Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ 5-6 tuổi Khu Đồng Yên trường mầm non Mậu Lâm, huyện Như Thanh
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ 5-6 tuổi Khu Đồng Yên trường mầm non Mậu Lâm, huyện Như Thanh" nhằm giúp trẻ biết được tình cảm của Bác đối với trẻ, từ đó trẻ thể hiện tình cảm của mình đối với Bác Hồ như trẻ yêu quý bản thân, giữ gìn vệ sinh, nghe lời người lớn, yêu quý ông, bà, cha, mẹ, mọi người xung quanh, biết làm những công việc vừa sức. Qua đó nhằm giúp trẻ hình thành cho trẻ những phẩm chất, đạo đức tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ 5-6 tuổi Khu Đồng Yên trường mầm non Mậu Lâm, huyện Như Thanh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CHO TRẺ 5-6 TUỔI KHU ĐỒNG YÊN TRƯỜNG MẦM NON MẬU LÂM, HUYỆN NHƯ THANH Người thực hiện: Đỗ Thị Dung Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Mậu Lâm SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HOÁ NĂM 2022
- Mục lục Mục lục....................................................................................................................................... 2 1. Mở đầu.................................................................................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm............................................................................................ 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm............................................................................. 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............................................4 2.2.1. Thuận lợi........................................................................................................................... 4 2.2.2. Khó khăn...........................................................................................................................4 2.2.3. Kết quả của thực trạng...................................................................................................... 5 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.........................................................................5 2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch lồng ghép “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong Hồ Chí Minh” theo từng chủ đề.......................................................................................5 2.3.2. Giải pháp 2. Bản thân luôn học hỏi và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Xây dựng các mô hình để lồng ghép giáo dục trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh..........................................................6 2.3.3. Giải pháp 3: Giáo dục trẻ “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thông qua hoạt động hàng ngày.......................................................................................8 2.3.4. Giải pháp 4. Giáo dục lễ giáo cho trẻ.............................................................................15 2.3.5. Giải pháp 5. Xây dựng góc sách về Bác nhằm truyền đạt tấm gương của Bác đến trẻ một cách cụ thể và dễ hiểu hơn.................................................................................................17 2.3.6. Giải pháp 6. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác............................................................................ 18 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.................................................................................................................19 3. Kết luận, kiến nghị................................................................................................................20 3.1. Kết luận..............................................................................................................................20 3.2. Kiến nghị............................................................................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................21 DANH MỤC...............................................................................................................................1
- 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Chủ Tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đạo đức của người là lòng yêu nước, thương dân.Trong cuộc đời hoạt động đầy cống hiến và hy sinh của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành quan tâm đặc biệt sâu sát cho lớp "công dân đặc biệt” là trẻ em, cho dù bận trăm công nghìn việc Bác vẫn luôn quan tâm đến công tác, bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em và coi đó là công việc quan trọng. Tuy Bác đã đi xa, nhưng người đã để lại muôn vàn tình yêu thương cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thiếu niên, nhi đồng và nghành giáo dục. [1]. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Bác Hồ luôn dành cho các cháu nhi đồng tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt. Với Bác các cháu là những người chủ tương lai của đất nước [2]. Bởi theo Người, công tác giáo dục thế hệ trẻ ngay từ bậc mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện đạo đức và nhân cách con người đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ để trẻ có nền tảng phát triển. Bác nhắc nhở rằng: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt sau này cháu trở thành người tốt. Công tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích đào tạo những người công dân tốt, cán bộ tốt cho Tổ quốc. Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức. Anh chị em mẫu giáo cần phải luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo”. “Đối với trẻ em phải dạy như thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy”[3]. Chúng ta thật hạnh phúc biết bao, khi được đứng trong đội ngũ của ngành giáo dục hàng ngày được sống bên cạnh những trẻ thơ. Vì vậy, những người làm công tác giáo dục nói chung và những người làm công tác giáo dục mầm non nói riêng ở mầm non dạy các cháu nhỏ chỉ dạy truyện kể. Vậy các cô giáo cần phải biết vận dụng những mẫu chuyện, những hình ảnh, bài thơ viết về Bác để làm tư liệu giúp cho việc giáo dục để các cô có thêm tình yêu trẻ thơ, biến những bài học thành những việc làm thực tế để chăm sóc nuôi dạy các cháu ngày càng tốt hơn. Là những người làm công tác giáo dục mầm non, chúng tôi luôn thấm nhuần tư tưởng đạo đức lòng yêu nghề mếm trẻ như Bác chỉ rõ: “Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả”.[4] Vì vậy Người luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của công trình tương lai. Xác định vai trò vị trí và nhiệm vụ hết sức vinh quang nhưng cũng không ít khó khăn vất vả, những người làm công tác giáo dục mầm non chúng ta phải là một tấm gương đạo đức tốt, thường xuyên
- 2 học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để trở thành những cô giáo mẫu mực, tu dưỡng theo tấm gương của Bác. Để đáp lại những mong muốn của Bác thì các cô giáo mầm non nuôi dạy trẻ, chăm sóc trẻ, phải thật sự yêu thương trẻ như một người mẹ hiền thứ hai, luôn dạy trẻ biết yêu thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết với nhau, biết chia sẻ và hợp tác để tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Luôn bồi dưỡng các cháu mầm non qua các bài nói, bài viết, hình ảnh, và gắn liền với những việc làm cụ thể để bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em, ươm mầm xanh tương lai của đất nước. Các cháu mầm non là chủ nhân tương lai, sinh ra trong thời bình, dù chỉ được gặp Bác qua những thước phim, những hình ảnh, những câu chuyện, những bài thơ cô giáo kể, đọc cho các cháu nghe tình cảm của các cháu yêu thương, kính trọng Bác nồng nàn.[5] Thấm nhuần những tư tưởng của Người, Đảng, Nhà nước, nhân ta thực hiện tốt “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đặc biệt cô giáo mầm non không chỉ học tập, rèn luyện theo tấm gương của Bác mà còn dạy, giải thích cho trẻ hiểu về cuộc đời của Bác, giáo dục trẻ, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Từ đó giúp cho trẻ biết thể hiện lòng biết ơn, lòng yêu nước, lòng kính trọng yêu quý đối với Bác. Thực hiện chuyên đề tích hợp nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” đã đưa vào trong chương trình giáo dục mầm non, để lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ học tập và noi theo tấm gương sáng ngời của chủ tịch Hồ Chí Minh. Với những hình thức, nội dung hết sức linh hoạt theo hướng tích hợp trong tất cả các lĩnh vực tôi vẫn còn thấy bất cập vì trẻ nhỏ khó tiếp thu, học hỏi còn chậm. Đồng thời hiện nay có một số giáo viên mới vào trường chưa biết tích hợp, lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày, bên cạnh đó còn có một số ông, bà, bố, mẹ trẻ còn chiều con, vì thế tôi thấy có một số cháu còn chưa ngoan, đi học hay khóc, đòi quà, chơi với bạn không đoàn kết, không thực hiện theo những nội quy của lớp, không tham gia vào các hoạt động không nghe lời người lớn khi ở nhà. Vì vậy bản thân tôi luôn luôn trăn trở làm thế nào cho trẻ lĩnh hội và học hỏi làm theo tấm gương, ngời sáng của Bác. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ 5-6 tuổi Khu Đồng Yên trường mầm non Mậu Lâm, huyện Như Thanh". Làm đề tài nghiên cứu 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nhằm giúp trẻ biết được tình cảm của Bác đối với trẻ, từ đó trẻ thể hiện tình cảm của mình đối với Bác Hồ như trẻ yêu quý bản thân, giữ gìn vệ sinh, nghe lời người lớn, yêu quý ông, bà, cha, mẹ, mọi người xung quanh, biết làm những công việc vừa sức. Qua đó nhằm giúp trẻ hình thành cho trẻ những phẩm chất, đạo đức tốt. - Nhằm giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn cách lồng ghép nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày ở trường.
- 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp lồng ghép nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ 5-6 tuổi khu Đồng Yên trường mầm non Mậu Lâm, huyện Như Thanh 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Thông qua bài tập, trải nghiệm ở các góc, ở ngoài trời sẽ làm tăng hứng thú cho việc lĩnh hội các giá trị đạo đức về tư tưởng của Bác. Phương pháp trực quan minh họa: Giúp trẻ tìm hiểu các hình ảnh, hoạt động và các bài học về Bác. Phương pháp giáo dục bằng tình cảm, lời nói và khích lệ: Lời nói nhẹ nhàng, vỗ về tạo cho trẻ cảm giác an toàn. Lời nói hành động của giáo viên cũng chính là tấm gương để trẻ bắt chước, học tập. Phương pháp nêu gương đánh giá: Khen ngợi những hành vi tốt, những việc làm tốt của trẻ và khuyến khích các trẻ khác làm theo. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là rất quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, giáo viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, từ đó có cách điều chỉnh cách ứng xử, cách giao tiếp, cách nói, cách hiểu, cách làm và rèn luyện. Lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho trẻ mầm non là giáo dục trẻ biết yêu bản thân, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh trường lớp, biết yêu thương em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, lễ phép với người lớn, Biết tiết kiệm, biết ăn mặc quần áo gọn gàng phù hợp, siêng luyện tập thể dục, thể thao, có thái độ hành vi đúng đắn, biết cảm ơn, biết xin lỗi khi mình làm sai. Vì vậy giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương của Bác là một việc làm vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, đặc biệt là trẻ mầm non.“Trẻ em như tờ giấy trắng, trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có ảnh hưởng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu trở thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội phải kết hợp chặt chẽ với nhau.”[6] Hưởng ứng cuộc vận động thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Mỗi giáo viên mầm non không chỉ học để cho bản thân mình được hoàn thiện, mà còn giáo dục cho học sinh thân yêu của mình học tập theo tấm gương của Bác để giúp trẻ thể hiện lòng yêu nước, lòng kính trọng yêu quý đến với Bác. Việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong nhà trường chúng tôi nói chung và lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi của tôi nói riêng. Vì Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng để cô trò
- 4 trường mầm non học tập và làm theo. Bác là một nhà yêu nước, nhà cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, là một anh hùng giải phóng dân tộc. Ngoài việc nước, Hồ Chí Minh còn luôn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non. Vì tình yêu thương của Bác Hồ đối với trẻ thơ đã đang và sẽ là hành trang cho bao thế hệ trẻ bước vào đời để xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng giàu đẹp hơn. Nay Bác đã đi xa, nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm của Người sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí các cháu mầm non nói riêng và đồng bào Việt Nam nói chung. Trong thực tế mọi người nghĩ rằng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là chỉ để dành cho người lớn đó là một ý nghĩ sai lầm vì học tập theo tấm gương của Người là làm tốt các công việc của mình từ cái nhỏ nhất như tính lễ phép kính trọng người lớn, cần cù, tiết kiệm, thật thà, dũng cảm, yêu bản thân, yêu quê hương, rèn luyện sức khỏe, yêu lao động, tham gia vào hoạt động và biết giữ gìn vệ sinh, biết đoàn kết chia sẻ đó là tấm gương của Bác những đức tính này người lớn cần phải có thì trẻ nhỏ lại càng cần phải có những chuẩn mực đạo đức đó. Vì vậy giáo viên mầm non cần tìm ra những biện pháp có dẫn chứng cụ thể, những việc làm thực tế và cụ thể để lồng ghép tấm gương đạo đức của Người trong quá trình chăm sóc giáo dục dạy dỗ trẻ tại trường mầm non. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi - Trường mầm non Mậu Lâm là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I nên về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ. Đặc biệt trong thư viện của bé nhà trường tạo góc sách tư liệu về Bác cho giáo viên, trẻ, phụ huynh cùng xem. - 100% cán bộ giáo viên được tiếp thu học tập nghị quyết “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” - Bản thân luôn nhiệt tình, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp và tham khảo tài liệu, tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Trong lớp các cháu có cùng một độ tuổi nên việc chăm sóc, giáo dục đạt chất lượng tốt hơn. - Đa số các bậc phụ huynh có hiểu biết về tầm quan trọng của việc chăm sóc - giáo dục trẻ, nhiệt tình ủng hộ tôi trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu. 2.2.2. Khó khăn - Trẻ mầm non đang còn nhỏ nên chưa hiểu hết được kiến thức về “Học tập và làm theo, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. - Do phát triển của nền kinh tế xã hội trẻ ít được tham gia trải nghiệm bên ngoài, trẻ thường hay ở nhà xem ti vi và xem điện thoại một số trẻ hay bắt chước những việc không tốt ở trên các kênh ti vi, điện thoại. - Một số trẻ bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà, ít quan tâm đến trẻ.
- 5 - Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ trong trong việc học tập và làm theo tấm gương của Bác. - Do tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp nên trẻ đến lớp không thường xuyên ảnh hưởng rất nhiều cho cô trong việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ. 2.2.3. Kết quả của thực trạng Để nâng cao việc hiệu quả lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho trẻ tại nhóm lớp tôi, ngày từ đầu năm tôi tiến hành khảo sát trẻ trong các giờ hoạt động trong ngày. Trẻ đạt Trẻ chưa đạt Tổng Nội dung khảo sát Số số trẻ Số trẻ % % trẻ Biết chào cô giáo, biết vâng lời, lễ phép với người lớn, biết xin lỗi cảm 40 15 37,5 25 62,5 ơn. Yêu thương giúp đỡ bạn bè. Biết yêu quý các con vật, cây, hoa, rau. Đối với trẻ biết chăm sóc sức khỏe, tham gia hoạt động thể dục, thể 40 15 37,5 25 62,5 thao, ăn mặc gọn gàng. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Đối với trẻ biết giữ gìn đồ chơi, cất 40 16 40,0 24 60,0 đồ chơi đúng nơi quy định. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, biết kiềm chế cảm xúc của bản thân 40 14 35,0 26 65,0 trong các tình huống. Trẻ yêu quê - hương - đất nước -Bác 40 15 37,5 25 62,5 Hồ: Biết yêu quý, kính trọng Bác Hồ. Qua kết quả trên khiến tôi rất băn khoăn trăn trở. Đặc biệt, là chất lượng của trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi chính điều đó tôi tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp, biện pháp giáo dục đạt hiệu quả. 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch lồng ghép “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong Hồ Chí Minh” theo từng chủ đề Để thực hiện tốt việc lồng ghép các nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các hoạt động cho trẻ, thì ngay từ đầu năm học dựa vào chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 28, kế hoạch năm học của ban giám hiệu nhà trường dành cho dành cho lớp 5-6 tuổi, đặc điểm tình hình trẻ lớp mình và địa phương. Tôi xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo từng chủ đề, nhằm giúp trẻ hiểu về Bác Hồ thực hiện theo lời Bác dạy Ví dụ * Đối với chủ đề: Trường Mầm non - Dạy trẻ yêu quý kính trọng cô giáo và các cô chú nhân viên phục vụ trong trường, yêu thương giúp đỡ bạn bè nhất là bạn yếu hoặc khuyết tật, không đánh bạn.
- 6 - Giữ gìn vệ sinh trường lớp, đồ dùng, đồ chơi không vẽ bẩn lên tường, bỏ rác vào đúng nơi quy định, không bẻ phá cây hoa biết chăm sóc vườn hoa cây cảnh. - Tiết kiệm nước không sả nước tràn lan, chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi khi làm sai. Đối với các trẻ đồng bào dân tộc thiểu số và các lớp có học sinh dân tộc cô cần quan tâm nhiều hơn bằng những việc làm cụ thể dễ hiểu, dễ nhớ để trẻ làm theo. * Đối với chủ đề: Bản thân - Dạy trẻ biết yêu quý bản thân chăm sóc và bảo vệ các bộ phận và giác quan trên cơ thể. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống đủ chất, siêng tập luyện thể dục, thể thao theo lời dạy của Bác Hồ để có sức khoẻ tốt cơ thể khoẻ mạnh phát triển chiều cao, bằng các câu chuyện, bài thơ…. - Ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết, biết phòng tránh các dịch bệnh nhất là thức hiện tốt 5k phòng chồng covid-19, đó là cách học tập cách sống và bảo vệ sức khoẻ của Bác Hồ dù ở nhà hay lúc Bác đi công tác. - Dạy trẻ cách làm vệ sinh cá nhân, biết giữ vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà trường, tập cho trẻ có thói quen không vứt rác bừa bãi. * Đối với chủ đề: Gia đình Cô giáo phải cho trẻ biết lúc còn sống Bác Hồ thường dạy thiếu nhi “Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy cô phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau”. - Và trong chủ đề “Gia đình” mỗi giáo viên thông qua các hoạt động phải giáo dục trẻ biết kính trọng yêu thương ông bà, bố mẹ, những người thân, người lớn tuổi và phân tích cho trẻ rõ mối quan hệ gia đình và đó chính là những người thương yêu chăm sóc trẻ lớn lên khoẻ mạnh. - Dạy trẻ chào hỏi lễ phép, biết chăm sóc giúp đỡ ông bà khi già yếu. - Thông qua các nội dung bài thơ, câu chuyện, bài hát “Thơ ông cháu”, chuyện “Tích chu”, “Giữa vòng gió thơm” và những bài hát có nội dung về gia đình 2.3.2. Giải pháp 2. Bản thân luôn học hỏi và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Xây dựng các mô hình để lồng ghép giáo dục trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt. Bác luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai. Xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ hết sức vinh quang nhưng cũng không ít khó khăn, vất vả bản thân tôi đã thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để trở thành một cô giáo mẫu mực, tu dưỡng, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ. Vào những giờ rãnh rỗi, tôi nghiên cứu trên báo, đài, trên mạng internet những mẫu chuyện, những câu nói hay, những bài viết hay về cuộc đời, sự nghiệp và những đức tính tốt của Bác và ghi vào quyển sổ tu dưỡng để rèn luyện cho bản thân.
- 7 Trong thời gian qua, tôi nhận thấy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là một điều vô cùng bổ ích và làm cho bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Ví dụ: Vào đầu năm học, có một số buổi sáng tôi đến lớp hơi trễ, khi đến lớp tôi thấy trẻ và phụ huynh phải đợi mình mở cửa mới an tâm về, tôi cảm thấy như vậy sẽ ảnh hưởng đến trẻ và công việc của phụ huynh nên sau khi sưu tầm và đọc những mẫu chuyện về Bác tôi đã khắc phục khó khăn, đến lớp và mở cửa lớp đúng giờ, vào các buổi họp của trường tôi cố gắng đi sớm để mọi người không chờ đợi mình, trong giao tiếp với đồng nghiệp vui vẻ, hòa đồng cho học sinh noi theo, trao đổi cởi mở với phụ huynh những công việc cần thiết để tạo mối quan hệ gắn bó giữa gia đình và nhà trường, khi thấy học sinh mở vòi nước lớn và không khóa nước, tôi sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ và nhắc trẻ phải nhớ khóa nước khi không sử dụng, hoặc khi sử dụng mở vừa đủ. Sau khi bản thân tôi đã được trang bị những kiến thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, tôi lựa chọn những điều phù hợp nhất để lồng ghép vào các hoạt động ở trường để giáo dục trẻ một cách đúng đắn, phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Ngoài ra, tôi còn chủ động xây dựng nhiều mô hình, việc làm cụ thể, thiết thực trong việc giáo dục trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và mang lại hiệu quả như: Mô hình “Nụ cười khi đến lớp”; mô hình “Trường, lớp bé sạch, đẹp”; mô hình “Tiết kiệm điện, nước bạn nhé”; mô hình “Chia sẻ đồ chơi”; mô hình “Bé yêu thiên nhiên”. Mô hình “Nụ cười khi đến lớp” đã tạo không khí cởi mở, vui vẻ, thân thiện khi trẻ đến lớp học, giúp giáo viên và trẻ luôn có tâm trạng thoải mái, vui vẻ, hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động ở lớp. Đối với cha mẹ trẻ và khách đến trường liên hệ công tác, họ luôn nhận được môi trường giao tiếp thật thân thiện, thoải mái và hiệu quả giao tiếp ngày càng được nâng cao.
- 8 Hình ảnh minh hoạ Mô hình “Trường, lớp bé sạch, đẹp” góp phần giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định và nhắc nhở các bạn cũng như phụ huynh không xả rác bừa bãi, tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học luôn sạch đẹp. Mô hình “Tiết kiệm điện, nước bạn nhé” giúp trẻ biết sử dụng nước một cách tiết kiệm và biết tắt nước khi không sử dụng, trẻ biết nhắc nhở cô tắt quạt, tắt đèn khi ra khỏi lớp. Mô hình “Chia sẻ đồ chơi” giúp trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ, rủ bạn cùng chơi, vui chơi đoàn kết với nhau, không tranh giành đồ chơi với bạn. Ngoài ra, trẻ còn chia sẻ những đồ chơi mà phụ huynh mua cho trẻ chơi ở nhà mang vào lớp học rủ bạn cùng chơi, góp phần giảm tải việc làm đồ dùng đồ chơi cho giáo viên. Mô hình “Bé yêu thiên nhiên” giúp trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loại cây, hoa ở trường, tác động đến phụ huynh ủng hộ các loại hoa, cây tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội trải nghiệm. Đây cũng là một việc làm thiết thực để học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Có thể nói, hiện nay màu xanh của cây, hoa lá đã phủ xanh ở trường, lớp học. Việc làm này đã góp phần tạo cảnh quan môi trường sư phạm “xanh - sạch - đẹp và an toàn” giúp trẻ biết yêu thích lao động, quý trọng thành quả lao động do chính bàn tay của mình tạo ra. 2.3.3. Giải pháp 3: Giáo dục trẻ “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thông qua hoạt động hàng ngày * Giáo dục trẻ thông qua hoạt động đón trẻ Việc đón trẻ là một trong những nhiệm vụ được coi là quan trọng. Vì đây là thời điểm mà trẻ biết thực hiện đúng nội quy, quy định của trường, của lớp
- 9 như đi học đúng giờ, đến lớp biết chào cô giáo, tạm biệt người thân, cất đồ dùng đúng nơi quy định. Để thực hiện tốt tích hợp nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong Hồ Chí Minh” ở lớp tôi có 40 cháu mỗi cháu có một đặc điểm, một tính cách, sở thích khác nhau. Vì vậy tôi luôn luôn phải nắm bắt và tìm hiểu đặc điểm, tính cách của từng cháu trong lớp để tìm ra những biện pháp phù hợp với từng trẻ giáo dục ngay từ đầu. Ví dụ: Ở lớp tôi có cháu Quỳnh Chi đi học thường hay khóc làm nũng ông đòi về, cô nhắc chào cô vào lớp không chào, chào ông cũng không chào cũng không cất đồ dùng vào nơi quy định cháu cũng không chịu, cháu cứ đứng khóc đòi về và ngồi ôm đồ của mình. Tôi cũng đã an ủi động viên cháu nhiều nhưng cháu không chịu. Tôi cũng không ép cháu nữa rồi từ từ ôm cháu vào lòng an ủi động viên, yêu thương cháu, Con thấy các bạn lớp mình đến lớp bạn nào cũng ngoan, các bạn tự vào lớp khoanh tay chào cô, tạm biệt bố mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định. Ngoan như các bạn mới xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Như vậy cháu Quỳnh Chi những ngày học tiếp theo cháu đến lớp không khóc nhè, không làm nũng ông, nhanh nhẹn tự vào lớp khoanh tay chào cô, tạm biệt ông, cất đồ dùng vào lớp chơi cùng các bạn. Hình ảnh minh hoạ Ở tình huống như cháu Quỳnh Chi nếu cô giáo không biết tính cách của cháu, không dạy trẻ, không nhẹ nhàng với trẻ, không giải thích cho trẻ hiểu mà chỉ ép buộc trẻ phải làm theo yêu cầu của cô, mà không biết lựa chọn phương pháp giáo dục trẻ phù hợp với tính cách của trẻ thì chắc trẻ không trở thành những đứa trẻ trẻ tốt, không trở thành cháu ngoan Bác Hồ. Qua hoạt động này tôi thấy trẻ lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt các cháu đi học đúng giờ, chấp hành đúng nội quy của trường của lớp, đến lớp cất đồ dùng đúng quy định, đi học ngoan đến lớp chào cô tạm biệt người thân đặc biệt là không có bạn nào khóc đòi về, đặc biệt là cháu Quỳnh Chi có tiến bộ rõ rệt ngoan, nghe lời cô giáo. * Giáo dục thông qua giờ học
- 10 Để trẻ thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương của Bác thông qua giờ học là rất quan trọng vì dạy các cháu nhỏ chỉ dạy truyện kể. Bởi vậy giúp trẻ trong giờ học trẻ không nói leo, ngoan, nghe lời cô giáo, tham gia phát biểu ý kiến, có ý thức tập trung vào giờ học, nắm được bài học. Để đạt được kết quả tôi luôn lồng ghép giờ học với nhiều hình thức như: Kể chuyện, đọc thơ, các bài hát, câu ca dao, tục ngữ và hoạt động trên góc mở. Với chủ đề trường mầm non: Dạy trẻ kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, các cô chú trong trường mầm non, yêu thương giúp đỡ bạn bè Dạy trẻ các quy tắc đạo đức: Đi học biết chào ông, bà, cha, mẹ; đến lớp biết chào cô; biết giúp đỡ bạn bè. Dạy trẻ biết: Ngoài hai cô dạy ở lớp, ở trường còn có các cô chú khác mặc dù không dạy nhưng vẫn làm các công việc khác để chăm sóc bảo vệ các con như: Chú bảo vệ làm nhiệm vụ bảo vệ trường lớp, các Cô cấp dưỡng nấu những món ăn ngon, Cô y tế chăm sóc sức khỏe cho các con. Do đó, các con đều phải lễ phép kính trọng chào hỏi các cô chú ấy. Ví dụ: Vào đầu năm học, lớp tôi có bé Gia Bảo, Hải Tiến, buổi sáng khi đến lớp hay khóc và không chịu chào cô, chào cha, mẹ; Tôi có dạy cháu chào hỏi nhưng cháu không vâng lời tôi. Vào giờ hoạt động chiều hôm đó, tôi cho các cháu xem hình ảnh các bạn chào hỏi lễ phép, tôi kể cho cháu nghe câu chuyện “Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng” trong đó có đoạn Bác Hồ dạy “…Các cháu phải vâng lời các cô. Thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn…”. Qua câu chuyện, tôi giáo dục các cháu phải ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn, các cháu ngồi nghe kể chuyện rất say sưa. Đến sáng hôm sau, khi vừa đến lớp, cháu Nhất Tiến và cháu Gia Bảo đã tự giác chào cô, chào cha, mẹ mà không đợi tôi phải nhắc nhở. Hình ảnh minh hoạ Dạy trẻ bằng hành động: Giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn yếu hơn mình, biết chia sẻ đồ chơi cho bạn cùng chơi, chơi hòa đồng không cãi nhau
- 11 trong giờ học, giờ chơi để không làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Ví dụ: Lớp tôi có bé Thiên Phước rất hay nghịch, luôn tranh giành đồ chơi với bạn thậm chí còn đánh bạn nếu bạn không cho chơi cùng. Tôi tận dụng tình huống đó và giáo dục tất cả các cháu trong lớp “…các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt…”. Đây là lời dạy mà Bác Hồ căn dặn các bạn thiếu nhi mồ côi ở trại Kim Đồng, các cháu cần phải học tập và làm theo. Tôi còn cho trẻ xem thêm hình ảnh các bạn biết chia sẻ đồ chơi với nhau, biết giúp đỡ bạn; từ đó bé Thiên Phước đã có chuyển biến tốt hơn trước, ít giành đồ chơi với bạn và không còn đánh bạn nữa. Dạy trẻ không vứt rác bừa bãi, luôn giữ lớp và sân trường sạch sẽ, biết đi vệ sinh đúng nơi, đi vệ sinh xong biết dội nước sạch, thực hiện tốt một số nội quy của trường, lớp đề ra, chơi xong cất dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Ngoài ra, ở chủ đề này tôi còn dạy trẻ biết sử dụng tiết kiệm điện nước ở trường cũng như trong gia đình, biết nhắc cô và mọi người tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, trước khi ra ngoài cùng cô trẻ biết quan sát các thiết bị điện trong lớp xem đã tắt chưa, khi sử dụng nước phải mở nước vừa đủ, không mở nước to, mạnh và khóa kỹ vòi nước khi không sử dụng mới làm những công việc khác. Với chủ đề gia đình: Sinh thời, Bác chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn: “Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy cô phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau”. Do đó, tôi luôn nhắc nhở trẻ có thái độ lễ phép, kính trọng, yêu thương ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, biết đi thưa, về trình, yêu thương em nhỏ hơn mình, biết chăm sóc, chia quà bánh cho em. Ví dụ: Tôi dạy trẻ bằng lời: Có thể dạy trẻ một số câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện, bài hát về tình cảm ông bà, cha mẹ và thông qua đó giáo dục trẻ phải biết yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ vì đó chính là người sinh ra mình, chăm sóc mình khỏe mạnh, nuôi dạy chúng ta nên người, biết dỗ dành khi em khóc, đỡ em dậy khi em té ngã, nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi, quà bánh cho em. Dạy trẻ bằng hành động: Dạy trẻ biết thể hiện hành động yêu quý ông bà, cha mẹ của mình như: Đi thưa, về chào, nghe lời ông bà, ngoan ngoãn, lễ phép kính trọng ông bà, cha mẹ của mình, dạy trẻ quan tâm đến mọi người như: Hỏi thăm khi thấy ba mẹ mệt, quạt cho bà ngủ khi bà bị bệnh, rót nước mời ba mẹ uống khi ba mẹ đi làm về… Ví dụ: Phụ huynh bé Lan Vy thường hay phàn nàn với tôi về việc bé Vy ở nhà hay giành đồ chơi với em trai, không biết chơi cùng em để mẹ làm việc nhà. Tôi đã giải thích cho bé Vy cũng như các bạn khác trong lớp hiểu và biết thương yêu, chia sẽ đồ chơi với em, biết giữ em cho mẹ làm việc nhà cũng như biết làm một số công việc nhà vừa sức để giúp cha, mẹ. Mỗi sáng khi bé Vy được mẹ và em trai đưa đến lớp ( Vì em bé Vy còn nhỏ nên mẹ phải chở theo để đưa bé Vy đến lớp), tôi bảo Vy cùng lấy đồ chơi cho em chơi, bé Vy và em rất thích, tôi dạy bé Vy cùng chơi với em. Từ đó, bé Vy đã biết yêu thương em mình hơn. Chủ đề tết và mùa xuân: Thực hiện theo nội dung câu thơ: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
- 12 Cho trẻ trồng cây, hưởng ứng ngày tết trồng cây, cô cùng trẻ tưới nước, chăm sóc cây thường xuyên để dạy trẻ tính cần cù, kiên nhẫn trong lao động, hăng say với công việc lao động đồng thời qua việc chăm sóc cây để trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây xanh và biết được lợi ích của cây xanh đối với lợi ích con người như cung cấp gỗ, làm cho không khí trong lành, hút khí cacbonic nhả khí oxy cho con người hô hấp, giữ đất, phòng chống thiên tai lũ lụt. * Giáo dục trẻ thông qua hoạt động chơi ngoài trời: Dạy trẻ có thái độ nhiệt tình, hăng say trong lao động, chăm sóc, tưới nước, bắt sâu cho cây xanh, hoa,… để trường, lớp thêm đẹp. Khám phá, trải nghiệm qua việc chăm sóc vườn rau của lớp. Đây là mô hình được đoàn thanh niên của trường phát động vào đầu năm học, hưởng ứng phong trào này, lớp tôi đã cho trẻ phân công, chia nhóm để chăm sóc vườn rau: Nhổ cỏ, nhặt lá rụng, tưới nước, tìm sâu cho cô bắt, bón phân... để vườn rau thêm tươi tốt. Hình ảnh trẻ cùng cô chăm sóc vườn rau Dạy trẻ biết bảo vệ môi trường, giữ gìn sân trường luôn sạch đẹp. Khi cho trẻ ra chơi ngoài trời, giáo viên có thể tận dụng các tình huống để giáo dục trẻ. Ví dụ: Cô thấy sân trường có lá cây rơi và một vài vỏ kẹo, cô sẽ gợi hỏi các cháu phải làm gì, qua đó giáo dục các cháu bỏ rác đúng nơi quy định. Hoặc cô có thể đưa ra “nhiệm vụ” cụ thể: “Hôm nay ra sân, các con sẽ nhặt các loại lá cây có màu sắc, hình dáng, kích thước khác nhau để quan sát và nêu nhận xét”; trẻ sẽ thực hiện “nhiệm vụ” cô đưa ra với tâm trạng thoải mái, thích thú không gò bó. Ngoài ra, cô còn có thể giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua việc cô làm một số đồ chơi ngoài trời từ các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu phế thải. Cô có thể lồng ghép giáo dục trẻ noi theo gương Bác qua việc siêng năng vận động để cơ thể khỏe mạnh, cho trẻ thực hiện các hoạt động yêu thích, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động nhiều hơn để tăng cường phát triển thể chất. *Giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở các góc Trong giờ vui chơi, tôi dạy trẻ cách tổ chức các hoạt động trong nhóm nhỏ: Biết phân công, phối hợp chia sẻ, nhường nhịn giúp đỡ nhau nhằm thực hiện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thông qua mẫu chuyện “Ba chiếc ba lô” mà các trẻ đã được nghe kể, qua việc thể hiện vai chơi, bước đầu
- 13 giúp trẻ hình thành việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là: Luôn có trách nhiệm với công việc được phân công. Giáo dục trẻ không được lấy đồ dùng, đồ chơi của chung ở lớp mang về nhà làm của riêng cho mình, không giành đồ chơi để chơi một mình mà phải chia sẻ để cho các bạn cùng chơi. Hình ảnh trẻ chơi đoàn kết ở các góc chơi Dạy trẻ cần xưng hô lịch sự khi nói chuyện với bạn của mình, không xưng hô mày, tao mà phải xưng bằng bạn và tôi. 3.2.4. Trong giờ ăn: Học tập từ tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác “Không được hoang phí dù chỉ là một việc nhỏ” và Bác luôn xem “Gạo” chính là “Hạt ngọc” của trời ban, do đó trong các giờ ăn của trẻ, tôi luôn giáo dục trẻ ăn hết suất, biết quý trọng hạt gạo, không lãng phí dù chỉ là một hạt cơm, không làm rơi vãi cơm xuống đất hoặc trên bàn, thông qua những việc làm đó hình thành cho trẻ thói quen ăn uống có văn hóa như: Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng không rơi vãi, nhai kĩ, không gây tiếng ồn, không nói chuyện to khi ăn, khi ho, ngáp phải che miệng, ăn hết suất, biết cám ơn cô và mời các bạn trước khi ăn, biết tự
- 14 dọn, cất đúng chỗ chén, muỗng hoặc biết giúp cô chuẩn bị giờ ăn, ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Hình ảnh minh hoạ 3.2.5. Trong giờ hoạt động theo ý thích buổi chiều Trong giờ hoạt động buổi chiều, tôi dành một ít thời gian để cho trẻ tự nhận xét xem hôm nay mình đã làm được những gì, mình có ngoan hay chưa. Qua đó, tôi dạy trẻ lúc nào cũng phải trung thực trong lời nói và việc làm, tập cho trẻ tự nhận xét hôm nay mình có ngoan hay không và lí do vì sao chưa ngoan. Cô quan sát lời nói, hành vi, cử chỉ của trẻ xem những điều trẻ nói có đúng với ngày hôm đó hay không, nếu đúng cô cho cả lớp tuyên dương vì trẻ đó đã nhận ra khuyết điểm của mình đáng được khen và thưởng, còn nếu trẻ nào vi phạm lỗi, được cô nhắc nhở mà vẫn không tự giác nhận lỗi đợi cô và các bạn nhắc thì trẻ đó chưa ngoan. (Làm theo lời dạy của Bác nhân lúc Bác ra thăm các cháu thiếu nhi mồ côi ở trại Kim Đồng- Thanh Hóa: “Phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước”). Ví dụ: Tôi hỏi cả lớp “Hôm nay bạn nào chưa ngoan, chưa nghe lời cô?”. Tôi vừa hỏi xong thì có các bé Minh An, Phúc Khang, Minh Châu đứng lên thừa nhận là mình không ngoan. Tôi có hỏi trẻ “Vì sao các con cho là mình không ngoan”, trẻ trả lời “Vì hôm nay con không tập trung học, con lấy đất nặn bôi vào tóc bạn, con đánh bạn, con lục cặp lấy sữa của bạn để uống”, khi ấy tôi đã nhận xét là hành vi của trẻ như thế là không đúng nhưng tôi cũng khen vì trẻ biết nhận lỗi mình đã làm và tôi sẵn sàng cho cả lớp tuyên dương, tôi nhắc các trẻ khác phải thật thà nhận lỗi của mình, không được nói dối. Biết thật thà nhận lỗi là một trong những phẩm chất đạo đức đáng quý mà Bác Hồ đã từng dạy cho các cháu thiếu niên nhi đồng và những người làm giáo viên có thể lồng ghép kể cho trẻ nghe một số câu chuyện của Bác dạy các cháu thiếu nhi để giáo dục trẻ mạnh dạn nhận lỗi khi mình làm sai một điều gì, bởi “Người làm sai mà biết nhận lỗi là rất đáng khen, còn người làm sai mà không biết nhận lỗi mới đáng xấu hổ”. Ngoài ra, cô có thể tận dụng vào thời điểm này kể cho trẻ nghe một số mẫu chuyện mà cô sưu tầm về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ để giáo dục cho trẻ và tập cho trẻ đóng kịch, (Một số mẫu chuyện như: Ba chiếc ba lô, Bác có
- 15 phải vua đâu, Bác Hồ ở Pắc Bó, Chia quà, Quả táo Bác Hồ cho em bé,…) hoặc có thể cho trẻ nghe một số bài hát về Bác Hồ trước khi ba mẹ đón về. * Tham gia tổ chức các lễ hội trong nhà trường: Vào các ngày lễ như 20/11, lễ hội mừng xuân, Tết trung thu,…,. Ngoài việc cho trẻ tham gia văn nghệ với các bài hát phù hợp với ngày lễ, tôi có thể khuyến khích trẻ hát các bài hát về Bác Hồ mà trẻ biết hoặc cho trẻ tham gia đóng kịch, đọc thơ. Ví dụ cho trẻ đọc bài thơ: Trung thu trăng sáng như gương Bác hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Hôm nay Bác viết mấy dòng Gởi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung. Hát các bài hát “Nhớ ơn Bác; Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ; Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”, gần gũi với trẻ là lời bài hát: Nhớ ơn Bác- “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng, a có Bác Hồ đời em được ấm no, chúng em múa ca càng nhớ công ơn Bác Hồ, hứa với Bác Hồ rằng cháu sẽ chăm ngoan; Cháu xin kính dâng ngàn đóa hoa lên bác Hồ”. Để mừng ngày sinh nhật của Bác- 19/5, tôi lên kế hoạch tổ chức một buổi văn nghệ vào buổi chiều. Đầu tiên, tôi sẽ kể một mẫu chuyện nhỏ về Bác sau đó tôi trò chuyện với trẻ về Bác và tổ chức cuộc thi hái hoa dân chủ để tìm hiểu về Bác Hồ, tiếp theo cho các tổ trong lớp tham gia thi hát, múa và kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ với nhau về các thể loại như: Hát, múa, đóng kịch, đọc thơ, kể chuyện. Qua đó, tôi thấy trẻ tôi hưởng ứng rất tích cực và thích thú. * Giáo dục ở mọi lúc- mọi nơi: Sưu tầm các nguyên vật liệu tự nhiên cho trẻ làm tranh theo nhóm, nói về các hành hành vi tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường,… Tôi dạy trẻ một số câu nói hay của Bác Hồ vào các giờ rãnh rỗi, có thể lúc đầu trẻ chưa thuộc và hiểu hết nội dung câu nói ấy nhưng tôi sẽ kiên nhẫn dạy trẻ mỗi ngày một ít và trẻ sẽ dần dần hiểu được một phần nào câu nói của Bác để từng bước cho trẻ tiếp thu những phẩm chất đạo đức cao quý và đáng kính ở Bác. Một số câu nói hay của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Thông qua việc lồng ghép “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trẻ hiểu nhiều hơn về Bác, yêu quý và kính trọng Bác, trong giờ học nghe lời cô giáo, hăng say tham gia phát biểu ý kiến, trẻ thuộc bài và thích hát múa, đọc thơ, kể chuyện, ca dao, đồng dao về Bác, và chọn những hình ảnh về Bác gắn lên góc mở, biết yêu kính trọng các nghề trong xã hội, yêu quý chăm sóc các con vật, cỏ cây hoa lá. 2.3.4. Giải pháp 4. Giáo dục lễ giáo cho trẻ Ở lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn vô cùng quan trọng để tạo cho trẻ một kỹ năng sống ban đầu, đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau
- 16 này của trẻ. Để giáo dục trẻ biết vâng lời, lễ phép, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi lại càng quan trọng hơn vì đây là lúc trẻ hình thành những bước đầu tiên trong nhân cách. Vì vậy để học tập theo lời Bác dạy tôi luôn giáo dục trẻ, dạy trẻ với nhiều hình thức để trẻ học tập và làm theo. Vì Bác Hồ luôn quan tâm chăm lo cho thế hệ trẻ nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng bởi vì các cháu là chủ nhân tương lai của nước nhà, đất nước Việt Nam có khang trang, giàu đẹp hay không là nhờ các cháu mầm non tương lai của đất nước. Vì thế Bác luôn chăm lo, dặn dò tới trẻ dù việc lớn hay việc nhỏ. Như câu thơ: “ Bác mong các cháu chăm ngoan Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam.” Đi học đến trường, đến lớp các cháu phải chăm ngoan, nghe lời cô giáo, kính trọng thầy cô giáo, siêng năng học tập, cần cù làm những việc vừa sức, quan tâm giúp đỡ bạn bè, chơi đoàn kết, ở nhà nghe lời ông bà, bố mẹ, yêu thương những người thân. Đối với bản thân là một cô giáo nuôi dạy trẻ, tôi luôn luôn nhắc nhở trẻ ngoan ngoãn, thật thà luôn yêu thương kính trọng lễ phép với ông bà, bố mẹ, cô giáo, bạn bè và những người thân. Ví dụ: Trong giờ đón, trả trẻ nhắc nhở trẻ chào cô giáo, chào các bạn và tạm biệt người thân, chào khách đến lớp, chào khách đến nhà chơi, mời khách vào nhà. Giáo dục trẻ qua các câu ca dao, tục ngữ, câu đố, bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung về tình cảm đối với ông bà cha mẹ như bài thơ “Lấy tăm cho bà”, “Đến thăm bà”, bài hát “Cả nhà thương nhau”, câu ca dao “Công cha như núi thái sơn”. Thông qua đó giáo dục trẻ phải biết kính trọng ông bà, bố mẹ và những người thân của mình. Ví dụ: Câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ”. Khi cô kể câu chuyện này trẻ biết được tình cảm của bác dù có một quả tào cũng để phần cho các cháu. Để từ đó trẻ hiểu được Bác cũng dành rất nhiều tình cảm cho các cháu. Qua đây trẻ phải biết dành tình cảm cho bố mẹ, ông bà, có quà cũng chia cho bạn, cũng để dành cho bạn và anh chị em trong gia đình. Ngoài giáo dục trẻ kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với bố, mẹ, ông, bà. Qua đây tôi còn dạy trẻ quan tâm giúp đỡ bạn bè, đoàn kết với bạn bè thông qua một số câu chuyện “Bác Hồ với chiến sĩ dân tộc” “Bát chè xẻ đôi”. Qua câu chuyện này, tôi giáo dục cho trẻ phải biết quan tâm, chia sẻ, đoàn kết với bạn bè. Chúng ta không nên có thói ích kỉ, chỉ nghĩ cho mình mà nên biết dành sự quan tâm của mình cho nhiều người. Và có những hành động thể hiện sự quan tâm tình cảm của mình với mọi người xung quanh, hoặc bước đầu dạy và giải thích đơn giản cho trẻ hiểu 5 điều Bác Hồ Dạy: “Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt
- 17 Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” Đối với cách giáo dục này tôi nhận thấy hiệu quả rất rõ rệt cho các cháu học sinh lớp tôi dạy. Trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời cô giáo, ông bà bố mẹ, người thân. Đến lớp biết chào cô giáo, chào bạn bè và tạm biệt người thân. Khi chơi biết đoàn kết, biết giúp đỡ lần nhau, thật thà dũng cảm biết chia sẻ với bạn bè trong trường, trong lớp. Trẻ thích tham gia lao động như nhặt lá, nhổ cỏ, giữ gìn kỷ luật, giữ gìn vệ sinh. Ảnh: Trẻ chơi đoàn kết và tham gia lao động 2.3.5. Giải pháp 5. Xây dựng góc sách về Bác nhằm truyền đạt tấm gương của Bác đến trẻ một cách cụ thể và dễ hiểu hơn Để tạo được một góc đọc sách về Bác Hồ ngay trong góc “thư viện của bé” tôi đã sưu tầm, tìm tòi một số sách vở, báo chí có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ để tạo thành một góc sách về Bác Hồ. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho cô và trẻ đến đây xem tranh ảnh, đọc cho trẻ nghe và giải thích cho trẻ hiểu thêm về Bác. Không những thế vào hàng tháng nhà trường còn sưu tầm những mẫu chuyện về Bác để giáo viên kể cho trẻ nghe. Sưu tầm những hình ảnh của Bác Hồ, tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi, thay đổi hình ảnh, câu chuyện theo tháng. Bên cạnh đó, tôi còn làm một số album về những tranh ảnh và những câu nói hay của Bác Hồ để cho các bạn đồng nghiệp có thể xem và học tự rèn luyện cho bản thân, để truyền đạt tấm gương của Bác đến trẻ một cách cụ thể và dễ hiểu hơn.
- 18 Hình ảnh góc sách về Bác Hồ 2.3.6. Giải pháp 6. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là một trong những nhiệm vụ quan trọng bởi vì gia đình là nơi khởi nguồn và hình thành nhân cách của mỗi con người. Hiểu được điều này nên ngay từ đầu năm học trong cuộc họp phụ huynh tôi đã tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Thông qua đó, tôi sẽ kể cho phụ huynh nghe một vài mẫu chuyện về Bác. Vào mỗi tháng tôi sẽ tuyên truyền cho phụ huynh một mẫu chuyện mới, một câu nói hay và động viên phụ huynh có thể xem mẫu chuyện về Bác ở góc tuyên truyền của lớp, của trường về kể cho trẻ nghe. H ình ảnh minh hoạ Bên cạnh đó, tôi còn vận động phụ huynh làm các băng zôn, áp phích có nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác: Tiết kiệm, đoàn kết, chăm sóc cây cối, bảo vệ môi trường. Tham gia các hoạt động lễ hội
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1798 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá về môi trường xã hội ở trường Mầm non
27 p | 1165 | 104
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non
24 p | 515 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 73 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
29 p | 87 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 34 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 9 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn