Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề để rèn luyện kỷ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề để rèn luyện kỷ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi" được hoàn thành với các biện pháp như: Lựa chọn các trò chơi đóng vai theo chủ đề gần gũi với trẻ; Tạo góc chơi cho trẻ; Tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề để rèn luyện kỷ năng giao tiếp cho trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề để rèn luyện kỷ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi
- PHẦN I. MỞ ĐẦU * Lý do chọn biện pháp Không ai trong mỗi chúng ta sinh ra đã sở hữu kỷ năng giao tiếp hoàn hảo mà chúng ta phải trải qua quá trình rèn luyện, phải giao tiếp thường xuyên, áp dụng mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỷ năng giao tiếp của mình. Đối với trẻ em, giao tiếp có vai trò quan trọng giúp trẻ có thêm những kiến thức về thế giới xung quanh, phong tục, tập quán, văn hóa của dân tộc. Có rất nhiều con đường rèn luyện, hình thành kỷ năng giao tiếp cho trẻ nhưng con đường ngắn nhất đó là thông qua hoạt động vui chơi. Và trẻ mầm non giao tiếp với nhau qua hoạt động vui chơi là chính. Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết không thể tách rời ra được chính trò chơi đã giúp trẻ phát triển kỷ năng giao tiếp, hình thành nhân cách, trí lực để trẻ hòa nhập vào cuộc sống với mọi người xung quanh. Trẻ 4-5 tuổi trò chơi đóng vai theo chủ đề là một trong những hoạt động giúp trẻ giao tiếp với cô, bạn bè, tăng sự tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động, làm giảm các biểu hiện nhút nhát. Việc cho trẻ đóng các vai chơi trong mỗi chủ đề sẽ giúp trẻ thể hiện vai trò xã hội từ đó rèn kỷ năng giao tiếp, giúp trẻ nghe, nói, biểu đạt ngôn ngữ để tái tạo lại những ấn tượng xúc cảm mà trẻ thu nhận được từ môi trường xã hội xung quanh. Vì khi trẻ nhập vai chơi do nhu cầu muốn bắt chước cho giống thật nên trẻ cố gắng thể hiện các hành động, cách ứng xử, giao tiếp, tình cảm, thái độ phù hợp với vai trẻ đóng. Có thể nói trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ sử dụng rất nhiều ngôn ngữ để phản ánh những gì quan sát về thế giới xung quanh. Trong quá trình chơi trẻ chủ động tạo ra tình huống, sử dụng vốn từ của mình để giao tiếp với bạn, bắt chước những lời nói, việc làm cụ thể của người lớn thông qua trò chơi đóng vai, từ đó trẻ học kỷ năng giao tiếp. Không những thế khi tham gia chơi trẻ được trao đổi với bạn, thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, lắng nghe bạn nói, trẻ phải nói cho bạn khác hiểu và hiểu bạn khác nói qua đó rèn kỷ năng giao tiếp cho trẻ. Là giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi tôi thấy trẻ rất thích thú khi tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề. Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp “Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề để rèn luyện kỷ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi”. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng a. Thuận lợi: Trong những năm qua Phòng giáo dục đã mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non. Qua lớp học tôi đã tìm kiếm và tích luỹ được cho mình rất nhiều kinh nghiệm trong công tác dạy học. Nhà trường đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học đầy đủ.Tổ chức các chuyên đề cấp trường để giáo viên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm. Bản thân giáo viên là người ham học hỏi, sáng tạo trong việc lựa chọn các trò chơi cho trẻ. Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ trong lớp. Phụ huynh quan tâm kỷ năng giao tiếp của con mình.
- Một số trẻ có kỷ năng giao tiếp với bạn rất tốt b. Khó khăn: Đa số vốn từ, ngôn ngữ giao tiếp của trẻ còn hạn hẹp, kỷ năng nghe hiểu, sử dụng lời nói, thực hiện một số quy tắc trong giao tiếp còn hạn chế... Trẻ còn chưa rỏ lời, nói chưa lưu loát, còn rụt rè, thiếu sự tự tin, mạnh dạn, ngại giao tiếp, không hiểu lời nói của bạn trong khi chơi. Từ những thực trạng trên nên tôi đã đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề như sau: 2. Biện pháp thực hiện 2.1. Lựa chọn các trò chơi đóng vai theo chủ đề gần gũi với trẻ Trò chơi đóng vai theo chủ đề được trẻ mô phỏng và tái hiện lại mảng hiện thực cuộc sống hằng ngày. Thông qua vốn hiểu biết của mình trẻ sử dụng khả năng nghe hiểu, sử dụng lời nói, diễn đạt thể hiện vai chơi mà trẻ đã chọn. Tuy nhiên không thể tổ chức cho trẻ một cách tự do, không có nội dung rõ ràng. Nên giáo viên cần lên một kế hoạch cụ thể chọn các trò chơi phù hợp theo từng chủ đề, có như thế mới xác định một mục tiêu cụ thể từng trò chơi phù hợp với thực tiễn (phù hợp với khả năng giao tiếp của trẻ, đồ dùng đồ chơi có sẵn có tại các góc chơi). Tùy vào mức độ phát triển khác nhau về kỷ năng giao tiếp ở mỗi trẻ trong lớp và phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kỷ năng chơi của trẻ. Với vai trò tổ chức của mình tôi phải định hướng và chuẩn bị trước về trò chơi, nội dung chơi xác định những mẫu câu giao tiếp tương ứng với vai chơi mà trẻ thực hiện trong chủ đề. Đầu năm học khả năng giao tiếp của trẻ còn hạn chế nên tôi đã chọn những trò chơi có ít vai chơi, nội dung chơi gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng những câu giao tiếp đơn giản để thể hiện vai chơi. Ví dụ: Ở chủ đề trường mầm non tôi chọn “trò chơi dạy học” chỉ có 2 vai chơi “cô giáo”, “học sinh”. + Chủ đề gia đình: Trò chơi mẹ cho con ăn, có 2 vai “Mẹ” và “con”. Trò chơi gia đình có vai chơi “mẹ (bố) và con”. + Chủ đề bản thân: Trò chơi tổ chức sinh nhật cho bé. Trẻ bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bạn. Đây là những trò chơi đóng vai theo chủ đề có nội dung chơi gần gũi với trẻ. Nên trẻ sẽ sử dụng những câu giao tiếp đơn giản mà trẻ học được từ thực tiễn cuộc sống để thể hiện vai chơi. Từ đó rèn cho trẻ các hành vi giao tiếp, ứng xử lịch thiệp. Giữa năm học lúc này năng lực chơi của trẻ phát triển hơn, trẻ chơi thuần thục hơn và có kỷ năng giao tiếp trong khi chơi nên tôi đã lựa chọn các trò chơi có nội dung chơi mở rộng, số lượng các vai chơi trong trò chơi nhiều hơn và trẻ có thể chơi theo từng nhóm nhỏ tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp qua lại 1với nhau khi thể hiện vai chơi từ đó rèn cho trẻ cách ứng xử, cách giao tiếp phù hợp với nội dung hoàn cảnh của trò chơi. Ví dụ: Chủ đề nghề nghiệp: Trò chơi phòng khám bác sĩ trong trò chơi có các vai chơi: Bác sĩ, y tá, bệnh nhân (2-3 bệnh nhân). Bác sĩ hỏi ham thăm khám cho bệnh nhân, bệnh nhân trả lời các câu hỏi của bác sĩ và y tá phụ giúp làm
- theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trò chơi phòng khám sẽ có sự giao tiếp qua lại của các vai chơi đó là bác sĩ , bệnh nhân và y tá. Chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên: Trò chơi cửa hàng bán nước giải khát. Trong trò chơi này có các vai chơi đó là những cô bán hàng nước và những khách hàng. Khi chơi có sự giao lưu qua lại các vai chơi giữa cô bán hàng và khách hàng hỏi mua hàng và hỏi tiền từng mặt hàng... Cứ như vậy ở mỗi chủ đề khác nhau tôi chọn ra các trò chơi đóng vai như trò chơi người làm vườn giỏi, em làm cô thợ, bác tài xế lái xe, chú cảnh sát giao thông, trò chơi nấu ăn cho gia đình, trò chơi cửa hàng quần áo ... và các trò chơi đó luôn phù hợp với chủ đề và gắn bó gần gũi với trẻ để từ đó trẻ sẽ giao tiếp với nhau nhiều hơn, sử dụng khả năng nghe hiểu, vốn từ của mình để diễn đạt các vai chơi. Thông qua các vai chơi khác nhau trong mỗi trò chơi trẻ sẽ học hỏi cách ứng xử, các cử chỉ thái độ, cách giao tiếp lịch sự, lễ phép, lời nói nhẹ nhàng tình cảm. 2.2. Tạo góc chơi cho trẻ Sau khi lựa chọn được các trò chơi đóng vai theo chủ đề gần gũi với trẻ. Nhằm tạo ra một môi trường chơi thuận lợi có đầy đủ các điều kiện phương tiện và đồ chơi phù hợp với các chủ đề chơi tạo môi trường xã hội thu nhỏ để trẻ trải nghiệm, thể hiện ý đồ chơi, thỏa mãn nhu cầu chơi qua đó rèn kỷ năng giao tiếp cho trẻ.
- Để định hướng cho trẻ về chủ đề chơi tôi trang trí nổi bật chủ đề đó như thế sẽ kích thích thị giác của trẻ, nhìn vào chủ đề chơi để biết mình đang học chủ đề gì. Sau khi quan sát các hình ảnh sẽ tái hiện lên trong suy nghĩ của trẻ về những gì mà trẻ quan sát được trong sinh hoạt hằng ngày từ đó trẻ sẽ chọn được đồ chơi thay thế phù hợp để tham gia vào cuộc chơi sử dụng những các vốn hiểu biết của mình để giao tiếp, trò chuyện với bạn trong khi chơi.
- Ví dụ: Chủ đề trường mầm non: Hình ảnh hoạt động cô giáo và các bạn, lớp học của bé....
- Chủ đề gia đình: Sử dụng các hình ảnh về các thành viên trong gia đình, hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt trong gia đình trẻ như mẹ bế em, cho em ăn, mẹ nấu ăn.
- Chủ đề nghề nghiệp: Tìm các hình ảnh bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân, trong hình ảnh đó có thể là bác sĩ đang dùng tai nghe để khám bệnh, các dụng cụ khác để khám bệnh... hình ảnh thợ cắt tóc cô thợ đang gội đầu cho khách... Dựa vào số trẻ tại lớp và diện tích lớp học tôi đã sắp xếp các góc chơi một cách hợp lý và xen kẽ động tĩnh không ảnh hưởng đến các nhóm chơi khác. Tôi đã nghiên cứu thiết kế, bố trí, sắp xếp các đồ dùng đồ chơi góc chơi theo hướng mở, đồ chơi phong phú có màu sắc đẹp, đa dạng hấp dẫn lôi cuốn thu hút trẻ vào trò chơi. Qua đó trẻ sử dụng nhiều loại đồ dùng đồ chơi khác nhau để thể hiện vai chơi, trao đổi vốn kinh nghiệm hiểu biết của mình để biễu đạt giao tiếp với bạn. Ví dụ: Ở chủ đề ngành nghề: Bộ đồ chơi bác sĩ (áo quần bác sĩ, tai nghe, dụng cụ đo thân nhiệt, kéo, kính mắt...), các trang phục của các nghề (áo quần bộ đội, công an, bác sĩ... dụng cụ, sản phẩm của các nghề. Ở chủ đề thực vật tôi bổ sung đồ chơi cây xanh, cây hoa, hoa quả, rau xanh...tường rào, dụng cụ trồng cây, đồ dùng làm vườn, mô hình vườn cây để trẻ chơi trò chơi bác làm vườn giỏi, trò chơi cô bé bán hoa, quả.. Để làm phong phú hơn các đồ dùng đồ chơi cho trẻ trong các góc chơi tôi đã sưu tầm và tự làm nên nhiều loại đồ chơi khác nhau như các loại củ quả, trang phục các nghề, các mô hình để trẻ có thể chọn được nhiều loại đồ chơi làm vật thay thế trong khi chơi. Qua việc tạo môi trường các góc cho trẻ hoạt động chơi đóng vai theo chủ đề đã giúp trẻ thỏa mãn sức hoạt động, giao tiếp thoải mái với bạn chơi, tạo được sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. 2.3. Tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề để rèn luyện kỷ năng giao tiếp cho trẻ Trò chơi đóng vai theo chủ đề có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao tiếp. Khi tổ chức trò chơi cho trẻ chơi giáo viên cần tuân theo một trình tự để lôi cuốn thu hút, kích thích trẻ lựa chọn trò chơi, vai chơi, phân vai chơi để chơi theo cá nhân hay theo nhóm nhỏ. Để thể hiện một cách sinh động, tái hiện lại những gì trẻ quan sát được về thế giới xung quanh. Trước kia khi tổ chức cho trẻ chơi giáo viên vẫn hay áp đặt trẻ phải chơi ở góc này, phải chơi ở góc kia, đôi lúc còn áp đặt vai chơi cho trẻ, trẻ chưa chủ động ở các trò chơi và không chủ động trong việc lựa chọn vai chơi mà mình thích và chơi những trò chơi mô phỏng đơn giản và lặp đi lặp lại ở các chủ đề. Tôi thấy trẻ chưa thực sự hứng thú và chưa phát huy được vai trò làm chủ mọi hoạt động. Vì vậy tôi đã trò chuyện với trẻ trước buổi chơi về chủ đề, nội dung của buổi chơi hôm nay là gì, lớp mình có những góc chơi nào ?. Hỏi ý định của trẻ xem trẻ thích chơi ở góc nào? Các bạn trong nhóm chơi thỏa thuận cùng nhau sau đó phân công nhiệm vụ cho từng bạn trong nhóm và tổ chức chơi. Trẻ vận dụng khả năng vốn hiểu biết của mình để sử dụng lời nói, vốn từ để truyền đạt thông tin, nói cho bạn khác hiểu, hiểu ý của bạn khác nói qua việc giao tiếp với nhau trong khi chơi. Ví dụ: Đối với chủ đề bản thân tôi lựa chọn trò chơi ngày sinh nhật của bé, ở trò chơi này mục đích của tôi là sẽ cho trẻ thảo luận xem để tổ chức sinh
- nhật cho bạn thì cần những gì, trẻ lựa chọn các góc chơi, phân công công việc trong các nhóm: nhóm cắm hoa, nhóm trang trí, nhóm làm quà tặng bạn, nhóm đón khách, nhóm trang điểm cho bạn... sau đó các bạn về nhóm và góc chơi để chuẩn bị cho buổi sinh nhật, với trò chơi này trẻ được nhập vai rất nhiều và trao đổi giao tiếp qua lại với nhau trong các nhóm chơi. Trẻ sử dụng vốn từ, sự hiểu biết và những kỷ năng giao tiếp của mình để thể hiện vai chơi. Sau khi trẻ đã thỏa thuân lựa chọn được trò chơi, vai chơi, chọn bạn để chơi. Khi này là giáo viên là người quan sát và hướng dẫn trẻ chơi. Trẻ ở mẫu giáo 4-5 tuổi chơi tự lập hơn, sáng tạo hơn nên cô không cần phải đóng vai chơi trực tiếp cùng trẻ nữa mà chủ yếu bao quát trẻ chơi, theo dõi trẻ chơi để biết được ý đồ chơi của từng nhóm nhỏ. Qua quan sát để biết được trẻ thể hiện vai chơi như thế nào, sử dụng kỷ năng giao tiếp ra sao để hoành thành vai chơi. Trong quá trình quan sát trẻ chơi, tùy vào từng tình huống của cuộc chơi cô nhập vai chơi để trò chuyện cùng trẻ, chỉnh sữa cho trẻ cách phát âm, cho trẻ nhắc lại từ hoặc câu cho rõ ràng, dùng những cử chỉ, điệu bộ để giao tiếp với trẻ. Giúp trẻ biết thay đổi giọng nói, từ, câu phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp (kể chuyện, thông báo, hỏi hay yêu cầu, mệnh lệnh, nói to hay nói nhỏ, nói thầm...), biết cách xưng hô phù hợp với đối tượng, biết lần lượt khi giao tiếp, nhắc nhở trẻ lắng nghe người khác nói, chờ đến lượt mình nói. Ví dụ: Chủ đề nghề nghiệp: Trò chơi phòng khám bệnh: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, y tá phụ giúp và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân thực hiện theo chủ dẫn của bác sĩ. Trẻ sử dụng lời nói, những mẫu câu giao tiếp, vốn hiểu biết của mình để giao tiếp trò chuyện với bệnh nhân. Trò chơi bác sĩ cô hướng dẫn bác sĩ phải khám bệnh cẩn thận, nói nhẹ nhàng, ân cần với bệnh nhân. + Bác sĩ: Hỏi cháu bị đau gì? + Bệnh nhân: Dạ, cháu bị đau răng? + Bác sĩ: Cháu há miệng ra bác khám răng cho nào?. + Bệnh nhân: Bác ơi! Răng cháu đau lắm!. + Bác sĩ: Cháu bị sâu răng nên răng bị đau đấy! + Bác sĩ: Từ nay, cháu phải thường xuyên đánh răng và không được ăn kẹo nhé! + Bác sĩ: Y tá lấy thuốc đau răng cho bệnh nhân uống nhé. Ví dụ: Chủ đề ngành nghề: Trò chơi cửa hàng tạp hóa.Hướng dẫn trẻ người bán hàng dùng những câu hỏi niềm nở để chào đón khách “Chào chị! chị muốn mua gì? Vai chơi người mua hàng hỏi: “Mình muốn mua rau ngót?. “Mớ rau ngót này bao nhiêu tiền vậy chị?. Người bán “dạ mớ rau ngót có giá 5 ngàn đồng?. Người mua “trả tiền” và người bán “Em cảm ơn chị! lần sau chị tới mua tiếp nhé! Trong quá trình chơi tạo cho trẻ có mối giao lưu quan hệ giữa các vai chơi trong các nhóm chơi nhỏ để trẻ có cơ hội giao tiếp với bạn chơi ở nhóm khác từ đó mở rộng giao tiếp cho trẻ. Ví dụ: Qua góc chơi xây dựng và góc chơi bán hàng chủ đề “Nước và hiện tượng thiên nhiên”. Cô giáo gợi ý cho trẻ xây dựng công viên nước, và các kỹ sư sẽ xây những gì trong công viên nước? Trẻ sẽ thảo luận trong nhóm và
- phân công nhau mỗi bạn một nhiệm vụ. Xây xong công viên rồi các kỹ sư có đói bụng không? Các kỹ sư hãy đến cửa hàng ăn uống để ăn cơm đi, các kỷ sư gọi món ăn? “Cô bán hàng ơi! bán cho tôi cái bánh nhé!”.Các cô bán hàng sẽ hỏi khách ăn gì? “Bác muốn ăn bánh gì? Bác có mua nước không?...”. Nhờ có sự giao lưu qua lại giữa các vai chơi trong nhóm trẻ sẽ mạnh dạn hơn khi giao tiếp thể hiện các khả năng nghe hiểu, để biễu đạt thể hiện nội dung các vai chơi. Trong khi tổ chức trò chơi đối với những trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp sẽ nhanh chóng nhập vai chơi và thể hiện ý đồ chơi. Bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn trong khi chơi nên không thể sử dụng các mẫu câu, hay lời nói để diễn đạt vai chơi của mình. Cô quan tâm, động viên, kích thích khuyến khích trẻ trò chuyện. Bằng việc tạo gợi ý cho trẻ chọn vai chơi dễ, sử dụng những mẫu câu giao tiếp đơn giản. Ví dụ: Chủ đề gia đình: Trò chơi gia đình cô cho trẻ chọn vai chơi làm con.Ở vai chơi này trẻ chỉ sử dụng câu giao tiếp đơn giản như: Mẹ ơi, con đói bụng? Mẹ ơi con muốn ăn cơm... Quá trình tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề tạo môi trường thân thiện, gần gũi, cởi mở là khâu then chốt để rèn luyện kỷ năng giao tiếp cho trẻ. Tôi luôn dành những khoảng thời gian để chơi đùa, hướng dẫn trẻ, và đây cũng là cơ hội để hiểu những thiên hướng cá nhân của trẻ và giúp trẻ định hướng những kỹ năng giao tiếp. Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đầm ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống là cách giúp trẻ giao tiếp tích cực nhất. Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy lớp tôi không còn tình trạng đồ chơi của ai người đó chơi, góc nào chỉ chơi ở góc đó nữa mà trẻ tự do sáng tạo từ đó giúp trẻ thể hiện bản thân mình, bày tỏ suy nghĩ của mình, với cô, với bạn tạo sự mạnh dạn trong khi chơi PHẦN III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Sau khi áp dụng những biện pháp như trên tôi thấy các cháu rất hứng thú, say sưa khi tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề. Sau thời gian thực hiện tôi thấy hiệu quả rõ rệt: Tiêu chí Đầu năm Cuối năm Kỷ năng hiểu lời nói trong thực hiện trò chơi 13/27 đạt 48 % 23/27 đạt 96% Kỷ năng sử dụng lời nói giao tiếp trong thực 14/27 đạt 51% 25/27 đạt 92% hiện trò chơi Kỷ năng thực hiện một số qui tắc giao tiếp 10/27 đạt 37% 25//27 đạt 92% thông qua trò chơi * Đối với trẻ: Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi trò chuyện, tự tin đứng trước nhiều người, đã biết chú ý lắng nghe người khác nói, hiểu người khác nói gì và biết chờ đến lượt mình nói khi trò chuyện, biết quan tâm, hỏi han, một cách thân mật, ứng xử lịch sự, đã giảm dần nói chưa rỏ lời, mở rộng thêm vốn từ, biết cách trả lời câu hỏi của cô, của bạn và những người xung quanh. Những trẻ còn nhút
- nhát ít giao tiếp với bạn nay đã dễ dàng bắt chuyện với nhau tạo sự gần gũi vui tươi cho trẻ trong lớp. * Đối với giáo viên: Tôi cảm thấy thoải mái, tự tin khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tạo được sự thân thiện gần gũi cởi mở giữa cô giáo và trẻ trong giao tiếp hằng ngày khi trẻ ở bên cô. PHẦN IV. KẾT LUẬN Rèn kỷ năng giao tiếp thông qua trò chơi đống vai theo chủ đề cho trẻ trong trường mầm non là một hoạt động thiết thực vì hoạt động này giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với cô, bạn bè,và những người xung quanh mình.Việc cho trẻ đóng các vai chơi trong mỗi chủ đề giúp trẻ nghe, nói, biểu đạt ngôn ngữ để tái hiện lại một cách chân thực về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày từ đó rèn kỷ năng giao tiếp cho trẻ giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm, cảm xúc, hành vi đạo đức cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về biện pháp “Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề để rèn kỷ năng giao tiếp cho trẻ” ở trường Mầm non Hải Thượng. Kính mong nhận được sự góp ý để bản thân thực hiện tốt hơn trong những năm học tới. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hải Thượng, ngày 12 tháng 10 năm 2024 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI TRÌNH BÀY Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Liên
- MỤC LỤC Trang
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI THƯỢNG BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI TRÒ CHỦ ĐỀ ĐỂ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 4-5 TUỔI Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Tháng 10 năm 2024
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn