intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu và ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hứng thú tham gia vào các hoạt động các hoạt động học của trẻ, giúp trẻ học tốt phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực phát triển trong trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

  1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp xây dựng môi trường  giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3­4 tuổi trong trường  mầm non” a)Tác giả sáng kiến: Hoàng Thị Như Hoa ­ Ngày tháng năm sinh: 01/10/1980                            Nam, nữ: Nữ ­ Đơn vị công tác: Trường MN Phú Xuân B –Bình Xuyên – Vĩnh Phúc  ­ Chức danh: Tổ trưởng tổ Mẫu giáo ghép. ­ Trình độ chuyên môn: ĐHSPMN ­ Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Như Hoa c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả  bản chất của sáng kiến; các  thông tin cần được bảo mật (nếu có): ­ Tên sáng kiến: ““Một số  giải pháp xây dựng môi trường giáo dục   lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3­4 tuổi trong trường mầm non” ­ Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực phát triển Tình cảm ­ Kĩ năng xã hội. ­ Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến:  Trường mầm non Phú Xuân B được tách ra từ  trường mầm non Phú  Xuân vào tháng 8/2014, đạt trường chuẩn quốc gia mức độ  vào tháng 6/2015  và đến tháng 12/2018 nhà trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn  Quốc gia mức độ  II. Trường nằm xa đường giao thông lớn nên đảm bảo an   toàn cho trẻ. Qua quá trình phát triển đến nay nhà trường đã có cơ sở vật chât,   trường, lớp khang trang rộng rãi với quang cảnh môi trường “xanh ­ Sạch ­   Đẹp ­ Thân thiện”. Trong năm học 2017­ 2018 nhà trường đạt giải nhất hội  thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ  làm trung tâm” cấp huyện, được cấp trên   quan tâm đầu tư nhiều về cơ sở vật chất và còn nhận được sự hợp tác hỗ trợ  của nhiều phụ  huynh các ban ngành đoàn thể, bên cạnh đó đời sống kinh tế  của nhân dân cũng được nâng cao, nhờ đó phụ huynh rất quan tâm đến con em  mình, đóng góp cơ sở vật chất, tinh thần và các hoạt động xã hội hóa giáo dục  để  nhà trường làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ  và góp phần xây  dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.             Từ đặc điểm đó ngành giáo dục mầm non đã nghiên cứu đổi mới hình  thức giáo dục theo từng chủ đề và theo hướng tích hợp các nội dung nhằm  giúp cho trẻ tiếp thu những kiến thức các môn học khác một cách chủ động,  hứng thú và sáng tạo, nhẹ nhàng, lô gic, giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu mà không  mang tính chất gò bó, áp đặt, đảm bảo cho trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà  học”
  2. Hiện nay đang  thực hiện chương trình giáo dục đổi mới nên phát huy  tính tích cực của cô và trẻ cao hơn ­ phương pháp dạy và học phong phú hơn.  Có sự lồng ghép, bám sát nội dung ” Xây dựng trường học thân thiện ­ học   sinh tích cực”  lấy trẻ  làm trung tâm.  Nhằm phát huy tính mạnh dạn, phối  hợp, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau. Do nắm vững được tầm quan trọng của xây  dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm. Nhận thức rõ trách nhiệm  của giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay.  Người giáo viên mầm non cần có những phương pháp phù hợp với  từng độ tuổi, điều kiện của trường, lớp để có một giờ học đạt kết quả cao,  tăng khả năng nhận thức của trẻ. Góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của lớp,  của trường, của ngành ngày càng phát triển hơn. Trẻ được tư duy và hứng thú  tham gia vào các hoạt động và sáng tạo trong các hoạt động như nguồn sữa  mẹ nuôi dưỡng những tâm hồn của trẻ giúp trẻ cảm nhận những vẻ đẹp  trong tâm hồn, trong thiên nhiên, cuộc sống. Khi trẻ bước vào tuổi mầm non,  đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 3­4 tuổi, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để trẻ  được tự do khám phá, trải nghiệm và  đưa ra ý tưởng của mình đã đem lại cho  trẻ những ấn tượng sâu sắc, những khái niệm tự chủ dần dần hình thành  trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển những năng khiếu, phát  hiện những tài năng sớm. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết chủ động trong  các hoạt động, hình thành các kĩ năng cơ bản ở trẻ giúp trẻ phát triển toàn  diện. * Thuận lợi:        Được lãnh đạo ngành giáo dục luôn quan tâm, tạo điều kiện đầu tư cơ sở  vật chất cho nhà trường, các trang thiết bị dạy học hiện đại như: Máy vi tính,   đàn Casio, ti vi, đầu đĩa… Giúp giáo viên và nhà trường thuận lợi trong công   tác giảng dạy, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.        Ban giám hiệu nhà trường luôn có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho   giáo   viên   thông   qua   các   chuyên   đề,   qua   các   tiết   mẫu,   các   buổi   sinh   hoạt  chuyên môn...  Lớp học có diện tích rộng rãi thuận tiện cho trẻ hoạt động và vui chơi  có phòng ăn phòng ngủ  riêng, được trang trí đẹp mắt hấp dẫn trẻ, có tương  đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của   giáo viên và của trẻ.              Bản thân khỏe mạnh, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có ý thức tham gia  rèn luyện học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư  phạm, có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, có năng khiếu thẩm mỹ  và   khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trong những năm học  gần đây tôi đạt được thành tích“Giáo viên giỏi” cấp huyện và đạt giải hội thi  làm đồ dùng đồ chơi cấp huyện. Phần lớn phụ huynh rất quan tâm chăm lo đến việc học tập của con em   mình, có tinh thần phối kết hợp với giáo viên và nhà trường, nhiệt tình tham  
  3. gia ủng hộ và giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần cho các hoạt động của lớp   và nhà trường. * Khó khăn:       Số trẻ trong lớp nhận thức của trẻ không đồng đều có trẻ  rất sôi nổi tự  tin và nhận thức rất nhanh chủ động tham gia vào các hoạt động, ngược lại có  trẻ hứng thú với các hoạt động nhưng lại nhút nhát thiếu tự tin và nhận thức   chậm. Đặc biệt vào đầu năm học khi mới nhận lớp, hầu hết các cháu mới  đến trường kĩ năng giao tiếp còn hạn chế  nên còn rất lúng túng, thiếu mạnh  dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động. Đồng thời việc tiếp xúc với 1 số  phụ  huynh cũng gặp nhiều khó khăn, ít có thời gian trao đổi với từng phụ  huynh về đặc điểm riêng, những mặt mạnh mặt yếu của từng trẻ, bên cạnh  đó khả  năng nhận thức, hứng thú của trẻ  với các hoạt động còn hạn chế  và  nên tổ chức các tiết học lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế. Mặc dù được đầu tư  trang thiết bị  đồ  dùng đồ  chơi nhưng vẫn còn  thiếu 1 số  trang thiết bị  vui chơi và học tập theo Thông tư  02 của Bộ  Giáo  dục và đào tạo.  Giáo viên đứng lớp còn thiếu so với quy định chỉ có 1GV/lớp.  Việc sử  dụng đồ  dùng đồ  chơi tự  làm của giáo viên trong các hoạt   động giáo dục trẻ  còn chưa thường xuyên mà chủ  yếu sử  dụng các đồ  dùng   đồ chơi có sẵn hoặc dạy trên máy tính máy chiếu...  Từ  đó tôi đã tìm hiểu và  ứng dụng một số  giải pháp nâng cao chất   lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo  3­4 tuổi hứng thú tham gia vào các hoạt động các hoạt động học của trẻ, giúp  trẻ  học tốt  phát triển toàn diện về  5 lĩnh vực phát triển trong trường mầm  non.  + Về khả năng áp dụng sáng kiến: Tôi thực hiện những giải pháp sau:  1. Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. a. Mục đích:  Trẻ   lứa   tuổi   mầm   non   học   bằng   cách   “chơi   mà   học,   học   bằng   chơi”quan sát vật thật, hình ảnh, đồ chơi...  Bảo đảm tất cả  trẻ  đều được tạo cơ  hội học tập qua chơi bằng các   hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu hứng thú và khả năng của bản thân  trẻ.  b. Nội dung và cách thức thực hiện. Do vậy trước khi tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giáo  viên cần phải dành thời gian nghiên cứu bài dạy, làm đồ  dùng đồ  chơi để  có  một tiết học sôi nổi hào hứng và đạt kết quả cao trên trẻ, giúp trẻ nhận thức  một cách chính xác nhất. Hiểu được điều đó bản thân tôi luôn tạo cho mình  một quỹ thời gian nhất định, bồi dưỡng cho mình các kĩ năng làm đồ dùng đồ 
  4. chơi như việc sử dụng các loại chất liệu, nguyên liệu làm đồ chơi khác nhau,  tận dụng các nguyện liệu phế  liệu.... Thường xuyên tham khảo hướng dẫn   làm đồ  dùng đồ  chơi trên mạng…Ngoài ra tôi luôn cố  gắng tham gia đầy đủ  các lớp tập huấn về  làm đồ  dùng đồ  chơi tự  tạo do ngành tổ  chức để  bồi  dưỡng thêm những kiến thức và kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho mình. Khi làm đồ  dùng đồ  chơi, nguyên vật liệu không thể  thiếu được.Vậy  để làm đồ dùng đồ chơi có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu là vô cùng   quan trọng. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự  kiếm ra như: lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, quần áo cũ, bông, vải vụn…chúng  có thể  được sản xuất như: giấy, hồ  dán, kéo, kim khâu…Sự  đa dạng của  nguyên vật liệu để lựa chọn, để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tôi cần cân nhắc những điểm  sau: + An toàn( không nhọn, không sắc, không độc hại…) + Rẻ  tiền (những nguyên vật liệu mua  ở  địa phương, hoặc được   bày bán rộng rãi) + Dễ kiếm: Ví dụ: vỏ ốc, hến, hạt na, bưởi, len… + Dễ bảo quản hay cất giữ. + Dễ cầm. + Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu + Luôn quan sát sự tưởng tượng và trí nhớ linh hoạt. Vì nguồn đồ  dùng, đồ  chơi còn nhiều hạn chế  nên tôi luôn vận động   trẻ, phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải có sẵn ở địa phương. Ví dụ: Bằng những hạt gạo, hạt đỗ, rơm rạ, lá cây, vỏ  hến, giấy vụn,  chai nhựa, vải vụn từ thợ may…tôi có thể tạo ra nhiều cây cối, hoa, quả,các   loại bánh và con vật ngộ  nghĩnh sinh động, những bức vẽ, các đề  tài khác   nhau. 2. Xây môi trường lấy trẻ làm trung tâm. a. Mục đích:  Xây dựng đầy dủ  các góc chơi, có đủ  đồ  dùng đồ  chơi được thay đổi  phù hợp theo chủ đề.  Môi trường giáo dục trong lớp học mang tính "Mở", kích thích sự  tập   trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia vào các   hoạt động chơi và trải nghiệm một cách tích cực và hiệu quả. Giúp cho giáo viên hướng tới mục đích của mình cần đạt được trong  tiết học, từ  đó tìm tòi những hình thức phong phú nhằm lôi cuốn trẻ  vào giờ  học. Trẻ chủ động tham gia vào tiết học, kết quả trên trẻ tốt.
  5. Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ  chức các hoạt động theo  chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận  dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề. b. Nội dung và cách thức thực hiện Môi trường học tập rất quan trọng với trẻ, việc tạo không gian sống   thân thiện  ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, nhận thức, tiếp theo là hành vi hàng  ngày của trẻ. Để  tạo được không gian, môi trường tốt cho trẻ  tôi luôn tận  dụng diện tích phòng học và bố  trí sắp xếp các góc chơi, đồ  dùng đồ  chơi  gọn gàng, khoa học, sáng tạo để  tạo cho trẻ  có một không gian sống động,   một môi trường học tập an toàn thân thiện, từ  đó giúp trẻ  thêm yêu trường,  yêu lớp của mình hơn, trẻ  thích được đến trường để  được gặp cô gặp bạn  được học, được chơi. VD: Góc âm nhạc tôi luôn thay đổi cách trang trí với nội dung thật sinh   động theo từng chủ đề  để  thu hút sự  chú ý của trẻ  vì góc âm nhạc là nơi trẻ  có điều kiện để  thể  hiện khả  năng âm nhạc của mình, trẻ  cũng có thể  làm   quen, ôn luyệncác bài hát cô giáo đã dạy, củng cố  kiến thức và phát triển  những kỹ  năng âm nhạc qua các trò ch ̣ ơi, các họat động, làm phát triển khả  năng tư duy sáng tạo của trẻ giúp trẻ biểu diễn tự tin hơn. Tại đây, trẻ tự hát  hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ  một cách  say mê và sáng tạo.  ­ Bảo đảm 100% trẻ trong nhóm lớp đều được tham gia vào hoạt động.  Trẻ có khả năng biểu hiện tính tích cực khi tiếp xúc làm quen với hoạt động  mới, sáng tạo trong những hoạt động quen thuộc.              Phát huy tính tích cực của trẻ.               Lấy trẻ làm trung tâm.   Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp.        Giờ hoạt động góc là lúc trẻ  được hòa mình vào các vai giống như  một   diễn viên trên sân khấu, trẻ  được tự  do biểu diễn theo sở  thích và khả  năng   của mình, cũng có khi trẻ  vào vai các cô giáo dạy các bạn hát múa, lúc đó   trông trẻ thật hồn nhiên và đáng yêu.   Đối với giao viên, vi ́ ệc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp là môṭ   phương tiện, là điều kiện thuân l ̣ ợi va vô cung quan trong đ ̀ ̀ ̣ ể  họ  phát triển  phù hợp với từng ca nhân tŕ ẻ và từng đô tụ ổi. Quá trình xây dựng môi trường   giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp   của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của   trẻ trong thơi ky đôi m ̀ ̀ ̉ ới. Môi trường gôm: ̀ * Bên ngoài lớp học: Môi trường ngoài lớp học là yếu tố  góp phần tích cực trong các hoạt   động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Lớp 3TA đã tập   trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. 
  6. Đặc biệt là goc thiên nhiên đ ́ ược cải thiện: Bản thân sưu tầm và vận động  phụ huynh  những chậu hoa, cây cảnh có màu sắc rực rỡ, phong phú. Có thể  cho trẻ học tập, quan sát, vui chơi được tiện lợi. Bố  trí bố  diện tích làm góc   thiên nhiên cho trẻ phù hợp.  Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm   bảo vệ  sinh về  nguồn nước, không khí, vệ  sinh an toàn trong ăn uống. Các   trang thiết bị, đồ  dùng, đồ  chơi phải được vệ  sinh thường xuyên, giữ  gìn vệ  sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Ngoài  ra, môi trường giáo dục cũng cần   tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý:  + Được yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng  ̉ ̉ cua tre. + Cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ qua các trang  thiết bị ngoài trời, kích thích các vận động khác nhau của trẻ.  Xây dựng góc vận động của trẻ  để  phát huy, rèn luyện sức khỏe cho   trẻ. Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có  ở  địa phương để  trẻ  khám   phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu. Bản thân là giáo viên đứng lớp tôi luôn thực hiện tôt và nghiêm túc ́   chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động (GDPTVĐ) cho  trẻ trong trường mầm non, môi trường trong lớp học đã được cải thiện, điều  kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển vận động được tăng cường, từng   bước bô sung, c ̉ ơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ GDPTVĐ trẻ  trong lớp  được hoạt động. Việc sắp xếp, bố  trí các khu vực hoạt động cho trẻ  cũng  
  7. cần phải được tính toán phù hợp với điêu kiên c ̀ ̣ ủa lớp học và tận dụng tối đa   cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với các thiết bị trên sân. * Bên trong lớp hoc:̣    Trong lớp học những góc chơi của trẻ  không thể  thiếu, để  lớp học   thêm lôi cuốn trẻ tôi đã đầu tư  trang tri l ́ ơp đep, hâp dân tre t ́ ̣ ́ ̃ ̉ ạo nên một môi   trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ  nghĩnh…  Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với   cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa  phương, luôn thay đổi theo chu đê, chu điêm phu h ̉ ̀ ̉ ̉ ̀ ợp vơi đô tuôi va co tinh ́ ̣ ̉ ̀ ́ ́   ̣ giao duc cao đ ́ ể  tạo ra sự  hấp dẫn mới lạ  đối với trẻ. Các góc hoạt động  chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần thiêt ph ́ ải di chuyển đi  hoặc lam đi lam l ̀ ̀ ại. Vì vậy môi giao viên c ̃ ́ ần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố  trí các góc này. Việc sắp xếp phải khoa hoc đ̣ ể có thể linh hoat trong viêc thay ̣ ̣   đôi sắp xếp lại.  Ví dụ: để thay đổi sự tập trung của góc hoạt động đóng vai từ trò chơi   ban hang sang trò ch ́ ̀ ơi lơp hoc… ho ́ ̣ ặc tạo ra không gian cho giờ  ngủ  trưa  bằng cách di chuyển một số  giá để  đồ. Tôi luôn thực hiện sắp xếp theo các  nguyên tắc sau: + Sắp xếp: Những hoạt động giông nhau thì săp xêp  ́ ́ ́ ở gần nhau (Hoạt  động tĩnh xa hoạt động động). + Giới hạn không gian: Chiếu, giá, đồ dung.̀
  8. + Nhiều góc sẽ   ở  trong phòng, nhiều góc sẽ   ở  ngoài trời cho đam bao ̉ ̉   ̀ ̣ ́ vê không gian va diên tich. ̀ + Kiểu lưu chuyển: Chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phòng  hay ngoài trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở. Đảm bảo cho trẻ có thể di   chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay   chạm vào đồ vật. + Có tên va phân loai đ ̀ ̣ ồ  chơi, học liệu, phương tiện đặc chủng cho  từng góc. + Các góc phải được săp xêp khoa hoc, hai hoa h ́ ́ ̣ ̀ ̀ ấp dẫn tre.̉ + Không gian để  chơi và di chuyển xung quanh: Cần giới hạn số  trẻ  trong những không gian nhỏ. Không cần thiết phải có một không gian rộng thoáng cố  định vì nó có  thể  sẽ  làm giảm không gian của các góc hoạt động thú vị  và vì vậy sẽ  hạn   chế việc học và chơi của trẻ trong các góc hoạt động này. Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động đóng vai trò rât quan trong ́ ̣   trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ  dùng và học liệu mà giáo   viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được chuân bi cân thân chu đao đ ̉ ̣ ̉ ̣ ́ ể  hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học tâp c̣ ủa trẻ va thu hút tr ̀ ẻ tham gia  ̣ ́ ự nhiên co hiêu qua, cũng nh môt cach t ́ ̣ ̉ ư tạo ra các cơ hội học tập khác. Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động cần được hợp lý đảm  bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó. Học liệu đó giúp: + Hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch học tập cho trẻ, kích thích trẻ tham gia   và làm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ. + Có thể  thay đổi tùy theo giáo viên dự  định và tùy vào hứng thú, khả  năng của trẻ. + Phong phú, đa dạng và được bổ sung khi cần. + Được bày biên một cách hấp dẫn. + Sắp đặt hợp lý và thuận tiện. + Mang tính mở, không cố  định trẻ  phải sử  dụng theo cách nào cho  đúng. + Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu săn co tai đia ph ̃ ́ ̣ ̣ ương. + Phản ánh rõ sự  khác biệt văn hóa (Mang màu sắc vùng miền, địa  phương) của trẻ trong trường và của cộng đồng. Tổ  chức môi trường giáo dục trong trường, lớp mầm non có vai trò  quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – kỹ  năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, việc thiết kế môi  trường giáo dục trong trường, lớp mầm non phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
  9. + Cần bố  trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù  hợp, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ. + Cần tính đến không gian thực tế của nha tr̀ ường, cua l ̉ ơp hoc đ ́ ̣ ể  nhà  trương va giao viên cân đ ̀ ̀ ́ ối diện tích các khu vực vui chơi cho hợp ly va khoa ́ ̀   ̣ hoc. + Cần đảm bảo tính mục đích: Tính mục đích ở đây có 2 nghĩa. Một là:  Môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện  của trẻ  nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu  cuối độ tuổi nói riêng.  Hai la: Thi ̀ ết kế  môi trường phải phù hợp với mục đích tổ  chức các  hoạt  động. + Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt  động, phù hợp với từng lứa tuổi. Trong lớp cần bố  trí không gian phù hợp  dành cho hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở  thích, khả  năng của   nhóm nhỏ  hoặc cá nhân. Có khu vực dành riêng để  chăm sóc đối với trẻ  có  nhu cầu đặc biệt. Với mỗi độ  tuổi, môi trường giáo dục sẽ  có những nét   riêng. Ví dụ: Với trẻ 3­4 tuổi, đồ  chơi có có sẵn cho trẻ sử  dụng, nhưng với   trẻ càng lớn thì cần chú ý đến sự phong phú của các loại đồ  chơi đặc biệt là  những nguyên vật liệu mở và phương tiện cho trẻ được sáng tạo, tự  làm đồ  chơi phục vụ cho ý tưởng chơi của trẻ. + Cần thu hút sự  tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo  dục càng nhiều càng tốt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ  ứng dụng kiến  thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc   biệt vào các thời điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào  giờ hoạt động chiều. Môi trường phản ánh màu sắc văn hóa dân tộc bởi những đồ  dùng,  trang phục, các phong tục tập quán… cung cấp cho trẻ  những hiểu biết về  nền văn hóa địa phương và của các dân tộc khác nhau. Tạo môi trường có  không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Đảm bảo kết hợp   các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và cá nhân, các hoạt động trong lớp và   ngoài trời. Tôn trọng nhu cầu, sở  thích hoạt động và tính đến khả  năng của  mỗi trẻ. Sự   đa dạng của đồ  dùng đồ  chơi: Trường mầm non là môi trường  thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao   tiếp thân thiện, hòa đồng,  ấm cúng, cởi mở  giữa cô và trẻ, giữa trẻ  với trẻ,   giữa trẻ với môi trường xung quanh.  Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu  thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ nh ững suy   nghĩ, tâm tư  nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ  giao tiếp và thể 
  10. hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần  gũi xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải   luôn mẫu mực để  trẻ  noi theo. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ  bạn  bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn  nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ  để giáo dục trẻ  và có sự  thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng  đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.  3. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: a. Mục đích: Trẻ được chủ động trong các hoạt động. Được khám phá trả lời theo ý hiểu của mình. Tăng cường tính chủ  động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ  “Học bằng chơi, chơi bằng học”. b. Nội dung và cách thức thực hiện Sử dụng phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu   hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của trẻ 3­4 tuổi, tạo ra các cơ hội cho  trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển   của từng cá nhân. VD: Trong giờ phát triển ngôn ngữ:         Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
  11. Giáo   viên   tổ   chức,   điều   khiển,   hỗ   trợ   đúng   lúc   không   làm   thay   trẻ.   Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ. 4. Phối hợp giữa giáo viên, gia đình và nhà trường: a. Mục đích : Tạo dựng cho trẻ môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giúp giáo viên kết hợp cùng với phụ huynh và nhà trường  nhằm giáo dục   trẻ  thông qua hướng chung. Giúp giáo viên cùng với phụ  huynh trao đổi về  tình hình học tập của con ở trường cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ  đó cùng có biện pháp giáo dục tích cực.  Sưu tầm vận động phụ  huynh  ủng hộ  nguyênvật liệu làm đồ  dùng đồ  chơi tự tạo. b. Nội dung và cách thức thực hiện: Để làm được điều đó thì trong các ngày hội, ngày lễ, các cuộc thi, trường   tôi có mời đông đủ phụ huynh tham dự, điều này có tác dụng rất lớn đến việc   thu hút phụ huynh đưa con đến lớp đến trường, phụ  huynh rất phấn khởi về  những kết quả  của con mình và gửi chọn lòng tin đối với nhà trường. Trong  các ngày hội đến trường của bé, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bế giảng...Tôi  tham mưu với nhà trường dành nhiều thời gian cho các cháu biểu diễn văn   nghệ, đó cũng là một hình thức tuyên truyền về  ngành học rất lớn. Trẻ  rất  thích tự làm và được khen, giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiên,  tự tin trước mọi người và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay là cơ  hội cho giáo   viên và trẻ được giao lưu. Qua đó giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn  nhiên, tự tin trước mọi người. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ  trong trường mầm non phụ  thuộc   nhiều vào sự tham gia đóng góp của gia đình trẻ. Vì vậy, trong quá trình giáo   dục, giáo viên cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung,  hình thức phong phú để tìm ra các biện pháp phối hợp có hiệu quả nhất nhằm  nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.        Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi tuyên truyền cho phụ huynh  biết về  tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm  trung tâm. Động viên phụ huynh thường xuyên đưa đón trẻ để thuận tiện trao   đổi tình hình của trẻ trong ngày, qua đó phụ huynh cho trẻ ôn lại bài ở nhà, tự  tin trong giao tiếp ứng xử với mọi người, trẻ được củng cố và khắc sâu kiến  thức trẻ đã được học.       Với những trẻ có năng khiếu tôi trao đổi cùng phụ  huynh để  thống nhất   biện pháp và tạo điều kiện phát huy khả năng của trẻ như: Cho cháu vào đội   văn nghệ của lớp, của trường hay tạo điều kiện cho các cháu học thêm ở các  lớp năng khiếu múa hát. Với những cháu còn hạn chế hay nhút nhát chưa đủ  tự tin tôi trao đổi cùng phụ huynh để có biện pháp thống nhất riêng.       Cuối cùng để  phụ  huynh nắm bắt được kết quả  rèn luyện, học tập của   con em họ, tôi thông báo kết quả  qua việc đánh giá trẻ  trong quá trình tham  
  12. gia vào các hoạt động, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, khả  ngăng tự  tin  sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động học tập của trẻ   ở  buổi họp phụ  huynh cuối năm để  phụ  huynh so sánh và nhận ra sự  tiến bộ  rõ rệt của con  em mình, tạo niềm vui phấn khởi và tự hào cho họ.        Vận động phụ huynh quyên góp vật liệu: Vỏ chai dầu gội đầu, nước rửa   bát, vỏ lon bia, bìa lịch cũ, vải vụn, hoạ báo và một số đĩa ca nhạc  cũ hòng...   để cô và trẻ tận dụng làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết học, chuyên  đề.... + Về khả năng áp dụng của sáng kiến:  Sáng kiến đã được áp dụng vào thực tiễn tại lớp 3T A trường mầm non   Phú Xuân B và đạt hiệu quả cao. Sáng kiến có thể  áp dụng rộng rãi cho trẻ  3­4 tuổi tại các trường mầm   non Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho cô và trẻ tại các trường Mầm  non, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo để làm tại gia đình. ­ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng  giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + Lợi ích kinh tế: Tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được tiền của  không phải mua một số  đồ  dùng đồ  chơi mà trẻ  vẫn tiếp thu tốt trong giờ  học, thay đổi được lề lối làm việc của giáo viên mềm dẻo, linh hoạt sáng tạo   và tạo được tâm thế tốt cho trẻ, sự thích thú, chủ động tham gia vào các hoạt  động học.  Ít tốn kém mà hiệu quả  lại cao, chỉ  cần đầu tư  thời gian và có niềm   đam mê thực sự, sắp xếp thời gian làm việc một cách hợp lý, nghiên cứu một   cách nghiêm túc thực hiện giải pháp đã xây dựng có chiều sâu. Các giải pháp  được sự đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường:       Giải pháp phân tích tính chất của công việc cho phù hợp với khả năng  và sự phát triển của trẻ:  Ở giải pháp này Tôi đã phân tích một cách tỉ mỉ, chi   tiết của số trẻ trong lớp. Các hoạt động không dập khuôn máy móc, tổ  chức  đan xen các hoạt động một cách hài hòa không cứng nhắc để  đạt được mục  tiêu đã xây dựng trong kế hoạch đảm bảo cả chất lượng và số lượng. + Mang lại lợi ích xã hội : Nâng cao chất lượng học sinh trong lĩnh vực   phát triển phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội. a. Đối với trẻ: + Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động học. + Trẻ mạnh dạn tự tin, chủ động trong các hoạt động. + 100% các cháu hứng thú và chủ động tham gia vào các hoạt động học. + 85% các cháu đạt khá giỏi  +  95% các cháu khả năng nhận thức tốt và tự tin.
  13. + Trẻ  được tham gia vào hoạt động, khám phá, trải nghiệm cho nên  kinh nghiệm và kĩ năng trẻ  lĩnh hội được một cách bền vững, để  lại  ấn   tượng khó phai mờ trong trẻ và cũng chính môi trường hoạt động phong phú  đã giúp trẻ  chủ  động, tích cực trong việc nêu ý tưởng và hoạt động trải   nghiệm, biết chia sẻ, trao đổi, hợp tác trong hoạt động => qua đó phát triển  các mặt: xúc cảm, tình cảm, giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, thẩm mĩ nhất là việc  thực hiện chuyên đề ( Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm).   Kết quả  cụ  thể  trong đợt khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến như  sau:            Khảo  Khả năng chủ động tham  Khả năng hứng thú sát gia vào hoạt động Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Số trẻ/tỉ lệ 20 8 12 6 14 Tỉ lệ 40% 60% 30% 70 % Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến vào hoạt động giáo dục như sau:            Khảo  Khả năng chủ động tham  Khả năng hứng thú sát gia vào hoạt động Số trẻ/tỉ lệ Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 20 19 1 18 2 Tỉ lệ 95% 5% 90% 10 % ­ Vậy với việc thiết kế tạo lập môi trường hoạt động giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm cho trẻ theo chủ điểm đã có sự tăng giảm cụ thể sau: * Về khả năng hứng thú: + Số trẻ đạt là: 19/20 đạt tỉ lệ 95 % tăng 55% so với đầu năm. + Số trẻ chưa đạt là 1/20 đạt tỉ lệ 5% giảm 55 % so với đầu năm. * Về khả năng chủ động tham gia vào hoạt động: + Số trẻ đạt là 18/20 đạt tỉ lệ 90 % tăng  60 % so với đầu năm. + Số trẻ chưa đạt là 2/20 đạt tỉ lệ 10 % giảm 60 % so với đầu năm. Qua việc áp dụng một số giải pháp trong và ngoài giờ học, lớp tôi chất   lượng học sinh sau khi tôi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung  tâm tăng lên khá rõ, trẻ rất hứng thú và rất ham học hỏi, cũng từ  đó giúp trẻ 
  14. mạnh dạn và tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động giáo dục. Kết quả sau   khi áp dụng các giải pháp mà tôi đưa ra tôi thấy 100% trẻ thực sự thích thú khi  tham gia vào các hoạt động, tích cực tham gia chơi. Tạo cho trẻ không khí vui   tươi, hào hứng khi học. Từ đó hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt   chất lượng rất cao. Có tác dụng đẩy mạnh phong trào thi giáo viên giỏi, thi   làm đồ dùng đồ chơi hay tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt hơn   là đã nhận được sự   ủng hộ  rất nhiệt tình của phụ  huynh tham gia cùng giáo  viên và nhà trường trong những hội thi, thao giảng, hội giảng, các ngày hội,   ngày lễ...       Đã lồng ghép giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo giải pháp nêu trên có  hiệu quả như đã triển khai chuyên đề: “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm  trung tâm” do tổ nhà trường thực hiện theo kế hoạch để cả trường tham dự  đã thu được đạt kết quả cao. Qua những biện pháp đã áp dụng toàn thể giáo  viên trong trường hiểu về ý nghĩa của hoạt động lấy trẻ làm trung tâm đối  với sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, từ đó đã rút ra được những kinh  nghiệm cho bản thân trong việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung  tâm cho trẻ của lớp mình.       Phát triển một số những kỹ năng giao tiếp ứng xử ở trẻ như :        ­ Kỹ năng thể hiện cảm xúc: Trẻ thể hiện cảm xúc khi biểu diễn trẻ biết   giao lưu tình cảm với các anh chị lớp lớn.             ­ Kỹ  năng nhận thức: Trẻ  hiểu biết thêm về  xã hội, văn hóa hay môi   trường xung quanh trẻ  giúp trẻ  tự  tin, hứng thú, chủ  động tham gia vào các   hoạt động trong nhà trường.        ­ Kỹ  năng thẩm mỹ: Trẻ  biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và thể  hiện   những sắc thái, hành động đẹp, biết vẽ  các hình  ảnh đẹp, hình  ảnh mà trẻ  thích.        ­ Kỹ năng giao tiếp: Khi biểu diễn trẻ giới thiệu về bản thân, biểu diễn   với bạn. b. Đối với giáo viên: Tổ  chức các hoạt động  linh hoạt, tự  tin hơn khi tiến hành hoạt động,  được trau dồi kiến thức, kỹ  năng làm đồ  dùng đồ  chơi tự  tạo, thiết kế  môi  trường học tập cho trẻ  học tập cũng như  các hoạt động chăm sóc và giảng   dạy trẻ. Tạo được môi trường học phong phú với nội dung của từng chủ đề,   đồ  dùng đồ  chơi và trang thiết bị  cũng đã được trang bị  đầy đủ  hấp dẫn và  lấy trẻ làm trung tâm. Các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3­ 4 tuổi không còn tẻ nhạt, khô khan đối với trẻ mà trẻ tự tin, tích cực tham gia  hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ  có tiến bộ  rõ rệt trong từng hoạt   động.  Tất cả  giáo viên  ở  tổ  mẫu giáo ghép nói chung và bản thân tôi nói riêng  đều được nhận thức về  tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo 
  15. dục lấy trẻ  làm trung tâm. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung, phương pháp,  hình thức đổi mới, đặc biệt tính mở  của hoạt động này. Hơn hẳn với trước,  bây giờ  là một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể  hiện trí tuệ,  năng lực của mình qua tất cả các tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ. Qua những   năm giảng dạy trẻ  lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp tôi chưa linh  hoạt sáng tạo nên kết quả  của tiết học chưa cao. Từ  khi sử  dụng các giải  pháp trên nên nghệ thuật lên lớp của tôi đã có một cách sáng tạo, linh hoạt, kĩ  năng làm đồ dùng đồ  chơi được nâng cáo hơn tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và   phong phú với nhiều chủng loại. Hơn nữa bản thân không ngừng phấn đấu  học hỏi  ở  bạn bè đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng để  trau rồi kiến thức, kĩ năng cho bản thân.... Giúp trẻ cũng hứng thú và chủ động  trong mọi hoạt động, tự tin linh hoạt sáng tạo trong các giờ hoạt động góc hay   hoạt động ngoài trời....bên cạnh những thành tích của cô và trẻ tôi còn phải cố  gắng nhiều hơn nữa, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để  phát huy và đạt  được kết quả cao hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. c. Đối với phụ huynh:  + Qua đó tăng cường mối quan hệ, kết hợp giữa gia đình và nhà trường   trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. + Các bậc phụ  huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc   nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho  trẻ cùng phối kết hợp với cô giáo tạo điều kiện cho trẻ  phát triển về  mọi mặt Đức­   Trí­ Thể  ­ Mĩ đạt kết quả cao góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo   dục trẻ trong năm học 2018­ 2019 và trong những năm học tiếp theo.  ­ Các thông tin cần được bảo mật( nếu có): Không d)Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;      ­  Điều kiện về cơ sở vật chất: + Các trang thiết bị cần thiết: Máy tính, máy chiếu… + Lớp học đầy đủ  trang thiết bị  cần cho trẻ  phục vụ  trong các hoạt  động giáo dục trẻ.         ­ Điều kiện về giáo viên + Giáo viên Mầm non: Yêu nghề, nhiệt tình, ham học hỏi ,sáng tạo. + Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. ­ Điều kiện về trẻ: Trẻ đi học đầy đủ, hứng thú, tích cực tham gia các   hoạt động. đ)  Về  khả  năng áp dụng của sáng kiến:  Đã áp dụng tại lớp 3TA  ở  trường mầm non Phú Xuân B – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc trong việc xây dựng  môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Danh sách những tổ  chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử  hoặc áp dụng   sáng kiến lần đầu :
  16. Số  Tên tổ chức/cá  Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến Một số giải pháp xây dựng môi  Lớp 4TA  Trường  trường giáo dục lấy trẻ làm trung  1 Nguyễn Thị Ánh MN nơi tôi đang  tâm cho trẻ 4­5 tuổi trường mầm  công tác non. Một số giải pháp xây dựng môi  Lớp 4TB trường giáo dục lấy trẻ làm trung  2 Vũ Thị Mai Trường MN nơi tôi tâm cho trẻ 4­5 tuổi trường mầm  đang công tác non. 3 Một số giải pháp xây dựng môi  Lớp 4TC trường giáo dục lấy trẻ làm trung  Trần Thị Hoa Trường MN nơi tôi tâm cho trẻ 4­5 tuổi trường mầm  đang công tác non. Một số giải pháp xây dựng môi  Lớp 3TB trường giáo dục lấy trẻ làm trung  4 Đinh Thùy Liên Trường MN nơi tôi tâm cho trẻ 3­4 tuổi trường mầm  đang công tác non. Một số giải pháp xây dựng môi  Lớp 3TC trường giáo dục lấy trẻ làm trung  5 Nguyễn Thị Tình Trường MN nơi tôi tâm cho trẻ 3­4 tuổi trường mầm  đang công tác non. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, chất đúng  sự  thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ  của người khác và hoàn toàn  chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Xin trân trọng cảm ơn!                                                         Phú Xuân, ngày     tháng     năm 2019 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN                                                            H oàng Thị Như Hoa
  17. PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN PHÚ XUÂN B Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc ­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­ Số:     /NX,ĐG­ MNPX B Phú Xuân, ngày     tháng 01 năm 2019 BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên Đơn vị: Trường Mầm non Phú Xuân B nhận được đơn đề  nghị  công  nhận sáng kiến của Bà: Hoàng Thị Như Hoa 
  18. ­ Ngày tháng năm sinh: 01/ 10/ 1980;                      ­ Nam/ nữ; Nữ ­ Đơn vị công tác: Trường MN Phú Xuân B – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc ­ Chức danh: Giáo viên ­ Tổ trưởng tổ mẫu giáo Ghép. ­ Trình độ chuyên môn: ĐHSPMN ­ Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% ­ Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): Hoàng Thị Như Hoa ­ Tên sáng kiến: ““Một số  giải pháp xây dựng môi trường giáo dục   lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3­4 tuổi trong trường mầm non” ­ Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vưc phát triển Tình cảm – Kĩ năng xã hội:  “Một số  giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung   tâm cho trẻ 3­4 tuổi trong trường mầm non” Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.  ­ Tôi tên là: Nguyễn Thị Tám ­ Chức vụ: Hiệu trưởng Thay mặt: Trường Mầm non Phú Xuân B nhận xét, đánh giá như sau: 1. Đối tượng được công nhận sáng kiến là: ­ Giải pháp tác nghiệp:  Đưa ra một số giải pháp xây dựng môi trường  giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trẻ 3­4 tuổi trường mầm non phú xuân B ­   Bình Xuyên ­ Vĩnh Phúc. 2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến:  a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: ­ Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến  nộp trước; ­ Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật   đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được ­ Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều  kiện để áp dụng, phổ biến; ­ Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc  phải thực hiện. b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực: ­ Mang lại hiệu quả kinh tế: Tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được   tiền của không phải mua một số  đồ  dùng đồ  chơi mà trẻ  vẫn tiếp thu tốt   trong giờ  học, thay đổi được lề  lối làm việc của giáo viên mềm dẻo, linh   hoạt sáng tạo và tạo được tâm thế tốt cho trẻ, sự thích thú, chủ động tham gia  vào các hoạt động học.  Ít tốn kém mà hiệu quả  lại cao, chỉ  cần đầu tư  thời gian và có niềm   đam mê thực sự, sắp xếp thời gian làm việc một cách hợp lý, nghiên cứu một  
  19. cách nghiêm túc thực hiện giải pháp đã xây dựng có chiều sâu. Các giải pháp  được sự đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường Giải pháp phân tích tính chất của công việc cho phù hợp với khả năng  và sự  phát triển của trẻ:   Ở giải pháp này giáo viên đã phân tích một cách tỉ  mỉ, chi tiết của số trẻ trong lớp. Các hoạt động không dập khuôn máy móc, tổ  chức đan xen các hoạt động một cách hài hòa không cứng nhắc để  đạt được   mục tiêu đã xây dựng trong kế hoạch đảm bảo cả chất lượng và số lượng. ­ Mang lại lợi ích xã hội : Nâng cao chất lượng học sinh trong lĩnh vực   phát triển tình cảm­ Kĩ năng xã hội cho trẻ 3 tuổi. + Đối với trẻ: Hứng thú, tích cực chủ động  tham gia vào hoạt động,  đạt chuẩn kiến thức và các kỹ năng cần thiết. +  Đối với giáo viên:  Tổ  chức các hoạt động linh hoạt, tự  tin hơn khi  tiến hành hoạt động, được trau dồi kiến thức, kỹ  năng, chăm sóc và giảng  dạy trẻ. Tạo được môi trường học phong phú với nội dung của từng chủ đề,   đồ  dùng đồ  chơi và trang thiết bị  cũng đã được trang bị  đầy đủ  hấp dẫn và  lấy trẻ  làm trung tâm. Các hoạt động giáo dục cho trẻ  3 tuổi không còn tẻ  nhạt, khô khan đối với trẻ  mà trẻ  tích cực tham gia hoạt động phát huy tính  chủ động, tính tích cực của trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng hoạt động.  + Về  phía phụ  huynh:  Các bậc phụ  huynh đã nhận thức rõ được tầm  quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho  trẻ cùng phối kết hợp với cô giáo tạo điều kiện cho trẻ  phát triển tình cảm­  Kĩ năng xã hội đạt kết quả cao góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo   dục trẻ.  c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Đã áp dụng tại lớp 3 tuổi A  ở  trường mầm non trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung  tâm cho trẻ tại nhà trường nơi tôi đang công tác. 3. Kiến nghị đề xuất: ­ Đề xuất của cá nhân: Công nhận sáng kiến ­ Trường MN Phú Xuân B đề  nghị  Hội đồng sáng kiến xét công nhận   sáng kiến. Xin trân trọng cảm ơn./. LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (Ký ghi rõ họ và tên)
  20. Nguyễn Thị Tám                                                                                   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2