intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

54
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến tìm hiểu và phân tích thực trạng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái, những khó khăn và những thuận lợi cũng như tìm hiểu những cơ sở, những phương pháp phù hợp với tình hình thực tế tại lớp Lá 1, trường mầm non Ea Tung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung

  1. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung MỤC LỤC Trang   Phần 1 : Phần mở đầu......................................................................2 I. Đặt vấn đề.........................................................................................2 II. Mục đích nghiên cứu........................................................................3 Phần 2: Phần nội dung......................................................................3 I. Cơ sở lý luận của vấn đề.................................................................3 II. Thực trạng vấn đề ..........................................................................4 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.........................5 IV. Tính mới của giải pháp………………………………………… 5 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.............................................16  Phần 3: Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị……………………… 17 I. Kết luận:............................................................................................17 II. Kiến nghị:.........................................................................................18 1
  2. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Trẻ  mầm non ngoài các hoạt động ăn, ngủ, vui chơi thì hoạt động học   cũng rất nhiều như: khám phá khoa học, tạo hình, làm quen với toán…Tất cả  những hoạt động này đều giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, đối với trẻ  5­6 tuổi còn một hoạt động không kém phần quan trọng đó là hoạt động làm  quen chữ cái. Vì hoạt động làm quen chữ  cái giúp trẻ  phát triển ngôn ngữ có  vai trò giúp con người giao tiếp với nhau một cách hiệu quả  thì đối với trẻ,  ngôn ngữ  nói  được sử  dụng trong tất cả  các loại hình giáo dục,  ở  mọi lúc,  mọi nơi.Vậy hoạt động làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của  việc phát triển ngôn ngữ  trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ  5­6 tuổi,   do đó làm quen với chữ  cái có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngôn  ngữ  cho trẻ. Thông qua việc làm quen với chữ  cái cung cấp thêm vốn từ  về  thế giới xung quanh, đồng thời việc cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ  hiểu được mối quan hệ   giữa ngôn ngữ  nói và viết, nhất là  trong 5 năm đầu  đời là một trong những lĩnh vực quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện  và là  hành trang để trẻ tự tin bước vào lớp một. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng  dạy trẻ ở độ tuổi 5­6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy  rằng trẻ  làm quen với chữ  viết không phải là việc dễ  làm, nó đòi hỏi người   giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong   quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn, từ đó trẻ có sự  tập trung chú ý và hứng thú tham gia vào các hoạt động. Chính vì vậy   tôi  mạnh dạn  lựa chọn đề  tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ   mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ  cái tại trường mầm non Ea Tung ”.  Nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu ( Lấy trẻ làm trung tâm) nâng cao chất   lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.  II. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu và phân tích thực trạng tổ  chức hoạt động làm quen chữ  cái,   những khó khăn và những thuận lợi cũng như  tìm hiểu những cơ  sở, những  phương pháp phù hợp với tình hình thực tế tại lớp Lá 1, trường mầm non Ea   Tung. 2
  3. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung Đề  ra một số  giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ  chức hoạt động  làm quen chữ  cái cho trẻ  mầm non 5­6 tuổi tại lớp Lá, trường mầm non Ea  Tung. Rút ra được những kinh nghiệm từ  thực tiễn, vận dụng những phương   pháp đề ra từ đó đạt được những kết quả như mong đợi. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Trẻ mầm non ghi nhớ không chủ định nền khả năng ghi nhớ mặt chữ cái  của trẻ chưa cao nên trẻ sẽ nhanh quên. Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất và phần quan trong   không thể thiếu chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui  chơi những hoạt động chủ  yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ  được trong  tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho   tất cả  các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ  hội cho ngôn ngữ  trẻ phát triển . Vậy bộ môn làm quen  với chữ  cái là một phần, một bộ  phận của việc   phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5­6 tuổi, do đó  làm quen với chữ  cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ  cho   trẻ.Trước hết làm quen với chữ  cái là rèn luyện   khả  năng nghe, khả  năng   phát âm, khả  năng hiểu ngôn ngữ  tiếng việt. Thông qua việc làm quen với  chữ  cái cung cấp thêm vốn từ  về  thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với  chữ cái còn giúp trẻ  hiểu được mối quan hệ  giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ  viết, trẻ  hiểu thế  nào là đọc và viết sau này  ở  trường phổ  thông, thông qua  viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát  triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ,   chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một  giáo viên mầm non  tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp   giảng dạy sao cho lượng kiến  thức trẻ  tiếp thu được đạt kết quả  cao, trẻ  hứng thú, sôi nổi tích hợp được  nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối   với trẻ và phù hợp với điều kiện lớp, trường, mình đang công tác. Đối với trẻ  mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan   3
  4. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn   trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả  năng phát âm, đọc  chuẩn chữ, tiếng Việt, để  phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân  cách cho trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng trong giờ học làm quen với chữ cái cho   trẻ  5­6 tuổi là rất cần thiết nhằm giúp trẻ  hứng thú, ham thích và tích cực   tham gia vào giờ học chữ. Để  làm được điều này, các giáo viên phải thường   xuyên thay đổi các hình thức tổ  chức hoạt động. Vì hình thức tổ  chức hoạt   động càng phong phú, hấp dẫn thì càng thu hút sự  chú ý của trẻ. Trẻ sẽ  tiếp  thu nhanh, dễ nhớ, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức. II. Thực trạng của vấn đề  Sĩ số : 39 trẻ/ lớp, Nữ: 20; DT: 2; Nữ DT: 0 Giáo viên: 02; trên chuẩn: 02; DT: 0; Nữ DT: 0; Khảo sát chất lượng đầu năm Tổng số trẻ 39/39 trẻ đạt kết quả như sau: Bảng khảo sát kết quả trên trẻ đầu năm học Số trẻ Ghi  TTT Nội dung Đạt % Chưa đạt % chú Trẻ   nhận   biết   và   phát   âm  1 13/39=33% 26/39=67% đúng Trẻ  cầm vở, để  vở, ngồi tô  2 15//39=38% 24/39=62% đúng tư thế 3 Trẻ tô, viết đúng chữ cái 14/39=36% 25/39=64% Trẻ  hứng thú, tích cực tham  4 gia hoạt động làm quen chữ  17/39=43% 22/39=57% viết Biết   cách   cầm   sách,   mở  5 15/39=38% 24/39=62% sách ra xem và quy trình đọc 1. Thuận lợi: 4
  5. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung Về  giáo viên: Lớp tôi có hai cô đều là giáo viên trẻ và chuyên môn tay  nghề  vững vàng đạt chuẩn và trên chuẩn, cô luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến  trẻ  còn có nhiều kinh nghiệm, thường xuyên tham dự những buổi thao giảng,   tiết dạy mẫu do trường,  Phòng giáo dục  và  đào tạo  tổ  chức  và  đặc biệt  trường luôn được sự quan tâm của quý cấp lãnh đạo. Ban Giám hiệu luôn tạo  điều kiện giúp đỡ  giáo viên về  chuyên môn, thường xuyên dự  giờ  thăm lớp  để nâng cao chất lượng giảng dạy.  Về cơ sở vật chất: Lớp lá 1 được nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật  chất, đồ  dùng trang thiết bị  đồ  dùng, đồ  chơi phục vụ  hoạt động làm quen   chữ cái. Kết hợp cùng phụ huynh xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm   ngay từ đầu năm học. Sáng tạo trong cách dạy và làm đồ dùng, đồ chơi  phục  vụ môn học.  Lớp rộng, thoáng mát có tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho  trẻ  hoạt động. Trẻ  được học theo độ  tuổi từ  lớp dưới lên; đa số  phụ  huynh  qua tâm đến việc học tập của con em mình.   2. Khó khăn: Một số trẻ phát âm chưa chuẩn, chưa tự tin trong giao tiếp … Một số  phụ  huynh nhận thức về  chương trình giáo dục mầm non chưa   cao, còn mốn cô dạy theo phương pháp cũ, muốn giáo viên dạy trước chương   trình lớp 1. Từ những thuận lợi khó khăn trên tôi đã đề  ra một số giải pháp đẻ  giúp  trẻ mạnh dạn, tự tin tích cực tham gia vào các hoạt động. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề  Giải pháp 1. Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua việc tạo ra môi trường  chữ cái. Để giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ  cái, ngoài việc cho trẻ  lĩnh   hội kiến thức trên tiết học ra thì môi trường xung quanh trẻ cũng ảnh hưởng  và góp phần rất lớn giúp trẻ  nhận biết nhanh. Vì vậy tôi đã xây dựng môi  trường chữ  trong và ngoài lớp  lấy trẻ  làm trung tâm.  Việc xây dựng môi  trường cho trẻ  làm quen với chữ  cái phù hợp sẽ  gây hứng thú cho trẻ, đồng   thời giúp trẻ nhớ nhanh chữ cái đã học. Để trẻ được làm quen với chữ ở mọi  lức mọi nơi. Với quan điểm giúp trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi  và để  tạo  ấn tượng cho trẻ  ngay từ  khi bước chân vào lớp,  ở  mảng tường  ngoài cửa lớp trẻ có thể nhận ra ngay những hình ảnh quen thuộc của mình và  5
  6. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung của các bạn trong lớp kèm theo những từ  tương  ứng với hình  ảnh, một sự  gần gũi, thân quen sẽ  đến với trẻ. Và trẻ  cũng bắt gặp những hình  ảnh của   chủ đề, những hình ảnh này do chính trẻ vẽ, nặn, xé, cắt dán từ  tạp chí, báo   Hoạ  Mi…Đây cũng là mảng tường để  bố  mẹ  trẻ  thấy được hiện bé đang  hoạt động ở  chủ  đề  nào để  mỗi ngày khi đưa trẻ  đến lớp hay đón trẻ  ra về,  cha mẹ có thể phối kết hợp với giáo viên trò chuyện với trẻ về hình ảnh, về  từ giúp trẻ làm quen thêm hay củng cố, rèn phát âm, chính xác hóa lại các chữ  cái có trong từ  đó mà cô đã cung cấp cho trẻ. Những hình  ảnh, câu, từ  này  được cô thường xuyên thay đổi để kích thích sự hứng thú của trẻ. Tạo môi trường ngoài lớp học. Trang trí dán lên các mặt tủ đựng đồ  dùng cá nhân của trẻ, đây là mảng   tường cũng được cô chú trọng và liên tục sử  dụng. Mặt tủ  đựng đồ  cá nhân  của trẻ  là nơi quen thuộc, gần gũi với trẻ, trẻ  thường xuyên tiếp xúc trong  một ngày.  Mỗi mặt tủ  của trẻ  có trang trí một hình  ảnh hay một bức tranh   thuộc về  chủ  đề, hay một trong những chữ  cái mà trong tuần cô sẽ  giúp trẻ  làm quen. Điều quan trọng là trên mặt những tủ đựng đồ cá nhân này của trẻ ,  trên dưới những hình  ảnh này bao giờ  cũng có những từ  ngữ  tương  ứng với   hình ảnh hay bức tranh và có tên của trẻ. Những hình ảnh này do chính trẻ vẽ,   nặn, xé, cắt dán từ  tạp chí, báo Hoạ  Mi… ngoài ra khuôn viên vườn trường  được viết nhiều chữ cái để trẻ mỗi khi tham quan đều được nhìn và học  nên  trẻ sẽ rất tự hào để khoe cùng bố, mẹ. Ở  góc thiên nhiên: Các loại cây đều được gắn tên nhằm giúp trẻ  được  tiếp xúc nhiều hơn với chữ cái. . Tạo môi trường trong lớp học. Những mảng tường mở  trong lớp học chính là nơi trẻ  được tham gia  khám phá, trải nghiệm hoạt động làm quen với chữ cái do cô tổ chức, gợi mở  giúp trẻ  tự  lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc. Nên tôi thay đổi trang trí môi   trường trong lớp học theo từng chủ đề, từng góc để  tạo sự  mới lạ và gây sự  chú ý đến trẻ. Chuẩn bị: Bút màu, giấy màu, hồ dán, kéo, các hình ảnh trên hoạ báo, tạp   chí, xốp màu, giấy màu...  Cách trang trí:  Ở  chủ  đề  Thực vật :Tôi cho trẻ  vẽ, xé dán, tô màu hay  cắt hình  ảnh về  hoa lá, cây cối …hoặc hình  ảnh có trong báo, tạp chí.... Cô   6
  7. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung dán chữ  cái theo nội dung hình, tranh  ảnh trẻ  sẽ  dễ dàng gây sự  chú ý hứng  thú trẻ khắc sâu hơn chữ cái đó.  Cách sử  dụng: Trẻ  sẽ  tìm và gạch chân các chữ  cái đã học, hay những  chữ cái cô cho trẻ làm quen . Các chủ đề khác tôi tiến hành tương tự:  Cho trẻ tô màu, vẽ, cắt dán các  hình ảnh phù hợp với chủ đề và mục đích của giáo viên, tôi có thể đánh bằng   chữ tương ứng với hình ảnh, sau đó cho trẻ tìm chữ  hay bổ sung những chữ  cái còn thiếu trong từ. Tôi luôn cố  gắng tạo môi trường chữ  cái để  cuốn hút trẻ. Ngoài việc  trang trí  ở  trong lớp, tôi còn dùng chữ  cái làm ký hiệu riêng trên đồ  dùng cá   nhân của mỗi trẻ như: Ở tập vở, ly uống nước, bàn chải đánh răng, khăn mặt. Với giải pháp trên tôi luôn tạo cho trẻ tích cực hoạt động, tham gia vào  trải nghiệm vào hoạt động trò chơi, luôn lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt  động chơi và học của trẻ. Giải pháp 2: Cho trẻ làm quen với hoạt động làm quen chữ cái.  Thông qua tiết học:   Hình thức cho trẻ  làm quen với chữ  cái thông qua  hoạt động học tập là hình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục  đích yêu cầu của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ  cho trẻ. Kiến thức mà trẻ  thu  nhận được có hệ thống logic. Để  tiết học đi vào tâm hồn trẻ  một cách sống động, không khô khan,  cứng nhắc thì điều điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn  dắt. Hoạt động học làm quen với chữ  cái đưa thế  giới chữ  viết đến với trẻ  bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức   đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có   ưu thế và hạn chế nhất định. Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo   cần lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của tứng tiết   dạy, để  thu hút sự  tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ  trong tiết học, giúp   cho giờ học đạt hiệu quả cao.  Muốn vậy cô giáo phải:  ­ Lấy trẻ làm trung tâm. ­ Phát huy tính tích cực của trẻ. ­ Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp. 7
  8. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là  các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ  phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh  hình thức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết   dạy "Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ  bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc   động ­tĩnh phù hợp với chủ đề. Ngoài ra, để  tạo hứng thú thì cô phải có nghệ  thuật lên lớp ngôn ngữ  diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường  kể  chuyện (dựa trên chủ  đề) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn   cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó.  Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ B, D, Đ chủ điểm "Mùa xuân" tôi giới   thiệu:  Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất  là đông đủ. Nào chúng mình cùng xem  có những loài hoa gì ? (Trẻ  đi và hát   bài   "Màu   hoa"  sau   đó   kể   tên  hoa   hồng,  hoa   đào,  hoa   phù   dung,  hoa   cánh   bướm.... lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ  xem tranh hoa bướm và trẻ  làm  quen với chữ D).  Vận dụng một số  trò chơi vào tiết học: Vào giờ  học làm quen với chữ  cái nhằm hướng cho trẻ  hung thú hoạt động đạt kết quả  cao tôi vận dụng   một số trò chơi vào các tiết học cụ thể như sau: Chủ đề: Nghề nghiệp  Trò chơi : “ Những bàn chân hành quân”  Các chú bộ  đội đi hành quân rất là khổ  cực, cho dù mưa, nắng các chú  vẫn đi, bây giờ chúng ta cùng làm chú bộ đội hành quân nhé! Cô sắp xếp các vòng thể  dục,trong chiếc vòng thể  dục có những đôi  chân có các chữ cái  u, ư. Vừa đi vừa hát ,khi nghe hiệu lệnh của cô thì phải chọn cho mình một  cái vòng và phải phát âm được chữ cái trong bàn chân. Bạn nào  ở  trong vòng mà không phát âm được chữ  cái đó thì phải chơi  lại lần sau với bạn không nhảy được vào vòng. Chủ đề: Thế giới động vật Trò chơi:  “ Câu cá ”  8
  9. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung Cô cho trẻ  về  thành 2 đội sau đó mỗi đội sẽ  câu cá, đội nào câu được  nhiều con cá mang các chữ  cái. Yêu cầu mỗi đội sẽ  phải câu đúng con cá  mang chữ cái c. Đội nào câu đúng, nhiều sẽ dành chiến thắng. Chủ đề: Thế giới thực vật  Trò chơi “ Hái lá vàng” ­ Tiết làm quen chữ cái y.  Luật chơi: Trẻ hái đúng trong vòng 3 phút, đội nào hái được nhiều chiếc  lá có chữ cái y là đội thắng cuộc.  Cách chơi: Trẻ lên chơi chạy đến cây, hái những chiếc lá vàng có chữ cái   y mang về đổ vào rổ của đội mình. Trò chơi: “ Hái quả” ­ Tiết làm quen chữ cái m Cô chuẩn bị 2 cây, cô dán chữ cái lên những trái cây nhựa và gắn lên cây.   Cho trẻ thi nhau chạy lên hái những quả chín mang chữ cái m mang về rổ của  đội mình. Đội nào mang được đúng nhiều trái có chữ m là thắng. Trò chơi tĩnh:  cô cho trẻ dùng đất nặn tạo dáng chữ cái vừa học xong. Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen qua các hoạt động khác Với chương trình giáo dục mầm non mới, việc cho trẻ làm quen với chữ  cái không chỉ được tiến hành qua các giờ  học làm quen chữ  cái mà còn được  dạy ở mọi lúc mọi nơi, thông qua các giờ hoạt động khác như: Âm nhạc, hoạt   động chiều, hoạt động đón trả trẻ … Ví dụ : Ở hoạt động giáo dục âm nhạc với phần trò chơi âm nhạc, trẻ sẽ  phải đọc chữ cái thông minh trên ô cửa sổ thì mới mở ra được ô cửa và hát bài   hát theo nội dung  Giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc:   Trò chơi: Xếp sỏi Cô cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ. Chuẩn bị: Sỏi chia cho trẻ. Địa điểm chơi sạch sẽ, rộng. Cách chơi: Cô cho trẻ xếp sỏi tạo thành chữ cái theo yêu cầu của cô hay   xếp theo ý thích của trẻ.  Trong phần ôn luyện vào buổi chiều có thể cho trẻ chơi một số trò chơi  như: 9
  10. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung  Trò chơi: “Chữ cái bí  ẩn”. Cô mời 2 cháu lên chơi,1 cháu chọn chữ  cái  và mô tả, hình dạng, cấu tạo của chữ  cái đó, cháu còn lại đội mũ chóp và  đoán xem chữ cái bạn vừa mô tả là chữ cái gì?  Trò chơi: “Nét chữ yêu thương”. Cô gọi một cháu lên quay lưng xuống phía các bạn, sau đó cô giáo sẽ  viết chữ lên sau lưng cháu. Nhiệm vụ của cháu là quay lại và đoán tên chữ cái   cô vừa viết. nếu cháu chưa nói đúng chữ cái cô viết, cô có thể viết chậm lại   từng nét và hỏi cháu cô đang viết nét gì? Hoặc cô cho trẻ  nhắm mắt, hoặc  không nhắm mắt tùy vào từng trẻ nhanh hay chậm và cô lấy tay viết chữ lên   tay trẻ. Cho trẻ đoán chữ cô vừa viết. Hoặc có thể  cô cho trẻ viết trong lòng  bàn tay cho trẻ đoán bằng cách truyền tin cho nhau.  Trò chơi: Chữ chìm, chữ nổi.   Cô chuẩn bị  một chậu nước to thả  vào đó các chữ  cái được làm từ  những nguyên liệu khác nhau, cho trẻ  khá phá sự  chìm, nổi của chữ. Cô cho  trẻ đọc to các chữ cái chìm, đọc to các chữ cái nổi. Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ  dựa trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do   đó có nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng  các trò chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp.  Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" để rèn luyện  phát âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", ếch kêu "ộp ộp", vịt con kêu  "Vít vít"... để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và cô không cần phải   giải thích cho trẻ cách khép môi, bật hơi.  Trò chơi cũng không thể  thiếu trong tiết học này tôi lựa chọn trò chơi  cho phù hợp với bài hát "Màu hoa" sau đó kể  tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù  dung, hoa cánh bướm".... Lần lượt tôi đưa từng trang cho trẻ  xem tranh hoa  bướm và trẻ  làm quen với chữ  B. Hoa phù dung để  trẻ  được làm  quen với  chữ D và hoa đào được làm  quen với chữ Đ.  Tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ  đề  có những trò chơi như   Tìm chữ cái trong câu đố. Đi chợ tết. Tổ chức tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái vừa học. 10
  11. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung Cách hướng dẫn trò chơi:   Cô giới thiệu mùa xuân đến các ông Đồ  thường làm gì? Các con có  muốn viết chữ  giống ông Đồ  không? Cô cho 8 trẻ  đứng thành 2 hàng đợi cô  chuẩn bị 2 câu đối có các chữ B, D, Đ khi nghe hiệu lệnh 2 đội lên gạch chân  những chữ cái cô vừa nêu, thời gian quy định là một bài  hát mùa xuân lúc nào  hát xong và kết thúc trò chơi. Sau đó cô cho nhiều chữ  cái và đúng với yêu   cầu. Khi chuyển tiếp sang trò chơi thứ hai đó là trò chơi "Đi chợ tết" (Tất cả  các trẻ đều được chơi). Trước ngày tết bố  mẹ  các con thường làm gì ? (Trẻ  nghĩ ngay đến trang hoàng nhà cửa và đi sắm tết) cô chuẩn bị  các gói có các  loại hoa quả bánh kẹo ở trên, mỗi thứ  đều gắn các chữ  cái B, D, Đ. Cô phát   cho trẻ mỗi cái giỏ  nói nào chúng mình cùng đi chợ tết. Tổ 1 hãy mua những   món hàng có chữ B, đó là những thứ gì ? Trẻ nói bánh quy, bánh chưng, bánh  bèo .... tổ thứ 2 mua những món hàng có chữ  cái D, đó là những thứ  gì ? quả  dừa, quả dứa.... tổ thứ 3 mua những món hàng chứa chữ cái Đ.... khi mua hàng  xong trẻ  phải nói được đó là loại gì ? và có chữ  cái gì ? các tổ  kiểm tra lẫn  nhau và đọc to chữ cái.  Đến trò chơi tìm tên các loại hoa có chữa chữ  cái B, D, Đ "Mùa xuân   đến cho chúng mình được đi chơi ở  những đâu ?" (Được đi xem pháo hoa, đi  công viên) trong công viên có rất nhiều loại hoa bây giờ  cô cho các con đọc  bài "Rềnh rềnh ràng ràng" đến các loại hoa nào các con đoán hoa đó  và giơ  tranh lô tô đọc to chữ cái chúng mình vừa học. Ví dụ:  Rềnh rềnh ràng ràng   Tìm các loài hoa   Hoa gì ngoài Bắc   Cánh nhỏ màu hồng   Cùng vui đón tết. Trẻ giơ  lô tô hoa đào và nói hoa đào có chữ  Đ. Cứ  như  thế cô đọc cho   trẻ đoán chữ B, D sau đó cho trẻ đọc và từng nhóm bạn đối nhau. Hay với chủ  điểm "Trường Mầm non" với nhóm chữ  cái O, Ô, Ơ  vào  bài tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện "Vịt con trong ngày khai trường" sau đó hỏi   trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì ? Trẻ nói  bảng con, vở, hộp màu .... tôi cho trẻ làm quen chữ O qua từ  "bảng con" khi   Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì ? (Hộp   11
  12. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung màu) và cô cho trẻ làm quen chữ Ô trong từ "hộp màu" cô giáo Ngan ra bài tập  về  nhà vào đâu "Quyển vở". Cũng như   ở  phần trên tôi cho trẻ  chơi trò chơi   tạo dáng thành chữ  cái. Bạn nào có thể  tạo dáng chữ  O trên cơ  thể  nào ? Cô  cho trẻ  được tạo như  cong ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai   cánh tay....  Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O, trẻ nói: Mắt, đầu....  Hai bạn có thể tạo thành chữ O không? (trẻ cầm tay nhau giang rộng). Ai có thể tạo thành chữ Ô. Cô muốn cả  lớp mình cùng tạo một chữ  Ô thật lớn nào? Trẻ  cầm tay  nhau  đứng thành vòng trong rộng và trẻ trẻ là đấu Ô.  Với chữ cái Ơ cô cũng cho thực hiện như thế. Hoặc với trò chơi "Tìm đồ  dùng học tập" trên các đồ  dùng học tập có  chứa các chữ cái con vừa học bây giờ  cô sẽ  phát cho mỗi bạn chữ  cái khi có  hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ  dùng có chứa chữ  cái đó. Ví dụ: Trẻ  có   chữ Ơ thì phải lấy thước kẻ, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Vịt con học chữ"   sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ  dùng và cho trẻ  nói tác dụng của từng  đồ dùng đó. Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải   liên hệ  thực tế  hỏi trẻ  chữ cái đó có giống cái gì hay con gì hay đồ  vật gì ?   Để  phát huy tính tích cực và tư  duy của trẻ. Ví dụ: Chữ  O giống quả  trứng,  quả cam, chữ Y giống cái nạng, chữ D giống cái giáo, chữ H giống cái ghế.  Giải pháp 4: Thông qua các bài thơ, đồng dao giúp trẻ  học tốt và rèn  luyện phát âm đúng l­n: Trong khi dạy trẻ phát âm đúng, tôi đã gặp một số khó khăn. Như là ở độ  tuổi này bộ  máy phát âm trẻ  chưa hoàn thiện như  là trẻ  còn nói ngọng, nói   lắp, nói chưa rõ câu, từ,.....bên cạnh đó những người gần gũi với trẻ còn phát  âm chưa chính xác, dẫn đến việc trẻ bắt chước nói theo. Mà đặc biệt khi dạy   trẻ phát âm hai phụ âm l­n, trẻ rất khó phân biệt, do đó tôi tìm một số bài hát,   ca dao, đồng dao, thơ  giúp trẻ phát âm được chuẩn hơn.  Ở  trong hoạt động âm nhạc: không những phải chú ý sửa sai cách pháp  âm, hát rõ lời, hát đúng nhạc mà còn phải chú ý cách sửa lỗi chính tả cho trẻ. 12
  13. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung Để rèn phát âm cho trẻ, có thể chọn các bài thơ, đồng dao, có nhiều phụ  âm l­n: Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: "Nu na nu nống... Cho trẻ đọc các bài Ca dao ­ tục ngữ: “Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp Lòng nàng lâng lâng" Cho trẻ đọc những bài thơ có chữ n­ l theo chủ đề trẻ đang học… Giải pháp 5:  Ứng dụng công nghệ  thông tin vào trong tiết dạy giúp trẻ  hứng thú. Bên cạnh hình thức sử  dụng  đồ  dùng, đồ  chơi, trò chơi, bài hát, câu  chuyện lồng ghép trong hoạt động làm quen chữ cái. Một trong các biện pháp  mà tôi vô cùng tâm đắc đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy trẻ  làm quen với chữ  cái. Và quả  đúng như  tôi suy nghĩ, công nghệ  thông tin là   một phương tiện hữu hiệu để giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái bởi   trẻ nhỏ  đều rất thích xem ti vi với hệ thống hình ảnh đẹp, lạ  mắt, âm thanh   sống động.  Tất nhiên, không quá lạm dụng  tôi đã áp dụng những chức năng tạo và   sử  lý hình  ảnh, âm thanh của các phần mềm như  : Photoshop, Power Point,   Plash… để  phục vụ  cho hoạt động thiết kế  bài giảng giúp trẻ  làm quen với   chữ  cái với những nội dung phù hợp nhất, mang lại hiệu quả  cao, giảm tải   được thời gian làm và sử  dụng đồ  dùng, đồ  chơi. Trẻ  vô cùng hứng thú, tích   cực tham gia hoạt động.  Ví dụ: Với bài dạy Làm quen chữ cái chữ  p ­ q chủ đề  “Giao thông” tôi  đưa hình  ảnh Thuyền buồm  lên máy vi tính, dưới hình  ảnh có từ  kèm theo.  Trẻ chọn những chữ cái đã học, thì những chữ cái đó sẽ chuyển màu. Khi cô  giới thiệu p   thì hiệu  ứng sẽ  chuyển màu và xuất hiện  ở  dạng font chữ  to,   hoặc khi phân tích chữ p và so sánh những nét nào giống nhau thì sẽ xuất hiện   và có màu giống nhau. Không những thế khi trình chiếu trên Power Point ta có thể tạo nhiều nét  chữ cái cho trẻ trải nghiệm và học tập. 13
  14. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung Tôi cũng đã mạng dạn thiết kế  ra được 10 trò chơi với chữ  cái được  thiết kế  trên phần mềm thông dụng mà mọi người đều có thể  dễ  dàng sử  dụng được đó là phần mềm Microsoft Power Point cài đặt trên phiên bản  Windown XP đó là:  10 trò chơi đó là: Trò chơi: Vòng tròn kì diệu Trò chơi: Rung chuông vàng Trò chơi: Zíc zắc cùng bé yêu Trò chơi: Chữ gì biến mất Trò chơi: Tìm quả cho cây Trò chơi: Bé biết chữ gì? Trò chơi: Mắt ai tinh Trò chơi: Bánh xe quay Trò chơi: Tìm lá cho hoa Trò chơi: Thi ai tài. Qua mỗi trò chơi tôi đều tạo hiệu  ứng nhằm kích thích khả  năng hứng thú  của trẻ thông qua tiết học làm quen chữ cái. Ví dụ: Như tiếng vỗ tay (khi trẻ đúng) Bạn làm lại đi (khi trẻ chưa đúng).. Bạn giỏi quá!... Ví dụ : Hay ở chủ đề “Gia đình” khi dạy trẻ Làm quen chữ cái b. Cho trẻ xem đoạn video clip có nội dung “Bà cháu”, trong đoạn video clip  có kèm âm thanh và tiếng động, như  vậy trẻ  sẽ  rất hứng thú. Sau khi xem  xong đoạn phim, gọi 1 số trẻ đứng lên có thể  tự  đặt tên cho đoạn phim vừa   xem như: “Bà cháu. Bà ru bé…”. Trẻ được xem phim và tự  đặt tên cho đoạn  phim (cô gợi ý trẻ  cách đặt câu) và được học những chữ  cái do chính mình  vừa đặt ra trẻ sẽ nhớ rất lâu và rất tích cực học. Đến với chủ  đề  “ Quê hương – Đất Nước– Bác Hồ” cũng vậy khi dạy  trẻ làm quen chữ cái r, tôi sưu tầm các hình ảnh về Tháp rùa để trẻ làm quen.  14
  15. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung Trẻ không những được làm quen với chữ cái mà còn hiểu biết thêm về  danh   lam thắng cảnh, đất nước Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Những giải pháp tôi đề ra luôn cho trẻ  tích cực tham gia vào hoạt động   học và luôn lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động. Giải pháp 6: Cho trẻ  làm quen với chữ  cái thông qua việc tuyên truyền  kết hợp với cha mẹ. Để đạt được kết quả tốt trong việc giúp trẻ làm quen chữ cái và phát âm  chuẩn cần có sự  phối hợp đồng bộ  giữa cha mẹ  và giáo viên. Vậy làm thế  nào để tuyên truyền với cha mẹ một cách thuyết phục, đạt kết quả đó là một   công việc không đơn giản. Trong công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ,   tôi đã thực hiện các biện pháp sau:  Trao đổi với cha mẹ qua buổi họp cha mẹ đầu năm, qua giờ đón – trả trẻ  về tình hình học tập của các cháu, để  có sự thống nhất giữa gia đình và giáo  viên. Dán kế  hoạch nội dung dạy chữ  cái lên bảng tuyên truyền cho cha mẹ  tiện theo dõi Giới thiệu các loại sách vở có tính giáo dục tới cha mẹ. Giáo viên trao đổi một số  hạn chế  của trẻ  về  cách phát âm, nhận mặt  chữ, cách tô, cầm bút, để vở…để cha mẹ nắm được. Từ đó cha mẹ về nhà có   thể giúp cô ôn lại những chữ cái mà trẻ  đã học tại trường qua các tranh  ảnh   hoặc sách có chữ, cha mẹ có thể đố con mình… Hình thức này giáo viên có thể thực hiện bằng cách trò chuyện, trao đổi  về tình hình học tập của trẻ với cha mẹ vào những lúc đón trả trẻ để cha mẹ  phối hợp cùng giáo viên ôn luyện, rèn phát âm cho trẻ khi ở nhà. IV. Tính mới của giải pháp Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, áp dụng thực tế trẻ tại lớp để xây dựng kế  hoạch phù hợp với khả  năng tiếp thu của từng trẻ. Tổ  chức các hoạt động   theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, tận dụng mọi lúc, mọi nơi để  hướng dẫn   trẻ, nhận biết chữ  cái, sửa sai cách phát âm cho trẻ  thông qua “ Học bằng  chơi, chơi mà học”. V. Hiệu quả SKKN  15
  16. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung Đối với giáo viên: Đã phát huy được tính sáng tạo, linh hoạt, trong xây   dựng môi trường, tổ chức các hoạt động cho trẻ học. Đối với trẻ  :  Trẻ  tích cực tìm hiểu các sự  vật hiện tượng xung quanh   liên quan đến chữ mình đã được học và vốn từ của trẻ mạch lạc hơn, trẻ có   thể  diễn đạt rõ ràng những gì mà trẻ  quan sát thấy. Trẻ  mạnh dạn hơn khi  giao tiếp với bạn, với cô giáo từ  đó trẻ  rất tự  tin khi phát biểu và nói lên ý  kiến của mình, học tập rất sôi nổi, hứng thú, thuộc nhanh, nhớ lâu những chữ  cái đã được học, cuối năm lớp tôi 100% trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ  cái. Đối với phụ  huynh: Nhận thức hơn về  vai trò trách nhiệm của mình  trong việc quan tâm kết hợp với giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động,   chăm sóc giáo dục trẻ. Kết quả cuối năm ( xem bảng số liệu) Số trẻ đầu năm Số trẻ cuối năm năm TT Nội dung Chưa đạt  Đạt % Đạt % Chưa đạt% % Trẻ   nhận   biết   và  1 13/39=33% 26/39=67% 39/39=100% 0% phát âm đúng Trẻ  cầm vở, để  vở,  2 15//39=38% 24/39=62% 39/39=100% 0% ngồi tô đúng tư thế Trẻ   tô,   viết   đúng  3 14/39=36% 25/39=64% 39/39=100% 0% chữ cái Trẻ   hứng   thú,   tích  cực   tham   gia   hoạt  4 17/39=43% 22/39=57% 39/39=100% 0% động   làm   quen   chữ  viết Biết cách cầm sách,  5 mở   sách   ra   xem   và  15/39=38% 24/39=62% 39/39=100% 0% quy trình đọc Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm  hiểu khám phá thế giới vật chất. Môi trường sống tạo ra sự phát triển trí tuệ,   16
  17. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung ngôn ngữ  và những yếu tố  tạo nên nhân cách của con người vì thế  chúng ta   hãy dành cho trẻ mầm non những gì tốt nhất đó chính là sự quan tâm chăm sóc   của gia đình, nhà trường và xã hội cung cấp kiến thức, vốn sống cho trẻ chính   là trang bị hành trang cho trẻ vào đời. Các kiến thức khi cung cấp cho trẻ cần   đúng, phù hợp với từng độ tuổi, cần cho trẻ có những hiểu biết đúng đắn về  cuộc sống xung quanh  ở mọi lĩnh vực cũng chính từ  đó trẻ  sẽ  có những ước   mơ  hướng đến điều tốt đẹp. Để  đạt được những điều nói trên đòi hỏi giáo  viên phải biết kết hợp hài hòa giữa khoa học với các môn học khác, xây dựng   môi trường an toàn, thân thiện giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động. Là người giáo viên mầm non ngoài lòng yêu nghề  mến trẻ  cần phải có  trình độ chuyên môn, có năng lực sư phạm và nắm rõ tâm lý của trẻ. Bản thân  tôi luôn trau dồi học hỏi, tu dưỡng bản thân luôn tìm tòi sáng tạo trong bài  giảng, áp dụng khoa học công nghệ thông tin, đồ dùng trực quan gây hứng thú  đưa những chữ  cái, vần thơ, câu chuyện có nhiều hình ảnh trừu tượng, sinh   động, xây dựng thiết kế nội dung hoạt động làm quen chữ cái thiết thực nhất,  cho trẻ trải nghiệm, tiết học tích hợp nhẹ nhàng, vui nhộn, không gò ép, đưa  những câu hỏi mở nhằm tạo cho trẻ phát huy tư  duy và tính tích cực của trẻ  thông qua hoạt động làm quen chữ cái. Từ những biện pháp nêu trên và những kết quả đạt được bản thân tôi đã  rút ra một số bài học kinh nghiệm: Muốn thực hiện và đạt được mục tiêu về  giáo dục hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5­ 6 tuổi.  Trước hết ta phải khảo sát để  nắm được thực trạng trẻ  trong lớp, lập   kế  hoạch giáo dục hoạt động làm quen chữ  cái cho trẻ  mẫu giáo 5 – 6 tuổi  theo từng chủ  đề  và tạo môi trường chữ  viết phong phú cho trẻ, nắm vững   các phương pháp đổi mới các hình thức tổ chức, khuyến khích trẻ tự giác tích   cực tham gia vào các hoạt động. Tích hợp nội dung làm quen chữ cái vào các   hoạt động khác, tìm tòi sử  dụng nhiều trò chơi hấp hẫn, đồ  dùng đẹp hấp   dẫn trẻ.  Tuyên truyền với cha mẹ  về  tầm quan trọng và cách cho trẻ  làm quen   với chữ cái ở lứa tuổi mầm non, không cho trẻ học trước chương trình lớp 1.. II. Kiến nghị 1. Phòng giáo dục và đào tạo: Mở các lớp tập huấn chuyên đề làm quen  chữ cái cho giáo viên các trường được tham gia rộng rãi.  17
  18. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung 2. Nhà trường:  Tổ  chức tập huấn nâng cao kiến thức nhận thức về  hoạt động làm quen chữ cái cho giáo viên. Luôn tạo điều kiện cho chị  em giáo viên được dự  giờ  đồng nghiệp để  cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Trên đây là một Một số  giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ  5­6 tuổi   làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung. Rất mong được sự góp ý chủa Hội  đồng khoa học để bản thân có thêm kinh nghiệm nâng cao chuyên môn./                                                            Ea Na, ngày 05 tháng 4 năm 2019                                                                                      Người viết                                                                                    Nguyễn Thị Thủy NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ......................................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..........................................................................................................................                                                        CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN                                                                                Hiệu trưởng                                                                              Nguyễn Thị Xuyến   18
  19. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tâm lý lứa tuổi mầm non (PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết) 2. Tuyển tập các trò chơi trẻ mầm non( Chu Thị Thúy Anh) 3. Giáo dục mầm non mới 4. Chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (Lê Thị Ánh Tuyết) 5. Tài liệu bồi dưỡng hè cho giáo viên ( Hoàng Minh Đức, Trần Thị Ngọc  Trâm) 6. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5­  6 tuổi (chủ biên .TS Lê Thu Hương và PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết) 7. Cẩm nang công tác giáo dục mầm non (Lê Huy Hòa ­ Hồ Phương Lan)     19
  20. M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung                                                                                  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2