intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến này là đề xuất được các biện pháp có tính hệ thống để chỉ đạo việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn xã.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                                           Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc                                          TÊN ĐỀ TÀI:  “MỘT SỐ  GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  CHUYÊN MÔN  CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON”.             
  2.                                                                             CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc                          TÊN ĐỀ TÀI:  “MỘT SỐ  GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  CHUYÊN MÔN  CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON”.    Họ và tên: Nguyễn Thị  Anh Minh                               Chức vụ: Phó hiệu trưởng  Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị trấn Lệ Ninh  
  3. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Ly do chon đê tai, sáng ki ́ ̣ ̀ ̀ ến, giải pháp: Như  chúng ta đã biết; Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ  thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục & Đào tạo.   Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ   ở  trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn   đến chất lượng giáo dục ở các cấp học sau.  Chính vì vậy mục tiêu của giáo dục  mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con nguời,   phát triển toàn diện về các lĩnh vực: Thể  chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ,  tình cảm xã hội. Để  đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì ta cần kết hợp  hài hoà giữa chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục đó là điều tất yếu.  Sự  nghiệp giáo dục có một vị  trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất  nước về  trước mắt cũng như  lâu dài. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  VIII   của Đảng đã xác định “Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là  quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân  tài”. Nghị  quyết Đại hội đại biểu lần thứ  IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát  triển Giáo dục ­ Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự  nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực,  là yếu tố  cơ  bản để  phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế  bền vững”.  Mục  tiêu của giáo dục là đào tạo, xây dựng những thế  hệ  con người mới có đủ  tài,  đức, có bản lĩnh để  đưa đất nước tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế  giới; hình thành những công dân có ích cho xã hội; vì vậy Giáo dục là sự nghiệp   của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Các cấp Đảng uy, chính quy ̉ ền, các ban   ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách   
  4. nhiệm tích cực góp phần vào sự  nghiệp phát triển Giáo dục &Đào tạo của Đất   nước.  Trong hệ  thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non chiếm một vị  trí   vô cùng quan trọng, đây là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là  nền tảng của ngành Giáo dục & Đào tạo; Bác Hồ  kính yêu đã từng nói: “ Giáo  dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Nghị quyết hội nghị lần  thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu: “ Giáo viên là nhân tố   quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có   đủ  đức, đủ  tài. Do đó phải đào tạo giáo viên có chất lượng cao, thực hiện   chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao phẩm   chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên.” Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung  và giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu chăm sóc,   giáo dục trẻ thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất  lượng và hiệu quả  chăm sóc, giáo dục. Với vai trò quan trọng của đội ngũ giáo   viên trong các trường mầm non như  vậy nên cần triển khai tích cực việc củng  cố  và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vững vàng về  chuyên môn, nghiệp vụ, có  phẩm chất đạo đức tốt, có nét đẹp về phong cách sư phạm mới đáp ứng kịp thời   xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Là người cán bộ  quản lý được  phân công nhiệm vụ  phụ  trách chuyên môn  ở  trường mầm non, tôi nhận thấy  công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường là hết sức cần   thiết. Nếu làm tốt công tác này sẽ  giúp cho giáo viên nắm vững phương pháp   dạy học, có hình thức tổ chức các tiết học linh hoạt, sáng tạo, giúp các cô vững  vàng, tự tin khi lên lớp và tổ chức các hoạt động, từ đó nâng cao trình độ, nghiệp  vụ, tay nghề và nâng cao được chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người cán bộ  quản lý phải coi  đây là việc làm thường xuyên và có sự  đầu tư về nhiều mặt; có chương trình và  kế  hoạch cụ  thể  tạo được phong cách sâu sát và có những biện pháp tác động  tích cực trong suốt năm học.  
  5. Với trách nhiệm của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế  nào để  nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên năm sau đạt cao hơn năm   trước, tiếp cận được yêu cầu về đổi mới giáo dục mầm non trong thời kỳ mới.  Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non tốt sẽ  có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục trẻ. Chất lượng Giáo dục mầm non   quyết định tới sự  hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ  về  thể  chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ  và thẩm mỹ. Có thể  nói nhân cách con người  trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trường Mầm   non.  Là phó hiệu trưởng nhà trường quan ly v ̉ ́ ề chuyên môn; tôi luôn trăn trở, suy  nghĩ làm  thế  nào  nâng cao chất lượng chuyên môn cho  đội ngũ giáo viên  ở  trường mầm non. Đây là nhiệm vụ  quan trọng và cần phải có sự  nỗ  lực phấn   đấu, quyết tâm cao; cần phải chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo  viên, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để họ duy trì và phát triển chất lượng  giáo dục trong nha tr ̀ ương; ph ̀ ải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao  chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp  ứng với yêu cầu sự  nghiệp giáo dục   mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì lẻ đó mà  năm học này tôi mạnh dạn   chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ   giáo viên ở trường mầm non”.    1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp :      Đi  sâu vào việc nghiên cứu vấn đề  cốt lõi nhằm  nâng cao chất lượng  chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở  trong trường mầm non.  Đề xuất được các biện pháp có tính hệ thống để chỉ đạo việc nâng cao chất  lượng  chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở   trong trường mầm non nhằm nâng  cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn xã.  1.3. phạm vi  áp dụng đề tài :     
  6.     Là đề tài được nghiên cứu trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng   đội ngũ giáo viên trong trường mầm non nơi địa bàn xã nhà mà tôi công tác và  được áp dụng rộng rãi trong toàn Huyện, Tỉnh và được đăng tải trên trang Web,   giáo án điện tử. 2. PHẦN NÔI DUNG ̣ 2.1.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Thế  kỷ  21 là thế  kỷ  của trí tuệ, là thế  kỷ  của nền kinh tế  trí thức. Đất  nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự  thay đổi của nền kinh tế, xã hội và  công nghệ  cùng với nó là hình  ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ  học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả  năng xử  lý thông tin, có khả  năng tự  lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến   đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai cấp học mầm non của   các cán bộ quản lý Giáo dục nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo  viên giỏi trong trường mầm non nói riêng. Vì đội ngũ cán bộ  quản lý, đội ngũ  giáo viên có vai trò quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ   ở  các trường  mầm non. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo,  khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, đổi mới nội dung,  phương pháp giáo dục để theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để đảm bảo chất   lượng chăm sóc, giáo dục trẻ  đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm  chất chính trị, trình độ  năng lực, có lương tâm nghề  nghiệp và nhân cách nhà  giáo, có lòng nhân ái tận tuỵ, thương yêu trẻ  hết mình, tất cả  những điều đó  được thể  hiện  ở  tinh thần tự  học, tự bồi dưỡng để  cải tiến nội dung, phương   pháp chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi cán bộ, giáo viên. Làm sao để thúc đẩy bản  thân mỗi cán bộ  quản lý, giáo viên cấp học đều phải suy nghĩ làm thế  nào để  đưa trường mình trở  thành một đơn vị  tốt, muốn thế  trước hết phải xây dựng   đội ngũ cán bộ, giáo viên  vững chắc về chuyên môn.  
  7. Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng  nồng cốt, quyết định chất lượng giáo dục ở  trong nhà trường. Chính vì vậy mà  tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng  đội ngũ giáo viên đồng bộ  về  cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng chuyên môn cao, có lòng yêu nghề  mến trẻ, tận tụy say sưa với công việc, xem trường mầm non giống như  ngôi  nhà thứ hai của mình, yêu thương tôn trọng  trẻ giống như con, có như vậy thì ở  nơi đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao.  a/ Thuận lợi:   Được sự  chỉ  đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Huyện, xã tạo điều kiện   giúp đỡ, động viên về  tinh thần, cơ  sở  vật chất cho nhà trường ngày càng tăng  trưởng. Đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng Giáo dục và  đào tạo Lệ  Thuỷ, bộ  phận chuyên môn cấp học Mầm non. Chính vì vậy nhà   trường đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên  cũng như  huy động trẻ  ngày càng đông hơn về  số  lượng. Điều đó khẳng định   tinh thần trách nhiệm của cán bộ  giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã đem   lại niềm tin với các bậc phụ  huynh khi gửi con em vào trường. Cơ  sở  vật chất   của nhà trường tăng trưởng rõ rệt, các phòng học khang trang đầy đủ  tiện nghi   cho các cháu sinh hoạt hằng ngày, các phòng chức năng thoáng mát rộng rãi có  đủ dụng cụ phục vụ hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ; các trang thiết bị hiện   đại như: Máy tính trang cấp cho các lớp đầy đủ, đầu video, máy trình chiếu đa  năng, đàn Oóc gan… Qua các đợt thanh tra chuyên đề vừa qua nhà trường được  bộ phận chuyên môn cấp học đánh giá cao vể năng lực chỉ đạo chuyên môn trong  nhà trường và giáo viên thực hiện nghiêm túc. Nhà trường đã thực hiện tốt công  tác kiểm định được Phòng GD&ĐT kiểm tra đánh giá và đề  nghị  Sở GD & ĐT  đánh giá trong năm học tới. Nhà trường đã duy trì tốt việc xây dựng trường học   thân thiện học sinh tích cực và chỉ đạo tốt mọi hoạt động trong nhà trường.  Đội ngũ Cán bộ quản lý trong nhà trường trẻ, năng động, sáng tạo, vững   vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý. Phó hiệu trưởng nhà trường là những    
  8. giáo viên cốt cán của những năm trước; vững vàng về  chuyên môn là những  đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện nhiều năm liền được bổ  nhiệm làm   cán bộ  quản lý nên chỉ  đạo sát sao về  chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong   nhà trường.  Nhà trường cùng với Ban chấp hành Công đoàn đã xây dựng nội bộ đoàn  kết cùng nhau quyết tâm phấn đấu xây dựng trường đạt Tập thể  tiên tiến xuất  sắc. Tiếp tục duy trì trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ  I; vào đầu   năm học Ban giám hiệu nhà trường đã lựa chọn những giáo vên cốt cán đạt giáo  viên dạy giỏi cấp huyện, có đủ  phẩm chất, tâm huyết với nghề  bỏ  phiếu tính  nhiệm làm tổ trưởng chuyên môn để cùng ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo tốt  nhiệm vụ năm học đề ra.    b/ Khó khăn:  Bên cạnh những thuận lợi nhà trường còn gặp một số khó khăn nhất định  như:   Đội ngũ giáo viên trẻ  mới ra trường khá đông nên chưa có nhiều kinh  nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Chính vì vậy khi tổ chức các hoạt  động giáo viên dạy còn mang tính rập khuôn, chưa linh hoạt, sáng tạo, còn lúng  túng trong việc tổ  chức tiết học theo hướng tích hợp và lấy trẻ  làm trung tâm.  Do các hoạt hoạt động giáo viên chưa tạo sự hứng thú của trẻ dẫn đến tiết học  đạt hiệu quả chưa cao.Một số giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để soạn  bài giảng điện tử trình chiếu Powepoint đôi lúc chưa thật thành thạo. Năm học 2018­2019 vùa qua; bản thân tôi cùng với các đồng chí trong Ban  giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi cấp  huyện” có 03 đồng chí giáo viên tham gia; trong đó có 02 đồng chí đạt giải ba, 01   đồng chí đạt giải khuyến. Song, nhà trường chỉ  một điểm trường vã lại số  lớp  học ít nên chỉ tiêu giáo viên tham gia hội thi theo quy định của ngành đưa ra qua   hàng năm ít. c/ Điều tra thực tiễn:   
  9. Năm học 2019­2020 đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà  trường  có 27 đồng chí; trong đó: CBQL: 03 đ/c (01 HT, 02 PHT); Giáo viên: 17đ/c; nhân  viên: 07 đ/c. Tổng số trẻ toàn trường: 270 cháu; gồm 8 lớp học (02 lớp mẫu giáo  lớn gồm 86 cháu, 03 lớp mẫu giáo nhỡ  91 cháu; 02 lớp mẫu giáo bé: 64 cháu; 1  nhóm trẻ 24­36 tháng 29 cháu). Về  trình độ  chuyên môn của Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế  gồm có 19 đồng chí; CBQL: 03/3 đ/c trình độ  ĐH;  trong đó giáo viên đứng lớp   16/17 giáo viên đạt trên chuẩn; tỷ  lệ  94,1%;   Trung cấp 1/17; tỷ  lệ  5,9%; Đại  học: 16/17 đ/c; tỷ lệ 94,1 %; Trung cấp 1/17; tỷ lệ 5.9%;  Nhân viên  07 đ/c ( ĐH;  01; Cao đẳng 06 đồng chí).   Ngay từ  đầu năm học   tôi cùng các đồng chí trong ban giám hiệu nhà   trường có kế  hoạch  đánh giá chất lượng đầu vào của các giáo viên  thông qua   hoạt động và các lĩnh vực để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về các   lĩnh vực còn hạn chế. TT Nội dung đánh giá giáo viên Kết quả Tỷ lệ Ghi chú Nắm   bắt   trình   độ   chuyên   môn  Đại học:  16/17 94,1% Đang   Trung cấp 1/17  5,9% 1 của giáo viên học   ĐH  01đ/c Thống kê giáo viên dạy giỏi các  Cấp tỉnh : 2/17 11,8% Cấp   huyện :   64,7% cấp qua hàng năm. 2 11/17 Cấptrường :  88,2% 15/17 Năng lực chuyên môn thông qua  ­ Tốt : 15/17 88.2% 3 dự giờ thực hành trên tiết dạy  ­ Khá : 2/17 11,8% ­ TB : 0 0% khảo sát đầu năm 4  Giáo viên biết ứng dụng CNTT  ­ Tốt : 12/17 70,6% vào soạn bài giảng  điện tử  và  ­ Khá : 4/17 23,5% ­ TB : 1/17 5,9% sử   dụng   thành   thạo   việc   trình   
  10. chiếu Powepoint Qua kết quả khảo sát đầu năm ta thấy được năng lực chuyên môn khá, tốt   của giáo viên trong nhà trường đạt kết quả  chưa mỹ  mãn. Bản thân tôi là một  Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong nhà trường tôi luôn suy nghĩ, mạnh   dạn đưa ra “Một số  giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ   giáo viên  ở  trường mầm non”. Nhằm phấn đấu nâng cao chất lượng cho đội  ngũ giáo viên và làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.  2.2. Các  giải pháp.  2.2.1. Giải pháp 1. Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường .   Cơ   sở   vật   chất   là  yếu   tố   quyết   định  trong  việc   nâng  cao   chất   lượng   chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non. Bởi vì! Cơ sở vật chất   là yếu tố  quan trọng là tiền đề  vững chắc trong môi trường sư  phạm, nó  ảnh   hưởng lớn đến trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Các cô giáo dạy trong ngôi   trường khang trang có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị đồ  dùng đồ  chơi cho  trẻ thì chắc chắn giáo viên có khả năng phát triển về mọi mặt như tâm lý, chuẩn   bị đồ dùng dạy học... Do vậy, muốn chăm sóc giáo dục trẻ tốt; trước hết trường  lớp phải có đầy đủ điều kiện như: Phòng học phải thoáng mát rộng rãi, bàn ghế,  đồ  dùng đồ  chơi trang thiết bị dạy học cho cô và trẻ  phải đầy đủ  theo thông tư  02 của Bộ  giáo dục đề  ra.  Chính vì vậy tôi  cùng các đồng chí trong ban giám  hiệu nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng khuôn viên trường lớp  rộng  rãi   thoáng  mát   cho  các  cháu   vui  chơi,  nhà   trường  có  một   điểm  trường  thoáng mát có sân chơi đủ  diện tích cho trẻ  hoạt động ngoài trời có đầy đủ  bộ  đồ chơi ngoài trời và trang thiết bị dạy học như đúng quy định. Trong những năm  qua ngoài nguồn kinh phí hỗ  trợ  tăng cường cơ  sở  vật chất của nhà nước thì  bằng nhiều giải pháp khác nhau như huy động sự  đóng góp của phụ huynh, của   các nhà hảo tâm ủng hộ, nhà trường mua sắm thêm nhiều đồ dùng đồ chơi phục   vụ  cho dạy và học đat hiêu qua  ̣ ̣ ̉  cao. Nhà trường được  ủy ban nhân dân Tỉnh   công nhận chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm học 2014. Năm học 2019­2020 nhà   
  11. trường tiếp tục xây dựng kế hoạch và làm báo cáo thực hiện  công tác kiểm định  chất lượng giáo dục và chuẩn quốc gia giai đoạn 2 sau 5 năm để đón đoàn kiểm  tra của sở khảo thí  lên kiểm tra  và công nhận  vào tháng 4 năm 2020. 2.2.2. Giải pháp 2. Phân công phần hành nhiệm vụ  đôi ngu giáo viên trong ̣ ̃   nhà trường.  Đầu năm học tôi tham mưu với các đồng chí trong ban giam hiệu nhà   trường phân công giáo viên đứng lớp phân công giáo viên đứng lớp phù hợp theo  trình độ chuyên môn và năng lực công tác để tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát  huy khả năng của bản thân phù hợp với khả năng nguyện vọng chính đáng. Nắm  tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường để  có những biện  pháp tác động, giúp đỡ, động viên kịp thời. Đối với những giáo viên có kinh   nghiệm nhiều năm thì phân công với những giáo viên mới ra trường để  chị  em   kèm cặp nhau trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Những giáo viên có con dại   dưới 12 tháng hoặc mang thai thì phân công đứng lớp với  đồng chí có con lớn  hoặc những giáo viên  trẻ; tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên giúp nhau  trong công tác.Hơn thế nữa đối với những giáo viên có  năng lực sư phạm tốt là   những giáo viên có bằng đại học và năng lực sư phạm vững vàng thì ưu tiên dạy   lớp mẫu giáo 5 tuổi. Đối với những giáo viên đạt giáo viên dạy cấp huyện trở  lên có phẩm chất đạo đức trong sáng bỏ  phiếu tín nhiệm làm tổ  trưởng, tổ  phó  chuyên môn nhằm giúp bộ phận chuyên môn trong nhà trường cùng nhau chỉ đạo  tốt công tác chuyên môn trong năm học.    2.2.3.        Giải pháp 3.  Xây dựng kế  hoạch đào tạo ­ bồi dưỡng đội ngũ giáo  viên trong nhà trường.  Là cán bộ  quản lý phụ  trách chuyên môn trong nhà trường tôi đã bám sát  vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Phòng Giáo dục & Đào tạo Lệ Thủy đưa   ra và kế hoạch của đồng chí hiệu trưởng đã xây dựng. Từ  đó tôi triển khai xây  dựng kế hoạch chuyên môn của mình theo phần hành được phân công một cách    
  12. cụ  thể, sát với thực tế nhiệm vụ  của năm học đề  ra. Tôi đã xây dựng kế  hoạh  năm, tháng, tuần phù hợp với chức trách do hiệu trưởng phân công  ở  đầu năm  học. Từ  đó tôi  xác định mục tiêu đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho   đội ngũ trong năm học và những năm tiếp theo.   * Kế hoạch bồi dưỡng dài hạn:  100% Cán bộ  quản lý và giáo viên trong nhà trường   đạt trình độ  trên  chuẩn. Trong đó có 01 đồng chí trình độ   TCSPMN có nguyện vọng phấn đấu  theo học  lớp ĐHSPMN từ  đầu năm học 2017  đến nay. Đầu năm học tôi tham  mưu với đồng chí hiệu trưởng nhà trường phân công phần hành các đồng chí   theo học dạy với những đồng chí đã học xong đại học để tránh khỏi chồng chéo   thời gian thi giữa kỳ và ảnh hưởng đến công tác chăm sóc trẻ ở các lớp.   Dự kiến thời gian 01 giáo viên tham gia học lớp liên thông Trung cấp lên  Đại học: Từ tháng 9/2017 đến 12/2020 tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh  Quảng Bình . *Kế hoạh bồi dưỡng ngắn hạn:           Ngay đầu năm học tôi được đồng chí hiệu trưởng phân công tôi phụ trách   mãng chất lượng giáo dục  toàn trường và phụ  trách  chỉ  đạo khối  bé   nhà trẻ.  Theo sự chỉ đạo bộ  phận chuyên môn phòng giáo dục và sự chỉ  đạo sát sao của   đồng chí Hiệu trưởng; tôi đã xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần đầy đủ rõ ràng  bám sát vào kế  hoạch của đồng chí hiệu trưởng. Tôi luôn thực hiện tốt chức  trách và nhiệm vụ của mình. Xây dựng kế hoạch năm học đầy đủ, rõ ràng, mang  tính thực thi cao; có nhiều đổi mới trong công tác quản lý chỉ  đạo, xiết chặt kỹ  cương lề  lối làm việc đưa nhà trường, hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ  năm  học 2019­2020; có đầy đủ  hồ  sơ  sổ  sách theo đúng quy định. Chỉ  đạo giáo viên  thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ  theo từng độ  tuổi.   Tôi dựa vào  khả  năng, nhiệm vụ  năm học và điều kiện thực tế  của nhà trường tôi đã xây   
  13. dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên  trình tự theo các tháng của  một   năm học như sau:  Ví dụ: Tháng 8/2019:  Bồi dưỡng phương pháp dạy của một số loại tiết; Bồi  dưỡng về một số văn bản pháp quy có liên quan đến cấp học mầm non: Điều lệ  trường mầm non; Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học; xây  dựng khu phát triển vận độngk cho trẻ tại các lớp. Xây dựng kế hoạch chỉ  đạo  chương trình khối bé, nhà trẻ. Tháng 9/2019 : Tiếp tục xây dựng hoàn thành chương trình khối mẫu giáo  bé, nhà trẻ. Dự giờ bồi dưỡng cho những giáo viên mới, giáo viên chuyển nhóm  lớp. Tháng   10/2019:   Bồi   dưỡng   lĩnh   vực   phát   triển   nhận   thức   (LQMTXQ,   LQVH, ÂN, TD) thông qua thao giảng. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ theo   các nội dung PGD triển khai học tập trực tuyến. Tiếp tục bồi dưỡng giáo  viên  mới chuyển nhóm lớp, giáo viên năng lực hạn chế... Tháng 11,12,1,2,3,4 các  tháng đều tổ  chức thao giảng các lĩnh vực phát  triển nhằm bồi dưỡng  chuyên  môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Tôi có xây dựng kế  hoạch bồi   dưỡng thường xuyên cho toàn đội ngũ cán bộ  giáo viên trong nhà trường và  hướng dẫn các đồng chí tổ  trưởng giáo viên  ắm bắt và triển khai kế  hoạch cá   nhân cụ thể để từ đó nắm được kế hoạch học tập trung và tự nghiện cứu; thông  qua  đó giáo viên triển khai  thực  hành thông qua thao giảng và dự  giờ   đồng  nghiệp; trải nghiệm dạy   thực hành tại nhóm lớp mình phụ  trách một cách có  hiệu quả thiết thực.         Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng tháng  tôi xây dựng chi tiết rõ ràng  cụ thể nhằm triển khai lồng ghép cho đội ngũ được dự giờ, thao giảng giúp giáo  viên tháo gỡ  những vướng mắc trong chuyên môn. Kế  hoạch bồi dưỡng từng   tháng được bám sát vào kế hoạch của năm học đã xây dựng. 2.2.4.  Giải pháp 4. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên  
  14. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm thường xuyên  của cán bộ  quản lý trong suốt cả  năm học. Căn cứ  theo yêu cầu nhiệm vụ  và  tình hình thực tế  của   đơn vị  mình đang phụ  trách để  xây dựng kế  hoạch bồi  dưỡng chuyên môn cho đội ngũ sát với thực tế và nhiệm vụ của năm học đề  ra.   Là cán bộ  quản lý   về  chuyên môn cần xác định các nội dung, xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng. Mỗi nội dung được xây dựng cụ thể và phân chia theo học kỳ,  tháng, tuần rõ ràng cụ thể mang tính thực thi. Những nội dung nào thuộc nhiệm  vụ  của Ban giám hiệu, nội dung nào thuộc tổ  chuyên môn và của cá nhân của   từng giáo viên. Tổ  chức cho toàn thể  cán bộ  giáo viên, nhân viên học tập quán triệt và  thực hiện tốt các chủ  trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các qui   định của ngành, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính quyền, ngành các cấp về  học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số  03/CT­TW của Bộ Chính trị. Đội ngũ giáo viên là cánh tay đắc lực, vững chắc trong công tác chăm sóc  giáo dục trẻ. Muốn làm tốt điều này thì đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ  chuyên môn nghiệp vụ  vững vàng. Do vậy  ở  trường tôi đang công tác trình độ  giáo viên chưa thật đồng đều (những giáo viên dạy nhiều năm công tác nên có  tay nghề  vững hơn, song việc tiếp thu chương trình giáo dục mầm non bây giờ  còn hạn chế; đối với những giáo viên mới ra trường thì chưa có nhiều kinh  nghiệm). Trong khi đó yêu cầu đổi mới của giáo dục ngày càng được nâng cao,  nhất là với chương trình giáo dục mầm non hiện nay đòi hỏi  người giáo viên khi   tổ  chức các hoạt động phải đầu tư  về soạn giảng, tính sáng tạo, tính linh hoạt,   chuyển tiếp nhẹ nhàng trẻ hứng thú tham gia hoạt động tích cực thì tiết học đó  mới đạt hiệu quả. Do vậy đòi hỏi mỗi giáo viên phải nhận thức cao, nhiệt tinh, ̀   sáng tạo trong chuyên môn, yêu nghề  tận tụy với công việc. Điều này đòi hỏi  người cán bộ  quản lý về  chuyên môn cần phải đầu tư  bồi dưỡng cho đội ngũ  giáo viên như  thế  nào? Nên bồi dưỡng những lĩnh vực gì và bằng những biện    
  15. pháp gì  để  giúp giáo viên vững vàng về  chuyên môn và yên tâm giảng dạy trẻ  tốt hơn.   a. Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực giáo viên làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh.           Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: Nghề giáo là nghề rất cao quý, rất   vẻ  vang. Người nói: "Nhiệm vụ  giáo dục rất quan trọng và vẻ  vang, vì nếu   không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục, không có cán bộ  thì cũng không nói gì đến kinh tế  văn hóa”. Đặc biệt, Người đã khẳng định:  "Người thầy giáo tốt­ Thầy giáo xứng đáng là Thầy giáo­ là người vẻ vang nhất.   Dù   là   tên   tuổi   không   đăng   trên   báo,   không   được   thưởng   huân   chương,   song   những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo. Toàn thể  cán bộ, giáo viên  trong nhà trường phải đoàn kết thành một khối, đoàn kết phải thật sự trăm phần   trăm chứ  không phải chỉ  là đoàn kết miệng”.  Giáo viên phải thật sự  yêu nghề,  mến trẻ: Yêu nghề, yêu trẻ  là phẩm chất, là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối  với mỗi cô  giáo. Bởi đây là cơ  sở, là động lực thôi thúc trách nhiệm và nhiệt   huyết để mỗi giáo viên phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình. Đó là   cái tâm trong sáng và cao thượng của các cô giáo. Mỗi cô giáo phải yêu nghề, yêu  trẻ sâu sắc thì mới có thể trở thành nhà giáo tốt, nhà giáo mẫu mực, được xã hội   tôn vinh và kính trọng.  b.Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn  Bồi dưỡng chuyên môn là việc làm thường xuyên được diễn ra theo kế  hoạch đã xây dựng trong năm học của bộ phận chuyên môn chúng tôi; thông qua   thao giảng, dự giờ thường xuyên, dự  giờ  đột xuất, bồi dưỡng lý thuyết qua các  học tập trung  theo kế  hoạch trong tháng đã xây dựng. Thông qua các buổi dự  giờ  thường xuyên, giờ   giờ đột xuất của các giáo viên tôi nhận xét rõ những ưu   điểm tồn tại chỉ  rõ cho giáo viên biết được trong tiết học đó giáo viên đã dạy   được những gì truyền thụ kiến thức cho trẻ được ở  mức độ  nào? Cần cố  gắng    
  16. những điểm nào từ  đó giáo viên ghi lại và khắc phục những tồn tại và phát huy  những đã làm được. Thông qua các buổi thao giảng tôi mời đồng chí giáo viên   trực tiếp dạy tiết của mình phát biểu nói lên tiết dạy của mình đã trung thực với   giáo án hay chưa? trong quá trình thực hiện có sơ  suất  hay không? Sau đó dần  lượt mời các giáo viên dự giờ đồng nghiệp nhận xét, góp ý, cùng nhau thảo luận   và bộ  phận chuyên môn chúng tôi   nhận xét những mặt  ưu điểm, tồn tại của   từng tiết thao giảng và xếp loại tiết dạy; Chính vì vậy mỗi giáo viên luôn nghiên   cứu kỹ  bài trước khi lên lớp, soạn bài  đầy  đủ, đúng nội dung, mục tiêu và  phương pháp dạy của từng loại tiết và cùng nhau phấn đấu làm tốt về  chuyên  môn. c. Bồi dưỡng nội dung, phương pháp dạy của từng loại tiết theo từng lĩnh   vực phát triển.    Có thể nói phương pháp dạy của từng loại tiết là không thiếu được trong   hoạt động tổ  chức các tiết dạy  đối với chương trình các cấp học nói chung và  cấp học mầm non nói riêng. Muốn thực hiện tốt nội dung, mục tiêu của bài dạy  trước hết mỗi một giáo viên cần nghiên cứu kỹ phương pháp dạy của từng loại   tiết từng hoạt động và phải nắm chắc các bước cụ  thể. Chính vì vậy ngay từ  đầu năm học tôi đã xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng phương pháp dạy của từng   loại tiết cho toàn thể đội ngũ giáo viên cụ thể như sau. *Ví dụ 1: Về Lĩnh vực phát triển thể chất ( Môn thể dục) A. Thể dục sáng: Gồm có 3 phần 1. Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi (đi thường, đi  bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân); chạy với các tốc độ khác nhau, sau đó cho  trẻ đứng thành vòng tròn hay hàng ngang theo tổ, dãn cách đều để tiện cho việc  tập các động tác. Nếu tập với các dụng cụ nơ, cờ, vòng TD... thì GV để nơi trẻ  dễ lấy.    
  17. 2. Trọng động:  Tập các động tác theo một trình tự nhất định: Hô hấp, Tay ­vai,   lưng ­bụng­ lườn, chân (hoặc) bật (nhảy). + Đối với các bài tập thể dục sáng cần lựa chọn chủ đề, có thể cho trẻ tập theo  nhạc hoặc theo giai điệu bài hát.  *Đối với MGBé tập các bài tập: (Thời gian tập 6­7 phút) ­ Động tác hô hấp hít  vào ­ thở ra: Trẻ tập động tác mô phỏng 3­4 lần cùng cô  ­ Các động tác phát triển chung: Số  lần tập lặp lại: 3­ 4 lần x 4 nhịp (chỉ hô   1,2,3,4). *Đối với MG Nhỡ  tập các bài tập: (Thời gian tập 8­9 phút) ­ Động tác hô hấp hít  vào ­ thở ra: Trẻ tập động tác mô phỏng 4­ 6 lần, 2 nhịp.   ­ Các động tác phát triển chung tập theo nhịp hô: 3­ 4 lần x 4 nhịp (chỉ  hô  1,2,3,4). *Đối với MGLớn tập các bài tập: (Thời gian tập 8­9 phút) ­ Động tác hô hấp hít  vào ­ thở ra: Trẻ tập động tác mô phỏng 4­6 lần, 2 nhịp. ­ Các động tác phát triển chung tập theo nhịp hô: 2 lần x 8nhịp (chỉ hô 1,2,3...8). * Lưu ý:  Đối với mẫu giáo bé cô tập cùng trẻ; Đối với mẫu giáo nhỡ  cô tập  cùng trẻ (ở học kỳ I); học kỳ II cô tập với trẻ 1­2 lần sau đó cô hô cho trẻ  tập.  Đối với MG lớn cô gọi tên bài tập, khẩu lệnh và tư  thế  chuẩn bị, cô cùng  tập  với trẻ 1­2 lần  rồi hô cho trẻ tập. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1­ 2 vòng hít thở không khí trong lành.  B.Thể  dục  giờ học: I. Mục tiêu bài dạy. II. Chuẩn bị: ­ Đồ dùng của cô                        ­ Đồ dùng của trẻ III. Cách tiến hành:* Ổn định – Trò chuyện – Giới thiệu bài.  
  18. *Hoạt động1: Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi (đi  thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân); chạy với các tốc độ khác nhau,   sau đó cho trẻ  đứng thành vòng tròn hay hàng ngang theo tổ, dãn cách đều để  tiện cho việc tập các động tác. Nếu tập với các dụng cụ  nơ, cờ, vòng TD... thì  GV để  nơi trẻ dễ  lấy. (Giáo viên nên cho trẻ  tập trên nền nhạc các bài hát phù   hợp với chủ đề  và độ  tuổi của trẻ; khi chọn nhạc bài hát phải phù hợp với các   động tác của bài tập bổ trợ nhịp nhàng tránh lỡ nhịp).    * Hoạt động 2: Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: (Tùy thuộc vào độ  tuổi   để tập các bài tập theo số lần và nhịp hô; tiến hành tương tự thể dục sáng). Tập các động tác theo một trình tự  nhất định: Tay ­vai, lưng ­bụng­ lườn, chân  (hoặc) bật (nhảy). + Đối với các bài tập thể  dục giờ  học phù hợp với chủ  đề, có thể  cho trẻ  tập  theo nhạc hoặc theo giai điệu bài hát. ­ Tay vai: VD giờ học thể dục VĐCB thiên về ném xa bằng 1 tay, ném xa bằng 2   tay, ném trúng đích nằm ngang, Ném trúng đích thẳng đứng). Khi soạn bài giáo  viên chú ý chọn động tác bổ trợ là động tác tay vai tăng số lần tập nhiều hơn các  động tác khác. ­ Lưng, bụng: (nếu bài tập VĐCB thiên về bò, trườn); khi soạn bài giáo viên chú  ý  chọn động tác bổ  trợ  là động tác bụng lườn tăng số  lần tập nhiều hơn các   động  tác khác. ­ Chân, bật: Chọn  động tác bô tr ̉ ợ  (nếu bài tập VĐCB thiên về  bật, nhảy, đi,  chạy)  Khi soạn bài  giáo viên chú ý chọn động tác bổ  trợ  là động tác chân hoặc bật  phù  hợp với bài VĐCB và tăng số lần tập nhiều hơn các động tác khác. * Chú ý: Cần nghiên cứu kỹ bài tập vận động để  chọn động tác, trong một bài  tập phát triển chung các động tác bổ trợ cần nhấn mạnh số lần tập (Nếu là 1 bài   
  19. tập vận động cơ bản thì cần 1 động tác bổ trợ và mỗi động tác cần nhấn mạnh   1­2 lần. Nếu 2 vận đông c ̣ ơ  bản hoặc Bài tập tổng hợp thì các động tác bổ  trợ  chỉ  nhấn mạnh thêm 1 lần va tuy theo nôi dung VĐCB đê l ̀ ̀ ̣ ̉ ựa chon đông tac bô ̣ ̣ ́ ̉  trợ sao cho phu h ̀ ợp) b. Vận động cơ bản.  ­ Cô cho đội hình lớp đứng 2 hàng ngang quay mặt vào giữa bài tập. ­ Cô giới thiệu tên bài vận động cơ bản. Sau đó cô làm mẫu 2­3 lần  ­ Lần 1: Làm mẫu đẹp toàn bộ các động tác (không giải thích mà chỉ thực hiện  theo hiệu lệnh). ­ Lần 2, 3: Cô làm mẫu đẹp, kết hợp giải thích (Nêu VĐCB dê, tre đa biêt thi lân ́ ̃ ̉ ̃ ́ ̀ ̀  ̉ ́ ưc tuy theo kha năng th 3 cô không cân giai thich t ̀ ́ ̀ ̉ ực tê cua nhom l ́ ̉ ́ ớp). ­ Trẻ thực hiện: Cô gọi 1­ 2 trẻ làm đẹp lên làm mẫu cho cả lớp xem. Sau đó lần  lượt cho trẻ thực hiện (mỗi lần cô mời 2­ 4 trẻ thực hiện mỗi trẻ thực hiện 2­3   lần. Tùy theo điều kiện của lớp và nhận thức của trẻ) ­ Cô bao quát, hướng dẫn, sữa sai cho trẻ  (những trẻ thực hiện sai động tác cô  cần cho trẻ thực hiện hết lượt sau đó mời những trẻ sai lên thực hiện cùng với   trẻ làm đúng) ­ Tổ chức cho trẻ thực hiện lần 2,3 giáo viên  chú ý nâng dần độ khó và tổ chức   dưới hình thức thi đua theo đội. Nhưng trong quá trình trẻ  thực hiện, giáo viên  cần quan sát kỹ năng trẻ làm và chú ý sữa sai cho trẻ. ­ Củng cố: Cô hoặc trẻ nhắc lại tên bài tập c. Trò chơi vận động:Cô giới thiệu trò chơi; Phổ biến cách chơi, luật chơi. ­ Cho trẻ chơi 2­ 3 lần (Tùy theo điều kiện của lớp mà tổ chức cho trẻ chơi cho  có hiệu quả) * Hoạt động 3: Hồi tĩnh ­ Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1­ 2 vòng hít thở không khí trong lành.  * Lưu ý: Đối với các tiết thể dục có 1 nội dung thì giáo viên nên chọn trò chơi   vận   động.Ví   dụ:   VĐCB:   Bật   xa   40­50cm,   thì   chọn   TCVĐ:   Ném   túi   cát   vào    
  20. vòng... Hoặc VĐCB: Ném xa bằng 2 tay thì nên chọn TCVĐ thiên về chân “chạy   tiếp cờ”... Đối với những tiết học có 2 ­3 nội dung thì không có TCVĐ. Với giải pháp này là điểm chính trong việc triển khai chương trình giáo  dục mầm non. Nhận thức được điểm mới trong chương trình, nội dung được  cấu trúc theo các lĩnh vực phát triển; về  phương pháp là tăng cường cho trẻ  được hoạt động, trải nghiệm cá nhân và luôn quan tâm đến hứng thú, nhu cầu cá  nhân. Do vậy, giáo viên phải là người chủ động, tích cực và sáng tạo trong việc   hình thành các ý tưởng và xây dựng kế hoạch giáo dục một cách có định hướng,  khoa học và thực tiễn.    Mục tiêu, nội dung, kiến thức của từng lĩnh vực luôn có phương pháp và   hình thức tổ  chức khác nhau. Chính vì thế, khi triển khai   giáo viên   cần nắm  vững phần lý thuyết của từng hoạt động, từng độ  tuổi để  vận dụng vào bài   giảng sao cho phù hợp và tích hợp một cách linh hoạt và sáng tạo, có như  vậy   mới thu hút được tối đa trẻ  tham gia một cách tích cực và có hiệu quả  nhưng   không làm loãng nội dung chính của bài học. d. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn liên   trường .   Dưới sự  chỉ  đạo sát sao của phòng GD&ĐT Lệ  Thủy; mỗi năm học các  cụm tổ  chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần/năm. Theo sự  phân công của cụm  trưởng các trường được tham gia một tiết dạy tùy thuộc vào bắt thăm. Các giáo   viên được phân công dạy thao giảng cụm chuẩn bị giáo án đồ dùng, đồ chơi đảm  bảo khoa  học. Bộ phận chuyên môn dự giờ  góp ý và xây dựng tiết dạy lấy trẻ  làm trung tâm, giáo viên chuyển tiếp nhẹ  nhàng gần gũi thương yêu tôn trọng   trẻ. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động tích cực, tiết học  mang lại hiệu quả cao.  Giáo viên tham gia dự giờ các bạn đồng nghiệp  ghi chép đầy đủ chuẩn bị ý kiến  góp  ý thảo luận sau mỗi  đợt sinh hoạt. Thông qua các buổi thao giảng của  trường bạn, trường mình giúp giáo viên học tập thêm những như  kinh nghiệm    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2