intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển vận động

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điểm mới của đề tài: Phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi giúp trẻ phát triển kỷ năng vận động được tiến hành thông qua các hình thức hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, dạo chơi, qua thể dục sáng, qua thể dục giờ học... có nhiều thử thách giúp trẻ phát triển tốt kỷ năng vận động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển vận động

  1. 1­ Phần mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài:  Như  chúng ta đã biết  ở  lứa tuổi mầm non việc cho trẻ  phát triển vận   động là một hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ   ở  tuổi mầm non, nó  có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng  cường thêm sức khỏe, cường tráng về  thể  chất, cơ  thể  phát triển cân đối, hài   hòa, tạo điều kiện phát triển  ở  trẻ  sự  cứng cáp của cơ  bắp và niềm vui trong  hoạt động,  phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức lao động cụ thể là:  Góp phần hình thành những khả năng phát triển vận động hàng ngày của  trẻ. Cung cấp cho trẻ những  khả năng phát triển vận động có hệ  thống. Giúp   trẻ  hiểu biết về  tính tích cực vận động của trẻ. Sự  tổng hợp những hình thức   đó tạo nên chế  độ  vận động nhất định, cần thiết cho sự  phát triển đầy đủ  về  thể chất. Góp phần phát triển mạnh mẽ hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh,  bộ máy hô hấp hoàn thiện. Trong quá trình phát triển vận động trẻ  được tích cực tham gia các vận  động như (Đi, chạy, bò, trườn, trèo, nhảy...)  Do đó cơ thể  trẻ  khỏe mạnh,  hệ  thần kinh trung  ương phát triển, quá trình hưng phấn và ức chế  cân bằng hơn,  môi trường sống mở  rộng hơn, có nhiều thử  thách giúp trẻ  phát triển tốt kỷ  năng vận động.            Phát triển vận động là bộ  phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn   diện, có mối quan hệ  mật thiết với đạo đức, thẩm mỹ  và lao động. Hơn nữa  phát triển vận động cho trẻ  mầm non càng có ý nghĩa quan trọng vì  ở  lứa tuổi  mầm non cơ  thể  trẻ  còn non yếu dễ    bị  phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu   không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể  gây nên những thiếu sót  trong sự  phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được  điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới   công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. 1
  2.        Như  vậy việc giúp trẻ  phát triển kỷ  năng vận động được tiến hành thông  qua các hình thức hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, dạo   chơi, qua thể dục sáng, qua thể dục giờ học...          Vậy làm thế nào để giúp trẻ 4 ­ 5 tuổi  phát triển vận động đó là câu hỏi   tôi luôn lo lắng, băn khoăn đặt ra và cũng là lý do tôi chọn đề tài: "Một số giải   pháp nâng cao chất lượng giúp trẻ 4­5 tuổi phát triển vận động". 1.2. Điểm mới, phạm vi áp dụng đề tài:  *  Điểm mới của đề tài: Phát triển vận động cho trẻ 4­5 tuổi giúp trẻ phát triển kỷ năng vận động   được tiến hành thông qua các hình thức hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt  động vui chơi, dạo chơi, qua thể dục sáng, qua thể dục giờ học... có nhiều thử  thách giúp trẻ phát triển tốt kỷ năng vận động.  * Phạm vi áp dụng: Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, bản thân chỉ tập trung  nghiên cứu: "Một số  biện pháp nâng cao chất lượng giúp trẻ  4­5  phát triển   vận động"  trong trường Mầm non hi vọng rằng từ những biện pháp đưa ra sẽ  giúp trẻ  4 ­ 5 tuổi  phát triển vận động tốt hơn  ở  chính đơn vị  trường tôi đang   công tác và các trường mầm non trong huyện. 2­ Phần nội dung: 2.1. Thực trạng của đề tài:  Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 ­ 5 tuổi.  Tôi đã nhận thấy  được những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc giúp   trẻ  phát triển vận động ở lớp tôi như sau: * Thuận lợi:  Được sự quan tâm nhiều của nghành giáo dục, của phòng và các cấp lãnh  đạo, các ban nghành và hội cha mẹ học sinh, các bậc phụ huynh. Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện`trang bị đầy đủ  trang thiết bị cơ  sở vật chất ( Vòng, gậy, ghế thể dục, đích ném, bục bật ...) sự chỉ đạo của  Ban   2
  3. giám hiệu  về lịch trình và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, các hoạt động   ngoại khóa...           Riêng với bản thân tôi là một cô giáo trẻ thực sự yêu nghề mến trẻ, được   đào tạo qua lớp Đại học mầm non và rất yêu thích bộ  môn giáo dục phát triển   vận động, bản thân tích cực tìm tòi học hỏi để  nâng cao trình độ  chuyên môn  nghiệp vụ.    Trường có đủ máy vi tính, máy chiếu đa năng, các băng nhạc, các đĩa nhạc  có hình ảnh thể dục , có đủ vòng, gậy, nơ...    100% trẻ trong lớp đã qua chương trình mẫu giáo bé nên đã có nề nếp.      Nhà trường, phòng giáo dục luôn quan tâm tới mọi hoạt động của giáo  viên, nhất là việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.    * Khó khăn:   Các trang thiết bị phục vụ cho việc giáo dục phát triển vận động còn hạn   chế. Hơn nữa vào đầu năm học tôi chưa nắm bắt được tâm lí, ý thích của trẻ,   chưa tạo được hứng thú để  lôi cuốn trẻ tham gia giáo dục phát triển vận động   nên giờ học chưa đạt kết quả cao.    Trẻ đa số là con nhà nông nên sự  nhận thức của phụ huynh về giáo dục   phát triển vận động không quan trọng mà chỉ  là một môn phụ  không cần quan  tâm. * Khảo sát chất lượng đầu năm   Qua khảo sát sự  hứng thú của trẻ  khi tham gia vào giáo dục thể  chất  (giáo dục phát triển vận động) cho thấy:  TRẺ HỨNG     TRẺ KHÔNG CHỦ ĐỀ BÀI  TỔNG  THÚ HỌC HỨNG THÚ HỌC DẠY SỐ  Số lượng % Số lượng % CHÁU 3
  4. Trường   Đi trên  vạch kẻ  mầm  22 12 54,5 10 45,5 thẳng non          Từ kết quả khảo sát trên tôi thấy rằng sự hứng thú tham gia vận động của   trẻ còn ít nên dẫn đến kết quả còn hạn chế, trẻ chưa hứng thú trong giờ học. Vì   vậy muốn giúp trẻ 4­5 tuổi phát triển khả năng vận động tốt hơn. Từ đấy tôi đã  mạnh dạn đưa ra những biện pháp sau: 2.2. Các giải pháp: Trong năm học này tôi quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và luôn  lấy mục tiêu nắm chắc các nội dung nâng cao chất lượng giúp trẻ 4­5 tuổi phát  triển vận động là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, góp một   phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành nhân cách cho trẻ một cách toàn  diện          2.2.1:  Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động.          Dựa và kế  hoạch năm của nhà trường xây dựng và căn cứ  vào nội dung  trong chương trình giáo dục mầm non theo độ  tuổi; căn cứ  vào thời gian, thời  điểm thực hiện bài tập  ở  vào giai đoạn nào của chương trình năm học, căn cứ  vào mức độ  phát triển, khả  năng điều kiện thực tế  của trẻ   ở  lớp, tôi đã xây   dựng kế  hoạch nội dung các vân động tập luyện cho trẻ, xác định độ  khó của  từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi  từ  dễ  đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ  đã biết, đồng  thời chuẩn bị những kỷ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã  được trình bày theo từng loại vận động theo mức độ  tăng dần từ  dễ  đến khó  đồng thời phù hợp với chủ đề, chủ điểm. Khi lập được được kế hoạch tổ chức   rồi tôi thấy yên tâm và thực hiện rất có hiệu qủa. VD:  Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất  Lớp nhỡ: Năm học 2018 ­ 2019. 4
  5. THÁNG CHỦ ĐỀ NỘI DUNG MỤC TIÊU 8  Bé vui tết  Đi theo đường hẹp Trẻ biết đi trong đường hẹp trung thu 9 Trường mầm   Đi trên vạch kẽ thẳng Trẻ biết đi trên vạch kẽ ngang Non. 10 Bản thân * Đi trên ghế  thể dục *Trẻ biết đi trên ghế thể dục  * TrÌo lªn xuèng ghÕ  * Trẻ biết trèo lên xuống  *  Đập và bắt bóng tại  thang chổ   * Trẻ biết đập và bắt bống tại  chổ 11 Gia Đình   *  Bò thấp chui qua  *Trẻ biết bò chui qua cổng cổng * NÐm xa b»ng 1 tay * Trẻ biết ném xa bằng 1 tay *  Chạy nhanh 10 m * Trẻ biết chạy nhanh 10m 12 Nghề Nghiệp * Trườn theo hướng  *Trẻ biết trườn theo hướng  thẳng thẳng *  Bò qua ống dài 1,2m  x0,6 * Trẻ biết bò qua ống dài  * Ném xa bằng 2 tay 1,2m x0,6 * Bò dích dắc qua 5  * Ném xa bằng 2 tay diểm * Trẻ biết bò dích dắc qua 5  * Bật xa 35­40cm điểm * Trẻ biết bật xa 35 ­40 cm 1/2019 Thế giới  * Bật sâu 20 ­ 25cm * Trẻ biết bật sâu 20 ­25 cm động vật * Ném trúng đích  * Trẻ biết ném trúng đích  thẳng đứng 1,5 x2m thẳng đứng 1,5 x2m * Tung bắt bóng với  * Trẻ biết tung bắt bóng với  người đối diện người đối diện *Trèo qua ghế dài  *Trẻ biết trèo qua ghế dài  5
  6. 1,5x30cm 1,5x30cm 2 Thế giới thực  * Đi bước lùi liên tiếp  * Trẻ biết đi bước lùi liên tiếp  vật 3m 3m * Đi bước lùi liên tiếp  3m * Trẻ biết  đi bước lùi liên  * Chuyền bóng qua  tiếp 3m đầu qua chân * Trẻ biết  chuyền bóng qua  * Bò bằng bàn tay, bàn  đầu qua chân chân qua 5 điểm * Trẻ biết bò bằng bàn tay,  * Đi dích dắc đổi  bàn chân qua 5 điểm hướng theo vật chuẩn *Trẻ biết  đi dích dắc đổi  * Ném trúng đích nằm  hướng theo vật chuẩn ngang (xa 2m). * Trẻ biết ném trúng đích nằm  ngang (xa 2m). 3 PTGT * Trườn sấp kếp hợp  *Trẻ biết trườn sấp kếp hợp  trèo qua ghế trèo qua ghế * Bật qua vật cản 10­ *Trẻ biết  bật qua vật cản 10­ 15cm 15cm 4 Hiện tượng  * Nhảy từ trên cao  *Trẻ biết nhảy từ trên cao  tự nhiên xuống 30­35 cm  xuống 30­35 cm  *Tung bóng lên cao và  * Trẻ biết tung bóng lên cao  bắt bóng bằng 2 tay và bắt bóng bằng 2 tay * Đi trên ghế thể dục  *Trẻ biết  đi trên ghế thể dục  đầu đội túi cát đầu đội túi cát 5 Quê hương  * Nhảy lò cò 3m *Trẻ biết Nhảy lò cò 3m Đất nước ­  * Đi trên ghế thể băng  * Trẻ biết đi trên ghế thể  Bác Hồ bước qua chướng ngại  băng bước qua chướng ngại  vật, chuyền bóng qua  vật, chuyền bóng qua chân chân * Bật xa, ném xa bằng  *Trẻ biết  bật xa, ném xa  6
  7. 1tay, chạy 12m bằng 1tay, chạy 12m           2.2.2: Phối hợp với giáo viên trong lớp       Sau khi lập xong kế hoạch tổ chức các vận động cho trẻ ở lớp mình rồi tôi  trao đổi cùng với giáo viên trong lớp cùng thống nhất cách tổ  chức và bàn bạn  cách thực hiện. Tôi cùng với giáo viên trong lớp đã tìm tòi nghiên cứu đã tìm ra  những hình thức tổ chức cho trẻ vận động trong cũng như ngoài tiết học thu hút  sự tham gia nhiệt tình của trẻ, và đặc biệt khi thống nhất các giáo viên trong lớp  rồi thì đến tiết học giáo dục thể chất giáo viên nào cũng thực hiện bài dạy trẻ  cũng có thể truyền thụ kiến thức đến trẻ một cách tốt nhất.        2.2.3:  Xây dựng góc vận động để gây sự hứng thú cho trẻ.           Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi  tiếp tục xây dựng “góc vận động”. Xây dựng góc vận động để  thuận tiện cho   trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước  cửa lớp. Tôi sắp xếp các hình  ảnh, đồ  dùng dụng cụ  để  cho trẻ  dễ  lấy, dễ  sử  dụng, đến các hoạt động như  thể  dục sáng, giờ  học thể  dục, hoạt động ngoài  trời trẻ  có thể  tự  lấy đồ  dùng phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu.   Ngoài ra khi sử  dụng góc vận động trẻ  có thể  tự  tham gia  vận động khi được   bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể  rủ bạn tập lại bài tập mà buổi  sáng trẻ  đã học cho bố  mẹ  xem.  Khi xây dựng góc vận động tôi thấy tôi thấy  trẻ  lớp tôi tiến bộ  nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự  nhiên và tích cực hơn,   đồng thời phụ huynh lớp tôi  thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể  chất, họ  quan tâm hơn đến sự  vận động của con mình, xem vận động này với   vận động kia xem con mình thực hiện đến đâu, có thực hiện được vận động  không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang, hay đi trên ghế băng đầu đội túi cát ...        Ví dụ: Khi xây dựng góc vận động tôi phải đặt tên cho góc này như “Bé với   thể  thao” hoặc các tên khác hấp dẫn hơn,  ở  góc này tôi nên chuẩn bị  các hình   ảnh, vòng, gậy, nơ, túi cát, thang, bục bật sâu, đích ném xa, bóng, cờ, ghế  thể  dục... đẹp và hấp dẫn để lôi cuốn trẻ khi tham gia vận động.  7
  8.               2.2.4:  Khuyến khích tính tự giác tích cực của trẻ.          Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, không những giáo  viên phải dạy cho trẻ trẻ những bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động   tác vận động mà còn thực hiện nhiệm vụ phải bồi dưỡng cho trẻ những phẩm   chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự  giác, tích cực, khả  năng chịu  đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể  dục thể  thao. Những giờ  học giáo   dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực đôi khi điều đó quá dồn   dập so với với hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó cơ  thể  trẻ còn non  nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học.   Nhiệm vụ  của cô là thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ  có thói quen lắng nghe  những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự  giác tích cực trong hoạt động. Kèm theo đó cô cũng không ngừng cần cải thiện            2.2.5: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ  (Đối với thể dục  sáng, thể dục giờ học)        * Đối với thể dục sáng          Như chúng ta đã biết tác dụng của thể dục sáng đối với trẻ em hàng ngày   có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ  em, đặc biệt là trẻ  lứa tuổi   mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ  dậy tập thể  dục đơn giản, trẻ  tích lũy  được sự sảng khoái cho cả ngày.        Tập luyện thường xuyên như  vậy, cơ thể của trẻ  nâng cao hoạt động của   các cơ  quan cuả  cơ  thể, thúc đẩy sự  phát triển những kỷ  năng vận động cần  thiết, củng có các nhóm cơ hình thành tư thế đúng đắn.        Thể dục sáng có thể vào một thời gian nhất định, thời gian khoảng 10 phút.  Cũng như  các buổi tập khác, trẻ  nên mặc áo quần thích hợp để  dễ  vận động.   Trang bị   dụng cụ  như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ... thể  dục phù hợp với động  tác để  tạo hứng thú cho trẻ  cho trẻ  tập. Giáo viên nên quan sát cách đứng của   trẻ, tư thế đầu vai mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng,   8
  9. vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư  thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác.  Số lần tập   lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể  lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2­3  lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ  4­6 lần. Chọn  động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động  tác phải phù hợp và hấp hẫn đối với trẻ. Bài tập phải có  tác động hoàn thiện  kỷ  năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự  hình thành tư  thế  đúng, gây sự  hoạt   động tích cực của các cơ quan hô hấp. Tuần hoàn, các nhóm cơ...Sẽ rất tốt nếu   tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ đề gồm 3­4 động   tác thể  dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ  vai, tay lưng, bụng,   chạy 10­15 giây và đi bộ  kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều hòa hoạt động  tim, chuyển dần cơ  thể  vào trạng thái yên tĩnh bình thường. Mỗi lần tập thể  dục sáng cần thay đổi chủ  đề  trò chơi. Sự  đa dạng đó phụ  thuộc vào óc tưởng   tượng của mỗi chúng ta.        * Đối với thể dục giờ học:          Phần khởi động:  Để tập trung chú ý, giáo viên  cần sử dụng tín hiệu khác  nhau như: xắc xô, thanh gõ... ngoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử  dụng âm  thanh, âm nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự  chú ý của trẻ. Tuy nhiên trong một  tiết học, giáo viên nên sử  dụng một loại dụng cụ  tín hiệu thống nhất để  khỏi  ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể  sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. Có thể tiến hành phần khởi động như sau         Giáo viên cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía trong   vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cô có thể mỡ  nhạc cho trẻ  tập chạy nhanh, chạy chậm, chạy nâng cao đùi. Hoặc cuối phần  khởi động, giáo viên có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như:   9
  10. “Tiếng gọi của ai”, “Chuông reo  ở  đâu”, có tác dụng làm cho trẻ  phấn khởi,   thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động.         Phần trọng động: Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác củ hay nâng  cao trình độ luyện tập của trẻ. Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực Bồi dưỡng và giáo dục ý chẩm chất đạo đức tốt cho trẻ. Thực hiện bài tập phát triển chung           Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ  bả vai, cơ chân, cơ mình,   những động tác phát triển hệ hô hấp, và những động tác hộ trợ cho bài tập vận  động cơ bản.           Ví dụ: Bài tập vận động là “Ném xa” thì khi chọn động tác cho bài tập   phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ  dưới lên cao và tập   động tác này số  lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ  bản là “Bật xa” nhiệm vụ là tập cho trẻ  nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập   phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều lần.          Khi tập, nên cho trẻ  cầm các dụng cụ  như cờ, nơ, gậy thể dục... nhưng   các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mõi cho trẻ. Các   dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng  thể  loại để  trẻ  dễ  lấy.. cần chú ý kết hợp sử  dụng dụng cụ  và tập tay không  cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động tác khi tập cho trẻ có dụng cụ.            Vận động cơ bản: Hình thành vận động kỷ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên  cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành các bước sau. Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử,   một lần 2­3 trẻ tập cứ  như vậy đến hết lớp. Giáo viên áp dụng các hình thức,  cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và kỷ năng của trẻ.             Ví dụ:  Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “Ném xa bằng một tay” cô giáo có  thể gợi ý: 10
  11. ­ Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài ném xa bằng một tay. ­ Cô làm mẫu lần 1: không giải thích.  ­ Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Tư  thế  chuẩn bị  đứng chân trước chân sau, tay   cầm túi cát cùng phía với chân sau đưa ra trước khi có hiệu lệnh của cô tay đưa  lên cao rồi ném mạnh túi cát thẳng về  phía trước sau đó cô đi về  đứng  ở  cuối   hàng. ­ Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sữa sai, động viên trẻ). ­ Chia 2 nhóm thi đua thực hiện (cô bao quát sữa sai).    Trò chơi vận động:           Cũng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa   chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi: Tín hiệu “Chó sói xấu tính”.   Bắt chước tạo dáng cáo và thỏ...           Ví dụ 1: Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là. “Đi, chạy  theo tín hiệu” ném xa bằng 1 tay thì trò chơi vận động là “Ném quay dây”. Mục   đích nhằm rèn luyện những kỷ năng của các vận động cơ bản.           Ví dụ 2: Với đề tài “Trèo lên xuống thang” cô chọn trò chơi “Đua ngựa”  việc chạy nâng cao đùi sẽ có tác dụng hỗ trợ đùi đối với kỷ năng trèo của trẻ.        Phần hồi tỉnh: Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động  liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ  có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ  mệt   mõi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức, cho trẻ đi vòng  tròn, hít thở, trò chơi vận động tỉnh như “Bóng bay xanh” “Tìm đồ chơi”.          Ví dụ: Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai” hít thở sâu.       Nhận xét tiết học: Giáo viên có thể  nhận xét ngay trong tiết học, trong tiết   học khen cho trẻ  kịp thời. Cuối tiết học chủ  yếu  động viên cho trẻ, khen là  chính.           2.2.6: Kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo. 11
  12. Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên, nếu không đ ược luyện tập thư­ ờng xuyên thì sau ngày nghỉ sẽ quên lời cô dạy.   Vì thế  tôi thường xuyên trao đổi với phụ  huynh vào giờ  đón, trả  trẻ  để  hiểu  được tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho trẻ . Trao đổi với phụ  huynh mua cho trẻ  những     vui chơi bóng đá, vui chơi  cùng các bạn qua các buổi đi dạo chơi, tham quan… Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không thể  thiếu được, giúp trẻ  luỵên  tập nhiều hơn, từ  đó trẻ  có khả  năng phát triển tố  chất một cách tốt hơn như  vận động nhanh nhẹn qua các trò chơi, qua các bài tập để  cơ  thể  hoàn thiện   hơn. Qua việc thực hiện các biện pháp trên cùng với sự nổ lực phấn đấu của  bản  thân trong việc  nâng cao chất  lượng giúp  trẻ  4­5   phát triển vận  động  nên đến thời điểm này lớp tôi đã đạt được một số kết quả sau:  * Đối với bản thân:  Nắm chắc phương pháp dạy bộ môn phát triển giáo dục thể chất.  Nâng cao phong cách nghệ thuật lên lớp.  Bài dạy có nhiều sáng tạo. Sưu tầm, lồng ghép âm nhạc đưa vào dạy trẻ  một cách nhẹ nhàng, gây được hứng thú cho trẻ.  Với sự  cố gắng của bản thân, sự  giúp đỡ  của các bậc phụ  huynh, đồng  nghiệp tôi đã tận dụng được nhiều nguyên liệu sẵn có để  tạo ra rất nhiều đồ  dùng đồ chơi để đưa vào dạy trẻ.   Nội dung và các hình thức đưa ra phù hợp với yêu cầu bài dạy, phù hợp   với trẻ được đồng nghiệp đánh giá cao. Các giờ thể dục đều được xếp loại tốt. * Đối với trẻ:  Sau khi thực hiện các biện pháp trẻ lớp tôi rất hứng thú hoạt động, tiến   bộ  rõ rệt cụ  thể  như sau: 100% trẻ có thói quen tập thể dục sáng, thể  dục giờ  học và các trò chơi  vận động khác. 12
  13. Trẻ thực sự hứng thú khi được tham gia vận động vào giáo dục phát triển   thể chất.  Trẻ rất vui khi được cô động viên, khích lệ, quan trọng nhất là trẻ mạnh  dạn tự tin trong  vận động.  Nhanh nhẹn vào có kỹ năng trong các hoạt động.   90% ­ 96% trẻ  hứng thú tham gia phát triển vận động  Số trẻ đánh giá lĩnh vực phát triển thể chất loại tốt chiếm 85% ­ 90%. * Đối với phụ huynh:  Các bậc phụ  huynh có những chuyển biến quan tâm ngày càng nhiều đến  con em mình. Đa số phụ  huynh hưởng  ứng nhiệt tình về  chuyên đề  phát triển vận động  trọng tâm của trường trong năm học. Giữa nhà trường ­ giáo viên ­ phụ huynh có   sự hợp tác tích cực hơn. 3. Phần kết luận: 3.1. Ý nghĩa của đề tài:   Phát triển vận động  ở  trẻ  là một hoạt động quan trọng trong việc giáo  dục trẻ   ở  tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo dục   toàn diện, đặc biệt là tô luyện cơ thể, rèn luyện tinh thần sảng khoái, rèn luyện  kỷ năng  vận động cơ  bản, hình thành những thói quen vận động cần thiết cho  cuộc sống . Góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện và thỏa mãn nhu cầu hoạt  động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo   điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và vui trong hoạt động.  Hoạt   động đó có liên quan chặt chẽ với quá trình giáo dục nhằm mục đích phát triển   thể chất, giáo dục phát triển tâm lý, hình thành nhân cách… để  tạo dần nên sự  hoàn thiện mọi mặt cho trẻ. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải luôn tích cực, sáng   tạo trong mọi hoạt động. Luôn tạo sự hấp dẫn để thu hút trẻ,  giup tre hi ́ ̉ ểu và  tham gia vào vận động một cách tốt nhất. 3.2. Kiến nghị đề xuất: 13
  14.        Để thực hiện tốt đề  tài này là người trực tiếp làm công tác giảng dạy, để  trẻ  phát triển kỷ năng vận động  ngày càng tốt hơn, hứng thú hơn tôi rất mong   muốn. Nhà trường xây dựng khuôn viên chơi tập dành riêng cho trẻ:  xây dựng   hố cát,  xây dựng sân bóng,  khuôn viên cho trẻ dạo chơi..... nhằm tạo sự hứng   thú của trẻ khi  tham gia vào phát triển kỷ năng vận động.           Bản thân tôi không ngừng học hỏi đồng nghiệp, sách báo, tìm kiếm thông  tin trên internet… . để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.   Trªn ®©y, lµ s¸ng kiÕn c¶i tiÕn kü thuËt cña b¶n th©n, nh÷ng g× ®¹t ®îc cßn rÊt khiªm tèn vµ míi chØ lµ nÒn t¶ng cho nh÷ng n¨m tiÕp theo. RÊt mong nhËn ®îc sù gãp ý, nhËn xÐt cña Héi ®ång khoa häc c¸c cÊp vµ ®ång chÝ, ®ång nghiÖp ®Ó b¶n th©n cã ®îc nh÷ng kinh nghiÖm quý b¸u gióp cho viÖc phát triển kỷ năng vận động của trẻ ngµy cµng một tèt h¬n.                                                                 14
  15.   15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2