intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non tại Trường mầm non Sơn Thủy

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non” được nghiên cứu trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non nơi địa bàn xã nhà mà tôi công tác và có tính khả thi cao. Vì thế, có thể được áp dụng cho tất cả các trường mầm non trong toàn huyện, toàn tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non tại Trường mầm non Sơn Thủy

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI:   “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON”                                             
  2. Quảng Bình, tháng 5 năm 2020 CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI:   “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON”                                     
  3.                                                           Họ và tên: Nguyễn Thị Tám                               Chức vụ: Phó hiệu trưởng                                Đơn vị công tác: Trường mầm non Sơn Thủy         Quảng Bình, tháng 5 năm 2020 1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: Như chúng ta đã biết cấp học mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống   giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng là hình thành  ở  trẻ  những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt nam và  chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông. Chất lượng giáo   dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Họ là nhân tố trung tâm  của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành học chỉ  được thể  hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non ­ chủ thể trực  tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của  ngành học, vấn đề  mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng   đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực. Nghị quyết hội nghị lần   thứ  II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu: “ Giáo viên là nhân tố   quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có   đủ   đức,  đủ   tài. Do  đó  phải  đào  tạo giáo  viên có  chất lượng cao,  thực hiện   chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất   và năng lực cho đội ngũ giáo viên.” Có thể  nói, đội ngũ giáo viên nói chung và  giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu chăm sóc,  giáo dục trẻ thành hiện thực, đội ngũ này giữ  vai trò quan trọng quyết định chất  lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục. Bởi vậy phải nhanh chóng củng cố và bồi  dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ tay nghề,   có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư  phạm đẹp mới đáp ứng kịp thời xu   hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Với trọng trách là một cán bộ quản lý 
  4. trường mầm non, trước mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mà Đảng và Nhà Nước đã  đặt ra cho ngành học mầm non trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện  đại hóa. Tôi nghĩ rằng nguồn lực của con người có một ý nghĩa rất quan trọng  trong việc tạo ra chất lượng đối với hoạt động xã hội của mình. Mặt khác, tôi càng thấm thía hơn với lời dạy của Bác Hồ  “Dạy trẻ  như  trồng cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này  các cháu thành người tốt”. Muốn các cháu thành người tốt thì trong nhà trường  mầm non công tác công tác chăm sóc, giáo dục trẻ  phải được đặt lên hàng đầu,  muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó thì chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng   của trẻ là vấn đề rất cần thiết. Bản thân tôi  là người cán bộ  quản lý, tôi được cấp trên phân công bổ  nhiệm chức vụ  Phó Hiệu trưởng phụ  trách chuyên môn và Phó bí thư  Chi bộ  trong trường mầm non, vừa là trách nhiệm vừa là lương tâm, tôi luôn trăn trở  và  suy nghĩ để tìm ra hướng đi thích hợp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho   đội ngũ giáo viên để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Từ nhận   thức trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề  tài để  nghiên cứu đưa vào thực hiện nhằm   đáp ứng các yêu cầu nêu trên. 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Nội dung đề tài sẽ có nhiều người lựa chọn để viết song mỗi cán bộ quản  lý, mỗi trường và mỗi vùng miền sẽ  có một đặc trưng, giải pháp riêng không ai  viết giống ai. Với đề tài tày tôi đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề cốt lõi, đề xuất  được các giải pháp có tính hệ thống để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong   trường mầm non, như: Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về  mọi  mặt để  tham mưu và sắp xếp, bố  trí phù hợp; Xây dựng kế hoạch đào tạo ­ bồi  dưỡng đội ngũ;  Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ  cho đội ngũ giáo viên...   để  giúp giáo viên cùng tiến bộ, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo  dục trẻ trong trường mầm non. 1.3.  Phạm vi áp dụng đề tài: Đề tài“Một số  giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ   giáo viên mầm non” Là đề  tài được nghiên cứu trong công tác bồi dưỡng nâng   cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non nơi địa  bàn xã nhà mà tôi công tác và có tính khả thi cao. Vì thế, có thể được áp dụng cho  tất cả các trường mầm non trong toàn huyện, toàn tỉnh. 2. PHẦN NỘI DUNG: 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:  Cùng với nhiệm vụ năm học 2019 ­ 2020 của cấp học mầm non huyện Lệ  Thủy là:  Tăng cường đầu tư  các điều kiện để  nâng cao chất lượng thực hiện   Chương trình GDMN; chú trọng đảm bảo an toàn tuyệt đối về  thể  chất và tinh   thần cho trẻ  trong các trường mầm non và nhóm trẻ  độc lập; tập trung chỉ  đạo  xây dựng, khai thác sử  dụng hiệu quả  môi trường giáo dục, đổi mới hoạt động 
  5. chăm sóc, giáo dục trẻ  theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm”; phát  triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của   nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ; tiếp tục triển khai có hiệu quả chuyên  đề  giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non ; Đảm bảo số  lượng và  nâng cao trình độ  cho đội ngũ cán bộ  quản lý, giáo viên, nhân viên; tăng cường   bồi dưỡng để  nâng cao năng lực và kỹ  năng nghề  nghiệp cho đội ngũ Cán bộ  quản lý và Giáo viên. Với  phương châm và mục tiêu chung của giáo dục cấp học   mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả  thể  chất lẫn tinh thần. Nếu làm tốt công tác này sẽ  giúp giáo viên nắm vững  phương pháp tổ  chức hoạt động của bộ  môn, lĩnh vực, có hình thức tổ  chức các   hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp họ bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, từ đó nâng cao   trình độ, nghiệp vụ, tay nghề. Vì vậy, trước những yêu cầu mới của thời đại đặt   ra, không có con đường nào khác là phải đầu tư cho lực lượng giáo viên. Mỗi cán  bộ, giáo viên, nhân viên đều phải phát huy tinh thần trách nhiệm và xây dựng  chiến lược để thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị mà mình đang đảm nhận. Bước vào thực hiện đề  tài này  ở  đơn vị  tôi gặp những thuận lợi và khó  khăn như sau: * Thuận lợi:  Nhà trường luôn được sự  quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, xã  tạo  điều kiện giúp đỡ, động viên về tinh thần, vật chất... Đặc biệt là sự chỉ đạo sâu  sát, tận tình của lãnh đạo phòng Giáo dục và đào tạo huyện, bộ phận chuyên môn   cấp  học Mầm non nên nhà trường đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng  cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng như  số  trẻ   ở  các độ  tuổi. Điều đó khẳng định  chất lượng cũng như  uy tín với các bậc phụ  huynh khi gửi con em mình vào   trường. Về cơ sở vật chất của nhà trường khang trang có đầy đủ  các phòng học,   phòng chức năng đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ hoạt động chăm sóc và giáo   dục trẻ, với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: Máy chiếu đa năng, ti vi, đầu   video, đài, đàn,… Qua các đợt kiểm tra đánh giá của Phòng giáo dục huyện, Sở  giáo dục tỉnh, nhà trường được các cấp lãnh đạo khen ngợi và Sở  giáo dục công  nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Đội ngũ Ban giám hiệu trẻ, năng động, vững vàng về chuyên môn, có năng  lực quản lý. Hai  đồng chí Phó hiệu trưởng đều là giáo viên giỏi cấp huyện được   bổ nhiệm làm cán bộ quản lý nên chỉ đạo sát sao giáo viên về chuyên môn.  Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết và đã xây dựng   trường đạt Tập thể tiên tiến và trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ  I.  Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi làm nòng cốt, các đồng chí giáo viên   tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn   hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.  Nhu  cầu   học  tập  của   con   em  địa   phương   ngày  càng   tăng,   tạo  cho   nhà  trường có điều kiện phát triển quy mô. Tỷ lệ huy động trẻ hàng năm đạt và vượt  kế  hoạch được giao. Các bậc phụ  huynh có trình độ  nhận thức cao, có sự  phối 
  6. hợp chặt chẽ  với nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo  dục trẻ, tích cực  ủng hộ  nhà trường về  tinh thần và cơ  sở  vật chất .  Bên cạnh  những thuận lợi, nhà trường còn gặp một số khó khăn sau: * Khó khăn:  Giáo viên trẻ mới ra trường khá đông nên kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục  trẻ còn hạn chế. Một số giáo viên mới vào trường chưa nắm chắc phương pháp  của từng bộ môn, lĩnh vực, còn lúng túng trong việc tổ chức tiết học theo hướng   tích hợp và quan điểm giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm nên chưa thu hút được sự  chú ý của trẻ vào giờ học dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao.  Việc  ứng dụng công nghệ  thông tin để  soạn bài giảng điện tử, thực hiện  trình chiếu trên chương trình Powepoint phục vụ hoạt động vui chơi và hoạt động   học của trẻ còn bất cập ở một số giáo viên.    Nhà trường hoạt động các phong trào mũi nhọn còn hạn chế, như: Tham   gia các hội thi đạt thành tích còn khiêm tốn, “Giáo viên dạy giỏi” các cấp trong   những năm qua kết quả chưa nhiều.  * Điều tra thực tiễn:  Toàn trường có 37 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trình độ  đạt chuẩn:  Trình  độ đào tạo đạt chuẩn: 100%; trong đó trên chuẩn: 32/37 đ/c đạt 86,5%; ĐH 26 đ/c  (3 CBQL+23 GV), CĐ 6 đ/c (2 GV +3 NVDD + 1NVYT); TC 5 đ/c (1 NVKT + 4  NVDD).  Riêng số  lượng giáo viên: 25 đồng chí/12 nhóm lớp. Trình độ  đào tạo đạt  trên chuẩn 100%; Đại học: 23/25 đ/c, đạt tỷ  lệ  92%, Cao đẳng 2/25 đ/c, tỷ  lệ:   8,0%. Tổng số trẻ toàn trường: 367 cháu; gồm 3 lớp mẫu giáo Lớn với 104 cháu;  4 lớp mẫu giáo Nhỡ với 121 cháu; 3 lớp mẫu giáo Bé: 90 cháu; 2 nhóm trẻ 24­36  tháng: 52 cháu.  Trong năm học, nhà trường tiếp tục chỉ đạo các giáo viên thực hiện chương  trình giáo dục mầm non. Tiếp tục duy trì đơn vị văn hóa; duy trì trường mầm non   đạt chuẩn quốc gia mức độ I; Phấn đấu đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến  xuất sắc và phấn đấu đạt giải trong các hội thi cấp huyện. Để đạt được mục tiêu  đặt ra trong năm học, điều quan trọng hàng đầu đó là phải nâng cao chất lượng  chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.  Để nắm bắt được năng lực chuyên môn của giáo viên vào đầu năm học ban  giám hiệu chúng tôi tiến hành dự  các tiết dạy và các hoạt động của giáo viên   trong trường nhằm đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên để  từ  đó có kế  hoạch   bồi dưỡng. Tôi nhận thấy khả năng của giáo viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên  chưa linh hoạt trong xử  lý tình huống, chưa chú ý lồng ghép các môn học khác  trong tiết dạy, chưa chọn được nội dung bổ trợ thích hợp ở các hoạt động, chưa  phát huy được tính tích cực của trẻ, hình thành kiến thức cho trẻ  còn mang tính  
  7. thụ  động. Đặc biệt qua việc kiểm tra hồ  sơ  của giáo viên nhiều giáo viên xây  dựng kế hoạch thực hiện chương trình còn mang tính rập khuôn máy móc.          Cụ thể như sau:   Ghi  TT Nội dung Kết quả Tỷ lệ chú Năng lực chuyên môn ­ Tốt: 18/25 72,0% 1 ­ Khá: 4/25 16,0% ­ TB: 03/25 12,0% Giáo viên dạy giỏi các cấp Cấp tỉnh: 0 0% Cấp huyện: 7/25 28,0% 2 Cấp   trường :  76,0% 19/25 Kỹ   năng   thực   hành,   kinh  ­ Tốt: 19/25 76,0% 3 nghiệm trong giảng dạy ­ Khá: 4/25 16,0% ­ TB: 02/25 8,0% Ứng dụng CNTT vào soạn bài  ­ Tốt: 17/25 68,0% giảng   điện   tử   và   sử   dụng  ­ Khá: 5/25 20,0% 4 thành   thạo   việc   trình   chiếu  ­ TB: 3/25 12,0% Powepoint.            Kết quả khảo sát cho thấy số giáo viên có năng lực chuyên, kỹ năng thực   hành và kinh nghiệm trong giảng dạy khá, tốt chưa cao; Tỷ lệ giáo viên giỏi các  cấp còn ít; Công tác  ứng dụng công nghệ  thông tin của giáo viên còn hạn chế.   Bản thân tôi là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong nhà trường tôi   luôn suy nghĩ, mạnh dạn đưa ra một số  giải pháp nhằm nâng cao chất lượng   giáo viên trong trường mầm non đáp ứng ngày một tốt hơn nhiệm vụ chính trị,  phấn đấu đủ điều kiện để đạt các mục tiêu đề ra. 2.2. Các giải pháp: Chất lượng chăm sóc giáo dục luôn là tiền đề  quan trọng để  tạo niềm tin   cho phụ  huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội. Để  nâng cao chất  lượng giáo dục, trước hết phải chú trọng đến chất lượng chuyên môn của đội  ngũ cán bộ  giáo viên.  Đây là một trong những nhiệm vụ  góp phần  đưa chất   lượng, hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường ngày một  đi lên.   Từ  đó, tôi đã chọn ra một số  giải pháp để  xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng  nâng cao chất lượng cho đội ngũ trong nhà trường như sau: 2.2.1. Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về  mọi mặt để  tham  mưu và sắp xếp, bố trí phù hợp: 
  8.           Như chúng ta thường nghĩ: Khi làm bất cứ việc gì con người ta cũng chú ý   vào 3 yếu tố  cực kỳ quan trọng: Thiên thời, địa lợi, và đặc biệt nhân hòa. Đúng   vậy, con người là trung tâm của vũ trụ, thành công hay thất bại đều do con người  tạo ra. Ngày xưa, trên chiến trường, thắng bại là do dụng binh và dùng tướng,   ngày nay trên mặt trận văn hóa, xây dựng đất nước thì dùng người và phân công   nhiệm vụ hợp lý sẽ tạo nên hiệu quả bất ngờ. Con người là tổng hợp các mối quan hệ của xã hội vì thế con người có đầy  đủ những mặt xấu, hay tốt, cái quan trọng là chúng ta phát huy mặt tốt một cách  tích cực và hạn chế  mặt tiêu cực muốn làm điều đó việc đầu tiên ta phải hiểu   được giáo viên, nắm bắt được khả năng, năng lực của từng giáo viên, nếu chúng  ta làm tốt việc này sẽ  giúp chúng ta rất nhiều trong việc quản lý và phân công  nhiệm vụ được hoàn thành tốt đẹp. Chính vì lẽ đó, trong tổ chức bộ máy của nhà   trường tôi tham mưu với các đồng chí trong ban giám hiệu sắp xếp bố  trí giáo  viên đúng theo nguyên tắc, đúng qui định của lãnh đạo cấp trên, phân công phân   nhiệm hợp lý rõ ràng, quản lý tốt, hoạt động nhịp nhàng đồng bộ. Điều quan  trọng là chúng tôi phải hiểu được từng người, phân loại giáo viên nào giỏi, khá,  trung bình,  đủ  bản lĩnh  đương  đầu với những khó  khăn vất vả  mà không ai   thường trực giúp đỡ, nhờ  phải nổ  lực cố  gắng hết sức mình, phải luôn trao đổi  kiến thức, học tập để giúp giáo viên đổi mới toàn diện từ phương pháp dạy học,  khi lên lớp đến những công việc liên quan khác. Sự  phân công phù hợp và giao   nhiệm vụ  rõ ràng sẽ  khiến mỗi người tự  mình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ,   không dựa dẫm hoặc tị nạnh cho ai. Từ đó, phát huy được tinh thần tự  lực, phát  ̉ triên nh ững mặt mạnh, hạn chế mặt yếu để  hoàn thiện bản thân, nâng cao trình  độ đáp ứng tốt công việc hoàn thành tốt công việc được giao.           Đối với những giáo viên giỏi và trung bình chúng tôi phân công đứng cùng  một lớp để  kèm nhau, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau. Nếu 2 giáo viên cùng làm một  công việc, cùng hoàn thành một nhiệm vụ nghe ra có vẻ dễ dàng hơn một người   người nhưng hoàn toàn không hẳn thế. Nếu hai người trái ngược bản tính, không   có tinh thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau những khuyêt điêm thì s ́ ̉ ẽ  đi ngược lại những điều mong muốn, công việc sẽ  thất bại hoàn toàn. Do đó,  phân công 2 giáo viên đứng một lớp là việc chúng tôi phải cân nhắc, suy tính kỹ  lưỡng, làm sao để họ hòa hợp được với nhau, mỗi người bổ sung vào chỗ khuyết  điểm cho nhau, giúp đỡ  nhau cùng tiến bộ. Người xưa từng nói:  “Gần đèn thì   sáng” chúng tôi hy vọng với sự  ảnh hưởng của một giáo viên giỏi bên cạnh thì   những giáo viên yếu sẽ  học hỏi được nhiều điều bổ  ích cần thiết. Thật vậy,   những giáo viên yếu không chỉ  noi gương mà còn tiến bộ  rõ rệt về  mọi mặt,  đứng trước những con người giỏi ai cũng nhìn lại mình để  suy xét, để  xem lại   bản thân mình được, mất những gì, để  từ  đó mà cố  gắng học tập noi gương   người bên cạnh phấn đấu vươn lên. Con nh ̀ ững giáo viên giỏi vì tinh thần trách  nhiệm chung, vì danh hiệu và thành tích của lớp, và hơn hết vì tình đồng nghiệp  
  9. đồng cam cộng khổ  sẽ  tích cực giúp đỡ  giáo viên yếu, tận tình chỉ  bảo, trao hết  kinh nghiệm những kiến thức mình có để đồng nghiệp có thể tiến bộ hơn. Bên cạnh việc nắm bắt năng lực và khả năng của từng thành viên để bố trí  lớp chúng tôi còn phân công, công việc hợp lý, mỗi người với những đặc điểm  khác nhau sẽ  phù hợp với từng công việc khác nhau. Do đó vào đầu năm học,  chúng tôi tìm hiểu nắm chắc về trình độ  nhận thức chính trị, về  phẩm chất đạo  đức, về  chuyên môn, về  hoàn cảnh gia đình, về  tâm tư  nguyện vọng của từng  thành viên để  từ  đó có kế  hoạch sắp xếp bố  trí đúng người đúng việc, phát huy   khả năng của từng người, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.          Tôi vận dụng giải pháp này đã mang lại hiệu quả không nhỏ, giúp giáo viên   toại nguyện khi tham gia vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ.  Ví dụ: Giáo viên có năng khiếu âm nhạc thì bố  trí phụ  trách nghiên cứu về hoạt  động Giáo dục âm nhạc và tổ chức các phong trào văn thể mỹ cho các khối như:  Cô Nguyễn Thị A phụ trách  khối Lớn, Cô Nguyễn Thị B phụ trách khối Bé ­ Nhà  trẻ. Những giáo viên linh hoạt có khả  năng về  công nghệ  thông tin phân công   chuyên tìm hiểu về  các chương trình phần mềm hỗ  trợ  cho việc soạn giáo án  điện tử để tập huấn lại cho các giáo viên trong trường như: (Cô giáo Nguyễn Thị  C, Cô giáo Trần Thị H…).       Đối với tổ  trưởng chuyên môn cử  giáo viên có uy tín vững vàng, nghiêm túc  thực hiện qui chế chuyên môn, nắm bắt sâu sát từng việc nhỏ tại khối lớp. Nâng  cao ý thức về kỷ cương, tình thương, trách nhiệm đối với các cháu trong các hoạt   động chăm sóc giáo dục trẻ vì giáo viên là người trực tiếp với các cháu trong suốt   thời gian các cháu ở trường.        Việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ sao cho mặt tích cực luôn được phát huy  tối đa, mặt tiêu cực hạn chế tối thiểu đồng thời cũng phải biết tổ chức phân công   theo từng nhóm tùy từng nhiệm vụ  tạo cho giáo viên có tinh thần tập thể, làm  việc theo nhóm        Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong mái nhà  chung vừa hình thành ý thức xây dựng một đội ngũ, một tập thể luôn luôn có trách  nhiệm chung, luôn đặt lợi ích tập thể  lên trên lợi ích cá nhân làm cho mọi công  việc của nhà trường được hoàn thành tốt đẹp. Đây là một biện pháp quan trọng  dẫn dắt đến nhiều thành công trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng  đội ngũ trong nhà trường. 2.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo ­ bồi dưỡng đội ngũ:       Người quản lý phải tự  xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động chỉ  đạo  dạy và học sao cho sát với thực tế nhà trường và nhiệm vụ năm học.      Kế hoạch cá nhân, tổ, khối chuyên môn được Ban giám hiệu kiểm tra định kì   hàng tuần, tháng, học kì được thể hiện trong kế hoạch kiểm tra nội bộ. Là cán bộ  quản lý phụ  trách công tác chuyên môn, là một Phó bí thư  chi bộ  tôi  luôn quan tâm, xác định rõ mục tiêu đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho  
  10. đội ngũ theo từng giai đoạn. Vì vậy, tôi xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng cho đội   ngũ cụ thể như sau: * Kế hoạch bồi dưỡng dài hạn:  Đối với giáo viên tham gia học  Đại học  tôi tham mưu với đồng chí hiệu  trưởng nhà trường để phân công, phân nhiệm hợp lý tạo điều kiện cho giáo viên  đó tham gia học nâng chuẩn, không bố trí những công việc kiêm nhiệm nhiều, để  khỏi chồng chéo thời gian học. Ví dụ: Trong năm học náy có một giáo viên đang theo học lớp liên thông từ  cao đẳng lên Đại học, tôi tham mưu với đồng chí hiệu trưởng phân công cho giáo  viên đó dạy lớp Nhà trẻ 24­36 tháng (lớp có 3 giáo viên). * Kế hoạh bồi dưỡng ngắn hạn: Ngay từ đầu năm học nhà trường đã họp và phân công tôi phụ trách mãng chất  lượng giáo dục. Theo sự  chỉ đạo bộ  phận chuyên môn phòng giáo dục và sự  chỉ  đạo sát sao của đồng chí Hiệu trưởng, tôi đã xây dựng kế  hoạch nâng cao chất  lượng giáo dục cho trẻ  các độ  tuổi. Khi xây dựng kế  hoạch cần: Phối hợp với  Ban giám hiệu, tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. Dựa vào  nhiệm vụ  của năm học, như: Dựa vào kế  hoạch thực hiện nhiệm vụ  năm học  của phòng giáo dục, của nhà trường sau đó cụ thể hóa thành của cá nhân; Dựa vào  năng lực hiện có của giáo viên, dựa vào những kết quả đạt được, những tồn tại   cần khắc phục của năm học trước để xây dựng kế hoạch phù hợp.  Ví dụ:  Tháng 8: Bồi dưỡng về một số văn bản pháp quy có liên quan đến cấp học mầm   non: Điều lệ trường mầm non; Xây dựng môi trường giáo dục; Giữ vững và duy  trì trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I. ­ Xây dựng bộ hồ sơ theo công văn 844/GDĐT­MN ngày 13/10/2015 về việc quy   định và sử dụng hồ sơ, sổ sách trong trường mầm non. ­ Một số kỹ năng tìm hiểu thông tin qua mạng internet, soạn bài bằng phần mềm   PowerPoint, cách tính toán, lập biểu mẫu báo cáo trên Excel.  ­ Nội  dung thực hiện chương trình (XD nội dung chương trình và phát  triển  chương trình GDMN). Tháng 9: ­ Tiếp tục Nội dung thực hiện chương trình (XD nội dung chương trình và phát  triển chương trình GDMN). ­ Bồi dưỡng cách xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề cụ thể. ­ Bồi dưỡng giáo viên mới. Tháng 10: ­ Bồi dưỡng lĩnh vực thể chất thông qua thao giảng. ­ Tiếp tục bồi dưỡng mới, GV còn hạn chế qua dự giờ trực tiếp, Kiểm tra hồ sơ  giáo viên.v.v...
  11.  Ngoài ra, Nhà trường phân công giáo viên dạy thay và kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ  đồng nghiệp để tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng ngắn  ngày về chuyên môn cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ. ­ Tham gia các lớp bồi dưỡng khi phòng tổ chức, nhà trường sẽ sắp xếp thời gian  tạo điều kiện cho đội ngũ tham gia . * Bồi dưỡng thường xuyên: Bản thân tôi được nhà trường phân công phụ  trách công tác Bồi dưỡng  thường xuyên. Tôi đã nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở  và Phòng giáo  dục để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non năm học   2019 ­ 2020 trình đồng chí Hiệu trưởng, sau đó gửi Phòng giáo dục huyện phê   duyệt rồi mới tiến hành triển khai cho toàn thể  đội ngũ giáo viên xây dựng kế  hoạch   bồi   dưỡng   thường   xuyên   cá   nhân.   Trong   đó,   dự   kiến   tăng   cường   bồi  dưỡng thường xuyên cho đội ngũ với nhiều hình thức như sau: + Chỉ  đạo giáo viên bồi dưỡng thường xuyên theo kế  hoạch: Bồi dưỡng tập  trung; Bồi dưỡng bằng cách tự học và Thực hành. + Tăng cường việc dự giờ thăm lớp. + Tạo điều kiện cho tất cả  các giáo viên mới được dự  giờ  học tập rút kinh   nghiệm qua các chuyên đề do tổ cũng như nhà trường, cụm và phòng giáo dục tổ  chức. + Tạo mọi điều kiện cho giáo viên được đi tham quan học tập, tham gia dự  giờ  học tập, rút kinh nghiệm ở các trường bạn. Sau mỗi bài học, mỗi nội dung giáo viên viết bài thu hoạch. Ban giám hiệu,   tổ chuyên môn tổ chức đánh giá chấm điểm và xếp loại cho từng thành viên.  Tiếp tục thực hiện kế hoạch cử giáo viên học các lớp nâng chuẩn, các lớp   bồi dưỡng nâng cao trình độ  và khả  năng thực hành: Học các lớp Đại học, trung  cấp chính trị, thiết kế  bài giảng điện tử  và các lớp tập huấn bồi dưỡng của   ngành, cấp trên đề ra.      Tiếp  tục chỉ   đạo chuyên  môn nâng  cao  chất lượng sinh  hoạt tổ, nhóm  chuyên môn, lấy đơn vị  tổ  nhóm chuyên môn nhà trường là nơi chỉ  đạo, bồi   dưỡng nâng cao kiến thức, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới   phương pháp dạy học. Tiếp tục tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn, tổ cốt   cán trong kiểm tra, bồi đưỡng cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng nội   dung về việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề  tại các tổ chuyên môn, cấp trường và   giao lưu học tập các trường bạn. Nếu xây dựng kế hoạch chặt chẽ và cụ thể việc bồi dưỡng nâng cao chất   lượng cho đội ngũ trong trường sẽ mang lại hiệu quả rỏ rệt đến từng giáo viên.       2.2.3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng năm học. Dựa trên  kế hoạch của nhà trường tôi xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội  ngũ giáo viên. Mỗi nội dung được cụ  thể  hóa và phân định theo học kỳ, tháng. 
  12. Những nội dung nào thuộc nhiệm vụ  của Ban giám hiệu, nội dung nào thuộc tổ  chuyên môn và của cá nhân. Tổ chức cho toàn thể giáo viên học tập quán triệt và thực hiện tốt các chủ  trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các qui định của ngành, các văn  bản chỉ  đạo của Đảng, Chính quyền, ngành các cấp về  học tập và làm theo tư  tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05/CT­TW của  Bộ Chính trị. Đội ngũ giáo viên là người tác động trực tiếp đên quá trình nh ́ ận thức, tiếp   ̉ ẻ, nhưng thực tế  ở trường tôi đội ngũ giáo viên có trình độ  chuyên môn  thu cua tr không đồng đều (người thì nhiều năm công tác nên có tay nghề  vững hơn, song   việc tiếp thu chương trình giáo dục mầm non bây giờ rất hạn chế, còn giáo viên   mới ra trường thì kinh nghiệm còn ít). Trong khi đó yêu cầu đổi mới của giáo dục  ngày càng được nâng cao, nhất là với chương trình giáo dục mầm non hiện nay.   Bởi vậy đòi hỏi giao viên ph ́ ải nắm bắt kịp thời và phai có trình đ ̉ ộ  nhận thức  cao, nhiệt tinh, sáng t ̀ ạo trong chuyên môn và là người mẹ  thứ hai của các chau,́   điều đáng nói ở  đây là chúng tôi bồi dưỡng như thế nào? Bằng hình thức gì? Đó  là trách nhiệm của ngươi qù ản lý. Y th ́ ưc đ ́ ược điều này bản thân tôi đã tổ  chức  cho giáo viên học bằng cách: a. Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn do trường tổ chức đã đem lại tin tức,   cập nhật những việc đã làm được và những tồn tại chưa tháo gỡ  được. Vì thế,   nội dung của buổi sinh hoạt là các ý kiến vướng mắc khi giáo viên tổ  chức các   hoạt động tại các nhóm lớp. Mỗi người được nêu lên ý kiến của mình, sau đó  thảo luận, trao đổi, giải đáp các vướng mắc và đi đến thống nhất để  có một ý  kiến chung nhất khi thực hiện tại đơn vị  đạt hiệu quả  cao trong công tác chăm  sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra: Yêu cầu các tổ ­ khối hàng tháng tổ chức các buổi sinh   hoạt khối và luôn khơi gợi, đặt vấn đề  về  các nội dung đổi mới phương pháp   giảng dạy để giúp giáo viên suy nghĩ, tìm hướng giải quyết áp dụng vào các buổi  lên lớp của giáo viên. Từ  đó, nhà trường luôn luôn phát huy tính tích cực và khả  năng của mỗi giáo viên. Nhờ  vậy mỗi giáo viên khi lên lớp luôn tự  tin vào chính  mình, bản thân mỗi giáo viên luôn biết tự hoàn thiện để nâng cao tay nghề và trau   dồi kiến thức, cập nhật kiến thức mới nhất để áp dụng vào các hoạt động mang   lại hiệu quả cao nhất.   b. Bồi dưỡng nội dung, phương pháp đặc thù của từng hoạt động, từng   lĩnh vực phát triển.    Với giải pháp này là điểm chính trong việc triển khai chương trình giáo dục   mầm non. Nhận thức được điểm mới trong chương trình, nội dung được cấu trúc  theo các lĩnh vực phát triển; về  phương pháp là tăng cường cho trẻ  được hoạt   động, trải nghiệm cá nhân và luôn quan tâm đến hứng thú, nhu cầu cá nhân. Do  vậy, giáo viên phải là người chủ động, tích cực và sáng tạo trong việc hình thành 
  13. các ý tưởng và xây dựng kế hoạch giáo dục một cách có định hướng, khoa học và   thực tiễn.   Mục tiêu, nội dung, kiến thức của từng lĩnh vực luôn có phương pháp và hình  thức tổ chức khác nhau. Vì thế, khi triển khai cần giúp giáo viên nắm vững phần  lý thuyết của từng hoạt động, từng độ  tuổi để  vận dụng vào bài giảng sao cho   phù hợp và tích hợp một cách linh hoạt và sáng tạo, có như vậy mới thu hút được   tối đa trẻ tham gia một cách tích cực và có hiệu quả  nhưng không làm loãng nội   dung chính.   VD: Bồi dưỡng về  lĩnh vực phát triển thẩm mĩ (chuyên đề  tạo hình) cho giáo   viên: Có 3 loại tiết, mỗi loại tiết có phương pháp, hình thức tổ chức khác nhau: ­ Đối với tiết mẫu:  * Ổn định, giới thiệu bài: * Nội dung:  Hoạt động 1: Quan sát, đàm thoại tranh (vật) mẫu Hoạt động 2: Giáo viên làm mẫu (Vẽ, nặn, xé, cắt dán). Hoạt động 3: Trẻ thực hiện (trẻ được quan sát tranh mẫu) Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm (tranh, vật mẫu) của cô treo ở giữa * Củng cố: * Giáo dục:  * Nhận xét, tuyên dương: ­ Đối với tiết đề tài:  * Ổn định, giới thiệu bài: * Nội dung:  Hoạt động 1: Quan sát, đàm thoại tranh  Hoạt động 2: Hỏi ý định của trẻ Hoạt động 3: Trẻ thực hiện (trẻ không được quan sát tranh hướng dẫn của cô) Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm (gọi trẻ đã nói ý định giới thiệu sản phẩm của   mình và nhận xét sản phẩm của bạn) * Củng cố: * Giáo dục:  * Nhận xét, tuyên dương: ­ Đối với tiết ý thích:  * Ổn định tổ chức * Nội dung:  Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu đề tài hoặc đưa ra chủ đề cụ thể. Hoạt động 2: Hỏi ý định của trẻ Hoạt động 3: Trẻ thực hiện. Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm (gọi trẻ đã nói ý định giới thiệu sản phẩm của   mình và nhận xét sản phẩm của bạn) * Củng cố:
  14. * Giáo dục:  * Nhận xét, tuyên dương: Nhìn chung mỗi hoạt động, lĩnh vực phát triển mang đặc trưng riêng do  vậy, vận dụng giải pháp  “bồi dưỡng nội dung, phương pháp đặc thù của từng  hoạt động, từng lĩnh vực phát triển” sẽ  giúp cho đội ngũ giáo viên nắm chắc  phương pháp, nội dung để  tổ  chức tiết dạy phù hợp hơn, truyền thụ  kiến thức,   kỷ năng của bài học cho trẻ chính xác và có hệ thống, phù hợp với đặc điểm tâm   sinh lý của nhóm/lớp mình phụ  trách, từ  đó mang lại hiệu quả  cao trong việc  chăm sóc giáo dục trẻ. c. Bồi dưỡng thông qua việc tăng cường dự giờ, kiểm tra, đánh giá giáo viên.            Kiểm tra là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có  hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của Cán  bộ quản lý. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần  thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của  giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để  kịp thời bổ  sung, điều  chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn  của giáo viên. Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm tra chuyên môn  thì việc chỉ  đạo chuyên môn của phó hiệu trưởng sẽ  mất đi một nội dung quan  trọng, mặt khác qua kiểm tra chuyên môn, Cán bộ  quản lý tác động đến hành vi  của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, nâng cao   ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng với yêu cầu Chuyên môn của nhà trường. Vì vậy để công tác bồi dưỡng Chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất,  Cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra. Để công tác kiểm   tra mang lại tác dụng về  bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, Cán bộ  quản lý   cần đảm bảo: ­ Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ  cụ thể của nhà trường của năm học. ­ Phải có kế hoạch cụ thể  trên cơ  sở  kế  hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ, đi sâu   vào kế  hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình   thức, phương pháp kiểm tra. ­ Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra,   khuyến khích tinh thần tự  giác, trung thực của giáo viên để  giáo viên chuẩn bị  mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cùng đợt kiểm tra   đó. ­ Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra về quy chế chuyên môn; Hồ  sơ  sổ sách; (Giáo   án, sổ nhật ký theo dõi hoạt động của trẻ, sổ theo dõi trẻ, sổ theo dõi chất lượng   (phiếu đánh giá trẻ, khảo sát, tổng hợp kết quả), sổ  bồi dưỡng chuyên môn, sổ  hội họp, sổ  dự  giờ…); Phương pháp dạy của bộ  môn, lĩnh vực phát triển; Cách  trang trí nhóm lớp để  đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chuyên môn của  giáo viên có đúng như  kế  hoạch mà nhà trường đã chỉ  đạo hay không.  Kiểm tra 
  15. việc thực hiện theo từng chuyên đề  về  nuôi dạy đã được tổ  chuyên môn bồi  dưỡng tập trung. ­ Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra, dự giờ về các tiết dạy cũng như các hoạt động  thông qua phiếu dự giờ và kiểm tra dân chủ theo từng tổ khối. ­ Nguyên tắc kiểm tra: Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và  công khai, công bằng dân chủ. Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá  chính xác, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những   mặt mạnh, khắc phục những tồn tại hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo  dục trẻ. ­ Thời gian kiểm tra: Trong một tháng giáo viên phải được dự  ít nhất 2 giờ  dạy   hoặc 2 hoạt động. Trong một học kỳ, mỗi giáo viên phải được kiểm tra 3 ­ 4 lần.   Ngoài ra, tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ giáo   viên về chuyên môn.           Để nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, nhà trường luôn tăng cường  công tác kiểm tra chuyên môn, đặc biệt là dự  giờ  giáo viên mới, giáo viên có tay  nghề còn hạn chế. Việc kiểm tra dự giờ theo kế hoạch tuần, tháng thường xuyên  sẽ giúp cho giáo viên đứng lớp có tâm thế vững vàng và tự tin hơn.          Sau khi kiểm tra dự giờ giáo viên, người trực tiếp dự giờ cùng với ban giám   hiệu nhà trường và giáo viên trực tiếp dạy cần được trao đổi kinh nghiệm chuyên  môn, nhận xét cho từng hoạt động những điểm nào hay, những điểm nào cần  khắc phục qua đó rút kinh nghiệm để vận dụng cho việc giảng dạy của giáo viên  được tốt hơn, ta không nên đánh giá nặng nề việc xếp loại giờ dạy của giáo viên.  Nhằm giúp giáo viên nâng cao tay nghề, tự  tin và vững vàng hơn trong việc tổ  chức các hoạt động tại nhóm, lớp. Chú trọng nâng cao chất lượng các cuộc kiểm   tra, kịp thời khắc phục, giải quyết hạn chế  tồn tại sau kiểm tra để  chất lượng   giáo dục ngày được nâng cao.   Có thể  nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng   chuyên môn cho giáo viên. Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra những   ưu điểm, tồn tại của giáo viên trong giảng dạy. Từ  đó góp phần nâng cao chất   lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. d. Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức thực hiện các chuyên đề:          Trước khi tổ chức triển khai các chuyên đề chúng tôi cần phải lên kế hoạch  cụ thể. Tổ chức các chuyên đề  mà nội dung bồi dưỡng ở đây nhằm củng cố  lại   các kiến thức cho giáo viên thực hiện tốt hơn tại nhóm lớp. Giúp giáo viên có ý   thức trong việc tự  bồi dưỡng. Trong các buổi tổ  chức chuyên đề  cần kiểm tra  việc lập kế hoạch của mỗi giáo viên theo từng chuyên đề, thảo luận, góp ý, giúp  đỡ, hỗ trợ nhau lập kế hoạch phù hợp, xác định đúng mục tiêu. Xây dựng tiết dạy   mẫu cho giáo viên dự giờ: Giúp giáo viên có cơ hội trực tiếp quan sát, học tập về  xây dựng môi trường, hình thức tổ  chức, phương pháp giảng dạy theo chương   trình, lập kế hoạch, đánh giá trẻ theo từng độ tuổi.
  16. Tổ  chức thi làm đồ  dùng tự  tạo bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên, vật  liệu phế thải, vật liệu rẻ tiền và thi về thiết kế, trang trí nhóm lớp theo từng chủ  đề phù hợp với yêu cầu chung. Thông qua chuyên đề  mỗi cán bộ  giáo viên tự  xây dựng kế  hoạch cụ  thể  cho từng chuyên đề  để thực hiện có hiệu quả  hơn, tiến hành sơ  kết đánh giá và   phương hướng tiếp theo để nâng cao chất lượng của mỗi chuyên đề.  e. Bồi dưỡng thông qua các hội thi.         Giải pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ  chức các hội thi,   hội giảng thường xuyên sẽ  giúp giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh tự  tin khi lên lớp.  Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trau dồi năng lực sư phạm, nghệ  thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp bạn bè…  Từ  đó trình độ  chuyên môn và tay nghề của giáo viên được nâng lên. Phong trào   thi đua gắn liền với các hội thi sẽ  làm cho khí thế  thi đua trong nhà trường càng  sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh. Trong năm, nhà trường đã tổ  chức hội thi: “giáo viên dạy giỏi”; Hội thi   “Khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ” cấp trường. Tổ  chức tốt các hội  giảng như Thao giảng chào mừng các ngày lễ ngày hội: 20/10; 20/11; 8/3…         Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu   vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ  có điều kiện để  khẳng định   mình trước tập thể. Song bên cạnh đó, việc tổ  chức các hội thi cũng tạo được  mối quan hệ  thân ái, giúp đỡ  nhau trong tập thể  giáo viên nhà trường để  cùng   nhau tiến bộ. Trên cơ  sở  tổ  chức hội thi cấp trường để  nhằm phát hiện những  nhân tố  mới và tiếp tục bồi dưỡng những giáo viên nồng cốt đạt thành tích cao   để tham dự hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.          Để các hội thi thành công và có kết quả tốt đẹp, tôi tham mưu với đồng chí   Hiệu trưởng xây dựng kế  hoạch cụ  thể  cho từng tháng, thông báo tới toàn thể  giáo viên để họ nắm được nội dung, thời gian thi.  Ví dụ: Tháng 9: ­ Thi “Xây dựng và trang trí môi trường cho trẻ học tập theo chủ đề”  Tháng 10: ­ Thao giảng về chuyên đề vệ sinh và an toàn thực phẩm                  ­  Thi “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ trong trường   mầm non” cấp trường. Tháng 11: ­ Thao giảng lĩnh vực phát triển ngôn ngữ  chào mừng ngày nhà giáo  Việt nam 20/11.                    ­ Thi “Giáo viên day giỏi” cấp trường. Tháng 12:  ­ Thao giảng lĩnh vực phát triển thẩm mĩ chào mừng ngày thành lập   quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 Tháng 01: ­ Chuẩn bị các điều kiện tham gia hội thi “Xây dựng khu vui chơi phát   triển vận động” cấp huyện. Tháng 02: ­ Tham gia hội thi “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ  trong trường mầm non” cấp huyện.
  17. Tháng 3:    ­ Thao giảng lĩnh vực phát triển nhận thức chào mừng ngày 8/3                   ­ Tham gia hội thi “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động” cấp   tỉnh (nếu được). Tháng 4: Thao giảng chào mừng 30/4 và 1/5 Trong các đợt thi, giáo viên trường tôi luôn có sự  chuẩn bị và nổ  lực phấn  đấu để  đạt kết quả  cao nhất. Sau hội thi trường có tổng kết rút kinh nghiệm,  khen thưởng tập thể và các cá nhân có thành tích xuất sắc. f.   Công   tać   bôì   dương ̃   ứng   dụng   công   nghệ   thông   tin   (CNTT)   trong   nhà  trương: ̀ Trong công tác dạy học, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi hình  thức, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện hiệu quả để nâng cao chất  lượng giảng dạy. Tuy nhiên, giáo dục cũng chính là cơ  sở  để  thúc đẩy sự  phát   triển của CNTT, thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực và việc sử dụng CNTT.   Chính vì vậy Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT”  trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn.   CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học   ở các lĩnh vực phát triển, các hoạt động, nhất là với quan điểm “giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm”.  Công nghê thông tin la ph ̣ ̀ ương tiên giup cho giao viên hoc hoi, ̣ ́ ́ ̣ ̉   nâng cao trinh đô hiêu biêt, ch ̀ ̣ ̉ ́ ứ không chi đ ̉ ơn thuân chi soan nh ̀ ̉ ̣ ưng giao an điên ̃ ́ ́ ̣   tử day cho tre.  ̣ ̉ Ví dụ: Hàng ngày giáo viên vào trang Website của nhà trường để  nhận  thông tin, báo báo hoặc vào các trang khác để tìm hiểu về những bài giảng, kinh   nghiệm hay để học hỏi rút kinh nghiệm cho bản thân…  Chinh vi le đo hàng năm nha tr ́ ̀ ̃ ́ ̀ ường đa xây d ̃ ựng Kế  hoạch, phô biên cho ̉ ́   giao viên toan tr ́ ̀ ương đây manh công tac  ̀ ̉ ̣ ́ ưng dung công nghê thông tin vào công ́ ̣ ̣   tác quản lý và dạy học. Ban giám hiệu tô ch ̉ ưc tâp huân cho tât ca cán b ́ ̣ ́ ́ ̉ ộ giáo viên  ̀ ương bôi d toan tr ̀ ̀ ương va bô sung vê ki năng vi tinh, cách tuy c ̃ ̀ ̉ ̀ ̃ ́ ập vào các trang   mạng chính thống, đông th ̀ ơi khuyên khich tinh thân t ̀ ́ ́ ̀ ự hoc  ̣ ở môi ng ̃ ười, bởi kiên ́  thưc công nghê thông tin vô t ́ ̣ ận. Nhà trường tô ch ̉ ưc thi đua day va soan giáo án ́ ̣ ̀ ̣   ̣ ử   ở  tât ca cac khôi l điên t ́ ̉ ́ ́ ơp, môi giao viên xây d ́ ̃ ́ ựng cho minh môt th ̀ ̣ ư  viên bai ̣ ̀  ̉ giang điên t ̣ ử va t ̀ ư liêu day hoc nh ̣ ̣ ̣ ằm trao đổi thông tin lẫn nhau, đôi v ́ ơi tr ́ ương ̀   lưu trư kho t ̃ ư liêu dung chung va thiêt lâp th ̣ ̀ ̀ ́ ̣ ư muc khoa hoc dê dang truy tim. ̣ ̣ ̃ ̀ ̀ Không những thế, ngay từ  đầu năm học nhà trường đã tổ  chức tập huấn  cho toàn thể  giáo viên trong nhà trường về  kĩ năng soạn giáo án điện tử  và trình  chiếu giáo án trình diễn Power Point; động viên giáo viên mua máy vi tính tại nhà.  Từ  đó, toàn thể  giáo viên đã sử  dụng thành thạo các kĩ năng và bắt tay vào áp   dụng cho các tiết dạy trên lớp. Khi áp dụng giảng dạy, từ bài giảng, các hình ảnh  sinh động, trực quan được các cháu quan sát một cách chăm chú, thể hiện sự thích  thú lộ rõ trên từng nét mặt ngây thơ của trẻ.     Ví dụ: Về  lĩnh vực phát triển ngôn ngữ  trẻ  được làm quen các tác phẩm  văn học hoặc làm quen chữ cái. Trẻ được xem các hình ảnh về các nhân vật trong  
  18. chuyện, thơ, làm quen các hình  ảnh về  tên các địa danh, sự  vật, đồ  vật có chứa  chữ cái mà trẻ đã học, sắp học. Trẻ được quan sát, tìm kiếm, phân tích, nhận xét   các tranh, hình ảnh một cách trực quan cụ thể trên hình ảnh do cô tạo nên.          Khi giáo dục về phát triển nhận thức trong lĩnh vực nhận biết về thế  giới   xung quanh, trẻ tìm hiểu về quê hương đất nước, Bác Hồ, trẻ không thể đến để  nhận biết mà chỉ nghe, biết qua trò chuyện của cô giáo, trẻ tiếp thu kiến thức một  cách thụ  động. Nhưng khi  ứng dụng công nghệ  thông tin thì trẻ  chủ  động hoạt   động tích cực bằng hình ảnh trực quan sinh động, trẻ sẽ nhận biết được về công  việc, quê hương và lăng Bác Hồ, về  danh lam thắng cảnh quê hương, đất nước  thông qua các kênh hình được trình chiếu trên máy chiếu. Trẻ hoạt động tìm hiểu  tích cực qua hình  ảnh sinh động mà giáo viên chỉ  là người hướng dẫn, gợi ý cho  trẻ. Qua các hình thức trên đã cho thấy trẻ  sẵn sàng học tập một cách chủ  động  hứng thú và được trãi nghiệm tất cả các lĩnh vực sôi nổi. Sau một thời gian thực   hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học đa số đội ngũ giáo viên  đã có một số  kỹ  năng, thói quen cần thiết, cơ  bản, sử  dụng khá thành thạo bài  soạn trên máy và khai thác hình ảnh trực quan sinh động.  ̉ ̣            Chi đao và đ ộng viên cho những giao viên tr ́ ẻ giang day băng bài gi ̉ ̣ ̀ ảng điên ̣   tử, được ban giám hiệu va cac ban đông nghiêp trong toan tr ̀ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ương d ̀ ự giơ, rut kinh ̀ ́   ̣ ̣ nghiêm. Bên canh đo, nha tr ́ ̀ ương cung đa triên khai cho giao viên tô ch ̀ ̃ ̃ ̉ ́ ̉ ức cho tre ̉ ở   ́ ́ ơp mâu giao lam quen v khôi cac l ́ ̃ ́ ̀ ơi may vi tinh thông qua cac phân mêm phat triên ́ ́ ́ ́ ̀ ̀ ́ ̉   ́ ̣ ử  dụng phần mềm Kidsmart, điều khiển máy tính trình chiếu trong các  tri tuê: s giờ  học nhăm hinh thanh cho tre thoi quen va ki năng s ̀ ̀ ̀ ̉ ́ ̀ ̃ ử  dung may tinh đ ̣ ́ ́ ơn gian ̉   cung nh ̃ ư tao điêu kiên cho hoat đông t ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ương tac gi ́ ưa tre va cô trong gi ̃ ̉ ̀ ờ hoc băng ̣ ̀   bài giảng điện tử. h. Bồi dưỡng thông qua hình thức tham quan, giao lưu học hỏi:           Hình thức tham quan, giao lưu học hỏi là một trong những việc nâng cao  chất lượng chăm sóc, giáo dục mầm non hiệu quả mà không tốn sức đầu tư, tốn   công nghiên cứu.  Qua các buổi được tham quan  ở  trường bạn và được giao lưu học hỏi  những kinh nghiệm bổ ích, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có cơ hội trao đổi,  chia sẻ mọi hoạt động để nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ  tại đơn vị. Tham quan trường bạn nhằm quan sát, học hỏi nội dung, phương thức   hay liên quan đến công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Bồi dưỡng về chuyên môn để  cán bộ giáo viên có năng lực trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động tốt  là một việc làm thường xuyên và liên tục tại cơ sở. Trong đó việc tham mưu để  xây dựng cơ sở vật chất cũng là một trong những điều kiện nâng cao chất lượng  đội ngũ giáo viên đó là tiền đề giúp đội ngũ cán bộ giáo viên hoàn thành xuất sắc   nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Ví dụ: Để thực hiện tốt chuyên đề phát triển thể chất do Ngành phát động.  Thì đòi hỏi mỗi đơn vị cần đổi mới nội dung lẫn hình thức và phương pháp. Bên  cạnh đó, mỗi trường phải xây dựng được khu phát triển thể  chất trong khuôn  
  19. viên trường. Ngoài ra cần xây dựng góc vận động ở mỗi lớp học tạo môi trường   cho trẻ  hoạt động giúp phát triển thể  chất một cách hiệu quả  nhất. Để  làm tốt  việc này, trong thời gian qua nhà trường tổ  chức cho giáo viên đi tham quan thực   tế   ở  trường bạn trên địa bàn huyện cũng như  các trường trong tỉnh. Qua đó, cán   bộ quản lý và giáo viên phải luôn coi trọng ý thức tự học, tự bồi dưỡng của mỗi   cá nhân thông qua các buổi tham quan, giao lưu để đem lại hiệu quả cao nhất. 2.2.4. Xây dựng khối đoàn kết nhất trí và chăm lo đời sông cho đ ́ ội ngũ  Trong sự  nghiệp giáo dục, Lênin đã nói: “Sự  nhất trí trong một tập thể  sư  phạm là yếu tố  quyết định mọi sự  thành công trong nhà trường”. Do đó, muốn  xây dựng tập thể đoàn kết, thì bản thân tôi là một phó hiệu trưởng ­ Phó bí thư  chi bộ  phải là người tham mưu tích cực cho Hiệu trưởng ­ Bí thư  Chi bộ  cũng   như  đồng chí Chủ  tịch công đoàn xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường. Xác   định được yêu cầu trên, tôi luôn gương mẫu trong công tác, trong sinh hoạt, đầu   tư  nghiên cứu để  tạo được niềm tin thật sự  của tập thể, luôn gần gũi tìm hiểu  tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng giáo viên để có những giúp đỡ, giải quyết   phù hợp, chân tình, giải toả  những mâu thuẫn để  tránh “Bằng mặt nhưng không   bằng lòng”. Phối hợp với các đoàn thể trong trường, địa phương để  làm tốt công   tác xây dựng đơn vị thực sự là tổ ấm, trao đổi giúp đỡ  nhau trong công tác, trong   chuyên môn, trong đời sống để từ  đó tình cảm được gắn bó và yên tâm công tác.  Để làm được việc trên Ban giám hiệu, Chi ủy chi bộ luôn nêu cao tinh thần trách   nhiệm, lập trường tư tưởng vững vàng, sẵn sàng giúp đỡ những khó khăn vướng  mắc của giáo viên trong công tác, đời sống, biết lắng nghe ý kiến của từng   giáo  viên qua đồng nghiệp, qua các đợt kiểm tra, qua các lớp bồi dưỡng hay những lúc   tâm tư, trò chuyện cùng đồng nghiệp. Để  có biện pháp giải quyết, giúp đỡ  đội  ngũ kịp thời, phù hợp từng hoàn cảnh chúng tôi thường xuyên thăm hỏi động viên  nhau cùng công tác tốt và điều quan trọng là phải tạo được uy tín, niềm tin đối  với từng giáo viên về mọi mặt nhất là những hiểu biết về chuyên môn, về quản   lý, về tham gia học tập … Đồng thời tạo điều kiện để  cùng thăm hỏi, quan tâm  giúp đỡ nhau tạo thành một tập thể yêu thương, tôn trọng nhau, cùng chung sức,   bắt tay đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ.           Đời sống có  ổn định thì mỗi cán bộ  giáo viên mới yên tâm công tác.  Bên  ̣ canh viêc đâu t ̣ ̀ ư  đê nâng cao trinh đô chuyên môn nghiêp vu cho đôi ngu trên cac ̉ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ̃ ́  măt c ̣ ơ ban vê chuyên môn, năng l ̉ ̀ ực sư pham, phâm chât nghê nghiêp, môt điêu ma ̣ ̉ ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ̀  ngươi quan ly nao cung cân quan tâm sâu sat, đo chinh la đ ̀ ̉ ́ ̀ ̃ ̀ ́ ́ ́ ̀ ời sông tinh thân, vât ́ ̀ ̣  ́ ̣ chât cho đôi ngu giao viên la yêu tô cân thiêt đây la môt trong nh ̃ ́ ̀ ́ ́ ̀ ́ ̀ ̣ ững vân đê mà c ́ ̀ ấp   ̣ hoc mâm non noi chung va  ̀ ́ ̀trương tôi noi riêng ̀ ́ ́ ̣ ́ , chê đô giao viên không đam bao đa ̉ ̉ ̃  ̣ ́ ̉ lam han chê kha năng lam viêc cua đôi ngu. Ngay t ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ̃ ừ đâu năm hoc nhà tr ̀ ̣ ường phối  hợp với Hôi phu huynh, lãnh đ ̣ ̣ ạo địa phương quan tâm đến đội ngũ nhân các ngày   lễ, tết… như tết nguyên đán, ngày 20/11, 8/3 Bên canh đ ̣ ời sông vât chât thi đ ́ ̣ ́ ̀ ời sông tinh thân cung không thiêu đ ́ ̀ ̃ ́ ược, tôi  thương xuyên tham m ̀ ưu vơi Công đoan tô ch ́ ̀ ̉ ức sinh hoat, toa đam trong cac ngay ̣ ̣ ̀ ́ ̀ 
  20. lê 20/10 va ngay 8/3, tô ch ̃ ̀ ̀ ̉ ức đi tham quan da ngoai, ngay gia đinh Viêt Nam 28/6 ̃ ̣ ̀ ̀ ̣   vơi nôi dung phong phu, thê hiên bâu không khi đâm âm, vui ve yêu th ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̉ ương, đoan ̀  kêt rât cao trong nha tr ́ ́ ̀ ương, 100% chi em th ̀ ̣ ực hiên 3 giup, môi khi chi em nao bi ̣ ́ ̃ ̣ ̀ ̣  ̣ ôm hoăc co tâm s ́ ́ ự gi không vui thi toan thê hôi đông thăm h ̀ ̀ ̀ ̉ ̣ ̀ ỏi, đông viên giup đ ̣ ́ ỡ.          Nhưng gi ̃ ải phap trên không phai la điêu kiên đê nâng cao chât l ́ ̉ ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ượng đôi ngu ̣ ̃  nhưng đo la yêu tô anh h ́ ̀ ́ ́ ̉ ưởng trực tiêp đên viêc nâng cao chât l ́ ́ ̣ ́ ượng chăm soć   giáo dục tre. Nêu giai quyêt thoa man nh ̉ ́ ̉ ́ ̉ ̃ ưng nhu câu vê chê đô đ ̃ ̀ ̀ ́ ̣ ời sông, co khen ́ ́   thưởng vât chât va tinh thân kip th ̣ ́ ̀ ̀ ̣ ơi, công băng, dân ch ̀ ̀ ủ se giup cho giao viên, cac ̃ ́ ́ ́  ̣ thanh viên trong hôi đông lam viêc tôt h ̀ ̀ ̀ ̣ ́ ơn, tao đ̣ ược đông c ̣ ơ  phân đâu ren luyên ́ ́ ̀ ̣   ̣ ̣ ̣ ̃ ́ ́ ́ ̀ ̉ ̉ hoc tâp trong đôi ngu, cac yêu tô nay đam bao se tao năng suât va chât l ̃ ̣ ́ ̀ ́ ượng lao  ̣ đông cao, đông th ̀ ơi lam cho chât l ̀ ̀ ́ ượng đôi ngu ngay càng nâng lên rõ r ̣ ̃ ̀ ệt. 2.2.5. Động viên, khen chê kịp thời để giúp giáo viên cùng tiến bộ.        Giải pháp này cũng đóng vai trò không nhỏ, bởi vì: Động viên, khuyến khích   giúp cho giáo viên thêm tự  tin, hy vọng và có lòng tin để  nhìn thẳng vào hoàn   cảnh. Động viên cũng là một cách giúp đỡ  rất hiệu quả  làm cho họ  tăng thêm  niềm tin, tính kiên trì và chủ  động. Khi động viên, tôi chú trọng đến các phương   pháp như  biểu dương, tán thưởng những thành tích giáo viên đã đạt được và  khuyên bảo tôi dùng lời lẽ khéo léo và thái độ  tình cảm để thương lượng thuyết  phục. Tỏ rõ lòng tin: Tôi tin là giáo viên làm được công việc gì thì tôi kiên quyết  hướng dẫn họ làm và tỏ rõ cho họ thấy được là tôi tin tưởng ở giáo viên. Muốn vậy, thì việc đánh giá, nhận xét, xếp loại giáo viên phải đảm bảo  công bằng, chính xác, có khen ­ chê kịp thời; động viên đúng sẽ giúp người được   khen thấy phấn khởi và cố gắng được khen ở mức cao hơn. Người quản lý cần có thái độ bình tĩnh, kiên trì và không nên thành kiến với   những giáo viên còn yếu về tay nghề; cần tìm hiểu và xác định nguyên nhân xem   họ  yếu do năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn hay kém nhiệt tình, thờ ơ với  công tác chuyên môn để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, khuyến khích giúp đỡ họ  phấn đấu đáp ứng yêu cầu của bậc học. Nếu giáo viên kém nhiệt tình, nhận thức  chưa đầy đủ  về  trách nhiệm người thầy, người quản lý phải gặp gỡ, trao đổi,   tâm sự… từng bước một để họ thấy được trách nhiệm của mình với tập thể. Với những giáo viên yếu về  chuyên môn nghiệp vụ  sư  phạm (thường gặp  ở  những giáo viên cao tuổi, giáo viên mới vào nghề), người quản lý cần kết hợp  với tổ trưởng có biện pháp giúp đỡ  thường xuyên bằng cách tổ  chức các tiết lên  lớp chuyên đề, các buổi hội thảo nhỏ về phương pháp dạy học mới ở khối để họ  có điều kiện bồi dưỡng tại chỗ, dần hoà nhập với phương pháp giảng dạy và   chương trình giáo dục Mầm non. Đồng thời, là người quản lý không nên chê giáo  viên trước tập thể hội đồng mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với họ khi cần thiết.        Với giải pháp này đã giúp cho mỗi giáo viên tự tin và mạnh dạn hơn, không   còn tự ti mặc cảm nữa. Từ đó, giúp họ tham gia vào các hoạt động chăm sóc giáo  dục trẻ  một cách tích cực và chủ động hơn. 2.3. Hiệu quả của sáng kiến, giải pháp:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1