí ở các khu xử lí rác thải tập trung theo quy định.Việc xử lí rác thải tại nguồn đã góp phần giảm bớt lượng rác thải thải ra môi trường, nhà trường có thêm một khoản thu nhỏ nhờ việc thu gom và bán phế liệu. Bên cạnh đó, việc tận dụng các nguyên vật liệu tái chế để làm đồ dùng đồ chơi cũng giúp giảm chi phí mua sắm cho nhà trường, trẻ có thể thỏa sức sáng tạo để tạo ra đồ chơi theo ý thích của mình nhằm phát triển tư duy, thẩm mỹ cho trẻ. Tôi kết hợp cùng với giáo viên trong lớp tiến hành thu thập, phân loại rác thải nhựa vào những thùng rác ngộ nghĩnh mà tôi đã đặt ở hành lang lớp, các loại rác thải đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối cho trẻ: hộp bánh kẹo, vỏ hộp sữa, bìa cat tong, chai lọ nhựa, ly nhựa, muỗng nhựa dùng một lần.....Những nguyên vật liệu này được đem đi làm sạch, khử trùng để đưa vào hoạt động. Tôi sưu tầm các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, hội thi đồ dùng đồ chơi phù hợp với từng loại nguyên vật liệu mà cô và trẻ thu thập được, hướng dẫn trẻ làm thành những đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi tại các góc lớp. Sau khi tái chế thành các sản phẩm cô giáo sẽ tổ chức cho trẻ trưng bày lên kệ, giá làm phong phú nguồn đồ chơi cho trẻ tại lớp. Thứ hai: Tổ chức cho trẻ tham gia biểu diễn “Thời trang tái chế”, trẻ được trải nghiệm với những trang phục thời trang được tạo ra từ việc tái chế rác thải nhựa mà trẻ thu thập cùng cô và bố mẹ. Trẻ tự tin biểu diễn thời trang từ sản phẩm nhựa tái chế, nâng cao ý thức giảm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường cho trẻ. Thứ ba: Tổ chức hội thi vẽ tranh về đề tài: “Bảo vệ môi trường xanh” dành cho các trẻ khối 5-6 tuổi nhằm tuyên truyền đến mọi người thông điệp “Nói không với rác thải nhựa”, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Thứ tư: tổ chức cho trẻ tham gia chơi “Bé nào giỏi nhất”. Ở trò chơi này tôi cùng phụ huynh trẻ đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng vật liệu để tổ chức chơi. Các trẻ hóa thân thành những bác lao công vệ sinh môi trường. Trước khi vào cuộc thi trẻ được củng cố kiến thức về rác thải nhựa dùng một lần, phân loại rác thải qua 1 số video. Phần thi thứ nhất là phần thi kiến thức, các câu hỏi trắc nghiệm, các câu hỏi mở có nội dung liên quan đến rác thải nhựa, được tổ chức như trò chơi rung chuông vàng. Phần thi thứ hai là phần thi thực hành, trẻ phải dựa trên những hình ảnh về rác thải nhựa và kiến thức của mình để phân loại rác thải, chọn hành động đúng sai. Tất cả các phần thi trẻ đều được chia thành các nhóm để tham gia chơi mà không bỏ sót trẻ nào. Có thể nói rằng, các hoạt động trải nghiệm, vui chơi có tác động rất lớn tới việc phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường của trẻ. Có thể giúp trẻ nhận thức được tác hại của rác thải nhựa dùng một lần trong trường mầm non và đưa ra các cách phòng chống rất thiết thực mà hiệu quả.
  8. 8 Sau khi thực hiện các giải pháp mới trong sáng kiến bản thân tôi cũng đã đúc rút được một số ưu điểm và nhược điểm: * Ưu điểm Các giải pháp thực tế và ứng dụng được nhiều trò chơi cho trẻ thực hành, trải nghiệm nên đa số trẻ đều hứng thú, tích cực khi tham gia vào hoạt động, mang lại kết quả giáo dục trên trẻ cao. Các giải pháp phù hợp với độ tuổi của trẻ nên trẻ có khả năng thực hiện tốt. Chi phí cho các hoạt động ít tốn kém mà còn lưu lại các sản phẩm nhằm giúp cho nguồn đồ chơi của lớp ngày càng phong phú và đa dạng. Phụ huynh có thể phối kết hợp cùng trẻ và cô thường xuyên, ở trường hay ở nhà đều có thể thực hiện tốt. * Nhược điểm Thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần rất khó để thay đổi nên nếu áp dụng giải pháp tuyên truyền quá nhiều mà không chú trọng thực hành, trải nghiệm, nhắc nhở, động viên trẻ thì sẽ làm giảm đi chất lượng giáo dục trẻ rất nhiều. Các giải pháp mà tôi đã đưa ra dựa trên cơ sở những tri thức, kĩ năng, kỹ xảo mà tôi đã tích lũy được trong thực tiễn công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Bằng những giải pháp, họat động cụ thể tôi đã khắc phục được những khó khăn mà với những giải pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục trẻ hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại trường mầm non. 2. Tính thực tiễn của sáng kiến Sáng kiến được áp dụng và thực hiện lần đầu cho trẻ MG 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hải Chánh trong năm học 2023-2024. Với các giải pháp cụ thể, sáng tạo, sáng kiến đã gắn với thực tiễn và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Giải pháp hạn chế sử sụng đồ nhựa dùng một lần có tính khả thi khi thực hiện cho trẻ. Các giải pháp đã góp phần làm cho công tác giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng rác thải nhựa, đặc biệt là đồ nhựa dùng một lần được thực hiện tốt, nhằm góp phần bảo vệ môi trường, phát triển sự sáng tạo cho trẻ, giúp tiết kiệm kinh phí trong dạy học, tạo niềm tin cho quý phụ huynh rất nhiều. Đề tài nghiên cứu là sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân tôi, khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành xây dựng môi trường lớp học, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng những đồ nhựa dùng một lần, những nguyên vật liệu đã qua sử dụng, sử dụng các trang thiết bị có sẵn có đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy với chi phí thấp. Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường hiện nay. Định hướng cho trẻ ý thức tự giác bảo vệ môi trường bằng những hành động phù hợp với lứa tuổi của mình. 3. Hiệu quả trong kinh tế - xã hội của sáng kiến mang lại Qua thời gian thực hiện sáng kiến tôi đã nhận được nhiều kết quả cao hơn so mong đợi của mình: Đa số trẻ biết được tác hại của rác thải nhựa, đặc biệt là đồ nhựa dùng một lần đối với môi trường và sức khoẻ của con người, trẻ đã có thói quen bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại từ những việc làm đơn giản như: không mang quà vặt đến trường, dùng túi vải để đựng thực phẩm,...Trẻ biết nhận biết, phân biệt được các loại rác thải, từ đó có kĩ năng phân loại và bỏ rác
  9. 9 đúng nơi quy định. Trẻ đã biết động viên bố mẹ cùng tham gia như: nhắc bố mẹ không sử dụng túi nilong để đựng thực phẩm khi đến trường mà phải dùng túi vải, nhắc bố mẹ nên thu gom đồ nhựa tái chế để làm vật dụng trong nhà thay vì vứt rác, đóng góp tranh ảnh để làm đồ dùng, đồ chơi trang trí góc tuyên truyền của lớp. Ngoài những hiệu quả giáo dục đối với trẻ thì biện pháp còn mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao như giúp tiết kiệm một phần kinh phí cho việc mua sắm các thùng rác 3 ngăn để phục vụ cho công tác phân loại rác tại nguồn và giảm kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học tại lớp nhờ việc sáng tạo đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu tái chế. Sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho góc thiên nhiên của lớp, giảm chi phí mua phân bón cho cây, hoa. Phụ huynh quan tâm hơn đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ tại trường cũng như ở nhà. Phụ huynh cảm thấy rất hài lòng và rất vui khi trẻ biết phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định mà không cần nhắc nhở. Bản thân các bậc phụ huynh cũng ý thức cao và trách nhiệm cao hơn rất nhiều về việc bảo vệ môi trường trong và ngoài trường mầm non. Từ đó, ý thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần, phân loại rác tại nguồn dần dần được nâng cao, mối liên kết giữa gia đình và nhà trường càng thêm thắt chặt. Với hiệu quả sáng kiến mang lại trong kinh tế - xã hội, đã được chứng minh qua hành động tích cực của trẻ, số lượng rác thải nhựa ở lớp, trường giảm xuống rỏ rệt, các sản phẩm từ đồ nhựa dùng một lần của trẻ ngày càng phong phú và đa dạng, sự hứng thú tích cực của trẻ qua các hoạt động trải nghiệm và cả sự hài lòng của phụ huynh. Và quan trọng hơn là sự ghi nhận, đánh giá cao của bộ phận chuyên môn trường mầm non Hải Chánh vào cuối năm học. 4. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến có phạm vi sử dụng cho trẻ MG 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hải Chánh, có khả năng sử dụng trong nhiều năm học. Sau một thời gian nghiên cứu và dựa trên kết quả thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy sáng kiến của tôi có khả năng nhân rộng lên với tất cả các trường mầm non trong toàn huyện Hải lăng. III. KẾT LUẬN Sau khi thực hiện “Một số giải pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại Trường Mầm non Hải Chánh” tôi nhận thấy giải pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục. Qua đây, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ được nâng lên rỏ rệt. Trẻ biết tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường sống, biết hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần và biết tuyên truyền đến cộng đồng cùng nhau nói không với sản phẩm nhựa để bảo vệ môi trường. Vì vậy, tình trạng rác thải nhựa thải ra môi trường ở trường mầm non Hải Chánh ngày càng ít, mỹ quan trường học ngày được cải thiện và đẹp hơn. Trong thời gian qua, bằng nhiệt huyết của một người giáo viên, tôi đã nổ lực rất nhiều để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ từ những hành động nhỏ, hiệu quả và vừa sức với trẻ nhưng mang đầy đủ ý nghĩa và trách nhiệm. Đến giờ phút này, tôi đã thu được những thành công mong đợi. Đáng kể nhất là “sức mạnh lan tỏa từ trẻ đến phụ huynh dựa trên
  10. 10 nền tảng tình thương yêu của cha, mẹ và người thân dành cho con của mình”. Đó là ý thức hạn chế rác thải nhựa ra môi trường, ý thức và trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Qua sáng kiến này tôi cũng rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân vào hoạt động giáo dục trẻ: Muốn trẻ đạt kết quả cao người giáo viên phải được củng cố nâng cao thêm về kiến thức, kĩ năng bảo vệ môi trường, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo, các hình thức phương pháp để giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng. Muốn dạy tốt giáo viền cần gần gũi, sát sao với trẻ để nắm được đối tượng phân loại trẻ, để từ đó đề ra các yêu cầu phù hợp cho từng trẻ để giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình, cô luôn luôn gần gũi quan tâm theo dõi trẻ, để hiểu được tâm tư tình cảm sở thích của từng trẻ, động viên khuyến khích những trẻ còn yếu kém, hướng dẫn chỉ bảo trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Phải biết xây dựng được kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, toàn diện sát với kế hoạch chỉ đạo nhà trường và phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có biện pháp bồi dưỡng cho từng trẻ và có kế hoạch thay đổi trò chơi, hình ảnh, video... Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong bài dạy để thu hút trẻ vào hoạt động. Ưu tiên phát triển các hoạt động trải nghiệm và thực hành cho trẻ. Giáo viên phải luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo trong mọi lời nói, hành động của mình. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình để giúp trẻ học tốt hơn. Lập kế hoạch tham mưu với chuyên môn dự giờ, đóng góp xây dựng ý kiến. Thường xuyên nghiên cứu sách báo, tài liệu, tham khảo thông tin qua mạng, dự giờ đồng nghiệp đúc rút kinh nghiệm cho bản thân Trên đây là những chia sẻ của tôi trong sáng kiến “Một số giải pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại Trường Mầm non Hải Chánh” mà tôi đã thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả cao. Tôi mong rằng, những giải pháp mà tôi đã áp dụng sẽ được phổ biến rộng rãi và thu được kết quả cao hơn. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng khi thực hiện sáng kiến này tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung, sữa đổi của quý cấp trên để đề tài của tôi được hoàn thiện và sớm được nhân rộng. Tôi xin chân thành cám ơn! Hải chánh, ngày 12 tháng 3 năm 2024 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người viết HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Hồng Oanh Hồ Thị Thanh Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2