intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tạo tâm thế vào lớp 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tạo tâm thế vào lớp 1" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá được thực trạng dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, trên cơ sở đề xuất một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi, giúp trẻ chuyển tải được nhận thức, sự tự tin, biết cách giao tiếp, xử lý tình huống, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tạo tâm thế vào lớp 1

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI Mã SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Mét sè kinh nghiÖm d¹y kü n¨ng sèng cho trÎ mÉu gi¸o lín 5 - 6 tuæi t¹o t©m thÕ vµo líp 1 Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non NĂM HỌC: 2016 – 2017 1/29
  2. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài:................................................................................ 1 2. Đối tượng nghiên cứu:......................................................................... 2 3. Thời gian nghiên cứu:......................................................................... 2 4. Mục đích nghiên cứu:.......................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................... 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................ 3 I.Cơ sở lý luận:...................................................................................... 3 II. Cơ sở thực tiễn:................................................................................ 4 1.Đặc điểm chung:................................................................................... 4 2.Thuận lợi:............................................................................................. 5 3.Khó khăn:............................................................................................. 5 III. Các biện pháp:................................................................................ 6 1.Biện pháp khảo sát kỹ năng sống của trẻ:............................................ 6 2.Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi kỹ năng sống tạo tâm thế vào lớp 1 7 3.Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh:......................................... 22 IV. Kết quả............................................................................................. 27 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................... 29 2/29
  3. 3/29
  4. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống đã được đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học. Ở Việt Nam, năm học 2009- 2010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội. Hiện nay vấn nạn bắt cóc, xâm hại trẻ em xuất hiện rất nhiều trên các tỉnh thành trong cả nước, rất nhiều trẻ được bố mẹ dạy cho cách phòng chống người lạ mặt đưa đón, rủ dê. Song cũng rất nhiều trẻ chưa được học kỹ năng giúp trẻ tránh được nạn bắt cóc, xâm hại, nhất là trẻ mầm non. Vì vậy dạy trẻ kỹ năng sống nói chung và kỹ năng phòng chống xâm hại bắt cóc trẻ em đang rất cần thiết với trẻ mầm non và đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi. Vì khi vào trường tiểu học trẻ không được cô giáo chăm cho như ở trường mầm non, trẻ phải tự lo cho mình từ bữa ăn giấc ngủ, tự bảo vệ bản thân. Trong thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiểu vụ với trẻ em ở trường tiểu học như: ở trường tiểu học Vĩnh Quỳnh, Hà Nội, có em học sinh đang trên đường đi học về, bỗng dưng có người lạ theo sau dụ dỗ học sinh đó là đưa về nhà với bố mẹ nhưng bạn đó không đồng ý, may mắn có phụ huynh đi qua nhìn thấy và kẻ lạ mặt đó đã bỏ chạy lấy người. Không chỉ thế, trong xã hội hiện nay còn rất nhiều vụ bắt cóc táo tợn. Đứng trước tình hình đó, tôi đã trăn trở suy nghĩ rất nhiều để đưa ra biện pháp giúp trẻ kỹ năng xử lý các tình huống tạo tâm thế trước khi vào lớp 1. Thực tế giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non trong nhà trường cũng như trong các gia đình ở Việt Nam hiện nay chưa được quan tâm lắm. Do chưa ý thức cao về vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ nên trong nhà trường cũng như trong mỗi gia đình, trẻ thường được làm giúp những công việc mà lẽ ra trẻ hoàn toàn có thể tự làm được, chính vì thế đã khiến cho trẻ thiếu tự tin vào bản thân mình, có xu hướng rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp ngoài gia đình… Vì vậy, việc “dạy trẻ 5 – 6 tuổi kỹ năng sống để tạo tâm thế vào lớp 1” là vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là trong đời sống xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay. Hơn nữa, hiện nay, giáo dục kỹ năng sống được xem như một thành tố quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục. Song việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non còn chưa được quan tâm nhiều và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu 1/29
  5. và hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Chính vì nhận thức được việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết nên tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tạo tâm thế vào lớp 1” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu những kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống để chuẩn bị tâm thế vào lớp 1 cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi tại trường mầm non. - Đối tượng khảo sát : Các cháu lớp mẫu giáo lớn A2 (51 cháu ) 3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: - Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ đầu năm học đến kết thúc năm học 2016-2017 ( Từ 8/2016 đến 5/2017 ) 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Đánh giá được thực trạng dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, trên cơ sở đề xuất một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi, giúp trẻ chuyển tải được nhận thức, sự tự tin, biết cách giao tiếp, xử lý tình huống, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Các phương pháp nghiên cứu là: + Phương pháp quan sát +Phương pháp diễn đạt +Phương pháp phân tích +Phương pháp ngiên cứu tổng hợp +Phương pháp so sánh….. +Phương pháp xử dụng tình huống 2/29
  6. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Vào đầu thập kỷ 90, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học, các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng sống. Hay nói cách khác kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo UNESSCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, giúp trẻ “ học làm người” và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước vào học lớp một. Với đặc thù của trẻ lứa tuổi mầm non là đang làm quen với thế giới tự nhiên và xã hội, trẻ bước vào cuộc sống xã hội với mọi thứ đều mới mẻ, cho nên đồng hành với việc dạy kiến thức cho trẻ, phải dạy cả các kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ, kỹ năng tự phục vụ bản thân... Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc trang bị vốn sống cho trẻ là một điều cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp trẻ ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. Không chỉ vậy, kỹ năng sống còn giúp trẻ không bị rối trí hay hoang mang khi đối mặt trước những khó khăn trong cuộc sống. Thế nhưng ngày nay, hầu như các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1 thường chú trọng đến việc cho trẻ đi học chữ, học trước chương trình lớp 1mà quên rằng cần phải cho trẻ học thêm cả kỹ năng sống. Kỹ năng sống đối với trẻ là một điều cực kỳ quan trọng. Kỹ năng sống luôn rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại và sau này của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống 3/29
  7. để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5 – 6 tuổi kỹ năng sống để tạo tâm thế vào lớp 1 đó là: – Kỹ năng tự nhận thức – Sự tự tin – Kỹ năng hợp tác – Kỹ năng giao tiếp – Kỹ năng giữ an toàn cá nhân II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm chung: Hiện nay, tôi đang công tác tại trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cấp độ I năm 2009. Là nơi có dân cư đông đúc, thuận tiện cho phụ huynh đưa đón con em mình. + Trường được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3 năm 2013. + Liên tục 11 năm liền đạt tập thể lao động xuất sắc từ năm 2004 – 2015. - Cha mẹ trẻ luôn quan tâm đến việc học tập, rèn kỹ năng sống cho trẻ. - Đối với bản thân tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi, tôi rất trăn trở về sự tập trung cũng như kỹ năng sống của trẻ. + Trên thực tế giáo viên chúng tôi mất rất nhiều thời gian và công sức để rèn được những kỹ năng sống cơ bản cho trẻ, tạo tâm thế cho trẻ vào lớp 1 như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ... - Về giáo viên: lớp tôi có 3 giáo viên đã tốt nghiệp Đại học. - Về học sinh: Lớp có 51 cháu, trong đó: + Có : 27 nam, 24 nữ. + 12 cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ. + 20% phụ huynh làm nghề nông. + 80% phụ huyn làm công nhân viên chức và chạy chợ. - Từ những thực tế trên tôi nhận thấy rằng sẽ gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau: 4/29
  8. 2. Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, phát động phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những kế hoạch cụ thể nhằm rèn kỹ năng sống cho trẻ. *Cơ sở vật chất: - Ban giám hiệu cũng đã trang bị cho lớp những trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc dạy trẻ kỹ năng sống như: máy tính kết nối internet, máy chiếu, ti vi, điều hòa, bàn kidsmart... *Giáo viên: - Bản thân tôi là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đại học, tiếng anh bằng A2, tin học bằng B. - Giáo viên trong lớp đoàn kết đều có trình độ Đại học, tin học bằng B, tiếng anh bằng A2, cùng nhau hoàn thành các nhiệm vụ được giao. * Học sinh: - Khả năng nhận thức của trẻ tương đối đồng đều, trẻ luôn hứng thú, ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá. *Phụ huynh - Phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến con em mình và phối hợp cùng cô ôn luyện kiến thức cho trẻ. 3. Khó khăn *Giáo viên: - Giáo viên vẫn còn chưa hiểu rõ được hết tính cách của trẻ. *Học sinh: - Lớp có nhiều cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ nên còn nhút nhát khi tham gia các hoạt động tổ chức trên lớp. - Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết phù hợp theo độ tuổi. -Nhiều trẻ lại quá nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trước đám đông. *Phụ huynh - Một số phụ huynh còn hạn chế về thơi gian, điều kiện kinh tế, khả năng nhận thức và quá nuông chiều con khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ nên việc phối hợp với cô giáo đạt hiệu quả chưa cao. 5/29
  9. - Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì mà chỉ thích cho trẻ viêt chữ, làm toán như lớp 1 phổ thông. Từ những đặc điểm của lớp tôi công tác cùng với những thuận lợi, khó khăn trên nhằm mục đích dạy trẻ kỹ năng sống tạo tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp sau đây để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. III. CÁC BIỆN PHÁP Trong năm học 2016 – 2017, tôi và các giáo viên trong lớp đã tiếp nhận 51 học sinh từ mẫu giáo nhỡ lên mẫu giáo lớn. Đây là những học sinh hoàn toàn mới, bản thân tôi cùng các giáo viên cùng lớp chưa thể có hiểu biết về trẻ một cách sâu xác. Chính vì khi thực hiện đề tài này, việc đầu tiên mà tôi phải làm chính là bắt tay vào khảo sát trẻ. 1. Biện pháp khảo sát kỹ năng sống của trẻ: - Để khảo sát trẻ tôi cũng dựa trên những nội dung cần dạy trẻ về các kỹ năng:kỹ năng nhận thức, kỹ năng sự tự tin,kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giữ an toàn cá nhân. * Biện pháp khảo sát trẻ: - Các kỹ năng này được tôi tiến hành khảo sát trẻ qua các hình thức như: qua các giờ đón trả trẻ, họp phụ huynh, tôi đã trao đổi với phụ huynh để nắm được tình hình đặc điểm của các con ở nhà. Vì không ai có thể hiểu con bằng chính bố mẹ của trẻ, hằng ngày tiếp xúc với trẻ. Tôi đã cùng giáo viên trong lớp phân công nhau chia nhóm, mỗi nhóm 1 cô giáo 17 trẻ để cùng nhau phối hợp quan sát trẻ. Vì bản thân tôi một mình không thể nào quan sát hết được từng đó trẻ. + Tôi lập thêm facebook nhóm lớp của mình vì đa phần phụ huynh ở lớp đều sử dụng face book, tôi cùng các cô giáo cùng lớp sẽ mời những thành viên là phụ huynh của lớp mẫu giáo lớn A2 tham gia hoạt động trong facebook nhóm để trao đổi thêm tình hình con em mình các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà. + Ngoài ra, tôi còn trao đổi thêm với giáo viên cũ ở lớp mẫu giáo nhỡ, vì ít ra các giáo viên cũ cũng đã dạy các con 1 năm nên cũng có những hiểu biết nhất định về tính cách, đặc điểm của các con. * Kết quả: Sau quá trình thực hiện những biện pháp như trên thì cuối cùng tôi cũng có được những đánh giá các mặt giáo dục kỹ năng sống của trẻ đối với trẻ lớp tôi. 6/29
  10. + Sau đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát các kỹ năng sống của trẻ đầu năm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giữ an toàn cá nhân. Tổng số trẻ được khảo sát : 51 trẻ. Kỹ năng giữ Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng Sự tự tin an toàn cá nhận thức hợp tác giao tiếp nhân. Tốt 17 trẻ 33% 18 trẻ 35% 17 trẻ 33% 16 trẻ 31% 15 trẻ 29% Khá 22 trẻ 43% 24 trẻ 47% 23 trẻ 45% 24 trẻ 47% 22 trẻ 43% Trung bình 12 trẻ 24% 9 trẻ 18% 11 trẻ 22% 11 trẻ 22% 14 trẻ 28% 2. Một số biện pháp dạy trẻ 5 -6 tuổi kỹ năng sống tạo tâm thế vào lớp 1 2.1. Hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân: Kỹ năng tự nhận thức có vai trò rất lớn đối với trẻ, nhận thức là trẻ tự nhận diện, phát triển quan niệm tích cực về bản thân. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi nên có những nhận thức nhất định, trẻ nhận thức sự khác nhau giữa bản thân và bạn bè xung quanh, nhận thức mỗi cá nhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ. Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểu đúng mình là ai? Trẻ yêu gì? Điểm mạnh và sở thích của mình là gì để kết nối chúng vào những lĩnh vực liên quan và phát huy chúng một cách tối đa. Khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1 thì giáo dục kỹ năng nhận thức sẽ giúp trẻ nhận ra điểm yếu của mình cũng giúp trẻ dự đoán được những khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó tìm ra cách khắc phục khó khăn đó. * Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự nhận thức cho trẻ: 7/29
  11. - Trò chuyện giúp trẻ tìm hiểu về bản thân thông qua 1 số câu hỏi như: Con là ai? Con thấy mình có những tính tốt đẹp nào? Con thích gì và không thích gì? Con có mong muốn gì? Con sẽ làm gì để đạt được mong muốn đó?con có những điểm gì khác với bạn?..... + Ví dụ : Trong giờ hoạt động góc, tôi tích cực trao đổi với trẻ một số câu hỏi như sau: Con sẽ chơi ở góc chơi nào? Như ở góc gia đình: con sẽ chơi vai gì trong góc gia đình, con sẽ thể hiện như nào với vai chơi của mình....Tôi cho trẻ chơi theo ý thích của mình nhưng sẽ hướng trẻ vào chủ đề sự kiện quan trọng trong tháng. Để trẻ nhận thức được mục đích khi tham gia hoạt động góc. - Chấp nhận sự đa dạng của trẻ và giúp trẻ chấp nhận lẫn nhau: Tôi luôn tôn trọng cá tính của từng cá nhân trẻ trong lớp, đồng thời có biện pháp giáo dục để hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh của trẻ. Tôi nhận thấy rằng khi tôi tôn trọng tất cả các trẻ thì trẻ trong lớp sẽ noi gương theo cô, biết tôn trọng các bạn lớp mình. + Ví dụ: Trong lớp có một cháu bị tăng động , không bình thường như các trẻ khác, trẻ trong lớp không chơi cùng với bạn đó, tôi sẽ trò chuyện để các cháu thấy rằng bạn đó có rất nhiều điểm tốt như chăm đi học, bạn hát hay, tôi tìm ra điểm mạnh của trẻ tăng động đó để động viên những trẻ khác, để trẻ trong lớp quan tâm không xa lánh bạn đó, giúp bạn đó tiến bộ hơn. Đồng thời, bản thân tôi cũng luôn đối xử công bằng , yêu thương , tôn trọng trẻ đó để trẻ trong lớp noi theo. Trẻ rủ bạn cùng chơi - Đặt yêu cầu cao cho các trẻ và khích lệ trẻ hoạt động để đạt mục tiêu đó: Tôi luôn đặt yêu cầu cao cho tất cả các trẻ trong lớp, Với sự hướng dẫn của tôi, từng trẻ đã có khả năng tham gia hầu hết các hoạt động . Trong bất kì hoạt 8/29
  12. động nào tôi cũng khuyến khích để kích thích tính tò mò khám phá của trẻ chứ không ép buộc mọi trẻ phải tham gia. Tôi gợi ý để trẻ thử thách với chính mình. + Ví dụ: trong hoạt động giáo dục thể chất, trước trẻ học lăn bóng qua dích dắc và trong hoạt động ôn luyện của ngày hôm sau tôi sẽ cho lăn bóng qua dích dắc kết hợp với chuyền bóng để trẻ cho rằng mình đã tiến bộ hơn buổi trước . Qua đó trẻ tự chiến thắng chính mình, trẻ nhận thức được sự cố gắng của bản thân mình mà không cần sự ép buộc . Trẻ lăn bóng dích dắc bằng 2 tay và đi theo bóng. - Tổ chức mốt số trò chơi phát triển kỹ năng tự nhận thức cho trẻ: + Ví dụ: Trò chơi “ nhanh mắt”: Giúp trẻ tự quan sát, cảm nhận về sự khác nhau trong mỗi bức tranh. Trẻ sẽ phải tư duy để tìm ra điểm khác biệt của một bức tranh nào đó trong những bức tranh. + Trò chơi “ có điều gì trong một cái tên”: Trẻ nhỏ thường rất tự hào về cái tên của mình, do đó tất cả hoạt động nào liên quan đến cái tên của trẻ đều làm trẻ hứng thú. Hầu hết bố mẹ đặt tên cho con đều có 1 ý nghĩa, yêu cầu trẻ hỏi bố mẹ về điều này, sau đó tôi phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy và bút màu để trẻ có thể vẽ lại điều đó vào bức tranh và trang trí cho tranh của mình. Khi đã thực hiện xong có thể cho trẻ diễn tả lại ý nghĩa của bức tranh mà trẻ đã vẽ. * Kết quả: Với kỹ năng nhận thức, bản thân tôi không thể nào dạy được hết tất cả trẻ mà còn có sự kết hợp của các giáo viên trong lớp. Mỗi giáo viên phụ trách một nhóm để dạy trẻ và trẻ đã đạt được những kết quả nhất định: Đa số trẻ trong lớp có kỹ năng nhận thức bước đầu tạo tâm thế vào lớp 1, ý thức trong việc thực hiện các mục tiêu trong tất cả các hoạt động nhất là các hoạt động có định hướng trước. 9/29
  13. 2.2. Dạy kỹ năng tự tin ở trẻ: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà tôi cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác,trẻ tự tin làm theo ý tưởng, tự tin bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. Kỹ năng sống này giúp trẻ nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời có khả năng hòa nhập với cộng đồng. Trong lớp tôi có rất nhiều trẻ tự tin trong mọi tình huống, song cũng rất nhiều trẻ chưa có kỹ năng tự tin trước đám đông hay trong giao tiếp ứng xử. *Một số biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng tự tin: - Giúp trẻ đạt được thành công nhất định trong lớp học: Thành công là một trong những yêu tố quan trọng tác động đến sự phát triển ý thức bản thân. Trẻ ở lứa tuổi này cần trải qua thành công( theo khả năng của trẻ) để trẻ có cảm giác tự tin rằng mình làm được những điều tốt. Thực tế , có một số trẻ sợ thất bại đến nỗi không dám thử một hoạt động nào đó, lúc này tôi sẽ giúp trẻ đạt được thành công trong việc đó từng bước một đồng thời khen ngợi khả năng đó để trẻ thêm tự tin vào mình. Trẻ sẽ tự hào về thành công của mình nếu cô giáo cho trẻ thấy rằng cô tự hào về trẻ. Chính vì vậy trong mọi hoạt động hằng ngày, tôi luôn cố gắng đáp ứng để giúp đỡ tạo điều kiện để trẻ hoàn thành nhiệm vụ theo nhiều cách khác nhau. + Tôi sẽ gọi những trẻ mà hàng ngày ít nói lên để đọc thơ và khi trẻ đọc được tôi sẽ ngay lập tức động viên khích lệ để trẻ mạnhdạn tự tin hơn ở lần sau . + Ví dụ: khi trẻ xung phong lên hát trước cả lớp, tôi sẽ khen ngợi là trẻ rất giỏi, rất mạnh dạn…để lần sau trẻ muốn và không e ngại khi biểu diễn trước đám đông. 10/29
  14. Trẻ hát trước các bạn - Luôn tôn trọng, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình: Từ đặc điểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thì không thể có sự tự tin. Do đó , tôi luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khả năng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời. + Nói cho trẻ biết “con có thể làm được”: Tôi dùng lời động viên trẻ một cách chân thành, không quá lời khen, nghĩ một đường nói một nẻo. Và trong mọi việc tôi luôn nói “ con có thể làm được” để dần củng cố niềm tin vào bản thân cho trẻ. + Ví dụ:Trong giờ hoạt động vui chơi, tham quan ngoại khóa một số trẻ sợ độ cao nên không dám đi trên chiếc cầu tre, tôi không ép buộc trẻ phải thực hiện hoạt động đó ngay lập tức mà sẽ khuyến khích trẻ với lời động viên “cô tin con có thể làm được mà …”để trẻ tự tin thể hiện bản thân mình trước các bạn. Đồng thời tôi sẽ tìm ra chỗ đúng của trẻ đó động viên để lần sau trẻ có thêm can đảm, tự tin làm được những yêu cầu giống các bạn trong lớp. - Bồi dưỡng tài năng đặc biệt cho trẻ: Tài năng đặc biệt cũng có thể làm tăng thêm sự tự tin cho trẻ. Tôi căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ để bồi đắp sở trường đặc biệt của trẻ. Khi trẻ làm được việc gì đó thì trẻ sẽ tự tin hơn. + Ví dụ: trẻ có khả năng vẽ đẹp tôi sẽ tạo nhiều cơ hội ở lớp để trẻ được thể hiện sở trường của mình như vẽ trong các góc, trang trí lớp cùng cô… Đồng thời tôi sẽ trao đổi với phụ huynh về sở trường năng khiếu của con em mình trên lớp để gia đình cho con học ngoại khóa môn yêu thích của mình từ đó sẽ nâng cao tài năng cho trẻ, làm cho trẻ thấy được sự tự tin của bản thân. 11/29
  15. - Tạo mọi điều kiện để phát huy tính tự lập của trẻ: Tạo mọi cơ hội cho trẻ thể hiện mình trong các hoạt động tập thể. Khi trẻ đã tự mình làm được việc gì đó thì bản thân nó sẽ cảm thấy tự tin hơn trước mọi người + Ví dụ: Khi tôi cho trẻ làm các hoạt động theo tập thể, trẻ thi đua làm cùng nhau để xem ai làm tốt hơn như: làm bánh dẻo nhân dịp Tết Trung Thu, gói bánh chưng trong sự kiện “tết Nguyên Đán”, làm bánh trôi ngày Tết Hàn Thực. Qua đó tôi đã rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, tự tin hơn vào bản thân cũng như kỹ năng hợp tác chia sẻ với bạn . Trẻ nặn bánh trôi + Mặt khác khi trẻ chưa làm tốt thì không bao giờ dùng lời lẽ làm nhụt đi ý chí cố gắng ở trẻ mà tôi luôn khích lệ động viên để lần sau trẻ làm tốt hơn và khi trẻ hoàn thành tốt thì bao giờ tôi cũng động khen thưởng bằng những lời khen hay món quà nho nhỏ. Chính vì vậy mà trẻ ở lớp tôi ngày càng tự tin hơn trước mọi việc, mọi người xung quanh . * Kết quả: Với các biện pháp rèn kỹ năng tự tin ở trẻ, để trẻ có đủ tâm thế tự tin trước khi vào lớp 1, bản thân tôi và các giáo viên trong lớp đã lỗ lực rất nhiều, tìm tòi sáng tạo cách dạy trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có những thay đổi rõ rệt. Trong các hoạt động âm nhạc, trẻ tự tin xung phong lên biểu diễn trước cả lớp. Trong hoạt động văn học, trẻ mạnh dạn thể hiện nhân vật theo nội dung một cách nó nội tâm,bám sát theo câu chuyện một cách xuyên suốt. Hay trẻ tự tin diễn đạt mong muốn, ý thích của mình thông qua các hoạt động trò chuyện, vui chơi.... 12/29
  16. 2.3.Giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ Việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Bởi trẻ mầm non còn nhỏ, có nhiều việc không thể tự làm được nếu không có người khác giúp đỡ. Khi trẻ được bạn giúp đỡ và khi trẻ giúp đỡ được bạn trẻ sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Qua đó trẻ có niềm vui, có bạn bên cạnh để chia sẻ công việc, giúp phát triển kỹ năng và tình cảm xã hội của trẻ. Trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn cuối mẫu giáo, trẻ bắt đầu vào lớp 1 nên trẻ nhận thấy việc hợp tác với bạn bè, sẵn sàng chia sẻ với bạn và tình bạn thân thiết bắt đầu trở nên quan trọng hơn với trẻ. *Những biện pháp trong việc giáo dục kỹ năng hợp tác ở trẻ: - Tôi sử dụng các trò chơi để dạy trẻ: với biện pháp này tôi không chỉ cung cấp kiến thức một cách tự nhiên mà đồng thời còn tạo cơ hội cho trẻ hợp tác với nhau trong mọi hoạt động .Kỹ năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và biết cùng hợp tác với bạn bè. Với các trò chơi có luật ,đây là trò chơi có luật đòi hỏi trẻ phải có kiến thức và biết hợp tác với nhau . + Ví dụ: STT Tên trò chơi Nội dung cách tổ chức Mục đích 1 Thủ thỉ - Cách chơi: Mỗi đội chơi sé đứng - Với trò chơi truyền tin thành một hàng dọc. Khoảng cách của này, trẻ phải có mỗi người là 50cm. Người đứng đầu sự hợp tác cao độ hàng sẽ lên nhận bản tin từ cô giáo và để lắng nghe tin cố gắng nhẩm lại cho thuôc. Sau đó truyền của bạn, chạy về nói thì thầm cho người đằng tránh cho người sau. Cứ như thế bản tin sẽ được xung quanh nghe chuyển đến cho người cuối cùng, thấy. người cuối cùng sẽ chạy lên báo cáo lại với cô giáo. - Luật chơi: Đội nào lên nói được đúng bản tin mà cô giáo chuyền tin cho là đội thắng cuộc. 2 Chuyền bóng - Cách chơi: Mỗi đội có 2 trẻ. Trẻ - Trẻ hợp tác bằng đầu trong đội một tay quàng qua vai bạn cùng nhau, khéo của đội mình, dùng trán để giữ bóng, léo, nhanh nhẹn 2 trẻ phải làm sao thật khéo léo cũng để đạt được kết như giữ bóng thật chắc để đi về tới quả tốt. đích mà không bị rơi bóng. - Luật chơi: Đội nào đưa được bong về nhanh mà không làm rơi bóng sẽ là đội chiến thắng. 13/29
  17. Chuyề n bóng bằng đầu - Hoạt động vui chơi luôn là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non: trẻ lĩnh hội các kiến thức qua hoạt động vui chơi sẽ hiệu quả hơn qua đó trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn. Chính vì vậy tôi đã lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ một cách có mục đích. + Ví dụ: Hoạt động khám phá về “cây xanh’ tôi cho trẻ chia làm nhiều nhóm nhỏ cùng nhau gieo hạt , qua đó tạo cho trẻ kỹ năng hợp tác cùng nhau để cùng nhau chăm sóc cây. + Hoạt động làm quen với văn học tôi cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch ,qua việc đóng kịch tôi rèn cho trẻ kỹ năng hợp tác, phân chia vai với bạn .Trẻ biết nhường vai cho nhau, cùng nhau hợp tác để tạo thành công cho vở kịch. Qua việc đóng kịch trẻ sẽ được tích lũy kỹ năng giao tiếp với mọi người. - Luyện tập mỗi hoạt động học tăng cường các trò chơi mang tính hợp tác:. + Ví dụ: khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời tôi yêu cầu trẻ phải xếp hàng chờ đến lượt để chơi cầu trượt , không được tranh nhau. Trong khi cho trẻ chơi tôi đưa ra ý kiến là mỗi bạn sẽ chơi các trò chơi khác nhau trong khoảng vài ba phút sau đó đổi chỗ cho nhau để bạn nào cũng được chơi nhiều trò chơi mà lại không xảy ra việc tranh giành nhau. Qua đó tôi sẽ rèn cho trẻ tính kiên nhẫn, biết chờ đến lượt để tham gia và biết nhường nhịn, hợp tác với nhau trong khi chơi mà không xảy ra đánh nhau hay tranh nhau chơi. + Hay khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động tôi luôn chọn các trò chơi đòi hỏi tính hợp tác cao như: lộn cầu vồng, chuyền bóng nhịp nhàng, kéo 14/29
  18. co, nhảy vào nhảy ra… vì để chơi được các trò chơi này buộc trẻ phải phối hợp với nhau một cách hiệu quả nếu không sẽ không đạt kết quả cao trong trò chơi. - Ngoài ra tôi còn cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian khác như nhảy lò cò, đập niêu, ...trong dịp lễ hội, hay tham gia các cuộc thi : lăn bóng dích dắc, chạy thoi tiếp sức, chuyền bóng…trong hội khỏe măng non cấp trường , thi vẽ trong hội thi bé khéo tay.. … qua đó rèn luyện tính kiên nhẫn, kỹ năng hợp tác với các bạn để chiến thắng yêu cầu thử thách của luật chơi, phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, phát triển tình cảm, nhận thức ở trẻ. Trẻ thi chạy thoi tiếp sức trong cuộc thi Hội khỏe măng non cấp trường - Giúp trẻ đoàn kết, hợp tác với nhau trong mọi tình huống: + Ví dụ: khi trẻ tranh giành đồ chơi với bạn, tôi sẽ hỏi trẻ xem vì sao lại như vậy, tôi bày ra các trò chơi với món đồ chơi đó để các trẻ cùng được chơi với nhau. Sau đó hỏi trẻ xem chơi cùng nhau như vậy có vui hơn là tranh giành nhau không và giáo dục trẻ lần sau nên chơi đoàn kết với bạn bè ... - Tăng cường tổ chức và cho trẻ tham gia các hoạt động mang tính chất tập thể: Tôi không chỉ cho trẻ hợp tác với các bạn trong lớp mà tôi còn cho trẻ giap lưu với các bạn lớp khác. + Ví dụ: Trong hoạt động giao lưu, tôi cho trẻ lớp tôi giao lưu với lớp A1, trẻ 2 lớp sẽ cùng trải nghiệm trò chơi như: Đi theo đường dích dắc, bóng rổ, chuyền bóng bằng ống nhựa. Trẻ sẽ linh hoạt kết hợp với các bạn cùng lớp để chiến thắng đội bạn. Từ đó, trẻ cũng mở rộng được mối quan hệ xung quanh mình và biết được những bạn đó cũng là học sinh của trường mình. + Trong hoạt động lao động, tôi cho trẻ nhặt lá vàng rơi ở sân trường, trẻ sẽ cùng nhau có ý thức chung tay giữ gìn vệ sinh chung, giữ môi trường xanh- sạch - đẹp 15/29
  19. + Tôi cho trẻ cùng nhau làm vệ sinh ,chăm sóc luống hoa của lớp mình. Trẻ sẽ phải hợp tác với nhau, tự phân công, chia nhau mỗi người đảm nhận một việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao. *Kết quả: Với những biện pháp giúp trẻ hợp tác với nhau mà tôi và tất cả các giáo viên trên lớp cùng thực hiện. Tôi trẻ trong lớp trở nên hòa đồng hơn với các bạn, biết nhường nhịn, đoàn kết trong khi chơi, biết giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc. 2.4. Hình thành kỹ năng giao tiếp : Trẻ mầm non cần phải học rất nhiều trong những năm đầu đời : học cách làm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác, học cách tin vào mình và can đảm để khám phá thế giới rộng lớn xung quanh. Phát triển kỹ năng giao tiếp này là một nhiệm vụ phức tạp đối với trẻ. Trẻ 5 – 6 tuổi cần phải có vốn ngôn ngữ mạch lạc, biết làm chủ ngôn ngữ của mình trong giao tiếp. Để chuẩn bị vào lớp 1, trẻ phải biết thưa gửi có đầu có cuối. Yêu cầu trẻ biết ứng xử theo quy tắc xã hội, biết tạo các mối quan hệ cũng như tương tác với cảm giác thoải mái với những người khác đồng thời biết điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh. *Để giáo dục tốt cho trẻ nội dung này tôi thực hiện 1 số biện pháp sau: - Giáo dục kỹ năng giao tiếp ở mọi lúc mọi nơi: Trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường, trẻ dễ được tiếp cận những gì mà cô giáo, người lớn, bạn bè đã làm. Giờ đón trẻ và trả trẻ tôi ân cần và chuẩn mực trong cách xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ chào thưa lễ phép với cô và bố mẹ trẻ. Tôi tạo cơ hội cho trẻ được nói, lắng nghe trẻ nói, sử dụng những câu hỏi có tính chất gợi mở: con chào bố mẹ chưa, hôm nay ở lớp con như nào, con có thể nói cho bố mẹ biết không?... +Trong hoạt động chung mỗi câu hỏi gợi mở cô đặt ra luôn là đòn bẩy thúc đẩy suy nghĩ của trẻ và tạo cho trẻ biết xử lý tình huống, nhân vật trong câu truyện từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ rất mạnh dạn trước lớp với bạn bè, người xung quanh. + Ví dụ: Trong giờ văn học, tôi kể câu chuyện “ Qua đường”. Tôi hỏi trẻ: Nếu các con qua đường các con có được như 2 chị em Thỏ Nâu và Thỏ Trắng không? Các con sẽ làm gì?. Từ câu chuyện đó, mỗi trẻ sẽ có một suy nghĩ, một cách xử lý tình huống khác nhau. Và trẻ sẽ dùng ngôn ngữ của mình để nói nên được theo cách của mình. 16/29
  20. Cô trò chuyện với trẻ - Với các sự kiện phù hợp theo từng tháng thì tôi có thể cho trẻ trải nghiệm thực tế như : sau khi tôi cho trẻ tham quan các công trình ,các di tích lịch sử của địa phương, hoặc sau buổi tham quan ngoại khóa. Tôi cho trẻ kể lại những gì mà trẻ cảm nhận được qua buổi thăm quan đó. Khi trẻ kể lại thì chính là cơ hội để trẻ phát triển ngôn ngữ của mình một cách thỏai mái nhất. + Ví dụ: Khi trẻ lớp tôi đi tham quan ở khu du lịch “ Cánh buồm xanh”, trẻ được trải nghiệm thực tế rất nhiều. Và buổi hôm sau tôi sẽ cho trẻ kể lại buổi tham quan đó trẻ được trải nghiệm những gì. Qua đó, trẻ sẽ kể lại những gì trẻ được chơi và những gì trẻ ấn tượng, từ đó trẻ sẽ phát huy được ngôn ngữ, biết cách diễn đạt ý của mình cho người khác hiểu. Thúc đẩy kỹ năng giao tiếp của trẻ mọi lúc mọi nơi. - Dạy trẻ học cách kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành vi của mình: Trong mọi hoạt động tôi làm cầu nối giúp trẻ biểu lộ cảm xúc của mình và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nếu trẻ bất hòa với bạn khác tôi thường chỉ cho trẻ thấy trẻ chưa đúng ở điểm nào, điểm nào cần khắc phục và điểm tốt nào cần phát huy. Cho trẻ thấy những mối bất hòa thường dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, còn nếu chơi đoàn kết với bạn sẽ tạo nên nhưng tình cảm tốt đẹp và tinh thần thoải mái, vui vẻ… + Ví dụ: Có trẻ giành đồ chơi của nhau, điều đầu tiên cần làm là hỏi hai trẻ lý do vì sao lại như vậy để từng trẻ có cơ hội thể hiện suy nghĩ bằng lời nói về sự việc đó.Khi trẻ sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt lại sự việc thì sẽ tạo cho trẻ cơ hội được nói lên suy nghĩ của mình và lắng nghe lời nói của bạn. Sau đó giải 17/29
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2