Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Phát huy tính tích cực của trẻ thông qua hoạt động âm nhạc
lượt xem 5
download
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Phát huy tính tích cực của trẻ thông qua hoạt động âm nhạc
- MỤC LỤC SÁNG KIẾN TT MỤC LỤC TRANG A. Phần mở đầu 1 I Lý do chọn đề tài 1 II Mục đích nghiên cứu 1 III Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 2 IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 B Nội dung 3 I Cơ sở lý luận 3 II Cơ sở thực tiển 3,4 1. Đánh giá thực trạng 3,4 2. Khảo sát thực trạng 3,4 4,5,6,7,8,9 3. Các biện pháp thực hiện 4. Kết quả đạt được 9, 10 C Kết luận và kiến nghị 11 I Kết luận 11 II Kiến nghị đề xuất 11 Một số hình ảnh minh họa 12,13,14 MỞ ĐẦU 1
- 1. Lý do chọn đề tài: Là một giáo viên mầm non,tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì lẻ đó tôi luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo,để tìm ra những cách thức hay những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi, khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ, cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ. Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt mạnh dạn thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận dộng của cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ, dẻo dai qua các động tác. Khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm, với những bài hát có giai điệu tiết tấu sôi nổi, gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi, bài hát êm dịu, trầm lắng sẽ đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng sâu lắng. Với tôi khi dạy giờ âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ đến trường. Vì tất cả những lí do này tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt môn âm nhạc. Tôi đã luôn suy nghĩ học tập và sáng tạo để tìm ra cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường tốt nhất cho trẻ nhằm “ Phát huy tính tích cực của trẻ thông qua hoạt động âm nhạc” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc. 3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp nhằm giúp trẻ học tốt bộ môn âm nhạc. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: 1. Tạo môi trường học tập 2. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng linh hoạt 3. Ứng dụng CNTT vào các tiết học 2
- 4. Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng 5. Sử dụng trang phục gây hứng thú cho trẻ 6. Kết hợp âm nhạc với các môn học khác 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. éối týợng nghiờn cứu Trẻ Mẫu giỏo 4 – 5 tuổi lớp MG B1 Tr ường Mầm non Hoa Phượng, Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Tại Trường Mầm non Hoa Phượng Thời gian: Bắt đầu từ tháng 9/2019 đến hết tháng 5/2020. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Âm nhạc đến với trẻ thơ bắt đầu từ những tiếng ruầu ơ ngọt ngào của bà, của mẹ. Những bài hát, những làn điệu dân ca đã đi vào tâm hồn trẻ 1 cách nhẹ nhàng, gần gũi và thân thương. Đồng thời âm nhạc dẫn dắt trẻ đến với bao điều kỳ diệu của cuộc sống. Từ đó khơi gợi ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lòng tự hào dân tộc và có thái độ đúng đắn với sự vật xung quanh. Vì vậy âm nhạc được xem là 1 phần quan trọng trong chương trình giáo dục Mầm Non. Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hoá lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ. II. Cơ sở thực tiển Đối với trẻ lứa tuổi Mầm Non, âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Vì thông qua hoạt động âm nhạc, trẻ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tác các động tác minh hoạ phù hợp với lời ca. Rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo khi vận động theo nhạc. Cơ thể cũng khoẻ mạnh, dẻo dai, giúp trẻ có sức khoẻ tốt để tiếp thu tốt những môn học khác. Ngoài ra, âm nhạc còn có tác dụngphát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc âm nhạc cho trẻ. Vậy làm thế nào để trẻ học tốt bộ môn này là điều tôi không ngừng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình giảng dạy đó là lý do mà tôi chọn đề tài “ Phát huy tính tích cực cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc” tại trường Mầm Non Hoa Phượng Vĩnh Linh Quãng Trị, nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu nhất nâng cao chất lượng dạy và học, làm tốt công việc chuyên môn của 3
- nhà trường giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2019 2020 và quan trọng nhất là giúp các cháu sáng tạo nghệ thuật tốt hơn, yêu thích khi hoạt động với Âm nhạc 1.Đánh giá thực trạng Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 tuổi. Tôi đó nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn ở lớp tôi như sau: 1.1.Thuận lợi: Tôi được phân công phụ trách lớp 45 tuổi, điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp đảm bảo. Ban giám hiệu nhà trường chú trọng đến các yêu cầu về cơ sở vật chất. Việc khai thác và sử dụng công nghệ thông tin và giảng dạy dễ dàng hơn so với những năm trước đây. Đa số phụ huynh là cán bộ công nhân viên nhà nước nên sự am hiểu về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học ngày càng sâu. 2.2. Khó khăn: Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, vẫn có 1 số cháu phát âm chưa chuẩn,hát chưa rõ lời ca, chưa biết cách vỗ tay theo các loại tiết tấu, thẩm thấu âm nhạc chưa tốt. Phụ huynh chưa dành thời gian để thường xuyên hát, sưu tàm nhiều băng đĩa để bổ sung thêm vốn kiến thức âm nhạc cho trẻ, nên đa số trẻ không biết nhiều các tác phẩm âm nhạc , chỉ nhờ vào các hoạt động trên lớp của cô giáo dạy Thời gian làm việc ở trường căng thẳng nên việc tìm tòi các bài hát ngoài chưong trình đưa vào dạy cho trẻ tạo cảm giác mới lạ cũng khá vất vả. Với những khó khăn và thuận lợi trên tôi đã đầu tư suy nghĩ và thực hiện đề tài này nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ thông qua bộ môn cho trẻ làm quen với âm nhạc 2. Khảo sát thực trạng Để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ 4 5 tuổi, đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng âm nhạc với số lượng là 31 cháu, kết quả như sau: STT Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình trẻ. 1 *Thể hiện nội dung bài hát Hát đúng lời 16 = 51 % 10 = 32 % 5 = 17% Hát đúng giai điệu 15 = 48 % 12 = 39 % 4 = 13 % 4
- 2 *Khả năng biểu diễn độc lập và sáng tạo Biểu diễn diễn 14 = 45 % 13 = 42 % 4 = 13 % cảm 11 = 35 % 12 = 39 % 8= 26 % Tự sáng tạo vận động theo bài hát 3 * Về ý chí Tập trung vào nội 17 = 55% 11 = 35 % 3 = 10 % dung cô hướng đẫn Thực hiện tốt yêu 13 = 42 % 15 = 48 % 3 = 10 % cầu của cô 3. Các biện pháp thực hiện: Từ kế hoạch của nhà trường, của tổ, tôi đã lập kế hoạch chủ đề năm học phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, điều kiện thực tế của trường lớp Thực hiện nghiêm túc kế hoạch ngày, tuần, chủ đề Đăng ký tiết dạy mẫu (Mỗi chủ đề 2 tiết) tham gia đầy đủ các hội thi, thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Luôn chú trọng đến tìm tòi tài liệu, đổi mới phương pháp giảng dạy Lên kế hoạch cho trẻ sáng tạo hoạt động với âm nhạc như: thi ngâm thơ, thi phổ nhạc cho bài hát, thi sáng tác bài hát Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh Lên chương trình dạy theo chủ đề ở bảng tin Vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu để làm dụng cụ, đạo cụ, trang phục cho trẻ Sử dụng các loại đạo cụ, dụng cụ, trang phục thu hút sự chú ý của trẻ Tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ phế thải để làm đồ dùng nhạc cụ, tối thiểu mỗi chủ đề làm được 25 đồ dùng, đồ chơi Dự giờ đồng nghiệp 6 tiết / tháng Tự học, tự rèn để nâng cao khả năng thể hiện các tác phẩm âm nhạc (Xem băng đĩa, xem các chương trình văn nghệ, theo dõi chương trình Đồ rê mí, khai thác internet) Sử dụng phương pháp dạy học hợp lý. ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp bài dạy, đúng thời điểm 5
- Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi. Cho trẻ hoạt động nhóm để cùng nhau sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, làm đồ dùng, đạo cụ và sáng tạo theo cách riêng của trẻ Cho trẻ tự do lựa chọn đồ dùng, đạo cụ, trang phục để hoạt động Chú ý đến hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, kết quả trẻ thực hiện nhiệm vụ cùng nhau để khuyến khích trẻ. Cuối ngày, đánh giá từng hoạt động, đánh giá cuối chủ đề kịp thời để điều chỉnh phương pháp phù hợp Xây dựng môi trường học tập phù hợp với từng chủ đề, hấp dẫn, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh cho trẻ hoạt động phong phú kích thích trẻ khám phá chủ đề mới. Tìm thêm bài hát ngoài chương trình để đem sự mới lạ đến cho trẻ, phù hợp với chủ đề để tích hợp làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động hơn. Nghiên cứu kỹ tác phẩm trước khi truyền thụ cho trẻ để có được những sáng tạo phù hợp với nhận thức, kích thích tư duy trẻ phải suy nghĩ trước khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc 3.1 Tổ chức hoạt động học: Khi chuẩn bị 1 tiết dạy âm nhạc, tôi phải dựa vào tình hình thực tế của trẻ để xác định được trọng tâm của tiết dạy. Nếu bài hát hát đa số trẻ chưa biết tôi tập trung dạy hát, còn bài hát đa số trẻ đã thuộc tôi đi vào trọng tâm là dạy cho trẻ vận động theo nhạc. Tuỳ vào từng bài để tôi kết hợp với đồ dùng trực quan hay đóng kịch, hoạc xem băng đĩa, hay chơi trò chơi để dẫn dắt trẻ đến với tác phẩm âm nhạc a. Đối với tiết dạy trọng tâm là dạy hát: Soạn bài đầy đủ, kịp thời. Bám sát vào mục đích yêu cầu của bài dạy: Qua mổi tác phẩm giúp trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu, hát diễn cảm . Tôi tập cho trẻ hát theo cô cả bài, Để lôi cuốn trẻ yêu thích hoạt động với âm nhạc, đòi hỏi tôi phải luôn tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, hấp dẫn, để kích thích trẻ hứng thú, chủ động tham gia tích cực . Ví dụ: Bài hát “ Thương con mèo”. Chủ điểm : Những con vật bé yêu. Tôi cho một trẻ hoá trang, đóng vai chú mèo con để gây hứng thú cho trẻ rồi kết hợp giới thiệu vào bài 6
- Đàm thoại với trẻ làm rõ nội dung bài bài hát. Luyện cho trẻ hát to, trọn câu, rỏ lời... Qua bài hát giáo dục trẻ quan tâm, yêu thương các con vật, người thân, yêu thiên nhiên và cuộc sống, cảnh vật xung quanh mình. *Nếu bài hát đa số trẻ đã thuộc, tôi đàm thoại nội dung bài thơ sau đó cho trẻ tự thảo luận nhóm để tìm hình thức và đạo cụ thể hiện bài hát, sau đó tôi tiến hành dạy trọng tâm là cho trẻ vận động theo nhạc Trong một tiết học dù là nội dung trong tâm hay nội dung kết hợp tôi luôn chú ý thay đổi đội hình hoặc hình thức biễu diễn và chuẩn bị đầy đủ trang phụ, đạo cụ cho trẻ hoạt động. Dùng máy catset ghi âm giọng hát của trẻ, sau đó cho trẻ nghe lại, nghe bạn hát đê nhận xét và hát hay hơn.Tập cho trẻ có tính mạnh dạn, tự tin , chủ động, tích cực trong học tập, đồng thời hình thành và rèn luyện tính chủ định, ý thức tập trung học tập cho trẻ bằng cách tạo những cách thể hiện âm nhạc phong phú, cho trẻ thoải mái thể hiện Dựa vào nội dung bài dạy tôi có thể chi trẻ tự lựa chọn trang phục và đạo cụ cho nhóm của mình để hoạt động VD: Bài hát: Mùa xuân đến rồi, tôi chuẩn bị áo quần, dây, nơ, hoa, phách gõ, trống lắc b. Đối với tiết dạy trọng tâm là vận động theo nhạc Trước khi dạy chuyện tôi suy nghĩ để tìm ra các vận động phù hợp với nội dung bài hát, phải nhuần nhuyển cách vỗ tay hoạc gõ phách Ví dụ: Hát gõ nhịp 3/4 bài hát: “ Chú bộ đội ” Tôi nghiên cứu vỗ theo nhịp bằng nhiều cách: Vỗ vào tay bạn, lên vai bạn, 2 hàng đứng quay mặt vào nhau, vỗ lên đùi và vai của minh, dùng nhạc cụ để gõ, dùng hoa vẫy theo nhịp. Khi tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là dạy múa. Tôi tổ chức ở phòng âm nhạc để trẻ có thể soi gương và tự điều chỉnh động tác của mình, từ đó khuyến khích trẻ tự do sáng tạo theo cách riêng của trẻ, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đồng thời khi trẻ biểu diễn các bài hát, các điệu múa, chơi các trò chơi âm nhạc, tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ thoải mái sáng tạo, không gò bó trẻ, giúp những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin sẽ trở nên mạnh dạn, hồn nhiên hơn, hoà nhập tốt hơn trong cộng đồng. Sự thay đổi luân phiên các hạot động âm nhạc trong một tiết học đòi hỏi tính tập trung chú ý, độ nhanh nhạy, tónh tổ chức ở trẻ. Qua đó giáo dục trẻ biết tự kiềm chế, biét điều khiển vận động sao cho phù hợp với bài hát, trò chơi 7
- Củng cố tiết học: Có thể cho trẻ xem băng, đĩa về các hoạt động âm nhạc. Tôi ứng dụng công nghệ thông tin, cho trẻ xem qua hình ảnh trên máy và tập diễn xuất theo *Kết hợp với các môn học khác để củng cố phát phất triển thêm khả năng thể hiện âm nhạc cho trẻ VD: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên Đề tài: Mưa có từ đâu Tôi kể cho trẻ hát bài: Mưa rơi Sau đó cho trẻ thảo luận về nguồn gốc của mưa, tác dụng của nước mưa đối với con người, loài vật, cỏ cây, thiên nhiên. Như vậy trẻ tìm hiểu về mưa nhẹ nhàng mà hấp dẫn VD: Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật Tôi sáng tác bài hát “Đố bạn khối gì” để lồng vào ôn luyện khối sau khi cung cấp kiến thức mới. 3.2 Ngoài tiết học: * Hoạt động ngoài trời: Tôi luôn tận dụng điều kiện thực tế sẳn có để cho trẻ tìm bài hát phù hợp để thể hiện trước khi cho trẻ thực hiện nội dung hoạt động VD: Cho trẻ chơi trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ Cho trẻ hát và thực hiện trò chơi chứ không đọc lời * Hoạt động góc: Hoạt động của trẻ ở góc là trẻ chơi theo sở thích của trẻ. Cô cung cấp nguyên vật liệu, nhạc cụ, đạo cụ, trang phục cho trẻ hoạt động VD: ở góc nghệ thuật trẻ có thể cùng nhau làm những loại nhạc cụ từ nhưũng nghuyên vật liệu phế thải như lon bia, gáo dừa Hay trẻ biểu diễn một số bài hát vaf có thể cùng nhau sáng tác các động tác múa minh hoạ cho bái hát, các cách vỗ tay Hay ở góc phân vai: Trẻ tập làm cô giáo để ôn luyện lại các bài hát đã học Hoặc cô có trẻ rèn cho trẻ 1 số động tác khó múa như nhún ký chân, cuộn cổ tay, lắc mông 8
- * Hoạt động chiều, giờ đón trả trẻ: Trước khi dạy bài mới tôi cho trẻ được làm quen qua các bài hát chuẩn bị dạy, qua đây nắm được đặc điểm nhận thức của trẻ để lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Cho trẻ biểu biễn cá nhân để đánhgiá trẻ, qua đó điều chỉnh phưong pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực cho từng trẻ Tập cho trẻ diễn kịch, tập hát múa, trò chơi, ... giúp trẻ càng khắc sâu tác phẩm âm nhạc đã được truyền thụ. Giờ đón trả trẻ: Tôi cùng với trẻ trò chuyện, hát múa Cho trẻ xem băng hình về những bài hát, điệu múa được thể hiện hay, diễn cảm để giúp trẻ học theo, cảm nhận được âm điệu, ngữ điệu, nhịp điệu của bài hát, từ đó sáng tạo theo cách riêng của trẻ khi hoạt động với âm nhạc Khuyến khích cá nhân trẻ thể hiện để có biện pháp uốn nắn kịp thời. Đối với những trẻ còn yếu , tôi luôn gần gũi để kích thích trẻ hát diễn cảm, thể hiện được tình cảm trong bài hát 3.3 Kết hợp với gia đình: Qua giờ đón trả trẻ tôi luôn gần gũi với phụ huynh, để trao đổi thường xuyên về tình hình tiếp thu âm nhạc của trẻ, để phụ huynh nắm rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động với âm nhạc, qua đây tôi cũng hiểu thêm ở mổi trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. Động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian để sưu tầm những bài hát hay,những bài hát có tính giáo dục cao hát cho trẻ nghe trẻ nghe, tranh thủ thời gian để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của trẻ, khuyến khích trẻ hát múa cho ông, bà, bố mẹ nghe nhằm kích thích trẻ say mê khi tiếp xúc, hoạt động với hoạt động âm nhạc VD: Con hát cho mẹ nghe bài: “Múa cho mẹ xem ” đi, bài này con có thể múa động tác khác cô dạy cho mẹ xem được không rồi góp ý, bổ sung thêm cho trẻ Đối với các cháu bình thường như: Sỹ Nguyên, Hoàng Quân, Quỳnh ..phụ huynh cần cho trẻ đi chơi nhiều, tiếp xúc với nhiều người, xem nhiều băng đĩa âm nhạc, hát cho trẻ nghe những bài hát phù hợp với độ tuổi để nâng cao khả năng thể hiện âm nhạc cho trẻ. Đối với những trẻ còn yếu như: Gia Bảo, Thế Tuấn, Linh Nguyên, Tất Lâm tôi phô tô các bài hát đưa cho phụ huynh về nhà rèn thêm cho trẻ, động viên phụ huynh chuyện trò nhiều với trẻ để tăng 9
- vốn hiểu biết, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và thể hiện trước tập thể, đám đông, người lạ Kết hợp với phụ huynh sưu tầm tranh, ảnh, lịch củ, vải xốp, phế liệu: hộp, chai nhựa, các nguyên vật liệu thiên nhiên như tre, gỗ, bẹ dừa, gáo, dừa...Sưu tầm, sáng tác bài hát hay để dạy cho trẻ 3. 4. Xây dựng môi trường học tập. Trang trí trong và ngoài lớp đẹp, phong phú, phù hợp với chủ đề, chủ điểm. Xây dựng góc “ Nghệ sỹ nhí” trong lớp thường xuyên thay đổi các dụng cụ, đạo cụ âm nhạc, Các góc chơi của lớp có nhiều đồ chơi đồ dùng sáng tạo, phù hợp với từng nội dung bài hát để trẻ tích cực thể hiện diễn cảm tác phẩm âm nhạc một cách sáng tạo. Như thể hiện tình cảm qau bài hát, vận động nhịp nhàng theo bài hát. Sưu tập tranh ảnh cắt, dán làm thành từng quyển Album theo chủ điểm cho cháu xem, cô gợi ý cho trẻ hát múa sáng tạo qua tranh ảnh... Đồ dùng đồ chơi phải phong phú, đẹp, thuận tiện cho trẻ sử dụng VD: Góc nghệ thuật có nhiều trang phục, đạo cụ cho trẻ đóng kịch Góc phân vai có đồ dùng cho cô giáo dạy trẻ hát múa 3.5 Làm đồ dùng dạy học Đối với trẻ Mầm Non, đồ dùng dạy học vô cùng quan trọng, nó giúp trẻ tiếp thu kiến thức mới dễ dàng và khắc sâu kiến thức đã học, nhất là đối với hoạt động âm nhạc, khi hoạt động, đòi hỏi phải có đàn, đạo cụ phù hợp với nội dung bài hát mới kích thích được trẻ yêu thích, sáng tạo với các tác phẩm âm nhạc, tuy nhiên, đồ dùng dạy học phải có tính thẩm mỹ, đẹp, sáng tạo để kích thích tính tò mò và gây hứng thú cho trẻ, phải có tác dụng tích cực trong tiết dạy, tạo điều kiện cho trẻ hứng thú chơi và học , nhằm nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc ở trường Mầm non đạt hiệu quả cao. Dựa theo kế hoạch của các chủ đề đã lên, tôi tìm tòi những nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên nhiên: long bia, chai nhựa, thanh tre để làm nhạc cụ, áo quần cũ để làm trang ohục, ống hút, mỹ phẩm, hột hạt để làm dụng cụ hoá trang, Tôi cũng sử dụng vải vụn, lõi giấy để làm những cái trống cơm xinh xắn và hoa tay để dạy múa, làm đồ dùng theo chủ đề cũng là cách để tôi thường xuyên bổ sung đồ dùng, đồ chơi trong quá trình cho trẻ hoạt động Ví dụ: Chủ đề: Thế giới thực vật xung quanh bé 10
- Tôi làm đồ dùng gáo dừa, trống lắc bằng hột cây cao su Làm mũ cho trẻ đội vè các loại hoa May trang phục cho trẻ diễn kịch 3.6 Sử dụng một số trũ chơi phục vụ âm nhạc: Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trũ chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trũ chơi đó trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Hiện nay, trũ chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hỏt, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc. Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Ví dụ 1: Trò chơi “Nghe thấu hát tài” : Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã thuộc. Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm vào tai cho bạn thứ 3...Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Luật chơi: Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc. Ví dụ 2: Trò chơi: “Giai điệu thân quen” 11
- Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát. Chuẩn bị: Băng nhạc có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được học, đài Cách chơi: Cô mở đài cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe. Luật chơi : Nếu trả lời đúng mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu trả lời sai quyền trả lời thuộc về đội bạn 3.7. Giúp trẻ mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ngày hội ngày lễ Trong năm học nhà trường tổ chức rất nhiều ngày hội ngày lễ như: “ Chào mừng ngày hội đến trường của bé”; “Vui Tết Trung thu” ;“ Chào mừng ngày 20/11” ;“ Bé vui hội xuân”; “ Chào mừng ngày 8/3” ;… vừa là để tuyên truyền giáo dục đến cồng đồng đến nhân dân và đến với phụ huynh học sinh hơn nữa qua những ngày hội ngày lễ giúp trẻ thích thú hào hứng hơn với âm nhạc, nâng cao tính đồng đội, tập thể đoàn kết cổ vũ động viên nhau khi biểu diễn Trẻ được tham gia biểu diễn sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn với bản thân mình vui mừng khi nghĩ mình đã thực sự làm được điều gì đó, trẻ biểu diễn trên sân khấu bố mẹ người thân, cô giáo và các bạn cổ vũ trẻ cảm thấy hãnh diện vì chính bản thân mình. Để làm được điều đó giáo viên phải nỗ lực rèn cho trẻ những kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp để trẻ dần dần từ việc chỉ cảm nhận âm nhạc 1 cách đơn giản đến việc trẻ cảm nhận 1 tác phẩm âm nhạc 1 cách sâu sắc và có thể biểu diễn tự tin trên sân khấu 4 Kết quả đạt được: * Đối với trẻ: Qua tác phẩm âm nhạc mà đã giúp cho các cháu cảm nhận được tình cảm yêu, gia đình, bạn bè, quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, cây cỏ xung quanh. Cháu đến lớp ngoan, yêu thương, đoàn kết với các bạn, lễ phép. hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin. Khả năng cảm thụ và thể hiện các tác phẩm âm nhạc ở trẻ tốt hơn. Từ đó trẻ rất thích yêu âm nhạc, yêu cuộc sống. Trẻ tích cực hoạt 12
- động và thích làm những việc vừa sức như giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ông bà, bố mẹ ...Và trẻ thích được hát, thích nghe cô giáo, bạn hát, thích xem các chương trình văn nghệ, từ đó khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ cũng tăng lên STT Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình trẻ. 1 *Thể hiện nội dung bài hát Hát đúng lời 20 = 64% 8 = 26 % 3 = 10 % Hát đúng giai điệu 23 = 74 % 5 = 16 % 3 = 10 % 2 *Khả năng biểu diễn độc lập và sáng tạo Biểu diễn diễn 21 = 68 % 5 = 16 % 5 = 16 % cảm 19 = 61 % 8 = 26 % 4 = 13 % Tự sáng tạo vận động theo bài hát 3 * Về ý chí Tập trung vào nội 25 = 80% 5 = 16 % 1 = 4 % dung cô hướng đẫn Thực hiện tốt yêu 24= 77 % 6 = 19 % 1 = 4 % cầu của cô * Đối với cô giáo: Tham gia lớp tập huấn chuyên đề: Giáo dục âm nhạc do S ở, Phòng Giáo duc, trường tổ chức Dự giờ đồng nghiệp 50 tiết Tích cực dự giờ học tập rút được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp, sáng tạo làm đồ chơi đồ dùng đa dạng, hấp dẫn nhằm nâng cao chất lượng.Thi làm đồ dùng đồ chơi đạt giải A. Tham gia thao giảng thi đua chào mừng nhân ngày 20/10; 20/11, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp Huyện, cấp Tỉnh đạt giải cao. * Đối với phụ huynh: 100% phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc làm quen âm nhạc cho con em mình. Phụ huynh rất hài lòng và tin tưởng vào sự dạy dỗ của cô giáo và nhà 13
- trường. Từ đó tạo cho họ có sự quan tâm, gần gũi cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ thơ tốt hơn KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài này bản thân tôi nhận thấy việc phát huy tính tích cực cho trẻ thông qua bộ môn âm nhạc là rất cần thiết, nó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách đứa trẻ mà cụ thể nhất đó là giúp cho trẻ được chủ động, tích cực, phát huy hết sự sáng tạo trẻ có để cảm nhận được những tác phẩm âm nhạc hay mà cô giáo đã lựa chọn để cho trẻ làm quen trong các chủ đề. Với hoạt động cho trẻ hoạt động với âm nhạc qua mọi hình thức (trên tiết học, ngoài tiết học, thông qua các hoạt động lễ hội) Giáo viên lựa chọn những biện pháp tích cực và có kế hoạch làm đồ dùng giảng dạy đầy đủ, sáng tạo, xây dựng môi trường học tập gợi mở đã thực sự lôi cuốn trẻ vào hoạt động một cách sôi nổi và tự giác, thích thú vì không phải gò bó, áp đặt. trẻ thoải mái lựa chọn cách tiếp nhận tác phẩm theo cách riêng của mình. Đó chính là thành công sau một năm nghiên cứu và áp dụng đề tài việc làm mới “Phát huy tính tích cực cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc” 2. Một số kiến nghị: Nhà trường mua sắm thêm đàn, nhạc cụ, đạo cụ, may thêm trang phục múa cho trẻ ngoài các dụng cụ, đạo cụ do cô và cháu tự làm, trẻ có thể khám phá thêm và hoạt động tốt hơn Nhà trường và phòng giáo dục tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia nhiều lớp tập huấn về chuyên môn cùng như dự giờ các trường điểm, chất lượng cao của thành phố Đông Hà hoặc các trường trong Tỉnh để giáo viên được học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Phòng giáo dục tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia nghe những sáng kiến kinh nghiệm hay từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình giảng dạy 3. Bài học kinh nghiệm Qua quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau: Đối với cô giáo: 14
- Phải phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp một cách khéo léo khi thực hiện các hoạt động âm nhạc nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ léo các biện pháp cơ bản mới đạt hiệu quả. Phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học. Đồ dùng, đạo cụ, trang phục phải đầy đủ, đẹp, hấp dẫn trẻ. Tận dụng các nguyên vật liệu, phế liệu sẳn có ở điạ phương để làm đồ dùng cho trẻ. Bản thân không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Biết kết hợp với các hoạt động khác để phát huy tối đa tính tính cực của trẻ nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động với âm nhạc Tiếp thu tốt sự chỉ đạo của ngành, của ban giám hiệu nhà trường cùng với sự góp ý của chị em đồng nghiệp để từng bước thực hiện tốt chuyên đề âm nhạc cho trẻ mầm non. Tích cực tự học, tự rèn nâng cao nghiệp vụ, trao dồi phẩm chất đạo đức, tác phong sư phạm. Tăng cường cho trẻ làm quen tác phẩm âm nhạc trên tiết học, ngoài tiết học, sáng tạo làm đồ chơi đồ dùng áp dụng vào giảng dạy có chất lượng. Đăng ký tiết dạy mẫu, tiết dạy giỏi để rút kinh nghiệm dạy trẻ làm quen âm nhạc. Xây dựng môi trường học tập phong phú trong và ngoài lớp Đối với phụ huynh Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ, tạo điều kiện cho phụ huynh nắm bắt được phương pháp dạy trẻ hoạt động với âm nhạc. Tích cực tạo cơ hội cho trẻ mở rộng phạm vi giao lưu, giao tiếp với người lớn, góp phần giúp trẻ tự tin thể hiện trước đám đông Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé của tôi về đề tài: “Phát huy tính tích cực cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ” Bản thân tôi rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp, các nhà sư phạm để đề tài được áp dụng vào thực tiển tốt hơn. Hồ Xá, ngày 10 tháng 05 năm 2020 15
- XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép nội dungcủa người khác. Người viết Nguyễn Thị Lệ 16
- Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Lệ Một số hình ảnh minh họa: Ho¹t ®éng häc: H¸t + VËn ®éng theo nh¹c “Phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc”
- Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Lệ ¢m nh¹c th«ng qua ho¹t ®éng gãc. “Phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc”
- Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Lệ “Phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc”
- Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Lệ “Phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 194 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 105 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn