intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng trường mầm non Huống Thượng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng trường mầm non Huống Thượng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và rèn cử động của cổ tay, bàn tay, ngón tay nhằm phát triển thế chất cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng trường mầm non Huống Thượng

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Thái Nguyên Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình đóng góp Số Ngày tháng Chức độ Họ và tên Nơi công tác vào việc TT năm sinh danh chuyên tạo ra môn sáng kiến Trường MN Giáo 1 Vũ Thị Tố Loan 17/08/1983 Đại học 100% Huống Thượng viên Tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng trường mầm non Huống Thượng. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Thị Tố Loan: Giáo viên trường Mầm non Huống Thượng - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sáng kiến được áp dụng từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024 - Mô tả bản chất của sáng kiến: + Nội dung của sáng kiến Hoạt động với đồ vật cho trẻ mầm non là hoạt động cho trẻ tiếp xúc với thế giới đồ vật dưới sự hướng dẫn của người lớn, từ đó giúp trẻ nhận thức được chức năng của đồ vật và cách thức sử dụng của chúng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động với đồ vật là một hoạt động chơi tập có chủ đích mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và rèn cử động của cổ tay, bàn tay, ngón tay nhằm phát triển thế chất cho trẻ. Thông qua hoạt động với đồ vật trẻ phản ánh thế giới xung quanh qua các sản phẩm mà trẻ tạo ra từ các nguyên liệu tự nhiên như sỏi, gỗ vụn, lá cây... Trong số các hoạt động của trẻ 24-36 tháng hoạt động với đồ vật là một hoạt động thể hiện rất rõ các đặc điểm sự phát triển tâm lý, sự sáng tạo và thể
  2. 2 chất của trẻ. Đây là một hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ nhà trẻ. Với sự phong phú của các thể loại như xâu vòng, chắp ghép hình, xếp chồng, xếp sát cạnh nhau, nhón nhặt đồ vật…hoạt động với đồ vật giúp trẻ 24-36 tháng không những được tiếp cận một cách tích cực với thế giới xung quanh mà còn là cơ hội để trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình. Sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ còn giúp trẻ hình thành được tính kiên trì, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động của tay. Hơn nữa còn giúp trẻ hình thành lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu nghệ thuật. Mỗi trẻ đều có một khả năng hoạt động với đồ vật khác nhau, vì thế để rèn các kỹ năng hoạt động với đồ vật cho trẻ thì chúng ta phải nhìn vào khả năng của từng trẻ làm được gì. Khả năng sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động với đồ vật của trẻ 24-36 tháng cũng rất hạn chế. Do đó các đồ vật dành cho lứa tuổi này yêu cầu trẻ dễ sử dụng, dễ thực hiện. Các thao tác khi hoạt động với đồ vật phải đơn giản, gây hứng thú cho trẻ. Tuy nhiên những hoạt động với đồ vật dành cho trẻ 24 - 36 tháng thường đơn điệu, đôi khi dập khuôn khiến trẻ dễ nhàm chán và không có hứng thú dẫn đến kỹ năng cũng như khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ luôn bị hạn chế. Ngoài những kỹ năng xâu vòng, chắp ghép hình, xếp chồng, xếp sát cạnh nhau, nhón nhặt đồ vật…để tạo ra sản phẩm đơn giản thì trẻ còn có những khả năng sáng tạo khi chúng được hoạt động với những nguyên vật liệu từ tự nhiên xung quanh. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức một số hoạt động với đồ vật sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây (nguyên vật liệu tự nhiên) cho trẻ lớp tôi thực hiện bản thân nhận thấy trẻ lớp tôi rất tích cực hoạt động, đặc biệt là trẻ luôn có nhu cầu khám phá mọi thứ xung quanh lớp. Những nơi có hình ảnh, màu sắc sinh động sẽ là nơi trẻ hay lui tới để ngắm nghía tìm tòi, khám phá. Từ những thực tế nói trên, bản thân tôi luôn có suy nghĩ nguyên vật liệu tự nhiên xung quanh vô cùng phong phú đặc biệt nguyên vật liệu “Sỏi, gỗ vụn, lá cây”, tại sao không thử cho trẻ của mình được trải nghiệm để khả năng sáng tạo tiềm ẩn của trẻ được bộc lộ, nguyên vật liệu chính trong tạo môi trường lớp cũng như phục vụ cho hoạt động với đồ vật thì đều là nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm, dễ sử dụng trong quá trình tham gia vào hoạt động. - Thực trạng
  3. 3 Việc tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật được giáo viên tổ chức đầy đủ theo kế hoạch đã xây dựng nhưng chưa đạt hiệu quả cao vì đồ dùng chuẩn bị cho trẻ hoạt động chủ yếu là mua sẵn hoặc tận dụng đồ dùng đã cũ, màu sắc không còn đẹp, chất liệu không đa dạng nên trẻ không hứng thú, tích cực tham gia, là giáo viên tôi suy nghĩ mình cần phải thay đổi đồ dùng để giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động, trường tôi là một trường nông thôn nên tôi nghĩ đến những vật liệu tự nhiên dễ kiếm, dễ tìm, dễ sử dụng vì vậy tôi lựa chọn sỏi, gỗ, lá cây làm đồ dùng trong hoạt động với đồ vật cho trẻ Nhà trẻ 24-36 tháng. - Năm học 2023 – 2024, tôi được Ban Giám hiệu trường mầm non Huống Thượng phân công nhiệm vụ dạy trẻ 24 - 36 tháng tuổi Chim non 1 với 30 cháu, trong đó: + Trẻ trai: 17 cháu + Trẻ gái: 13 cháu + Dân tộc: 8 cháu + Lớp gồm 2 giáo viên chủ nhiệm có trình độ đại học luôn tâm huyết, nhiệt tình, yêu thương trẻ. Với độ tuổi đồng đều, 100% các cháu ngoan, khỏe mạnh. Trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy có những thuận lợi khó khăn như sau: *Thuận lợi - Nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, có phòng học rộng rãi thoáng mát, môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ sạch sẽ, an toàn. - Ban Giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. - Trẻ trong nhóm/lớp cùng độ tuổi, tích cực tham gia các hoạt động trên lớp và tỏ ra hứng thú với hoạt động với đồ vật. - Giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, luôn có sự học hỏi tìm tòi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. - Nguyên vật liệu tự nhiên ở địa phương sẵn có, đặc biệt là nguyên vật liệu “Sỏi, gỗ vụn, lá cây” rất phong phú. - Phụ huynh rất nhiệt tình trong việc trao đổi phối kết hợp với giáo viên trong việc rèn kĩ năng hoạt động với đồ vật cho trẻ và ủng hộ nguyên vật liệu. * Khó khăn
  4. 4 - Số trẻ trong lớp đông do đó việc đưa trẻ vào nề nếp học, hướng dẫn thực hiện các kỹ năng hoạt động với đồ vật cho trẻ cơ bản mất rất nhiều thời gian, công sức. - Trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với các nguyên vật liệu khác nhau để hoạt động với đồ vật đặc biệt là nguyên vật liệu từ tự nhiên như “Sỏi, gỗ vụn, lá cây” gần như không có. - Trẻ 24 - 36 tháng khả năng tập trung chú ý chưa cao phối hợp của tay và mắt của trẻ vẫn còn chưa linh hoạt, khéo léo chính vì thế việc lựa chọn nguyên vật liệu tự nhiên để tổ chức cho trẻ trong hoạt động với đồ vật còn e dè, nhút nhát. - Nhiều trẻ còn chưa mạnh dạn phát huy tính sáng tạo, còn dập khuôn, theo mẫu của cô vì vậy sản phẩm trẻ tạo ra chưa có tính sáng tạo. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm học 2023 - 2024. *Bảng 1: Bảng khảo sát kết quả trước khi áp dụng giải pháp vào thời điểm tháng 9/2023: Mức độ đánh giá Tiêu chí khảo sát Đạt chưa đạt Tỉ lệ Tỉ lệ Số lượng Số lượng % % 1. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia 11/30 36.7 19/30 63.3 vào hoạt động với đồ vật. 2. Kĩ năng hoạt động với đồ vật từ nguyên vật liệu thiên nhiên “Sỏi, 10/30 33.3 20/30 66.7 gỗ vụn, lá cây” * Nguyên nhân thực trạng Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi nhận thấy sự hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động với đồ vật đầu năm học là đạt dưới mức trung bình, nhất là hoạt động với đồ vật từ nguyên vật liệu thiên nhiên “Sỏi, gỗ vụn, lá cây” của trẻ đạt mức rất thấp. Đứng trước thực trạng đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu và tìm hiểu để đưa ra một số giải pháp cụ thể nhất giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động với đồ vật và thực hiện tốt các kỹ năng mà tôi muốn hướng tới.
  5. 5 Bước đầu tôi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân vì sao trong lớp tôi có nhiều trẻ thực hiện kĩ năng tạo hình còn chưa được tốt: Tôi đã tận dụng giờ đón trẻ tôi trò chuyện với phụ huynh xem khi về nhà các con thích chơi gì? Trẻ thường chơi thế nào? Trong giờ hoạt động tôi quan sát xem trẻ thích chơi trò gì, hứng thú với trò chơi nào? Thực hiện hoạt động với đồ vật để quan sát nắm bắt được những nguyên nhân chính. Sau khi tìm hiểu kĩ vấn đề tôi nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản sau: - Một số trẻ quá hiếu động bên cạnh đó lại có trẻ quá nhút nhát. - Do trẻ bị những trò chơi hiện đại thu hút. - Do trẻ 24-36 tháng tuổi khả năng tập trung, sự khéo léo của đôi tay, sự phối hợp của tay và mắt vẫn còn chưa linh hoạt chính vì thế việc lựa chọn nguyên vật liệu thiên nhiên để tổ chức cho trẻ trong hoạt động với đồ vật cho trẻ nhà trẻ còn e dè. - Nhiều trẻ còn chưa mạnh dạn phát huy tính sáng tạo, còn dập khuôn, theo mẫu của cô vì vậy sản phẩm trẻ tạo ra chưa có tính sáng tạo. Từ những lý do trên bản thân tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến: “Một số giải pháp sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng trường mầm non Huống Thượng’’. - Các giải pháp thực hiện Giải pháp 1: Sưu tầm và tạo màu sắc cho sỏi, gỗ vụn, lá cây Tại địa phương nơi tôi công tác có nhiều các xưởng mộc nên việc sưu tầm các mẩu gỗ thừa rất dễ, những mẩu gỗ được cắt thành nhiều hình khác nhau, mài nhẵn và mang về sơn màu, Sỏi được tôi nhặt ở bãi ven sông Cầu được lựa chọn những viên sỏi phù hợp mang về rửa sạch, phơi khô và sơn nhiều màu sắc, lá cây được sưu tầm từ phụ huynh mang đến ủng hộ được rửa sạch lau khô dùng cho trẻ hoạt động tuỳ từng thời điểm hoạt động sẽ huy động lá cây vì lá cây không sử dụng được lâu dài. Việc sưu tầm hết sức dễ dàng, thuận tiện. Từ những mẩu gỗ to, trải qua nhiều công đoạn chế tạo người thợ mộc đã tạo thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Ở mỗi một khâu chế tạo của người thợ mộc sẽ có những phần gỗ bỏ đi và tôi đã tận dụng những mảnh gỗ vụn bỏ đi, sỏi, lá cây được tôi thu gom về để làm nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động với đồ vật.
  6. 6 Hình ảnh: Sưu tầm sỏi, gỗ vụ, lá cây Tất cả gỗ vụn, sỏi, lá cây này đều phù hợp với nội dung hoạt động với đồ vật và khả năng của trẻ 24 – 36 tháng tuổi, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, hấp dẫn, an toàn với trẻ (không độc, không có cạnh sắc, không nhọn), dễ cầm (kích cỡ phù hợp với tay trẻ), dễ bảo quản và cất giữ. Trẻ 24-36 tháng tuổi rất yêu thích sắc màu và để những mảnh gỗ tưởng chừng như bỏ đi, những viên sỏi, lá cây rụng không dùng làm gì trở thành những đồ dùng sinh động với nhiều màu sắc khác nhau thì tôi đã tiến hành sơn màu. Đặc tính của sỏi, gỗ vụn rất dễ sơn. Để tránh lãng phí màu, tôi sẽ sơn từng loại trước, gỗ vụn dễ sơn sẽ sơn trước sau đó đến sỏi, còn lá cây có màu sắc đa dạng nên khi cho trẻ hoạt động với các loại lá tôi có thể lựa chọn lá có màu sắc khác nhau như lá cây có màu đỏ, xanh, vàng, màu nâu chọn lá khô...
  7. 7 Hình ảnh: Sỏi, gỗ vụ đã sơn màu Sau khi sơn màu, tận dụng ánh nắng mặt trời để phơi khô sỏi, gỗ vụn để lớp sơn màu khô và có độ bóng, đẹp đảm bảo tính thẩm mĩ và vệ sinh khi trẻ sử dụng không bị sơn dính vào tay. Với những viên sỏi, khối gỗ vụn đã phơi khô, tôi dễ dàng bảo quản và cất giữ, tôi phân loại, sắp xếp vào các góc chơi. Các nguyên liệu được để vào trong hộp nhựa để tránh bụi bẩn luôn để ở trạng thái trẻ dễ lấy, dễ cất khi chơi với các nguyên vật liệu cũng như khi sưu tầm được.
  8. 8 Hình ảnh: Bảo quản sỏi, khối gỗ đã sơn màu Giải pháp 2: Cho trẻ khám phá sỏi, gỗ vụ, lá cây và các sản phẩm của hoạt động với đồ vật ở mọi lúc mọi nơi. Sau khi đã sưu tầm được sỏi, gỗ vụ, lá cây và phân loại chúng, tôi cho trẻ làm quen và khám phá với nguyên vật liệu này bằng cách cho trẻ nhìn, gọi tên, sờ, cảm nhận, làm các thí nghiệm như tan hay không tan? nổi hay chìm?... để giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm của chúng. Do đặc thù trẻ đông, nên tôi đã dùng hình thức tổ chức dạy trẻ theo nhóm nên việc cho trẻ khám phá tìm hiểu nguyên vật liệu hoạt động với đồ vật này cũng sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ: Trong giờ dạo chơi ngoài trời, chơi theo ý thích tôi cho trẻ quan sát khối gỗ tự nhiên, cho trẻ nhận thức được nguồn gốc của gỗ vụn có từ đâu. Đầu tiên cô cho trẻ quan sát quá trình chế tạo gỗ của các bác thợ mộc từ đó để trẻ hiểu được gỗ vụn có từ đâu. Sau đó, tôi cho trẻ quan sát gỗ, cầm, sờ, cho trẻ nói lên tên gọi, đặc điểm: Đây là gỗ vụn. Gỗ vụn to, gỗ vụn nhỏ, dài, ngắn. Giới thiệu với trẻ để gỗ vụn đẹp hơn cô đã cắt thành những khối, hình vuông, tròn chữ nhật và cô nhuộm màu cho các khối hình. Cho trẻ gọi tên màu sắc của khối, hình ( Khối vuông màu xanh, màu đỏ, màu vàng, …). Với sỏi sau khi nhặt về, rửa sạch, phơi khô trước khi chưa sơn thì sỏi có màu sắc khác nhau nhưng khi có bàn tay con người thì màu sắc của sỏi sẽ phụ thuộc vào ý thích của con người, những viên sỏi sơn xong sẽ trở nên long lanh nhiều màu sắc đẹp hấp dẫn trẻ, những viên sỏi tôi sơn nhiều màu khác nhau để khi trẻ nhìn vào trẻ đã thích vì trẻ Nhà trẻ thích nhất là màu sắc, khi sỏi khô
  9. 9 tôi cho trẻ nhận biết màu sắc, cho trẻ chơi với những viên sỏi trẻ rất thích và hứng thú phân loại sỏi to hơn - sỏi nhỏ hơn, qua việc phân loại này tích hợp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt To-Nhỏ nhưng khi cho trẻ chơi cần chú ý bao quát trẻ và nhắc trẻ chơi an toàn với sỏi. Sau khi thu gom hay tuyên truyền các bậc phụ huynh mang lá cây đến ủng hộ tôi cũng rửa sạch, phơi khô nước hoặc lau khô cho trẻ quan sát gọi tên, màu sắc của các loại lá cây, so sánh dài hơn-ngắn hơn, kĩ năng quan sát, trẻ nói lên điều mình quan sát, những gì mình nhìn thấy, phân biệt được màu xanh, màu vàng. Như vậy, thông qua hoạt động tìm hiểu khám phá này, trẻ vừa được phát triển ngôn ngữ, vừa phát triển nhận thức về nhận biết phân biệt to hơn - nhỏ hơn, dài hơn- ngắn hơn, nhận biết về màu sắc... Hình ảnh: Trẻ quan sát, gọi tên đồ dùng
  10. 10 Sau hoạt động cho trẻ tìm hiểu khám phá, tôi cho trẻ nhìn ngắm những sản phẩm mà tôi tạo ra bằng các sỏi, gỗ vụn, lá cây: Ngôi nhà của tôi, hàng rào nhà bạn búp bê, vòng xen kẽ hoa lá, đoàn tầu, ô tô tải, ao cá... Khi được khám phá, trải nghiệm với khối gỗ, viên sỏi, lá cây và các tác phẩm nghệ thuật do cô cung cấp sẽ kích thích ở trẻ ý tưởng sáng tạo và mong muốn làm ra được nhiều sản phẩm khác nhau từ vụn gỗ. Từ đó tạo ra sự hứng thú, say mê, thích hoạt động để tạo ra sản phẩm ở trẻ. Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật Các cô giáo luôn tạo ra hông khí vui vẻ, giúp trẻ thoái mái khi tham gia vào tham gia hoạt động nhờ vậy mà tâm lý bé phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trí tuệ, từ đó nhịp độ ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt về vốn từ cũng như cách phát âm ngày càng chính xác. Hoạt động với đồ vật đóng vai trò quan trọng trong cho sự phát triển đầu đời của trẻ, giáo viên và các bậc phụ huynh cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với đồ vật và dạy trẻ những hành động đúng với đồ vậy đó để có thể tiến hành cho trẻ hoạt động với sỏi, gỗ vụn, lá cây thì trước hết tôi phải xây dựng kế hoạch tổ chức phù hợp với từng hoạt động cụ thể trong từng chủ đề khác nhau. Dưới sự hướng dẫn của các cô giáo lớp nhà trẻ 24-36 tháng Chim non 1, Trường Mầm non Huống Thượng: Màu sắc, hình dạng và tác dụng của chúng thông qua hoạt động “Xâu vòng tặng cô”, "xếp hình", "gắp hạt", "xếp lồng hộp" …Mọi thứ xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ. Thông qua hoạt động chơi, trẻ có nhiều cơ hội khám phá và trải nghiệm, tìm tòi, lúc nào trẻ cũng bận rộn luôn tay luôn chân, nếu không được hoạt động, trẻ sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, đứng ngồi không yên. Chơi không đơn thuần là vui mà còn là dịp thử thách sự kiên trì. Phát triển kỹ năng chơi nhóm cùng các bạn, rèn kỹ năng cầm, nắm, sờ để cảm nhận về đồ vật của trẻ... * Ở hoạt động Chơi-Tập có chủ địch: Chủ đề: Các cô giáo trong trường của bé. Hoạt động với đồ vật: Bé xâu vòng tặng cô. Tôi hướng dẫn trẻ sử dụng lá cây xâu xen kẽ 1 hoa, 1 lá để thành chiếc vòng hoa lá hấp dẫn đối với trẻ. Thông qua hoạt động này tôi rèn cho trẻ kỹ năng “nhón nhặt đồ vật”, luồn dây, buộc nút, phát triển vận động và phối hợp được cử động của bàn tay, ngón tay hoặc xếp ao cá, hàng rào nhà bạn búp bê. Trẻ được rèn luyện một số kỹ năng xếp chồng, xếp sát cạnh nhau. Tôi hướng dẫn trẻ sử dụng những viên sỏi xếp sát cạnh nhau làm hàng rào, các khối gỗ vuông, tam giác xếp chồng lên nhau thành ngôi nhà, tùy vào khả năng và sự khéo léo của
  11. 11 trẻ, trẻ có thể xếp được nhà một tầng, 2 tầng... Trẻ có thể tự sáng tạo ngôi nhà hay hàng rào tạo theo ý thích của mình. Trẻ rất vui và phấn khởi khi khoe với cô giáo những điều mà trẻ làm được, cô giáo cũng kịp thời khuyến khích, tuyên dương trẻ, với những trẻ làm chậm hay chưa làm được thì cô động viên để trẻ cố gắng hơn trong những hoạt động sau hoặc lưu ý rèn kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ có được kỹ năng cũng như sự mạnh dạn tự tin để tích cự tham gia vào các hoạt động tiếp theo.
  12. 12 Hình ảnh: Trẻ sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây để hoạt động với đồ vật Mỗi một chủ đề mà tôi thực hiện, tôi luôn sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật để cho trẻ sáng tạo các sản phẩm khác nhau, thay đổi cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học. Ví dụ: Đối với chủ đề “Mẹ và người thân của bé” - Làm quà tặng mẹ
  13. 13 Với hoạt động này, tôi đã chia lớp ra thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 6 - 8 trẻ. Làm theo hình thức nhóm 2 nhóm sẽ xâu vòng bằng lá xen kẽ với ống cô tạo ra từ lá cây, 2 nhóm còn lại xếp hàng rào cho vườn hoa để tặng mẹ. Không phải trẻ nào cũng có đủ kiên trì làm cho ra sản phẩm mà có trẻ sẽ bỏ cuộc khi chưa làm xong, giáo viên bao quát trẻ, động viên khuyến khích trẻ kịp thời có thể cho trẻ khởi động cho đỡ mỏi rồi làm tiếp từ đó hình thành cho trẻ tính kiên trì sự tập trung.
  14. 14 Hình ảnh: Bé làm quà tặng mẹ Như vậy, trong giờ hoạt động Chơi-Tập có chủ định tôi đã hình thành kỹ năng hoạt động với đồ vật, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ đồng thời rèn sự khéo léo của đôi bàn tay cũng như tính kiên trì, mạnh dạn, tự tin của trẻ. * Ở hoạt động chơi tại các góc, dạo chơi ngoài trời, chơi theo ý thích Đây là hoạt động mà trẻ rất thích thú, say mê tham gia để sáng tạo ra nhiều sản phẩm theo ý thích của trẻ dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Và đây cũng là thời gian để tôi luyện tập củng cố những kĩ năng hoạt động với đồ vật cho trẻ. Vì trong một nhóm lớp không phải trẻ nào cũng nhanh nhẹn, có kĩ năng tốt để hoàn thành nhiệm vụ cô giao trong khoảng thời gian 12-15 phút.Với những trẻ chưa hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu thì khi hoạt động chơi tại các góc và chơi ngoài trời tôi sẽ hướng trẻ thực hiện hoàn thiện sản phẩm còn dang dở để từ đó hình thành sự kiên trì hoàn thành sản phẩm ở trẻ. Từ những sản phẩm trẻ hoàn thiện trong giờ hoạt động Chơi-Tập có chủ định, tôi tiếp tục sử dụng để trẻ tạo thêm các đối tượng khác bằng sỏi, gỗ vụn, lá cây. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời, trong hoạt động chơi theo ý thích, với mô hình ngôi nhà thân yêu nếu trong giờ hoạt động Chơi-Tập có chủ định trẻ xếp được ngôi nhà thì trong hoạt động này tôi hướng trẻ xếp thêm
  15. 15 đường đi, thêm những cây hoa để ngôi nhà thêm đẹp. Tôi hướng dẫn trẻ lựa chọn nguyên liệu để xếp cho phù hợp để xếp đường đi như sỏi, khối gỗ,… và lúc này trẻ sẽ tự mình sáng tạo màu sắc, hình dạng theo ý thích. Ngoài ra tôi còn tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật từ sỏi, gỗ vụn, lá cây để làm đồ chơi. Ví dụ hoạt động nhận biết phân biệt hình tròn, hình vuông thông qua các hoạt động chơi góc, chơi ngoài trời, chơi theo ý thích. Tôi cắt sẵn hình tròn, hình vuông bằng lá cây, sau đó hướng dẫn trẻ nhận biết hình tròn, hình vuông, màu sắc của lá cây theo yêu cầu. Như vậy, thông qua hoạt động này tôi củng cố giúp trẻ nhận biết được hình tròn, hình vuông, nhận biết được màu sắc và khi tôi tổ chức cho trẻ chơi ghép hình từ chính những hình tròn, hình vuông trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động. Ngoài việc tạo ra các sản phẩm, tôi còn tổ chức cho trẻ chơi với sỏi, gỗ vụn, lá cây. Tôi cho trẻ tự tay lựa chọn sỏi, gỗ vụn, lá cây để trẻ tham gia vào các hoạt động từ đó trẻ có kĩ năng phân loại, nhận biết được công dụng của các nguyên liệu. Ví dụ lá cây chỉ để xâu vòng, làm con trâu,.. không thể xếp chồng lên nhau để làm thành ngôi nhà hay ngược lại sỏi không thể dùng để xâu vòng. Sử dụng nguyên vật liệu sỏi, gỗ vụn, lá cây không chỉ ứng dụng trong hoạt động với đồ vật mà tôi còn lồng ghép trong lĩnh vực phát triển nhận thức. Ví dụ: Chủ đề “Mùa hè đến” Hoạt động ngoài trời, tôi cho trẻ làm thí nghiệm vật nổi vật chìm. Cho trẻ thả lá trong chậu nước và quan sát hoặc làm thí nghiệm tan, không tan trong nước. Cho sỏi vào cốc nước khuấy đều, trẻ quan sát hiện tượng và đưa ra kết quả thí nghiệm. Tất cả các quá trình nghiên cứu và tìm hiểu đến khi thực hiện tôi luôn lồng ghép hoạt động giáo dục cho trẻ, trong quá trình thực hiện để đảm bảo an toàn về tính mạng, tôi luôn quan sát đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong quá trình thực hiện. Giải pháp 4: Kết hợp với phụ huynh học sinh để sưu tầm sỏi, gỗ vụn, lá cây. Để nâng cao, hiệu quả hoạt động với đồ vật cho trẻ ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra câu hỏi làm thế nào giúp phụ huynh hiểu được nhiều hơn về hoạt động với đồ vật, bởi có những phụ huynh chưa rõ hoạt động với đồ vật là hoạt động như thế nào?, trẻ sẽ được làm gì ở hoạt động này? Chính vì vậy đầu năm học tôi tổ chức họp phụ huynh đồng thời lồng ghép giải thích với phụ huynh về hoạt động với đồ
  16. 16 vật mà các bậc cha mẹ chưa hiểu hết . Với đa số phụ huynh chỉ có quan niệm rằng cho cháu đến trường để biết nói, biết hát, đọc thơ và nhờ cô trông để có thời gian đi làm. Nắm bắt được những suy nghĩ như vậy, tôi đã giúp phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động với đồ vật đồng thời tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động với đồ vật trong trường mầm non nói chung và đối mới trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng. Hoạt động với đồ vật không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ phát triển thể chất đặc biệt rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, vững chắc, linh hoạt hơn tạo tiền đề cho các độ tuổi khác nhau. Đối với tôi phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên để giúp cô và trẻ có những hoạt động với đồ vật thú vị trong việc tạo ra các sản phẩm. Hình ảnh: Phụ huynh ủng hộ sỏi, gỗ vụn, lá cây. Để có được sự phối hợp tốt từ phụ huynh trong việc ủng hộ nguyên vật liệu, tôi luôn lưu lại các sản phẩm quá trình hoạt động của các con trên lớp bằng hình ảnh, video để gửi lên trang Zalo của nhóm để phụ huynh theo dõi, quan sát từ đó phụ huynh thấy được rằng con của mình còn có thể làm ra các sản phẩm từ những thứ tưởng rằng sẽ bỏ đi. Thông qua nhóm zalo của lớp tôi tuyên truyền về cách tạo ra các sản phẩm từ nguyên vật liệu từ sỏi, gỗ vụn, lá cây. Từ đó chính các bậc phụ huynh cũng có thể tự tay mình chuẩn bị cho các con
  17. 17 ở gia đình và sẽ giúp cô rèn luyện thêm các kĩ năng hoạt động với đồ vật khi trẻ ở nhà. - Tính mới của sáng kiến - Sáng kiến:“Một số giải pháp sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng trường mầm non Huống Thượng”. Là sáng kiến mà bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng lần đầu tiên tại trường mầm non Huống Thượng. - Các giải pháp mang tính khả quan cao, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, lớp, giáo viên đặc biệt là phù hợp với khả năng, nhu cầu hứng thú của trẻ, gần gũi, thân thuộc, sẵn có, dễ kiếm, dễ tìm và tiết kiệm được kinh phí nhưng mang lại hiệu quả cao về sự sáng tạo, tìm tòi, có tính kiên trì, tạo ra sản phẩm đẹp. - Các giải pháp trong sáng kiến không trùng với giải pháp của đồng nghiệp trong trường. - Các giải pháp tôi đưa ra đã tổ chức các hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng tại lớp tôi. Tổ chức các hoạt động luôn sáng tạo, thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động thể hiện rõ trong giải pháp 3 “Tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật” của sáng kiến. Từ đó giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú thực hiện được một số kĩ năng, có tính kiên trì, khéo léo tích cực tham gia vào hoạt động với đồ vật. - Về khả năng áp dụng sáng kiến + Sáng kiến:“Một số giải pháp sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng trường mầm non Huống Thượng” tôi đã áp dụng thành công cho trẻ 24-36 tháng tại lớp Chim non 1 trường mầm non Huống Thượng nơi tôi đang công tác và giảng dạy. + Khi áp dụng sáng kiến này vào tổ chức hoạt động cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tôi đã đạt được kết quả cao và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp trong trường. Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cô và trò hoàn thành tốt khi áp dụng sáng kiến này. + Sáng kiến này có thể áp dụng cho trẻ Nhà trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non Huống Thượng và các trường trong thành phố Thái Nguyên tuỳ thuộc vào nhận thức của trẻ, điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. - Những thông tin cần được bảo mật: Không có
  18. 18 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để thực hiện tốt các “Giải pháp sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng trường mầm non Huống Thượng” cần có những điều kiện sau: + Về cơ sở vật chất Đồ dùng, trang thiết bị, nguyên vật liệu đáp ứng được yêu cầu để tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng. + Về phía giáo viên - Luôn nắm chắc được chương trình Giáo dục, mục tiêu, kết quả mong đợi trẻ lứa tuổi 24-36 tháng. - Giáo viên có sự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động với hoạt động với đồ vật từ “Sỏi, gỗ vụn, lá cây”. - Có nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng tuổi - Tạo được niêm tin đối với trẻ và cha mẹ trẻ trong công tác nuôi dưỡng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt là tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật. - Linh hoạt sáng tạo ra nhiều sản phẩm từ nguyên vật liệu “Sỏi, gỗ vụn, lá cây”. + Về phía phụ huynh - Phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong quá trình cho trẻ tham gia hoạt động với đồ vật tù nguyên liệu thiên nhiên “Sỏi, gỗ vụn, lá cây”. - Phụ huynh trao đổi phối kết hợp với giáo viên trong việc rèn kĩ năng hoạt động với đồ vật cho trẻ và ủng hộ nguyên vật liệu. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi áp dụng một số giải pháp :“Một số giải pháp sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng trường mầm non Huống Thượng”. Tôi nhận thấy những hiệu quả nhất định mà biện pháp đem lại: + Đối với trẻ - Trẻ thích thú làm việc cùng cô để tạo ra những sản phẩm từ “Sỏi, gỗ vụn, lá cây”, trẻ có nhiều sản phẩm sáng tạo trong mỗi chủ đề và yêu thích hoạt động với đồ vật hơn.
  19. 19 - Trẻ có được những kỹ năng hoạt động với đồ vật từ nguyên liệu thiên nhiên. Đôi bàn tay của trẻ trở nên khéo léo, linh hoạt nhờ sử dụng các kỹ năng trong hoạt động với đồ vật. - Trẻ được phát triển ngôn ngữ, nhận thức, kích thích trí tưởng tưởng óc sáng tạo. + Đối với giáo viên - Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên vào hoạt động hoạt động với đồ vật cho trẻ. - Có kỹ năng tổ chức các hoạt động hoạt động với đồ vật một cách tự tin, linh hoạt, sáng tạo. - Lớp học có thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi do cô và trẻ tự làm từ “Sỏi, gỗ vụn, lá cây”, được trang trí bằng rất nhiều các sản phẩm của trẻ. Bảng 2: Bảng so sánh kết quả khảo sát trên trẻ Mức độ đánh giá Đầu năm Cuối năm Tiêu chí khảo sát Số trẻ đạt/ Số trẻ đạt/ Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tổng số Tổng số 1. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt 11/30 36.7 28/30 93,3% động với đồ vật. 2. Kĩ năng hoạt động với đồ vật từ nguyên 10/30 33.3 27/30 90% vật liệu thiên nhiên “Sỏi, gỗ vụn, lá cây” Nhìn vào kết quả bảng khảo sát trên tôi thấy những giải pháp mà bản thân tôi đa ra cho trẻ hoạt động với đồ vật đã đạt được kết quả tốt hơn rất nhiều so với đầu năm học, bản thân tôi sẽ cố gắng tìm hiểu nghiên cứu để đưa ra những giải pháp giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động với đồ vật bằng những nguyên vật liệu tự nhiên trong những năm học tiếp theo. + Đối với phụ huynh: Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động hoạt động với đồ vật của trẻ, từ đó quan tâm đến
  20. 20 sản phẩm của trẻ nhiều hơn. Phụ huynh phối hợp tốt trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. + Hiệu quả kinh tế - Với sáng kiến áp dụng giải pháp sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng trường mầm non Huống Thượng. Có thể nói đây là sáng kiến không tốn ké, không cần đầu tư nhiều kinh phí mà rất hiệu quả cho việc thực hiện các giải pháp mà tôi đưa ra trong sáng kiến, vì sử dụng lá cây có sẵn tại sân trường, gỗ vụn, sỏi được giáo viên đi nhặt về và phụ huynh mang đến ủng hộ. - Nếu sáng kiến được áp dụng rộng rãi thì cần các lớp được sự tin tưởng và ủng hộ của phụ huynh thu gom những nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn mang đến lớp cho cô giáo và trẻ hoạt động, chính vì vậy sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây không tốn kém mang lại hiệu quả rất là cao. + Hiệu quả xã hội, môi trường: - Với “Một số giải pháp sử dụng sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng trường mầm non Huống Thượng”. bản thân tôi đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp, địa phương, phù hợp với nhận thức của nhóm/lớp nhà trẻ 24-36 tháng do tôi phụ trách, để việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường được dễ dàng hơn. Với các giải pháp tôi đưa ra phù hợp với trẻ để trẻ có thể hoạt động hứng thú tích cực hơn và trẻ có kĩ năng, sáng tạo, khéo léo khi chơi với sỏi, gỗ vụn, lá cây. + Hiệu quả trong lĩnh vực theo sáng kiến của tác giả: Khi đưa các giải pháp thì tôi thấy trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động với đồ vật từ sỏi, gỗ vụn, lá cây. - Trẻ tập trung, bởi hoạt động chơi ngoài trời lôi cuốn trẻ vào chơi một cách say mê, nhẹ nhàng. - Trẻ thực hiện được một số kỹ năng hoạt động với đồ vật từ sỏi, gỗ vụn, lá cây. - Trẻ sáng tạo khi sử sỏi, gỗ vụn, lá cây trong hoạt động. - Trẻ có tính kiên trì, khéo léo khi hoạt động vớ sỏi, gỗ vụn, lá cây. - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2