intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Hải Thiện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Hải Thiện" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp cho trẻ được hoạt động, được khám phá và tạo ra những sản phẩm mà mình mong muốn. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ được phát huy bấy nhiêu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Hải Thiện

  1. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn biện pháp Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ. Qua hoạt động tạo hình trẻ được quan sát, tưởng tưởng và khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ thể hiện được cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn thói quen làm việc có mục đích, hơn nữa còn giúp trẻ hình thành lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu nghệ thuật. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Theo tôi, môi trường hoạt động thuận lợi, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên và quá trình thực hiện các kỹ năng tạo hình của trẻ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Tuy nhiên, hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi thì việc lựa chọn nguyên vật liệu tạo hình rất quan trọng đối với trẻ. Bởi nó giúp cho trẻ được hoạt động, được khám phá và tạo ra những sản phẩm mà mình mong muốn. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ được phát huy bấy nhiêu. Trên thực tế ở lớp học tôi nhận thấy những tiết dạy tạo hình theo truyền thống đa phần thường nghèo nàn về các nguyên vật liệu, các bài dạy thường là tô, vẽ, nặn, xé, dán…khiến trẻ chưa hứng thú khi tham gia hoạt động tạo hình, làm cho chất lượng giờ dạy giảm đi đáng kể. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi đã lựa chọn biện pháp “Sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non Hải Thiện”. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng 1.1 . Thuận lợi Lớp luôn nhận được sự quan tâm của các ban giám hiệu nhà trường, sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn và sự ủng hộ nhiệt tình cả vật chất lẫn tinh thần của cha mẹ học sinh Hải Thiện là vùng nông thôn nên nguyên vật liệu sẵn có dễ tìm trong tự nhiên như: cành cây, lá cây khô, sỏi, đá, len, tre, chiếu… không tốn kinh phí để mua nhưng mang lại hiệu quả cao khi tổ chức cho trẻ hoạt động Giáo viên nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, mến trẻ có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, tích cực học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có khả năng nhận thức tốt, tư duy nhanh nhẹn, trí tưởng tượng phong phú. Trẻ ham học hỏi, tìm tòi, say mê với hoạt động tạo hình, nhất là các hoạt động tạo hình sáng tạo. 1.2 . Khó khăn Năng khiếu làm đồ dùng, đồ chơi mầm non của giáo viên cũng còn hạn chế. Tính sáng tạo và tính thẩm mỹ trong việc tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên chưa cao, đặc biệt là chưa tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên. Tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi mầm non chưa nhiều.
  2. 2 Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con nên chưa phối hợp tốt với giáo viên và chưa giúp con sưu tầm nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động tạo hình ở lớp Để tìm hiểu về tình hình sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ, tôi đã khảo sát thực trạng tình hình của lớp, phụ huynh và trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A trường mầm non Hải Thiện theo bảng khảo sát sau: * Đối với lớp Nguyên vật liệu thiên nhiên có nhưng chưa nhiều, chưa đa dạng phong phú, chưa sắp xếp theo hướng mở Môi trường lớp học, đặc biệt là góc nghệ thuật chưa nổi bật, chưa chú trọng nhiều đến hoạt động tạo sản phẩm của trẻ… * Đối với trẻ Đạt Chưa đạt Mục Tỷ Tỷ STT đích, yêu Số Số Tổng số lệ lệ cầu trẻ trẻ trẻ (%) (%) Trẻ biết phân loại chọn lọc các nguyên vật liệu thiên nhiên khác 1 24 16 66,7 8 33,3 nhau để sử dụng trong hoạt động tạo hình Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên khác nhau, phối hợp 2 24 17 70,8 7 29,2 cùng nhóm bạn để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, đa dạng Biết cắt, dán, ghép…các nguyên vật 3 liệu phối hợp với kỹ năng tạo từng ra 24 13 54,2 11 45,8 sản phẩm phù hợp Trẻ tích cực , hứng thú khi tham gia 4 24 18 75 6 25 hoạt động tạo hình * Đối với phụ huynh Đạt Chưa đạt Mục Số Tỷ Số Tỷ STT đích, yêu Tổng số phụ lệ phụ lệ cầu phụ huynh (%) huynh (%) huynh Biết được một số nguyên vật 1 24 18 75 6 25 liệu tạo ra sản phẩm Sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên để phối hợp với cô trong 2 24 15 62,5 9 37,5 việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ Dành thời gian để tham gia vào 3 hoạt động tạo hình cùng cô và 24 13 54,2 11 45,8 trẻ 2
  3. 3 Phụ huynh cho trẻ hoạt động tạo 4 hình với các nguyên vật liệu tự 24 11 45,8 13 54,2 nhiên tại nhà 2. Biện pháp thực hiện 2.1. Sưu tầm nguyên vật liệu Để thực hiện hoạt động tạo hình đạt hiệu quả cao, tôi đã tích cực, chú trọng đến việc tìm kiếm nguyên vật liệu ở mọi lúc, mọi nơi và sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: lá cây khô, tươi, rơm, sỏi, vỏ sò, tăm bông, vỏ đậu phụng, len vụn, vải vụn, , giấy gói quà, tạp chí cũ,….để cho trẻ hoạt động. Trong quá trình tìm kiếm, tôi lựa chọn các nguyên vật liệu sao cho phù hợp với nội dung hoạt động và khả năng của trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đẹp mắt, hấp dẫn, an toàn với trẻ thông tư 47/2020/TT- BGDĐT quy định việc lựa chọn nguyên vật liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Vận động phụ huynh cùng với giáo viên sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày để cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi mầm non phục vụ cho các hoạt động. Qua một thời gian, tôi đã tìm kiếm và vận động phụ huynh đóng góp một số nguyên vật liệu như: Rơm, túi vải, bao gai, vỏ bóc trái cây, tre, chiếu cũ, bìa cát tông… 2.2. Cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật Sau khi tập hợp được các nguyên vật liệu cần thiết, tôi đã tiến hành phân loại chúng và cho trẻ làm quen. Tôi giúp trẻ tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, hình dáng và chất liệu của chúng, qua đó trẻ hiểu được công dụng và cách sử dụng của các nguyên vật liệu đó trong hoạt động tạo hình để tạo ra sản phẩm tạo hình như mong muốn đồng thời sẽ kích thích trẻ tiếp tục sưu tầm nguyên vật liệu ngày càng nhiều hơn. Để thuận tiện cho trẻ, tôi đặt và sắp xếp ở góc nghệ thuật sao cho trẻ thấy rõ và có thể lấy dễ dàng để thực hiện các hoạt động tạo hình hoặc bất cứ lúc nào trẻ thích. Song song với việc cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu, tôi tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ, như: Bày đồ chơi đẹp, sắp xếp đồ dùng học tập một cách đẹp mắt, bố trí phòng học nghộ nghĩnh.. Môi trường nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, hứng thú và mong muốn được hoạt động. Đồng thời, tôi cho trẻ quan sát một số sản phẩm của các họa sỹ, các sản phẩm sưu tầm hoặc chính sản phẩm của cô để trẻ thấy được giá trị của các nguyên vật liệu đó. Tôi nhận thấy rằng sau khi được tiếp xúc với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật khiến trẻ càng hứng thú với hoạt động tạo hình hơn. 2.3 Tổ chức các hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên a. Hoạt động đón trẻ - Cô giới thiệu với trẻ một số nguyên vật liệu mới mà giáo viên để trong góc tạo hình - Cho trẻ vào góc tạo hình để làm nốt sản phẩm tạo hình ngày hôm qua đang làm dở ( Nếu trẻ thích)
  4. 4 - Trò chuyện với trẻ, khen trẻ và bày tỏ thái độ vui mừng khi thấy trẻ cùng cha mẹ mang một số nguyên liệu ở gia đình đến để hoạt động trong giờ tạo hình hoặc góc tạo hình b. Hoạt động học Trong hoạt động vẽ người thân trong gia đình, tôi cho trẻ vẽ trên vải bố, hướng dẫn trẻ dùng len, rơm, lá cây để làm tóc Trong hoạt động cắt dán ngôi nhà từ hình học, tôi cho trẻ dùng bìa cát tông để cắt các hình và dán thành ngôi nhà Trong hoạt động cắt dán hoa tặng cô, tôi cho trẻ cắt hoa từ tạp chí, giấy gói quà để dán lên nón, cắt hoa từ túi vải để dán lên túi xách được làm từ bao gai, dùng vỏ quýt, vỏ hộp trứng để cắt thành những bông hoa dán vào thiệp để tặng cô... Trong hoạt động xếp dán các con vật từ lá cây, tôi cho trẻ sử dụng các loại lá như lá mít, lá hồng xiêm, lá mưng, lá cây xanh để xếp thành các con cá, con chuột, con chim... Trong hoạt động xé dán thuyền trên biển, tôi đã cho trẻ sử dụng lá bàng, lá mít để xé dán làm thuyền... Qua các giờ hoạt động chung nói trên, tôi đã củng cố và phát triển kỹ năng vẽ, xếp, xé, cắt dán cho trẻ, phát triển trí tưởng tượng cho trẻ đồng thời rèn sự khéo léo của đôi bàn tay và tính kiên nhẫn cho trẻ c. Hoạt động góc Hoạt động góc có thể coi là “ mãnh đất mãu mỡ” để trẻ được rèn luyện các kỹ năng tạo hình cũng như phát huy tính sáng tạo của trẻ cao nhất. Ở góc tạo hình, tôi đã để nguyên vật liệu dưới dạng mở, những học liệu này càng đa dạng, phong phú thì càng tốt: Rơm, vỏ dừa, các loại ngũ cốc, sỏi, vỏ đậu phụng, tăm bông.... Ở góc nghệ thuật, trẻ có thể trang trí con lật đật bằng vỏ dừa, làm tranh từ các loại ngũ cốc, làm hoa từ vỏ bọc trái cây, trẻ cùng cô làm bức tranh bằng len vụn, làm con bọ dừa từ vỏ sò... Khi cho trẻ hoạt động tạo hình trong góc nghệ thuật, tôi còn khuyến khích trẻ phối hợp cùng bạn để tạo ra sản phẩm chung. Đây cũng là kỹ năng cần thiết khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ. Với biện pháp này trẻ đã tạo những bức tranh tường nghộ nghĩnh, Trẻ tự vẽ phác thảo trên khổ giấy lớn sau đó thảo luận để đưa ra lựa chọn những nguyên liệu phù hợp để tạo ra bức tranh chung. Trẻ đã rất vui khi đã cùng bạn tạo ra sản phẩm mang công sức của tất cả các thành viên trong nhóm Khi chuẩn bị tốt, đa dạng nguyên vật liệu cho trẻ ở góc tạo hình tôi thấy trẻ hoạt động tích cực hơn, hứng thú hơn từ đó trẻ được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình để rồi tự tạo cho mình những sản phẩm đẹp, sáng tạo d. Hoạt động ngoài trời Khi hoạt động ngoài trời, trẻ vừa sưu tầm, vừa chơi với các nguyên vật liệu đó, khi cho trẻ quan sát cây hoặc đi dạo quanh vườn trường, tôi luôn hướng dẫn trẻ nhặt những lá vàng khô, những bông hoa, những cành cây khô để sử dụng làm nguyên liệu tạo hình, ví dụ như: 4
  5. 5 Tôi cho trẻ nhặt lá vàng để dán vào tấm bìa để tạo nên bông hoa hoặc khuôn mặt của sư tử, nhặt hoa rụng để làm nên những chiếc vòng tay rất xinh xắn Ngoài ra, khi trẻ chơi ở khu thiên nhiên, tôi sẽ cho trẻ vẽ trên cát, hoặc vẽ và tô màu trên sỏi thành những con vật đáng yêu, nghộ nghĩnh Trong khi dạo chơi hoặc tham quan cánh đồng lúa, tôi và trẻ nhìn thấy trên đường có rất nhiều rơm. Khi đó, tôi và trẻ cùng mang rơm về lớp, lúc này, tôi sẽ xác định khả năng của trẻ trong lớp mình để có thể tổ chức các hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ, ví dụ như nếu trẻ chưa có kỹ năng thì có thể cho trẻ làm mái nhà bằng rơm, làm váy cho búp bê, nếu trẻ có kỹ năng tốt thì có thể hướng dẫn trẻ làm búp bê, con gà, con chim... Khi áp dụng biện pháp này, tôi thấy trẻ rất hứng thú khi được chơi với các nguyên vật liệu tự kiếm được. e. Hoạt động trả trẻ Khi trả trẻ, tôi trao đổi với phụ huynh về kết quả và sản phẩm trẻ làm được, qua đó khích lệ trẻ hoạt động và hứng thú làm ra sản phẩm, giáo dục và thổi vào trẻ lòng tự hào về sản phẩm mà mình và bạn cùng làm ra. Khi người thân của trẻ tới đón, trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình và của bạn, trẻ được phát triển ngôn ngữ và rèn luyện tốt chất thuyết trình qua việc giới thiệu với cha mẹ về cảm xúc của mình. Trẻ thấy yêu thích cái đẹp và ham muốn tạo ra cái đẹp nhiều hơn nhờ hoạt động này Như vậy, việc xác định nội dung để rèn luyện trẻ trong hoạt động học được chú trọng hơn về những kỹ năng mà trẻ còn yếu, còn hạn chế. Những kỹ năng khác sẽ được rèn luyện, củng cố ở mọi lúc mọi nơi, trong hoạt động đón trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động khác 2.4. Phối hợp với phụ huynh để cùng thực hiện Nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ bằng việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên cần có sự giáo dục đồng bộ giữa nhà trường và gia đình, vì vậy ngay từ đầu năm học, thông qua buổi họp phụ huynh và đón trả trẻ, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ, hoạt động này không những giúp trẻ phát triển khả năng thẩm mỹ, biết cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn giúp trẻ có ý thức tiết kiệm, biết bảo vệ môi trường Trước khi tổ chức một hoạt động tạo hình nào đó, tôi trao đổi với phụ huynh về đề tài và nguyên vật liệu cần có để phụ huynh giúp đỡ trẻ về kiến thức về đề tài cũng như cùng trẻ sưu tầm nguyên vật liệu cho hoạt động Ngoài ra, tôi đã phối hợp phụ huynh để làm một số đồ dùng phục vụ hoạt động tạo hình cho trẻ. Ví dụ: + Một số phụ huynh làm nghề may thì tôi sẽ nhờ may một số đồ dùng đồ chơi cần đến sự may vá như: Túi xách từ bao tải, nón từ tấm bạt.... + Phụ huynh làm nghề nón thì sẽ nhờ phụ huynh làm nón, quạt... + Phụ huynh làm nông thì sẽ nhờ phụ huynh đan một số rổ, rá...
  6. 6 Bên cạnh đó, tôi cũng khuyến khích phụ huynh cùng trẻ tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nhà để làm nên tác phẩm tạo hình và mang đến lớp cho các bạn cùng xem Nhờ áp dụng tốt biện pháp này tôi đã cùng phụ huynh đạt được một số kết quả sau: Đã nhờ phụ huynh may được một số túi xách từ bao gai, tấm bạt; làm được một số nón lá, và mành tre cho trẻ hoạt động. Và một số phụ huynh đã cùng trẻ làm được một số sản phẩm tạo hình đem đến trưng bày ở góc nghệ thuật PHẦN III. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP Qua thời gian áp dụng, hiệu quả của biện pháp mang lại: * Đối với giáo viên - Bằng lòng say mê và sự nhiệt tình của một giáo viên, tôi đã dày công sưu tầm và vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên rất đa dạng - Tôi đã thành công trong việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ trong lớp tôi, điều đó được đánh giá qua việc tổ chức chuyên đề cấp trường do tôi thực hiện - Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Tôi đã chia sẻ biện pháp này và đã nhận được sự đồng thuận từ các đồng nghiệp. 100% giáo viên trong trường đều nhất trí với nội dung biện pháp và thấy được hiệu quả của biện pháp mang lại. * Đối với trẻ Đạt Chưa đạt Mục Tỷ Tỷ STT đích, yêu Số Số Tổng số lệ lệ cầu trẻ trẻ trẻ (%) (%) Trẻ biết phân loại chọn lọc các nguyên vật liệu thiên nhiên khác 1 24 23 95,8 1 4,2 nhau để sử dụng trong hoạt động tạo hình Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên khác nhau, phối hợp 2 24 17 70,8 7 29,2 cùng nhóm bạn để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, đa dạng Biết cắt, dán, ghép…các nguyên vật 3 liệu phối hợp với kỹ năng tạo từng ra 24 13 54,2 11 45,8 sản phẩm phù hợp Trẻ tích cực , hứng thú khi tham gia 4 24 18 75 6 25 hoạt động tạo hình * Đối với phụ huynh Đạt Chưa đạt Mục Tổng số Số Tỷ Số Tỷ STT đích, yêu phụ phụ lệ phụ lệ cầu huynh huynh (%) huynh (%) 6
  7. 7 Biết được một số nguyên vật 1 24 18 75 6 25 liệu tạo ra sản phẩm Sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên để phối hợp với cô trong 2 24 15 62,5 9 37,5 việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ Dành thời gian để tham gia vào 3 hoạt động tạo hình cùng cô và 24 13 54,2 11 45,8 trẻ Phụ huynh cho trẻ hoạt động tạo 4 hình với các nguyên vật liệu tự 24 21 87,5 3 12,5 nhiên tại nhà PHẦN IV. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của biện pháp Qua việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, tôi nhận thấy rằng, đây là một hoạt động có tác dụng không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ theo hình thức đổi mới. Trong thực hiện các hoạt động tạo hình, cô đã rèn cho trẻ tính kiên trì, sáng tạo, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó hình thành cho trẻ cảm xúc thẩm mỹ, rèn luyện sự khéo léo, mạnh dạng, tự tin, hào hứng và thích thú khi được tham gia hoạt động tạo hình. Thông qua hoạt động tạo hình hướng trẻ theo cách: lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 2. Kiến nghị, đề xuất Để giúp cho việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Hải Thiện được tốt hơn, tôi có kiến nghị như sau: 2.1. Đối với nhà trường Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về cách làm tranh nghệ thuật, rối... cho giáo viên 2.2. Đối với giáo viên Giáo viên cần sưu tầm nguyên vật liệu phong phú đa dạng và sắp xếp theo hướng mở Cần trau dồi học hỏi kỹ năng làm một số tác phẩm nghệ thuật từ nguyên vật liệu thiên nhiên. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cung cấp nguyên vật liệu và cùng thực hiện với trẻ ở nhà 2.3. Đối với phụ huynh Phụ huynh tăng cường phối hợp với giáo viên trong việc sưu tầm nguyên vật liệu và thực hiện ở nhà với trẻ. Trên đây là biện pháp “Sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A tại trường mầm non Hải Thiện” mà tôi đã áp dụng hiệu quả. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
  8. 8 của các cấp Lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để biện pháp được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn./. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN Hải Định, ngày 21 tháng 11 năm 2022 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ HIỆU TRƯỞNG Người báo cáo Nguyễn Thị Đông Phan Thị Cẩm Nhung 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2