intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với những người gần gũi góp phần hình thành nhân cách trẻ ở trường mầm non Nobel

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với những người gần gũi góp phần hình thành nhân cách trẻ ở trường mầm non Nobel" nhằm giúp bản thân nắm vững hơn kiến thức về chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Giúp trẻ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc hình thành nhân cách con người từ đó biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với những người gần gũi góp phần hình thành nhân cách trẻ ở trường mầm non Nobel

  1. 1.Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Sinh thời, Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dạy: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng...”. Lòng nhân ái, sự yêu thương chia sẻ chính là nền tảng của tất cả những gì tốt đẹp. Không có lòng nhân ái, không có tấm lòng biết nghĩ đến người khác như nghĩ cho mình sẽ không làm được chuyện lớn. Nó càng không thể nảy sinh những điều tốt đẹp trong mỗi con người. Nhân ái là cái gốc của mỗi cá nhân và của toàn xã hội cũng như nói đến dân tộc Việt Nam, Bởi vậy, Dạy cho trẻ biết cách yêu thương ngay từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Nhân cách của con người được đánh giá qua cách ứng xử của cá nhân đối với những người xung quanh. Những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình yêu thương, được giáo dục để biết yêu thương, chúng sẽ sớm biết cách chia sẻ, quan tâm đến những người xung quanh. Việc giáo dục tình yêu thương cho trẻ ngay từ những năm đầu đời là cái gốc để hình thành nhân cách của một con người sau này. Tình yêu thương là điều mỗi con người cần nhất khi sống trong gia đình, xã hội, cộng đồng. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó phải được nuôi nấng, được dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Để hiểu yêu thương là gì cũng cần một chặng đường dài học hỏi, trải nghiệm mới thấy được giá trị của nó. Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người nên được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ giúp chúng trở thành những người có ích cho xã hội. Hơn nữa, nhân cách của con người được đánh giá qua cách ứng xử của cá nhân đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ biết yêu thương, biết quan tâm chia sẻ ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh. Tuy nhiên trên thực tế trẻ 3-4 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân ? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm hiểu và áp dụng các biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: ‘‘Nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với những người gần gũi góp
  2. 2 phần hình thành nhân cách trẻ ở trường mầm non Nobel” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình trong năm hoc 2021-2022. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Giúp bản thân nắm vững hơn kiến thức về chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ - Giúp trẻ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc hình thành nhân cách con người từ đó biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với những người gần gũi góp phần hình thành nhân cách trẻ ở trường mầm non Nobel. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu liên quan đến vấn đề giáo dục lòng nhân ái và phát triển nhân cách của trẻ 3-4 tuổi. 2. Phương pháp điều tra: Theo phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp. 3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra. 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Có thể nói, mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của trẻ, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi ở độ tuổi 3-4 tuổi bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai. Dạy cho trẻ biết yêu thương ngay từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức, và trước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ lớn lên đều như mơ ước của cha mẹ chúng. Không ít trong số đó trở thành những kẻ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức và khi đó cha mẹ lại là những nạn nhân đầu tiên, trực tiếp chịu hậu quả từ những lệch lạc đạo đức đó. Không chỉ là cha mẹ, ông bà mà với chúng tôi, là những giáo viên non mầm non hằng ngày làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng luôn mong muốn học trò thân yêu của mình sẽ lớn lên trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người,
  3. 3 biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ sẽ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, giáo viên mầm non là những “người mẹ thứ hai” của trẻ, hằng ngày gần gủi với trẻ sẽ giáo dục, uốn nắn để trẻ có những tiền đề nhân cách đầu tiên của con người. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ tôi đã lựa chọn: “Nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với những người gần gũi góp phần hình thành nhân cách trẻ ở trường mầm non Nobel” 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi Được Ban giám hiệu quan tâm chăm lo xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về mọi mặt, đồng thời tập thể chị em trong nhà trường rất đoàn kết luôn có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng tương đối đầy đủ đảm bảo cho giáo viên tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với những người gấn gũi góp phần hình thành nhân cách trẻ 2.2.2. Khó khăn - Đa số trẻ trong lớp tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé lại quá hiếu động... Đặc biệt có những trẻ hay đánh bạn ... - Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi còn chưa ổn định, ở lứa tuổi “Thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển. - Mặc dù đa số phụ huynh đã quan tâm đến con nhưng vẫn còn một số phụ huynh không có thời gian chăm sóc trẻ, ít dành thời gian chơi và hướng dẫn con chơi cũng như hình thành thói quen chia sẻ cho trẻ. Có những phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi còn‘‘che chắn” con quá kĩ dẫn đến hình thành ở trẻ tính ích kỷ, chỉ biết cho mình mà không quan tâm đến người khác. 2.2.3. Kết quả của thực trạng Trên thực tế của lớp, tôi đã tiến hành làm khảo sát trên trẻ thông qua: BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Số trẻ được Kết quả ST khảo sát Chỉ tiêu Trẻ đạt Trẻ chưa đạt T SL % SL % 1 Trẻ biết chơi cùng bạn, không tranh 20 13 65 7 35 dành đồ chơi với bạn. 2 Trẻ biết giúp cô giáo làm những 20 14 70 6 30 việc đơn giản, nhẹ nhàng ở lớp. 3 Trẻ biết làm những món quà đơn 20 15 75 5 25 giản để tặng người thân.
  4. 4 4 Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình 20 15 75 5 25 thông qua lời nói. Qua khảo sát thực trạng trên cho thấy tỷ lệ trẻ có thói quen quan tâm chia sẻ với bạn bè, cô giáo và những người xung quanh quá thấp điều này khiến tôi phải suy nghĩ và tìm ra những giải pháp, biện pháp làm thế nào để hình thành ở trẻ thói quen biết chia sẻ, biết quan tâm đến những người gần gủi ở trường cũng như ở nhà cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi do tôi phụ trách nói riêng đạt hiệu quả tốt nhất. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến của một số đồng nghiệp và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Bên cạnh đó tôi cũng xây dựng qui định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Tôi hướng dẫn và tập cho trẻ cách lấy và cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé, nặn, cắt dán... các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi như: người mua, người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ vơí trẻ khi chơi.
  5. 5 Hình ảnh: Môi trường lớp học 3-4 tuổi Trẻ lớp tôi phần lớn là con nông dân nên trẻ rất thích hoạt độngvới thiên nhiên. Tuy nhiên để trẻ biết yêu thương, chăm sóc con vật, cây cối ... đúng cách tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt, chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn. Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp và tràn ngập tình yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình. Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh và ngay với trẻ. Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình. 2.3.2. Dạy trẻ tình cảm yêu thương, biết chia sẻ với người khác trước hết chúng ta nên dạy trẻ biết yêu thương những người gần gủi xung quanh trẻ: Chúng ta nên bắt đầu giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ với mọi người gần gủi với trẻ . Đối với trẻ bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em trong gia đình là những người gần gủi nhất với trẻ, nên trẻ đã được đón nhận những tình cảm yêu thương từ những người thân thì trẻ cũng sẽ dễ dàng thể hiện tình cảm yêu thương của
  6. 6 mình trước những người thân. Khi trẻ đã hiểu được sự yêu thương mọi người sẽ đem đến niềm vui cho mình và người khác sau đó chúng ta sẽ dạy trẻ biết yêu thương những người bên môi trường lớp học, ngoài xã hội như thế trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn là chúng ta bắt trẻ phải yêu thương ngay những người mà trẻ mới quen. Ví dụ: Trong chủ đề gia đình chúng ta cần hỏi trẻ “Ở nhà bố mẹ con đã làm những gì cho con ? yêu thương con như thế nào ? Con đã làm gì giúp bố, mẹ, ông, bà ? yêu thương bố, mẹ... các con sẽ làm gì để bố mẹ được vui ? Với chủ đề trường lớp mẫu giáo chúng ta dạy trẻ biết ở nhà các con có bố mẹ yêu thương, đến trường các con được thầy, cô yêu thương dạy dỗ, biết được nhiều bạn mới, có nhiều bạn chơi chung với nhau sẽ rất vui. Khi chơi không tranh giành đồ chơi, không trêu chọc hoặc đánh ban. Nếu con chơi không ngoan giành đồ chơi để chơi một mình sẽ không vui…. Chúng ta nên dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với mọi người từ những việc làm đơn giản như thế sẽ đạt hiệu quả hơn. Hình ảnh: Hoạt động học của trẻ 2.3.3. Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ thông qua việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tập thể. Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học.
  7. 7 Ví dụ : Trò chơi 1 “ Ném bóng làm quen” (Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác) Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển sự chú ý của trẻ đến các hoạt động tập thể. Chuẩn bị: Phòng rộng và một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu Tổ chức hoạt động: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn.Trước tiên cô giáo nói tên của mình (Cô chào các con, Cô tên là cô Lưu) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trò chơi 2 : “Tôi muốn như bạn” Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của người khác. Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác. Chuẩn bị: Phòng rộng Tổ chức hoạt động: Cô giáo nói với trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương hay tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu nhé. Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh: Tôi muốn ... (tóc dài, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh..) giống bạn Trò chơi 3: “Sóng biển rì rào” Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác. Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng Tổ chức hoạt động: Cô giáo nói với trẻ “ Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé” Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay la la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng. Trò chơi 4: “Đứng trong tờ báo” Mục đích: Phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề. Phát triển tính sáng tạo Chuẩn bị: Nhiều tờ báo lớn Tổ chức hoạt động: Cô giáo đặt trên sàn một tờ báo lớn và yêu cầu 4 trẻ cùng đứng lên. Sau đó cô sẽ xé bớt một phần của tờ báo và 4 trẻ phải tìm cách dồn nhau vào đứng vừa trong phần còn lại của tờ báo, tờ báo được xé bớt dần, cô giáo có thể gợi ý để trẻ tìm cách không ai bị loại ra như: Ôm nhau… Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi đồng thời ở các góc Sau khi kết thúc trò chơi, cô giáo so sánh các tờ báo đã bị xé xem tờ nào có diện tích nhỏ nhất, đội nào cùng nhau đứng trong tờ nhỏ nhất là thắng cuộc.
  8. 8 Hình ảnh: Trẻ tham gia trò chơi “ đứng trong tờ báo” 2.3.4. Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với người thân thông qua các hoạt động ngày hội ngày lễ. Có thể nói việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với những người thân xung quanh trẻ hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ . Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với cô giáo phụ trong lớp và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động vào các ngày hội ngày lễ cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày khai giảng năm học mới , ngày 20/10, ngày tết trung thu, tết nguyên đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ..., với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam: Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình, làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí bưu thiếp để tặng cô giáo, tặng bà và mẹ với lời yêu thương từ các con như: " Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhất trên đời. Con chúc mẹ yêu luôn vui vẻ!”... Các bé được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ. Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.
  9. 9 Hình ảnh: Trẻ tham gia hoạt động trong các ngày lễ Còn rất nhiều các hoạt động khác chúng tôi đã tổ chức cho các con như: Tổ chức sinh nhật cho các bé, rồi ngày tết trung thu,.. mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và quan tâm đến bạn bè. Bây giờ chỉ cần một thay đổi nhỏ của cô giáo và các bạn là bé có thể phát hiện ra. Hôm ấy mặc dù rất mệt nhưng tôi vẫn có gắng đi làm vì vậy không dấu được vẻ mệt mỏi, tôi rất bất ngờ khi 1 bé chạy tới ôm cổ tôi thì thầm: Cô ơi cô ốm à con đi lấy nước cho cô uống nhé. Còn những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các trò chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả lớp mới làm. 2.3.5. Cô làm tấm gương cho trẻ Cô giáo có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ, vì vậy cô giáo phải là tấm gương sáng để trẻ bắt chước và học tập, bởi hàng ngày thời gian của trẻ ở trường, ở bên cô là chủ yếu. Trẻ luôn thích được được cô yêu thương, gần gủi và khen ngợi. Vì vậy những việc làm, hành vi trong giao tiếp ứng xử với trẻ, với phụ huynh, với đồng nghiệp và những người xung quanh, của cô giáo luôn phải chuẩn mực, là tấm gương để trẻ soi vào và làm theo. Cô giáo phải luôn tôn trọng, yêu thương trẻ để tạo tâm lý thoải mái cho trẻ thực hiện tốt mọi hành vi giúp trẻ từng bước hành thành và hoàn thiện nhân cách. 2.3.6. Công tác phối hợp với phụ huynh Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô
  10. 10 cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của bé”, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng chắc chắn cho bé khi trưởng thành. Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con, chơi với con và có thể cho con mang đồ chơi yêu thích đến lớp tránh sự hụt hẫng ban đầu. Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao đổi trực tiếp, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như lệ thường mà là buổi chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng. Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu ‘dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáo viên. Mỗi buổi chiều một số phụ huynh lại nán lại trong lớp chơi cùng các con, giúp các cô dọn dẹp phòng nhóm.
  11. 11 Hình ảnh: Cô trao đổi với phụ huynh khi đón trả trẻ Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập ‘‘hòm thư cha mẹ” ở ngoài hành lang trước cửa lớp để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề nhạy cảm không tiện trao đổi trực tiếp, khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những phương pháp giải quyết tối ưu, nếu là thư góp ý phê bình thì chúng tôi sẽ gặp trực tiếp phụ huynh và tiếp thu ý kiến một cách cầu thị và lập tức sửa sai. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo nhỡ rất hiếu động nên các bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường. 2.3. 7. Phối hợp với Ban giám hiệu Để thực hiện tốt việc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục lòng nhân ái, chia sẻ ...với những người xung quanh. Trong quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ tôi thường xuyên trao đổi ý tưởng về những việc mình sẽ thực hiện lồng ghép vào các chủ đề, các bài dạy cụ thể với Ban giám hiệu để được góp ý, bổ sung hoàn thiện, giúp cho bản thân có thêm kiến thức, rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ. Bên cạnh việc phối hợp trao đổi về kiến thức, kinh nghiệm dạy trẻ, tôi thường xuyên tham mưu, phối hợp với Ban giám hiệu trong việc bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm lớp để nhứng giáo viên như tôi có thêm điều kiện, phương tiện tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt hơn. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 2.4.1. Đối với giáo viên - Bản thân được trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với những người gần gũi góp phần hình thành
  12. 12 nhân cách cho trẻ luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ, năng nổ nhiệt tình trong công tác, uy tín đối với phụ huynh và được phụ huynh tin yêu. - Đã thực hiện tốt được công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, thống nhất được về các nội dung phương pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ ở gia đình và nhà trường. 2.4.2. Đối với trẻ Qua khảo sát chất lượng trên trẻ tôi nhận thấy rằng trẻ đã có nhiều tiến bộ, trẻ đã ngoan hơn, lễ phép hơn rất nhiều có ý thức xây dựng tập thể, có thói quen nề nếp của lớp học, biết xưng hô chào hỏi lễ phép với mọi người với bạn bè, biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, biết chơi cùng nhau biết giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh môi trường vệ sinh thân thể, vệ sinh trong ăn uống, trẻ thích đến lớp đi học, tỷ lệ trẻ đi học thường xuyên chuyên cần, bé ngoan tăng lên rất nhiều. - Về học tập chất lượng ngày một đi lên trẻ tiếp thu bài tốt, tuy thời gian triển khai thực hiện chưa được nhiều nhưng cơ bản về nội dung dạy cho trẻ đều vừa sức phù hợp với khả năng thực hiện của trẻ chính vì vậy tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu cao. Sau một năm áp dụng các biện pháp giáo dục trẻ các trẻ kĩ năng ‘‘Biết quan tâm, chia sẻ với người thân xung quanh trẻ” tôi thấy các bé của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ, tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật sự với các bé ‘‘Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” .Kết quả được thể hiện qua bản khảo sát sau BẢNG KHẢO SÁT SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Số trẻ Kết quả ST được Chỉ tiêu Trẻ đạt Trẻ chưa đạt T khảo sát SL % SL % 1 Trẻ biết chơi cùng bạn, không 20 20 100 0 0 tranh dành đồ chơi với bạn. 2 Trẻ biết giúp cô giáo làm những 20 20 100 0 0 việc đơn giản, nhẹ nhàng ở lớp. 3 Trẻ biết làm những món quà đơn 20 20 100 0 0 giản để tặng người thân. 4 Trẻ biết thể hiện tình cảm của 20 20 100 0 0 mình thông qua lời nói. 2.4.3. Đối với phụ huynh Hầu hết các bậc phụ huynh đã hiểu và nhận thấy được rằng, sự giáo dục cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ là rất cần thiết và quan trọng, do vậy sự hiểu biết và nhận thức của phụ huynh đã thực sự chuyển biến rõ rệt như về lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, cư xử đối với mọi người nhất là đối với trẻ, sự quan tâm chú ý rèn luyện dạy dỗ trẻ được nhiều hơn thường xuyên trao đổi cùng với cô giáo về tình hình của trẻ ở nhà, nắm bắt kịp thời các thông tin của nhà trường, của cô giáo trao đổi về con cái của mình ở trường đồng thời tham gia đầy đủ vào các hoạt
  13. 13 động phong trào của nhà trường, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cùng với nhà trường cùng với nhà trường sưu tầm tranh ảnh sách báo, làm đồ dùng đồ chơi, cây cảnh v.v...hổ trợ cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác dạy và học đạt kết quả tốt hơn. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ với những người gần gủi xung quanh trẻ giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú - những em bé lên ba, lên bốn với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải tận tâm, tận lực và luôn yêu thương, gần gũi, làm bạn với trẻ, không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ học tập noi theo. Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết sẻ chia cùng trẻ Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành nhiều thời gian dạy trẻ biết “quan tâm chia sẻ”, sử dụng nhiều hình thức giáo dục khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi Thường xuyên tổ chức các hoạt động, tham quan, lễ hội với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực kỹ năng quan tâm chia sẻ tới người thân, bạn bè Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung 3.2. Kiến nghị Đề nghị BGH nhà trường tổ chứ nhiều hơn nữa mô hình hay để giáo viên được tham quan học hỏi kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Như Thanh, ngày 10 tháng 04 năm 2022 NHÀ TRƯỜNG CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP, COPPY Vũ Thị Tươi Nguyễn Thị Bích Diệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non( Ban hành kèm thông tư số 17/ 2009/ TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB Giáo dục Việt Nam.
  14. 14 2. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo bé (3-4 tuổi), NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình BDTX giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT- BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)(MN20, MN 24). 4. Truyển tập, thơ, chuyện, trò chơi cho trẻ mẫu giáo,( NXB Giáo dục Việt Nam).
  15. 15 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả:................................................................................................. Chức vụ và đơn vị công tác:................................................................................., Kết quả Cấp đánh đánh giá Năm học giá xếp loại TT Tên đề tài SKKN xếp loại đánh giá xếp (Phòng, Sở, (A, B, loại Tỉnh...) hoặc C) 1. 2. 3. 4. 5. ... ----------------------------------------------------
  16. 16 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI BIẾT QUAN TÂM, CHIA SẺ VỚI NHỮNG NGƯỜI GẦN GŨI GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON NOBEL Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Diệp Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nobel SKKN thuộc lĩnh vực : Chuyên môn THANH HÓA NĂM 2022
  17. 17 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2.1 Thuận lợi 3 2.2.2 Khó khăn 3 2.2.3 Kết quả, hiệu quả của thực trạng 3 2.3 Các biện pháp dã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.3.1 Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ 4 Dạy trẻ tình cảm yêu thương, biết chia sẻ với người khác 5 2.3.2 trước hết chúng ta nên dạy trẻ biết yêu thương những người gần gủi xung quanh trẻ Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ thông qua việc tổ chức cho trẻ 6 2.3.3 chơi các trò chơi tập thể. Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với người thân thông qua 7 2.3.4 các hoạt động ngày hội ngày lễ 2.3.5 Cô làm tấm gương cho trẻ 9 2.3.6 Công tác phối hợp với phụ huynh 9 2.3.7 Phối hợp với Ban giám hiệu 10 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 11 2.4 dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 12 3.1 Kết luận 12 3.2 Kiến nghị 12 Tài liệu tham khảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0