intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tích hợp các kiến thức liên môn trong dạy học hóa học 9 tại trường THCS Mê Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Tích hợp các kiến thức liên môn trong dạy học hóa học 9 tại trường THCS Mê Linh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp các em học sinh biết vận dụng kiến thức tiếp thu được để học tập tốt. Nghiên cứu nội dung các bài học có nội dung tích hợp để giúp học sinh hiểu bài, hiêu sâu, hiểu rộng, từ đó thấy được các môn học có mối liên quan đến nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tích hợp các kiến thức liên môn trong dạy học hóa học 9 tại trường THCS Mê Linh

  1. 1 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 1 3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 2 5. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu ..................................................................... 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 3 1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 4 3.Thực trạng........................................................................................................4 4. Một số nội dung tích hợp kiến thức liên môn .............................................. 5 5. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 25 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 27 1. Kết luận .......................................................................................................... 27 II. Khuyến nghị .................................................................................................. 27 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 28
  2. 2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài. Hóa học là một môn khoa học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn và trong sản xuất. Một số các môn học như: Sinh học, Vật lí, Địa lí, Công nghệ, Hóa học công nghệ môi trường,…đều có các vấn đề, nội dung có liên quan đến môn hóa học. Trên tinh thấn Nghị quyết Số: 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" Bộ GD- ĐT tiếp tục chỉ đạo bằng nghị quyết số 88/2014 : tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Chính vì vậy mà việc lựa chọn các nội dung kiến thức của các môn học có liên quan đưa vào bài giảng hóa học sẽ góp phần làm cho bài học thêm phong phú, học sinh sẽ được mở rộng thêm kiến thức, thấy được các môn học có sự liên hệ với nhau. Từ đó giúp các em thích tìm tòi khám phá các vấn đề có liên quan, các em biết vận dụng các kiến thức tiếp thu được qua bài giảng để giải quyết các vấn đề, hiện tượng có trong đời sống mà các em gặp. Trong thực tế giảng dạy môn hóa học ngoài việc giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và biết vận dụng vào thực tiễn đời sống không chỉ góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học mà còn rèn luyện cho các em đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học hóa học, tác động tích cực vào quá trình hình thành nhân cách con người Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Bởi vậy việc thực hiện tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh, so với việc học tập và thực hiện các mặt giáo dục một cách đơn lẻ.Từ đó các em sẽ được nâng cao tầm hiểu biết,vận dụng bài học được sâu, nhớ lâu kiến thức, có năng lực tư duy tổng hợp, năng lực hợp tác để giải quyết vấn đề đặt ra trong quá trình học tập của bản thân. Chính vì các lí do đó nên tôi đã chọn đề tài: “Tích hợp các kiến thức liên môn trong dạy học hóa học 9 tại trường THCS Mê Linh” làm đề tài nghiên cứu cho công tác giảng dạy bộ môn hóa của mình. 2. Mục đích nghiên cứu.
  3. 3 Nghiên cứu đề tài “Tích hợp các kiến thức liên môn trong dạy học hóa học 9 tại trường THCS Mê Linh” trước hết là để phục vụ công tác giảng dạy của bản thân nhằm nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của bản thân, nâng cao tinh thần học hỏi để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của nền giáo dục. Giúp các em học sinh biết vận dụng kiến thức tiếp thu được để học tập tốt. Nghiên cứu nội dung các bài học có nội dung tích hợp để giúp học sinh hiểu bài, hiêu sâu, hiểu rộng, từ đó thấy được các môn học có mối liên quan đến nhau. Chính vì vậy mà các em có thể vận dụng được các kiến thức đã tiếp thu được qua bài học vào thực tiễn đời sống. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là các bài học trong chương trình hóa học lớp 9 có các nội dung cần tích hợp với các bộ môn học khác. Qua đó vận dụng các kiến thức đã học được vào thực tiễn đời sống. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, phân loại những vấn đề lí luận từ sách báo, tài liệu và văn bản, văn kiện ...để xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp thống kê, tổng hợp , so sánh Sử dụng bảng thống kê các kết quả đạt được qua các bài kiểm tra khảo sát của học sinh. +Phương pháp trực quan, vấn đáp: Sử dụng các hình ảnh, thí nghiệm có liên quan đến bài học. 5. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu. - Phạm vi: Nghiên cứu trên phạm vi các môn học mà các em học sinh được học ở trường THCS và các vấn đề thực tiễn có liên quan đến bộ môn hóa học 9. - Kế hoạch nghiên cứu: năm học 2022- 2023
  4. 4 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) “Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học“. Dạy học tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học, một bài học nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau, nhằm tăng cường hiệu quả dạy học, tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Quan điểm tích hợp thể hiện rõ trong nhiều bài học của hóa học 9 và được các giáo viên đã và đang vận dụng. Do đó dự án này là một sản phẩm ghi lại kinh nghiệm mà bản thân tôi đã và đang vận dụng trong công tác giảng dạy của mình. Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học sinh, giúp học sinh có những năng lực cụ thể để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo, thông minh để đạt được hiệu quả cao nhất. Dạy học theo tích hợp đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm vững kiến thức, kĩ năng bộ môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức hướng dẫn cho các em học sinh giải quyết các tình huống thực tiễn, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, chính xác và khoa học, mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng day bộ môn. Dạy học theo tích hợp khuyến khích các em tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tham gia vào nhiều hoạt động. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khuyến khích học sinh chủ động tham gia vào chuẩn bị bài học, tài liệu và tư duy tích cực sâu hơn so với cách học truyền thống. Kết quả là học sinh sẽ được học sâu hơn, hiểu rộng hơn, từ đó sẽ làm tăng thêm hứng thú học tập, tự tin vào kiến thức của mình, thấy được các môn học có sự liên quan với nhau tương tự như lồng ghép phương pháp giáo dục STEM hiện nay và khi đó học hóa học các em không còn cảm thấy “sợ” môn hóa học nữa.
  5. 5 2. Cơ sở thực tiễn: Thực tế xã hội cho thấy trong những năm gần đây sự phát triển như vũ bão của công nghệ khoa học, cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức phát minh của con người ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Mặt khác do yêu cầu của xã hội, nhu cầu của con người phải giải quyết nhiều tình huống trong cuộc sống. Chính vì vậy khi giải quyết những vấn đề đó kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ khó có thể thực hiện được một cách tốt nhất, mà đòi hỏi kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau.Từ thực tế đó cho ta thấy vấn đề dạy học tích hợp nói chung và việc dạy học tích hợp liên môn cần phải được triển khai, mở rộng, ứng dụng rộng rãi trong các trường học và việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong bộ môn hóa học là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên giảng dạy môn hóa. 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Là một giáo viên dạy bộ môn hóa học tôi nhận thấy trong thực tế đời sống có rất nhiều các hiện tượng hóa học, có thể nói “Hóa học ở xung quanh chúng ta”, để giải thích được những vấn đề đó nếu dùng kiến thức đơn lẻ sẽ khó và chưa thuyết phục. Nếu dùng kiến thức các môn có có liên quan Sinh học, vật lí, …để giải thích sẽ rõ ràng dễ hiểu hơn nhiều. Trên thực tế việc vận dụng kiến thức giữa các môn trong giảng dạy môn hóa chưa được làm tốt. Nên trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành khảo sát học sinh ở 2 lớp 9A, 9B (Đề khảo sát ở phần phụ lục) và thu được kết quả ở bảng sau: Tống Giỏi Khá Trung bình Yếu số ( 8 -10) (7-
  6. 6 hứng thú tích cực để học môn hóa. Một phần lớn các em rất nhanh quên kiến thức nếu không được ôn lại, do đó việc học tập còn gặp khó khăn. Xuất phát từ yêu cầu đó đòi hỏi mỗi người giáo viên dạy bộ môn hóa học phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Phải phân loại được các dạng bài, loại kiến thức từ đó đưa ra các phương pháp giảng dạy hợp lí, hướng dẫn học sinh cụ thể, chi tiết từng bài để cả thầy và trò đạt được những kết quả cao nhất trong hoạt động dạy và học, phù hợp mục tiêu đổi mới của ngành giáo dục nói chung cho mọi cấp học và nhiệm vụ học tập nói riêng của trường trung học cơ sở đã đề ra. Mặt khác chúng ta thấy việc đưa nội dung tích hợp kiến thức vào bài giảng đã được triển khai ở một số môn học tạo được sự hứng thú và tăng sự ghi nhớ kiến thức cho học sinh. 4. Một số nội dung tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy hóa học lớp 9 a. Khi dạy học tích hợp liên môn vào bài giảng môn Hoá học cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nội dung lồng ghép phải đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Phân phối thời gian hợp lí, nên lấy những ví dụ ngắn gọn hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh. - Nội dung tích hợp phải phù hợp với chủ đề, nội dung của bài học. Để tích hợp liên môn vào bài dạy giáo viên cần phải thu thập tư liệu như tranh ảnh, tranh, bản đồ, ...nhưng phải chọn lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ sử dụng. Tuy nhiên không phải bài nào cũng phù hợp để tích hợp, do đó giáo viên phải nghiên cứu kĩ từng nội dung của bài. Sau khi đã có kế hoạch và lựa chọn được tư liệu phù hợp, việc đưa nội dung tích hợp vào bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất. Nhưng lưu ý vẫn đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung bài học, liên hệ đến thực tế hoá học và các kiến thức môn học có liên quan giáo viên không nên đưa quá nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời nội dung bài học,... b. Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học 9, tôi đã tiến hành nghiên cứu, lựa chọn một số bài học trong chương trình phần Hóa học vô cơ để đưa nội dung tích hợp vào bài giảng phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài và ứng dụng để giảng dạy cho học sinh cụ thể như sau:
  7. 7 Ví dụ 1: Khi dạy bài 2 - Một số oxit quan trọng ( phần B- Lưu huỳnh đioxit) - Giáo viên giải thích khí SO2 hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li (axit sunfurơ). Môi trường điện li này làm cho kim loại bị ăn mòn gọi là ăn mòn hóa học (Tích hợp kiến thức vật lí) + Dựa vào tính chất hóa học của SO2 giải thích tại sao có mưa axit? - Khí SO2 là một trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí. - Khí SO2  gây hiện tượng mưa axit. SO2 + H2O H2SO3 Khi trời mưa mang theo axit làm ảnh hưởng tới con người, thực vật, động vật. - Gv cho học sinh xem tranh về tác hại của mưa axit + Cần có biện pháp gì để giảm hiện tượng mưa axit? (Giáo dục bảo vệ môi trường) - Phòng chống mưa axit: Xử lí nhiên liệu trước khi dùng, khử S trong than đá trước khi đốt, xử lí khí thải giảm bớt lượng khí SO2 trước khi thải ra môi trường. ==> Thông qua tích hợp học sinh hiểu rõ được lí do kim loại bị ăn mòn hóa học, tại sao lại có mưa axit, mưa axit có tác hại như thế nào và từ đó giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường để giảm tình trạng mưa axit. Ví dụ 2: Khi dạy bài 10 - Một số muối quan trọng. Khi dạy về cách khai thác muối giáo viên có thể đặt câu hỏi: + Dùng kiến thức vật lí 6 giải thích: Tại sao có thể thu được muối bằng phương pháp bay hơi nước biển?
  8. 8 + Học sinh giải thích vận dụng nguyên tắc: Dưới tác dụng của nhiệt (ánh nắng mặt trời), nước bay hơi còn lại muối. Giải thích: Sự bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng, nhiệt độ của chất lỏng, tốc độ gió. - Liên hệ thực tế: Nêu những ứng dụng của muối trong cuộc sống hàng ngày? + Hs: Trong cuộc sống hàng ngày muối được dùng làm gia vị, được dùng để muối dưa, muối cà. Ngoài ra để khử bớt chất độc hại, diệt trứng giun, sán,…khi rửa rau thường ngâm rau trong nước muối loãng. (Công nghệ 6 - Phương pháp chế biến thực phẩm). + Dung dịch muối loãng còn được dùng để sát trùng vết thương, cầm máu. + Dung dịch muối loãng 0,09% còn được dùng để vệ sinh mắt.
  9. 9 ==> Thông qua phần tích hợp kiến thức môn vật lí và liên hệ thực tế học sinh hiểu rõ hơn nguyên tắc làm muối từ nước biển và vai trò của muối trong đời sống. Ví dụ 3: Khi dạy bài 11 - Phân bón hóa học Khi mở đầu bài giáo viên có thể hỏi học sinh : Theo em câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống có ý nghĩa gì? (tích hợp văn học) + Vai trò của các yếu tố nước, phân, chăm sóc đối với sự phát triển của cây - GV giới thiệu nhanh về vai trò của các nguyên tố hóa học đối với sự phát triển của cây Vai trò của N: Nitơ là thành phần của protein, axitnucleic và các hợp chất hữu cơ khác. Khi thiếu Nitơ, các chất trên không được tổng hợp nên cây sinh trưởng và phát triển kém, bị còi cọc, lá vàng. - Vai trò của K: Kali hoạt hóa nhiều enzim, giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, ảnh hưởng độ nhớt của keo nguyên sinh. Kali làm tăng qúa trình tổng hợp nhiều chất: protit, axit amin. Giải độc NH3 cho cây. Thiếu Kali, trao đổi chất của cây kém, cây sinh trưởng và phát triển chậm. - Vai trò của P: Phôtpho là thành phần của phosphorlipid, coenzim và cần cho nở hoa, đậu quả và phát triển rễ. Khi thiếu phôtpho, cây kém phát triển và sinh trưởng rễ tiêu giảm. Cuối bài HS quan sát ảnh về cây trồng khi được cung cấp thừa hoặc thiếu các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K (công nghệ 7) Cây thừa NPK – bị cháy lá Cây thiếu N
  10. 10 Cây thiếu Lân (P) Cây thiếu kali (K) + HS thảo luận và nêu cách bón của mỗi loại chất dinh dưỡng N, P, K - Cần bón phân hợp lí: Các cây trồng khác nhau cần các loại phân bón khác nhau. Ví dụ: Cây rau trồng ăn lá: rau cải, rau muống,…cần nhiều đạm. Cây trồng lấy quả hạt: lúa, ngô, đậu, cà chua… cần nhiều lân. Cây trồng lấy củ: cà rốt, khoai lang,…cần nhiều kali. - Khi bón phân không nên bón quá nhiều phân hóa học vào đất vì sẽ gây bạc màu đất, còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước không khí, gây ngộ độc nông sản…con người ăn vào sẽ bị ngộ độc đường tiêu hóa như tiêu chảy (tích hợp nội dung bảo vệ môi trường đất) - Khi học xong đặc điểm về những phân bón hóa học thường dùng giáo viên yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng tự nhiên được đúc kết trong ca dao tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất (Văn học) Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
  11. 11 Giải thích: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ nghĩa là lúa đang quá trình phát triển mạnh rất cần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng. Khi có sấm tức là tạo ra sự phóng điện trong không khí, nhiệt độ lúc này là khoảng 2000oc. Liên kết N≡N trong N2 bình thường rất bền nhưng ở mức nhiệt này thì bị phá vỡ liên kết do đó N2 phản ứng ngay với O2: Phương trình hóa học: N2 + O2 2000oc 2NO NO lại phản ứng ngay với O2 tạo ra NO2 (Khí có màu nâu). 2NO + O2 2NO2 Khi đó có mưa thì sẽ có phản ứng tạo ra HNO3 4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3 Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại R+ hoặc NH4+) để tạo thành muối nitrat chứa rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ ngay lập tức  “phất cờ mà lên” tức là phát triển nhanh NH4+ + NO3- NH4NO3 R+ + NO3- RNO3 ==> Thông qua phần tích hợp kiến thức môn công nghệ 7 học sinh hiểu rõ việc sử dụng phân bón hợp lí. Với việc giải thích câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất học sinh nhớ lâu hơn về tính chất vai trò của nguyên tố N trong trồng trọt. Ví dụ 4: Khi dạy bài 16 - Tính chất kim loại. Sau khi học xong tính chất vật lí của kim loại giáo viên tích hợp kiến thức thực tế và vật lí với câu hỏi : + Dựa vào tính chất nào mà thủy ngân được dùng làm ruột của nhiệt kế? + Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là – 39 °C nên điều kiện thường là chất lỏng, khi nóng Hg nở ra khi lạnh thì co lại  dùng làm ruột nhiệt kế (Vật lí – sự nở vì nhiệt của các chất). - Gv cho học sinh quan sát lược đồ khoáng sản Việt Nam .
  12. 12 Xác định những vùng miền có trữ lượng kim loại lớn trên lược đồ.(Địa lí 9) VD: Fe có ở Thái Nguyên, Hà Giang,... Al có ở Lâm Đồng, KonTum,... Cu có ở Sơn La, Lào Cai,.. Au có ở Nghệ An,..... - Giáo dục ý thức sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản kim loại hợp lí vì kim loại là nguồn tài nguyên khoáng sản không tái sinh và bảo vệ môi trường (tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường) Ví dụ 5 : Khi dạy bài 18 - Nhôm - Khi nghiên cứu đến nội dung sản xuất nhôm Giáo viên giới thiệu hình ảnh về quặng bôxit hợp chất chứa nhôm trong tự nhiên. + Học sinh xác định vùng miền có khoáng sản nhôm có trữ lượng lớn trên lược đồ khoáng sản Việt Nam (Địa lí) Quặng bôxit ở Việt Nam ước tính có khoảng 8 tỷ tấn, trong đó tập trung ở Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắc Nông) khoảng 7,6 tỷ tấn, còn lại ở các vùng miền Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang,..) với trữ lượng nhỏ. Bằng kiến thức thực tế học sinh tìm hiểu và trả lời câu hỏi + Bùn đỏ là gì? Bùn đỏ có tác hại như thế nào? Bùn đỏ là hỗn hợp gồm các tạp chất rắn và kim loại – chất thải trong quá trình luyện nhôm. Loại "bùn" này đủ độc hại để giết chết động vật và thực vật, cũng có thể gây bỏng và làm tổn thương đường hô hấp của con người. Không thể xây dựng, chăn nuôi, trồng cây trên đó ngay cả khi bùn đỏ khô. + Quá trình khai thác quặng bô xit gây ô nhiễm môi trường như thế nào?
  13. 13 (Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường) Bùn đỏ khi khai thác quặng bôxit không được xử lí triệt để gây ô nhiếm môi trường. Ảnh về bùn đỏ Bùn đỏ tràn vào ruộng lúa ==> Thông qua việc tích hợp môn địa lí học sinh biết được vùng miền có nhiều khoáng sản quặng bôxit, thấy rõ được sự nguy hiểm khi khai thác quặng nhôm không chú trọng đến bảo vệ môi trường từ đó ý thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống của con người và sinh vật, bên cạnh nguồn lợi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ 6 : Khi dạy bài 19 - Sắt. Sau khi học xong tính chất của sắt giáo viên liên hệ thực tế : + Nêu vai trò của sắt đối với sức khỏe con người? (Sinh học 8) Với con người: Fe cần thiết cho sự tạo máu vì Fe là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào.....Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Thiếu Fe cơ thể sẽ bị thiếu máu  ảnh hưởng tới sức khỏe con người. + Những đối tượng nào cần bổ sung sắt thường xuyên? Bổ sung Fe cho cơ thể nhất là người phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, các bạn nữ đang trong lứa tuổi dậy thì. Bằng kiến thức công nghệ 6 (bài cơ sở ăn uống hợp lí) học sinh trả lời câu hỏi : + Để đảm bảo đủ sắt cho cơ thể có thể bổ sung sắt bằng những loại thực phẩm nào? - Con đường bổ sung Fe cho cơ thể bằng con đường ăn uống. Các loại thực phẩm có chứa Fe: Thịt bò, tiết động vật, rau có màu xanh đậm,...
  14. 14 1. Động vật thân mềm 2. Gan 3. Hạt bí xanh và bí đỏ 4. Các loại hạt khác 5. Thịt bò và cừu (Phần thăn) 6. Các loại đậu 7. Ngũ cốc nguyên hạt hoặc dạng cám 8. Rau có lá màu xanh đậm 9. Sô cô la đen và bột ca cao 10. Đậu phụ + Bằng hiểu biết thực tế hãy thảo luận nêu biện pháp loại bỏ sắt khỏi nguồn nước ngầm? Giáo viên giới thiệu nguyên tắc loại bỏ sắt trong nước ngầm bằng giàn phun mưa và bể lọc than hoạt tính. - Xác định những địa điểm chứa nhiều quặng sắt trên bản đồ Việt Nam (Địa lí) + Fe không tồn tại dưới dạng đơn chất mà tồn tại dưới dạng hợp chất trong các quặng sắt, có ở các vùng khác nhau: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang,... Quặng manhetit Quặng hematit Quặng xidirit
  15. 15 ==> Thông qua việc tích hợp kiến thức môn sinh học, công nghệ học sinh hiểu rõ vai trò của sắt đối với sức khỏe con người và cơ sở của việc đảm bảo cân bằng các yếu tố dinh dưỡng chứa các nguyên tố kim loại sắt. Ghi nhớ những địa điểm chứa tài nguyên khoáng sản sắt ở nước ta. Ví dụ 7: Khi dạy bài 28 - Các ôxít của cacbon. Sau khi học tính chất vật lí của CO giáo viên đưa câu hỏi (tích hợp khoa học và đời sống) + Khí than là gì? Khí than sinh ra như thế nào? Khí CO (khí than) được sinh ra trong quá trình đốt than thiếu ôxi, ngoài ra được sinh ra từ khí thải của các động cơ, khí thải của các nhà máy, là một trong thành phần của khói thuốc lá. Khí CO rất độc. + Bằng kiến thức sinh học 8 giải thích tại sao bị ngộ độc khí than khi đốt than trong phòng kín? - Học sinh giải thích được: Khí CO kết hợp với hemoglobin trong máu tạo hợp chất HbCO – cacboxihemoglobin bền vững (CO chiếm chỗ của O2 và CO2) ngăn không cho máu nhận ôxi và cung cấp ôxi cho tế bào do đó gây ra tử vong cho con người. Hb + CO HbCO (cacboxyhemoglobin) + Để tránh ngộ độc khí than khi đun nấu bằng than lưu ý điều gì? (Tích hợp giáo dục kỹ năng sống) Nguy cơ ngộ độc CO xảy ra khi CO tích tụ quá nhiều trong không gian kín, thông khí kém. Do đó cần phải đun nấu ở những nơi thoáng gió, thông khí. Nhấn mạnh không được dùng bếp than để sưởi ấm và nấu bếp trong phòng kín. - Khi học về CO2 giáo viên tích hợp kiến thức thực tế (khoa học và đời sống) + Hiệu ứng nhà kính là gì? + Nồng độ CO2 liên quan gì đến hiệu ứng nhà kính? Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng không khí của trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất. Nồng độ khí CO2 trong không khí cao là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính: Năng lượng mặt trời đến Trái Đất dưới dạng các bức xạ điện từ bao gồm ánh sáng thường, các vi sóng, các tia X, hồng ngoại và tử ngoại. Khoảng phân nửa lượng bức xạ này được ngăn chặn do tương tác với các khí và hạt trong thượng tầng khí quyển, phân nửa còn lại được Trái Đất hấp thụ và bức xạ ngược trở lại,
  16. 16 chủ yếu là các bức xạ trong vùng hồng ngoại (nóng) giúp duy trì nhiệt độ của Trái Đất. Một lượng đáng kể bức xạ hồng ngoại này lại được tái hấp thụ bởi các khí như CO2 (gọi là khí nhà kính) rồi dội trở lại Trái Đất thay vì thoát vào không gian gây tăng nhiệt độ làm Trái Đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu, dẫn đến hiện tượng triều cường, băng tan. Ảnh hưởng đến đời sống của con người, của sinh vật trên Trái Đất. + Vậy chúng ta cần có những biện pháp gì để giảm nồng độ CO2 trong không khí và bảo vệ môi trường? (Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường) - Phương pháp giảm nồng độ khí CO2: Xử lí khí thải, chất thải trước khi đưa vào môi trường; Trồng nhiều cây xanh (trồng rừng). + Bằng kiến thức sinh học 6 giải thích tại sao trồng nhiều cây xanh lại làm giảm lượng CO2 Giải thích: Cây xanh khi quang hợp cần khí CO2, nước, ánh sáng, chất diệp lục tổng hợp chất hữu cơ (tinh bột và xenlulozơ: (-C6H10O5-)n) đồng thời nhả khí ôxi  góp phần điều hòa không khí, làm cho không khí trong lành, không bị ô nhiễm. 6nCO2 + 5nH2O Clorophin, ánhsáng (-C6H10O5-)n + 6nO2 - Giáo viên đưa ra hình ảnh thông điệp hãy chung tay bảo vệ môi trường Trái Đất Học sinh hát tập thể bài hát: Trái đất này là của chúng mình thông (Tích hợp âm nhạc) ==> Thông qua việc tích hợp kiến thức sinh học, khoa học và đời sống giúp học sinh hiểu rõ những hiện tượng trong thực tế như ngộ độc khí than, hiệu ứng nhà kính từ đó giáo dục kĩ năng sống và ý thức bảo vệ môi trường. Tích hợp kiến thức âm nhạc tạo không khí vui vẻ, tích cực.
  17. 17 BÀI GIẢNG THỰC NGHIỆM Tiết 24 – Bài 19 SẮT KHHH: Fe. NTK: 56. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được tính chất hóa học của sắt: Tác dụng với phi kim tạo ôxít hoặc muối, tác dụng với dung dịch axit tạo muối và giải phóng khí hiđrô, tác dụng với dung dịch muối tạo muối mới và kim loại mới. - Học sinh xác định được sắt là kim loại đa hóa trị (II, III) khi viết các phương trình phản ứng của Fe. - Học sinh xác định được tính chất hóa học của sắt bằng cách: Làm thí nghiệm chứng minh, nhớ lại và vận dụng các kiến thức tính chất hóa học của kim loại. - Học sinh so sánh được tính chất hóa học khác giữa Sắt với tính chất hóa học của Nhôm đó là: Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm còn Sắt không phản ứng với dung dịch kiềm. Từ đó biết cách phân biệt giữa hai kim loại này. - Học sinh vận dụng được các kiến thức liên môn như: + Sinh học: Hiểu được Fe cần thiết cho sự tạo máu. Fe cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. + Địa lí: Biết được các vùng có chứa tài nguyên khoáng sản Fe. Thực trạng khai thác các tài nguyên khoáng sản kim loại Fe. + Công nghệ: Biết được các loại thực phẩm có chứa Fe. + Hóa học với sức khỏe con người: Hiểu được vai trò của Fe trong quá trình phát triển của con người. 2. Năng lực cần hướng đến: Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực giao tiếp - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực hợp tác - Năng lực tính toán - Năng lực tự học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào - Năng lực sử dụng CNTT và TT cuộc sống - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
  18. 18 3. Về phẩm chất : - Học sinh có tinh thần học tập nghiêm túc, hăng say, đoàn kết trong hoạt động. - Học sinh có ý thức cẩn thận khi làm thí nghiệm. - Học sinh có ý thức sử dụng và bảo vệ các đồ dùng bằng sắt nói riêng và các đồ vật bằng kim loại nói chung. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Giáo viên: - Máy chiếu. - Bài soạn powerpoint + Bài soạn Word. - Dụng cụ: Lọ thủy tinh, giá ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống hút, ống nghiệm, kẹp gỗ. - Hóa chất: Kim loại Fe, lọ khí ôxi, dung dịch CuSO4, dung dịch axit H2SO4 loãng, dung dịch axit H2SO4 đặc,dung dịch NaOH. Dây Fe( dạng lò xo, dạng sợi). - Tranh : Hình ảnh về các loại cây trồng thiếu Fe. - Tranh: Hình ảnh về các quặng sắt. - Tranh: Lược đồ Việt Nam. 2. Học sinh. - Ôn lại các kiến thức đã học ở chương I, tính chất hóa học của kim loại, Al. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Hoạt động của GV- HS Nội dung ghi bài Hoạt động 1 : Khởi động -GV: đặt vấn đề : Như chúng ta đã biết Sắt là một kim loại phổ biến có nhiều ứng dụng trong đời sống cũng như trong các ngành công nghiệp. Vậy Sắt có những tính chất vật lí, tính chất hóa học như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức TÍNH CHẤT VẬT LÍ , HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI a. Mục tiêu: HS biết được: - Tính chất vật lí ,tính chất hoá học của sắt: chúng có những tính chất hoá học chung của kim loại; sắt không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội; sắt là kim loại có nhiều hoá trị. b. Phương thức dạy học: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân
  19. 19 c. Sản phẩm dự kiến: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện vấn đề, thực hành hóa học , sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành thí nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề. I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ - Yêu cầu HS quan sát mẫu vật bột và đinh sắt CỦA SẮT. Fe.( Nhận xét về trạng thái, màu sắc của Fe.), - Sắt là kim loại màu trắng kiểm tra tính dẻo của Fe. Kết hợp thông tin SGK, xám, có ánh kim. nêu các tính chất vật lí của Fe ? - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt - GV: Bổ sung, kết luận về tính chất vật lí của - Fe có tính dẻo, có tính Fe nhiễm từ. - Em hãy chứng minh tính nhiễm từ của Fe (Fe - Fe là kim loại nặng (D = bị nam châm hút) 7,86g/cm3) - Fe sắt có tính dẫn điện nhưng trong thực tế có - Nhiệt độ nóng chảy của Fe: dùng Fe để làm dây dẫn điện không? Vì sao? 1539oc. (Không, vì Fe là kim loại nặng, Fe dễ bị ôxi hóa, dễ bị ăn mòn trong không khí ẩm. Mặt khác Fe dẫn điện kém hơn Al) GV: Liên hệ thực tế: Không được dùng que Fe (dây Fe) cắm vào ổ điện, tránh bị điện giật gây nguy hiểm đến tính mạng con người. II. TÍNH CHẤT HÓA - GV: Các em đã được học tính chất hóa học của HỌC CỦA SẮT. kim loại, Fe là một kim loại. Vậy Fe có những tính chất hóa học nào? 1. Phản ứng của sắt với (Fe có đầy đủ tính chất hóa học của kim loại) phi kim. - GV: Làm thí nghiệm và yêu cầu HS quan sát: a - Tác dụng với ôxi: Thí nghiệm 1: Đốt sắt trong khí ôxi. 3Fe + 2O2 to Fe3O4 - HS nêu hiện tượng quan sát được thí nghiệm. (ôxit sắt (Fe cháy sáng chói, tạo ra các hạt màu nâu) từ - gỉ sắt) - GV: Hạt màu nâu – gỉ Fe có công thức Fe3O4 (ôxit sắt từ). - GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTPƯ. - GV: Cho biết hóa trị của Fe trong hợp chất Fe3O4 – Fe mang đồng thời cả hóa trị II, III.
  20. 20 Liên hệ thực tế: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi để các đồ dùng làm bằng kim loại Fe: như con dao, cái cuốc, thép xây dựng,... để lâu trong không khí ? Giải thích tại sao? Biện pháp nào để bảo vệ các đồ dùng, vật dụng đó? - HS: Các đồ dùng đó thường bị gỉ là do Fe đã phản ứng với ôxi có trong không khí (xảy ra sự ôxi hóa). - Biện pháp nào để đồ dùng bằng kim loại không bị gỉ (học ở bài sau) b - Tác dụng với phi kim - GV: Chiếu lên màn hình video thí nghiệm. khác: Thí nghiệm 2: Đốt Fe trong khí Clo. 2Fe + 3Cl2 to 2FeCl3 - HS: Quan sát hiện tương trong thí nghiệm ảo Fe + S to FeS + Gọi HS nêu hiện tượng. Fe cháy sáng, mạnh trong khí Clo. - GV: Ở nhiệt độ cao Fe còn tác dụng với một số phi kim khác: S, Br2... tạo thành các hợp chất FeS, FeBr3,.... + HS lên bảng viết PTPƯ. - GV: Qua kết quả của 2 thí nghiệm trên hãy cho biết Fe có tính chất hóa học nào? (Fe tác dụng với phi kim) - GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của Fe với phi kim? Sắt + Phi kim Ôxit (Hoặc muối)  Sắt tác dụng với nhiều - GV: Lưu ý về hóa trị của Fe. phi kim tạo thành ôxít hoặc - GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm các thí muối. nghiệm để chứng minh dự đoán về tính chất hóa học của Fe. *** HS: Hoạt động nhóm làm các thí nghiệm 2. Tác dụng với dung dịch sau:(5 phút) axit. Thí nghiệm 1: Cho 1 đinh Fe vào ống nghiệm đựng dung dịch axit H2SO4 loãng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2