intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc tại lớp lá 3 trường mầm non Lộc Bảo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

115
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng những kiến thức kinh nghiệm đưa ra một số giải pháp nhằm giúp trẻ nâng cao chất lượng ngôn ngữ trong giao tiếp, trong diễn đạt tiếng việt của trẻ một cách tốt nhất. Giúp trẻ thành thạo tiếng Việt sớm hơn và từ đó trẻ tiếp nhận tri thức một cách dễ dàng. Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện hiểu biết của mình bằng cách sử dụng ngôn ngữ tiếng việt một cách thành thạo sớm nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc tại lớp lá 3 trường mầm non Lộc Bảo

  1. I.ĐẶT VẤN ĐỀ ­ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp: “ Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng  đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương  tiện giao tiếp quan trọng nhất” ( Lê nin). Ngôn ngữ chính là một phương tiện thúc  đẩy trẻ trở thành một thành viên trong xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ  hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng, giáo dục là một điều kiện quan  trọng để trẻ tham gia vào hoạt động  phát triển ngôn ngữ. ­ Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức: Qúa trình trưởng thành của  trẻ bên cạnh thể chất là trí tuệ, công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn  ngữ. ­ Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện: Ngôn ngữ là công cụ  để trẻ học tập, vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ  được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Như  vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động tạo cơ hội  cho ngôn ngữ trẻ phát triển. ­ Xã Lộc Bảo là một xã vùng sâu vùng xa, cách thị trấn Lộc Thắng – Huyện Bảo  Lâm 32 km. Người địa phương ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số,trong đó  chiếm đa số là dân tộc châu mạ; một số ít là dân tộc Tày, Mường, Nùng, H’mông và  Kinh. Vì vậy môi trường phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ còn hạn chế, trẻ sử  dụng tiếng mẹ đẻ như một công cụ để vui chơi, học tập. Với học sinh người dân  tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai để tiếp thu kiến thức và trao đổi với xã  hội một cách thuận lợi hơn. Khi đến trường các em phải làm quen với một ngôn ngữ  khác hoàn toàn tiếng mẹ đẻ nên trong quá trình học tập cũng bị ảnh hưởng không ít.  Rào cản tiếng Việt đối với học sinh người dân tộc thiểu số ở xã Lộc Bảo nói riêng,  khu vực Tây Nguyên nói chung  khi tiếp cận chương trình giáo dục quốc gia là vấn  đề khiến cho những người làm công tác giáo dục ở vùng sâu vùng xa luôn trăn trở  bấy lâu nay. 1
  2. Nhận thức rõ việc trang bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số có ảnh hưởng lớn  tới kết quả học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ, vì vậy, bản than tôi đã tìm những  giải pháp cụ thể để tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ tại lớp. Qua đó, chất lượng  học tập của trẻ em dân tộc thiểu số ngày càng chuyển biến tích cực, học sinh mạnh  dạn, tự tin và thích đến trường. 1. Lý do chọn đề tài: ­ Cơ sở lí luận: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, đó là một công  cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để  người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là một điều kiện quan trọng để  trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ. Ngôn  ngữ là  công cụ để trẻ học tập,  vui chơi: những hoạt động chủ yếu của trường  mầm non, ngôn ngữ đầu tiên đối với mỗi con người là ngay từ khi lọt lòng mẹ và  trường mầm non là trường học đầu tiên, ở đây có điều kiện, có cơ hội lớn hơn để  giáo dục ngôn ngữ cho trẻ, có thể khẳng định rằng học tiếng Việt là sự học tập quan  trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm nhất.  + Dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng; tuy  nhiên để có sự giao thoa văn hoá, giáo dục , y tế,...thì cần có ngôn ngữ chung, Tiếng  Việt còn gọi là tiếng phổ thông với tư cách là ngôn ngữ Quốc gia, là ngôn ngữ chính  thức dùng để giao tiếp với cộng đồng người Việt trên toàn quốc. Hiện nay, ngôn  ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt. Vì vậy,  việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa vô  cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, Với học sinh  người dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai để tiếp thu kiến thức và trao  đổi với xã hội một cách thuận lợi hơn. Khi đến trường các em phải làm quen với  một ngôn ngữ khác hoàn toàn tiếng mẹ đẻ nên trong quá trình học tập cũng bị ảnh  hưởng không ít. Rào cản tiếng Việt đối với học sinh người dân tộc thiểu số ở khu  vực Tây Nguyên khi tiếp cận chương trình giáo dục quốc gia là vấn đề khiến cho  những người làm công tác giáo dục ở vùng cao luôn trăn trở bấy lâu nay. Bởi, khi bất  đồng ngôn ngữ giữa trẻ và cô sẽ không hiểu nhau khiến trẻ trở nên rụt rè, nhút nhát,  2
  3. thiếu tự tin, không biết bày tỏ nguyện vọng của mình cũng như nhu cầu của mình và  chất lượng học tập sẽ thấp.  + Để khắc phục một phần khó khăn đó, ngày 2/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký  Quyết định 1008 phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ MN, học sinh TH  vùng DTTS giai đoạn 2016­2020 và định hướng đến 2025”. Vì vậy cần đảm bảo cho  các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, để hoàn thành chương trình  Giáo dục Mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức của cấp học  tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số. ­ Cơ sở thực tiễn:. Bản thân là một giáo viên và cũng là người bản địa, tôi nhận  thức rõ việc trang bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số có ảnh hưởng lớn tới kết  quả học tập của trẻ. Tiếng Việt rất quan trọng đối với mọi người dân việt nam.  Đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số. Song trong thực tế hiện nay đa số trẻ vùng sâu,  vùng xa vùng dân tộc thiểu số, trước khi đến trường chỉ sống trong gia đình, ở các  thôn bản nhỏ, trong  môi trường tiếng mẹ đẻ. Do vậy trẻ chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ ở dạng khẩu ngữ.  Trẻ biết rất ít hoặc thậm chí không biết tiếng Việt. Trong khi đó tiếng Việt là ngôn  ngữ chính thức dùng trong trường và cơ sở giáo dục khác. Trên thực tế tiếng nói  các dân tộc thiểu số, hầu như chưa có vai trò rõ rệt trong việc hỗ trợ tiếng Việt  trong giáo dục. Vì vậy, cho đến nay nhìn chung việc dạy ­ học tiếng Việt cũng như  việc dạy học bằng Tiếng việt ở các vùng dân tộc thiểu số chỉ đạt kết quả thấp. Đặc  biệt ở trường mầm non, đa số các cháu là người dân tộc châu mạ nghe và nói tiếng  Việt rất kém, mặc dù cô giáo có giao tiếp và dạy trẻ nói tiếng Việt thì trẻ vẫn nói  bằng hai thứ  tiếng. mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ ra khỏi lớp  học. Sở dĩ như vậy là  do  tiếng Việt không phải là một phương tiện sử dụng dễ dàng đối với học sinh dân tộc  thiểu số. Ở đây học sinh chỉ dùng tiếng Việt nói với giáo viên khi cần thiết, còn  ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Đa phần là  trẻ chưa hiểu, chưa nghe được ngôn ngữ bằng tiếng Việt. Nên khó khăn trong việc  3
  4. tiếp nhận Tiếng việt, dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ  Tiếng việt dẫn đến chất lượng chăm sóc Giáo Dục trẻ không thể đạt được kết quả  như mong muốn.. Chính vì vậy việc cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ Dân tộc thiểu  số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng cần  thiết cho việc học Tiếng việt ở các bậc học tiếp theo.    + Với những học sinh ở bậc mầm non chuẩn bị lên lớp 1, vốn Tiếng Việt vẫn còn  rất mới mẻ với các em. Đây cũng là thực trạng chung ở các địa bàn vùng sâu . Vì vậy  là một giáo viên mầm non vùng sâu, vùng xa với số trẻ dân tộc chiếm tỷ lệ 69%  là  các cháu dân tộc thiểu số. Tôi nhận thấy cần có những biện pháp bổ xung, tăng  cường tiếng Việt cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non.  2. Tính mới của đề tài: Đây là sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện bởi kinh  nghiệm của bản thân, nội dung giáo dục phù hợp với đối tượng với điều kiện thực  tế của trẻ của nhà trường của lớp và thực tế ở địa phương, Các giải pháp tăng  cường tiếng việt khi áp dụng thực hiện có hiệu quả cao.  ­ Vận dụng những kiến thức kinh nghiệm đưa ra một số  giải pháp nhằm giúp trẻ  nâng cao chất lượng ngôn ngữ trong giao tiếp, trong diễn đạt tiếng việt của trẻ một   cách tốt nhất. ­ Tôi mong rằng trẻ  thành thạo tiếng Việt sớm hơn và từ  đó trẻ  tiếp nhận tri thức   một cách dễ dàng. Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện hiểu biết của mình bằng cách  sử dụng ngôn ngữ tiếng việt một cách thành thạo sớm nhất. 3.  Phạm vi đề tài: Tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc tại lớp lá 3 trường mầm  non Lộc Bảo. II.THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi:  ­ Lớp nhận được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường; ­ Bản thân là giáo viên bản địa, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có thể nghe, hiểu và nói  được tiếng địa phương, vì vậy bản thân có nhiều thuận lợi trong việc giao tiếp, trao  đổi với trẻ khi trẻ chưa nói được tiếng Việt, bản thân tôi hiểu được mong muốn và  4
  5. nguyện vọng của phụ huynh nên cũng thuận lợi  trong công tác phối kết hợp với phụ  huynh trong các hoạt động; từ đó giúp tôi có những giải pháp nhằm nâng cao chất  lượng giáo dục trong nhà trường đó là một thuận lợi lớn trong việc thực hiện đề tài. ­ Lớp học rộng rãi, thoáng mát đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nhà  trường có máy trình chiếu có thể kết nối với máy tính xách tay, lớp được trang bị các  tài liệu, sách truyện để làm tài liệu dạy. ̉ ­ Ban thân  có thể  ưng dung công nghê thông tin vao giang day.  ́ ̣ ̣ ̀ ̉ ̣ ­ Trẻ trong lớp có cùng độ tuổi, sĩ số học sinh đảm bảo phù hợp với điều kiện của  lớp và nhà trường, tỉ lệ chuyên cần của trẻ cao. ­ Trường được  xây dựng ở gần khu dân cư thuận tiện cho việc đi học của học sinh  ­ Trường lớp sạch sẽ, đồ dùng, trang thiết bị được đảm bảo đầy đủ cho trẻ hoạt  động trong lớp và ngoài trời.                                      2. Khó khăn:  ­ Lớp lá 3 được xây dựng ở điểm lẻ, thôn 2 ­ Xã Lộc Bảo, Học sinh đa số trẻ là  người dân tộc châu mạ, một số ít là trẻ là dân tộc h’mông, tày, nùng khả năng nghe,  hiểu, nói tiếng việt của trẻ kém nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy,  truyền đạt kiến thức đến trẻ.  ­ Đa số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của các cháu, trong  gia đình chủ yếu trẻ giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ vì vậy vốn tiếng việt của các cháu  hầu như không có, khiến cho việc giảng dạy khi các cháu đến độ tuổi đến trường  gặp rất nhiều khó khăn.  ­ Có 30,6 % trẻ mới bắt đầu ra lớp và cũng là lúc trẻ bắt đầu làm quen với ngôn ngữ  tiếng Việt. vì vậy quá trình tiếp thu  kiến thức của trẻ chậm, không đồng đều. ­ Nhiều phụ huynh chưa thành thạo tiếng phổ thông và chưa chú trọng vào việc dạy  tiếng phổ thông cho trẻ tại gia đình. ­ Đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ chưa phong phú  đa dạng, chưa có sự đầu tư và chưa có sự sáng tạo. ­ Đối với trẻ mới ra lớp ngôn ngữ nói tiếng việt của trẻ còn hạn chế, trẻ chậm, nhút  nhát, chưa tự tin. 5
  6. ­ Cô giáo còn hạn chế về tiếng Mông, tày, nùng  nên việc phối kết hợp giữa cô và trẻ  còn chưa đạt hiệu quả cao. 3. Nguyên nhân: ­ Trẻ  dân tộc thường sống  ở  vùng sâu vùng xa, vùng núi; môi trường giao lưu hạn   chế, việc giao tiếp và sử  dụng tiếng Việt  ở  gia đình ít được chú ý rèn luyện, hiểu  biết về tiếng Việt của phụ huynh chưa thật tốt, thường sử dụng tiếng m ẹ đẻ  trong   gia đình và cộng đồng; vì vậy:  ­  Trẻ học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai; ­  Trẻ thường phát âm không chuẩn âm tiếng Việt do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ; ­ Trẻ luôn có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và vui chơi, kể cả khi ở  lớp; ­ Lớp 25 trẻ  dân tộc, chiếm 69 % trẻ  học là dân tộc thiểu số,  30,6 % trẻ  mới bắt   đầu ra lớp trẻ bắt đầu học và làm quen với ngôn ngữ tiếng Việt.  ­  Vốn kinh nghiệm, hiểu biết về cuộc sống và kĩ năng ngôn ngữ  tiếng mẹ  đẻ  còn   nghèo nàn nên ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tiếng Việt; ­  Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt bị hạn chế bởi không gian và thời gian, chủ  yếu trẻ giao tiếp tiếng Việt trong thời gian trẻ học ở trường; ­ Đặc biệt các lớp ở điểm lẻ còn rất khó khăn, việc sử dụng nguyên vật liệu sẵn có  của địa phương để làm đồ dùng đồ chơi hoặc phương tiện chuyển tải kiến thức  tiếng Việt đến với trẻ còn hạn chế.  ­ Giáo viên chưa chú trọng vào việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ. III.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.Biện pháp 1: Sử dụng các loại rối, mô hình để thu hút trẻ học tiếng Việt ­ Lý do chọn biện pháp: Theo tôi, đây là một phương pháp quan trọng,bởi muốn dạy  trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai là một điều rất khó, giáo viên sử dụng các loại rối,  mô hình bài thơ để tăng cường tiếng việt cho trẻ, trẻ sẽ có hứng thú, chú ý học. Vì  vậy để lựa chọn được phương pháp tăng cường ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ dân tộc  một cách phù hợp thì giáo viên cần sáng tạo, làm nhiều đồ dùng đồ chơi để dạy.  6
  7. ­ Cách thực hiện: Tôi sử dụng các nguyên vật liệu mở như: bìa cứng, xốp bitis, thanh  tre, hộp xốp, đất nặn, rơm, gỗ,….để làm thành con người, con vật, hoa, quả trẻ có  thể sử dụng được để sử dụng cho hoạt động kể chuyện, thông qua đó giáo viên giới  thiệu nhân vật, giải thích từ khó cho trẻ để tăng cường vốn tiếng việt cho trẻ. ­ Ví dụ:  Cô kể chuyện “ Ba cô gái” Tôi chuẩn bị sân khấu rối, các con rối được làm  bằng vải vụn được cải biên màu sắc rực rỡ để thu hút sự chú ý của trẻ, tôi chuẩn bị  mũ múa để trẻ hóa thân vào các nhân vật nhập vai. + Qua câu chuyện cô giải thích nghĩa các từ khó để trẻ hiểu nghĩa của từ như : “Vất  vả”  có nghĩa là làm nhiều việc nặng; “Ròng rã”: Đi liên tục không nghỉ ; “Hốt  hoảng” Có nghĩa là giật mình và lo sợ; cô có thể sử dụng song ngữ tiếng việt – tiếng  mẹ đẻ giải thích cho trẻ học từ mới. ­ Kết quả: Vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ mạnh dặn đặt câu hỏi, ý kiến, tự tin  tham gia trò chuyện cùng cô và các bạn, hứng thú tham gia các hoạt động. 2.Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp trực quan hành động để kể chuyện ­ Lý do chọn biện pháp: Trẻ dân tộc khi đến trường mầm non học, trẻ hoàn toàn  không biết hoặc chỉ biết ít tiếng Việt. Phương pháp này rất hiệu quả đối với người  bắt đầu học một ngôn ngữ  mới (ngoài tiếng mẹ  đẻ), cho phép người học tiếp thu  ngôn ngữ  mới một cách dễ  dàng và tự  nhiên mà không bắt buộc phải quá tập trung  hay căng thẳng. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi và hiệu quả   ở  nhiều hình  thức khác nhau. Với phương pháp này, người học được sử  dụng tích cực các giác   quan và vận động của cơ thể trong suốt quá trình tham gia vào hoạt động học tập và   thực hành ngôn ngữ  mới. Các kỹ  năng nghe ­ quan sát ­ phản hồi (bằng hành động   của cơ  thể) được sử  dụng hiệu quả  trong quá trình học tập. Phương pháp này giúp  giáo viên và trẻ  có thể  áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động dạy và   học để  đạt được những giờ  học thực sự  tích cực. Sử  dụng đồ  dùng trực quan đẹp,   bắt mắt đó cũng là cách làm trẻ  tò mò xem đó là gì, thích được tham gia vào hoạt  động với đồ dùng đó.  Giáo viên cần sử dụng phương pháp trực quan hành động giúp trẻ dân tộc thuận lợi  hơn trong việc học tiếng Việt. 7
  8. ­ Cách thực hiện: Phương pháp này được áp dụng sau khi trẻ đã nắm được các từ và  câu mới học ở phần phương pháp sử dụng bài văn vần, đồng dao nhằm mục đích  thực hành vận dụng các từ và câu nói đã học vào câu nói biểu đạt. Sau khi trẻ đã học  từ và câu, giáo viên có thể sáng tạo ra một câu chuyện có gắn các từ và câu nói đó.  Hoặc theo một câu chuyển kể có sẵn, phương pháp với chuyện kể giáo viên giới  thiệu các từ mới sẽ được sử dụng trong câu chuyện để trẻ làm quen trước. Hoạt  động kể chuyện được thực hiện dần từ dễ đến khó, từ những truyện đơn giản đến  truyện có nhiều tình tiết. Giáo viên chọn lựa những từ tượng thanh, từ láy hoặc  những truyện có câu lặp hay đoạn lặp và khuyến khích trẻ nghe rồi nói theo. + Chuyện kể có sử dụng các từ tượng thanh, từ láy làm cho trẻ thích thú học theo.  Ví dụ: Truyện “ Qủa trứng” – Nguyễn Thanh Thảo. Có một quả trứng ai đánh rơi, nằm im lìm trên bãi cỏ, một bác Gà trống mào đỏ chót  đi ngang qua, trông thấy quả trứng, bác liền kêu thật to: Ò ...ó ...o...o... quả trứng gì to  to, qủa trứng gì to to... Bác Lợn éc béo phục phịch đi qua ngó nghiêng quả trứng rồi kêu: Ụt à, ụt ịt, trứng gà  hay là trứng vịt? Chú Chó đốm chạy lại hít hít quả trứng rồi cũng kêu: Gâu! Gâu! Trứng ngỗng, trứng  ngan? Trứng ngỗng, trứng ngan?  Bỗng nhiên quả trứng lúc lắc, lúc lắc rồi vỡ đánh tách một cái. Một chú Vịt con thò  mỏ ra kêu: Vit...Vít ... Mọi người liền vui vẻ đưa chú trở về nhà với mẹ của chú. +  Giáo viên yêu cầu trẻ nhắc lại lời thoại những từ tượng hình, tượng thanh như:  “Ò ó o o…quả trứng gì to to” hoặc “ Ụt à, ụt ịt…trứng gà hay trứng vịt”,….  ­ Giáo viên tập cho trẻ kể lại câu chuyện đã nghe, rồi kể chuyện theo tranh, kể  chuyện theo đồ vật ( có yếu tố trực quan), với trẻ có khả năng tiếng Việt tốt, giáo  viên khuyến khích trẻ kể chuyện theo sự kiện đã trải nghiệm, kể chuyện theo chủ  đề. 8
  9. ­ Các phương pháp trực quan hành động gồm: Phương pháp trực quan hành động với  cơ thể; phương pháp trực quan với đồ vật;  phương pháp trực quan hành động với  chuyện kể. + Kể chuyện bằng phương pháp trực quan hành động với cơ thể: Điểm quan trọng  nhất của phương pháp này là qua truyện được nghe kể trẻ học từ và câu nói tiếng  Việt trên cơ sở nghe hiểu ý nghĩa của từ mới / câu mới, sau đó tập nói những từ/ câu  đơn giản, gần gũi và gắn với ngữ cảnh cụ thể. Đây là phương pháp sử dụng các bộ  phận của cơ thể làm phương tiện trực quan giúp trẻ thấu hiểu sâu sắc nghĩa cuả từ /  câu. Phương pháp này thực hiện bằng cách : Trẻ lắng nghe cô nói từ / câu nói gắn  với hành động của cơ thể, dần giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ / câu đó.  Giáo viên  vừa nói từ / câu vừa thực hiện hành động của cơ thể mình  để minh họa: Đứng lên,  ngồi xuống, chào cô, chào bạn, đi ra, đi vào…và làm động tác minh họa. Giáo viên nói  từ mới, trẻ nói theo và làm động tác minh họa. Giáo viên có thể cho trẻ chơi theo cặp  đôi: một trẻ nói còn một trẻ khác thực hiện hành động theo lời nói. ­ Ví dụ: Cô kể câu chuyện “ Giấc mơ kì lạ”, thông qua câu chuyện cô cho trẻ học từ   mới : Bàn tay, bàn chân, đôi tai, mắt, mũi, miệng. Cô giải thích cho trẻ hiểu nghĩa của  từ bằng cách sử dụng các bộ phận trên cơ thể, ví dụ như dạy trẻ từ “ Bàn tay”, cô  giới thiệu từ “ bàn tay”, đồng thời cô xòe  bàn tay của mình ra. Gơi hỏi trẻ: Cái gì đây  các con? ( bàn tay), cô có mấy bàn tay ( Khái quát cho trẻ hiểu  đây là bàn tay, 2 bàn  tay được gọi là đôi tay, Bàn tay còn có các ngón tay). Bàn tay đẹp của các con đâu?  ( trẻ giơ 2 tay lên), cho trẻ phát âm “ Bàn tay”, tổ, nhóm, cá nhân phát âm. Chú ý cho  trẻ dân tộc phát âm nhiều. Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh đôi tay sạch sẽ.      ­ Kết quả: Trẻ nói và thực hiện động tác minh họa theo từ / câu nên trẻ dễ nhớ từ,  hiểu được nghĩa của từ , ghi nhớ từ lâu. + Phương pháp trực quan hành động với đồ vật: Là phương pháp sử dụng đồ vật, đồ  chơi gần gũi, quen thuộc để trẻ học tiếng Việt. Phương pháp này giúp trẻ hiểu nghĩa  của từ trước khi học nói từ đó chính xác. Giáo viên vừa giơ đồ vật ( vật thật) vừa nói  chậm từ hoặc câu nói để trẻ nghe và bắt chước theo. Giáo viên cho trẻ chỉ vào vật  thật vừa nhác lại từ / câu . 9
  10. ­ Ví dụ: Cho trẻ quan sát quả cam thật,  trẻ học từ “ Qủa cam” Gợi hỏi: Qủa gì đây?  Cho trẻ đọc “ Qủa cam” Nhiều lần. Qủa cam có màu gì? Trẻ nhắc lại: quả cam có  màu xanh. Khi ăn quả cam có vị gì?. Cô khái quát quả cam có màu xanh, có nhiều  múi, có hạt, khi ăn có vị chua ngọt, ăn cam cung cấp vitamin c cho cơ thể. ­ Kết quả:  Trẻ ghi nhớ từ nhanh, vốn từ được mở rộng.  + Phương pháp trực quan hành động với câu chuyện: Phương pháo này được áp dụng  sau khi trẻ đã nắm được các từ và câu mới học ở phần trực quan hành động với cơ  thể và trực quan hành động với đồ vật nhằm mục đích thực hành vận dụng các từ và  câu nói đã học vào câu nói biểu đạt. Sau khi trẻ đã học từ và câu, giáo viên có thể  sang tạo ra một câu chuyện có gắn các từ và câu nói đó.  Ví dụ:  Cô sáng tạo câu chuyện “ Thỏ con không vâng lời”, cô cung cấp từ mới  “  Bạn thỏ” ; “ Đi chơi xa” ; “ Quên cả lối về nhà” , “ Chạy mãi, chạy mãi” ;  “ Đường  nào về nhà nhỉ?”,….Tiếp đó, giáo viên luyện cho trẻ nghe hiểu và cách sử dụng các  từ, câu nói đó trong ngữ cảnh cụ thể qua câu chuyện do giáo viên tự tạo ra. Câu  chuyện “Thỏ con không vâng lời” : Hằng ngày, bạn Thỏ học xong là về nhà. Một  hôm, nghe lời Bướm rủ Thỏ đi chơi. Thỏ mải đi chơi xa, quen cả lối về nhà. Thấy  trời tối,  Thỏ sực nhớ là phải về nhà. Thỏ chạy mãi, chạy mãi. Bỗng gặp một cây  cao, Thỏ hỏi: “ Đường nào về nhà nhỉ?”. Cây cao lặng yên không trả lời. Thỏ chạy  mãi, chạy mãi. Gặp một dòng suối, Thỏ hỏi: “ Đường nào về nhà nhỉ?”. Dòng suối  lặng yên không trả lời. Sợ quá, Thỏ ngồi khóc hu hu hu. Bác gấu đi qua, nhìn thấy  liền đưa Thỏ về nhà. Về đến nhà, Thỏ cảm ơn Bác Gấu và xin lỗi Thỏ mẹ”. + Giáo viên có thể  kể lại một câu chuyện từ tiếng mẹ đẻ và chuyển nội dung sang  tiếng Việt: yêu cầu một trẻ xung phong kể một câu chuyện ngắn mà trẻ biết bằng  tiếng mẹ đẻ. Sau đó trẻ cùng nhau ( hoặc theo nhóm nhỏ) dịch câu chuyện sang tiếng  Việt,  giáo viên hỗ trợ trẻ ( Nếu cô biết tiếng dân tộc). + Sử dụng một số truyện đơn giản, nội dung gần gũi, dễ hiểu. Những câu chuyện  dạy cho trẻ cần được lấy từ cuộc sống ở địa phương, vốn chuyện kể dân gian do  giáo viên sưu tầm, chuyện được sáng tạo theo chủ đề giáo dục, hoặc những truyện  được xuất bản. Lời trong truyện phải ngắn gọn, sử dụng các dạng câu đơn câu phức  10
  11. phù hợp với khả năng ngôn ngữ của trẻ. Nếu có tranh vẽ thì hình ảnh phải rõ rang  để trẻ dễ nhận ra. Nội dung truyện và số lượng trang minh họa tăng dần theo khả  năng nhân thức, vốn kinh nghiệm hiểu biết, khả năng ngôn ngữ của trẻ. Trong  truyện tối đa có khoảng từ 6 – 8 tranh minh họa và sử dụng các câu ngắn ( câu  khoảng 3 – 4 từ/ câu). Độ dài của chuyện kể tăng dần theo khả năng ngôn ngữ của  trẻ.  ­ Kết quả: Đa số trẻ nghe hiểu và thực hành lời nói trong các tình huống của cuộc  sống. => Trong hoạt động tăng cường tiếng Việt, giáo viên sử dụng linh hoạt các phương  pháp trực quan nêu trên, tùy thuộc vào thực tế khả năng tiếng Việt của trẻ. Khi trẻ  mới bắt dầu đi học, giáo viên dạy từ gắn với trực quan hành động với cơ thể khi học  các từ và câu về bộ phận cơ thể, các từ và câu có liên quan đến hành động của bộ  phận cơ thể. Khi trẻ đã có một chút “ vốn liếng” về từ và sử dụng câu tiếng Việt,  giáo viên sử dụng trực quan hành động với đồ vật và với tranh ( xem tranh va nhận  biết bộ phận cơ thể, vẽ tranh theo lời hướng dẫn của cô hoặc đến từng nơi có tranh  bộ phận cơ thể). Khi trẻ đã sử dụng được các từ và câu đã học, giáo viên kể chuyện  cho trẻ nghe, sau đó cho trẻ đóng kịch theo cốt truyện. ­ Cách thức tổ chức hoat động tăng cường tiếng Việt không giống hoàn toàn như  hoạt động phát triển ngôn ngữ hay hoạt động làm quen văn học. Giáo viên có thể sử  dụng linh hoạt các phương pháp trực quan hành động với bộ phận cơ thể, với đồ vật  hoặc với tranh để trẻ học và ôn luyện lại từ và câu mẫu, sau đó vận dụng phương  pháp trực quan hành động với câu chuyện. Hoat động tăng cường tiếng Việt chủ yếu  tập trung vào việc làm quen từ và câu, thực hành vận dụng từ và câu đó trong thực tế. 3.Biện pháp 3: Tổ chức ôn luyện  cho trẻ bằng hình thức tập kể chuyện, đóng  kịch: ­ Lý do chọn biện pháp: Phương pháp này có những ưu thế, giúp trẻ dân tộc thiểu số  rèn kĩ năng nói trọn câu, rõ ràng, biết sử  dụng từ  ngữ  phù hợp với hoàn cảnh, tình  11
  12. huống thực tế.  Để  trẻ  mạnh dạn, tự  tin khi đến lớp cũng như  hòa đồng vào hoạt   động chung của lớp.  ­ Cách thực hiện: Giáo viên cần tạo nhiều cơ hội để trẻ được “ nói, nói và nói” bằng  hình thức cho trẻ đóng vai các nhân vật trong câu chuyện. Giáo viên kể lần 1 nội  dung câu chuyện, vừa kể vừa làm động tác minh họa nhẹ nhàng ( chú ý vào các từ  mới) và sử dụng ngữ điệu giọng nói thể hiện từ mới đó. Giáo viên kể lần hai toàn bộ  nội dung câu chuyện ( trích dẫn, giảng nội dung từng đoạn, giải thích từ khó,cho trẻ  phát âm từ khó)  có thể cho một vài trẻ lên làm động tác minh họa theo lời dẫn  chuyện của cô. Giáo viên kể lần 3 và khuyến khích trẻ nói theo đoạn lặp, đoạn đối  thoại ngắn của nhân vật trong truyện để phát triển lời nói. Giáo viên đặt câu hỏi giúp  trẻ hiểu nội dung câu chuyện sâu sắc hơn.  Nếu thấy trẻ hiểu được nội dung câu  chuyện , giáo viên bắt đầu cho trẻ kể chuyện theo sự  hiểu biết và bằng ngôn ngữ  của cá nhân. Giáo viên quan sát và giúp đỡ trẻ kể chuyện. Có thể cho trẻ đóng kịch từ  các truyện được cải biên. Để trẻ dân tộc thiểu số cảm nhận và hiểu sâu sắc các từ  và câu dễ dàng, giáo viên cần viết lại truyện kể cho ngắn gọn, súc tích và nhấn  mạnh vào những từ, câu mới cần dạy trẻ. Nếu tiếng Việt của trẻ khá tốt, có thể cho  trẻ kể chuyện theo tranh hoặc ảnh. Giáo viên sử dụng tranh khi dạy những từ, câu  gắn với sự vật, hiện tượng mà trẻ không có điều kiện tri giác trực tiếp ( Con chim,  cái ghế, cái bàn, cái chén,…) nhằm giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và câu đó. Khi trẻ đã có  số lượng từ vựng nhất định, giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để tăng cường khả  năng sử dụng từ và câu cho trẻ.  Chú ý, nên dành thời gian cho trẻ suy nghĩ và nói về  nội dung câu chuyện. Khuyến khích những trẻ khá tiếng Việt nói lên trước có thể  cho trẻ kể chuyện theo tranh truyện cô đã chuẩn bị, tiếp theo là những trẻ kém tiếng  Việt, trẻ nhút nhát lên nói sauải biên thành câu chuyện đơn giản khi trẻ học về các  bộ phận cơ thể hoặc cho trẻ đóng kịch theo câu chuyện ­ Ví dụ: Truyện “ Cô bé quàng khăn đỏ”, giáo viên có thể cho trẻ đóng kịch theo câu  chuyện. Khi cho trẻ đóng kịch, giáo viên phân từng cặp 2 trẻ ( mootl làm bà cụ và  một làm cô bé quàng khăn đỏ. Trang phục gồm một chiếc khăn màu đỏ để quàng cho  cô bé và chiếc khăn dùng cho người già, tùy thuộc vào đặc điểm địa phương). 12
  13. “ Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé quàng khăn đỏ. Cô bé rất thích quàng chiếc khăn  màu đỏ nên mọi người gọi cô là Cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm, cô đến thăm bà  ngoại bị ốm. Nhìn thấy bà nằm trên giường cô ngạc nhiên hỏi: Bà ơi sao mắt bà to  thế?”( Chỉ vào mắt) Bà nói: “Mắt bà to để nhìn cháu rõ hơn”. Cô lại hỏi: “Bà ơi, sao mũi bà to thể?” ( Chỉ vào mũi) Bà nói: “ Mũi bà to để bà thở cho dễ ”. Cô lại hỏi: “ Bà ơi, sao tai bà to thế?” Bà nới: “Tai bà to để nghe cháu nói cho rõ hơn”. Cô lại hỏi: “ Bà ơi , sao tay bà to thế?” ( Chỉ vào tay) Bà nói: “ Tay bà to để ôm cháu chặt hơn”. Cô lại hỏi tiếp: “ Bà ơi, sao mồm bà to thế?” ( Chỉ vào mồm) Bà nói: “ Mồm bà to để ăn thịt cháu”. ( Dùng tay ôm vào người cô bé). Thì ra con sói đó ăn thịt bà của cô bé quàng khăn đỏ, rồi giả làm bà đang ốm, Lúc này  con sói nhảy ra ôm cô bé. Bác thợ  săn đi qua, bán chết con sói cứu bà và cô bé quàng  khăn đỏ”.  + Giáo viên chuẩn bị các tranh ảnh cho hoạt động nhóm hoặc cá nhân cho trẻ tập kể  chuyện nhằm mục đích thực hành vận dụng các từ và câu nói đã học vào câu nói  biểu đạt. Hoặc giáo viên có thể khuyến khích trẻ kể lại một câu chuyện từ tiếng mẹ  đẻ và chuyển nội dung sang tiếng Việt: yêu cầu một trẻ xung phong kể một câu  chuyện ngắn bằng tiếng mẹ đẻ. Sau đó trẻ cùng nhau ( hoặc theo nhóm nhỏ) dịch  câu chuyện sang tiếng Việt,  giáo viên hỗ trợ trẻ ( Nếu cô biết tiếng dân tộc). Từ đó  giáo viên dạy trẻ các từ mới bằng tiếng Việt  từ câu chuyện mà trẻ đã kể. ­ Kết quả: Qua phương pháp 1/3 trẻ trong lớp đã biết sử dụng từ, câu đúng nghĩa.  Nói trọn câu, rõ rang hơn. 4.Biện pháp 4: Tạo môi trường  học tập và rèn luyện cho trẻ ­ Lý do chọn biện pháp:  Để  giúp trẻ  phát triển ngôn ngữ   đạt kết quả  cao thì giáo  viên phải chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động, vì môi trường đóng vai trò rất quan   trọng. Môi trường có phù hợp, đa dạng, phong phú thì sẽ  gây hứng thú cho trẻ. Đây   13
  14. cũng là nội dung của phong trào thi đua“ Xây dựng trường học thân thiện học sinh   tích cực” mà những năm gần đây Bộ Giáo dục, Phòng Mầm non Sở GD&ĐT đã triển   khai. Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một việc làm rất   cần thiết  góp phần nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, tăng cường  các điều kiện để đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục  lấy trẻ làm trung tâm đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ và nhu cầu đổi mới của   ngành học hiện nay. ­ Cách thực hiện: Tạo môi trường học tập để phát triển toàn diện. Môi trường giáo  dục còn  giúp tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ. Trong một lớp có thể  có trẻ cùng dân tộc, nhưng cũng có trẻ từ nhiều dân tộc, nên có sự đan xen các ngôn  ngữ và văn hóa, sự khác biệt về điều kiện sống, về văn hóa, về thói quen và phong  tục tập quán,…Giáo  viên cần tận dụng những đặc điểm trên để phát huy hiệu quả  cao trong quá trình học tiếng Việt như: tạo sự tương tác và giao tiếp giữa trẻ với trẻ,  tăng cường trao đổi và chia sẻ giữa giáo viên với trẻ ở mọi lúc mọi nơi. + Lớp học phải được trang trí đẹp, sắp xếp gọn gang, ngăn nắp. Nếu diện tích lớp  học rộng rãi, giáo viên có thể  chia phòng lớp thành nhiều góc hoạt động đáp ứng nhu  cầu của trẻ, nếu diện tích lớp chật hẹp, tùy theo mục tiêu của từng chủ đề, giáo viên  cố gắng tạo một số góc nhất định để trẻ có thể có nhiều cơ hội hoạt động nhằm đạt  mục tiêu của chủ đề. Một số góc cần thiết cho các chủ đề: góc đóng vai, góc xây  dựng, góc sách truyện, góc tạo hình, góc chơi đồ chơi và xếp hình, góc âm nhạc, góc  học tập, góc thiên nhiên, thử nghiệm. + Trong lớp học phải có góc khuyến khích phát triển ngôn ngữ ( góc ngôn ngữ) như:  treo tanh ảnh có chữ cái, bảng chữ cái,…để trẻ có cơ hội làm quen chữ cái. Cũng như  trong góc đó có các truyện tranh ( trẻ xem và đọc sách), tranh ảnh ( trẻ xem và trò  chuyện theo tranh; kể chuyện theo tranh…) và giấy, bút để trẻ vẽ, tô màu bức tranh,  làm sách, làm bộ sưu tập…Các thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp được sắp xếp,  trưng bày theo hướng mở tạo điều kiện thuận lợi khi trẻ sử dụng và cất dọn. Các đồ  dùng đồ chơi cần đa dạng, có đồ dùng mua sẵn, có đồ dùng đồ chơi giáo viên làm,  14
  15. cũng có đồ dùng, đồ chơi do cô và trẻ cùng làm hoặc phụ huynh đóng góp, đặc biệt là  nên sử dụng các đồ chơi do trẻ tự làm. *Môi trường giáo dục trong lớp: Ngoài thời gian hoc theo quy định, giáo viên tổ chức  các hoạt động chơi và tăng cường tiếng Việt cho trẻ qua nhiều hình thức:  + Môi trường vật chất: Tổ chức các khu vực hoạt động; chuẩn bị đồ dùng đồ chơi,  sưu tầm và trưng bày tranh ảnh, sách, sản phẩm tạo hình của trẻ, vật thật, đồ dùng  sinh hoạt địa phương…về chủ đề . + Môi trường chữ viết. Chú ý khi tạo môi trường chữ viết cho trẻ  cần tạo bằng các  chữ cái in thường, đảm bảo vừa tầm mắt của trẻ, tránh rườm rà gây khó nhìn cho  trẻ. + Chơi các trò chơi ngôn ngữ: trò chơi luyện nghe, trò chơi nhằm phát triển vốn từ,  trò chơi rèn luyện câu nói đúng ngữ pháp và trò chơi rèn luyện nói biểu cảm. + Tổ chức cho trẻ ôn luyện đọc thơ, văn vần, hát và múa. + Xem tranh và trò chuyện theo tranh, theo vật thật hay theo chủ đề ( tùy thuộc vào  khả năng ngôn ngữ và điều kiện thực tế của lớp). + Kể chuyện hay đọc sách cho trẻ nghe, trò chuyện theo nội dung câu chuyện. + Thực hiện hoạt động tạo hình và trẻ nói về sản phẩm tạo hình của mình. + Chơi những trò chơi làm quen với chữ cái. + Chơi trò chơi ngón tay kết hợp với dùng lời nói. ­ Ví dụ 1:  Giờ chơi tự do tôi hay dẫn trẻ đến các góc trò chuyện và phát âm các từ có  trong tranh, từ ở mỗi góc, tôi dạy trẻ phát âm nhiều lần và cho trẻ chỉ, phát âm chữ  cái đã học; qua nhiều lần như vậy trẻ lớp tôi phát âm chuẩn hơn, mạnh dạn hơn  trong giao tiếp với cô, với bạn. Ngoài ra,giờ chơi, hoạt động góc tôi cho trẻ đóng các  vai khác nhau, trẻ được giao lưu trao đuổi mua bán và thể hiện hết vai chơi của  mình, bên cạnh đó tôi luôn theo sát trẻ để kịp thời sửa sai, uốn nắn mỗi khi trẻ hỏi  hoặc trả lời không trọng tâm hay trẻ dùng tiếng mẹ đẻ.  * Môi trường ngoài lớp học: Môi trường ngoài lớp học cần đảm bảo an toàn tuyệt  đối, các trẻ đều có thể tham gia hoạt động và có thể tương tác với nhau. Sân chơi  được phân chia thành những khu vực riêng biệt: Khu vui chơi với cát, nước, đất sét;  15
  16. khu sinh thái ( trồng rau, cỏ, nuôi con vật,…); khu vực chơi vận động, có thể huy  động phụ huynh hoặc cộng đồng địa phương làm thêm những đồ chơi cho trẻ vận  động ( ghế thăng bằng làm từ gỗ hoặc xây bằng xi măng, đồ chơi bóng rổ, ném trúng  đích, bật xa,….) được tự chế bằng nguyên vật liệu địa phương. Khu ngồi chơi tĩnh  ( có thể huy động phụ huynh hoặc cộng đồng đóng những chiếc ghế từ gỗ, ghế đá  để cô và trẻ cùng ngồi hát, đọc thơ, kể chuyện, đọc sách, vẽ…) đặt dưới gốc cây.  Ngoài ra, cần tận dụng quang cảnh thiên nhiên gần gũi quanh trường để trẻ khám  phá và học. Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi theo các hình thức: + Tập thể dục hoặc chơi trò chơi vận động ở ngoài trời để trẻ được hưởng không  khí trong lành và không gian rộng rãi. + Chơi tập thể: Khi mới  ra ngoài sân chơi, giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát và trò  chuyện về thời tiết, nhiệt độ, về môi trường xung quanh lớp hoặc tổ chức cho trẻ  tham gia hoạt động tập thể ( múa hát, nghe kể chuyện, đọc thơ,…), sau đó chơi trò  chơi vận động ( mèo đuổi chuột, dung dăng dung dẻ, nhảy thỏ, một đoàn tàu, …). + Chơi theo nhóm nhỏ: Tổ chức cho trẻ chơi các nhóm nhỏ. Nội dung chơi của từng  nhóm khác nhau: nhóm chơi với cát, nặn đất sét, nhóm chơi vói đồ chơi vận động,  nhóm tìm kiếm các đồ vật, côn trùng, lá cây, đá, sỏi, nhóm ôn luyện hát, đọc thơ hoặc  nghe cô giáo kể chuyện,…tùy theo chủ đề. + Chơi cá nhân kết hợp với nhóm: Tổ chức cho trẻ vẽ trên sân bằng phấn, que hay  bằng nhiều cách khác nhau, hoặc cho trẻ chơi diều, chơi chong chóng, bắt ánh nắng, … Nhóm các trẻ cùng dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho trẻ có thể  giảng giải những  từ khó bằng tiếng mẹ đẻ, trẻ học qua chia sẻ với nhau. Nhóm trẻ gồm các trẻ dân  tộc thiểu số khác nhau tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ những hiểu biết, văn hóa của dân  tộc mình, tạo nên sự than thiện và mạnh dạn khi giao tiếp với những người khác dân  tộc. ­ Ví dụ: Tổ chức các hoạt động ngoài trời qua trò chơi vận động để trẻ thích ứng vơi  các tình huống như : Mưa to, mưa nhỏ, bão, dông, nắng to,…trẻ có hành động và  16
  17. phản ứng thích hợp khi chơi. Hoặc trò chơi “Tung bắt bóng bằng hai tay”, cô giới  thiệu trẻ cách chơi trò chơi,  hỏi trẻ để tăng cường vốn tiếng Việt “ Cái gì đây?”,  cho trẻ phát âm từ “ quả bóng” nhiều lần. “ Qủa bóng dùng để làm gì?”, “ Các con  tung bắt bóng với ai”,  “ Tung bát bóng bằng mấy tay”, cho trẻ phát âm từ “ bạn”, và  từ “ hai tay” nhiều lần. ­ Kết quả:  Tổ chức tăng cường tiếng Việt ở môi trường trong và ngoài lớp học trẻ  được học ở mọi lúc mọi nơi nên vốn tiếng Việt của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ nói rõ  ràng, mạch lạc hơn. 5.Biện pháp 5: Phương pháp phối kết hợp với phụ huynh ­ Lý do chọn biện pháp: Phụ huynh la người gần gũi trẻ, dạy trẻ tiếng Việt thì trẻ sẽ  hứng thú học, được học tiếng việt mọi lúc mọi nơi. Tăng cường tiếng Việt cho trẻ  còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố gia đình, nếu trong gia đình trẻ được bố mẹ cho giao  tiếp bằng tiếng Việt sớm thì trẻ sẽ tiếp thu và học tiếng Việt rất nhanh, ngược lại  trong gia đình trẻ không được làm quen, giao tiếp bằng tiếng Việt thì trẻ sẽ rất khó  để học tiếng Việt. Sau khoảng thời gian học ở trường thì thời gian còn lại của trẻ  chủ yếu ở gia đình, vì vậy giáo viên phối kết hợp với phụ huynh để trẻ được nói  tiếng Việt ngay trong gia đình sẽ rất tốt cho trẻ, trẻ sẽ được ôn luyện tiếng Việt  trong gia đình. ­ Cách thực hiện: Giáo viên điều tra số trẻ dân tộc tại lớp. Trong buổi họp phụ huynh  học sinh, giáo viên phổ biến hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc. Hằng  ngày, trong thời gian đón trả, trả trẻ giáo viên trò chuyện với phụ huynh về khả năng  nói tiếng Việt của trẻ, hướng dẫn phụ huynh ở trong gia đình nên giao tiếp với trẻ  bằng tiếng Việt. Thông báo kết quả học của mỗi trẻ cho phụ huynh nắm và không  quên cho phụ huynh biết khả năng tiếp thu bài học bằng ngôn ngữ tiếng Việt của  mỗi cháu ra sao và rất mong phụ huynh hợp tác trong việc cung cấp tiếng Việt cho  trẻ ở nhà như: phụ huynh dùng tiếng Việt để trao đổi với con em nhiều hơn, kèm trẻ  nhiều hơn trong học chữ cái tiếng Việt và nhất là nói thạo tiếng Việt nhất định con  của phụ huynh sẽ tiếp thu bài một cách dễ dàng, học giỏi hơn trong cấp học mầm  17
  18. non và nhất là các cấp học sau này. Từ những lời nói ấy đã thúc đẩy phụ huynh quan  tâm đến con em hơn, chăm lo cung cấp vốn tiếng Việt ở nhà cho trẻ nhiều hơn. ­ Kết quả: Trẻ lớp tôi hiện nay nói thạo tiếng Việt hơn, biết dùng từ, câu để diễn  đạt điều trẻ muốn nói, không còn nói câu không rõ nghĩa, trẻ mạnh dạn giao lưu cùng  cô, cùng bạn. V.KẾT QUẢ ĐẶT ĐƯỢC ­ Qua kinh nghiệm của bản thân và áp dụng những phương pháp trên đến nay trẻ lớp  tôi  đã có: 100% cháu nghe, hiểu được ngôn ngữ tiếng Việt, biết dùng ngôn ngữ tiếng  Việt để diễn đạt thành câu có nghĩa. + 100% trẻ nghe, hiểu lời nói của cô. + Có 67 % cháu nhận biết nhanh và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt. + Có 64 % cháu diễn đạt được suy nghĩ của bản thân, biết nêu ý kiến, mong muốn  của bản thân . + Có 50 % trẻ nói lưu loát bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Ngoài ra, đa số trẻ mạnh dạn, tự tin hơn đầu năm rất nhiều. Hứng thú tham gia cùng  cô, cùng bạn trong mọi hoạt động. V.KẾT LUẬN  1.Đánh giá chung:  Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào lớp tôi đang dạy với tỷ lệ 69% trẻ dân  tộc. Tôi nhận thấy việc áp dụng có những thuận lợi và cũng không ít những khó  khăn. + Phụ huynh nhiệt tình cùng tham gia vào quá trình xây dựng môi trường học tập cho  trẻ, đóng góp cơ sở vật chất để xây dựng môi trường, cung cấp thêm vốn văn hóa ở  địa phương. + Một số phụ huynh rất thích con mình nói được tiếng Việt rõ ràng, mạch lạc. Và  quan tâm đến hoạt động của con ở trường. Bên cạnh đó gặp không ít khó khăn:  + Cháu vẫn thường sử dụng tiếng mẹ đẻ để trò chuyện với bạn cùng dân tộc trong  lớp. 18
  19. + Một số phụ huynh không biết chữ, nên gặp khó khăn khi cho cháu học tiếng Việt ở  nhà, chưa thực sự quan tâm đến việc học của cháu. + Chưa khai thác được hết nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng môi  trường học tập cho trẻ. + Khai thác văn hóa dân gian ở địa phương để trẻ học : thơ, truyện kể, ca dao, hò, vè,  đồng dao, trò chơi dân gian,… còn nhiều hạn chế. 2. Bài học kinh nghiệm:  Cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ dân tộc là một vấn đề rất khó. Đòi hỏi ở cô giáo  phải thật sự yêu thương gần gũi trẻ, kiên trì. Đối sử công bằng với tất cả các trẻ dân  tộc trong lớp. Luôn tạo tình cảm cho trẻ giao lưu trò chuyện với cô, nghe hiểu lời nói  của cô. Cuốn hút trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ thật sự hứng  thú. Được thực hiện thong qua các hoạt động giáo dục ở lớp và được tích hợp vào  một số hoạt động khác trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đảm bảo nội dung  chuẩn bị tiếng Việt theo nội dung phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục  mầm non. Đảm bảo phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của tất cả các trẻ, phù  hợp với điều kiện sống, đặc điểm ngôn ngữ và truyền thống văn hóa các dân tộc ở  địa phương. Tôn trọng tính đa dạng, chấp nhận sự khác biệt của trẻ các dân tộc trong một lớp.  Tạo môi trường tương tác tích cực giữa các trẻ.  Trên đây là một vài kinh nghiệm áp dụng trong lớp tôi được thực hiện có hiệu quả,  những biện pháp trên tuy không có gì mới lạ đối với các bạn nhưng đối với trẻ dân  tộc thì vô cùng mới mẻ và có tác dụng hỗ trợ trẻ rất nhiều trong việc học tiếng Việt.  Tuy nhiên trong qua trình xây dựng các phương pháp trên sẽ không tránh khỏi những  thiếu sót, rất mong được sự góp ý bổ sung của đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà  trường. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ­ Quyết định số 1008 / QĐ – TTg ngày 2/6/2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt   Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ MN, học sinh TH vùng DTTS giai đoạn 2016­ 2020 và định hướng đến 2025” 19
  20. ­ Công văn số 1099/ BGDĐT – GDMN ngày 21/3/2017, về việc Tăng cường tiếng  Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non. ­  Tài liệu tập huấn : Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong  các lớp mẫu giáo ghép. ­ Tài liệu: Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí, giáo viên mầm non năm học 2017  – 2018. ­ Tài liệu: Ngôn ngữ học của tác giả Đinh Hồng Thái MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 2. Tính mới của đề tài 3. Phạm vi đề tài II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi 2. Khó khăn 3. Nguyên nhân III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1 2. Biện pháp 2 3. Biện pháp 3 4. Biện pháp 4 5. Biện pháp 5 IV. KẾT QUẢ ĐẶT ĐƯỢC V. KẾT LUẬN 1. Đánh giá chung 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2