intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán" được hoàn thành với các biện pháp như: Lựa chọn nội dung các trò chơi phù hợp để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm; Đa dạng hóa các loại trò chơi, hình thức chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán; Chuẩn bị tốt các điều kiện khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi giúp trẻ làm quen với toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán

  1. I. MỞ ĐẦU Làm quen với toán là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong Chương trình Giáo dục Mầm non. Quá trình dạy trẻ làm quen với toán không nhằm đào tạo trẻ trở thành những nhà toán học, mà nhằm giúp trẻ làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán qua đó phát triển ở trẻ khả năng khả năng tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, rèn luyện trí thông minh...Tuy nhiên, dạy trẻ làm quen với toán (LQVT) là là tạo cơ hội để trẻ tiếp cận với các biểu tượng về số lượng, hình học, kích thước, không gian và thời gian nên có nét khô khan, cứng nhắc và có cả sự nguyên tắc trong lĩnh vực này nên các hoạt động LQVT thường khó đón nhận được nhiều hứng thú hay tích cực của trẻ. Đứng trước thực tế đó đòi hỏi người giáo viên cần phải tìm tòi, nghiên cứu, thiết kế các hoạt động sao cho khi truyền tải những nội dung kiến thức đó đến trẻ một cách thật đơn giản, gần gũi, dễ hiểu và lôi cuốn. Đối với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi, quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về toán đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức nói riêng và phát triển nhân cách chung và nó được diễn ra dưới ảnh hưởng của các hoạt động giáo dục như LQVT, khám phá khoa học, khám phá xã hội, tạo hình, âm nhạc, làm quen văn học, trò chơi...Tuy vậy, với trẻ mầm non, trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” thì trò chơi là một trong những yếu tố hết sức quan trọng giúp trẻ hứng thú, tích cực, là phương tiện giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán một cách tốt nhất. Xuất phát từ những lý do nêu trên, là một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi tôi tự nhận thấy mình phải làm thế nào để tổ chức tốt các hoạt động LQVT cho trẻ. Vớt tất cả nỗ lực và đam mê tôi đã thực hiện được một phần nào đó ý tưởng của mình. Tôi xin mạnh dạn chia sẻ một vài kinh nghiệm qua biện pháp: “Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán”. II. NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng Ở trường Mầm non Hải An chúng tôi, nhiệm vụ giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ trong đó có hoạt động LQVT rất được quan tâm chú trọng. Ngay từ khâu xây dựng Kế hoạch chương trình năm học nhà trường đã tập trung thảo luận, lấy ý kiến của giáo viên từ các tổ, khối để lựa chọn các nội dung, các hoạt động sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, nhóm lớp, nhằm đáp ứng đầy đủ các mục tiêu cần đạt ở trẻ, phát huy những kiến thức kỹ năng trẻ đã có trên cơ sở đó cung cấp, hình thành thêm ở trẻ những kiến thức, kỹ năng mới về phát triển nhận thức. Hằng năm, nhà trường đều bổ sung, cấp phát các tài liệu hướng dẫn dạy trẻ LQVT để nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ như: sách Hướng dẫn tổ chức hoạt động LQVT, sách Hướng dẫn các trò chơi cho trẻ theo độ tuổi, Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non (GDMN) để giáo viên học tập, nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn; Các tổ chuyên môn luôn chú trọng việc định hướng cho giáo viên để tổ chức có hiệu quả hoạt động LQVT qua các chuyên đề cấp trường, cấp tổ theo hướng cho trẻ trải nghiệm. Nhà trường cũng đầu tư mua
  2. 2 sắm thêm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học và vận động phụ huynh hỗ trợ, mua sắm đầy đủ đồ dùng, học liệu cho trẻ; chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường LQVT tại nhóm lớp; tổ chức thao giảng, dự giờ về hoạt động LQVT, qua đó góp ý, rút kinh nghiệm để giáo viên thực hiện ngày một tốt hơn lĩnh vực này. Định hướng để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ LQVT qua phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi dạy học. Với lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi do tôi phụ trách, qua tiếp xúc hằng ngày cùng trẻ, tôi nhận thấy, đa số trẻ trong lớp có khả năng nhận thức được một số khái niệm sơ đẳng về toán như đếm số lượng, nhận biết màu sắc, hình dạng, chơi được các trò chơi học tập đơn giản. Tuy nhiên, khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, vẫn có một số trẻ chưa có khả năng phân tích, so sánh, diễn đạt kết quả, chưa có khả năng tự trải nghiệm để rút ra kinh nghiệm, tìm ra kết quả. Mặt khác, trẻ tại nhóm lớp đông, một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo bé nên thời gian hướng dẫn, rèn luyện cho cá nhân từng trẻ còn ít. Sân chơi trường vẫn chưa có nhiều khu vui chơi cho trẻ trải nghiệm; phụ huynh chưa có nhiều kiến thức và biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán. Cũng chính vì vậy, để tổ chức tốt các hoạt động LQVT, đầu năm học bản thân tôi đã tổ chức khảo sát thực tế trên trẻ, kết quả khảo sát như sau: TT Nội dung khảo sát Số trẻ Đạt Chưa đạt được Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % khảo sát 1 Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động 29 13 44,8% 16 55% làm quen với toán. 2 Trẻ có kiến thức, kỹ năng về tập hợp, số 29 12 41,3% 17 lượng, số thứ tự và đếm 58,6% 3 Trẻ có kiến thức, kỹ năng về xếp tương ứng 29 11 38% 18 62% 4 Trẻ có kiến thức, kỹ năng về so sánh, sắp xếp theo quy tắc 5 Trẻ có kiến thức, kỹ năng về đo lường 6 Trẻ có kiến thức, kỹ năng về hình dạng 7 Trẻ có kiến thức, kỹ năng về định hướng trong không gian và định hướng thời gian Với thực trạng nêu trên, tôi nghĩ mình cần phát huy hơn nữa hiệu quả của biện pháp này.
  3. 3 2. Biện pháp “ Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán” áp dụng thành công biện pháp này, chúng ta cần làm tốt các vấn đề sau: Hiểu được tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc “Sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán” để có thể giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động LQVT và giúp trẻ lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng cần đạt thì chúng ta cần làm tốt các vấn đề sau: 2.1. Lựa chọn nội dung các trò chơi phù hợp để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi LQVT. Căn cứ vào khả năng nhận thức, tình trạng sức khỏe và vốn kiến thức về các biểu tượng ban đầu về toán của trẻ; bám sát vào các mục đích yêu cầu cần đạt cho trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi tôi lựa chọn các trò chơi phải có nội dung nhằm cung cấp cho trẻ các khái niệm sơ đẳng về toán sao cho qua các trò chơi đó trẻ có thể tiếp cận được với các kiến thức kỹ năng toán học phù hợp với độ tuổi. Cụ thể: * Về nội dung tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm: Tôi lựa chọn các trò chơi có nội dung yêu cầu trẻ phải đếm bằng nhiều cách khác nhau như đếm trên đối tượng, đếm nhẩm; biết tạo nhóm và so sánh số lượng giữa các nhóm trong phạm vi 10; biết sử dụng các con số từ 1-5 để biểu thị ý nghĩa tương ứng với các nhóm số lượng và liên hệ với nghĩa của các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. - Ví dụ: Trò chơi “Kết bạn” Tôi đặt ra nhiệm vụ cho trẻ kết thành các nhóm bạn có số lượng theo yêu cầu. Sau mỗi lần chơi tôi cho trẻ đếm số lượng trong các nhóm và tìm con số biểu thị tương ứng. Sau đó cho trẻ nêu nhận xét xem nhóm nào “kết bạn” đúng số lượng yêu cầu, chọn đúng số; nhóm nào chưa đúng, nêu lý do như thiếu hoặc thừa số trẻ theo yêu cầu, chọn số biểu thị chưa đúng...qua đó trẻ được học trải nghiệm cách đếm, phân tích, so sánh, diễn đạt... * Về nội dung sắp xếp theo quy tắc: Tôi lựa chọn các trò chơi có nội dung yêu cầu trẻ sắp xếp dựa theo các mối liên quan trong cuộc sống như về quy luật, màu sắc, hình dạng, công dụng... để giúp trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp của ít nhất 3 đối tượng và sao chép lại. - Ví dụ: Trò chơi “Hãy làm theo tôi” Tôi chia trẻ thành các dội, mỗi đội sẽ đưa ra một hình mẫu sắp xếp (theo quy luật tương quan như xen kẻ tên gọi, màu sắc, số lượng, hình dạng...) cho đội kia và yêu cầu sao chép lại. Sau một khoảng thời gian quy định, các đội phải hoàn thành sản phẩm và nêu được quy tắc sắp xếp do đội bạn yêu cầu. Các đội tự kiểm tra kết quả cùng nhau. Qua trò chơi này trẻ được lĩnh hội kiến thức về mối tương quan giữa các sự vật và nhận ra cách sắp xếp theo quy tắc do người khác đặt ra, giúp trẻ rèn luyện khả năng phân tích, ghi nhớ có chủ định... * Về nội dung đo lường
  4. 4 Tôi vận dụng các yếu tố tự nhiên ở địa phương như cát, nước, hột hạt...để làm đối tượng đo lường và thước, dây, chai lọ, bàn ghế, cây cối, hộp... làm dụng cụ đo lường để cho trẻ chơi các trò chơi nhằm yêu cầu trẻ thực hiện các bài tập đo lường độ dài, dung tích của các vật và so sánh kết quả đo giữa 2 đối tượng. - Ví dụ: Trò chơi “Đóng gói lương thực” Tôi chuẩn bị một số hạt gạo, hạt đỗ và một số hộp nhựa trong. Tôi yêu cầu trẻ đóng gói các loại lương thực vào hộp để đưa vào kho. Sao đó cho trẻ diễn đạt và so sánh giữa 2 kết quả đo. Thông qua các trò chơi này đã giúp trẻ biết được cách sử dụng các dụng cụ để đo lường, rèn kỹ năng nhanh nhẹn của đôi tay, kỹ năng quan sát, diễn đạt... * Về hình dạng Tôi sử dụng các vật liệu khác nhau tạo ra các hình đơn giản để cho trẻ chơi các trò chơi nhận biết hình, chắp ghép hình; cho trẻ liên hệ với thực tế quanh trẻ về các đồ dùng vật dụng có hình dạng giống các hình học. - Ví dụ: Trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo” Tôi chuẩn bị các mô hình về tàu, thuyền, ô tô, ngôi nhà...có các mảnh ghép còn thiếu và yêu cầu trẻ chọn các mảnh ghép phù hợp để ghép vào sao cho hoàn chỉnh. Sau mỗi lần chơi trẻ có thể thay đổi mô hình chắp ghép và phải nhận biết được các hình học tạo nên mô hình đó. Trò chơi này giúp trẻ có kiến thức về hình học, rèn luyện khả năng tư duy, phán đoán, phản ứng nhanh nhạy, chính xác... * Về nội dung định hướng trong không gian và đính hướng thời gian Đây là nội dung mang tính liên hệ thực tế cao nên đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các hoạt động vui chơi tạo được nhiều cơ hội để trẻ trải nghiệm với không gian xung quanh trẻ và quan sát sự biến đổi của các thời điểm trong ngày để từ đó trẻ nhận ra được vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ, so với bạn khác; nhận biết được các buổi sáng, trưa, chiều, tối. - Ví dụ 1: Trò chơi “Đồ vật dấu ở đâu” Với trò chơi này tôi tổ chức cho 01 trẻ bịt mắt, 01 trẻ dấu đồ vật về các phía của vật định hướng, kết hợp với âm nhạc. Sau khi âm nhạc kết thúc thì bạn được bịt mắt phải tìm ra đồ vật bị dấu và thông báo cho cả lớp vị trí của đồ vật mình tìm thấy, nếu hết thời gian mà trẻ không tìm được thì phải nhảy về các phía theo yêu cầu của giáo viên. Trò chơi này sẽ giúp trẻ nhận biết được phía trên-phía dưới, phía trước-phía sau của bản thân và vị trí đồ vật trong không gian so với bản thân và so với bạn khác. - Ví dụ 2: Trò chơi “Hình này ở đâu” Tôi chuẩn bị các hình ảnh mô tả về các hoạt động trong ngày của bé và các hình ảnh biểu tượng về các buổi trong ngày (buổi sáng: mặt trời vừa lên; buổi trưa ánh nắng chói chang; buổi chiều mặt trờ lặn; buổi tối bầu trời có trăng sao...). Tôi cho trẻ chia thành các nhóm cùng gắn các hình ảnh hoạt động trong ngày của bé vào ô có hình ảnh các buổi tương ứng. Trò chơi này giúp trẻ nhận biết được các
  5. 5 đặc điểm nổi bật của các buổi trong ngày và các hoạt động trẻ cần làm từ đó trẻ có được mối liên hệ với thời gian. 2.2. Đa dạng hóa các loại trò chơi, hình thức chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán Cần đa dạng hóa các loại trò chơi và hình thức chơi để dạy trẻ LQVT, có như vậy trẻ mới không nhàm chán trong khi chơi. Đa dạng hóa ở đây cả về thể loại trò chơi, cách chơi, luật chơi, hình thức chơi để trẻ có cơ hội trải nghiệm theo nhiều cách khác nhau, trẻ có thể tự điều chỉnh hành động, thao tác chơi của mình, qua đó trẻ rút ra được nhiều kinh nghiệm, từ đó trẻ có thể lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng về các biểu tượng toán một cách tự nhiên và hiệu quả hơn. - Về thể loại trò chơi: Để giúp trẻ làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán chúng ta có thể cho trẻ chơi các trò chơi xếp hình; chắp ghép hình; gấp hình; dán hình; lắp ghép mô hình; xây dựng; trò chơi học tập; trò chơi dân gian; trò chơi vận động; trò chơi với các phương tiện công nghệ hiện đại... Ví dụ: + Chơi các trò chơi lắp ghép, xếp hình, gấp hình như: Chắp ghép, xếp hình xe ô tô, tàu thuyền, ngôi nhà từ các hình học; gấp khăn, gấp giấy tạo ra các hình học; xếp que, xếp hột hạt, lá cây tạo thành các hình học; xây tòa tháp cao- thấp... + Chơi các trò chơi âm nhạc như: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”, “Đếm theo nhịp trống”, dùng ngón tay mô phỏng nhịp đếm theo bài hát “Ngón tay nhúc nhích”... + Chơi các trò chơi mô phỏng động tác như: Trò chơi với các ngón tay (Dùng các ngón tay mô phỏng: 1 ngón tay, 1 ngón tay chắp lại thành ngọn núi; 2 ngón tay, 2 ngón tay thành mắt kính; 3 ngón tay, 3 ngón tay thành râu mèo; 4 ngón tay, 4 ngón tay; 5 ngón tay, 5 ngón tay thành chim bay... + Chơi các trò chơi dân gian như: “Tập tầm vông”, “Trốn tìm”, “ Ô ăn quan”, “Chuyền thẻ”, “Cắp cua bỏ giỏ”... + Chơi các trò chơi vận động như: “ Thi xem ai nhanh”, “Ai thông minh hơn”, “ Đổ nước vào chai”, “Ném vòng cổ chai”, “Tiến lùi”... + Chơi các trò chơi với các phương tiện công nghệ hiện đại như: Các trò chơi trên máy tính: “Ô cửa bí mật”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Số nào biến mất”; chơi với âm thanh của tiếng đàn, tiếng trống... - Về cách chơi: Thiết kế các trò chơi cho trẻ LQVT với cách chơi đơn giản, dễ hiểu và phải tạo cơ hội cho trẻ được thao tác, thực hành nhiều, phải giúp trẻ biết sử dụng các giác quan khi chơi; có thể kết hợp với các yếu tố trong bài hát, bài đồng dao hoặc các sự vật, hiện tượng gần gũi quanh trẻ… - Về luật chơi: Có thể nâng dần độ khó của luật chơi khi thấy kỹ năng của trẻ đã khá hơn như: đưa ra luật để khuyến khích thi đua, đặt ra yêu cầu về thời gian, về mức độ thực hiện nhiệm vụ, số lượng sản phẩm... Ví dụ: Trong trò chơi ghép hình có thể đưa ra yêu cầu ban đầu là ghép các
  6. 6 hình học thành 1 hình ghọc mới nhưng sau 2-3 lần chơi có thể yêu cầu ghép các hình học để tạo thành các hình theo ý thích. - Về hình thức chơi: Lựa chọn nhiều hình thức cho trẻ LQVT là tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được tham gia vào các hoạt động và qua đó giúp cho giáo viên có thể mở rộng diện quan tâm đến những trẻ có tố chất tốt, những trẻ còn gặp khó khăn. Có thể sử dụng các hình thức như: chơi cả lớp, chơi theo nhóm, chơi cá nhân; chơi theo ý thích, chơi theo kế hoạch giáo dục; chơi trong nhà, chơi ngoài trời... 2.3. Chuẩn bị tốt các điều kiện khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi giúp trẻ LQVT Khi tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi LQVT giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi. Bởi đồ dùng đồ chơi có đáp ứng đủ với số lượng trẻ, đồ chơi đẹp, an toàn, được bố trí sắp xếp thuận tiện thì mới tạo được sự lôi cuốn và hứng thú khi trẻ tham gia và trẻ cũng có thể tự mình trải nghiệm với nhiều đối tượng đồ vật qua đó cơ hội tiếp cận kiến thức của trẻ sẽ nhiều hơn. Mặt khác, các họat động LQVT giành cho trẻ 4-5 tuổi rất đa dạng, có thể tổ chức được trong các hoạt động hàng ngày. Vì vậy, tùy theo từng thời điểm mà chúng ta lựa chọn trò chơi và hình thức chơi cho phù hợp. Đối với các thời điểm đón, trả trẻ hoặc chơi ở các góc chúng ta nên chọn hình thức chơi cá nhân hoặc nhóm, đối với các hoạt động ngoài trời, hoạt động ngày hội, ngày lễ chúng ta có thể chọn hình thức chơi tập thể, chia đội... Dù là chọn hình thức chơi nào, chúng ta cũng cần chú ý lựa chọn địa điểm chơi cho phù hợp. Cần bố trí số lượng trẻ chơi phù hợp với không gian tổ chức trò chơi như chơi ở các góc trong nhóm lớp thì số lượng trẻ sẽ ít hơn khi tổ chức cho trẻ chơi ở ngoài trời. Nếu chơi ở ngoài trời thì góc chơi, sân bãi phải được bố trí thuận lợi, rộng rãi, có thể cho trẻ chơi ở trên sân cỏ để trẻ được chơi thoải mái hơn. Bởi không gian chơi rộng rãi, thoáng mát, an toàn sẽ giúp trẻ được chơi một cách tự nhiên, vui vẻ và lúc đó trẻ được luyện tập nhiều lần với trò chơi qua đó làm tăng vốn hiểu biết cho trẻ. Ví dụ: Những nơi có diện tích rộng tôi tổ chức trò chơi cho nhiều trẻ tham gia như: Trò chơi “Ném vòng cổ chai”, “Trốn tìm”, “ Đổ nước vào chai”… Những nơi có diện tích chật hẹp thì tôi tổ chức trò chơi theo từng nhóm: Trò chơi “Ô ăn quan”, “Chuyền thẻ”, “Cắp cua bỏ giỏ”... Để lôi cuốn trẻ vào cuộc chơi chúng ta cần tạo được sự hứng thú, tập trung trẻ vào trò chơi bằng cách tạo ra các tình huống có vấn đề, sử dụng các thủ thuật gây tò mà, hứng thú. Đối với các hoạt động cần tạo ra sản phẩm chúng ta phải có vật mẫu và hướng dẫn cách thực hiện rõ ràng thì thao tác của trẻ mới linh hoạt, chính xác hơn và không quên động viên, khích lệ trẻ để trẻ tích cực tham gia. Để tổ chức tốt các trò chơi cho trẻ LQVT tại nhóm lớp, giáo viên cần phải tăng cường việc trao đổi với phụ huynh để giúp phụ huynh có thêm kiến thức về tầm quan trọng của việc sử dụng các trò chơi nhằm giúp trẻ LQVT. Trong các hoạt động giáo dục có sự tham gia của phụ huynh, các ngày hội ngày lễ, giáo viên
  7. 7 có thể mời phụ huynh cùng tham gia các trò chơi rèn luyện trí tuệ qua đó cung cấp cho phụ huynh các kỹ năng sử dụng các trò chơi giúp trẻ LQVT tại gia đình. III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP. Qua việc áp dụng biện pháp “ Sử dụng trò để tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán” tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt. - Về thái độ: Trẻ hứng thú, tham gia tích cực vào các hoạt động LQVT, biết kiên trì thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. - Về kiến thức, kỹ năng: Trẻ có kỹ năng tiếp cận các sự vật, hiện tượng tốt hơn; khả năng nhận biết, phân biệt, so sánh, phân tích và tư duy logic phát triển hơn. Kết quả khảo sát các kiến thức, kỹ năng về một số khái niệm sơ đẳng về toán ở trẻ của lớp tôi sau 1 năm áp dụng biện pháp đạt được như sau: Kết quả khảo sát Trước khi chưa Sau khi áp dụng TT Nội dung khảo sát áp dụng biện biện pháp pháp Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào 13/29 44,8% 25/29 86 % hoạt động làm quen với toán. Trẻ có kiến thức, kỹ năng về tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm 2 Trẻ có kiến thức, kỹ năng về xếp tương ứng 3 Trẻ có kiến thức, kỹ năng về so sánh, sắp xếp theo quy tắc 4 Trẻ có kiến thức, kỹ năng về đo lường 5 Trẻ có kiến thức, kỹ năng về hình dạng 6 Trẻ có kiến thức, kỹ năng về định hướng trong không gian và định 12/29 41,3% 21/29 72 % hướng thời gian 7 Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào 11/29 38% 20/29 69% hoạt động làm quen với toán. IV. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của biện pháp Qua quá trình áp dụng biện pháp “ Sử dụng trò để tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán” tôi nhận thấy: * Đối với trẻ
  8. 8 Trẻ được tham gia nhiều trò chơi, được tiếp xúc nhiều với các đồ dùng đồ chơi, được trải nghiệm nhiều hơn nên đã giúp trẻ thõa mãn khả năng tìm tòi, khám phá của mình, từ đó trẻ thấy hào hứng, giúp cho khả năng tiếp thu kinh nghiệm của trẻ tăng lên và theo đó trẻ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng về một số khái niệm sơ đẳng về toán tốt hơn. * Đối với giáo viên Để có thể áp dụng thành công biện pháp này, bản thân tôi phải tìm tòi, học hỏi rất nhiều qua các tài liệu, đồng nghiệp chuyên môn nhờ vậy tôi càng có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong tổ chức các họat động LQVT cho trẻ nói riêng và các hoạt động giáo dục nói chung từ đó hoàn thiện và nâng cao dần kỹ năng sư phạm của mình. Tôi có thể mạnh dạn chia sẽ kinh nghiệm chuyên môn cùng đồng nghiệp qua đó phát huy được uy tín của bản thân. * Đối với phụ huynh Giúp phụ huynh có thêm kiến thức, kỹ năng giúp trẻ làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán tại gia đình. 2. Kiến nghị đề xuất Để biện pháp này được ứng dụng hiệu quả tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: * Đối với nhà trường - Thường xuyên bổ sung các đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ LQVT. Cung cấp nhiều các loại tài liệu có nội dung về tổ chức hoạt động cho trẻ LQVT để cho giáo viên tham khảo. - Tiếp tục tổ chức các chuyên đề về hoạt động cho trẻ LQVT theo hướng trải nghiệm để giáo viên được học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cùng nhau. * Đối với đồng nghiệp - Cần linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động LQVT cho trẻ. - Chú trọng công tác tự làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ LQVT. - Cùng phối hợp với các giáo viên của các lớp khác tổ chức các hội thi, các trò chơi nhằm giúp trẻ cùng giao lưu với nhau. Trên đây là biện pháp “ Sử dụng trò để tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán” do bản thân tôi đúc rút qua quá trình giảng dạy tại nhóm lớp, xin chia sẽ cùng các bạn đồng nghiệp và xin được sự nhận xét đánh giá của Ban giám khảo để bản thân tôi thực hiện tốt hơn sau này./. XÁC NHẬN Hải An, ngày tháng năm 2022 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT HIỆU TRƯỞNG Trần Thị Cẩm Thúy Nguyễn Thị Thủy
  9. 9
  10. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2