intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mẫu giáo Hoa Cúc Trắng

Chia sẻ: Lê Quang Đào _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:27

233
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi; phát triển toàn diện và có những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mẫu giáo Hoa Cúc Trắng

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG NĂNG TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA CÚC TRẮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4­ 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA CÚC TRẮNG” Người thực hiện: Hoàng Thanh Tùng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mẫu giáo Hoa Cúc Trắng Lĩnh vực chuyên môn: Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
  2. 2 Ea Dăh, tháng 3 năm 2021 MỤC LỤC TT NỘI DUNG SỐ TRANG I  PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Giới hạn nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 II PHẦN NỘI DUNG  2 Cơ sở lý luận 1 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2 4 Nội dung và hình thức của giải pháp 3 5 Mục tiêu của các giải pháp a 5 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp b 5 Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ  mẫu   giáo 4­5 tuổi 5 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ  năng sống cho trẻ  một cách   phù hợp. 5 Giải pháp 2: Cụ thể hóa nội dung các kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ 9
  3. 3 Giải pháp 3: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ  thông qua các hoạt   động trong ngày. 12 Giải pháp 4: Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ  năng sống cho trẻ. 16 Kết quả khảo nghiệm, gía trị khoa học của vấn đề  nghiên cứu, phạm vi và   c hiệu quả ứng dụng 17 III KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 18 1 Kết luận 18 2 Kiến nghị 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
  4. 4 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển, đất nước đang trên đường hội  nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế  giới. Bên cạnh những mặt tích cực thì những tác động tiêu cực gây nguy hại cho  con người đặc biệt là trẻ em cũng ngày một đáng lo ngại hơn. Đối với trẻ mầm  non việc tiếp nhận tri thức là việc rất quan trọng, song song với đó cần hình  thành và rèn luyện những kỹ năng sống ban đầu cho trẻ. Việc dạy kỹ năng sống   cho trẻ mầm non từ sớm sẽ giúp trẻ phát triển những thói quen tốt  đây là cách  dạy cho trẻ có trách nhiệm với chính mình và với người khác. Kỹ năng sống cho trẻ nó được hiểu cơ  bản “Là những kỹ năng cần cho   trẻ, hình thành những hành vi lành mạnh. Từ  đó giúp trẻ  đối mặt với những   thách thức của cuộc sống, như  vậy dần dần trẻ sẽ hình thành những kỹ  năng   cần có và theo trẻ suốt cuộc đời”[1]. Một số phụ huynh mải lo kiếm thật nhiều   tiền mà quên mất việc chăm sóc và giáo dục con cái. Có những gia đình thuê   người giúp việc chăm sóc con cái, thậm chí yêu cầu người giúp việc chăm lo  cho từng miếng ăn giấc ngủ, tắm rửa thay quần áo, mặc dù những công việc đó  nên để cho trẻ tự làm để nâng cao kỹ năng sống, để khi trẻ gặp khó khăn có thể  tự giải quyết được vấn đề.Do đó việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh nói   chung và trẻ  mầm non nói riêng đang trở  thành nhiệm vụ  quan trọng hàng đầu  trong giáo dục hiện nay. Tuy nhiên việc rèn kỹ  năng sống của trẻ   ở  trường mầm non còn nhiều   hạn chế, nguyên nhân chính là trong tư  tưởng của giáo viên và phụ  huynh chỉ  chú trọng đến việc dạy kiến thức mà chưa rèn nhiều kỹ năng sống cho trẻ. Một   số  kỹ năng của trẻ như: Kỹ năng tự  phục vụ, chăm sóc bản thân, kỹ  năng giao  tiếp ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ và việc thực hiện nề nếp, thói quen… đang còn  hạn chế. Từ thực tế đó, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để giúp trẻ tự  tin, chủ động, có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên  làm. Đó là lí do để  bản thân tôi lựa chọn: Đề  tài“Một số  giải pháp nâng cao  chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường MG Hoa Cúc   Trắng”làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ­ Đề tài này tôi nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần nâng   cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi. ­ Giúp trẻ triển toàn diệnvà có những kỹ năng sống cần thiếtcho trẻ.
  5. 5 ­ Giúp các bậc phụ  huynh nhận thức sâu sắc hơn về  việc hình thành kỹ  năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu ­ Một số  giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ  năng sống cho trẻ  mẫu giáo 4­5 tuổi. ­ Trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi, trường mẫu giáo Hoa Cúc Trắng. 4. Giới hạn của đề tài Phạm vi nghiên cứu từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021, tại lớp  Chồi 2 trường Mẫu giáo Hoa Cúc Trắng – xã Ea dăh – Huyện Krông Năng –   Tỉnh Đăk Lăk. 5. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ­ Phương pháp quan sát  ­ Phương pháp điều tra thực tiễn ­ Phương pháp trao đổi, hướng dẫn ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm II. PHẦN NỘI DUNG  1. Cơ sở lý luận “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” [2]. Câu  nói trên của Bác Hồ muốn  phủ nhận quan  điểm cho rằng đức tính con người là  “tính sẵn”. Người cho rằng một người thiện, một công dân tốt trước hết phải  do giáo dục, cách giáo dục.  Chắt lọc những bằng chứng đã được rút ra trong  thực tiễn cho thấy nếu một đứa trẻ  được sống trong môi trường giáo dục lành  mạnh thì lớn lên sẽ trở thành người có ích, những chủ nhân tương lai thực thụ.   Ngược lại một đứa trẻ  sống trong một môi trường thiếu giáo dục, khi lớn lên  cả  nhân cách, tư  duy và trí tuệ  đều sẽ  không bằng đứa trẻ  có môi trường giáo   dục lành mạnh. Tuy nhiên, đây không phải là hoàn toàn tuyệt đối tuân theo quy   luật đó, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tác động ngoại cảnh để hình thành nên   tư  duy cho đứa trẻ  trước khi trưởng thành nhân cách. Một con người trước khi   hình thành nhân cách được sống trong môi trường giáo dục bài bản, đảm bảo đủ  cả chất và lượng “có phương pháp dạy chuẩn, có điều kiện về vật chất, người   giáo viên giỏi...” thì đứa trẻ trở thành một con người được hội tụ đủ  nhân cách,  phát triển toàn diện, để thích nghi vững vàng trước mọi biến động xã hội. Trẻ  em là giai đoạn đầu tiênhình thành nhân cách thông qua tiếp thu có  chọn lọc, lĩnh hội kiến thức từ  môi trường giáo dục. Đặc biệt trong thời điểm  hiện naykỹ  năng sốngcho trẻ  không còn dừng lại  ở  trong môi trường giáo dục   gia đình, nhà trường mà còn thông qua công nghệ số thời đại 4.0, thời đại mà khi  
  6. 6 trẻ sinh ra mới từ 1 đến 2 tháng tuổi chúng ta đã có thể cho trẻ nghe những bản   nhạc, câu chuyện… từ các thiết bị ghi âm hiện đại. Như vậy, kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, cũng có thể qua rèn luyện hoặc giáo dục của con người. Có kỹ  năng sống bắt buộc phải   được rèn luyện mới hình thành từ  môi trường giáo dục, sách báo, tư  liệu, phim   ảnh…Các   kỹ   năng   sống   thông   thường   có   mối   tương   quan   và   bổ   trợ   cho   nhautheo một lôgic học.  Từ những phân tích trên cho thấy tầm quan trọng trong giáo dục kỹ  năng   sống, đặc biệt trẻ lứa tuổi mầm non  là rất cần thiết. Rèn kỹ năng sống cho trẻ  là giúp trẻ rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện, giao tiếp, trong tất cả các tình   huống và kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm, đặc biệt là ý thức chăm sóc bản   thân, tự bảo vệ. Chính vì vậy, giáo dục kỹ năng sốnggiúp trẻ biết thực hiện nghĩa vụ của  bản thân và tuân thủ những quy định về nề nếp trong học tập, vui chơi và trong   được rút ra trong thực tiễn cho thấy nếu một  đứa trẻ  được sống trong môi   trường giáo dục lành mạnh thì lớn lên sẽ  trở  thành người có ích, những chủ  nhân tương lai thực thụ. Ngược lại một đứa trẻ  sống trong một môi trường   thiếu giáo dục, khi lớn lên cả  nhân cách, tư  duy và trí tuệ  đều sẽ  không bằng  đứa trẻ  có môi trường giáo dục lành mạnh. Tuy nhiên, đây không phải là hoàn  toàn tuyệt đối tuân theo quy luật đó, mà còn phụ  thuộc rất nhiều vào tác động  ngoại cảnh để  hình thành nên tư  duy cho đứa trẻ  trước khi trưởng thành nhân  cách. Một con người trước khi hình thành nhân cách được sống trong môi trường  giáo dục bài bản, đảm bảo đủ cả chất và lượng “có phương pháp dạy chuẩn, có  điều kiện về  vật chất, người giáo viên giỏi...” thì đứa trẻ  trở  thành một con  người được hội tụ đủ  nhân cách, phát triển toàn diện, để  thích nghi vững vàng  trước mọi biến động xã hội. Trẻ  em là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách thông qua tiếp thu có  chọn lọc, lĩnh hội kiến thức từ  môi trường giáo dục. Đặc biệt trong thời điểm  hiện nay kỹ năng sống cho trẻ không còn dừng lại ở trong môi trường giáo dục   gia đình, nhà trường mà còn thông qua công nghệ số thời đại 4.0, thời đại mà khi   trẻ sinh ra mới từ 1 đến 2 tháng tuổi chúng ta đã có thể cho trẻ nghe những bản   nhạc, câu chuyện… từ các thiết bị ghi âm hiện đại. Như vậy, kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, cũng có thể qua rèn luyện hoặc giáo dục của con người. Có kỹ  năng sống bắt buộc phải   được rèn luyện mới hình thành từ  môi trường giáo dục, sách báo, tư  liệu, phim   ảnh…Các kỹ  năng sống thông thường có mối tương quan và bổ  trợ  cho nhau  theo một lôgic học. 
  7. 7 Từ những phân tích trên cho thấy tầm quan trọng trong giáo dục kỹ  năng   sống, đặc biệt trẻ lứa tuổi mầm non  là rất cần thiết. Rèn kỹ năng sống cho trẻ  là giúp trẻ rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện, giao tiếp, trong tất cả các tình   huống và kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm, đặc biệt là ý thức chăm sóc bản   thân, tự bảo vệ. Chính vì vậy, giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết thực hiện nghĩa vụ của   bản thân và tuân thủ những quy định về nề nếp trong học tập, vui chơi và trong   sinh hoạt. Từ  đó góp phần tích cực vào việc giáo dục trẻ  phát triển toàn diện,  đặc biệt là phát triển về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ và tình cảm, nó cung cấp   cho trẻ vốn tri thức đầu tiên về xã hội, con người. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trường Mẫu  Giáo Hoa Cúc  Trắng thuộc xã vùng 3 của  huyện Krông  Năng, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, với điểm trường Xuân Lạng thì các  cháu trong độ tuổi 3 – 4 tuổi chưa được đến trường và đặc biệt ở điểm trường   này đa số là dân tộc thiểu thiểu số đến từ  vùng núi phía Bắc. Chính vì điều đó  nên   trong quá trình tôi nghiên cứu đề  tài sáng kiến này, bản thân tôi đã gặp  những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuân l ̣ ợi ­ Về  nhà trường: Trường mẫu giáo Hoa Cúc Trắng là một đơn vị  có bề  dày về thành tích.  + Ban giám hiệu trường Mẫu Giáo Hoa Cúc Trắng có trình độ chuyên môn  cao, có kinh nghiệm quản lý, làm việc khoa học. Thường xuyên thăm lớp dự  giờ, trao đổi chuyên môn, cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên. + Đội ngũgiáo viên trong trường đa số  là giáo viên trẻ  năng động, tâm  huyết, yêu nghề mến trẻ nhiệt tình sáng tạo.  + Nhà trường đặc biệt quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ về chuyên môn và  đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ  chơi, trang thiết  bị phục vụ cho việc học tập của trẻ ­ Về  bản thân: Là một giáo viên luôn mang trong mình lòng nhiệt huyết,   yêu nghề mến trẻ, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn có tinh thần tự  học hỏi nâng cao trình độ  chuyên môn nghiệp vụ, luôn tự  rèn luyện tu dưỡng  phẩm chất đạo đức nên luôn nhận được sự  quan tâm, tin tưởng của ban giám  hiệu nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh… ­ Về  phụ huynh: Các bậc phụ huynh đã quan tâm hơn đến bậc học mầm  non, nên họ có ý thức cho con đi học đều, đúng độ  tuổi, đưa đón con đúng giờ  quy định. Phụ  huynh luôn phối hợp chặt chẽ  với nhà trường, giáo viên để  có  biện pháp giáo dục tốt nhất. Đồng thời phụ  huynh luôn tích cực  ủng hộ  cho 
  8. 8 việc mua sắm đồ dùng ­ đồ chơi và một số trang thiết bị phục vụ cho việc dạy   và học của cô và Cụ  thể: Khi khảo sát trẻ  tại lớp vào tháng 9/2020, tôi đã thu thập được  kết quả như sau:
  9. 9 Tổng số  Trẻ đạt Trẻ chưa đạt trẻ trong  Nội dung  Số  Tỉ lệ  Số  Tỉ lệ  lớp khảo sát trẻ. (%) trẻ. (%) Kỹ  năng tự  chăm sóc bản thân  9 36% 16 64% và tự phục vụ. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử 8 32% 17 68% 25 Kỹ năng tự bảo vệ bản thân 12 48% 13 52% Kỹ năng tự tin 10 40% 15 60% Kỹ   năng   trong   hoạt   động   tập  7 28% 18 72% thể và hoạt động nhóm. Từ  kết quả trên tôi cảm thấy rất băn khoăn và suy nghĩ xem phải dạy trẻ  như  thế nào, bằng cách nào để  tất cả  trẻ lớp tôi tự  tin, có được những hành vi  tốt và biết cách  giao tiếp,  ứng xử  với mọi người xung quanh mình. Từ  những  suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên như sau: 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a. Mục tiêu của giải pháp Giúp trẻ  chủ  động, tự  tin và biết cách xử  lý các tình huống trong cuộc  sống, và có trách nhiệm. Đặc biệt giúp trẻ   biết dược những điều nên làm và  không nên làm. Phát triển  khả  năng tư  duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho   trẻ trở thành người có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách hiệu quả  tôi đã tìm và vận dụng một số giải pháp sau:  b. Nội dung  và cách thức thực  hiện giải pháp: Giải pháp 1:Xây dựng kế  hoạch giáo dục kỹ  năng sống cho trẻ  một cách   phù hợp. Tôi lấy mục tiêu giáo dục kỹ  năng sống cho trẻ  làm nhiệm vụ  hàng đầu  trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ   nhằm góp phần bé nhỏ  của mình vào   quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Muốn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt  hiệu quả  cao, ngay từ  đầu năm học tôi đã phối hợp với cô giáocùng lớp xây  dựng kế  hoạch và thống nhất đưa vào các chủ  đề, các hoạt động  ở  lớp một  cách phù hợp, tùy thuộc vàotừng thời điểm, từng chủ đề, tôi lựa chọn nội dung  tích hợp giáo dục kỹ năng sống để dạy trẻ nhằm đạt hiệu quả cao. Cụ thể như  sau:
  10. 10 Chủ đề: TRƯỜNG MẦM NON (Thực hiện từ ngày  07/09 đến 02/10/2020) Nội dung kỹ năng sống Bài tập trải nghiệm Kỹ năng tự phục vụ và tự chăm sóc bản thân ­ Trẻ tự lấy và tự cất đồ chơi, đồ dùng ­ Trẻ tự ăn, tự uống. Kỹ năng tự bảo vệ ­ Trẻ  đến lớp và về  nhà biết chào cô, chào  ông bà, bố mẹ, anh chị, chào các bạn. Kỹ năng trong hoạt động tập thể, hoạt động nhóm. ­ Trẻ biết phối hợp với các bạn trong khi chơi Chủ đề: BẢN THÂN (Thực hiện từ ngày 05/10 đến 23/10/2020) Nội dung kỹ năng sống Bài tập trải nghiệm Kỹ năng tự phục vụ, chăm sóc bản thân ­ Giữ gìn vệ sinh các nhân đánh răng vào buổi  sáng, buổi tối, và sau khi ăn  Kỹ năng tự bảo vệ ­ Trẻ  biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn   cấp như: cháy, ngã chảy máu… ­   Tránh   những   trường   hợp   không  antoàn   như:   Khi  người lạ bế cho bánh kẹo, nước ngọt… ­  Trẻ  tự  tin  giới   thiệu  bản  thân  như   tên,  tuổi,  sở  Kỹ năng tự tin thích… Kỹ năng trong hoạt động nhóm, tập thể ­   Đoàn   kết   với   bạn   trong   hoạt   động   học   và   hoạt  động vui chơi. ­ Biết cách giải quyết mâu thuẫn. Chủ đề: NGÔI NHÀ THÂN YÊU (Thực hiện từ ngày 26/10 đến 13/11/2020) Nội dung kỹ năng sống Bài tập trải nghiệm Kỹ năng phục vụ, tự chăm sóc bản thân ­ Biết gấp quần áo, đi giày dép đúng cách, đeo tất và   cởi tất. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử ­ Kể các thành viên trong gia đình ­ Nói năng lễ phép với người lớn  Kỹ năng tự tin ­ Tự tin kể các thành viên trong gia đình ­ Tránh những vật dụng nguy hiểm như: Bàn là, bếp   điện, bình nước nóng… và không đùa nghịch các vật  Kỹ năng tự bảo vệ sắc nhọn. Kỹ năng hợp tác ­ Giúp đỡ bố mẹ những công việc đơn giản, phù hợp  với sức của mình. Chủ đề: NHỮNG NGHỀ BÉ BIẾT (Thực hiện từ ngày 16/11đến 11/12/2020) Nội dung kỹ năng sống Bài tập trải nghiệm Kỹ năng giao tiếp,  ứng xử ­ Yêu quý và tôn trọng các nghề trong xã hội.
  11. 11 Kỹ năng tự bảo vệ bản thân ­ Tránh xa những hành động, hành vi gây nguy hiểm. Kỹ năng tự tin ­ Giới thiệu sở thích lớn lên bé thích làm nghề gì? Kỹ năng trong hoạt động nhóm, tập thể ­ Thực hiện vai của mình trong trò chơi của nhóm. Chủ đề: NHỮNG CON VẬT BÉ YÊU ( Thực hiện từ ngày 14/12/2020 đến 08/01/2021) Nội dung kỹ năng sống Bài tập trải nghiệm Kỹ năng tự phục vụ bản thân. ­ Trẻ biết cách xử lý khi bị các loại côn trùng cắn. Kỹ năng tự bảo vệ ­ Biết tránh một số  con vật có khả  năng gây nguy  hiểm như: Con chó, tổ ong… Kỹ năng hợp tác ­ Giúp bố mẹ chăm sóc vật nuôi trong gia đình. Chủ đề: THỰC VẬT (Thực hiện từ ngày 11/01/2021 đến 29/01/2021 Nội dung kỹ năng sống Bài tập trải nghiệm Kỹ năng tự phục vụ bản thân. ­ Trẻ biết chọn lựa trang phục khi đi chơi Bé và các bạn chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên. Kỹ năng hợp tác  Chủ đề: MÙA XUÂN (Thực hiện từ ngày 01/02/2021 – 26/02/2021) Nội dung kỹ năng sống Bài tập trải nghiệm Kỹ năng giao tiếp, ứng xử ­ Nói những câu chúc tết đơn giản để  chúc ông bà,  bố mẹ và người thân. Kỹ năng tự bảo vệ ­ Không  ăn  quá nhiều  đồ  ngọt, không uống nhiều  nước có ga, ăn uống phù hợp trong ngày tết. Chủ đề: QUÊ HƯƠNG EM VÀ NGÀY 8/3 ( Thực hiện từ ngày 1/03/2021 đến 19/03/2021) Nội dung kỹ năng sống Bài tập trải nghiệm Kỹ năng giao tiếp, ứng xử. ­ Trẻ biết một địa danh lịch sử của Việt Nam. ­ trẻ bết ngầy 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ Kỹ năng tự bảo vệ ­ An toàn khi ra đường, đi chơi Kỹ năng hợp tác ­ Bé cùng bố mẹ chuẩn bị đồ khi đi tham quan, du lịch. Chủ đề: BÉ VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG ( Thực hiện từ ngày 22/03/2021 đến 09/04/2021) Nội dung kỹ năng sống Bài tập trải nghiệm Kỹ năng, tự chăm sócbản thân. ­ Biết đội mũ bảo hiểm,đeo khẩu trang, đeo kính khi  ngồi xe máy. ­ Một số  hành vi văn minh khi ngồi trên xe, đến nơi   Kỹ năng ứng xử công cộng. Chủ đề: NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
  12. 12 ( Thực hiện từ ngày 12 /04/2021 đến 08/05/2021) Nội dung kỹ năng sống Bài tập trải nghiệm Kỹ năng tự chăm sóc bản thân ­ Đội mũ, che ô khi đi trời nắng. Kỹ năng tự bảo vệ ­ Bé không chơi gần nơi có ao, hồ. ­ Không chạy ra mưa khi trời sấm, sét. ­ Biết trao đổi, thảo luận với bạn và người lớn về  Kỹ năng hợp tác các hiện tượng tự nhiên, thời tiết theo mùa. Chủ đề: BÁC HỒ  ­ TẾT THIẾU NHI (Thực hiện từ ngày 10/05/2021 đến 21/05/2021) Nội dung kỹ năng sống Bài tập trải nghiệm Kỹ năng tự bảo vệ ­ An toàn khi ra đường, đi chơi Kỹ năng hợp tác ­ Bé biết ngày 01/6 là ngày Quốc tế thiếu nhi Giải pháp 2: Cụ thể hóa nội dung một số kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ. * Kỹ năng lao động tự chăm sóc và tự phục vụ bản thân Ngay từ đầu năm học, tôi tập trung dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ,   chăm sóc bản thân đó là:Trẻ biết cất ba lô, giày dép đúng nơi quy định. Trẻ biết   rửa tay sạch sẽ  trước khi ăn và sau khi đi vệ  sinh. Biết mời chào trước khi ăn,   ́ ử dụng những đồ dùng trong ăn uống sạch sẽ gọn gàng, không làm rơi vãi,   biêt s nhai kỹ không gây tiếng ồn và ăn hết suất của mình. Sau khi ăn xong trẻ biết cất  bát, thìa đúng chỗ, biết lấy khăn lau miệng và tự lấy nước để uống. Biết kê sạp   giường cùng cô, biết tự lấy, xếp gối và cất gối đúng nơi quy định. Ngoài ra tôi   còn dạy trẻ kỹ năng phục vụ bản thân như: Tự cởi và mặc quần áo, biết lấy và  cất đồ dùng đúng nơi quy định.
  13. 13 Hình ảnh:Trẻ tự cất dép khi vào lớp * Ky năng  ̃ ứng xử, giao tiếp. Bên cạnh kỹ năng giao tiếp với cô và các bạn thì kỹ năng khi giao tiếp với   người lớn tuổi cũng vô cùng quan trọng. Ở phần đặt vấn đề  tôi đã nêu,trẻ  hầu   hết chưa có các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chào hỏi... Chính điều đó sẽ tạo nên  những nhận thức sai lệch và những hành vi  của trẻ  mà dần nó sẽ  biến thành  thói quen khó có thể  thay đổi. Vì vậy, đối với người lớn tuổi khi giao tiếp tôi   tập cho trẻ  những lời nói lễ  phép, không được phép nói cộc lốc không có chủ  ngữ.Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với cô cùng   bạn bè, cô giáo chủ động chào trẻ trước để trẻ làm theo. * Kỹ năng tự bảo vệ bản thân Để dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân tôi tự đặt ra một số tình huống để  trẻ tự giải quyết vấn đề và những tình huống được áp dụng trong suốt quá trình  chăm sóc giáo dục trẻ. [3] Ví dụ: Tôi đưa ra các tình huống qua các câu chuyện gần gũi với trẻ  để  trẻ tự giải quyết. Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện: Bạn Quyền được mẹ đưa đi   siêu thị chơi, mẹ dặn  ở  đó chơi chờ  mẹ đi mua ít đồ  rồi mẹ  quay lại đón, chờ  mãi mà không thấy mẹ. Quyền đi ra cổng để  đón mẹ, bỗng có một người phụ  nữ cho bạn Quyền kẹo và nói “Hôm nay mẹ con bận không đón con được đâu, 
  14. 14 mẹ  có nhờ  cô đón con về, con ngoan ăn kẹo đi và ngồi lên xe cô chở  con về”.   Qua câu chuyện của bạn Quyền tôi đưa ra những câu hỏi: Bạn Quyền có nên về  với người phụ nữ đó không? Nếu con là bạn Quyền con sẽ xử lý như  thế nào?  Cho trẻ suy nghĩ và thảo luận rồi  đưa ra những câu trả  lời. Từ  đó cô giáo dục   trẻ “Không nên đi theo người lạ vì sẽ rất nguy hiểm”. Ngoài ra, tôi tổ chức lồng ghép vào các hoạt động trong ngày những tình huốngkhác nhau để trẻ có cơ  hội giải quyết và xử  lý. Tôi đã đưa ra những tình  huống để  trẻ  biết tránh những mối nguy hiểm khác như: “Nếu như  con đang  ở  nhà một mình, có người đến gọi mở  cửa thì con sẽ  làm gì?Tôi cho trẻ nói suy  nghĩ và cách giải quyết của mình. Sau đó tôi đưa ra cách giải quyết thích hợp  nhất đó là trong trường hợp này: Các con tuyệt đối không mở  cửa, kể cả đó có  thể  là người quen của bố  mẹ  mình, Do vậy, việc rèn luyện cho trẻ  những kỹ  năng này là rất quan trọng giúp các con tự tin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống   hiện đại. *Ky năng t ̃ ự tin Kỹ năng này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin ở mọi lúc mọi nơi và trong mọi  tình huống. Tôi luôn khuyến khích trẻ  thể  hiện năng khiếu cũng như  sở  thích  của mình, động viên trẻ dưới mọi hình thức để trẻ có thể phát huy tốt nhất khả  năng của mình. Ví dụ: Trong lớp tôi có bạn Hải, Uyên, Minh Phát đi học hay khóc. Tôi   dùng hình thức khen ngợi, động viên trẻ bằng cách: Hôm nay con có đôi dép đẹp  thế! Ai mua quần dép đẹp cho con đấy? Sau khi vào lớp, tôi dùng hình thức ,   động viên và khen ngợi trẻ trước lớp: Hôm nay cô thấy bạn Hải Đăng đi học rất  ngoan, không khóc nhè nữa đâu! Cả  lớpmình cùng khen bạn nào. Bằng những   câu động viên của cô giáo dần sẽ giúp trẻ tự tin hơn. Hoặc buổi chiều trước khi   trẻ về tôi hay trò chuyện, động viên khuyến khích trẻ như: Hôm nay cô thấy con  đã đọchọc bài thuộc rồi đấy, về nhà con hãy đọc cho cả nhà mình nghe nhé. Và   ngày mai con đi học cũng phải ngoan cô sẽ  dạy cho con nhiều bài hát, bài thơ  hay hơn. Như vậy cô và các bạn sẽ yêu thương con hơn! * Kỹ năng trong hoạt động nhóm, tập thể: Để  hình thành cho trẻ  kỹ  năng này tôi thường tổ  chức các h oạt động để  trẻ  được trải nghiệm, đây là một cáchhọc thông qua thực hành để  trẻ  được   cungcấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh  nghiệm.Trong quá trình trẻ  hoạt động theo nhóm/ tập thể  giúp trẻ  sử  dụng các  giác quan như: nghe, nhìn, chạm, ngửi…để  tăng khả  năng ghi nhớ  những điều   đã được tiếp cận, từ đó phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Bản  thân tôi đã kết hợp với nhà trường tổ  chức cho trẻ  tham gia hoạt  động trải  
  15. 15 nghiệm: Bé cắm hoa tặng cô ngày Nhà giáo Việt Nam. Các hoạt động này được  trẻ tham gia một cách hứng thú, say mê. Hay thông qua hoạt động góc, hoạt động vui chơi tôi cho trẻ  chơi theo  nhóm để  trẻ  tự  phân công công việc và biết cách hợp tác với nhau trong quá   trình chơi. Qua đó thể  hiện sự  đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ  cùng bạn để  hoàn   thành công việc trong nhóm chơi, góc chơi. Trong quá trình trẻ  chơi tôi thường   xuyên quan sát kỹ  năng chơi của trẻ, tập cho trẻ  biết giao tiếp và thể  hiện  những hành vi có văn hóa, khi chơi xong trẻ có thói quen cùng nhau cất đồ chơi   gọn gàng, đúng nơi quy định.  Ví dụ: Khi chơi góc xây dựng “Ngôi nhà của bé” trẻ biết phân công công  việc rõ ràng: Bạn nào xây hàng rào, bạn nào xây nhà và bạn nào trồng hoa…Khi   bạn nào làm xong công việc của mình biết ra giúp đỡ các bạn khác để cùng nhau  hoàn thành công trình của nhóm mình. Hình ảnh:Trẻ biết thu dọn đồ dùng sau khi chơi Giải pháp 3:Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các  hoạt động trong ngày.
  16. 16 Giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ đón trẻ và trả trẻ: * Giờ đón trẻ:  ­ Trẻ biết lễ phép chào cô giáo, chào ông bà, chào bố  mẹ và hỏi han bạn   bè. ­ Tôi sẽ hỏi trẻ về những hoạt động ở nhà của trẻ như:  + Sáng nay ngủ dậy con làm những gì? + Hôm nay ai chở con đến trường? Con đi bằng phương tiện gì? Khi tham   gia các phương tiện giao thông con phải làm gì?  ­ Khi vào lớp trẻ biết lấy đồ chơi và cất đồ chơi khi chơi song. * Giờ trả trẻ:  ­ Tôi trò chuyện với trẻ  về  ngày đến trường hôm nay như: Hôm nay cô  dạy con học bài gì?  Ở  lớp con chơi với bạn có vui không? …Từ  đó trẻ  tự  tin   hơn trong giao tiếp, mạnh dạn khi nói chuyện với mọi người. ­ Nhắc nhở trẻ về nhà kể lại cho bố mẹ những hoạt động con được tham   gia. ­ Trước khi ra về cho trẻ kiểm tra lại đồ dùng của mình. ­ Sử dụng các tình huống để hỏi trẻ khi ra về. Ví dụ: Lúc bố mẹ đón con, con chào những ai? Chào như thế nào? Khi đi   trong trường gặp các cô, các bác, con như thế nào?... Ngoài ra ở góc trao đổi với phụ huynh, tôi sưu tầm các hình ảnh nói về kỹ  năng sống như: Lễ phép với người lớn, vứt rác đúng nơi quy định, tránh những  nơi nguy hiểm…để khi phụ  huynh đưa đón trẻ đến lớp có thể đọc và giáo dục  cho con mình. * Giáo dục kỹ năng sống được thông qua hoạt động học Thông qua hoạt    động học,trẻ  tự  tin, mạnh dạn khi thể  hiện khả  năng  của mình cũng như giới thiệu về bản thân, gia đình mình  trước cô giáo và các bạn  trong lớp.Mặt khác, trẻ có cơ hội chia sẻ với các bạn thông qua hoạt động nhóm. Ví dụ: Hoạt động khám phá: Tôi là ai? Chủ  đề: Bản thân, tôi cho trẻ  tự  lên   giới   thiệu:   họ  tên,   tuổi, giới   tính,   học   lớp   nào,cô   giáo   nào,  trường  nào ...Thông qua giờ học này trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn lên giới thiệu về bản thân  mình.  ­ Hay thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học: đề tài truyện "Chú  dê đen" tôi giáo dục trẻ  kỹ  năng biết tự  bảo vệ  bản thân mình, không run sợ  trước cái ác, cái xấu... ­ Khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc, chủ đề: “Nghề nghiệp”.Thông  qua trò chơi âm nhạc “Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát” cô chia trẻ làm 3 đội. Khi màn   hình ti vi xuất hiện hình ảnh nghề nào thì các đội  sẽ phải thảo luận để tìm ra bài hát 
  17. 17 có nội dung nói về nghề đó và cả đội sẽ cùng hát. Qua đây, giúp trẻ biết cách hoạt   động theo nhóm, có được sự tự tin, mạnh dạn biểu diễn hát cùng nhau. ­ Thông qua hoạt động thể  dục: Với các vận động như:Ném trúng đích,   chuyền bóng,  Bò zíc zắc qua 5 điểm, Chạy thay đổi tốc độ  theo hiệu lệnh, …  rèn cho trẻ các kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vận   động, kĩ năng chờ đến lượt mới được tham gia. ­ Thông qua hoạt động làm quen toán: Chủ đề “ Thế giới thực vật”,đề tài  “Đếm và nhận biết số  lượng trong phạm vi 4, nhận biết số 4” tôi sử  dụng trò   chơi:Hái quả (Chia làm 2 đội, 1 đội hái quả  gắn số  3, 1 đội hái quả  gắn số  4),   đội nào hái đúngquả và nhanh hơn đội đó sẽ chiến thắng. Trong trò chơi này trẻ  phải nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng với nhau để hái đúng quả theo yêu cầu. * Giáo dục kỹ năng sống còn thông qua hoạt động vui chơi. Như  chúng ta đã biết đối với lứa tuổi trẻ  mầm non “Học bằng chơi ­   Chơi màhọc”. Vì điều đó mà tôi rất chú trọng đến việc tạo ra các tình huống khi  trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết. Ví dụ: Qua các góc chơi như: Góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật,  góc học tập…Cô  gợi ý, hướng dẫn trẻ  cách chơi, cách xưng hô khi chơi. Cô   chơi với trẻ như người bạn thật sự của trẻ để  hướng cho trẻ cách ứng xử với  nhau trong quá trình chơi. ­  Ở  góc chơi xây dựng: Trong chủ  đề  “Thế  giới động vật”, đề  tài “Xây  dựngtrang trại chăn nuôi”,khi chơi thì tất cả trẻ trong nhóm phải cùng nhau thảo   luận, phân công nhiệm vụ  cho nhau và cùng làm công việc được giao để  hoàn  thành công trình. Đó là một cách hợp tác khi trẻ chơi với nhau trong nhóm. Như vậy, thông qua hoạt động vui chơi trẻ mạnh dạn dần,ứng xử đối với   mọi người xung quanh và thành thạo dần trong giao tiếp. Từ đây trẻ  cũng biết  xưng hô chuẩn mực, biết nói và trả lời đầy đủ câu từ. * Giáo dục kỹ năng sống được thông qua hoạt động ngoài trời:   Khi trẻ hoạt động ngoài trời, trẻ sẽ được tiếp xúc với cỏ, cây, hoa, lá và   các sự  vật­ hiện tượng xung quanh trẻ, qua đó hình thành ở  trẻ  những kỹ  năng  sống cần thiết như: Có kỹ  năng hợp tác khi chơi trò chơi, biết bỏ  rác đúng nơi   quy định, biết giúp cô nhặt lá để  trường học sạch sẽ  hơn. Trẻ  biết chăm sóc   cây, không bẻ hoa, ngắt lá… * Giáo dục kỹ năng sống còn được thông qua sinh hoạt hàng ngày. ­ Trong giờ ăn: Tôi dạy trẻ những kỹ năng tự phục vụ, rèn tính tự lập và  lịch sự trong ăn uống như: Trẻ biết kê bàn ăn, xếp ghế, biết tự đi lấy bát; thìa.   Trẻ biết mời trước khi ăn và tự  rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Khi ăn phải sạch  
  18. 18 sẽ, gọn gàng, không nói chuyện trong khi ăn và ăn hết suất, ăn xong biết giúp cô   lau bàn, sắp xếp bàn ghế gọn gàng, cất bát thìa đúng nơi quy định... ­ Trong giờ  ngủ:  Tôi dạy trẻ  các kỹ  năng như: Chải nệm trước khi đi   ngủ và gấp nệm khi ngủ dậy. Biết tự cất, lấy gối đúng nơi quy định. Khi đi ngủ  không dẫm lên gối của bạn, đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn ào khi các bạn đang  ngủ.   Trẻ kê sạp, chải chiếu ­  Trong giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa mặt,rửa  tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ  sinh, cách chải tóc gọn gàng,   cách gấp quần áo, giữ gìn quần áo sạch sẽ và đi vệ  sinh đúng nơi quy định, xả  nước sau khi đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định...
  19. 19 Trẻ chải tóc cho bạn * Tổ  chức cho trẻ  tham gia lao động: Đây cũng là một hình thức giáo  dục kỹ năng sốngcho trẻ. Tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia lao động một cách  tự  giác, tích cực và đảm bảo an toàn cho trẻ  qua các hoạt động lao động như:   dọn dẹp đồ  dùng, đồ  chơi sau khi hoạt động, lau đồ  chơi, cùng cô trang trí lớp  học, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên như: tưới, lau bụi cho lá cây, nhặt lá rụng,   trồng cây.... Tham gia lao động là môi trường thực tế  nhất để  trẻ  được trải   nghiệm, trẻ sẽ hiểu được những khó khăn và vất vả  và sự  cố  gắng của người   lao động. Từ  đó biết yêu quý người lao động, quý trọng sản phẩm lao động,  biết giữ gìn các dụng cụ lao động. * Giáo dục kỹ năng sống thông qua trò chơi vận động: Với hình thức  này tôi tôi sưu tầm và tổ chức các trò chơi vận động để giáo dục kỹ năng sống  cho trẻ. Ví dụ: Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Khiêu vũ cùng bóng”. Xếp  
  20. 20 2 trẻ thành 1 cặp, dùng bụng giữ bóng và cầm tay nhau. Khi có tiếng nhạc thì 2   bạn phải khiêu vũ theo tiếng nhạc, nhạc nhanh khiêu vũ nhanh, nhạc chậm  khiêu vũ chậm, nhạc dừng thì phải dừng, không được dùng tay giữ bóng hay để  bóng rơi. Khi kết thúc bảnnhạc mà đội nào vẫn giữ được bóng thì đội đó thắng   cuộc. Qua trò chơi này giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác, khéo léo. Giải pháp 4: Tuyên truyền, kết hợp với phụ  huynh trong việc giáo  dục kỹ năng sống cho trẻ. Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không thể  thiếu trong quá trình   giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, vì gia đình là môi trường xã hội mà trẻ tiếp xúc  thường xuyên và liên tục. Trẻ tiếp thu một cách tự nhiên các hành vi, các chuẩn   mực xã hội, mối quan hệ xã hội. Để tạo sự thu hút và tin tưởng và sự quan tâm   của phụ  huynh vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn tạo mối quan   hệ tốt với phụ  huynh  và lắng nghe ý kiến của phụ  huynh, sẵn sàng tư  vấn và  giúp đỡ  các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ  khi gia đình có yêu cầu.Thông tin  đầy đủ cho cha mẹ trẻ khi ở trường bằng nhiều hình thức khác nhau như:  ­ Họp phụ huynh và có góc trao đổi với phụ huynhgiờ đón, trả trẻ. ­ Trao đổi với phụ  huynh về  nội quy nhà trường, các hình thức và biện   pháp phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên trong từng giai đoạn và trong cả năm  học. ­ Trao đổi thường xuyên với phụ huynh để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ khi   ở nhà, thông tin cho phụ huynh biết về tình hình của trẻ ở lớp. Ví dụ: Cô trao đổi với phụ  huynh cần cho trẻ  tự  mặc quần áo, rửa tay,   rửa mặt, khi ăn xong biết lấy tăm cho ông bà, bố mẹ... giải thích cho phụ huynh   hiểu: Khi trẻ tự phục vụ bản thân, giúp đỡ người khác thì sẽ tạo cho trẻ tính  tự  lập cao. Lúc đầu có thể trẻ chưa tự làm được, bố mẹ có thể giúp trẻ, cùng làm  với trẻ. Không nên sốt ruột khi phải chờ đợi trẻ lúng túng không cài được cúc áo   hoặc lóng ngóng đánh đổ  nước ra ngoài khi tự  rót nước uống. Khi trẻ  đã thực  hiện được một việc gì dù nhỏ cha mẹ cũng nên khen ngợi động viên trẻ. Những   thói quen tự làm một số việc đơn giản là bước khởi đầu giúp trẻ tự tin hơn, nếu   bố  mẹ  làm thay trẻ  sẽ  không hình thành được thói quen tốt. Trẻ  nhỏ  rất hiếu  động, luôn làm những gì mình thích. Nếu như  người lớn luôn làm thoả  mãn  những mong muốn của trẻ dần dần sẽ tạo cho trẻ không tự tin vào bản thân. Bố  mẹ phải tập cho trẻ biết chờ đợi nhằm tạo cho trẻ những hành vithói quen tốt  ngay khi trẻ ở nhà.  c. Kết quả  khảo nghiêm, giá trị  khoa học của vấn đề  nghiên cứu,   phạm vi và hiệu quả của các ứng dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1