Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Trung Lương
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Trung Lương" được hoàn thành với các biện pháp như: Tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao khả năng chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo; Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo; Cách chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Trung Lương
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Huyện Định Hóa Trình Tỷ lệ (%) Ngày tháng Chức độ đóng góp Họ và tên Nơi công tác Số năm sinh danh chuyên vào việc tạo TT môn ra sáng kiến Trường MN Cao Trung Lương – Cô đẳng sư 1 Nguyễn Thị Phượng 23/10/1968 100% Định Hóa – nuôi phạm Thái Nguyên MN - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Trung Lương”. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Phượng - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non – Chế biến món ăn cho trẻ. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 11 tháng 9 trong năm 2017. - Mô tả bản chất của sáng kiến. + Về nội dung của sáng kiến. Nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Trung Lương tôi đã áp dụng các biện pháp và thực hiện cụ thể như sau: 1. Tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao khả năng chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo. Đối với mỗi con người chúng ta dù có làm việc gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không chỉ làm việc mà phải luôn luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình được tốt hơn, đặc biệt là các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề học càng quan trọng. Bên cạnh đó các cô phải thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ và 1
- chế biến như thế nào để giúp trẻ ăn ngon miệng ăn hết suất. Vì thế tôi luôn không ngừng tìm tòi học hỏi những người xung quanh, đồng nghiệp và trên mọi kênh thông tin có liên quan đến vần đề chế biến các món ăn và giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chế biến món ăn trong gia đình cũng như ở trường. Ngoài ra tôi thường xuyên thực nghiệm nấu những món ăn mà tôi vừa học hỏi ở nhà để mọi người trong gia đình thưởng thức và tham khảo góp ý kiến cho mình. Điều đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống hiện tại. 2. Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo. Sau đây là một số bí quyết của tôi trong việc lựa chọn thực phẩm: - Đối với thịt gia súc gia cầm như: thịt lợn, thịt gà, thịt bò… + Đối với thịt lợn: Chúng ta cần chọn những cửa hàng tin cậy, chọn thịt có mỡ màu trắng tinh và thịt nạc có màu đỏ tươi hoặc không có màu lạ khác, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên không có mùi hôi. Tránh mua phải những loại thịt mắc bệnh như: tụ huyết trùng, thịt có bì quá dầy… + Đối với thịt gà: Ta nên chọn những cửa hàng uy tín, chọn thịt mềm dẻo, thớ thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu trắng vàng tự nhiên không có nốt thâm tím ở ngoài ra. + Đối với thịt bò: Ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng. Trước khi mang chế biến thực phẩm cho trẻ thì chúng ta phải rửa sạch sau đó thái nhỏ và cho vào cối say nhỏ (Tuỳ từng độ tuổi). Thực phẩm được sơ chế ở trên bàn hoặc bệ sạch để đảm bảo vệ sinh. - Đối với các loại hải sản như: tôm, cua, cá… Tôm, cua, cá…rất tốt cho con người chúng ta và đặc biệt là trẻ thơ vì nó cung cấp chất can si, chất đạm làm cho xương của trẻ chắc khoẻ hơn và không bị bệnh còi xương. + Đối với Tôm: Chúng ta nên chọn những con còn sống, mình của tôm phải trắng trong khi sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ đầu. Đầu và dâu tôm dùng để nấu canh. 2
- + Đối với cá: Ta nên chọn những con cá bơi khoẻ, còn nguyên vẩy không bị chầy sước. Khi sơ chế chúng ta nên đập chết cá và đem rửa sạch, đánh vẫy cho vào nồi luộc sau đó gỡ bỏ xương, sau đó phần đầu và phần xương giã nhỏ lọc lấy nước nấu canh. Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm chúng ta còn phải lựa chọn những thực phẩm cung cấp vitamin và chất sơ như rau, củ, quả. + Đối với rau: Chúng ta cần lựa chọn những cửa hàng quen thuộc. Chọn rau phải tươi ngon không bị dập nát hoặc vàng úa. + Đối với loại hạt, củ, quả khô: Khi mua chúng ta không nên chọn những thực phẩm bị mốc, mọt. Nhất khi chọn gạo, lạc, vừng nên chọn những loại gạo ngon, không có chấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc… + Đối với bún và phở tươi: Chúng ta cũng nên chọn các cửa hàng tin cậy. Trước khi cho trẻ ăn chúng ta nên đi kiểm dịch mẫu rồi cho trẻ ăn vì trong thực phẩm này các nhà sản xuất thường sử dụng hàn the và bánh phở không có mùi chua. + Đối với thực phẩm làm gia vị: như nước mắm, dầu…Khi mua chúng nên chú ý đến hãng sản xuất và thời hạn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo được an toàn. Như chúng ta cũng đã biết quá trình lựa chọn thực phẩm cũng góp phần không nhỏ trong quá trình chế biến các món ăn ngon trong gia đình cũng như trong nhà trường. Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh cho các loại thực phẩm thì vấn đề vệ sinh nhà bếp cũng rất là quan trọng trong việc chế biến các thực phẩm vì vậy chúng ta nên thực hiện theo quy trình bếp một chiều và sắp xếp bếp một cách hợp lý, thường xuyên quét dọn bếp sạch sẽ ngăn nắp. Thùng đựng rác phải có nắp đậy và được sử lý hàng ngày. Ngoài ra các cô nuôi cũng phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến như: đầu tóc, quần áo phải gọn gàng sạch sẽ, phải mặc tạp rề, đeo khẩu trang, đội mũ và đặc biệt khi sơ chế và chế biến các cô phải đi găng tay và phải cắt móng tay ngắn, không được để móng tay dài vì như vậy các vi khuẩn trong móng tay sẽ sâm nhập vào thực phẩm làm mất vệ sinh. 3
- Từ đó mà chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và phù hợp với trẻ mẫu giáo. Nếu chúng ta lựa chọn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh , tươi ngon thì bữa ăn của chúng ta không mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Qua việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm trên tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm về lựa chọn thực phẩm, tôi đã áp dụng vào việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình mình và nhà trường, để chế biến những món ăn ngon ở nhà và ở trường. 4
- 3. Cách chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng, các cô nuôi chúng tôi xây dựng thực đơn thường phối hợp các loại thực phẩm với nhau để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời kết hợp các thực phẩm còn gây hứng thú cho trẻ, trẻ nhìn thấy hấp dẫn đẹp, trẻ sẽ rất thích ăn. Với trách nhiệm là bếp trưởng tôi luôn nhắc nhở chị em trong tổ luôn phải coi trọng công tác chế biến món ăn cho trẻ sao cho phù hợp với trẻ. Khi chế biến các thực phẩm như rau, củ, quả chúng tôi phải thái như hình hạt lựu để trẻ dễ ăn Khi chế biến chúng ta phải chú ý thực phẩm gần chín thì chúng ta mới được cho gia vị nếu cho sớm thì mất tác dụng của muối iốt, nếu thực phẩm mà để chín quá cũng không tốt sẽ mất hết các Vitamin chứa trong rau, củ, quả, thức ăn chín quá cũng dễ có mùi lồng làm cho trẻ khó ăn dẫn đến trẻ ăn không ngon miệng và hết suất. Các thực phẩm rau, củ, quả, trước khi nấu chúng ta nên xào sẽ làm cho rau, củ, quả mềm ra giúp trẻ dễ ăn hơn. 5
- Với thực phẩm là thịt nhưng các cô nuôi chúng tôi có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như:, thịt rang, thịt đậu sốt cà chua,trứng trưng thịt… Ví dụ đây là cách chế biến một số món ăn mà tôi đã thực nghiệm tại trường Mần non Trung Lương: - Món trứng trưng thịt + Để chế biến món Trứng trưng thịt thì tôi cần phải sử dụng nguyên liệu sau: thịt lợn, trứng vịt, dầu, bột canh, nước mắm, hạt nêm… Trước khi bắt tay vào chế biến tôi đem các thực phẩm đó rửa sạch rồi sơ chế: thịt thái miếng nhỏ và bỏ vào máy xay nhỏ. Trứng vịt đập bỏ vỏ, quấy đều. Bắc chảo lên bếp đun nóng chảo đổ dầu vào đun sôi dầu rồi đổ trứng vào rán, nhìn thấy bề mặt trứng vàng thì ta lật mặt bên kia và rán vàng là được bỏ ra đĩa cho nguội rồi thái nhỏ hạt lựu. Bắc chảo lên bếp đun nóng chảo đổ dầu vào đun nóng già cho hành vào phi thơm rồi cho thịt vào sào cho chín cho trứng vào xào cùng thịt, đảo đều tra gia vị vừa đủ, đun tầm 5 phút cho ngấm đều gia vị rồi cho hành lá vào hành dậy mùi thơm là bắt ra. - Món su su cà rốt xào thịt bò: + Để chế biến món Su su cà rốt xào thịt bò thì tôi cần phải sử dụng nguyên liệu sau: Su su, cà rốt, thịt bò, dầu, bột canh, nước mắm, hạt nêm… Trước khi bắt tay vào chế biến tôi đem các thực phẩm đó rửa sạch rồi sơ chế: Thịt bò thái miếng nhỏ và bỏ vào máy xay nhỏ. Su su, cà rốt gọt vỏ bổ bỏ hạt rửa sạch rồi thái nhỏ hạt lựu. Bắc chảo lên bếp đun nóng chảo đổ dầu vào đun nóng già cho hành, tỏi vào phi thơm rồi cho thịt bò vào xào, tra gia vị vừa đủ. Xào tới khi thịt bò chín bắc ra rồi múc ra đĩa. 6
- Bắc chảo lên bếp đun nóng chảo đổ dầu vào đun nóng già cho hanh vào phi thơm cho su su, cà rốt vào sào cho chín mềm rồi đổ thịt bò vào xào cung. Đảo đều thịt bò với su su, cà rốt, tra gia vừa đủ. Đun tầm 5 phút cho ngấm đều gia vị rồi bắc ra dùng muôi múc ra đĩa. - Món canh cải ngao: + Để chế biến được món canh cải ngao thì tôi cần phải sử dụng nguyên liệu sau: Rau cải, ngao, gừng tươi, dầu, bột canh, nước mắm, hạt nêm… Trước khi bắt tay vào chế biến tôi đem các thực phẩm đó rửa sạch rồi sơ chế: Rau cải rửa sạch, thái nhỏ. Ngao luộc chắt lấy nước, lấy con bỏ vỏ ngao, con ngao rửa sạch rồi băm nhỏ Bắc nồi lên bếp đun nóng nồi đổ dầu vào đun nóng già rau cải vào xào, tra gia vị vừa đủ. Khi rau chín đổ nước luộc ngao vào sao cho vừa tầm đủ suất cho trẻ, đun sôi tra chút nước gừng vào cho thơm. Bắc chảo lên bếp đun nóng chảo đổ dầu vào đun nóng già cho hành vào phi thơm cho su su, cà rốt vào sào cho chín mềm rồi đổ thịt bò vào xào cùng. Đảo đều thịt bò với su su, cà rốt, tra gia vị vừa đủ. Đun tầm 5 phút cho ngấm đều gia vị rồi bắc ra dùng muôi múc ra đĩa. * Bữa chính chiều: Sôi đỗ xanh Với món sôi đỗ xanh thì tôi cần những nguyên liệu sau: Gạo nếp, đỗ xanh... Giống như các món ăn trên đầu tiên tôi đem gạo nếp và đỗ xanh đã được ngâm đi vo sạch sẽ. Gạo nếp và đỗ xanh đảo đều với nhau, cho một chút bột canh vào sóc đều rồi đổ vào chõ đồ. Lấy nồi đổ nước vào rồi bắc lên bếp đặt chõ sôi vào, đậy vung bật bếp đun. Khi sôi dùng đũa chọc tạo thành các lỗ thông hơi chốc mặt nồi sôi để sôi chín đều, đun cho tới khi sôi chín rồi bắc ra. Để nguội dùng muôi chia đều suất của trẻ cho từng lớp. 7
- Qua quá trình nghiên cứu đã cho tôi thấy rằng để chế biến được một món ăn thì chúng ta phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn và theo tôi chúng ta nên chế biến theo quy trình bếp một chiều từ thực phẩm sống làm sạch rửa thái nhỏ nấu chín chia ăn …Đây là một qua trình rất phù hợp cho công tác chế biến nó giúp chúng ta rút ngắn được thời gian và công sức. Bên cạnh đó còn đảm bảo an toàn vệ sinh. Khi chế biến các thực phẩm xong chúng ta nên đậy vung lại để đảm không cho các vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn. Làm thế nào để trẻ thích thú với giờ ăn, ăn ngon miệng, hết xuất, thì các cô nuôi phải thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn sao cho phù hợp với trẻ tạo cho trẻ cảm giác ngon miệng khi ăn. 4. Xây dựng thực đơn theo mùa: Thực đơn là khẩu phần tính thành lượng thực phẩm để chế biến dưới dạng các món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn, tuỳ từng bữa ăn hàng ngày, hàng tuần cho trẻ. Ngoài ra xây dựng thực đơn nhằm chủ động cho việc thực hiện kế hoạch ăn uống cho phù hợp đối với trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Khi xây dựng thực đơn cần chọn những thực phẩm theo mùa và có sẵn ở địa phương để tiện cho việc tiếp ứng thực phẩm. Thường xuyên thay đổi thực đơn để chế biến các món ăn được đa dạng, phong phú giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình. 8
- Ngoài ra ta cần lưu ý đến sự phối hợp các thực phẩm, các chất để tạo nên một bữa ăn ngon, ta phải tận dụng sự bổ sung lẫn nhau giữa các chất để nâng cao giá trị dinh dưỡng của các món ăn. Chúng ta cần quan tâm đến mỗi bữa ăn của trẻ thì phải có đủ bao nhiêu thực phẩm và bao nhiều chất cho phù hợp và cần phải xây dựng thực đơn phù hợp theo độ tuổi. Một ngày thì trẻ cần đủ các chất dinh dưỡng sau: đạm, chất béo, bột đường, vitamin…từ đó mà ta có thể xây dựng được thực đơn đầy đủ các chất trong một ngày cho trẻ. Đây là thực đơn mùa đông và mùa hè cho trẻ mẫu giáo trường Mần non Trung Lương đã xây dựng và thực hiện trong quá trình mà tôi nghiên cứu đề tài. Đây là thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và đạt hiệu quả cao trong suốt một tuần. Mỗi ngày ở trường thì trẻ mẫu giáo được ăn một bữa chính trưa, bữa chính chiều và tráng miệng. - Thực đơn mùa đông: Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Bữa - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ -Thịt lợn - Thịt gà rim - Trứng, - Lạc vừng - Thịt lợn, Bữa kho tàu gừng nghệ thịt lợn rim - Thịt lợn xào đậu rim cà chính -Rau bắp - Su hào (Bí cà chua đu đủ chua trưa cải (cải xanh, su su) - Cải ngọt - Canh rau cải - Giá đỗ xào ngọt) xào xào thịt lợn xào thịt bò thịt bò nấu tôm thịt bò - Cải cúc nấu - Canh bí - Canh khoai - Canh bí tôm (hến) đỏ nấu lạc rau cải nước xanh nấu xương lạc Bữa - Bún thịt - Mỳ thịt lợn - Cháo thịt - Phở thịt lợn - Bánh cuốn, chính gà, cà chua cà chua gà củ quả cà chua - Sữa thịt gà chiều bột 9
- Để chế biến các món ăn trong thực đơn mùa đông giá rét tôi thường xuyên trao đổi với chị em trong nhà bếp cùng các cô giáo trên lớp, rút ra kinh nghiệm trong chế biến có thể thêm một số các gia vị hoặc thực phẩm để giúp các trẻ ăn ngon miệng hơn hoặc bớt một số gia vị hoặc thực phẩm mà trẻ không thích ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, để quá trình chăm sóc trẻ của chúng ta đạt hiệu quả, vì thế khi xây dựng thực đơn chúng ta phải chọn những thực phẩm phù hợp với tuổi và theo mùa, sẵn có tại địa phương đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng và lượng kcal cho trẻ trong một ngày đạt từ 615->726 Kcal/ trẻ. Thực đơn mùa hè: Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Bữa - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ - Cơm tẻ Bữa - Lạc vừng - Trứng, thịt - Thịt gà - Thịt lợn - Thịt lợn, chính - Thịt lợn rim cà chua rim gừng kho tàu đậu rim cà trưa xào bí xanh - Đỗ đũa xào nghệ - Bầu xào chua - Canh thịt bò - Mướp xào thịt gà - Giá đỗ xào mồng tơi - Canh me lạc - Canh rau thịt bò nấu tôm nấu nước - Canh rau ngót nấu - Canh rau xương đay mồng thịt lợn đay nấu tôm tơi nấu tôm - Bún thịt - Phở thịt - Cháo thịt gà - Mỳ thịt - Bánh Bữa gà, rau bò, rau rau củ quả bò, rau cuốn thịt gà chính cà chua chiều Với mùa hè oi bức và nóng lực trường tôi đã chọn các loại thực phẩm phù hợp với mùa, giúp cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng và mát mẻ để xua đi cái nóng nực mà thời tiết đã tạo ra. Trong quá trình thực hiện chế biến các món ăn trên 10
- thực đơn đã xây dựng tôi thấy các cháu hứng thú đến giờ ăn, ăn rất ngon và hết suất của mình. Khi xây dựng thực đơn chúng ta cần chú ý đến quá trình kết hợp các thực phẩm và các chất với nhau sao cho phù hợp, để trẻ có cảm giác thích thú khi đến giờ ăn, ăn ngon miệng và hết suất. Bên cạnh đó chúng ta cần phải làm thế nào để cho trẻ yêu ngôi trường của mình hơn, lúc nào cũng có cảm giác muốn đến trường để được ăn những món ăn ngon do các cô nuôi chế biến. Từ đó tôi và các chị em trong tổ thường xuyên trao đổi với nhau về xây dựng thực đơn như thế nào để phù hợp với trẻ, đảm bảo thành phần dinh dưỡng, đủ định lượng trong qua trình chế biến để giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất, đồng thời giúp cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng của chúng tôi đạt kết quả cao hơn. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Qua việc nghiên cứu về biện pháp “Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Trung Lương”. Bước đầu tôi nhận thấy được sự chuyển biến tích cực của trẻ ở trường, trẻ ăn ngon miệng hơn, có thêm sự hào hứng, vui vẻ, tích cực hoạt động một cách có ý thức tổ chức đem lại nhiều 11
- kết quả khả quan. Tôi thiết nghĩ nên áp dụng cho trẻ ở các trường mầm non trong huyện và nhân rộng ra các trường mầm non trong toàn tỉnh. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Đối với cô nuôi: Luôn là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, đem hết tình yêu thương và lòng tâm huyết với nghề để thực hiện đạt kết quả tốt. Không ngừng học hỏi, tìm tòi những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách chế biến thực thẩm đẹp, ngon an toàn cho trẻ. Để tạo điều kiện tốt cho trẻ hoạt động, ngoài ra cần làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh. * Đối với trẻ: Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống dưới 6%, nhờ đó trẻ thích đi học hơn, trẻ năng động hơn giúp trẻ phát triển toàn diện. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình, mua phiếu ăn đúng ngày, mua đầy đủ, đưa đón trẻ đúng giờ, nộp phiếu ăn đầy đủ, tham gia đầy đủ các buổi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ tại trường cũng như ở nhà. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non đạt 1 số kết quả như sau: 1. Lợi ích kinh tế: Sáng kiến đã đưa ra những biện pháp cụ thể, được đúc kết qua những kinh nghiệm của bản thân cô nuôi. Các biện pháp đã đưa vào thực nghiệm, không tốn kinh phí và cho những kết quả cao. 2. Lợi ích xã hội: * Về phía cô nuôi: Khả năng chế biến của các cô nuôi ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó cách xây dựng thực đơn và việc thay đổi thực đơn, cách chế biến món ăn cho trẻ trở lên phong phú đa dạng hơn giúp trẻ ăn ngon miệng hết xuất. * Về phía trẻ - Qua quá trình áp dụng và thực hiện một số biện pháp trên đã cho tôi kết quả như sau: 12
- SỐ TRẺ TỶ LỆ STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐẠT % 1 Số trẻ ăn ngon miệng, hết suất 239/241 99,5% 2 Số trẻ lười ăn thịt 03/241 1,2% 3 Số trẻ không ăn rau và hành 0 0 Số trẻ khồng thích ăn những món ăn có mùi 4 0 0 thơm như: nấm hương… 5 Số trẻ không ăn hết suất của mình 0 0 6 Số trẻ không thích chất tanh như: Tôm cá… 0 0 7 Số trẻ không thích ăn cháo 0 0 * Về phía phụ huynh: - Phụ huynh đã rất tin tưởng và ủng hộ nhiệt tình cho việc ăn bán trú tại trường - Phụ huynh đã phối kết hợp với nhà trường để chế biến, thay đổi thực đơn ăn của con ở nhà đảm bảo đủ dinh dưỡng và trình bày đẹp mắt. * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 1. Lợi ích kinh tế: Sáng kiến đã đưa ra những biện pháp cụ thể, đưa vào thực hiện có hiệu quả. Kêu gọi được phụ huynh vào cuộc, thực phẩm sẵn có ở địa phương, hoặc gia đình tự trồng, tự nuôi được, do vậy tiết kiệm hơn và không tốn nhiều kinh phí. Từ đó, chứng minh được tính khả thi và sự cần thiết, có tính thực tiễn, có khả năng nhân rộng trong các trường mầm non. 2. Lợi ích xã hội: * Về phía cô nuôi: Đã biết cách chế biến các món ăn, chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn phù hợp độ tuổi và phù hợp với điều kiện của địa phương. * Về phía trẻ: Trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn hết suất, ăn nhanh hơn, thích đi học và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 6%. * Về phía phụ huynh: Phụ huynh yên tâm hơn khi gửi con đến trường, các thực phẩm sẵn có ở địa phương nên giá cả hợp lý, thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm. 13
- * Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Ngày Trình độ Số Họ và Nơi công Chức Nội dung công tháng chuyên TT tên tác danh việc hỗ trợ năm sinh môn Một số kinh nghiệm chế biến Nguyễn Trường MN GV Cao đẳng món ăn cho trẻ 1 Thị 23/10/1968 Trung -Cô sư phạm mẫu giáo ở trường Phượng Lương nuôi mầm non mầm non Trung Lương Trường MN Cùng tham gia chế Nguyễn 03/10/198 Cô Trung cấp 2 Trung biến và xây dựng Thị Cam 6 nuôi nấu ăn Lương thực đơn Trường MN Cùng tham gia chế Ma Thị Cô Trung cấp 3 26/12/1990 Trung biến và xây dựng Hoàn nuôi nấu ăn Lương thực đơn Trường MN Cùng tham gia chế Hoàng 10/10/198 Cô Trung cấp 4 Trung biến và xây dựng Thị Hòa 8 nuôi nấu ăn Lương thực đơn Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trung Lương, ngày 12 tháng 3 năm 2018 Người nộp đơn Nguyễn Thị Phượng 14
- 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 58 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn